Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tình hình thủ cổng nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.69 KB, 57 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn để tài
Thủ công nghiệp là nền sản xuẩt trung gian giữa nông nghiệp và công
nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Trong xã hội phong kiến mặc dù
kinh tế thủ công ghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp song nó vẫn giữ vị trí quan
trọng trong nền kinh tế.
Việc nghiên cứu hoạt động thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883)
giúp ta hiểu sâu sắc về kinh tế thủ công nghiệp và vai trò của hoạt động kinh tế này
với nhà nước và gia đình. Hiểu toàn diện hơn về tình hình kinh tế xã hội thời Tự
Đức-một giai đoạn lịch sử đặc biệt: phát triển trong điều kiện của cuộc chiến tranh
xâm lược và cuộc đấu tranh chống xâm lược. Đó cũng là thời kì khủng hoảng trầm
trọng của chế độ phong kiến Việt Nam. Hiểu rõ hơn về chính sách kinh tế nói
chung và kinh tế thủ công nghiệp nói riêng của triều đình Tự Đức, từ đó có những
lý giải cho sự phát triển chậm chạp của nền kinh tế nước ta triều Nguyễn nói chung
và thời Tự Đức nói riêng. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cuộc
kháng chiến chống xâm lăng của nhân ta cuối thế kỉ XIX. Từ việc nghiên cứu tình
hình thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức sẽ cho ta thấy rõ vai trò to lớn của các thợ
thủ công, công nghệ ở nước ta-những con người góp phần đáng kể cho việc duy trì
và phát triển hoạt động thủ công nghiệp của đất nước, rút ra được những đặc điểm
và kinh nghiệm phát triển thủ công nghiệp.
Nghiên cứu về thủ công nghiệp thời Tự Đức giúp ta có những nội dung-tư
liệu lịch sử, góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy, học tập về thời kì
lịch sử-cuối thế kỉ XIX đầy khó khăn và biến động. Khóa luận cũng là tài liệu tham
khảo góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu lao động, tự lực tự cường…của
dân tộc ta cho mọi tầng lớp nhân và thế hệ trẻ.
Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay
với việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, thủ công nghiệp có vai trò quan
trọng. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư có viết “thủ công nghiệp
1
nước ta có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cần được đặc biệt chú ý
phục hồi và phát triển, mạnh nhất là những nghề thủ công cổ truyền mỹ nghệ ở các


địa phương” [4;38]. Đến nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ 5, Đảng và nhà nước ta
vẫn nhấn mạnh: “thủ công nghiệp ở nước ta có tiềm năng to lớn đã và đang được
cải tạo, tổ chức lại thành một bộ phận kinh tế xã hội chủ nghĩa có vai trò trọng yếu
trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là trong chặng đường đầu tiên này” [5;61].
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thủ công nghiệp nửa cuối thế kỉ
XIX góp phần thiết thực vào việc xây dựng, phát triển nền kinh tế thủ công nghiệp
nước ta giai đoạn hiện nay.
Thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883) mặc dù đã được đề cập rải
rác trong một số công trình song cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên
cứu chuyên sâu nào về vần đề này.
Vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tình hình thủ
cổng nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883)” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và phạm vi của đề tài
a. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thủ công nghiệp nhà Nguyễn nói chung và thủ công nghiệp thời Tự Đức nói
riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới. Tuy nhiên vấn đề này chỉ được
trình bày rải rác, tản mạn ở nhiều công trình khác nhau. Tiêu biểu như một số công
trình dưới đây:
 Sơ thảo lịch sử thủ công nghiệp Việt Nam của Phạm Gia Bền. Trong công
trình này tác giả đã giới thiệu sơ lược lịch sử phát triển của thủ công nghiệp
Việt Nam, những nét lớn về tình hình phát triển của nền thủ công qua các
thời kì trong đó có điểm qua về hoạt động thủ công nghiệp thời Tự Đức (từ
trang 37 đến trang 45). Mấy nét lớn về các nghề thủ công có tính chất điển
hình như nghề gốm, nghề dệt…(từ trang 73 đến trang 134). Tuy nhiên, sự đề
cập đó còn chưa hệ thống và chưa hoàn thiện.
2
 Lịch sử Việt Nam của Hoàng Văn Lân-Ngô Thị Chính. Tác phẩm này đã nói
tới một vài nét khái quát về tình hình kinh tế thủ công nghiệp dưới thời Tự
Đức (1848-1883) xong rất ít ỏi và chưa đầy đủ.

 Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều
Nguyễn của Vũ Huy Phúc. Công trình này nghiên cứu một cách khá hệ thống
về tình hình thủ công nghiệp triều Nguyễn trong đó có thời Tự Đức. Tác
phẩm cũng đã khái quát được sự phát triển của một số nghề thủ công truyền
thống nằm trong bộ phận thủ công nghiệp dân gian như nghề gốm, nghề rèn,
nghề dệt…nhưng chưa hoàn thiện.
Tóm lại, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào
về thủ công nghiệp thời Tự Đức (1848-1883).
b. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình thủ công nghiệp Việt Nam từ 1848 đến 1883.
3. Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của đề tài
a. Đối tượng nghiên cứu:
Thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883).
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở những tư liệu được chọn lọc và chỉnh lý, đề tài dựng lại thực
trạng nền thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức gồm một số vấn đề sau đây:
 Bối cảnh lịch sử và yêu cầu phát triển kinh tế nói chung, thủ công nghiệp
nói riêng.
 Những chính sách, biện pháp của nhà nước phong kiến đối với thủ công
nghiệp.
 Thực trạng hoạt động thủ công nghiệp trong khu vực nhà nước và dân
gian.
Từ đó rút ra những đặc điểm, vai trò, bài học kinh nghiệm và đánh giá vai
trò, đặc điểm của vấn đề nghiên cứu.
c. Đóng góp của khóa luận
3
Đề tài lần đầu tiên trình bày một cách tương đối hệ thống và đầy đủ về thực
trạng thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883). Góp phần đánh giá
vai trò của thủ công nghiệp thời kì này và rút ra những đặc điểm, bài học kinh
nghiệm trong hoạt động thủ công nghiệp.

Đề tài khóa luận là tài liệu tham khảo góp phần giáo dục truyền thống, ý thức
dân tộc, nghiên cứu biên soạn, giảng dạy và học tập thời kì lịch sử Việt Nam nửa
cuối thế kỉ XIX.
Việc nghiên cứu đề tài cũng giúp ta rút ra những bài học kinh nghiệm phục
vụ cho việc xây dựng phát triển kinh tế thủ công nghiệp hiện nay.
4. Nguồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
a. Nguồn tư liệu nghiên cứu:
Để hoàn thành khóa luận, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác
nhau:
 Sách kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, văn kiện Đảng và nhà nước về thủ
công nghiệp.
- Nói về sản xuất nhỏ và sản xuất lớn của Mác-Anghen-Lênin.
- Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư và lần thứ năm...
Nguồn tư liệu này cung cấp cho chúng tôi những quan điểm đúng đắn trong
quá trình nghiên cứu đề tài.
 Tư liệu gốc: các tập Đại Nam thực lục chính biên do nhà Nguyễn biên soạn,
chủ yếu là các tập từ 27-38. Đây là nguồn từ liệu cơ sở để nghiên cứu và
viết đề tài khóa luận.
 Các sách và tài liệu tham khảo về thủ công nghiệp triều Nguyễn chủ yếu là
thời Tự Đức. Những tác phẩm này cung cấp cho chúng tôi những tư liệu,
đánh giá, nhận định để nghiên cứu đề tài.
 Các tài liệu khác: tranh ảnh, văn học nghệ thuật thời Tự Đức đề cập đến thủ
công nghiệp.
b. Phương pháp nghiên cứu
4
Để hoàn thành nghiên cứu để tài chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp khác nhau như phương pháp lịch sử, phuơng pháp logic… trong đó phương
pháp lịch sử là chủ yếu. Chúng tôi còn sử dụng nhiều phương pháp khác để nghiên
cứu như, phân tích, tổng hợp, so sánh thống kê… Nghiên cứu đề tài này chúng tôi
rất coi trọng việc làm tốt công tác tư liệu, xử lý, chọn lọc, đảm bảo tính khách quan,

khoa học của tư liệu.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm
hai chương.
 Chương 1: Bối cảnh lịch sử và những chính sách của triểu Tự Đức đối
với thủ công nghiệp.
 Chương 2: Thực trạng thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức
(1848-1883).
5
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU
TỰ ĐỨC ĐỐI VỚI THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1 Bối cảnh lịch sử
Tình hình thủ công nghiệp thời Tự Đức gắn liền với bối cảnh quốc tế và trong
nước những năm của thế kỷ XIX. Bối cảnh lịch sử ấy đã có tác động không nhỏ
đến sự phát triển hay những hạn chế của thủ công nghiệp và quy định đặc điểm của
thủ công nghiệp thời kì này. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử chúng tôi chỉ xin được giải
quyết vấn đề đó là: bối cảnh ấy có tác dụng thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát
triển thủ công nghiệp thời Tự Đức (1848-1883).
1.1.1 Bối cảnh quốc tế
Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, trong khi phong trào cách mạng không
ngừng tiếp diễn thì kinh tế tư bản chủ nghĩa đã có những bước tiến quan trọng. Chủ
nghĩa tư bản phát triển không ngừng và dần chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.
Nước Anh vẫn chiếm địa vị hàng đầu trong nền kinh tế thế giới. Từ năm 1830
tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng tăng, việc sử dụng máy móc vào sản xuất
ngày càng nhiều. Ngành luyện kim vầ cơ khí phát triển rất nhanh nhằm đáp ứng
nhu cẩu trang bị kỹ thuật toàn bộ nền công nghiệp. Đồng thời, đường sắt tăng lên
nhanh chóng: năm 1830 đường xe lửa đầu tiên nối liền Manchester và Liverpool
được khánh thành và đến năm 1850 nước Anh đã có tới 10.000 Km đường sắt.
Điều đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường trong nước và tăng cường mối liên hệ

kinh tế giữa các trung tâm công nghiệp.
Nước Pháp đứng hàng thứ hai trong nền kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng công
nghiệp đang trên đà phát triển. Số lượng máy hơi nước được sử dụng tăng lên
nhanh chóng. Sản lượng các ngành công nghiệp cũng tiến bộ rõ rệt. Than tăng từ
225 nghìn tấn (1832) lên 373 nghìn tấn (1846). Việc xây dựng đường sắt được đẩy
6
mạng. Pháp trở thành quốc gia có nền công nghiệp phát đạt nhất trên lục địa châu
Âu.
Nước Mỹ đã tiến hành xong cuộc chiến tranh dành độc lập từ giữa thế kỷ XVIII
nên có những điểu kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư bản. Ở Mỹ có sự khác
biệt giữa ba vùng kinh tế, tuy nhiên trong những năm 30-50 của thế kỷ XIX Mỹ cơ
bản vẫn là một nước nông nghiệp, là thị trường cung cấp nguyên liệu, cây công
nghiệp cho châu Âu mà chủ yếu là cho Anh. Trong một thời gian dài, nền kinh tế
Mỹ vẫn đóng vai trò “thuộc địa của châu Âu”. Nguồn gốc chủ yếu của tình trạng đó
là sự tồn tại của chế độ nô lệ trong các đồn điền ở miền Nam. Sau cuộc khủng
hoảng chu kỳ đầu tiên 1837-1842, công nghiệp Mỹ mới phát triển mạnh mẽ và
nhanh chóng đạt được nhiểu thành tựu.
Trong nhiều nước khác ở châu Âu, tuy chưa tiến hành cách mạng tư sản, nhưng
nhân tố tư bản chủ nghĩa cũng đã nảy nở trong nền kinh tế mỗi nước. Mặc dù quan
hệ phong kiến còn chiếm đị vị thống trị, nước Đức cũng đã có một số chuyển biến
nhất định tuy chậm hơn Anh, Pháp. Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ
nhất ở vùng sông Ranh và Vesphaland vì ở đó nhân dân được giải phóng một phần
khỏi chế độ phong kiến và có nhiều nguyên liệu hơn cả thủ đô Berlin của Phổ. Ở
nước Ý và nước Đức những yếu tố tư bản chủ nghĩa xuất hiện sớm và cũng đang
trên đà phát triển mạnh.
Như vậy, trong nửa đầu thế kỷ XIX, nhất là trong khoảng 1818-1848, cuộc
cách mạng công nghiệp tiếp tục phát triển trong các nước lớn, đẩy nền kinh tế lên
một mức cao. Ở những nước khác mặc dù chưa tiến hành cách mạng tư sản, kinh tế
tư bản chủ nghĩa cũng đã bước đầu có được những thành tựu đáng kể. Tình hình đó
đã tạo lên một nguồn của cải vật chất phong phú và mở ra khả năng sản xuất to lớn.

Thị trường trong nước không đủ đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế vì vậy các
nước tư bản Âu, Mỹ tăng cường tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược giành giật
thị trường thuộc địa. Và châu Á trong đó có Việt Nam trở thành một trong những
mục tiêu hàng đầu của quá trình ấy.
7
Cũng chính sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã đặt ra
cho Việt Nam cả thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi đó là Việt Nam có cơ hội được
tiếp xúc và học hỏi những thành tựu kỹ thuật khoa học tiên tiến, hiện đại nhằm phát
triển nền kinh tế nói chung và thủ công nghiệp nói riêng. Khó khăn đó là liệu Việt
Nam có tiếp thu và áp dụng thành công những tiến bộ khoa học đó để phát triển
nền kinh tế của mình phù hợp với bối cảnh quốc tế hay không? Tất cả những điều
kiện đó đểu có tác động đến sự phát triển của kinh tế nói chung và kinh tế thủ công
nghiệp nói riêng.
Trước yêu cầu lịch sử như vậy, một câu hỏi đặt ra là vua quan triểu Nguyễn có
nhận thức được yêu cầu đó không và họ đáp ứng yêu cầu ấy như thế nào?
Do yêu cầu phát triển kinh tế, đời sống và quốc phòng, bảo về độc lập của tổ
quốc trước cuộc xâm lăng của thực dân Pháp cần thiết phải cải cách, phát triển kinh
tế trong đó có thủ công nghiệp. Đã có một số đề nghị cải cách về thủ công nghiệp
như: điều trần của Nguyễn Văn Chấn: cấm không được mua hàng nước ngoài để
đảm bảo phát triển hàng nội hóa [18;87].
Năm 1867, Đặng Huy Trứ đi công cán ở Hồng Kông về đã có đề xuất lập cục
cơ khí, mở xưởng đúc gang thép, đóng tàu, đúc súng đạn, mời chuyên gia phương
Tây sang dạy, cử thanh niên tuấn tú đi học ở nước ngoài… Ngoài ra còn rất nhiều
điều trần khác tiêu biểu là điều trần của Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều định Tự
Đức thực hiện cải cách mở cửa thông thương với nước ngoài, học tập kỹ nghệ tiến
tiến phương Tây, phát triển kinh tế-xã hội trong đó có phát triển công nghiệp, thủ
công nghiệp để dân giàu nước mạnh…
Trước những đề nghị cải cách đó, triều đình Tự Đức bảo thủ, không thực hiện
làm cải trở sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp.
1.1.2 Bối cảnh trong nước

Tự Đức lên ngôi trong bối cảnh đất nước đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng
trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội… Vì thế ngay khi lên ngôi
Ông đã đưa ra nhiều chính sách để khắc phục tình trạng đó. Ngược lại chính bối
8
cảnh ấy cũng tác động không nhỏ đến các chính sách của ông trong đó có chính
sách đối với thủ công nghiệp.
Về chính trị: dựa vào sự ủng hộ của tập đoàn địa chủ miền Nam và sự giúp đỡ
quân sự của tư bản Pháp, Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn để lên ngôi hoàng đế
với niên hiệu Gia Long (1802). Sau Nguyễn Ánh, các vua kế tiếp (Minh Mạng,
Thiệu Trị, Tự Đức) ra sức xây dựng và tăng cường chế độ quân chủ chuyên chế
nhằm duy trì quyền thông trị lâu dài của dòng họ. Mọi quyền hành đều tập trung
trong tay vua, các quan lại chỉ thừa hành lệnh vua. Nhà nước mang nặng tính bảo
thủ, lo ngại đổi mới, đã gạt bỏ nhiều đề nghị cải cách duy tân của một số quan lại,
sỹ phu yêu nước tiến bộ tiêu biểu Nguyễn Trường Tộ.
Một chính quyền thống nhất trong cả nước, nhưng lại mang nặng tính quan
liêu, độc đoán, tham nhũng, đè nặng lên đầu nhân dân. Năm 1815, bộ luật Gia Long
mô phỏng bộ luật phản động của phong kiến nhà Thanh (Trung Quốc) được ban
hành đã đề cao tuyệt đối quyền thống trị của vua quan, bảo vệ quyền bóc lột của
giai cấp địa chủ phong kiến đối với nhân dân lao động. Vua quan nhà Nguyễn từ
đầu đã huy động công sức của nhân dân vào việc xây dựng thành lũy kiên cố ở
trung ương và các đại phương, đóng đô ở Phú Xuân (Huế) là vùng đất cơ sở của
dòng họ. Còn đối với nước ngoài thì đóng cửa không tiếp xúc với tư bản phương
Tây trong khi đó lại thuần phục phong kiến nhà Thanh. Các vua triều Nguyễn khi
lên cầm quyền đểu có ý thức nắm các hoạt động văn hóa để tuyên truyền tư tưởng
Nho giáo, trên cơ sở đó củng cố trật tự phong kiến, bảo vệ chính quyền chuyên chế.
Về kinh tế, nông nghiệp ngày càng bi đát. Ruộng đất phần lớn tập trung vào tay
quan lại, địa chủ. Nông dân chỉ được phần đất nhỏ và xấu, năng xuất thấp, đời sống
do đó rất cực khổ. Từng đoàn người phiêu tán bỏ làng đi nơi khác kiếm sống,
những người ở lại phải làm công cho địa chủ hoặc nhận đất chịu tô cao, thuế nặng,
phu phen tạp dịch. Đó là chưa kể tới thiên tai, lũ lụt làm mất mùa.

Hai ngành công và thương nghiệp cũng ngày càng thêm bế tắc. Các công
trường xây dựng, công trường sản xuất, cả những thợ giỏi ở các địa phương…đều
9
do triều đình nắm giữ, sử dụng vào việc xây dựng cung điện thành quách, lăng
tẩm…làm đồ dùng và đồ trang sức cho vua chúa. Triều đình giữ độc quyền khai mỏ
trong cả nước, khai thác theo lối thủ công nên năng suất rất thấp. Đối với một số
mỏ cho Hoa kiều hoặc người Việt khai thác thì đánh thuế sản vật rất nặng, lại còn
độc quyền thu mua các kim loại khai thác được theo giá ấn định.
Các nghề thủ công truyền thống trong nhân dân không có điều kiện phát triển.
Triều đình đề ra những luật lệ ngặt nghèo làm thui chột tài năng sáng kiến của
người thợ, buộc họ phải đóng thuế bằng sản vật…Do đời sống nhân dân đói khổ
nên sức mua rất thấp, thị trường trong nước gần như tê liệt, trong khi thị trường
ngoài nước bị ngăn cấm. Tình hình đó ảnh hưởng trầm trọng đến nội thương lẫn
ngoại thương.
Về xã hội, kể từ năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế nhà Nguyễn đã đối
lập găy gắt với nhân dân. Triều Nguyễn thi hành nhiều chính sách bảo thủ và phản
động trên tất cả các mặt càng làm cho mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt dẫn tới bùng
nổ quyết liệt. Nhiều cuộc nổi dây của nông dân và các tâng lớp nhân dân khác liên
tục diễn ra suốt các triều vua nhà Nguyễn. Chỉ trong khoảng 10 năm từ khi Tự Đức
lên ngôi (1848) đến khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ (1859) đã có tới 10
cuộc nổi dậy chống lại triều đình Nguyễn. Triều đình đã dập tắt phong trào trong
biển máu. Như vậy có thể nói rằng nền thống trị phong kiến mà nhà Nguyễn xác
lập từ 1802 trên đất nước ta chỉ là sự thắng lợi nhất thời của một tập đoàn phong
kiến lâu đời có tư bản nước ngoài giúp sức đối với phong trào nông dân chống
phong kiến từ hơn một trăm năm trước đó kết tinh bằng phong trào Tây Sơn. Vì
vậy sau khi xác lập quyền thống trị, triều đình Nguyễn đã mang trong lòng nó tính
chất phục thù của các tập đoàn phong kiến vùa mới bị nông dân Tây Sơn quật đổ
đối với quản đại quần chúng nhân dân. Điều này đã chi phối toàn diện các chính
sách thống trị của nhà Nguyễn với kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong đó có
chính sách với thủ công nghiệp. Một mặt để duy trì sự tồn tại của triều đại, chống

lại các cuộc khỏi nghĩa nông dân, vương triều Nguyễn đặc biệt là triều Tự Đức đã
10
có những cố gắng nhất định để xây dựng một nền tảng kinh tế mạnh. Kinh tế thủ
công nghiệp có điều kiện phát triển đặc biệt là loại hình thủ công nghiệp phục vụ
đời sóng triều đình như nghề dệt, may mặc và những nghề thủ công phục vụ quốc
phòng như đúc súng … Đó là những cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của thủ công
nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883).
Mặt khác do mang trong mình tính chất phục thù của các tập đoàn phong kiến
cho nên trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XIX triều đình nhà Nguyễn chỉ ra sức củng
cố quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, cũ kỹ chặn đứng mọi nhân tố tích cực tiến
bộ về kinh tế, chính trị tư tưởng văn hóa…và ngày càng đối địch với nhân dân,
trước hết là với nông dân. Kết quả trực tiếp của những chính sách này đó là khủng
hoảng kinh tế xã hội dưới thời Tự Đức. Và đó cũng là trở ngại cho sự phát triển
kinh tế nói chung và kinh tế thủ công nghiệp nói riêng thời kì này.
Nhìn nhận kỹ hơn về thủ công nghiệp thời Tự Đức ta thấy thủ công nghiệp có
những thành tựu nhất định. Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị tiếp tục
phát triển, số người làm nghề thủ công tăng lên. Các nghề làm đồ gốm, sành sứ, dệt
vải, làm đồ vàng bạc, làm giấy, làm đường phát triển khắp nới. Nghề làm pháo đã
có từ trước nay phát triển thêm với nhiều loại pháo lớn nhỏ và có các làng chuyên
làm pháo như Đồng Kỵ, Bình Đà. Trên cơ sở phát triển của nghề in bản gỗ xuất
hiện nghề làm tranh dân gian nổi tiếng với làng Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống
(Hà Nội). Nghề làm nón phát triển ở nhiểu nơi với những đặc điểm khác nhau…
Bên cạnh những thành tựu trên, thủ công nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế như
phương thức sản xuất hầu như không thay đổi. Các làng thủ công vẫn gắn liền với
nông nghiệp không hình thành các phường hội với quy chế riêng như ở Tây Âu
trung đại. Bên cạnh đó chính sách của nhà nước cũng thiếu tính chất khuyến khích.
Nhà nước giữ độc quyền mua một số sản phẩm như sa, lượt, lụa, là, người thợ thủ
công vùa phải đóng thuế thân vừa phải nộp thuế sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm
thủ công quý…
11

Sau quá trình chuẩn bị lâu dài, sáng sớm ngày 1-9-1859, chiến thuyền của liên
quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công cửa biển Đã Nẵng mở đầu cuộc tấn công
xâm lược Việt Nam. Cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã cắt ngang tiến
trình phát triển bình thường của dân tộc. Chiến tranh đòi hỏi nhân dân ta không thể
chỉ tập trung phát triển kinh tế bình thường mà còn phải đấu tranh chống xâm lược.
Cuộc chiến tranh xâm lược và cuộc kháng chiến chống xâm lược cũng đặt ra cho
nền kinh tế nước ta những thử thách mới. Thứ nhất: do chiến tranh thủ công nghiệp
nước ta không những không thể phát triển bình thường mà còn bị tàn phá tiêu diệt
dẫn tới đình đốn. Chiến tranh đi đến đâu là cướp bóc và tàn phá đến đó. Thứ hai:
cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân đòi hỏi chúng ta phải phát triển
nền kinh tế nói chung đặc biệt là kinh tế thủ công nghiệp vừa để đảm bảo đời sống
của nhân dân, nghĩa quân, binh lính vừa đảm bảo phát triển sản xuất và vũ khí, vật
dụng phục vụ chiến tranh. Vì yêu cầu lịch sử như vậy nên mặc dù trong điều kiện
có rất nhiều khó khăn thủ công nghiệp cũng không thể ngừng phát triển. Đó là một
lý do lý giải tại sao trong hoàn cảnh lịch sử đầy thử thách thủ công nghiệp vẫn tồn
tại và có phần phát triển.
1.2 Những chính sách của triều đình Tự Đức đối với thủ công nghiệp
Tự Đức lên ngôi trong bối cảnh xã hội Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Để
đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và cũng là để củng cố địa vị thống trị của
dòng họ, Tự Đức đã đưa ra nhiều chính sách về kinh tế-chính trị-xã hội phù hợp với
yêu cầu lịch sử. Bên cạnh đó Ông cũng duy trì nhiều những chính sách của các
triểu đại trước để quản lý đất nước. Những chính sách của triều Tự Đức đối với thủ
công nghiệp là một ví dụ. Chính sách của nhà nước đối với thủ công nghiệp thể
hiện tập trung nhất trong chế độ công tượng nhằm thiết lập và điều hành các công
xưởng thủ công nhà nước và chế độ thuế đối với thủ công nghiệp tư nhân. Ngoài ra
còn có những chính sách khác.
1.2.1 Chế độ công tượng
12
Theo Phạm Gia Bền thủ công nghiệm nước ta được chia làm hai bộ phận chính:
thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian. Từ thời Lý, thủ công

nghiệp nhà nước đã phát triển thành một bộ phận quan trọng trong kinh tế thủ công
nghiệp. Các triều đại tiếp sau vẫn tiếp tục phát triển loại hình công xưởng thủ công
nhà nước để phục vụ nhu cầu kinh tế, quốc phòng, sinh hoạt của bộ máy nhà nước
cũng như giai cấp thống trị nơi kinh đô và các phủ thành. Sang thời Nguyễn hình
thức này trở thành một loại hình kinh tế có tổ chức và có quy mô lớn nhằm tái thiết
đất nước sau bao biến cố chiến tranh vào những năm cuối thế kỉ XVIII. Dưới thời
Tự Đức, chế độ công tượng vẫn được duy trì và gần như giữ nguyên về cơ cấu cũng
như hình thức quản lý như triều trước. Tất cả các công xưởng thủ công đều chịu sự
cai quản của bộ công (buổi đầu các công xưởng thủ công được quyền quản lý của
Vũ khố hay cơ quan quản lý kho tàng nhà nước). Bộ Công được giao: “trông coi về
công tác và khí dụng, xét tài hòa để trang bị trong nước...chuyên trách về công tác
xây dựng và trực tiếp quản lý các tượng cục sản xuất thủ công nghiệp của triều
đình, trông coi xây dựng thành trì, cung điện, dịnh thự, lăng tẩm, chế tạo tàu
thuyền, sản xuất vũ khí, đúc tiền và làm các sản phẩm cung ứng cho triều đình”
[24;13]. Bộ Công cũng còn có trách nhiệm phân phái các hạng thợ thuyền và chi
lãnh đơn bằng, nung gạch, nung ngói, cung cấp củi than đều đốc thúc xem xét.
Tổ chức của Bộ Công tương tự như các bộ khác-đặt dưới quyền điều khiển của
một vị Thượng Thư, có hai vị tả hữu thang tri và hai vị tả hữu thị lang phụ tá. Bộ
Công bao gồm các cơ quan văn phòng trung ương, các thanh lại ty, các cơ quan
ngoại thuộc bộ công. Bốn thanh lại ty nội thuộc bộ công là: Quy Chế Ty, Dinh
Kiến Ty (phụ trách việc xây dựng), Tu Tạo Ty (đảm nhận việc tu tạo và tân tạo tàu
thuyền), Khám Biện Ty (đảm nhận việc đốc sức và quản lý, kiểm soát các quá trình
thực hiện, các công tác). Các cơ quan ngoại thuộc bộ công là: Thiết Thận Ty, Chế
Tạo Ty, Nội Tạo Ty và Doanh Thiện Ty. Thợ thủ công lành nghề từ các nơi được
trưng tập về hoạt động trong các công trường theo từng đơn vị được gọi là tượng
cục.
13
v
Hệ thống điều hành công xưởng thủ công của Nhà nước .[29;14]
Với chức năng quản lí thợ thuyền nên toàn bộ sổ sách về vấn đề này đều do bộ

Công quản giữ. Bộ Công cũng đóng vai trò chủ đạo trong quá trình điều phối nhân
công công xưởng. Mọi vấn đè liên quan đến thợ thuyền phải do chính bộ Công tâu
xin tư cho các địa phương. Bộ Công còn là chủ khảo trong việc kiểm tra tay nghề
và sức khỏe của thợ được trưng tập và cấp giấy thông hành cho họ.
CÔNG BỘ
Quy Chế
Ty
Tu Tạo
Ty
Doanh Thiện
Ty
Khám Biện
Ty
Phủ Nội Vụ Ty Vũ Khố Nha Mộc
Thương
Các cơ quan ngoại thuộc
Các
kho
Ty Tiết
Thận
Các
kho
Ty Chế
Tạo
Các
kho
Nha Mộc
Thương
Các tượng cục Các tượng cục Các tượng cục
Các Thanh Lại Ty

14
Bên cạnh vai trò quyết định của bộ Công, bộ Hộ va bộ Binh cũng có những ý
nghĩa nhất định liên quan đén hoạt động của các công xưởng. Bộ Hộ chuyênviệc
quản lí,định mức,trả lương bổng và cấp phat nguyên liệu, vật liệu . Bộ Hộ cũng
quản lí và định ra tỉ lệ miễn giảm các loại thuế của thợ thuyền , dự trù kinh phí
trong các trường hợp thuê mướn , điều phái thợ.Mọi sổ sách chi thu ở công trường
phải cụ thể, chi tiết dưa lên bộ Hộ để bản bộ cử phái viên cùng các cơ quan Hội
đồng kiểm xét lại rồi mới dâng lên cho nhà vua. Bộ Hộ còn là thành viên trong hội
đồng thanh tra 4 nha và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đúc tiền. Như vậy
về mặt thiết chế hoạt động thủ công nghiệp nhà nước dưới thời Tự Đức nói riêng và
thời Nguyễn nói chung được tổ chức chặt chẽ và quy mô hơn hẳn các vương triều
trước. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của loại hình kinh tế
này.
Cơ sở quan trọng của chế độ công tượng là vấn đề nhân công. Lực lượng lao
động chủ yếu trong các công xưởng là thợ thủ công và binh phu. Nhà nước đặt ra
chính sách trưng dụng thợ chặt chẽ và thống nhất trong cả nước nhằm đảm bảo
nguồn lao động thường xuyên cho các công xưởng. Tiêu chuẩn được chú ý đầu tiên
là sức khỏe và kỹ thuật. Cơ sở thuật lợi cho việc trưng dụng, điều phối thợ thuyền
là triều đình đã định ra các ngạch thợ ở các địa phương để nắm căn bản toàn bộ thợ
thủ công trong cả nước. Trong việc định ngạch, nhà nước quy định số lượng tượng
cục và số người cụ thể trong đó ở các địa phương. Chẳng hạn cuối năm Tự Đức thứ
sáu (1853) cho đặt các cục thợ ở các tỉnh (thợ mộc, thợ đóng thuyền...), lấy tỉnh lớn
10 người và tỉnh nhỏ 5 người. [16;415].
Tuy nhiên, trong một số ngạch và ở những thời điểm cụ thể vẫn có hiện tượng
không áp dụng những quy chế này. Chẳng hạn, năm 1849, nhà nước định lệ cho
dân thợ của các xã Ngô Thường, Ngô Xá, Hảo Hợp và Châu An ở Ngệ An là 1/1.
Tình trạng này gây khốn đốn cho dân đinh vì không thể đảm bảo được số thợ đến
nỗi tiết chế Nguyễn Đăng Giai phải tâu xin lên hai đinh lấy một thợ vì “không có
đinh thừa do đã chết dịch hao mòn”, “xin cứ thực số hai đinh chọn lấy một thợ.
15

Người nào ở sổ dân thì chịu một nửa thuế thân, người nào chọn vào ngạch thợ thị
chia làm ba ban, ban nào đến làm việc thì mỗi tên cấp cho ba quan tiền”[1;232].
Để đảm bảo thường xuyên có số thợ trong ngạch, nhà nước còn đặt ra những
quy định ngặt nghèo. Trong các ngạch thợ, nếu có thợ thiếu khuyết thì dân đinh địa
phương đó phải xung điền vào ngay. Nhà nước buộc chặt số phận thợ thủ công và
con em họ vào nghề nghiệp để phục vụ triều đình bằng những luật lệ hà khắc “các
xã thôn có các hạng thợ lệ thuộc vào kinh không kể hiện là còn sống hay đã chết
các con em người ấy và dân hạng, nguyên theo nghề làm thợ thì lập tức xung điền
ngay ”[1;236].
Vì thế Phan Thanh Giả xin: “trừ ra thực người có tên thì không kể, ngoài ra
không phải chính quán mà đến ở thôn làng ấy người nào bỏ chốn hay chết mà ở
nguyên quán không có con em và dân hạng đều xin miễn cho không phải điền. Về
dân hạng trước đã xung vào ngạch thợ thì cho phép rút về cả cùng chịu phần ra lính
để thư sự cấp bách cho dân” [1.236].
Có trường hợp vì dịch bệnh, thợ ốm chết nên thiếu ngạch địa phương muốn
khỏi phải điền thế do thiếu đinh cũng phải qua các thủ tục trình tâu rất khó khăn với
các cơ quan có thẩm quyền.
Hình thức trưng tuyển thợ và cách thức tổ chức công tượng dưới thời Nguyễn
phong phúc, chặt chẽ hơn các triều đại trước. Thủ công nghiệp thời Tự Đức cũng
vẫn giữ được điểm tích cực ấy. Nhà nước đồng thời sử dụng ba hình thức trưng
dụng thợ thủ công. Thứ nhất là theo ngạch với quy chế bắt buộc cho các địa
phương. Công việc này diễn ra thường xuyên vào tháng chạp mỗi năm. Nhà nước
sẽ ước lượng số thợ cần tuyển vào trong năm tới ở các ngạch để phân bổ cho các
địa phương. Số thợ này sẽ được triệu đến các tượng cục làm việc vào tháng riêng
năm sau. Từ tháng bảy trở đi, tùy công việc còn nhiều hay ít, các Ty tượng trước
giảm số thợ cho về. Thứ hai là tuyển mộ theo quy chế tự nguyện. Tháng 11 năm Tự
Đức 22 (1869) triều đình cho tuyển mộ rộng rãi “những người biết thuật chế tạo
đạn, sửa chữa máy móc, tàu thủy, xẻ gỗ, đúc đồng và đúc súng ở mọi nơi mà không
16
phân biệt ngoại tịch hay nội tịch để đưa về sở đốc công làm việc”[27;130]. Hình

thức trưng dụng thợ thứ ba mà triều định Tự Đức sử dụng đó là thuê mướn nhân
công. Tuy nhiên, cả hình thức và nội dung nó đều không phải đơn thuần là sự mua
bán sức lao động tự do theo thỏa thuận mà rất đa dạng. Những lúc công việc nhiều,
các công xưởng cần tăng cường lao động, bộ công “ tư cho các địa phương thuê
mộ những người nghề giỏi làm khéo và giỏi một nghề cho dẫn về kinh, đến sở thợ
làm việc“ [21;16]. Khi công việc cần ít không chờ đến các địa phương mộ người,
nhà nước lệnh trực tiếp cho các làng có thợ thủ công phải điều người đến công
xưởng làm việc theo số lượng và ngạch thợ đang cần. Trong trường hợp này, lao
động mang tính nghĩa vụ và cưỡng bức rất cao, hoàn toàn không mang chút gì là
thuê mướn nhân công. Dân đinh các làng có nghề thủ công rất khổ sở vì nạn trưng
thợ. Vì thế trong công xưởng có nhiều loại thợ làm việc. Số thợ trưng tập được
phiên chế theo binh lính nên còn gọi là thợ lính. Lương của họ được hưởng thấp
hơn các dân thợ tự bắt, thuê mướn từ các làng thủ công. Lính thợ phải làm việc lâu
dài, có khi đến già ở công xưởng, còn dân thợ tùy theo lượng công việc nhà nước
cần mà trưng dụng trong thời gian nhất định.
Nhờ nhiều hình thức trưng dụng thợ thuyền phong phú như vậy lên tình trạng
khuyết ngạch, thiếu thợ trong các công xưởng thường nhanh chóng được giải
quyết, đảm bảo sự hoạt động thường xuyên của các xưởng thủ công nhà nước. Có
nhiều khi nhà nước còn giao nguyên vật liệu thuê thợ ở các làng làm trả công theo
sản phẩm. Đó là trường hợp thuê thợ dệt làng Dương Lỗ (Thừa Thiên), làng La
Khê (Hà Nội), thợ dệt Quảng Nam...lãnh tơ sống dệt các vải, lụa, trừu. Tập trung
thợ vào các công xưởng làm việc dù dưới hình thức nào hoặc thuê thợ làm sản
phẩm tất cả đều vì mục đích phục vụ đủ, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của vua, triều
đình, quan lại và nền kinh tế, quốc phòng của quốc gia quân chủ tập trung. Vì vậy,
việc tổ chức quản lý thợ là việc làm rất chặt chẽ cứng nhắc, mang tính cưỡng chế
rất cao. Trong các tượng cục thợ thủ công đựơc tổ chức như ngạch binh. Trong
công xưởng thợ thủ công được cấp thẻ phù như binh lính để tránh tình trạng lẫn lộn
17
thực giả. Cũng do hình thức trưng dụng thợ thuyền đa dạng nên trong cục tượng
cũng phân biệt: lính thợ và dân thợ để có cách trả lương và miễn trừ thuế khóa khác

nhau. Để điều hành hoạt động của công xưởng, nhà nước sử dụng đội ngũ ty tượng,
tượng mục là những thợ cả giỏi nghề được phong hàm (bát, cửu phẩm) giao nhiệm
vụ quản lý thợ, giám sát công trường, điều hành công việc sản xuất và có chế độ
lương bổng riêng. Các chánh, phó ty tượng chịu hoàn toàn trách nhiệm về cả số
lượng, tổ chức thợ thuyền lẫn công việc mà triều đình giao phó.
Thợ thuyền trưng dụng theo ngạch đựơc phân ban tuy vào từng ngạch thợ. Có
thể phân ba hay phân hai ban vào thời gian làm việc mỗi ban từ 4, 6 đến 12 tháng.
Quá trình sản xuất từ quy chế mẫu mã, cách tiến hành, thủ tục xuất nhập nguyên
vật liệu và sản phẩm đều chặt chẽ theo như luật nhà binh. “mỗi ngày ở công sở
quan coi thợ phải lập danh sách mỗi thợ rõ ràng, đưa cho quan coi cửa, quan thủ vệ
đứng kiểm điểm rõ mặt. Đến giờ thân lại phải xem xét tình trạng kiểm điểm người
cho ra” [20;420].
Lương của thợ cũng được cấp theo ngạch, tùy công việc nặng, nhẹ và thời gian
làm. Lương trả theo tháng (đối với thợ chính thức, làm thường xuyên, lâu dài) hoặc
trả công ngày (đối với thợ trưng dụng làm việc trong khi công xưởng nhiều việc và
cần gấp). “các cục thợ thuộc xưởng đốc công, phủ nội vụ thì trừ ngoại lệ của ty
tượng và tượng mục theo lệ lương mà chia cấp. Còn lại thì đều cấp lương hàng
tháng” và “thợ mộc, thợ xẻ, thợ đóng thuyền mỗi người một tháng đều được cấp
cho tiền một quan, gạo một phương”[24;29]. “Những thợ gọi đến làm việc như thợ
lược, thợ nung than, thợ thuộc da...mỗi tháng chỉ được cấp 1 phương gạo, không có
việc thì thôi”[24;29]. Đối với loại công tượng thường xuyên làm việc trong các
công xưởng thì được miễn trừ thuế thân, binh dịch và lao dịch. Thợ làm việc nặng
hoặc những công việc đặc biệt như đúc tiền mức lương sẽ cao hơn một chút.
Chế độ lương như vậy cũng như việc quản lý kiểu binh lính, chủ yếu là đảm
bảo khẩu phần lương thực tối thiểu cho một người thợ (1 bát gạo/1 ngày) “thợ công
việc nặng: mỗi tháng 3 quan tiền, một phương gạo, thợ công việc vừa mỗi tháng 2
18
quan tiền 1 phương gạo, thợ công việc nhẹ mỗi tháng 1 quan tiền 1 phương gạo”.
Lương của một người thợ bình thường cũng gần tương đương với lương của một
lính tượng cơ thời bấy giờ. Còn thợ làm công việc nhẹ lương còn ít hơn. Như thế,

phần đông thợ công tượng lương chỉ đủ ăn, ít có tích lũy cho bản thân và gia đình.
Họ bị trưng tập đến một cách cưỡng bức như lao dịch lên không hứng thú làm việc,
không chuyên tâm cải tiến kỹ thuật mà làm theo lệnh, miễn sao chóng hết ngày và
chóng hết hạn để được về. Nhiều thợ giỏi phải giấu nghề để khỏi bị xung vào công
xưởng và không ít lính thợ trốn khỏi cục tượng. Đó là nguyên nhân quan trọng
khiến cho hình thức thủ công nghiệp của nhà nước tuy đầu tư nhiều vốn, lao động,
tổ chức chặt chẽ nhưng hiệu quả sản xuất chưa tương xứng. Với cách xây dựng và
phương thức tổ chức ngành nghề như vậy, nhà nước muốn biến cung đinh thành
“một đại gia đình” tự cung tự cấp-một kiểu kinh tế tiểu nông khép kín của làng quê.
Đầu tư của nhà nước dàn trải, manh muồn, vụn vặt không có sự tập trung cho các
ngành mũi nhọn để tạo nên sức mạnh của nền kinh tế nhà nước. Mục tiêu của nhà
nước chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của triều đình, của nền quốc phòng, nhưng sản
phẩm của các công xưởng tạo ra vẫn không đủ, không tăng. Mặc dù đã có nguồn
thu thuế từ các hộ thủ công tư nhân nhưng triểu Nguyễn vẫn phải bỏ tiền, vật liệu
thuê thợ ở các làng xã làm và cử người sang nhà Thanh đặt mua hàng. Hoạt động
thủ công nghiệp nhà nướccó đóng góp vào sự phát triển của kinh tế nước nhà
nhưng nói chung không lớn, không tương xứng với sự đầu tư và khả năng.
Nhìn chung chế độ công tượng thời Tự Đức 1848-1883 đã gây ảnh hưởng chủ
yếu tiêu cực đến sự phát triển của thủ công nghiệp.Thân phận của người sản xuát
cũng như phương thức kinh doanh bị trói chặt vao mục đích phục vụ nhu cầu của
triều đình phong kiến. Đặc điểm quan trọng nhất của chế độ công tượng là vai trò
cưỡng chế của nhà nước phong kiến đối với người thợ và cả quy trình lao động. Ở
đây, lao động được coi là một thứ nghĩa vụ của thần dân đối với nhà nước cũng như
các nghĩa vụ khác: lao dịch và binh dịch. Sự quản lý trực tiếp đối với lao động của
thợ thủ công và một số biện pháp khác đã đưa tới một hình thức chặt chẽ, được
19
quân sự hóa. Trong các công xưởng người sản xuất vừa là thợ vừa là lính mà người
ta quen gọi là lính thợ. Phương thức quản lý và tổ chức như vậy đã ảnh hưởng đến
chất lượng phát triển của loại hình kinh tế quốc doanh này và ảnh hưởng cả đến nền
kinh tế thủ công nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, chính sách công tượng với sự

quản lý chặt chẽ của nhà nước với xưởng thủ công và hình thức hoạt động phong
phú cũng có tác dụng tích cực trong việc tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng
phần lớp nhu cầu của triều đình và mục tiêu quốc phòng. Nhưng xét cho cùng việc
trưng tập thợ khéo, giỏi theo chế độ công tượng đã làm cho thủ công nghiệp gia
đình hoặc địa phương bị đình đốn, không phát triển lên được.
1.2.2 Chính sách thuế biệt nạp
Nếu như chế độ công tượng là hình thức quản lý thợ thủ công trực tiếp áp dụng
với bộ phận chủ yếu là thủ công nghiệp nhà nước thì chính sách thuế biệt nạp là
hình thức khống chế gián tiếp thợ thủ công tự do và nửa tự do ở các tỉnh thành,
làng xã.
Chính sách thuế biệt nạp hay thuế sản vật được đặt ra từ lâu. Nó đã trở thành
một ngạch thuế quan trọng và là nguồn thu lớn của nhà nước. Thuế biệt nạp là loại
thuế đánh vào các thợ thủ công chuyên nghiệp thường là theo thôn, phường chuyên
thủ công. Theo chính sách này, mỗi năm người thợ phải nộp cho nhà nước một số
lượng sản phẩm nhất định. Có thể nộp thay bằng tiền. Nhà nước sẽ miễn trừ thuế
thân, nghĩa vụ binh dịch và lao dịch cho những thợ đó. Đến thế kỉ XIX, nhà
Nguyễn cho áp dụng rộng rãi chế độ thuế thổ sản đối với các thợ thủ công chuyên
nghiệp trong cả nước và thống nhất gọi là thuế biệt nạp.
Dưới thời Tự Đức chính sách thuế biệt nạp vẫn được sử dụng rộng rãi. Nhà
nước quản lý thợ thủ công gián tiếp thông qua các làng xã và tổ chức tượng cục.
Các tượng cục này là tổ chức của những người thợ thủ công chuyên nghiệp ở các
tỉnh, thành hay các làng nghề. Nó khác hoàn toàn với các tượng cục được thành lập
trong các công xưởng của nhà nước. Thợ thủ công chuyên nghiệp trong dân gian
đều được phép cùng nhau tổ chức thành những tập đoàn sản xuất theo nghề gọi là
20
các cục. Các cục được thành lập bởi những người thợ lành nghề có uy tín. Các thợ
thủ công khác có thể ghi tên ra nhập các cục ấy. Hàng năm cục trưởng hay hội
trưởng thợ các cục lập danh sách, họ tên, tuổi, quê quán các thành viên, mức thuế
dự kiến của từng cá nhân, tổng số sản lượng và tổng số thuế dự kiến của cục trình
lên quan bố tránh duyệt. Cục trưởng hay hội trưởng thợ các cục này được nhà nước

ban trật tòng cửu phẩm (ngạch võ quan) sau đó vài năm sẽ được bổ nhiệm làm
tượng mục. Nhiều loại tượng mục như vậy đã ra đời. Nghĩa vụ chủ yếu nhất của
các thợ thủ công thuộc các cục hay hội thủ công chuyên nghiệp ở thôn xã là đóng
thuế biệt nạp cho nhà nước. Mức thuế được bổ theo từng dân đinh (phân theo các
hạng) sau đó tính gộp chung thành mức thuế của cục hay thôn, xã.
Về mức độ, thuế biệt nạp thường cao hơn thuế thân nhiều, đổi lại những người
thợ này có thể được miễn trừ thuế thân, binh dịch và lao dịch như các thời kì trước
đây.
Trong thuế biệt nạp, lệ nộp thuế sản phẩm là hình thức chủ yếu nhất. Hầu như
trong dân gian có nghề thủ công gì mà nhà nước nắm được đều đặt lệ thuế sản
phẩm. Thường thì ở tất cả các nghề, kể cả lao động nặng nhọc thì người già cả, tàn
tật đều phải chịu nộp thuế thổ sản với định mức bằng 50% của thợ tráng đinh. Nghề
thủ công gì thì sẽ nộp chính sản phẩm ấy. Ví dụ như: với hộ dệt vải “năm 1850, Tự
Đức cho 11 thôn hộ dệt vải ở Bình Thuận, đinh tráng nộp 2 tấm vải dài 15 thước
ngang 7 tấc hộ dệt vải ở Sơn Tây mỗi người một năm nộp 3 tấm, tỉnh Khánh Hòa
nộp 1 tấm” [24;35]. Với hộ làm sắt: “tháng 12 bắt đầu thu thuế mỏ sắt ở Bàn Giản
(thuộc huyện Lập Thạch) tỉnh Sơn Tây đồng niên 300 cân”[8;183].
Có những phường làng thủ công sản xuất mặt hàng này nhưng lại xin nộp bằng
loại sản phẩm khác vì nhiều lý do khác nhau. “Hộ làm gỗ ở Khánh Hòa lưu thiếu
thuế bán xẻ (1265 phiếu) tỉnh thần xin cho chiết nạp bằng tiền. Vua cho rằng: ván
gỗ cần dùng hơn, không cho nộp tiền nhưng cho triển hạn 4 năm, chia thành thực
nộp bằng ván gỗ và miễn cho thuế thân” [4;78].
21
Chính sách thuế biệt nạp của triều Tự Đức nhìn chung rất vụn vặt, tủn mủn và
nặng nề. Chính sách ấy không những chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân
dân nhiều địa phương mà còn cả sự ổn định chính trị của đất nước. Vì thế nhà nước
liên tục có những sửa đổi về mức thuế, cách tính thuế và quản lý thợ. Khuynh
hướng chung là thuế giảm dần và nhiều nghề cho nộp thay bằng tiền. Đối tượng
được nhà nước giảm thuế biệt nạp nhiều nhất là nghề làm vàng “giảm thuế vàng ở
mỏ Tĩnh Đã tỉnh Cao Bằng vì cớ là kim khí ngày kém đi. Lệ cũ nôp 3 lạng vàng

nay chuẩn nộp 2 lạng 5 đồng cân” [1;157]. “Chuẩn cho giảm thuế hộ biệt nạp bằng
vàng ở tỉnh Quảng Nam. Nguyên lệ trước tráng hạn mỗi người nộp 3 đồng 3 phân
vàng, dân đinh người già, người tàn tật phải nộp một nửa. Đến đây lấy cớ là khí
vàng hao giảm chuẩn cho mỗi người tráng hạng nộp 2 đồng 8 phân vàng, ngoài ra
theo y lệ nộp một nửa”[1;288]. “Giảm thuế hộ khai vàng ở Bình Định. Lệ trước,
mỗi người đinh tráng mỗi năm nộp thuế 3 đồng cân 3 phân, dân đinh già ốm phải
chịu một nửa. Đến bây giờ vì mở ấy chất vàng hao kém cho mỗi tráng hạng được
giảm mỗi năm 2 đồng cân 3 phân. Còn các người khác theo lệ nộp một nủa” [3;61].
Với hộ làm bạc “giảm lệ thuế mỏ bạc ở Thái Nguyên. Mỏ Ngân Sơn đồng niên
thuế nộp bằng bạc 300 lạng, giảm cho 80 lạng. Mỏ Tống Tĩnh thuế 100 lạng giảm
cho 35 lạng, mỏ Bông Ngân thuế 180 lạng giảm cho 30 lạng” [1;286].
Với hộ làm giấy “năm 1848 nhà nước giảm thuế cho 2 phường. Nguyên lệ
trước hai phường An Thái và Hồ Khẩu (Hà Nội) đồng niên mỗi tên nộp các hạng
giấy 5.500 tờ nay chuẩn định nộp 4.300 tờ” [24;38]...
Những chính sách nói trên của triều đình Tự Đức đã phần nào khuyến khích
hoạt động thủ công nghiệp phát triển đồng thời cũng thể hìện tư tưởng “an dân” của
vương triều này. Tuy nhiên, mặc cho nhà nước đã rất cố gắng đưa ra những chính
sách có phần tiến bộ tình trạng lưu vong vẫn diễn ra trầm trọng. Theo nghiên cứu
của các học giả phương Tây về Việt Nam cuối thế kỉ XIX thì vào thời điểm bấy giờ
mức thuế biệt nạp của các phường thôn chuyên thủ công ở Hà Nội nhiều khoảng
gấp 5 lần thuế thân của một suất binh thừơng.
22
Bên cạnh lệ nộp thuế sản phẩm các thợ thủ công còn phải chịu thêm gánh nặng
do lệ tiến cống và thu mua của nhà nước. Nhằm đáp ứng yêu cầu của triều đình,
nguyên vật lỉệu cho hoạt động của các công xưởng, chính quyền nhà Nguyễn nói
chung và triều Tự Đức nói riêng thường xuyên trưng mua sản phẩm thủ công hay
vật liệu mà nó mang nặng tính cưỡng bức. Hơn là “thuận mua vừa bán”. Nhà nước
thường mua các loại quý hiếm như đồi mồi, xà cừ, vỏ ốc, vây cá, thuốc nhuộm hay
các vật liệu như: gỗ, bông, vỏ gai, tre, lứa, gạch gói... với giá cả được ấn định trước
thường rẻ hơn nhiều so với thị trường. “Chuẩn cho 6 tỉnh có thổ ngơi chăn tằm

(Bình Định, Quảng Nam, Thanh Hóa, Nam Định và Hưng Yên) chiểu số tơ phải
nộp cũ chọn mua lấy hạng tốt để cung vào lụa thờ” [4;144].
Tóm lại chính sách trưng tập thợ khéo về làm ở các công xưởng, chính sách
thuế biệt nạp và nạn trưng mua sản phẩn đều gây những tác động và hậu quả đến sự
phát triển của thủ công nghiệp thời Tự Đức. Nhà nước đã có những cố gắng nhất
định bằng cách đưa ra một vài khuyến khích trong hoạt động ở một số công xưởng
hay vài nghề như dệt, làm đường... điều này góp phần làm tăng nhịp độ phát triển
và tạo được sự chuyển biến về kỹ thuật của các nghề này. Mặc dù có những tác
động tích cực ấy những chính sách của triều đình Tự Đức cũng không làm thay đổi
được tính chất căn bản trong chính sách của triều đại này là trọng nông và áp bức
chuyên chế cực đoan.
1.2.3 Những chính sách khác
Ngoài chính sách trưng tập thợ vào các công xưởng làm việc và chính sách thuế
biệt nạp, triều đình Tự Đức còn thực hiện một số ít chính sách biện pháp nhằm
khuyến khích người thợ và thúc đẩy thủ công nhiệp. Trong đó nổi bật nhất là chính
sách nhà nước khuyến khích đầu tư cho thợ thủ công sang nước ngoài học nghề
hoặc ở trong nước rèn luyện và nâng cao tay nghề. Vào năm Tự Đức thứ 19 (1866)
triều đình sai hai tỉnh “Vĩnh Long và An Giang” lựa chọn các thuộc viên làm thợ
hoặc sỹ nhân nhanh nhẹn, tài cán, có ý tứ tinh xảo, độ 20 người hậu cấp cho quần
áo, lương thực sai tới tỉnh Gia Định học tập các nghề công xảo như đúc luyện sắt
23
tây, đóng tàu thuyền, đúc súng lớn, đúc hạt nổ, chế tạo đạn, làm đồng hồ, làm dây
đồng để đưa tin tức và các loại máy móc... nhưng cho tỉnh Vĩnh Long phải khoản
đãi hậu cho viên giáo tập người Tây để họ không giấu giếm”[5;20].
Cao hơn thế một bước vào năm 1870 triều đình đưa ra chính sách: chọn các
hạng thợ thuyền ở Hộ vệ, Cảnh tất, Thần cơ, Đốc công lấy 15 người tuổi trẻ biết
chữ chia đi đến đô thành nước Pháp, nước Anh học tập đóng tàu, đúc súng, học
tiếng, học chữ 3 năm hoặc 1, 2 năm tinh xảo được việc sẽ cất nhắc không theo thứ
bậc” [6;41].
Như thế mặc dù chưa nhiều song những chính sách trên đã chứng tỏ sự cố gắng

và những điểm tiến bộ của triều đình Tự Đức đối với hoạt động thủ công nghiệp.
Nhưng những biện pháp chính sách trên chưa làm thay đổi cơ bản nội dung, tính
chất thủ công nghiệp.
Tóm lại, một số chính sách, biện pháp của triều Tự Đức có tác dụng nhất định
đối với hoạt động của thủ công nghiệp nước ta nửa cuối thế kỉ XIX. Nhưng những
chính sách đó đều cũ kỹ, lạc hậu, lỗi thời, bảo thủ chủ yếu duy trì nghề thủ công
truyền thống, gắn với nông nghiệp chưa tách ra khỏi nông nghiệp. Thủ công nhgiệp
chưa mang tính chất sản xuất hàng hóa để trao đổi buôn bán trên thị trường mà chỉ
đáp ứng yếu cầu tự cung tự cấp. Vì thế kinh tế thủ công nghiệp không phát triển
được. Nguyên nhân cửa sự cũ kĩ bảo thủ trong những chính sách của triều đình Tự
Đức đó là tư tưởng Nho giáo lỗi thời không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử.
24
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỦ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI THỜI TỰ
ĐỨC (1848-1883)
Dưới chế độ phong kiến thủ công nghiệp Việt nam được chia làm 2 bộ phận
chính đó là : thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian. Vì thế khi
ngiên cứu thực trạng thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức chúng tôi sẽ tìm
hiểu dựa trên sự phân chia ấy.
2.1 Thủ công nghiệp nhà nước
2.1.1 Công xưởng đúc tiền
Bất cứ triều đại nào, sản xuất và quản lí tiền tệ là công việc hết sức quan trọng
không chỉ vì ý nghĩa kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị lớn lao. Sau khi lên
ngôi vua, thiết lập vương triều Nguyễn, Gia Long đã khẩn trương lập lại cục đúc
tiền mới nhằm khảng định quyền lực của triều đại mình. Dưới thời Tự Đức về cơ
bản nhà nước vẫn nắm độc quyền đúc tiền qua hai công xưởng lớn là Bảo Tuyền
Cục và Bảo Hóa Kinh Cục. Bảo Tuyền Cục được xây dựng vào năm 1803 tại
Thăng Long. Thợ đúc trong Bảo Tuyền Cục được tuyển theo chế độ gia công thu
thuế và làm thuê. Một số Hoa kiều giàu có cũng xin tự mua kim đúc tiền. Thời Tự
Đức, buổi đầu nhà nước vẫn đầu tư mở rộng xưởng đúc tiền này nhưng vể sau do

nhiều sự biến mà giảm sút dần. “Năm 1850 nhà nước đặt thêm hai lò đúc tiền ở
huyện Thọ Xương tỉnh Hà Nội” [1;224]. Đến năm 1855 lại “bỏ bởt 9 lò ở cục Khai
Bảo Hà Nội chỉ lưu lại 3 lò gần thành” [2;128]. Và rồi từ đó hoạt động của Tràng
Tiền giảm sút dần.
Nhà nước quản lý cục Bảo Tuyền Hà Nội thông qua hai nhân vật là: tổng trấn
Bắc Thành và tổng đốc Hà Ninh. Trực tiếp điều hành công việc là viên đại sứ, giúp
việc là hai viên phó sứ, một người đốc biện việc thu phát tiền đã đúc. Trong xưởng
đúc tiền ở Hà Nội thường có 100 đến 500 thợ làm việc với nhiều chế độ lao động
khác nhau. Cục đúc tiền chính thức thứ hai là Bảo Hóa Kinh Cục mở vào năm 1820
25

×