Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 82 trang )











LUẬN VĂN:

Tìm hiểu tâm lý của người nông dân
đồng bằng sông Cửu Long

























Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện, Đảng và Nhà nước ta
đã nhất quán thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo
cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước.
Trong điều kiện một đất nước nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, muốn phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong những năm trước mắt phải hướng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Chính
vì thế Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn” [26; tr 24].
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong cả nước nói
chung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn,
phức tạp, một mặt do điều kiện kinh tế - xã hội, mặt khác do tâm lý sản xuất nhỏ của
người nông dân quy định.
Việc khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ, tác phong, nếp sống, nếp nghĩ lạc hậu gắn
liền với nền sản xuất nhỏ là rất cần thiết và là việc làm cực kỳ khó khăn, gian khổ. Nhưng
chính việc ấy lại đưa lại hiệu quả to lớn cho việc xây dựng xã hội mới. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: Những thói quen, nếp nghĩ, truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm
ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ, nên cần cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó,
lâu dài [19; tr 25].




Vì vậy, việc tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long là
nhiệm vụ cấp thiết, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đề tâm lý
sản xuất nhỏ. Nhưng mới dừng lại ở từng khía cạnh tâm lý người nông dân nông thôn
miền Bắc, miền Trung. Việc tìm hiểu tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu
Long thì chưa có công trình nào đề cập tới, có chăng chỉ là những bài viết mang tính
khái quát ở một mặt nào đó của tâm lý người nông dân vùng đất mới.
3. Giới hạn của luận văn
Luận văn nghiên cứu tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long với tư
cách là một bộ phận của ý thức xã hội, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu, tìm ra
những biểu hiện đặc thù của tâm lý, trên cơ sở khảo sát ở một số tỉnh thuộc đồng bằng
sông Cửu Long (chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang).
4. Mục đích và nhiệm vụ.
- Xác định những đặc điểm của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu
Long qua khảo sát ở Kiên Giang và nêu một số giải pháp chủ yếu để phát huy tính tích
cực, khắc phục biểu hiện tâm lý tiêu cực của người nông dân đồng bằng sông Cửu
Long.
- Để thực hiện mục đích trên luận văn thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:



+ Phân tích những điều kiện hình thành tâm lý người nông dân đồng bằng sông
Cửu Long.
+ Tìm hiểu đặc điểm tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long và sự
biến đổi của nó qua các thời kỳ lịch sử.
+ Nêu lên một số biện pháp nhằm phát huy những tâm lý tích cực và hạn chế
tâm lý tiêu cực của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Cơ sở lý luận:
+ Luận văn dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các văn kiện của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, ý thức xã hội.
+ Luận văn có tham khảo các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến
đề tài.
- Phương pháp: Trong luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp, phân tích
tổng hợp, lịch sử, logíc, phương pháp điều tra xã hội học ở một số địa phương huyện,
thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
6. Cái mới của luận văn
- Nêu lên sự biến đổi của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua các
thời kỳ lịch sử.



- Chỉ ra những mặt tích cực và những biểu hiện tiêu cực mang tính đặc thù của
tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
- Nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt
tiêu cực của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long.
7. ý nghĩa của luận văn
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu giảng dạy những
vấn đề ý thức xã hội nói chung và các vấn đề về tâm lý của người nông dân nói riêng.
- Giúp cấp ủy địa phương góp phần hoạch định chính sách đối với nông dân
trong vùng. Mặt khác cũng giúp Đảng, chính quyền Nhà nước tìm ra những phương
thức giáo dục nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực đối với một bộ phận cán bộ
chủ chốt ở cơ sở có nguồn gốc xuất thân từ nông dân.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương, 9 tiết.




Chương 1
Vấn đề tâm lý và những yếu tố tác động
đến việc hình thành tâm lý người nông dân
đồng bằng sông Cửu Long
1.1. Tâm lý nông dân
1.1.1. Tâm lý cộng đồng và đời sống tinh thần của xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác, đời sống xã hội được
chia thành đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong đó đời sống tinh thần được
nảy sinh trên cơ sở đời sống vật chất, và là sự phản ánh đời sống vật chất. Mác viết:
không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của nó, trái lại, chính tồn tại xã hội
của họ quyết định ý thức của họ [16; tr 78]. Trong ý thức xã hội, tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng là hai bộ phận chủ yếu cấu thành nội dung của nó. Cả tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng đều do tồn tại xã hội quyết định, đều là sự phản ánh tồn tại xã hội nhưng sự phản
ánh đó ở những trình độ khác nhau. Tâm lý xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội ở trình
độ thấp, ở dạng ý thức thông thường còn hệ tư tưởng là sự phản ánh trình độ cao, ở
dạng ý thức lý luận.
So với tâm lý xã hội, hệ tư tưởng ở trình độ cao hơn nhưng không phải nảy
sinh tự phát từ tâm lý xã hội. Nó là kết quả phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật
chất, những quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội bằng khái quát lý luận
trên cơ sở những tư liệu đã có từ trước. Nó chính là những tư tưởng, quan điểm đã



được hệ thống hóa thành lý luận, thành các học thuyết khác nhau về chính trị xã hội,
đại diện cho lợi ích của các giai cấp nhất định.
Giữa hệ tư tưởng và tâm lý xã hội có sự khác nhau về sự hình thành, hệ tư
tưởng hình thành một cách tự giác, còn tâm lý xã hội là toàn bộ những tình cảm, những
tâm trạng, xúc cảm của con người được hình thành tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp
của những điều kiện sinh sống hàng ngày.

Trong xã hội có giai cấp, tâm lý xã hội mang tính giai cấp, những giai cấp
khác nhau có sự khác nhau về tâm lý. Sự khác nhau đó xuất phát từ sự khác biệt về lợi
ích của họ. Chủ nghĩa Mác không phủ nhận tính chất phổ biến của tâm lý xã hội, bởi
vì, tính phổ biến ấy không những không xóa bỏ tính giai cấp mà nhiều lúc còn tồn tại
như tầng sâu của tính giai cấp.
Tâm lý xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội. Do đó, khi tồn tại xã hội thay đổi,
tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của nó. Song, thực tế đã chứng minh rằng tâm lý xã hội
có sức bền vững, tính ỳ rất lớn. Nó có thể tồn tại ngay khi cơ sở kinh tế - xã hội đã bị
thay đổi. Để khắc phục những nét tâm lý cũ, lạc hậu, Lênin đã chỉ rõ: “nhiệm vụ cơ
bản của các cán bộ làm công tác giáo dục và của Đảng cộng sản - đội tiền phong trong
cuộc đấu tranh là phải giúp đỡ việc rèn luyện và giáo dục quần chúng lao động để khắc
phục những thói quen cũ, những tập quán cũ do chế độ cũ để lại" [9; tr 474].
Tâm lý cộng đồng là một bộ phận của đời sống tinh thần cộng đồng và thuộc
lĩnh vực ý thức xã hội. Với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, tâm lý con người trở
thành yếu tố cơ bản và biểu thị cho sự tiến bộ xã hội. Hơn nữa, bản chất con người là
tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Thông qua giao tiếp, thông qua tiếp thu các giá trị
văn hóa tinh thần của cộng đồng mà mỗi cá nhân hình thành cho mình một hệ ý thức
về quan hệ.



Thông qua giao tiếp, con người tiếp thu và sáng tạo ra các giá trị văn hóa.
Nghiên cứu sự giao tiếp giữa con người với con người trong cộng đồng, chúng ta thấy
có hai yếu tố tác động vào sự phát triển của văn hóa; tính khép kín và tính mở rộng.
Con người có thể giao tiếp trong phạm vi một cộng đồng khép kín nào đó hoặc cũng có
thể sự giao tiếp được mở rộng sang cộng đồng khác. Hoạt động giao tiếp không chỉ
nhằm tái sản xuất ra cá nhân con người mà còn hình thành nên tâm lý và lối sống của
họ.
Phương thức giao tiếp, cách thức hoạt động trong cộng đồng bị chi phối bởi
những yếu tố “vật chất” tức là các điều kiện kinh tế - xã hội, địa lý, khí hậu của từng

vùng mà cộng đồng đó tồn tại [13; tr 20]. Vì vậy, phương thức giao tiếp, cũng như
cách thức hoạt động đã để lại những dấu ấn tâm lý chung cho mỗi cộng đồng người.
Từ đó cho chúng ta thấy, tâm lý cộng đồng như một tấm gương phản ánh những điều
kiện sống mà con người đang tồn tại và phát triển. Việc nghiên cứu điều kiện địa lý tự
nhiên, kinh tế - xã hội cũng cho ta thấy những yếu tố đặc trưng trong tâm lý của mọi
cộng đồng. Nói một cách khác, tâm lý cộng đồng được hình thành trong lịch sử như
một bộ phận của ý thức xã hội và tâm lý đó bị chi phối bởi cả những yếu tố bên trong
và bên ngoài cộng đồng.
Tâm lý cộng đồng của nông dân đồng bằng sông Cửu Long cũng như các vùng
dân cư khác đều vận động và phát triển theo một số quy luật chủ yếu dưới đây:
Thứ nhất, Tâm lý cộng đồng phát triển trong sự phụ thuộc và tác động tích cực
đến đời sống vật chất của xã hội.
Tâm lý cộng đồng được hình thành trong đời sống tinh thần của con người và
bị tác động của cả những yếu tố bên ngoài, song sự tác động về kinh tế là tác động
mạnh nhất và quyết định nhất. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa
trong đó có tâm lý cộng đồng. Những con người hiện thực đang hành động theo các



quy luật kinh tế và chịu sự chi phối bởi sự phát triển nhất định của một trình độ lực
lượng sản xuất. Sự giao tiếp giữa các cá nhân trong cộng đồng phải phù hợp với sự
phát triển ấy, với quá trình sản sinh ra các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần để
thỏa mãn các nhu cầu của mình. Sản xuất ra các giá trị tinh thần chỉ có thể được nhờ
các phương tiện vật chất. Con người giao tiếp với nhau trước hết để trao đổi các giá trị
vật chất và thông qua đó con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần. Vì vậy, phương
thức sản xuất và đời sống vật chất quyết định quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa
tinh thần. Tuy nhiên tâm lý cộng đồng với tư cách là một hệ thống mở và nhạy cảm
không hoàn toàn phụ thuộc vào các phương thức sản xuất; nó có sự vận động và phát
triển nội sinh, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại sinh. Mặt khác, đến
lượt nó, tâm lý cộng đồng lại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lực lượng sản

xuất.
Thứ hai, Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác đã chứng minh và kiểm nghiệm
mối quan hệ phụ thuộc của tâm lý cộng đồng và đời sống tinh thần của xã hội, thông
qua việc khẳng định sự kế thừa có chọn lọc các giá trị truyền thống.
Kế thừa những mặt tích cực và loại bỏ những mặt tiêu cực trong các giá trị
văn hóa truyền thống là nét đặc trưng nhất trong quá trình hình thành và phát triển
tâm lý cộng đồng. Quá trình chuyển tiếp từ xã hội này sang xã hội khác làm thay đổi
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cả hệ thống chính trị, nhưng những yếu tố
tâm lý lại tỏ ra bền vững hơn vì nó có sự kế thừa tâm lý cộng đồng và bao hàm cả
việc phê phán các yếu tố tinh thần đã lạc hậu, đồng thời khắc phục những mặt hạn
chế tồn tại của nó. Sự giao lưu giữa cá nhân trong cộng đồng người mang bản chất xã
hội - lịch sử đã tạo ra những nếp nghĩ, những tình cảm, thói quen. Chính những hiện
tượng tâm lý đó khi ăn sâu vào tiềm thức con người, nó có thể biến thành một sức
mạnh vật chất. Vì vậy, những biểu hiện tâm lý bên cạnh sự di truyền sinh học còn có
di sản xã hội, tức là khả năng chuyển tâm lý cộng đồng vào mỗi cá nhân. Di sản này
bao giờ cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội.



Thứ ba, Cùng với những quy luật trên, tâm lý cộng đồng phát triển trong sự
tác động qua lại giữa các cá nhân, các lĩnh vực của đời sống xã hội và sự giao lưu
giữa các nền văn hóa [14; tr 14].
Sự phát triển của tâm lý cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự tác động qua lại lẫn
nhau giữa các lĩnh vực trong đời sống xã hội [23; tr 11].
Sự giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, các miền, các nền văn hóa cũng ảnh hưởng
rất lớn đến yếu tố tâm lý. Chẳng hạn, khi được tiếp xúc với một nền văn hóa mới, khác
lạ, con người có điều kiện so sánh và từ đó đánh giá lại những giá trị văn hóa của mình
để thấy được những khác biệt và tương đồng giữa văn hóa của mình và văn hóa thế
giới, cũng như văn hóa của vùng này với văn hóa của vùng khác. Sự tương tác giữa các
lĩnh vực và những ảnh hưởng của bên ngoài không phải lúc nào cũng có thể làm thay

đổi bản sắc tâm lý cộng đồng, song nó có thể giúp con người có một tấm gương để
nhìn kỹ lại mình, từ đó thấy rõ mình hơn.
Như vậy, tâm lý cá nhân hay tâm lý cộng đồng cũng đều là sự phản ánh hiện
thực khách quan, đặc biệt là sự giao tiếp giữa con người với con người. Đồng thời nó
chịu sự chi phối của hàng loạt các yếu tố bên ngoài mà trước hết là đời sống lao động
của mỗi người và cộng đồng.
1.1.2. Tâm lý nông dân
Tâm lý là sản phẩm của sự tác động qua lại bằng tín hiệu của hệ thống hữu
sinh. Khi nói đến bản chất của tâm lý, cần phân biệt khái niệm triết học của nó với khái
niệm khoa học cụ thể của nó. Khái niệm triết học của tâm lý gắn với vấn đề cơ bản của
triết học. Về mặt này khái niệm tâm lý cùng loại với khái niệm nhận thức luận, “ý
thức”, “tư duy”, “nhận thức”, “lý tính”, “ý niệm”, tinh thần [23; tr 518] và được chủ



nghĩa duy vật biện chứng coi như là thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao. Đó
là sự phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tâm lý xã hội phản ánh tồn tại
xã hội. Tồn tại xã hội bao gồm ba yếu tố cấu thành (phương thức sản xuất, hoàn cảnh
địa lý, dân số) trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất. Do đó, ở một khía
cạnh cụ thể, có thể nói tâm lý xã hội là sự phản ánh trực tiếp những đặc điểm của nền
sản xuất xã hội ở giai đoạn lịch sử nhất định. Với những nước mà ở đó, nền sản xuất
nhỏ giữ vai trò chủ đạo thì tất yếu sẽ hình thành tâm lý sản xuất nhỏ - một dạng tâm
lý xã hội được nảy sinh, hình thành từ sự phản ánh những đặc điểm của nền sản xuất
nhỏ đó.
Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, là lịch sử phát triển
của các phương thức sản xuất, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập
đến loại hình sản xuất nhỏ, đặc biệt khi các ông phân tích sản xuất Châu á và xã hội
tiền tư bản. Trong các tác phẩm kinh điển, khái niệm “sản xuất nhỏ” nhiều khi được
thay thế bởi các khái niệm “kinh tế tự nhiên”, "kinh tế gia trưởng”, "sản xuất hàng hóa

giản đơn”, “kinh tế tiểu nông”, “sản xuất hàng hóa nhỏ”
Theo Mác: “Tiền đề của phương thức sản xuất của những người sản xuất nhỏ
độc lập, làm việc cho bản thân, là ruộng đất thì chia manh mún, các tư liệu sản xuất thì
phân tán [15; tr 287].
Trong tác phẩm Chống Đuy Rinh, khi bàn về các nền sản xuất có trước chủ
nghĩa tư bản, Ăngghen viết: “Trước khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, tức là
trong thời trung cổ, ở đâu người ta cũng chỉ thấy toàn là nền sản xuất nhỏ, dựa trên cơ
sở quyền tư hữu của những người lao động về tư liệu sản xuất của mình như: nông
nghiệp của người tiểu nông tự do hay nông nô, thủ công nghiệp ở thành thị. Các tư liệu
lao động - như ruộng đất, nông cụ, xưởng thợ, dụng cụ của người thợ thủ công - đều là



những tư liệu lao động của cá nhân, chỉ tính toán cho vừa với việc sử dụng cá nhân.
Cho nên, những tư liệu ấy tất nhiên là vụn vặt, rất nhỏ bé và có hạn [18; tr 448, 449].
Từ ý kiến của Mác và Ăngghen như đã nêu trên, chúng ta thấy cơ sở của nền
sản xuất nhỏ là quyền chiếm hữu những tư liệu sản xuất nhỏ bé, vụn vặt. Về điểm này,
Mác đã nêu trong bộ Tư bản: “Quyền tư hữu của người lao động đối với những tư liệu
dùng vào hoạt động sản xuất của mình là cơ sở của nền kinh doanh nông nghiệp nhỏ hoặc
thủ công nghiệp nhỏ" [15; tr 286].
Lênin cũng chú ý đến đặc trưng của sản xuất nhỏ, Người viết: “Quyền tư hữu
của nông dân đối với ruộng đất mà anh ta cày cấy là cơ sở của sản xuất nhỏ, là điều
kiện cho nền sản xuất nhỏ ấy được phồn thịnh và đạt tới một hình thái điển hình” [11;
tr 34].
Như vậy theo quan niệm của Mác, Ăngghen và Lênin, tâm lý sản xuất nhỏ bao
gồm tâm lý nông dân. Hơn nữa, tâm lý xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội mà tồn tại
xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử cơ bản là nền sản xuất của xã hội đó. Trong điều kiện
của nền sản xuất đó, người nông dân muốn tồn tại phải tiến hành sản xuất để tạo ra
những sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của mình. Quá trình đó, đã nảy sinh những biểu
hiện tâm lý tốt đẹp, nhưng mặt khác, từ nền sản xuất nhỏ cũng làm nảy sinh những mặt

tâm lý tiêu cực của người nông dân làm cản trở quá trình xây dựng xã hội mới. Do vậy,
xét về nguyên tắc, trong quá trình xây dựng xã hội mới, chúng ta phải luôn luôn kế
thừa và phát triển những yếu tố tích cực của cái đã qua, đồng thời phải xóa bỏ và khắc
phục những yếu tố tiêu cực đang cản trở sự ra đời của xã hội mới.
Như trên ta đã khẳng định sản xuất nhỏ đồng thời cũng là cơ sở để từ đó hình
thành tâm lý nông dân, tâm lý tiểu tư sản. Tuy vậy, tâm lý sản xuất nhỏ và tâm lý nông
dân không hoàn toàn thống nhất, mà giữa chúng chỉ có những điểm tương đồng. Khi ta
nói tâm lý nông dân, tâm lý tiểu tư sản là ta chủ yếu đi vào xét ở khía cạnh giai cấp,



nhấn mạnh mặt giai cấp của vấn đề. Chẳng hạn, khi ta nói tâm lý nông dân là nói tâm
lý của một giai cấp gắn liền với những điều kiện lao động sản xuất nông nghiệp,
nông thôn. Sản xuất nông nghiệp ở nước ta mang tính chất của một nền sản xuất nhỏ,
những tính chất sản xuất nhỏ ấy cũng thể hiện ở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Tâm lý sản xuất nhỏ được chú ý ở các biểu hiện đặc trưng gắn với những điều
kiện lao động của nền sản xuất nhỏ nói chung.
ở nước ta hiện nay, nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ. Những biểu hiện đó
có thể thấy được rất rõ trong những thói quen, suy nghĩ, tình cảm, hành động, trong lối
sống của các cá nhân, trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Tuy nhiên,
trong phạm vi của luận văn này chúng tôi chỉ tập trung phân tích những biểu hiện đặc
thù của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, qua việc khảo sát tại tỉnh
Kiên Giang, một tỉnh có thế mạnh nông nghiệp vào loại hàng đầu của khu vực.
1.2. Cơ sở hình thành tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu
Long
1.2.1. Tác động của những yếu tố địa lý, khí hậu
Chủ nghĩa Mác cho rằng cơ cấu tâm lý của một cộng đồng xã hội phụ thuộc
vào cơ cấu kinh tế, là sự phản ánh kinh tế. Song không thể nhìn đơn giản, máy móc,
suy diễn tâm lý một cách phiến diện, bắt nguồn một cách trực tiếp từ kinh tế. Tâm lý
phản ánh kinh tế qua rất nhiều khâu trung gian như điều kiện địa lý, hệ thống chính trị,

đạo đức xã hội, tôn giáo, văn hóa [23; tr 26]. Tâm lý sản xuất nhỏ vừa là tàn dư của
quá khứ do xã hội cũ để lại, vừa là sản phẩm hiện tại của tồn tại xã hội, vì vậy muốn
hiểu rõ tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trước hết phải xem xét
những điều kiện cơ bản ảnh hưởng của nó.



Điều kiện địa lý tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long có những nét đặc thù. Do
lịch sử kiến tạo về cấu trúc, đồng bằng sông Cửu Long gồm ba bộ phận chính, rìa phía
đông là dãy phù sa giáp với miền cao đông Nam bộ, ở giữa là một bộ phận phù sa mới
nổi lên giữa sông Tiền và sông Hậu. Đất đai ở đây nhiều màu mỡ, có thể trồng trọt
quanh năm. Phía sau là miền đất trũng Đồng Tháp Mười với độ chua mặn trung bình
và nay đang trong quá trình được cải tạo. Khí hậu đồng bằng sông Cửu Long mang
tính chất cận xích đạo và thể hiện rõ ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu Tây Nam từ ấn
Độ Dương tới. Nhiệt độ trung bình hàng tháng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
vừa cao vừa ổn định. Sự phân mùa không theo nhiệt độ mà theo biến động của lượng
mưa. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng
5 đến tháng 11 hàng năm. Tháng 9, tháng 10 là tháng lũ lụt, nước sông Cửu Long lên
từ từ, khác hẳn thủy chế sông Hồng. Nhưng lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long xảy ra
chủ yếu là do nước phía trên nguồn, vì khi bão đổ bộ vào khu Bốn cũ vượt qua Trường
Sơn gây mưa lớn ở Trung hạ Lào và đông Campuchia thì có thể có lũ đột xuất ập tới
đồng bằng sông Cửu Long ngay trong thời kỳ khô hạn.
Với một nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào nước trời, chúng ta cần biết đến sự
phân bố mưa theo thời gian và cả không gian, cùng với chế độ thủy văn và ảnh hưởng
của thủy triều. Cơ cấu thủy văn ở đây hàng năm không đồng đều do gió mùa Tây Nam
từ ấn Độ Dương đem mưa tới miền ven biển Rạch Giá và Cà Mau là nơi nhận được
mưa sớm nhất, ngay từ tháng tư. Phía Gò Công Tiền Giang lại là nơi nhận được mưa
chậm đến hơn một tháng sau, cuối tháng tư, có khi sang tháng sáu. Lượng mưa hàng
năm trung bình giao động từ 1.300mm đến 2.000mm rải ra trên một địa hình đồng
bằng bằng phẳng, trên 2/3 diện tích cao chưa đến 1 m so với mặt biển. Đó chính là

nguồn gốc của những dòng chảy bao gồm cả một mạng lưới sông rạch thiên nhiên
chằng chịt bao quanh các tỉnh trong vùng, hình thành nên một hệ thống thủy văn dày
đặc, tỏa đều khắp lãnh thổ cùng với các nhánh sông Đồng Nai.



Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng hơn 4 triệu ha trồng
lúa nước, có độ màu mỡ cao. Đất đai phì nhiêu, tài nguyên phong phú, thiên nhiên ưu
đãi, dành nhiều thuận lợi cho con người. Sông sâu, nước quanh năm mấp mé bờ chảy
đều đặn. Độ chênh lệch giữa mực nước và mặt đất không đáng kể. Đó là điều kiện lý
tưởng đối với nhà nông.
Với điều kiện như trên, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long làm ruộng
chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Hàng năm vào tháng tư đầu mùa mưa, họ tiến hành vỡ
đất hàng loạt, sau một thời gian mưa nhiều, hai con sông Tiền và sông Hậu dâng lên từ
từ, đưa nước vào đồng ruộng, đất đang được phơi ải, gặp nước trở lên thục, thích hợp
với sự phát triển của cây lúa. Người nông dân trong vùng chỉ cần gieo giống xuống và
cứ thế không cần phải làm cỏ, bỏ phân, sau một thời gian, đến tháng chín là được thu
hoạch lúa ngắn ngày. Còn loại lúa dài ngày gọi là lúa mùa, cũng chẳng phải tốn kém
nhiều, chủ yếu là theo dõi sâu bệnh, hoặc một khi thấy lúa tốt quá, phải hãm lại bằng
cách cắt bớt lá hay có thể dùng trâu bừa cho lúa dập xuống. Phần lớn người nông dân
trong vùng canh tác dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên. Sau khi xuống giống, người
nông dân chỉ ngồi trông trời, trông đất, trông mây cho tới khi được thu hoạch. Cách
thức sản xuất như trên, đã dẫn đến tâm lý “làm chơi ăn thiệt”. Phương thức canh tác
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nghề nông phát triển phần lớn nhờ lượng phù sa đã làm
cho lúa xanh tốt và năng suất cao. ở vùng này đất đai tốt nhưng phân bổ không đều, có
nơi mùa mưa trồng cây được, song đến mùa khô lại phải bỏ hoang, ngược lại, cũng có
nơi giống này cấy thì được thu hoạch, giống loại khác cấy lại không được thu hoạch
v.v Chính vì vậy giống trở thành vấn đề quan trọng đối với nông nghiệp đồng bằng
sông Cửu Long. Ngoài giống ra phân cũng có tác dụng mạnh đến quá trình phát triển
nông nghiệp ở nơi đây, song có điều người nông dân trong vùng chỉ quen sử dụng phân

hóa học; bởi vì nước sông hàng năm đã đem lại phù sa cho đồng ruộng thường xuyên.
Nếu bón nhiều phân hữu cơ như đồng bằng sông Hồng thì có vụ không được thu
hoạch.



Bên cạnh những yếu tố kỹ thuật, nước, phân, giống, khí hậu là yếu tố cũng ảnh
hưởng đến nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng
cận xích đạo có nhiệt độ trung bình hàng năm không chênh lệch bao nhiêu. Xét về mặt
thuận lợi vùng này có nhiệt độ thích hợp đối với canh tác lúa. Lịch sử đồng bằng sông
Cửu Long ít thấy có tình trạng gieo mạ hai ba lần trong một vụ. ở đây có đặc điểm khí
hậu trái ngược với đồng bằng sông Hồng, ở đồng bằng sông Hồng nhiệt độ chênh lệch
các mùa khá cao, mùa đông là mùa rét nhất. ở đồng bằng sông Cửu Long mùa đông lại
là mùa khô và có nhiệt độ cao nhất so với các mùa trong năm. Về mùa đông, đồng
bằng sông Hồng tuy chịu ảnh hưởng của cái rét gió mùa đông bắc làm cho hoa màu
kém phát triển, nhưng vẫn sản xuất được. Trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long lại
chịu ảnh hưởng cái hạn khô của gió mùa đông bắc làm cho nhiều nơi không thể trồng
cấy được. Đặc điểm tự nhiên như trên đã tác động đến tâm lý người nông dân đồng
bằng sông Cửu Long. Thời gian từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, là thời gian nông
nhàn chỉ có ăn chơi, nhậu nhẹt và giao lưu văn hóa.
1.2.2. Điều kiện kinh tế
Tâm lý nông dân là một bộ phận của ý thức xã hội. Vì lẽ đó, tâm lý của người
nông dân đồng bằng sông Cửu Long phản ánh chính đời sống và điều kiện sinh hoạt
vật chất của họ. Mặt khác, đời sống và điều kiện sinh hoạt vật chất của người nông dân
đồng bằng sông Cửu Long luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của cơ cấu xã hội, cho
nên tâm lý người nông dân nơi đây cũng dần dần biến đổi theo.
Nhìn một cách khái quát, nền kinh tế đồng bằng sông Cửu Long phát triển qua
những thời kỳ sau đây: nền kinh tế thời kỳ mới khai phá người nông dân phát triển kỹ
thuật lúa nước cổ truyền dưới chế độ phong kiến. Thời kỳ thứ hai dưới chế độ thực dân
cũ, Pháp biến đồng bằng sông Cửu Long thành vùng nông nghiệp độc canh, lạc hậu,

thiết lập chế độ địa chủ để vơ vét lúa gạo xuất khẩu kiếm lời. Thời kỳ thứ ba là thời kỳ
Mỹ Ngụy. Thời kỳ thứ tư là nền kinh tế thị trường hiện nay, cách phân kỳ kinh tế nêu



trên chỉ mang tính chất ước lệ. Nhưng mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế đã để lại
những dấu ấn khác nhau trong tâm lý người nông dân vùng này. Dưới đây là những
đặc điểm kinh tế ảnh hưởng đến tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua
các thời kỳ.
Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII đồng bằng sông Cửu Long mới được khai
phá. Những người nông dân đàng ngoài tiến vào khai hoang vùng đất mới này, phần
đông là những người nghèo khổ, bị thiếu thốn về vốn liếng, công cụ, trâu, bò cho nên
đất đai mà họ khai thác lúc đầu chỉ mới được một diện tích nhỏ bé. Điều nó đã đưa tới
sự hình thành nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu nhỏ là phổ biến. Phương thức sản
xuất như thế đã không cho phép người nông dân tập trung tư liệu sản xuất và trong
sản xuất cũng không cho phép họ có sự hợp tác trên quy mô lớn, không có điều kiện
cho con người phát huy sức mạnh của mình chống lại sự thống trị của thiên nhiên.
Người nông dân chỉ quen làm ăn trên miếng đất nhỏ bé của mình với công cụ thô sơ
cầm tay, với kỹ thuật thủ công lạc hậu đã có từ ngàn xưa để lại theo phương thức canh
tác cổ truyền. Cơ sở ruộng đất ở thời kỳ này như Mác nói: “Là phòng thí nghiệm tự
nhiên của anh ta” [14, tr. 101], họ sản xuất bằng sự nỗ lực của cơ bắp là chủ yếu thì
đương nhiên kiến thức khoa học kém phát triển. Trong điều kiện như vậy, nhận thức
của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là chủ nghĩa kinh nghiệm.
Chủ nghĩa kinh nghiệm thể hiện ở chỗ, phương pháp suy nghĩ dừng lại ở cái cụ thể, ở
cái đơn nhất, ở mức độ cảm tính, trực quan, tư duy khái quát lý luận kém phát triển.
Chủ nghĩa kinh nghiệm khiến cho người nông dân có tư tưởng ỷ lại thiên nhiên, thiếu
sáng kiến, ngại đổi mới. Họ thường lấy kinh nghiệm của cá nhân, của người xưa, của
cha ông làm chân lý vĩnh cửu.
Đi vào vùng đất mới, thoạt đầu người nông dân trút bỏ được ách áp bức, bóc
lột của bọn phong kiến, địa chủ. Nhưng những khó khăn mới đã xuất hiện. Trước mặt

họ, một thiên nhiên đầy ưu đãi nhưng cũng hết sức khắc nghiệt. Những người đầu tiên



đi “khai sơn, lập địa” phải đương đầu với thú dữ, cá sấu, muỗi mòng cùng những bệnh
tật ác hiểm của vùng sình lầy, hoang dại dưới nắng trời nhiệt đới.
Để chiến thắng những trở lực trên bước đường chinh phục thiên nhiên, con
người không những cần có sức mạnh đôi tay mà còn cần ý chí và lòng dũng cảm, sự
chung lưng đấu cật, tình đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng yêu thương gắn bó, đùm bọc
lẫu nhau Từ đó, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long sớm hình thành tinh thần
đoàn kết, dân chủ và bình đẳng. Tinh thần đó không những thể hiện trong cuộc sống
mà cả trong lao động, sản xuất và chiến đấu chống kẻ thù chung.
Tinh thần đó phát triển song song với sự hình thành và phát triển của cấu trúc
xã, ấp và kết cấu kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long .
Làng là nơi cư trú của người Việt ở đồng bằng sông Hồng, là đơn vị xã hội
tương đối khép kín, sau lũy tre xanh, có ngôi đình làng, cây đa, giếng nước với quan hệ
họ hàng, làng xóm chặt chẽ dựa trên chế độ công điền, công thổ của làng xã.
Đơn vị cư trú tương đương với làng ở đồng bằng sông Hồng là ấp ở đồng bằng
sông Cửu Long. Trên vùng đất mới, dân tứ phương di chuyển đến tụ họp ven các sông,
lạch, kênh chằng chịt của lưu vực sông Cửu Long, tạo nên những ấp, xã mới, không
nằm giữa những lũy tre xanh bao bọc mà được xây dựng theo bờ kênh rạch, đằng trước
ghe thuyền qua lại, xung quanh là vườn cây ăn trái, đằng sau là ruộng vườn.
Cùng với cấu trúc xã, ấp, chế độ sở hữu ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long
thời kỳ đầu cũng không giống với đồng bằng sông Hồng, ở đồng bằng sông Cửu Long,
tỷ lệ ruộng đất công rất thấp (khoảng 3%), có nơi hầu như không đáng kể. Chế độ tư
hữu về ruộng đất sớm được xác lập; quan hệ họ hàng, làng xóm không bị ràng buộc
chặt chẽ như ở đồng bằng sông Hồng.




Tất cả những điều kiện trên thúc đẩy hình thành tâm lý tự lập và bồi đắp tinh
thần dân chủ, bình đẳng cho người nông dân nơi đây.
Bước vào thời kỳ lịch sử cận đại, cùng chung với số phận của cả dân tộc, nông
dân đồng bằng sông Cửu Long bị bọn thực dân Pháp thống trị và làm đảo lộn cuộc
sống. Sự thay đổi về chế độ sở hữu ruộng đất kéo theo sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã
hội ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.
Chính sách cơ bản của thực dân Pháp đối với nông thôn Nam Bộ nói chung và
đối với nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là tập trung cao độ ruộng đất vào
tay địa chủ (bao gồm địa chủ người Việt và địa chủ người Pháp) và biến nông thôn
Nam Bộ thành nơi sản xuất hàng hóa, biến lúa gạo Nam Bộ thành món hàng xuất cảng
chính ở Đông Dương.
Dưới tác động của chính sách đó, diện tích canh tác và lúa gạo hàng hóa ở
đồng bằng sông Cửu Long tăng lên rất nhanh. Nhưng diện tích canh tác càng tăng lên
thì mức độ tập trung ruộng đất càng lớn. Quá trình tập trung ruộng đất của thực dân
Pháp gắn liền với quá trình bần cùng hóa, phá sản hóa người nông dân lao động. Trong
khi một số ít đại địa chủ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cư dân nông thôn, nắm trong tay hầu
hết ruộng đất canh tác thì đại bộ phận nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng cày.
Họ phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, bị địa chủ bóc lột địa tô một cách nặng nề và
hầu như lệ thuộc vào chúng. Như vậy, từ khi Pháp xâm lược nền kinh tế của đồng bằng
sông Cửu Long đã có bước phát triển từ tình trạng sản xuất nhỏ manh mún, tự cung, tự
túc ở thời kỳ đầu khai phá đã chuyển dần thành nền sản xuất hàng hóa (sản phẩm chủ
yếu là lúa gạo). Như Mác đã nói: “Phương thức sản xuất của họ như thế nào, thì
phương thức tinh thần của họ như thế ấy”. Từ chỗ tâm lý của người nông dân nơi đây
sản xuất ra sản phẩm không phải mục đích để bán mà chủ yếu để ăn, có nhiều ăn
nhiều, có ít ăn ít. Điều kiện kinh tế ở thời kỳ này tác động mạnh đến tâm lý người nông
dân, làm nảy sinh tư tưởng, dám nghĩ, dám làm, làm có tính toán hiệu quả. Đến giai



đoạn này đã xuất hiện tâm lý sản xuất nông nghiệp không phải chủ yếu để ăn mà để

bán ra.
Đến thời Mỹ ngụy, nền kinh tế hàng hóa ở nông thôn đồng bằng sông Cửu
Long có bước phát triển cao hơn so với trước đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý người
nông dân trong sản xuất. Tâm lý làm ăn chạy theo lợi nhuận đã được thể hiện rõ nét ở
phần đông tầng lớp nông dân là trung nông.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất bước vào thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt từ khi chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ
nghĩa. Điều kiện kinh tế trong vùng phát triển nhanh chóng đã tác động đến tâm lý
nông dân, làm nảy sinh tư tưởng, dám nghĩ dám làm, làm ăn lớn và có tính toán đến
hiệu quả kinh tế. Nếu trước đây các hộ nông dân có tâm lý làm nông nghiệp sao cho có
số lúa đủ ăn hoặc dưa thừa chút ít thì lúc này tâm lý sản xuất kinh doanh trong nông
nghiệp đã được nảy sinh không phải chỉ ở tầng lớp trung nông mà còn ở mọi người
nông dân, khi có điều kiện cho phép. Chính vì vậy mà hiện nay có hộ nông dân ở đồng
bằng sông Cửu Long một vụ làm tới 200 - 300 công ruộng và thu hoạch tới hàng trăm
tấn lúa trong năm.
1.2.3. Các yếu tố chính trị - xã hội
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long cũng đã trải qua các thể chế chính trị, chế
độ phong kiến; chế độ thực dân cũ và mới và hiện nay là một xã hội phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Mỗi một thể chế chính trị đã tác động vào tâm lý nông
dân theo những cách rất khác nhau. Chế độ phong kiến tồn tại ở đồng bằng sông Cửu
Long không dài như ở đồng bằng sông Hồng. Do vậy dấu ấn phong kiến trong tâm lý
người nông dân đồng bằng sông Cửu Long không rõ nét. Chẳng hạn, theo tư tưởng
phong kiến quy định một tôn ty trật tự rất nghiêm khắc; quan niệm về đẳng cấp trong



xã hội cũng rất chặt chẽ, thì ở đồng bằng sông Cửu Long những quy định đó chỉ có ý
nghĩa tương đối. Nếu người trọng dụng nhất theo quan niệm phong kiến là người có
địa vị trong xã hội, thì quan niệm của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong

lĩnh vực tình cảm lại có quan niệm “trọng nghĩa khinh tài”. Mặt khác, quan niệm
phong kiến quy định quan hệ cư xử chặt chẽ trong gia đình, thì ở người nông dân đồng
bằng sông Cửu Long tâm lý này lại được mở rộng ra ngoài xã hội, ở đâu cũng thấy ba,
thấy má, anh hai, chị hai, chú ba, anh ba, chị ba
So với hệ thống chính trị phong kiến thì hệ thống chính trị của đế quốc có ảnh
hưởng đối với người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nặng hơn. Thời kỳ lịch sử từ
năm 1945 đến 1975 chỉ dài 30 năm nhưng đặc biệt quan trọng đối với tâm lý người
nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Đây là thời gian cách mạng kháng chiến dồn dập
và sôi động nhất, nhiều khi một ngày hơn nhiều năm, hơn nhiều chục năm phát triển
bình thường. Các biến động chính trị đều lớn và sâu, bao gồm những biến đổi to lớn ở
nông thôn Nam Bộ, ảnh hưởng đến ý thức tư tưởng của các tầng lớp dân cày. ảnh
hưởng đó tích cực có, song tiêu cực có và nhiều khi đậm nét.
Thời gian này diễn ra cuộc đấu tranh cực kỳ quyết liệt trên các mặt trận tư
tưởng, kinh tế chính trị, văn hóa để giành dân, chủ yếu đấu tranh để giành dân cày,
giữa một bên là bọn đế quốc và ngụy quân, ngụy quyền, với một bên là Đảng cộng sản
và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Ta thì xây dựng củng cố liên minh công
nông, địch thì phá hoại sự liên minh đó và lôi kéo giai cấp công nhân về phía giai cấp
tư sản thỏa hiệp, nhằm mở rộng cơ sở xã hội cho ngụy quyền.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta nói chung và đồng bào
Nam Bộ nói riêng càng gần thắng lợi càng diễn ra hết sức ác liệt. Tình hình đó đã tác
động đến tâm lý người dân chẳng những ở thành phố, đô thị mà ngay cả ở vùng nông
thôn đồng bằng sông Cửu Long. Tư tưởng ăn chơi, sống gấp, trụy lạc, buồn bã, tuyệt



vọng không có hướng đi đã được thể hiện ở một bộ phận nông dân, nhất là những
người nông dân thiếu tư liệu sản xuất.
Qua nghiên cứu của đồng bằng sông Cửu Long ta nhận thấy, mỗi sự phát triển
của xã hội, cũng như sự tiến bộ của sản xuất, đều có ảnh hưởng đến biến đổi tâm lý của
nông dân trong vùng.

1.2.4. Những yếu tố văn hóa tư tưởng
Gắn liền với sự lạc hậu về kinh tế là tình trạng lạc hậu về văn hóa. Điều đó ảnh
hưởng không nhỏ tới tâm lý nông dân. Trong chế độ cũ, giai cấp bóc lột đã nô dịch
người nông dân bằng một nền văn hóa phản động. Người nông dân đồng bằng sông
Cửu Long ít được học hành, lại bị tiêm nhiễm những ảnh hưởng xấu xa nhất của hệ tư
tưởng của giai cấp bóc lột. Do bị hạn chế bởi một trình độ văn hóa, khoa học thấp kém,
người nông dân thường dễ chấp nhận những hình thức mê tín dị đoan, dễ bị trói buộc
vào lễ giáo phong kiến.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng văn hóa lúa nước, văn hóa sông rạch, sông
biển. Dĩ nhiên nghề trông lúa nước ở đây được kết hợp với nhiều loại cây trồng khác
nhau như các loại rau củ, bầu bí, cây ăn trái và kết hợp với nghề phụ chăn nuôi, đánh
cá, thủ công nghiệp gia đình v.v
Tuy nhiên, nói đến bản sắc của nền văn hóa đồng bằng sông Cửu Long, trước
hết cần phải nói đến một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, trong điều kiện cụ thể của
vùng nhiệt đới. Đặc trưng đó in dấu sâu sắc trên toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần
của người nông dân nơi đây, ảnh hưởng rõ nét đến nếp sống, phong tục tập quán và
nhiều nghi lễ khác của họ. Đất và nước là hai yếu tố cơ bản nhất của điều kiện thiên
nhiên gắn liền với nghề lúa nước và cũng vì thế đất, nước, trở thành gần gũi với người



nông dân vùng đất mới. Văn hóa lúa nước là nền văn hóa nông nghiệp cổ truyền của
người nông dân Việt Nam.
Những đặc điểm sản xuất sinh hoạt của con người trong nền nông nghiệp lúa
nước ở đồng bằng sông Cửu Long đã được phản ánh vào văn hóa tinh thần của họ. Nó
phản ánh sự gắn bó của người nông dân với mảnh đất mà họ đổ mồ hôi và nước mắt ra
khai phá. Nó đã thể hiện tình thương của con người đối với quê hương đất nước và với
chính người lao động.
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre,
Thấy bông lúa đẹp thương người Hậu Giang

Văn hóa dân gian Nam Bộ đã thể hiện tâm lý người nông dân đồng bằng sông
Cửu Long và làm cái nền vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của các loại hình văn
hóa dân tộc qua các thời kỳ biến động của đất nước.
Dưới thời phong kiến hầu hết người nông dân đồng bằng sông Cửu Long
không biết chữ, có chăng chỉ được số ít người con nhà giàu biết chữ Hán, chữ Nôm.
Đến thời thực dân Pháp xâm lược, suốt ba mươi năm kể từ khi Pháp chiếm
được đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hà Tiên, Rạch Giá nói riêng cho
đến hết thế kỷ XIX, thực dân Pháp chỉ mở được vài ba trường sơ học với số học sinh
trên dưới 100 người. Theo địa phương chí tỉnh Hà Tiên do hội nghiên cứu Đông
phương phát hành năm 1901, tỉnh Hà Tiên có ba trường tổng, trường Bình Trị (Hòn
Chông) có 25 học viên và trường Phú Quốc tại Dương Đông, học viên nhiều hơn một ít
khoảng trên 30 học viên; Trường tỉnh lỵ Hà Tiên cũng khoảng 30 học viên.



Số liệu giáo dục của tỉnh Hà Tiên cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX [30, tr.
70].
Biểu 1:
Năm
học
Trường tổng Trường xã Tổng số học viên Số giáo viên
1800 1 2 137 3
1900 3 3 207 6
1918 4 4 340 6
Tại tỉnh Rạch Giá, vào năm 1899 trường tiểu học mới bắt đầu được mở nhưng
chưa xây dựng cơ bản. Mãi đến năm 1918 mới xây dựng trường Nam tiểu học và mãi
đến năm 1931 cả tỉnh mới có 12 lớp trường Nam và 6 lớp trường Nữ.
Sau cách mạng tháng 8/1945, dưới sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta, Hồ Chí Minh chỉ ra nạn dốt là một trong những phương pháp thâm độc mà
bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Người cũng khẳng định: “Một dân tộc dốt là một

dân tộc yếu” [20, tr. 20]. Người đã chỉ đạo chiến dịch chống nạn mù chữ trong cả
nước.
Thực hiện lời dạy của Bác, ở các vùng thị xã, thị trấn của đồng bằng sông Cửu
Long đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, phong trào bình dân học vụ phát triển. Trong khi
đó ở các vùng nông thôn, nông dân phần lớn là tá điền, là tay “rìu” nghèo khổ, cơm
không đủ no, áo không đủ ấm, nên ít quan tâm đến việc cho con em đi học chữ “lấy táo



đong lúa, không ai lấy táo đong chữ” là quan niệm phổ biến của người nông dân nơi
đây. Nhiều gia đình nông dân mang nặng tư tưởng phong kiến, không cho con gái học
chữ “sợ viết thư cho trai” [29, tr. 95].
Dưới thời Mỹ Diệm, với ý đồ đưa thanh niên vào nhà trường để giáo dục
theo tinh thần của chế độ “cộng hòa nhân vị” giả hiệu, hệ thống giáo dục có phát triển
nhanh so với trước. Nhưng điều đó không phải nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết
của người nông dân , mà chủ yếu phục vụ âm mưu thống trị lâu dài của đế quốc Mỹ.
Nội dung giáo dục, kết hợp văn hóa với triết học phản động, nhằm mục đích chống
cộng sản, chống Hiệp định Giơnevơ.
Song song với hệ thống giáo dục của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và mới, trong
suốt thời gian kháng chiến, hệ thống giáo dục cách mạng cũng được phát triển mạnh
mẽ ở đồng bằng sông Cửu Long. Phần lớn các trường dân lập ở nông thôn và vùng giải
phóng được hình thành do sự giúp đỡ quyên góp của nông dân. Như vậy, trong thời kỳ
này có hai hệ thống giáo dục đấu tranh lẫn nhau. ở nông thôn thì hệ thống giáo dục
cách mạng chiếm ưu thế. ở đồng bằng sông Cửu Long dưới thời Mỹ-Ngụy nền giáo
dục có phát triển hơn trước, nhưng nhìn chung ở trình độ thấp, phần lớn học tập trung
chủ yếu ở thị trấn, thị xã nhằm phục vụ con em nhà giàu.
Như vậy, nông dân đồng bằng sông Cửu Long, sống dưới thời Mỹ ngụy, bị áp
bức về kinh tế, kìm hãm về văn hóa nghệ thuật, bế tắc về đời sống tinh thần. Văn nghệ
lành mạnh mang sắc thái dân tộc phản ánh hiện thực của xã hội, của cuộc sống thì bị
bóp nghẹt, cấm đoán. Văn hóa nghệ thuật rác rưởi lai căng lại được phát triển. Tuồng

chèo, thơ ca, mang giá trị truyền thống dân tộc bị lãng quên, hoặc muốn tồn tại phải
phản ánh ca tụng chế độ Mỹ ngụy. Tình trạng văn hóa như vậy đã dẫn đến đời sống
tinh thần hết sức tiêu cực, làm nảy sinh tâm lý mê tín dị đoan phát triển không phải ở
người già mà cả trong thanh niên, nạn rượu chè nhậu nhẹt lu bù không phải chỉ ở thành
thị mà cả ở vùng nông thôn.

×