Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC của BỘ bưu CHÍNH, VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.82 KB, 44 trang )

PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Bộ Bưu chính, Viễn thông Việt Nam ( Ministry of posts and telematics
of socialist republic of Viet Nam - MPT)
Địa chỉ: 18 Nguyễn Du - Hà Nội
ĐT: 04.8226410 - 04. 9435602
Email:
Bộ Bưu chính, Viễn thông Việt Nam là cơ quan của Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông
tin, điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ
tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước (gọi chung là bưu chính, viễn
thông và công nghệ thông tin); quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực
hiện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định
của pháp luật.
Bộ Bưu chính, Viễn thông ra đời ngày 11 tháng 11 năm 2002 khi Chính
phủ ra Nghị định số 90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, qyyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông. Lịch sử ngành bưu điện
Việt Nam trong vòng hơn một thế kỷ nay luôn gắn liền với lịch sủ dân tộc
trong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
Trước năm 1945, BĐVN nằm trong tay thực dân Pháp, hệ thống thông
tin bưu điện tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, thị xã, nhiệm vụ chủ yếu
là phục vụ cho chính sách xâm lược và khai thác thuộc địa, bảo vệ chính
quyền thực dân, đồng thời để đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta.
Năm 1945, cách mạng Tháng Tám thành công, toàn bộ hệ thống tổ chức bưu
điện của chế độ cũ thuộc về chính quyền cách mạng. Nhiệm vụ của ngành
Bưu điện thời kỳ này là phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để hoàn
thành hai nhiệm vụ chiến lược là kháng chiến và kiến quốc. Trong 9 năm
kháng chiến chống Pháp 1945- 1954 tồn tại hai hệ thống: Giao thông liên lạc
của Đảng và hệ thống Bưu điện. Ngày 28/6/1947, Bộ giao thông công chính
đã ban hành Nghị định số 335/NĐ tổ chức lại ngành Bưu điện thành 3 Nha


Bưu điện trong cả nước: ở Trung ương có Nha Tổng Giám Đốc, dưới Nha
Tổng Giám đốc có 3 Nha Giám đốc ở 3 miền: Nha Giám đốc Bưu điện Bắc
Bộ, Nha Giám đốc Bưu điện Trung Bộ (Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế) và
Nha Bưu điện miền Nam. Để tiếp tục hợp lý về mặt tổ chức, ngày 12/6/1951,
Chính phủ quyết định sáp nhập ngành Vô tuyến điện hành chính vào ngành
Bưu điện. Nha Bưu điện đổi thành Nha Bưu điện - Vô tuyến điện Việt Nam.
Từ năm 1954-1975, đất nước bị chia cắt hai miền: miền Bắc được hoàn
toàn giải phóng, miền Nam còn sống dưới ách kìm kẹp của chế độ Mỹ -
Ngụy. Thời kỳ này, nhiệm vụ của ngành Bưu điện là rất nặng nề: phục vụ đắc
lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc, phục vụ thông tin cho cuộc
kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế với cách mạng
Lào và Cămpuchia. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, theo Nghị định của
Chính phủ số 480/TTg ngày 8/3/1955, Nha Bưu điện-Vô tuyến điện Việt Nam
được đổi tên thành Tổng cục Bưu điện Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Bưu
điện, bộ máy hoạt động của Tổng cục Bưu điện được tổ chức theo Nghị định
số 124/NĐ-BĐ ngày 14/3/1955 thuộc Bộ Giao thông Bưu điện Việt Nam.
Hoạt động của Ngành từ quản lý hành chính sự nghiệp chuyển sang hoạt động
có kinh doanh. Hình thức tổ chức Bưu điện là một ngành quản lý và kinh
doanh toàn miền Bắc với 5 cấp: Tổng cục, Sở, Ty, Phòng, Trạm. Sau khi
hành chính cấp khu giải thể, Bưu điện không còn cấp Sở nữa. Tháng 9/1955,
ngoài việc đảm bảo công tác thông tin, theo chỉ thị của Ban Bí thư Trung
ương Đảng, Tổng cục Bưu điện được giao thêm nhiệm vụ phát hành báo chí.
Ngày 18/2/1962, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra thông báo về việc đổi
tên Tổng cục Bưu điện Việt Nam thành Tổng cục Bưu điện - Truyền thanh
Việt Nam. Để phù hợp với tình hình thực tế, ngày 17/6/1965, Hội đồng Chính
phủ ra Quyết định số 101/CP thành lập Cục Bưu điện Trung ương thuộc Tổng
cục Bưu điện và Truyền thanh. Ngày 21/1/1968 Hội đồng Chính phủ quyết
định đổi tên Tổng cục Bưu điện - Truyền thanh thành Tổng cục Bưu điện.
Năm 1976, Tổng cục Bưu điện đã chính thức tham gia 2 tổ chức quốc
tế là: Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) và Liên minh Viễn thông quốc tế

(ITU) và tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế với nhiều nước trên thế giới.
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, non sông trở về một mối, ngày
02/8/1976, Hội nghị thống nhất toàn ngành Bưu điện được tổ chức tại thành
phố Hồ Chí Minh. Từ đây, ngành Bưu điện Việt Nam thống nhất dưới sự chỉ
đạo chung vào một đầu mối, một đơn vị kế hoạch với Nhà nước. Ngành là
đơn vị trực thuộc Hội đồng Chính phủ vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà
nước về thông tin liên lạc, vừa làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ
các yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Ngày 2/11/1979, Hội đồng Chính phủ ra
Nghị định 390/CP xác định hệ thống tổ chức ngành Bưu điện gồm:
- Tổng cục Bưu điện
- Bưu điện tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (gọi tắt là
Bưu điện tỉnh)
- Bưu điện huyện và tương đương
- Trạm Bưu điện xã và tương đương
Ngày 31/3/1990, Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam ra
Quyết định số 224/NQ-HĐNN giao cho Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện
đảm nhận chức năng quản lý nhà nước đối với ngành Bưu điện. Ngày
7/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 115/HĐBT chuyển Tổng cục
Bưu điện thành Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, nằm trong
Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện.
Ngày 7/5/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 91/TTg chuyển
Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông thành tập đoàn kinh doanh của Nhà
nước.
Ngày 29/4/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 249/TTg về việc
thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trực thuộc Chính
phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất lưu thông, sự
nghiệp về Bưu chính- Viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện. Ngày 11/3/1996,
Chính phủ ra Nghị định số 12/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện.
Ngày 11/11/2002, Chính phủ ra Nghị định số 90/2002/NĐ-CP quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn
thông.
Năm 2003, ngành Bưu chính, Viễn thông thực sự chuyển từ độc quyền
công ty sang cạnh tranh tất cả các loại dịch vụ. Có tổng số 6 công ty hạ tầng
mạng được thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ: Tổng Công ty Bưu chính
Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công
ty Viễn thông Điện lực (VP Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài
Gòn (SPT), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) và Công ty
Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel). Trong đó, VNPT, Viettel và VP
Telecom được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định quốc tế.
Có 5 công ty được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động gồm:
VMS, Vinaphone, Viettel, SPT và Hanoi Telecom. II/ Cơ cấu tổ chức Bộ
Bưu chính, Viễn thông. Chức năng của các bộ phận
PHẦN II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VIỆT NAM
1. Cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông
1.1. Lãnh đạo Bộ Bưu chính, Viễn thông
- Bộ trưởng: GS.TSKH. Đỗ Trung Tá
- Các thứ trưởng:
+ Lê Nam Thắng
+ TS.Trần Đức Lai
+ TS. Vũ Đức Đam
1.2. Các tổ chức giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
- Vụ Bưu chính;
- Vụ viễn thông;
- Vụ công nghiệp công nghệ thông tin;
- Vụ Khoa học - Công nghệ;
- Vụ Kế hoạch - Tài chính;
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Vụ Pháp chế;

- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Cục Tần số vô tuyến điện;
- Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông
tin;
- Cục Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin khu vực I;
- Cục Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin khu vực II;
- Cục Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin khu vực III;
- Thanh tra;
- Văn phòng.
1.3. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:
- Viện chiến lược Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin;
- Trung tâm Internet Việt Nam;
- Trung tâm thông tin;
- Tạp chí Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin;
- Báo Bưu điện Việt Nam.
2. Chức năng của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Vụ Viễn thông
2.1. Chức năng của Bộ Bưu chính, Viễn thông
Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn quy định tại Nghị định số 90/2002/NĐ- CP ngày 11 tháng 11 năm 2002
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của bộ, cơ quan ngang bộ và những quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách;
- Thực thi công tác quản lý nhà nước;
- Thanh kiểm tra.
( Phụ lục 1: Nghị định số 90/2002/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông)
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của vụ Viễn thông
- Xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực viễn thông và
Internet;
- Thực thi công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông và

Internet;
- Thanh kiểm tra trong lĩnh vực viễn thông và Internet.
( Phụ lục 2: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Viễn thông)
PHẦN III: TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2005 CỦA BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN
THÔNG
1. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách:
Trong năm 2005, Bộ BCVT đã xây dựng và trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ 10 đề án lớn về chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách.
Các đề án bao gồm:
Stt Tên đề án Ngày trình Ngày ban hành
1 Chiến lược phát triển CNTT- TT Việt Nam
dến năm 2010, định hướng đến năm 2020
4/12/2004 6/10/2005
2 Quy hoạch phát triển bưu chính Việt Nam
đến năm 2010
27/10/2004 26/9/2005
3 Quy hoạch phát triển viễn thông và
internet Việt Nam đến năm 2010
9/12/2004
4 Nghị định chữ ký số và dịch vụ chứng thực
điện tử
31/12/2004
5 Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ
điện tử Việt Nam đến năm 2010
20/12/2004
6 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách hỗ trợ các sản phẩm
CNTT trọng điểm

31/12/2004
7 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban
hành một số quy định về mua sắm các sản
phẩm CNTT của các cơ quan, tổ chức sử
dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
25/7/2005
8 Chương trình trọng điểm quốc gia về ứng
dụng và phát triển CNTT và TT đến năm
2010
04/8/2005
9 Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc
gia
30/9/2005 16/12/2005
10 Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông
và Internet công ích giai đoạn 2005-2010
31/12/2005
2. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
2.1. Các văn bản trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ:
- Thực hiện Nghị quyết 35/2004/QH11 ngày 25/11/2004 của Quốc hội
về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005 và Quyết định số
35/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho Bộ BCVT chủ
trì soạn thảo Luật Công nghệ thông tin, Bộ BCVT đã khẩn trương triển khai
xây dựng dự án Luật Công nghệ thông tin. Với mục tiêu tạo ra một môi
trường pháp lý ở mức cao và lâu dài, có khả năng thúc đẩy ứng dụng và phát
triển của CNTT, Bộ BCVT đã dự thảo Luật bao gồm 5 chương và 68 điều tập
trung vào 2 vấn đề chính là ứng dụng CNTT và Công nghiệp CNTT và trình
Thủ tướng Chính phủ dự thảo Luật vào ngày 11/5/2005, theo đúng thời gian
quy định. Hiện nay Luật đang được Quốc hội xem xét, chỉnh sửa và sẽ được
thông qua vào tháng 06/2006.
Bên cạnh đó, Bộ BCVT đang tiếp tục triển khai xây dựng các văn bản

hướng dẫn Luật để ngay sau khi được thông qua, Luật sẽ tạo được hành lang
pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất điều chỉnh một cách toàn diện lĩnh vực
Công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi từng bước phát triển nền kinh tế
tri thức, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Bộ BCVT đã nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch
phổ tần số vô tuyến điện quốc gia mới thay thế cho Quyết định 85/1998/QĐ-
TTg và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 13/12/2005. Mục tiêu
của việc quy hoạch này nhằm phát triển mạng thông tin vô tuyến điện theo
hướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng phát triển
quốc tế, phục vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế.
- Năm 2005, Bộ BCVT đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ
ban hành 06 Văn bản quan trọng. Trong đó có các quyết định quan trọng như
Quyết định 58/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn
BCVT Việt Nam. Cùng với chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý theo
phương thức công ty mẹ - công ty con, ngày 29/7/2006, Thủ tướng Chính phủ
đã Quyết định 192/2005/QĐ-TTg cho phép Công ty Đầu tư và Phát triển công
nghệ truyền hình Việt Nam (VTC) chuyển đổi thành Tổng công ty Truyền
thông đa phương tiện hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo
kế hoạch, đầu năm 2006, Tập đoàn BCVT Việt Nam và Tổng công ty Truyền
thông đa phương tiện sẽ chính thức đi vào hoạt động.
- Ngày 20/12/2005, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết
định 339/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy
tính quốc gia trực thuộc Bộ BCVT (VNCERT).
2.2. Các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ BCVT ban hành:
Bộ BCVT đã xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản nhằm
tăng cường công tác QLNN trong lĩnh vực chuyên ngành, hướng dẫn và cụ
thể hóa các chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
triển khai cung cấp dịch vụ trong môi trường cạnh tranh, đảm bảo quyền lợi
của người sử dụng. Trong năm qua Bộ đã ban hành 46 văn bản qui phạm pháp
luật, trong đó có 11 chỉ thị của Bộ trưởng, 2 thông tư và 33 quyết định.

- Bộ trưởng Bộ BCVT đã ra chỉ thị số 01/CT-BBCVT ngày 06/01/2005
về việc đẩy mạnh hoạt động phục vụ đàm phán gia nhập WTO và triển khai
các cam kết về hội nhập. Chỉ thị yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp chủ động
đề xuất những cơ chế, chính sách nhằm phát huy tối đa các lợi thế so sánh của
Việt Nam, tận dụng tối đa những cơ hội và hạn chế tối đa những ảnh hưởng
tiêu cực của việc mở cửa thị trường; khẩn trương xây dựng các văn bản pháp
quy về hội nhập kinh tế quốc tế.
- Năm 2005, Bộ trưởng Bộ BCVT đã ban hành 2 Chỉ thị quan trọng số
07/2005/CT-BBCVT ngày 15/9/2005 và số 10/2005/CT-BBCVT ngày
30/9/2005 về việc bảo đảm kết nối mạng và dịch vụ viễn thông công cộng và
về việc bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, đồng thời ra
quyết định thành lập Tổ chuyên trách các vấn đề kết nối trực thuộc Bộ nhằm
nhanh chóng giải quyết các vướng mắc về kết nối.
- Ngày 14/7/2005, Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-
CA-KHĐT về quản lý đại lý Internet đã được Lãnh đạo Bộ BCVT, Bộ Văn
hoá - Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch - Đầu tư ký và ban hành. Thông
tư liên tịch này là văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CP
ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ
Internet. - Triển khai Quyết định 217/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về cơ chế, chính sách quản lý giá cước BCVT và Internet, Bộ BCVT đã
tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp BCVT về thẩm quyền quy định giá cước
BCVT và Internet.
3. Công tác thực thi pháp luật và chỉ đạo điều hành
3.1. Bưu chính và chuyển phát:
Năm 2005, công tác QLNN về bưu chính và chuyển phát đã được hoàn
thiện từng bước thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong lĩnh vực bưu
chính và chuyển phát; triển khai các văn kiện Đại hội UPU 23, Chiến lược
bưu chính Bucarest giai đoạn 2005 - 2008; hướng dẫn cấp giấy phép kinh
doanh dịch vụ chuyển phát thư và đăng ký làm đại lý chuyển phát thư cho các
tổ chức chuyển phát thư nước ngoài; khảo sát hiện trạng thị trường và chuẩn

bị các nội dung QLNN về dịch vụ chuyển phát.
Ngày 16/9/2005, Bộ trưởng Bộ BCVT đã ra chỉ thị về việc thúc đẩy
ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bưu chính và chuyển phát. Việc
Chính phủ cho phép thành lập Tập đoàn BCVT Việt Nam đặt ra cho lĩnh vực
Bưu chính những thách thức riêng trong công tác quản lý, sản xuất kinh
doanh. Trong đó Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc Tập đoàn, sẽ hạch toán độc lập, không có sự bù chéo của các đơn
vị kinh doanh khác trước như đây và tiếp tục thục hiện các nghĩa vụ công ích.
Trước tình hình đó, Bộ BCVT, đã khẩn trương nghiên cứu Đề án cung cấp
dịch vụ bưu chính công ích song song với việc thẩm định Điều lệ tổ chức hoạt
động và Quyết định thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Đề án cung
cấp dịch vụ bưu chính công ích đang sớm được Bộ BCVT hoàn thiện và trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quí I năm 2006.
Bên cạnh đó, Bộ đã ban hành Chương trình phát hành tem năm 2006,
chỉ đạo tốt công tác phát hành tem theo Chương trình đề tài tem 2005, tổ chức
triển lãm tem và các cuộc thi vẽ tem nhân dịp kỷ niệm các ngày Lễ lớn trong
năm. Tính đến nay, Bộ BCVT đã phê duyệt tổng số 12 bộ tem bao gồm 76
mẫu và 5 blốc. Hướng dẫn và chỉ đạo các Sở BCVT, các doanh nghiệp BCVT
thực hiện các qui định của pháp luật thông qua các văn bản hướng dẫn, các
hội nghị tập huấn. Các hoạt động về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bưu chính
tiếp tục được phát huy, Việt Nam tiếp tục là thành viên của Liên minh Bưu
chính Thế giới (UPU) và Liên minh Bưu chính khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương (APPU).
3.2. Viễn thông và Internet:
Năm 2005, thị trường viễn thông và Internet có nhiều chuyển biến tích
cực và đó cũng là thách thức đối với Bộ BCVT trong vấn đề xây dựng và ban
hành các chính sách quản lý điều hành cũng như chỉ đạo các doanh nghiệp
nhằm vừa kinh doanh hiệu quả với tốc độ tăng trưởng cao, vừa đảm bảo chất
lượng dịch vụ cho người tiêu dùng. Bộ BCVT đã thành lập Tổ công tác
chuyên trách giải quyết về kết nối mạng và dịch vụ viễn thông công cộng.

Bằng việc chi tiết hóa về mặt kỹ thuật các nguyên tắc quản lý và giải quyết
tranh chấp về kết nối mạng viễn thông, Tổ chuyên trách đã thực hiện tốt vai
trò là trọng tài để giải quyết các vướng mắc trong việc sử dụng chung cơ sở
hạ tầng viễn thông quốc gia. Bộ cũng đang khẩn trương nghiên xây dựng và
đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn xác định nghẽn mạch và đánh giá năng lực
mạng lưới.
Trong năm qua Bộ BCVT đã tập trung nghiên cứu các chính sách phát
triển như chính sách phát triển thông tin di động; quản lý truyền dẫn phát
sóng; phát triển Internet trong giai đoạn tiếp theo; quy hoạch đánh số viễn
thông đến năm 2010.
Công tác thẩm định, cấp phép cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động viễn thông và Internet được thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng các quy
định hiện hành. Tính từ đầu năm đến nay, Bộ đã cấp 12 giấy phép bao gồm
các giấy phép cho các tổ chức, cá nhân thiết lập mạng viễn thông dùng riêng
vô tuyến; các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ ISP, OSP
3.3. Công nghệ thông tin:
Ngày 06/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát
triển CNTT - TT đến 2010, định hướng 2020, đây là lộ trình để ngành công
nghệ thông tin non trẻ của Việt Nam phát triển.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã đưa ra các chính sách ưu tiên, khuyến khích
sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin, phần cứng và phần mềm nội địa,
phần mềm mã nguồn mở; nghiên cứu và đề xuất góp ý về các chính sách thuế
đối với việc nhập khẩu và sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị điện và hiện nay
Bộ đang tiến hành xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử
Việt Nam đến năm 2010.
Thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW, Bộ BCVT với vai trò là cơ quan thường
trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Công nghệ thông tin đã chủ động phối hợp, đôn
đốc các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo với 4
chương trình và 13 đề án trọng điểm, trong đó có Chương trình trọng điểm
Quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Các hội nghị, hội

thảo về phát triển công nghệ thông tin trên toàn quốc cũng được Bộ chủ trì tổ
chức nhằm tìm ra những chính sách mới, thu hút sự quan tâm, đóng góp của
các tầng lớp trí thức, doanh nhân Việt Nam ở cả trong và ngoài nước trước
những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập.
Bộ BCVT đã xây dựng và ổn định tổ chức của Cục Ứng dụng Công
nghệ thông tin và thực thi công tác QLNN và chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực
thúc đẩy ứng dụng CNTT. Cụ thể là việc hướng dẫn các Sở BCVT xây dựng
kế hoạch thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong năm 2006; phối hợp
với Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT tổ chức tốt các Hội nghị, các
Phiên họp, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai và báo cáo tình
hình 5 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW.
3.4. Công tác quản lý tần số vô tuyến điện:
Những nhiệm vụ chính về quản lý tần số vô tuyến điện đã được Bộ
BCVT thực hiện đúng theo kế hoạch. Đó là: trình Thủ tướng Chính phủ Quy
hoạch phổ tần số VTĐ Quốc gia; phối hợp xây dựng và thông qua Bộ Tài
chính ký ban hành Quyết định số 22/2005/QĐ-BTC về sửa đổi phí tần số;
chuẩn bị triển khai Dự án phóng vệ tinh viễn thông Việt Nam (VINASAT);
xây dựng các quy hoạch tần số cho các nghiệp vụ khác nhau theo đúng tiến
độ; tổ chức thành công Hội nghị triển khai Nghị định 24/2004/NĐ-CP qui
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh BCVT về tần số vô tuyến
điện; Hội nghị toàn thể Uỷ ban tần số. Các lĩnh vực cấp phép, kiểm soát tần
số và điều hòa phối hợp yêu cầu sử dụng tần số VTĐ đều được thực hiện tốt.
Cấp mới và gia hạn cho mạng công cộng và mạng dùng riêng 11.500 giấy
phép; cho các đài phát thanh – truyền hình 900 giấy phép. Công tác kiểm soát
tần số thường xuyên được thực hiện tại các thành phố trọng điểm trên cả nước
như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Thanh Hoá,
Vinh, Việt Trì và các vùng trọng điểm về an ninh chính trị trên địa bàn Tây
Nguyên. Cho đến nay, gần 60 tỉnh, thành, đã được kiểm soát tần số, phát hiện
và xử lý hơn 650 vụ vi phạm quy chế thông tin VTĐ, trong đó nhiều trường
hợp vi phạm là do sử dụng điện thoại kéo dài. Trong năm qua, 60 trường hợp

can nhiễu tần số vô tuyến điện đã được phát hiện và xử lý.
3.5. Công tác quản lý thông tin mạng Internet:
Công tác quản lý thông tin mạng Internet được thực hiện tốt thông qua
việc khai thác vận hành và không ngừng nâng cấp hệ thống máy chủ tên miền
quốc gia; phát huy hiệu quả Hệ thống trung chuyển lưu lượng Internet quốc
gia (VNIX); triển khai Hệ thống tên miền tiếng Việt ra cộng đồng; phát triển
hiệu quả nguồn tài nguyên Internet Việt Nam. Bộ BCVT đã khai thác tối đa
năng lực hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền; tiến hành lắp đặt, mở
rộng hệ thống máy chủ tại Đã Nẵng và TP. Hồ Chí Minh; nâng cấp các hệ
thống phần mềm; tăng cường giám sát mạng, bảo vệ an toàn, an ninh mạng.
Cho đến nay, hệ thống quản lý thông tin Internet Việt Nam đã được đầu tư,
xây dựng hiện đại ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực. Thiết bị
và công nghệ vận hành hệ thống được các cán bộ kỹ thuật hoàn toàn làm chủ.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) vận hành, khai thác
các kênh kết nối Internet phải thuê của quốc tế, không kết nối trực tiếp với
nhau do vậy lưu lượng Internet trong nước giữa các IXP phải đi vòng qua các
kênh Internet quốc tế làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet trong
nước, lãng phí băng thông Internet quốc tế. Hệ thống trung chuyển Internet
quốc gia được đưa vào sử dụng đã kết nối với tất cả các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) nhằm giải quyết việc lãng phí băng thông
kết nối quốc tế cho các doanh nghiệp. Hiệu quả của hệ thống đã được xã hội
đánh giá cao và khuyến khích phát triển. Triển khai hệ thống tên miền tiếng
Việt đã tạo thuận lợi cho người sử dụng và thực hiện đúng chủ trương phổ cập
Internet của Chính phủ, đã có 5.000 tên miền tiếng Việt được cấp ra cộng
đồng. Tính đến tháng 12 năm 2005, Bộ BCVT đã cấp mới 6.171 tên miền
tăng 120% so với năm 2004, nâng tổng số tên miền .VN lên 14.727 tên miền;
phân bổ 1.309 địa chỉ Ipv4 lớp C tăng 116% so với năm 2004. Bên cạnh đó
việc đưa vào sử dụng thế hệ địa chỉ Ipv6 cũng đang được gấp rút triển khai
trên mạng Internet Việt Nam.
3.6. Công tác quản lý chất lượng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng:

Công tác quản lý chất lượng sản phẩm; chất lượng dịch vụ mạng lưới;
đo kiểm và thanh tra chất lượng tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần phát
triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ BCVT, Internet, đáp ứng nhu cầu người sử
dụng.
Trong năm 2005, Bộ đã cấp 2.300 giấy chứng nhận hợp chuẩn vật tư,
hàng hóa, thiết bị viễn thông nhập khẩu và sản xuất trong nước; 500 giấy
phép nhập khẩu thiết bị viễn thông; giải quyết 500 hồ sơ xin cấp phát tem phù
hợp tiêu chuẩn chất lượng; tổ chức 80 đợt kiểm tra các dây chuyền sản xuất
thiết bị BCVT. Bộ đã tiến hành 7 đợt kiểm tra chất lượng cung cấp dịch vụ
của các doanh nghiệp, đã kịp thời phát hiện và yêu cầu các doanh nghiệp khắc
phục kịp thời, đảm bảo cho người tiêu dùng không bị nghẽn mạch, ngắt cuộc
gọi. Bộ cũng đã duy trì tốt hoạt động của Phòng thử nghiệm - VILAS 103. Từ
đầu năm đến nay, 300 kết quả đo kiểm thiết bị đã được cấp cho các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu. Đây là một bước tiến mới trong công tác tiêu chuẩn, chất
lượng của Ngành.
3.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo:
Trong năm 2005, Thanh tra Bộ đã tập trung thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ trọng tâm theo Quyết định 17/QĐ-BBCVT về Chương trình kế
hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2005, bao gồm triển khai thanh tra, kiểm tra
đến các đơn vị thuộc Bộ BCVT, các Sở BCVT và các doanh nghiệp BCVT và
CNTT. Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Bộ đã tiến hành 26 đợt thanh, kiểm
tra, điển hình là việc kiểm tra thường xuyên các Khách sạn trong việc thu
cước điện thoại; thanh tra đột xuất việc thực hiện pháp luật về dịch vụ điện
thoại VoIP đối với 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; phối hợp với Công an
kiểm tra 3 điểm có nghi vấn trộm cắp cước viễn thông quốc tế. Qua đó đã
phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và thu
hồi nộp ngân sách nhà nước trên 1,5 tỷ đồng, góp phần tăng cường hiệu lực
công tác QLNN của Bộ BCVT. Sau khi tiến hành kiểm tra, kết luận, Thanh
tra Bộ đã theo dõi và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra. Đến

nay, hầu hết các đơn vị được thanh tra đều đã có báo cáo về việc thực hiện kết
luận, kiến nghị của thanh tra. Công tác tiếp dân luôn được chú trọng tổ chức
và duy trì có nề nếp theo đúng Quy định về tiếp công dân và giải quyết đơn
thư khiếu nại, tố cáo tại cơ quan và các đơn vị thuộc Bộ. Các đơn thư khiếu
nại, tố cáo đã được Thanh tra Bộ phối hợp với các đơn vị liên quan có thẩm
quyền giải quyết dứt điểm, tạo lòng tin cho nhân dân.
3.8. Công tác tổ chức, cán bộ, đoàn thể:
Năm 2005, tiếp tục triển khai Nghị định số 101/2004/NĐ-CP, Bộ
BCVT đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản hướng dẫn để các Sở
BCVT có thể nhanh chóng thành lập và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, Bộ
cũng đã rà soát và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong Bộ
cũng như kiện toàn tổ chức mới nhằm đáp ứng các yêu cầu về QLNN trong
tình hình mới. Bộ BCVT đã nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án
thành lập Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính quốc gia (VNCERT)
và đã được phê duyệt; Dự thảo Quyết định thành lập và Điều lệ tổ chức hoạt
động của Công ty mẹ - Tập đoàn BCVT Việt Nam; Dự thảo Quyết định thành
lập Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC hoạt động theo mô hình
Công ty mẹ - Công ty con và đã được phê duyệt.
Công tác đổi mới doanh nghiệp cũng được triển khai có hiệu quả.
Trong năm qua, Bộ đã chỉ đạo Tổng công ty BCVT Việt Nam triển khai thực
hiện cổ phần hoá 34 doanh nghiệp theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt. Trong đó đã hoàn thành cổ phần hóa 19 đơn vị; hoàn thành thủ tục
chuyển đổi sang doanh nghiệp cổ phần cho 23 doanh nghiệp.
Đối với công tác tổ chức cán bộ, Bộ đã hoàn thành xây dựng biên chế
2006, giai đoạn 2006 – 2010 và trình các cơ quan có thẩm quyền. Trong năm
2005, 105 trường hợp thi tuyển, tiếp nhận, nâng ngạch, giải quyết chế độ,
chuyển ngạch và bổ nhiệm cán bộ công chức đã được thực hiện kỹ lưỡng,
tuân thủ đúng theo quy định nhằm bổ sung và đảm bảo chất lượng cán bộ
công chức và lãnh đạo cho các đơn vị. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
công chức đã được chú trọng cả về chất lượng lẫn số lượng. Bộ đã cử 230

lượt cán bộ tham dự các hội thảo, khoá đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị,
nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ ở trong và
ngoài nước. Thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ BCVT đã
tích cực triển khai công tác chuẩn bị xây dựng Trường cao đẳng CNTT hữu
nghị Việt-Hàn sử dụng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc.
Tổ chức Đảng, Công đoàn, Phụ nữ của cơ quan Bộ và các đơn vị thuộc
Bộ tiếp tục được kiện toàn. Đảng Bộ cơ quan đã tổ chức thành công Đại hội
nhiệm kỳ 2005 – 2010 và chuẩn bị Đại hội công đoàn cơ quan Bộ. Tổ chức
cho cán bộ chủ chốt của Bộ tham gia học tập các Nghị quyết của Đảng do
Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Đảng ủy khối cơ quan kinh tế trung
ương tổ chức.
3.9. Công tác khoa học công nghệ:
Công tác khoa học - công nghệ, tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng,
ứng dụng CNTT tiếp tục được củng cố và tăng cường hiệu lực QLNN nhằm
đáp ứng yêu cầu quản lý khoa học, công nghệ trong môi trường hội nhập và
cạnh tranh. Tiếp tục tổ chức thực hiện triển khai các đề tài KHCN cấp nhà
nước thuộc chương trình KC.01. Các đề tài KC.01.02 và KC.01.06 thuộc
Chương trình KHCN cấp nhà nước đã được tổ chức nghiệm thu đồng thời với
việc đề xuất nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước cho năm 2006. Triển khai kế
hoạch nghiên cứu KHCN năm 2005, Bộ BCVT đã tiến hành nghiên cứu và
nghiệm thu 78 đề tài. Trong đó có nhiều đề tài có ý nghĩa thực tiễn lớn và
được áp dụng ngay vào công tác quản lý của Ngành. Xây dựng và phân bổ
xong kế hoạch nghiên cứu các đề tài và nhiệm vụ KHCN năm 2006 với tổng
số 106 đề tài KHCN cấp Bộ. Tiếp tục tổ chức các phiên họp và duy trì hoạt
động của Hội đồng KH&CN Bộ.
Công tác tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng trong năm qua cũng được
đẩy mạnh bằng việc hủy bỏ 17 tiêu chuẩn ngành cũ và ban hành áp dụng 5
tiêu chuẩn ngành mới, tổ chức Hội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
chuyên ngành Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin năm 2005, đồng
thời tiếp tục nghiên cứu và dự kiến ban hành các tiêu chuẩn chất lượng dịch

vụ công trình, thiết bị vô tuyến, kết nối mạng vào năm 2006, chức tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp tăng cường tính tự chủ trong việc quản lý chất
lượng mạng lưới, thiết bị và dịch vụ BCVT. Bộ cũng đã hoàn thiện thủ tục và
chính thức thông báo việc Việt Nam sẵn sàng tham gia triển khai Thỏa thuận
thừa nhận lẫn nhau về chứng nhận hợp chuẩn thiết bị viễn thông (TEL MRA)
với các nền kinh tế thành viên của APEC và các nước ASEAN.
3.10. Công tác hợp tác quốc tế:
Bộ BCVT tổ chức tốt Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông và CNTT
ASEAN TELMIN 5, Hội nghị Khu vực trù bị cho Hội nghị phát triển Viễn
thông Thế giới (RPMs) diễn ra tại Hà Nội; chuẩn bị nội dung và thủ tục cho
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội thông tin
pha II (WSIS2); Tích cực đóng góp các nội dung và tham gia có hiệu quả các
vòng đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, cũng như khẩn trương triển
khai các nội dung khác liên quan tới hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông và CNTT ASEAN lần thứ 5 (TELMIN
5) là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và do Bộ BCVT chủ trì.
Đóng góp lớn nhất của Việt Nam - bên cạnh vai trò nước chủ nhà - cho
TELMIN 5 là sáng kiến đưa ra chủ đề Thúc đẩy phát triển các ứng dụng và
dịch vụ mạng để hiện thực hoá e-ASEAN và xây dựng văn kiện Chương trình
Hà Nội (Hanoi Agenda), thể hiện mong muốn và quyết tâm của Việt Nam và
các nước trong khu vực trong việc xây dựng e-ASEAN, thúc đẩy phát triển
CNTT-TT cũng như triển khai các Chương trình hành động để hiện thực hoá
e-ASEAN.
Từ ngày 16 – 18/11/2005, Bộ trưởng Bộ BCVT đã dẫn đầu Phái đoàn
của Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội
thông tin pha II (WSIS2), được tổ chức tại thành phố Tuynis (Tuynisia) với sự
tham gia của hơn 13.000 đại biểu trên khắp thế giới, trong đó có hơn 60
nguyên thủ quốc gia.
Năm 2005 cũng là năm mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đàm
phán gia nhập WTO về BCVT và CNTT đi vào giai đoạn quyết định. Các nội

dung hoạt động của Ban chỉ đạo Ngành về hội nhập tiếp tục được tăng cường
và gắn bó chặt chẽ hơn với hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật, đổi mới
tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm biến cơ hội thành
tăng trưởng, biến thách thức thành động lực phát triển. Các phương án đàm
phán gia nhập WTO về BCVT và CNTT được nỗ lực hoàn chỉnh nhằm hài
hoà lợi ích của ngành với lợi ích của cả nền kinh tế và mục tiêu sớm gia nhập
WTO.
Năm 2005 đã thu hút được nhiều chương trình hỗ trợ có quy mô và
thiết thực từ nhiều nguồn: đa phương, song phương, các tổ chức quốc tế, các
tập đoàn quốc tế. Lĩnh vực CNTT đã được đặc biệt chú trọng hỗ trợ, từ việc
tạo dựng khuôn khổ pháp lý (hỗ trợ xây dựng Luật CNTT) cho đến phát triển
nguồn nhân lực (Dự án thành lập Trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt -
Hàn).
3.11. Công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư XDCB và giá cước:
Năm 2005, Bộ đã thực hiện tốt các công tác quản lý kế hoạch, tài chính,
giá cước; thực hiện đúng chế độ, chính sách trong xây dựng kế hoạch, quản
lý, cấp phát, thanh quyết toán; nghiên cứu xây dựng, rà soát lại hệ thống các
loại phí, lệ phí của Ngành, góp phần tăng cường hiệu quả công tác QLNN của
Bộ BCVT.
Ngay từ đầu năm, Bộ đã để sớm phân, giao kế hoạch thu, chi ngân
sách và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản các quý và cả năm 2005 cho các
đơn vị công khai, dân chủ đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Việc triển khai kế hoạch thu, chi ngân sách được theo dõi và đôn đốc thường
xuyên, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Tích cực phối hợp
với Bộ Tài chính ban hành Quyết định điều chỉnh đối với các loại phí, lệ phí
tên miền Internet, quản lý chất lượng BCVT và CNTT, tần số vô tuyến điện,
giúp cho việc tăng nguồn thu ngân sách nhà nước và tạo cơ chế tài chính cho
các đơn vị đảm bảo các hoạt động QLNN theo chức năng.
Bộ đã tập trung nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu phát triển BCVT và
CNTT giai đoạn 2006 – 2010, làm căn cứ, định hướng cho các doanh nghiệp

BCVT, các địa phương xây dựng kế hoạch cho phát triển cho đơn vị mình.
Hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch đã được tham khảo lấy ý kiến các bộ, ngành,
địa phương và doanh nghiệp để hoàn chỉnh và trình Chính phủ phê duyệt.
Bộ đã ban hành bộ định mức xây dựng cơ bản chuyên ngành BCVT và
hiện đang hoàn thiện bộ đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành BCVT. Các
dự án được đôn đốc thực hiện và cơ bản hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo
chất lượng theo quy định.
Triển khai Quyết định 217/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
cơ chế, chính sách quản lý giá cước BCVT, Bộ đã ban hành 14 Quyết định
điều chỉnh giá cước. Nhiều phương pháp tính cước mới đã được nghiên cứu
và triển khai theo hướng tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp phát
huy được hết khả năng cung cấp dịch vụ, cạnh tranh lành mạnh và cùng phát
triển.
3.12. Công tác pháp chế:
Bộ đã ban hành Quyết định 329/QĐ-BBCVT ngày 11/4/2005 phê duyệt
Chương trình xây dựng văn bản QPPL năm 2005, đây là điểm mới góp phần
quan trọng cho công tác xây dựng văn bản QPPL của Bộ.
Trong năm qua, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Bộ
Tư pháp tiến hành đúng thủ tục, qui trình xây dựng dự thảo Luật CNTT và đã
trình Chính phủ ngày 10/6/2005; tổ chức thẩm định 04 dự thảo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ; 31 văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của
Bộ.
Công tác thống kê, rà soát văn bản QPPL liên quan đến BCVT và
CNTT được tiến hành thường xuyên, phát hiện, khắc phục kịp thời những sai
sót, loại bỏ những văn bản hết hiệu lực thi hành. Nghiên cứu, đóng góp ý kiến
cho 50 dự án, dự thảo văn bản QPPL luật bao gồm các dự án Luật, Pháp lệnh,
dự thảo Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn
bản QPPL của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Trong năm 2005, Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chuyên
ngành BCVT và CNTT cũng được đẩy mạnh trên phạm vi toàn quốc. Ngoài

việc tổ chức 8 Hội nghị tuyên truyền, giáo dục pháp luật, 2 Hội nghị tập huấn
cho các Sở BCVT, Bộ còn xây dựng chương trình phổ biến giáo dục pháp luật
trên cơ sở tăng cường kiện toàn Tủ sách pháp luật tại các điểm BĐ-VH xã,
cập nhật các văn bản QPPL trên Trang thông tin điện tử của Bộ, Báo Bưu
điện Việt Nam và các ấn phẩm của Nhà xuất bản Bưu điện.
3.13. Công tác thông tin - báo chí - xuất bản:
Năm 2005, Công tác thông tin tuyên truyền có nhiều chuyển biến tích
cực thông qua việc tổ chức tốt công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương
chính sách lớn của Nhà nước và Ngành trên các lĩnh vực, đặc biệt tập trung
vào các nội dung phổ biến giáo dục pháp luật BCVT và CNTT và hướng tới
các sự kiện lớn trong năm như Kỷ niệm 60 năm phát triển và 20 đổi mới
Ngành, Đại hội Thi đua yêu nước của Ngành.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ thông tin, giải thích, trả lời công luận trên các
phương tiện thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động QLNN về BCVT
và CNTT cũng luôn được đẩy mạnh. Trong năm qua, Trung tâm Thông tin đã
phát hành 52 số Tổng hợp báo chí, 12 số Tài liệu tham khảo, với nhiều bài
viết với nội dung phong phú, đem lại nhiều thông tin tham khảo cần thiết cho
các cán bộ quản lý BCVT và CNTT. Trang thông tin điện tử của Bộ ngày
càng phát huy vai trò thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách về BCVT
và CNTT, đồng thời khẳng định chất lượng thông tin ngày càng được nâng
cao, đã có 12,5 triệu lượt truy cập trang thông tin của Bộ, trong đó số lượng
truy cập từ nước ngoài chiếm 40%. Chuyên mục Thông tin Sở BCVT đã được
thiết lập và dần trở thành diễn đàn cung cấp, trao đổi văn bản, thông tin quản
lý nhanh nhất giữa các Sở BCVT và Bộ. Báo Bưu điện phát hành 52 số báo
tuần, 3 số đặc biệt và 12 số báo chuyên đề. Trong năm qua, Báo Bưu điện
Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả. Số lượng trang báo tăng 4 trang so với
năm 2004, số lượng phát hành cũng tăng và đặc biệt là việc mở thêm các
chuyên mục mang tính xã hội đã làm cho nội dung của các trang báo sinh
động, góp phần đưa BCVT và CNTT đi sâu vào đời sống xã hội. Báo Bưu
điện Việt Nam điện tử với số lượng trung bình 50.000 lượt truy cập một ngày

cũng tăng cường phát huy vai trò thông tin tuyên truyền của Ngành ngày một
tốt hơn. Tạp chí BCVT và CNTT đã có nhiều cải tiến về nội dung và hình
thức để đáp ứng được nhu cầu của đông đảo bạn đọc, kịp thời thông tin tuyên
truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, bám sát các vấn đề
thực tế và phản ánh các sự kiện lớn liên quan đến BCVT và CNTT ở Việt
Nam và trên Thế giới.
Nhà xuất bản Bưu điện cũng đã góp phần không nhỏ trong việc đưa các
ấn phẩm, tài liệu kỹ thuật chuyên ngành, văn bản qui phạm pháp luật đến tận
tay các cán bộ, công nhân viên ngành BCVT và CNTT, trên 180 xuất bản
phẩm, trong đó có 150 đầu sách đã được đưa vào biên soạn, xuất bản và phát
hành trong năm.
3.14. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ an ninh - quốc phòng, PCLB,
GNTT và phục vụ các sự kiện quan trọng của đất nước:
Bộ BCVT tiếp tục chỉ đạo Tổng Công ty BCVT Việt Nam ưu tiên đầu
tư, phát triển hiện đại, an toàn mạng thông tin phục vụ các cơ quan Đảng,
Chính phủ, đảm bảo thông tin chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ trong
mọi điều kiện, tình huống. Bộ chỉ đạo thực hiện dự án Mạng truyền số liệu
chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Chính phủ; tham gia thẩm định dự án xây
dựng Website của Chính phủ. Các hệ thống thông tin dùng riêng của Bộ Công
an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao phát triển tốt trên cơ sở mạng BCVT công
cộng, đáp ứng yêu cầu thông tin đối ngoại, an ninh, quốc phòng.
Bộ BCVT đã chỉ đạo các doanh nghiệp BCVT sẵn sàng các phương án
để đảm bảo thông tin liên lạc trong mùa mưa lũ, đồng thời chủ động, nhanh
chóng khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Đồng thời Bộ cũng chỉ đạo các
doanh nghiệp tăng cường mạng lưới, dịch vụ phục vụ chủ trương phát triển
các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng KT - XH của đất nước theo chỉ đạo
của Đảng, Chính phủ.
3.15. Thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ, đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính, tin học hóa công tác quản lý nhà nước:
Công tác cải cách hành chính của của Bộ được thực hiện toàn diện trên

các lĩnh vực cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, không ngừng nâng
cao chất lượng đội ngũ và chú trọng đến lĩnh vực tài chính công. Công tác tin
học hóa cũng đang được triển khai sâu rộng, phấn đấu trở thành cơ quan đầu
tiên triển khai Bộ điện tử vào năm 2006 và hướng tới mục tiêu Chính phủ
điện tử.
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ BCVT và Tổ chuyên viên
giúp việc đã hoạt động tích cực để điều hành việc triển khai thực hiện chương
trình cải cách hành chính trong Bộ. Bộ BCVT đã nghiên cứu xây dựng Quy
chế làm việc của Bộ. Lề lối làm việc được cải tiến, chất lượng các buổi hội
họp được nâng cao. Chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất và chuyên đề đã
được đảm bảo đúng thời hạn, chất lượng báo cáo cũng được cải thiện rõ rệt.
Năm 2005, Bộ Bưu chính Viễn thông tổ chức tổng rà soát và hệ thống
hoá các văn bản QPPLvề bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin đã ban
hành từ trước tới nay, theo đó nghiên cứu, xem xét, rà soát nội dung từng văn
bản; lập danh mục các văn bản còn hiệu lực và các văn bản đã hết hiệu lực thi
hành để công bố công khai. Việc thực hiện cải cách hành chính, thực hiện cơ
chế “một cửa”, được xem là một công tác quan trọng cần tập trung nghiên cứu
xây dựng; Bộ đã tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế các cơ sở, tổ chức nhiều
hội thảo chuyên đề về cải cách hành chính, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan
đến trình tự, thủ tục cấp phép các dịch vụ bưu chính, viễn thông và tần số vô
tuyến điện, xuất nhập khẩu, chứng nhận hợp chuẩn thiết bị bưu chính viễn
thông với mục tiêu hướng tới việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính giảm
phiền hà cho doanh nghiệp. Để nâng cao chất lương công tác cấp phép, Bộ đã
xây dựng các mẫu văn bản, tài liệu, bảng biểu thống kê cho từng loại hồ sơ
xin cấp giấy phép, đảm bảo chặt chẽ việc thực hiện chức năng QLNN của Bộ.
Tổ chức hướng dẫn, công bố công khai để các doanh nghiệp có nhu cầu căn
cứ thực hiện. Ngoài các quy định của Chính phủ, Bộ, của các Bộ ngành liên
quan, Bộ không cho phép các đơn vị trực tiếp thực hiện, quy định các thủ tục,
lệ phí trái quy định của nhà nước.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Bưu chính Viễn thông đã chú trọng đến công

tác cải cách thể chế, tổ chức bộ máy. Bộ thực hiện đổi mới việc xây dựng các
văn bản qui phạm pháp luật theo Qui định 933/QĐ-TTg ngày 27/8/2004 của
Thủ tướng Chính phủ, thực hiện nghiêm túc qui trình soạn thảo, thẩm định và
ban hành văn bản QPPLtheo qui định.
Bộ Bưu chính Viễn thông đã tổ chức nhiều đợt khảo sát, xây dựng
chương trình hoạt động cụ thể và hội thảo chuyên đề về việc cải cách hành
chính liên quan đến trình tự, thủ tục cấp phép trong lĩnh vực bưu chính, viễn
thông và tần số vô tuyến điện, các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu và
chứng nhận hợp chuẩn hướng tới việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Một số bảng biểu thông kê, báo cáo đã được mẫu hóa, đảm bảo phục vụ tốt
yêu cầu quản lý của Bộ cũng như yêu cầu của các doanh nghiệp, tránh chồng
chéo, trùng lặp, phiền hà. Bộ cũng chú trọng đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại tất
cả đơn vị. Đang gấp rút triển khai thực hiện các dự án thành phần thuộc đề án
Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của Bộ giai đoạn 2001-2005.
Năm 2005, Bộ Bưu chính, Viễn thông rà soát lại toàn bộ tổ chức bộ
máy, quy trình công tác của cơ quan; trực tiếp chỉ đạo công tác cải cách hành
chính, sắp xếp thu gọn bộ máy, tinh giản biên chế: Bộ Bưu chính, Viễn thông
đã xây dựng và trình Chính phủ thành lập Cục ứng dụng công nghệ thông tin
để giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN và tổ chức thực hiện các hoạt
động ứng dụng công nghệ thông tin trong phạm vi cả nước. Đề án đã được
Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1120/QĐ-TTg ngày 20/10/2004. Bộ
Bưu chính Viễn thông đã xây dựng và trình Chính phủ Đề án thành lập Quỹ
dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà
nước về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên phạm vi cả nước và đã
được phê duyệt tại Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004.
Ngoài ra, Sở Bưu chính Viễn thông ở các tỉnh, thành phố trong cả
nước, Bộ đã tích cực đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn cho từng địa
phương trong việc xây dựng tổ chức bộ máy của các Sở cũng như triển khai
thực hiện có hiệu quả công tác QLNN tại địa phương. Cho đến nay đã có
54/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước đã có Quyết định

thành lập Sở và dần đi vào hoạt động.
3.16. Công tác Văn phòng và Thi đua, Khen thưởng - Lịch sử truyền
thống:
Ngay từ đầu năm, việc Tổng công ty BCVT Việt Nam chuyển từ 18
Nguyễn Du sang địa điểm mới đã đặt ra những nhiệm vụ mới đối với công tác
quản trị hành chính của cơ quan Bộ. Văn phòng Bộ, với sự phối hợp giúp đỡ
các cơ quan, đơn vị đã dần được cơ cấu lại tổ chức và hoàn thành các nhiệm
vụ được giao. Thực hiện triển khai đề án tin học hóa tại cơ quan Bộ, Chương
trình quản lý công văn đã được đưa vào sử dụng, bước đầu tạo điều kiện
thuận lợi cho các đơn vị trong việc quản lý công văn một cách hệ thống, khoa
học. Các Hội nghị lớn của Ngành trong năm đã được chuẩn bị tổ chức và
phục vụ chu đáo, các dự án sửa sang Hội trường tầng II, mua sắm trang thiết
bị cũng như dự án sửa sang trụ sở của Bộ cũng được gấp rút hoàn thành các
thủ tục theo qui định. Năm 2005, Công tác Thi đua, Khen thưởng - Lịch sử
truyền thống của Ngành cũng được triển khai tổ chức thành công. Các hoạt
động lịch sử truyền thống, hoạt động thi đua, công tác khen thưởng đã được
thực hiện đúng theo kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Ngày 15/8/2005, ngành Bưu
điện Việt Nam long trọng kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống vẻ vang và
Tổng kết 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Lịch sử 60 năm của
ngành Bưu điện gắn liền với những trang sử hào hùng của các cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong
20 năm thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối của Đảng, Ngành đã
mạnh dạn đề ra những chủ trương, giải pháp có tính sáng tạo, đột phá, đưa

×