Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 90 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
______
______

PH
ẠM MINH THÀNH
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VỀ
HO
ẠT ĐỘNG NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP
C
ỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
T
ỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Mã s
ố ngành: 523402
Tháng 5/2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
______
______

PH
ẠM MINH THÀNH
MSSV: C1200143
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VỀ
HO


ẠT ĐỘNG NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP
C
ỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
T
ỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Mã s
ố ngành: 523402
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
VƯƠNG QUỐC DUY
Tháng 05/2013
i
LỜI CẢM TẠ

Kết thúc thời gian học Đại học ở trường Đại học Cần Thơ, và hơn 30 ngày
thu th
ập số liệu tại Tỉnh Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thành
là kết quả của quá trình đi th
ực tế các nông hộ nuôi tôm theo mô hình công
nghi
ệp tại Tỉnh Cà Mau và sự chỉ dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị, bạn
bè trong su
ốt quá trình thu thập số liệu và giảng viên hướng dẫn là TS.Vương
Quốc Duy.
Xin cảm ơn Thầy và các anh, chị, bạn bè trong toàn bộ thời gian thu thập
s
ố liệu sơ cấp đã hỗ trợ cho em trong suốt thời gian này và viết bài nghiên cứu,
hỗ trợ những kiến thức quan trọng để luận văn thêm phong phú và mang ý
nghĩa thực tiễn

.
Bằng tất cả tấm lòng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô
Khoa Kinh tế
– Quản trị kinh doanh đã giảng dạy cho em trong những năm qua
và đặc biệt là TS
.Vương Quốc Duy đã giúp em hoàn thành luận văn trong năm
học cuối này
.
Xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
PHẠM MINH THÀNH
ii
LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu
th
ập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
k
ỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
PH
ẠM MINH THÀNH
iii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

 Họ và tên người nhận xét : Vương Quốc Duy
 Học vị : Tiến sĩ
 Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh

 Nhiệm vụ trong Hội đồng : Cán bộ hướng dẫn
 Cơ quan công tác : Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học Cần Thơ
 Tên sinh viên : Phạm Minh Thành
 MSSV : C1200143
 Lớp : Tài chính – Ngân hàng Liên thông 3 - K38
 Tên đề tài : Phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp
c
ủa nông hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau
N
ỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù h
ợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
iv
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
c
ầu chỉnh sửa,…)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
C
ần Thơ, ngày … tháng …. Năm 2014
NGƯỜI NHẬN XÉT

VƯƠNG QUỐC DUY
v
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

 Họ và tên người nhận xét :
 Học vị :
 Chuyên ngành :
 Nhiệm vụ trong Hội đồng : Cán bộ phản biện
 Cơ quan công tác : Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học Cần Thơ
 Tên sinh viên : Phạm Minh Thành
 MSSV : C1200143
 Lớp : Tài chính – Ngân hàng Liên thông 3 - K38
 Tên đề tài : Phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp
c
ủa nông hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau
N
ỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù h
ợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

2. Hình thức trình bày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
vi
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
c
ầu chỉnh sửa,…)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
C
ần Thơ, ngày … tháng …. Năm 2014
NGƯỜI NHẬN XÉT
vii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2. M

ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. M
ục tiêu chung 2
1.2.2. M
ục tiêu cụ thể 2
1.3. PH
ẠM VI NGHIÊN CỨU
2
1.3.1. Không gian nghiên cứu 2
1.3.2. Th
ời gian nghiên cứu 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1. M
ột số khái niệm và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản 5
2.1.2. M
ột số thuật ngữ về hiệu quả 6
2.1.3. M
ột số khái niệm và đặc điểm nuôi trồng thủy sản của nông hộ 7
2.1.4. Các mô hình nuôi tôm ph
ổ biến 8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 10
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 12
viii
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU 13
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU 13

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 13
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 14
3.2.
SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA TÔM 19
3.2.1. Tôm sú (Black tiger shrimp) 19
3.2.2. Tôm th
ẻ chân trắng (White leg shrimp) 23
3.2.3. M
ột số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm 25
3.3.
SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NUÔI VÀ BÁN TÔM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM 29
3.3.1. Tình hình nuôi và bán tôm trên th
ế giới 29
3.3.2. Tình hình nuôi và bán tôm
ở Việt Nam 32
3.4. HI
ỆN TRẠNG NUÔI VÀ BÁN TÔM Ở TỈNH CÀ MAU 34
3.4.1. Hi
ện trạng nuôi và bán tôm 34
3.4.2. K
ế hoạch phát triển nghề nuôi tôm 36
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI
TÔM CÔNG NGHI
ỆP Ở TỈNH CÀ MAU 37
4.1. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA NGƯỜI NUÔI TÔM QUA MẪU ĐIỀU
TRA 37
4.1.1. Trình
độ học vấn 37
4.1

.2. Độ tuổi 38
4.1.3. Kinh nghi
ệm nuôi tôm công nghiệp 38
4.1.4. S
ở hữu đất và quy mô ruộng đất 39
ix
4.1.5. Số lao động cho hoạt động nuôi tôm 39
4.1.6. Ho
ạt động hội thảo, khuyến ngư 39
4.1.7. Ngu
ồn tín dụng 40
4.2. SO SÁNH HI
ỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM Ở 3 ĐỊA
BÀN TRÊN T
ỈNH CÀ MAU 41
4.3. PHÂN TÍCH CÁC Y
ẾU SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
C
ỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 42
4.3.1. Mô hình các y
ếu tố ảnh hưởng đến sản lượng tôm thu hoạch 42
4.3.2. K
ết quả phân tích 45
4.3.3. Xét ý ngh
ĩa mô hình và cơ sở kết luận 45
4.3.4 Gi
ải thích ý nghĩa mô hình 45
4.3.5 Xét ý ngh
ĩa của biến độc lập và cơ sở lý luận 46
4.3.6 Các ki

ểm định cần thiết 46
4.3.7 K
ết luận mô hình 47
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VỀ
HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ
MAU
50
5.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM 50
5.1.1. Thu
ận lợi 50
5.1.
2 Khó khăn 50
5.2. CÁC GI
ẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HOẠT ĐỘNG
NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN 52
5.2.1 V
ấn đề quản lý nguồn nước 52
5.2.2 Gi
ải pháp về nguồn vốn 52
5.2.3 Gi
ải pháp về con giống 53
x
5.2.4 Giải pháp về kỹ thuật 53
5.2.5 Gi
ải pháp về giá bán ra 56
5.2.6 Gi
ải pháp về cơ sở hạ tầng cho người dân 56
5.2.7 Gi
ải pháp về thị trường các yếu tố đầu vào 56
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

6.1. KẾT LUẬN 58
6.2. KI
ẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
xi
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
BẢNG 2.1: Tổng hợp tình hình nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau năm 2011 10
B
ẢNG 2.2 : Tổng hợp cơ cấu chọn mẫu và tỷ lệ mẫu 11
B
ẢNG 4.1 : Cơ cấu về độ tuổi của chủ hộ 38
B
ẢNG 4.2 : Số hộ tham gia hoạt động hội thảo, khuyến ngư 40
B
ẢNG 4.3 : So sánh hiệu quả sản xuất giữa các địa bàn nghiên cứu 41
B
ẢNG 4.4 : Các biến trong mô hình 44
B
ẢNG 4.5 :Kết quả hồi quy cho mô hình phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động
nuôi tôm c
ủa nông hộ 45
B
ẢNG 5.1 :Một số yêu cầu về điều kiện tự nhiên ao nuôi tôm 54
xii
DANH MỤC HÌNH
Trang
HÌNH 2.1: Khung nghiên cứu đề tài 9
HÌNH 4.1 : Trình
độ học vấn của chủ hộ 37

HÌNH 4.2 : S
ố năm kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp của các hộ 39
HÌNH 4.3 : S
ố hộ tiếp cận nguồn vốn vay 40
xiii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐVT : Đơn vị tính
ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long
TTCT : Tôm thẻ chân trắng
TS : Tôm sú
CM : Tỉnh Cà Mau
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
FAO : Tổ chức Nông lương thế giới
1
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2013 cả nước có 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ. Tính tới thời điểm
hi
ện tại diện tích đã thả nuôi 652.612 ha bằng 99,2% so với cùng kỳ năm 2012,
trong đó diệ
n tích nuôi tôm sú là 588.894 ha , nuôi tôm chân trắng là 63.719 ha. Sản
lượng thu hoạch tôm là 475.854 tấn, trong đó sản lượng tôm sú là 232.853 tấn, tôm
chân tr
ắng là 243.001 tấn. Giá trị xuất khẩu tôm đặt 2,5 tỷ USD tăng gần 33% so với
cùng k
ỳ năm 2012 và chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước (Theo
Báo cáo h
ội nghị tổng kết nuôi tôm các tỉnh phía Nam).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nuôi tôm biển được xem là một

trong nh
ững hoạt động quan trọng nhất và là mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát
tri
ển nuôi trồng thủy sản. Trong năm nay, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% tổng diện
tích nuôi tôm nước lợ và 79,8% tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước.
Trong đó, sản lượng và diện tích nuôi tôm sú ở khu vực này chiếm 95%, tôm chân
tr
ắng chiếm khoảng 70% về diện tích và 65% về sản lượng (Theo VASEP).
Ngành kinh t
ế thủy sản là ngành trọng yếu của tỉnh Cà Mau và nuôi tôm nước
l
ợ ngày càng khẳng định thế mạnh vị trí về giá trị kinh tế, hiệu quả xã hội; nghề nuôi
tôm c
ủa Cà Mau không ngừng phát triển với nhiều hình thức nuôi như quảng canh
c
ải tiến, bán thâm canh, thâm canh, mô hình nuôi kết hợp với rừng ngập mặn, mô
hình nuôi tôm luân canh v
ới lúa hoặc luân canh với cá, góp phần giải quyết công ăn
việc làm cải thiện đời sống cho người dân. Diện tích nuôi tôm ở Cà Mau hiện đang
d
ẫn đầu cả nước với 296.551 ha; trong đó, nuôi tôm quảng canh 161.932 ha, công
nghi
ệp gần 6.000 ha, quảng canh cải tiến gần 40.000 ha, diện tích còn lại nuôi kết
h
ợp với các đối tượng khác. Sản lượng đạt 133.500 tấn, trong đó tôm sú đạt 107.500
t
ấn, tôm thẻ chân trắng 26.000 tấn (Vũ Mưa, 2013). Với nhiều thuận lợi về điều kiện
t
ự nhiên cũng như tiềm năng về diện tích Thành phố Cà Mau, Huyện Cái Nước và
Đầm Dơi là những trọng điểm nuôi tôm chính của tỉnh với nhiều hình thức và mô

hình nuôi
đa dạng và đây cũng là nơi được Chính phủ thí điểm bảo hiểm để góp
ph
ần cải thiện rủi ro trong quá trình nuôi tôm, giảm bớt gánh nặng cho người dân.
Ngoài nh
ững thuận lợi, nghề nuôi tôm của tỉnh phải đương đầu với những
khó khăn và thách thức không chỉ về mặt tài chính, dịch bệnh, thời tiết, con giống,…
mà còn là m
ối quan ngại về các tác động kinh tế, xã hội, môi trường và gần đây là
các vấn đề tranh chấp thương mại hay rào cản về chất lượng sản phẩm. Vấn đề đặt ra
là làm th
ế nào để gia tăng diện tích, sản lượng nhưng vẫn đảm bảo về giá trị của
ngh
ề nuôi tôm, đảm bảo về giá cả cho các nông hộ hay phát triển bền vững nghề
nuôi tôm thương phầ
m, bên cạnh đó nâng cao đời sống của người dân ở Cà Mau
ngày càng t
ốt hơn. Từ thực tế trên, đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả sản xuất
v
ề hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau”
được thực hiện nhằm phân tích thực trạng nuôi và sản xuất, các ảnh hưởng từ kinh
t
ế, xã hội, môi trường. Từ đó, đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của
ho
ạt động nuôi tôm trên tỉnh Cà Mau.
2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 M
ục tiêu chung
Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả sản xuất về

việc nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau trong năm 2013, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
thúc đẩy phát triển nuôi tôm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất trong việc nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau.
- Phân tích các y
ếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi
tôm công nghi
ệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
-
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài sản xuất trong việc nuôi
tôm công nghi
ệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên c
ứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là tỉnh Cà Mau, cụ thể ở các huyện trong vùng
ng
ặp mặn ở tỉnh Cà Mau bao gồm huyện Đầm Dơi, huyện Cái Nước và Thành phố
Cà Mau. Đây là nhữ
ng huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất tỉnh và
n
ằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp của tỉnh đến năm 2020. Vì vậy thu
th
ập số liệu nghiên cứu ở các vùng này mang tính đại diện cao cho đề tài.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập qua các năm 2011, 2012 và 2013.
- Các s
ố liệu sơ cấp được thu thập từ ngày 01/03/2014 đến 30/03/2014 tại
Thành ph
ố Cà Mau, Huyện Đầm Dơi và Cái Nước.

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nuôi tôm công nghiệp tại Thành
ph
ố Cà Mau, huyện Đầm Dơi và huyện Cái Nước.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong bất kỳ ngành nghề nào, tình hình hiệu quả sản xuất luôn được quan
tâm và nghiên c
ứu nhiều. Qua phân tích này có thể nhận ra những thuận lợi cũng
như khó khăn trong quá tr
ình sản xuất tôm, từ đó có thể tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình tiến hành phân tích. Do đó, mảng đề tài này cũng có một số bài
nghiên c
ứu khoa học để tham khảo như:
Đề
tài cao học của Nguyễn Xuân Hiền: “Phân tích chuỗi giá trị tôm càng
xanh t
ỉnh An Giang” với nội dung phân tích chuỗi giá trị tôm càng xanh, chỉ ra
nh
ững thuận lợi và khó khăn mà các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị đang gặp
ph
ải. Tác giả đã sử dụng mô hình Probit để xem nông hộ nuôi tôm có lợi nhuận hay
không và mô hình Tobit
để biết mức lợi nhuận đạt được của nông hộ bị ảnh hưởng
như thế nào từ các biến và cách phân tích hiệu quả sản xuất thông qua tỷ suất lợi
nhu
ận đạt được của hộ nuôi tôm càng xanh ở các biến như giá bán đầu ra, sản lượng
thu ho
ạch được, chi phí tôm giống, chi phí cải tạo, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú
3
y, chi phí khác như điện, lãi vay, lao động gia đình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra

được nông hộ là người có lợi nhuận bình quân thấp nhất, lại gặp rủi ro nhiều nhất
trong su
ốt thời gian nuôi. Đề tài là tài liệu tham khảo có hiệu quả đối với tác giả cho
vi
ệc phác họa kênh tiêu thụ sản phẩm căn bản của nông hộ nuôi tôm tỉnh Cà Mau.
Đề tài nghiên cứu khoa học, chương trình NPT của Nguyễn Quốc Nghi:
“Phân tích tình hình s
ản xuất, tiêu thụ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản
xu
ất khóm tỉnh Hậu Giang”. Tác giả đã phân tích được tình hình sản xuất thực tế của
nông h
ộ trồng khóm ở Hậu Giang, phác họa lên kênh phân phối có hiệu quả với mục
tiêu nhìn nh
ận từ thực tế sản xuất nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu đáp ứng được sản
lượng lớn sản phẩm khóm cần thiết cho tiêu thụ bằng cách kết hợp các chiến lược
trong tình hình s
ản xuất và tiêu thụ của ma trận SWOT. Phương pháp sử dụng trong
đề tài: Phân tích thống kê mô tả được dùng để đánh giá thực trạng ngành nuôi trồng
thu
ỷ sản của Tỉnh và đánh giá tính bền vững về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
Phân tích ma tr
ận các yếu tố bên trong, bên ngoài và phân tích ma trận kết hợp
SWOT. V
ới ma trận SWOT được tham khảo trong đề tài này đã tạo tiền đề cho việc
đề xuất một số giải pháp trong sản xuất tôm của tỉnh Cà Mau có hiệu quả hơn.
Đề tài nghiên cứu khoa học, của Đặng Hoàng Xuân Huy: “Đo lường hiệu quả
lợi nhuận cho các ao nuôi tôm sú thương phẩm tại tỉnh Phú Yên”. Tác giả đã phân
tích các y
ếu tố để tối thiểu hóa các chi phí đầu vào và tối đa hóa đầu ra trong điều
ki

ện các yếu tố đầu vào có sẵn trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết
qu
ả sản xuất và quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất bằng phương pháp phân
tích màng bao dữ liệu và phương pháp phân tích màng dữ liệu. Tác giả sử dụng các
bi
ến đầu vào như số lượng thức ăn, số lượng con giống và các biến đầu ra như sản
lượng thu hoạch được với giá bán vì hiệu quả lợi nhuận được hiểu là tối thiểu hóa
các chi phí đầu vào mà không làm giảm sút đến yếu tố đầu ra và tối đa hóa đầu ra
trong điều kiện các yếu tố đầu vào có sẳn trong trường hợp quy mô không ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất và quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Với việc
phân tích hi
ệu quả lợi nhuận này đã giúp cho đề tài của tác giả phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đế
n việc tối đa hóa đầu ra và đầu vào trong sản xuất tôm làm nâng cao
hi
ệu quả tài chính cho người nuôi tôm hiện nay.
Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu (2012) nghiên cứu về vai trò của tín dụng
chính th
ức trong đời sống nông hộ ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Mục tiêu của bài
vi
ết được thực hiện thông qua phương pháp phân tích hai bước logic. Thứ nhất, hàm
Probit được sử dụng để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ. Giá trị dự
báo của từng hộ sẽ là điểm số của hộ. Thứ hai, sự khác biệt của nông hộ vay vốn và
không vay v
ốn dựa trên các tiêu chí sẽ được thực hiện thông qua phương pháp so
sánh cặp. Tác giả đã chỉ ra các biến: giới tính, độ tuổi chủ hộ, trình độ học vấn của
ch
ủ hộ, dân tộc của hộ, số người trong gia đình, tỷ lệ số người phụ thuộc trong hộ,
t
ổng diện tích đất, tổng tài sản của hộ mỗi biến có sự ảnh hưởng đến khả năng tiếp

c
ận vốn tín dụng của hộ khác nhau. Kết quả cho thấy rằng, nông hộ có vay vốn sẽ có
điều kiện tốt hơn để gia tăng thu nhập, tăng giá trị tài sản, tăng chi tiêu cho giáo dục
và chi tiêu cho th
ực phẩm hơn là hộ không vay vốn. Điều này ngụ ý rằng việc tiếp
c
ận tín dụng có thể giảm tỷ lệ nghèo đói ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long – Việt
Nam. Theo d
ự đoán của tác giả tiếp cận tín dụng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến
4
mô hình phân tích, khi hộ nông dân tiếp cận tín dụng sẽ làm gia tăng sản lượng nuôi
tôm c
ủa mình hơn mà không cần sử dụng vốn từ những nguồn phi chính thức với lãi
su
ất cao, giúp tỉ lệ người nghèo giảm xuống, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Nguy
ễn Trung Chánh, tác giả nghiên cứu ngành ngành hàng tôm sú sinh thái
ở tỉnh Cà Mau năm 2008, đề tài sử dụng các phương pháp cho từng mục tiêu cụ thể
nghiên cứu. Tác giả phân tích các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính và nhận thức của
các nhóm tác nhân ch
ủ yếu tham gia ngành hàng tôm sú bao gồm cả tôm sú sản xuất
theo k
ỹ thuật thông thường và tôm sú sinh thái ở Cà Mau. Từ đó đề xuất các giải
pháp cơ bản nhằm góp phần cải tiến quy trình kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh c
ủa các tác nhân để phát triển ngành hàng tôm sinh thái nói riêng và tôm
sú nói chung m
ột cách hợp lý.
Trương Đăng Khoa, đã thực hiện giải pháp phát triển ngành chế biến thủy sản
c

ủa tỉnh Cà Mau năm 2009. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT
và s
ử dụng mô hình năm tác lực của Michael E. Porter (năm 1980) để phân tích môi
trường vi mô của các doanh nghiệp CBTS. Từ đó, dề tài đưa ra các giải pháp chủ
yếu để phát triển ngành chế biến thủy sản của tỉnh Cà Mau như giải pháp về nguồn
nguyên li
ệu, giải pháp về vốn và huy động vốn đầu tư, giải pháp về khoa học công
ngh
ệ, giải pháp về thị trường. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra những điểm yếu quan trọng
c
ần khắc phục như giới thiệu và quảng bá sản phẩm thủy sản, hệ thống thông tin thị
trườ
ng, thông tin khách hàng, công suất hoạt động của các nhà máy. Có như vậy mới
tăng được vị thế cạnh tranh của công ty trên thương trường.
Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thu Thủy, tác giả trình bày nghiên cứu về hàm
s
ản xuất, ứng dụng trong hoạt động nuô tôm sú thâm canh tại huyện Bình Đại, tỉnh
B
ến Tre. Hai dạng hàm cơ bản Cobb-douglas và Translop được tác giả giới thiệu và
s
ử dụng trong ước lượng, kết quả hàm Translop là dạng hàm phù hợp với dữ liệu
nghiên c
ứu. Tác giả thống kê các nhân tố tác động (Số lượng giống, lượng thức ăn,
lượ
ng hóa chất, lượng nhiên liệu, lao động, chi phí khác) đến sản lượng nuôi được
xác định và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện qua hệ số co giãn.
Thông qua k
ết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số gợi ý điều chỉnh hoạt động nuôi
tôm cho các h
ộ nuôi tại huyện Bình Đại nhằm nâng cao sản lượng tôm thu hoạch.

5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm và đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản
2.1.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
Là thuật ngữ dùng để chỉ việc nuôi, trồng tất cả sinh vật có trong môi trường
nước. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu nuôi trồng thủy sản là tất cả những tác động của
con người có ảnh hưởng tới sinh vật và môi trường sống của sinh vật (Theo FAO).
Là hoạt động lấy đối tượng tác động là những sinh vật sống trong môi trường
nước để tạo ra sản phẩm phục vụ con người. Nuôi trồng thủy sản mang nhiều điểm
gi
ống với sản xuất nông nghiệp, tính mùa vụ của nuôi trồng thủy sản cũng thể hiện
r
ất rõ rệt (Theo FAO).
2.1.1.2 Đặc điểm chung của ngành nuôi trồng thủy sản
Sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết và đặc
điểm sinh học của đối tượng khai thác hay nuôi trồng. Một số đặc điểm của NTTS
và nông nghi
ệp nói chung gồm:
- Th
ứ nhất, đất đai và diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc
bi
ệt không thể thay thế được. Diện tích NTTS là có giới hạn, vị trí là cố định nhưng
sức sản xuất thì không có giới hạn. Nếu quản lý tốt, khai thác, sử dụng và cải tạo
h
ợp lý thì đất đai và diện tích mặt nước giữ được chất màu mỡ, tăng độ phì nhiêu.
M
ặt khác, đất đai và diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về chất
lượng, do khác nhau về cấu tạo thổ nhưỡng, vị trí địa lý và địa hình nên độ phì

nhiêu, màu m
ỡ của đất giữa các vùng là khác nhau. Vì vậy, trong quá trình khai
thác, s
ử dụng diện tích đất phải quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý nhằm đạt hiệu quả
trên cả ba mặt: pháp chế, kỹ thuật và kinh tế. Về mặt pháp chế, phải quản lý chặt chẽ
các loại đất đai, diện tích mặt nước có khả năng NTTS, phân vùng, quy hoạch đưa
vào sản xuất theo hướng thâm canh và chuyên canh. Về mặt kỹ thuật, cần xác định
đối tượng nuôi phù hợp với từng vùng, quan tâm đến việc cải tạo và nâng cao độ phì
nhiêu c
ủa đất đai, diện tích mặt nước. Về mặt kinh tế, tăng cường biện pháp quản lý,
s
ử dụng nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả trên đơn vị canh tác.
- Th
ứ hai, đối tượng sản xuất là cơ thể sống nên các đặc điểm về mặt sinh học
là r
ất quan trọng đối với việc vận hành và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Các bi
ện pháp kỹ thuật sản xuất của con người phải phù hợp với quy luật sinh
trưởng, phát triển và sinh sản của đối tượng sản xuất mới có thể thu được năng suất
và s
ản lượng cao. Do đó, quá trình sản xuất phải kết hợp cả yếu tố con người và tự
nhiên, nghiên cứu, giải quyết các vấn đề nhằm nâng cao năng suất các đối tượng
NTTS như: nâng cao chất lượng con giống, quản lý tốt các yếu tố môi trường và xây
d
ựng các quy trình sản xuất tiên tiến cho năng suất cao.
- Th
ứ ba, Sản xuất mang tính mùa vụ rất cao do ảnh hưởng của thời tiết, vì
v
ậy cần chú ý tới hiệu quả của việc cung cấp và tiêu thụ theo thời gian. Những biểu
6

hiện chủ yếu của tính thời vụ trong NTTS là: mỗi đối tượng nuôi có các giai đoạn
sinh trưởng, phát triển trong thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất nên thời gian,
hình th
ức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới từng đối tượng cũng khác
nhau: cùng đối tượng nuôi nhưng ở
những vùng có điều kiện thời tiết khác nhau
thường có mùa vụ sản xuất khác nhau. Ngoài ra, do NTTS mang tính thời vụ cao
nên th
ời gian lao động không hoàn toàn trùng khớp với thời gian sản xuất, vì vậy
c
ần chú ý tới việc quản lý và đánh giá ở từng khâu công việc.
- Thứ tư, nuôi trồng thủy sản mang tính rủi ro rất cao do nhiều yếu tố tác
động như: rủi ro về thời tiết, rủi ro về chất lượng giống, rủi ro về môi trường, rủi ro
v
ề vốn, rủi ro từ bên ngoài. Cho nên cần phải có biện pháp hạn chế và phòng ngừa
r
ủi ro trong nuôi trồng thủy sản ở mức thấp nhất như chọn nuôi đúng thời vụ, chọn
gi
ống nuôi đạt tiêu chuẩn, thường xuyên cải tạo môi trường nuôi, chuẩn bị vốn đầu
tư cho từng vụ nuôi, dự báo rủi ro do tác động bên ngoài để chuẩn bị pḥng ngừa.
2.1.2 Một số thuật ngữ về hiệu quả
Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt
k
ết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí,
s
ản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Hiệu quả
bao gồm các loại như:
- Hiệu quả kinh tế: là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và
lượng chi phí bỏ ra, đây là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến
n

ền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Một
phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp có hiệu quả kinh tế cao là một
phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi phí đầu tư. Bản
ch
ất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã
h
ội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên
trong xã h
ội.
- Hi
ệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi
phí b
ỏ ra. Hiệu quả xã hội nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân,
t
ạo công ăn, việc làm, giảm bớt lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, hạn chế tệ nạn
xã h
ội trong nông dân.
Hi
ệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng
là ti
ền đề của nhau và là phạm trù thống nhất với nhau.
- Hi
ệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử
dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một phần của hiệu quả kinh tế.
B
ởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kĩ thuật.
- Hi
ệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất – kinh doanh hay hiệu
qu
ả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả

tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và
chi phí mà doanh nghi
ệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế.
7
2.1.3 Một số khái niệm và đặc điểm nuôi trồng thủy sản của nông hộ
2.1.3.1 Khái niệm hộ nông dân
Hộ nông dân hay thường gọi là nông hộ, bao gồm một nhóm người có cùng
huy
ết thống hoặc có quan hệ huyết thống sống chung một mái nhà, các thành viên
cùng ho
ạt động và tạo ra nguồn thu nhập, đây là hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh trong nông nghi
ệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất
v
ới mục đích chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ (Theo Bộ
NN&PTNT).
Nông h
ộ thường làm nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm
nghi
ệp. Việc sản xuất hàng hóa của hộ chủ yếu dựa vào các thành viên được xem là
kho
ảng thu nhập cho nông hộ. Quá trình sản xuất hộ liên quan đến việc chuyển đổi
các lo
ại hàng hóa trung gian, thành hàng hóa hoàn hảo. Hộ thường sử dụng vốn và
các công c
ụ của gia đình để sản xuất cũng như lao động. Vì vậy, tổng giá trị hàng
hóa tăng thêm của hộ được gọi là tổng sản phẩm của hộ (Theo Bộ NN&PTNT).
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh
doanh, là ch
ủ thể cho mọi quan hệ sản xuất.

Hộ nông dân ở nước ta giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp.
Đặc điểm của hộ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là gắn bó tính chất truyền thống
c
ủa cả hai mặt vật chất và tinh thần, có lợi cùng hưởng và có khó khăn cùng gánh
vác chia sẻ (Theo Bộ NN&PTNT).
2.1.3.2 Các nguồn lực trong hộ
a) Vốn: Được xem như là một yếu tố nhập lượng bao gồm tất cả các trang thiết
b
ị, máy móc được sử dụng trong quá trình sản xuất. Hơn nữa vốn còn được thể hiện
thông qua s
ản phẩm của những hoạt động sản xuất trước đó, mà liên quan đến hoạt
động sản xuất hiện tại. Nhìn chung, vốn được sử dụng kết hợp với các yếu tố nhập
lượng khác như lao động, năng lượng và những nguyên vật liệu trong quá trình sản
xu
ất ra một hoặc một số loại sản phẩm cụ thể nào đó.
Vốn được đo bằng giá trị mà chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất và
được xem như một thứ hàng hóa. Vì vậy trong mỗi giai đoạn sản xuất sẽ xuất hiện
m
ột số chi phí liên quan đến việc sử dụng vốn như chi phí khấu hao máy móc thiết
b
ị và các khoản chi phí mang tính thời kỳ cho việc sử dụng các nguồn lực như lãi
su
ất.
b) Lao động: Là một nguồn lực cần thiết trong bất kỳ hoạt động nào trong xã
h
ội nói chung cũng như trong nền kinh tế nói riêng. Phạm vi tham gia của lao động
vào trong các ho
ạt động sản xuất nhiều hay ít tùy thuộc vào đặc điểm của từng
ngành ngh
ề cụ thể cũng như đòi hỏi người lao động phải đáp ứng trình độ nhất định.

Tuy nhiên, m
ột trong những khó khăn trong việc đo lường giá trị của lao
động là xuất phát từ sự khác nhau về chất lượng lao động của cá nhân khác nhau.
Nhìn chung, v
ới chất lượng lao động khác nhau thì sẽ tương ứng với mức tiền lương
khác nhau, và xuất hiện khái niệm gọi là nguồn nhân lực. Vì vậy, khoảng thu nhập
8
của người lao động phải được bao gồm khoản thanh toán cho việc sử dụng lao động
và kho
ản thu nhập đối với nguồn nhân lực.
Những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo và trang thiết bị trong quá khứ sẽ
trở thành yếu tố để xác định năng suất công việc hiện tại nhưng đòi hỏi những kiến
th
ức này phải được cập nhật trong suốt quá trình làm việc, nhằm tránh trường hợp
ki
ến thức không phù hợp với thực tế.
c/ Đất đai: Là một trong ba nguồn lực sản xuất, giống như lao động, đất đai
cũng là một nguồn lực đầu vào không đồng nhất. Chất lượng đất khác nhau phụ
thuộc vào vị trí đặc điểm về địa lý,… Vì vậy, có sự chênh lệch về thanh toán cho
vi
ệc sử dụng đất trong quá trình sản xuất, bao gồm chi phí thuê đất để sản xuất. Hơn
nữa, chất lượng của đất cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả, năng suất của công
ngh
ệ được áp dụng trong sản xuất.
2.1.3.3 Đặc điểm nuôi trồng thủy sản của nông hộ
Nông hộ thường nuôi trồng thủy sản với mục đích phục vụ cho nhu cầu của
chính b
ản thân họ và gia đình họ. Nông hộ thường có xu hướng nuôi trồng hay sản
xu
ất ra cái gì họ cần, khi nuôi trồng hay sản xuất thừa họ có thể đem chúng ra để

trao đổ
i trên thị trường.
Nuôi tr
ồng hay sản xuất của nông hộ chủ yếu dựa vào ruộng đất, ao hồ và
trình
độ sản xuất còn mang tính thủ công, khai thác tự nhiên chưa triệt để và khả
năng canh tác c
òn lạc hậu.
Ch
ủ hộ thường là cha hoặc mẹ hay ông bà, cho nên họ vừa là người chủ gia
đình vừa là người tổ chức sản xuất, nuôi trồng. Do đó, việc tổ chức nuôi trồng của
nông h
ộ có nhiều ưu điểm và mang tính đặc thù cao.
2.1.4 Các mô hình nuôi tôm phổ biến
Hiện nay ở các tỉnh ven biển Miền Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng
có 4 mô hình nuôi tôm ph
ổ biến: Quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và
thâm canh (nuôi công nghi
ệp).
Nuôi qu
ảng canh: Là hình thức nuôi với mật độ thả thấp, giống thả lan mật độ
thả từ 1- 4 con/m2 không sử dụng thức ăn công nghiệp, thường nuôi ghép với tôm cá
t
ự nhiên và năng suất rất thấp khoản dưới 0,5 tấn/ha/năm. Tuy nhiên năng suất thấp
nhưng chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm (Lê Khánh Linh,
2013).
Nuôi qu
ảng canh cải tiến: Đây là hình thức nuôi truyền thống, với mật độ thả
giống thấp, từ 4 - 6 con/m2. Tôm giống có thể là tôm nhân tạo hay tôm tự nhiên kết
h

ợp cùng với các loại thủy sản khác như cua biển, cá tôm sinh sống chủ yếu bằng
ngu
ồn thức ăn tự nhiên, được bổ sung thức ăn tươi hay thức ăn công nghiệp nhưng
không thường xuyên. Tôm đượ
c nuôi trong diện tích lớn, nuôi kết hợp tôm - lúa hay
tôm - r
ừng, năng suất không cao, nhưng hiệu quả, ít rủi ro do chi phí đầu tư thấp.
Quy mô đầm nuôi thường 2-5 ha, năng suất đạt 0,5-0,8 tấn/ha/vụ (Lê Khánh Linh,
2013).
9
Nuôi bán thâm canh (là mô hình nuôi bán công nghiệp): là hình thức nuôi
b
ằng con giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ yếu, đồng thời kết hợp sử
dụng một phần thức ăn trong tự nhiên có trong ao nuôi và thức ăn tươi như hến. Hệ
thống ao nuôi được đầu tư máy móc, thiếu bị, như điện, thủy lợi, hệ thống kênh
mương thuận lợi cho cấp thoát nước chủ động, có hệ thống xử lý và kiểm soát môi
trường nước như hệ thống máy bơm nước, máy sục khí, hệ thống quạt. Diện tích ao
nuôi t
ừ 0,5 - 5 ha và có độ sâu của nước từ 1,2 - 1,4m. Mật độ giống thả từ 10 - 20
con/m2 và năng suất đạt từ 1 – 3 tấn/ha/vụ (Lê Khánh Linh, 2013).
Nuôi thâm canh (là mô hình nuôi tôm công nghi
ệp): Là loại hình cần đầu tư
lớn, trình độ kỹ thuật của ngư dân cao, nhiều kinh nghiệm thực tế. Là hình thức nuôi
hoàn toàn d
ựa vào giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp là chủ yếu (hệ thống ao,
th
ủy lợi, giao thông, điện, nước, trang thiết bị, ) được đầu tư đầy đủ, có thể chủ
độ
ng với các yếu tố môi trường nước ao nuôi. Quy mô ao nuôi thường từ 0,5-1 ha,
t

ốt nhất là 1 ha/ao. Mật độ thả giống vào khoảng 25-40 con/m2 và năng suất đạt từ
3-5 tấn/ha/vụ trở lên (Lê Khánh Linh, 2013).
T
ừ những cơ sở lý luận trên và cùng với các yếu tố có liên quan đến thu nhập
nông h
ộ đưa vào xem xét, khung nghiên cứu của đề tài được xây dựng như sau:
Hình 2.1: Khung nghiên cứu đề tài.
Thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
Số liệu sơ cấp
Phân tích số liệu
b
ằng phương pháp thống kê mô tả, trung bình, hồi quy đa biến
Phân tích thực trạng nuôi tôm
công nghi
ệp tại địa bàn
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm
c
ủa nông hộ tại địa bàn
Cơ s

đ

xu

t gi

i pháp
10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn chính như sau:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm khuyến ngư huyện, tỉnh
Cà Mau và Chi c
ục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thuộc tỉnh Cà Mau và một số cơ quan
ban ngành trong tỉnh và các báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
t
ỉnh Cà Mau giai đoạn 2006 - 2020, các văn bản có liên quan đến các chính sách của
Chính ph
ủ và địa phương liên quan đến việc phát triển ngành thủy sản qua các năm,
các đề
án và một số tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
-
Các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến nuôi tôm
công nghi
ệp.
- Thông tin t
ừ các website, báo chí, có liên quan đến nuôi tôm công nghiệp.
- Niên giám th
ống kê các năm 2010, 2011 và 2012 của tỉnh Cà Mau.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Để đảm bảo thông tin, mang tính đại diện cao cho vấn đề cần nghiên cứu tác
gi
ả thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ nuôi tôm công
nghi
ệp trong vùng ngặp mặn ở tỉnh Cà Mau thông qua bảng câu hỏi.
Tỉnh Cà Mau gồm có 9 đơn vị hành chính bao gồm 8 huyện và một Thành
Ph
ố, nhưng chỉ tập trung nuôi tôm công nghiệp chủ yếu ở 6 huyện và Thành Phố Cà

Mau, 2 huy
ện còn lại là nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến.
Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau năm 2011
STT Đơn vị
DT
nuôi
(ha)
S
ố hộ
nuôi
Năng
suất
(t
ấn/ha)
S
ản
lượng
(t
ấn)
1 Huyện Đầm Dơi 1.655 782 5-6 34.060
2 Huyện Phú Tân 453 106 4-5 15.705
3 Huyện Cái Nước 345 135 4,9 15.460
4 Huyện Thới Bình 29 11 4,5 12.339
5 Huyện Trần Văn Thời 175 60 4,5 6.310
6 Thành phố Cà Mau 587 270 4,5 6.200
7 Huyện Năm Căn 37 12 3,7 11.000
8 Huyện U Minh 4.100
9 Huyện Ngọc Hiển 11.872
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Cà Mau, 2012.

×