Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

đánh giá hiệu quả của xạ khuẩn và thuốc benomyl trong phõng trị bệnh héo rũ (fusarium oxysporum)trên mè ở điều kiện ngoài đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 61 trang )

1



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




NGUYỄN TẤN TÀI




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ KHUẨN
VÀ THUỐC BENOMYL TRONG PHÕNG TRỊ BỆNH
HÉO RŨ (Fusarium oxysporum)TRÊN MÈ
Ở ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG



Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT






Cần Thơ, 2014


2



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ KHUẨN
VÀ THUỐC BENOMYL TRONG PHÕNG TRỊ BỆNH
HÉO RŨ (Fusarium oxysporum)TRÊN MÈ
Ở ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG





Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
TS. Nguyễn Thị Thu Nga Nguyễn Tấn Tài
MSSV: 3103671
Lớp: TT1073A1







3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
o0o



Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành BẢO VỆ THƢC VẬT

Tên đề tài

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ KHUẨN
VÀ THUỐC BENOMYL TRONG PHÕNG TRỊ BỆNH
HÉO RŨ (Fusarium oxysporum)TRÊN MÈ
TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG







Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thục hiện
Ts. Nguyễn Thị Thu Nga Nguyễn Tấn Tài
MSSV: 3103671

Cần Thơ 2013


4

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ KHUẨN
VÀ THUỐC BENOMYL TRONG PHÕNG TRỊ BỆNH
HÉO RŨ (Fusarium oxysporum)TRÊN MÈ
TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG







Do sinh viên Nguyễn Tấn Tài thực hiện và đề nạp
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn







TS. Nguyễn Thị Thu Nga








5

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ chuyên
ngành Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ KHUẨN
VÀ THUỐC BENOMYL TRONG PHÕNG TRỊ BỆNH
HÉO RŨ (Fusarium oxysporum)TRÊN MÈ
TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG


Do sinh viên Nguyễn Tấn Tài thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng.

Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………….
Luận văn tốt nghiệp đƣợc hội đồng đánh giá ở mức ……………………………….




DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Chủ tịch Hội Đồng













6

LƢỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Tấn Tài

Ngày sinh: 22/02/1992
Nơi sinh: Hồng Ngự - Đồng Tháp
Họ và tên Cha: Nguyễn Văn Cỡ
Họ và tên Mẹ: Nguyễn Thị Quới
Địa chỉ: Ấp 2, xã Thƣờng Phƣớc 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Tóm tắt quá trình học tập của bản thân:
1998 - 2003: là học sinh Trƣờng Tiểu Học Thƣờng Phƣớc 1.
2003 - 2007: là học sinh Trƣờng Trung Học Cơ Sở Thƣờng Phƣớc 1.
2007 - 2010: là học sinh Trƣờng Trung Học Phổ Thông Hồng Ngự 3.
2010 - 2014: là sinh viên ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa 36, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ.


















7


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.


Tác giả luận văn



Nguyễn Tấn Tài




















8

LỜI CẢM TẠ

Thành kính biết ơn!
Cha, Mẹ suốt đời tận tụy vì tƣơng lai và sự nghiệp của con. Cha, Mẹ đã cho
con hơn tất cả những gì Cha, Mẹ có. Những tình cảm cao quý và thiên liêng đó, con
xin đƣợc ghi sâu trong tim đến trọn đời.
Xin chân thành gửi đến Cô Nguyễn Thị Thu Nga giảng viên hƣớng dẫn đề tài
luận văn tốt nghiệp đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, giúp đỡ động
viên và cho em những lời khuyên chân thành trong suốt quá trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
thời gian học tập tại trƣờng. Xin đƣợc mãi mãi nhớ ơn các Thầy, Cô !
Chân thành biết ơn !
Chị Đoàn Thị Kiều Tiên, chị đã rất nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên
em cũng nhƣ cho em rất nhiều lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Anh Nguyễn Phƣớc Hậu sinh viên cao học đã giúp đỡ và động viên em trong
quá trình thực hiện đề tài.
Thành thật biết ơn !
Các anh (chị) trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tạo điều kiện cho em hoàn
thành tốt các thí nghiệm.
Các bạn sinh viên lớp Bảo Vệ Thực Vật K36, anh chị cao học K18 đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.




Nguyễn Tấn Tài





9

MỤC LỤC


NỘI DUNG
Trang

LƢỢC SỬ CÁ NHÂN
iii

LỜI CAM ĐOAN
iv

LỜI CẢM TẠ
v

MỤC LỤC
vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ix


DANH SÁCH BẢNG
x

DANH SÁCH HÌNH
xi

TÓM LƢỢC
xii

ĐẶT VẤN ĐỀ
xiii

CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1
CÂY MÈ
2
1.1.1
Nguồn gốc và sơ lƣợc về đặc điểm sinh học
2
1.1.2
Tình hình sản xuất
2
1.1.3
Đặc điểm hình thái cây mè
2
1.1.4
Yêu cầu về sinh lý, sinh thái cây mè
4
1.1.5

Kỹ thuật canh tác
5
1.1.6
Sâu bệnh hại
7
1.1.7
Thu hoạch và bảo quản
7
1.2
BỆNH HÉO RŨ TRÊN MÈ (Fusarium oxysporum f.sp. sesami)
8
1.2.1
Triệu chứng
8
1.2.2
Tác nhân
9
1.2.3
Sự xâm nhiễm
10
10

1.2.4
Lƣu tồn và lan truyền
10
1.2.5
Ảnh hƣởng cũa điều kiện ngoại cảnh lên sự phát sinh bệnh
11
1.2.6
Biện pháp phòng trị

11
1.3
XẠ KHUẨN
12
1.3.1
Khái niệm
12
1.3.2
Vai trò của xạ khuẩn trong phòng trừ sinh học
12
1.3.3
Cơ chế
13
1.4
THUỐC BENOMYL
14

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
15
2.1
PHƢƠNG TIỆN
15
2 1.1
Thời gian và địa điểm
15
2.1.2
Trang thiết bị và vật liệu trong thí nghiệm
15
2.2
PHƢƠNG PHÁP

16
2.2.1
Đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh héo rũ trên mè do nấm Fusarium
oxysporum của các chủng xạ khuẩn và thuốc Benomyl ở điều kiện
ngoài đồng tại ruộng 1 (tại xã Trung Nhứt – quận Thốt Nốt – thành
phố Cần Thơ)
16
2.2.2
Đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh héo rũ trên mè do nấm Fusarium
oxysporum của các chủng xạ khuẩn và thuốc Benomyl ở điều kiện
ngoài đồng tại ruộng 2 (tại xã Tân Lộc – quận Thốt Nốt – thành
phố Cần Thơ)
18
2.2.3
Chỉ tiêu theo dõi
19

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
21
3.1
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHÕNG TRỊ BỆNH HÉO RŨ TRÊN MÈ
DO NẤM Fusarium oxysporum CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN
VÀ THUỐC BENOMYL Ở ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG TẠI
RUỘNG 1
21
3.1.1
Tỷ lệ bệnh
21
11


3.1.2
Hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh
24
3.1.3
Năng suất
25
3.2
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHÕNG TRỊ BỆNH HÉO RŨ TRÊN MÈ
DO NẤM Fusarium oxysporum CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN
VÀ THUỐC BENOMYL Ở ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG TẠI
RUỘNG 1
27
3.2.1
Tỷ lệ bệnh
27
3.2.2
Hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh
30
3.2.3
Năng suất
31

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
34
4.1
KẾT LUẬN
34
4.2
ĐỀ NGHỊ
34


TÀI LIỆU THAM KHẢO
35















12

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NSKG: Ngày sau khi gieo
Fos: Fusarium oxysporum f.sp. sesami
Dl: Dƣơng lịch
HPXK: Huyền phù xạ khuẩn
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
MBC: Butyl carbamate và methyl – 2 – benzimidazole
PGPR: Plant Growth Promoting Rhizobacteria
PTSH: Phòng trừ sinh học


13

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Công thức môi trƣờng MS (Mannitol - soya flour) (Hobbs ctv.,
1989)
15
2.2
Nguồn xạ khuẩn dùng trong thí nghiệm
16
2.3
Tổng lƣợng phân bón và thời điểm bón phân trên diện tích thí
nghiệm ở ruộng 1
18
2.4
Tổng lƣợng phân bón và thời điểm bón phân trên diện tích thí
nghiệm ở ruộng 2
19
3.1
Tỷ lệ bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây trên mè ở điều
kiện ngoài đồng ở ruộng 1
21
3.2
Hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh của các nghiệm thức đối với bệnh héo rũ
do nấm Fusarium oxysporum trên mè ở điều kiện ngoài đồng
ruộng 1

25
3.3
Các chỉ tiêu năng suất của các nghiệm thức xử lý xạ khuẩn và
thuốc Benomyl đối với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum
ở ruộng 1
26
3.4
Tỷ lệ bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây trên mè ở điều
kiện ngoài đồng ở ruộng 2
27
3.5
Hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh của các nghiệm thức đối với bệnh héo rũ
do nấm Fusarium oxysporum trên mè ở điều kiện ngoài đồng
ruộng 2
31
3.6
Các chỉ tiêu năng suất của các nghiệm thức xử lý xạ khuẩn và
thuốc Benomyl đối với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum
ở ruộng 2
32






14

DANH SÁCH HÌNH


Hình
Tên hình
Trang
1.1
Bệnh héo rũ trên mè do Fusarium oxysporum f.sp. sesami
8
2.1
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở ruộng 1
17
2.2
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở ruộng 2
18
3.1
Các nghiệm thức xử lý xạ khuẩn và thuốc Benomyl đối với bệnh
héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên mè ở ruộng 1
24
3.2
Các nghiệm thức xử lý xạ khuẩn và thuốc Benomyl đối với bệnh
héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên mè ở ruộng 2
29






















15

Nguyễn Tấn Tài, 2014. “Đánh giá hiệu quả của xạ khuẩn và thuốc Benomyl
trong phòng trị bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum) trên mè ở điều kiện ngoài
đồng”, Luận văn tốt nghiệp Đại Học chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn khoa
học: Ts. Nguyễn Thị Thu Nga.


TÓM LƢỢC
Đề tài “Đánh giá hiệu quả của xạ khuẩn và thuốc Benomyl trong phòng
trị bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum) trên mè ở điều kiện ngoài đồng” đƣợc
thực hiện tại hai ruộng mè thuộc quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ từ tháng
2/2013 đến 5/2013.
Thí nghiệm đƣợc bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức (bốn
chủng xạ khuẩn 3, 6, 25, 79, thuốc Benomy và đối chứng không xử lý) và 4 lần lặp
lại.
Ở ruộng 1: kết quả ghi nhận qua các thời điểm ở ruộng 1 cho thấy 5 nghiệm
thức phòng trị bệnh héo rũ (4 chủng xạ khuẩn (3, 6, 25, 79) và thuốc Benomyl) đều

có khả năng hạn chế bệnh, nhƣng chỉ có chủng xạ khuẩn 3, chủng xạ khuẩn 25,
chủng xạ khuẩn 79 và thuốc Benomyl hạn chế bệnh tốt có tỷ lệ bệnh lần lƣợt
28,62%; 31,11%; 27,49%; 26,39% khác biệt ý nghĩa so với đối chứng với tỷ lệ bệnh
53,00% ở thời điểm 65 NSKG. Về hiệu quả giảm bệnh có 4 nghiệm thức chủng xạ
khuẩn 3, chủng xạ khuẩn 25, chủng xạ khuẩn 79 và thuốc Benomyl có hiệu quả cao
hơn và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng, nghiệm thức có hiệu quả cao nhất là xử
lý thuốc Benomyl với hiệu quả giảm bệnh 58,47% (65 NSKG). Về năng suất,
nghiệm thức xử lý chủng xạ khuẩn 79 và Benomyl có năng suất cao hơn và khác
biệt có ý nghĩa so với đối chứng.
Ở ruộng 2: Ba nghiệm thức xử lý với chủng xạ khuẩn 6, 25, 79 và nghiệm
thức thuốc Benomyl biểu hiện đƣợc khả năng ức chế mầm bệnh thông qua tỉ lệ bệnh
thấp hơn so với đối chứng. Về hiệu quả giảm bệnh, nghiệm thức xử lý thuốc
Benomyl cho hiệu quả giảm bệnh cao và khác biệt với đối chứng (45 NSKG). Về
năng suất nghiệm thức xử lý xạ khuẩn 79 cho trọng lƣợng 1000 hạt cao hơn khác
biệt ý nghĩa so với đối chứng, tuy nhiên giữa các nghiệm thức xử lý và đối chứng
không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về năng suất.



16

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây mè (vừng) có tên khoa học là Sesamum indicum L. là một loại cây ra
hoa thuộc chi Vừng (Sesamum), họ Vừng (Pedaliaceae) (Tạ Quốc Tuấn và Trần
Văn Lợt, 2006) là một loại cây lấy hạt. Cây mè có giá trị dinh dƣỡng cao đạt hiệu
quả kinh tế nên đƣợc trồng với diện tích lớn ở nƣớc ta.
Tuy nhiên, mè là loại cây mẫn cảm với nhiều sâu bệnh hại. Theo ghi nhận
Ahuja - Bkhetia (1995), bất cứ nơi nào mè đƣợc trồng phải chịu ít nhất 8 loại bệnh
tấn công và 65 loại côn trùng ở các giai đoạn khác nhau của sự tăng trƣởng, gây

thiệt hại năng suất đáng kể. Ở nƣớc ta có ba loại bệnh quan trọng có thể gây hại và
ảnh hƣởng đến năng suất đó là bệnh lỡ cổ rễ, bệnh phấn trắng và bệnh héo vàng (Tạ
Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006). Trong đó, bệnh héo rũ do nấm Fusarium
oxysporum f.sp. sesami gây thiệt hại đáng kể khoảng 57% trọng lƣợng đƣợc ghi
nhận (El-Bramawy, 2003). Tác nhân gây bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới, đặc
biệt là những nƣớc nhiệt đới có khí hậu ấm áp. Bệnh phát triển trong điều kiện nhiệt
độ từ 28 – 33
0
C (Cook và Backer, 1989), pH đất từ 2 – 12. Fusarium oxysporum
hoạt động với đất thoáng khí bởi vì chúng phát triển nhanh và phân bố nhiều (Cook
và Backer, 1989).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam là nơi hội tụ đủ các điều
kiện thuận lợi để bệnh phát sinh và phát triển. Để phòng trừ các bệnh trên mè ngƣời
nông dân chủ yếu sử dụng thuốc hóa học, biện pháp này đôi lúc không hiệu quả do
ngƣời nông dân không tuân thủ nguyên tắc bốn đúng, đồng thời dễ gây ra tính
kháng thuốc của mầm bệnh, giảm tính đa dạng sinh học, gây ảnh hƣởng phẩm chất
nông sản và sức khỏe con ngƣời. Ngày nay, theo xu hƣớng chung của thế giới
hƣớng đến nền nông nghiệp thân thiện và bền vững với môi trƣờng, các biện pháp
sinh học trong quản lý dịch hại đƣợc tập trung nghiên cứu và ứng dụng để góp phần
giảm lƣợng thuốc hóa học. Trong các tác nhân sinh học bệnh cây trồng, xạ khuẩn
cũng đƣợc nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong phòng trừ sinh học bệnh cây
trồng vì sở hữu nhiều cơ chế có tiềm năng cao trong phòng trừ sinh học hiệu quả
nhƣ : Tiết kháng sinh (Yang và ctv., 2010), cạnh tranh (Kinkel và ctv., 2012), kích
kháng (induced resistant) (Kloepper và Beauchamp 1992) và kích thích cây trồng
phát triển (Chanway và ctv., 1988; Glick, 1995; Kloepper, 1996; Lazarovits và
Nowak, 1997; Doumbou và ctv., 2002). Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị
Kiều Tiên (2012) cho thấy, trong 150 chủng xạ khuẩn đƣợc phân lập ở các ruộng
mè thì có 4 chủng 3, 6, 25 và 79 cho hiệu quả cao trong phòng trị bệnh héo rũ.
Ngoài ra, trong 7 loại thuốc hóa học đƣợc sử dụng trong nghiên cứu thuốc Benomyl
đƣợc ghi nhận cho hiệu quả cao đối với nấm F. oxysporum trên mè. Tuy nhiên kết

quả này chỉ mới thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lƣới.
Trên cơ sở đó đề tài “Đánh giá hiệu quả của xạ khuẩn và thuốc Benomyl
trong phòng trị bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum) trên mè ở điều kiện ngoài
đồng” đƣợc thƣc hiện. Nhằm mục đích tìm ra chủng xạ khuẩn có hiệu quả phòng trị
cao nhất đối với bệnh héo rũ trên mè do nấm Fusarium oxysporum. Từ đó tìm ra
đƣợc biện pháp quản lý nấm Fusarium oxysporum hiệu quả nhất ở điều kiện ngoài
đồng.
17

CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. CÂY MÈ (VỪNG)
1.1.1. Nguồn gốc và sơ lƣợc về đặc điểm sinh học
Cây mè (vừng) có tên khoa học là Sesamum indicum L. là một loại cây ra
hoa thuộc chi Vừng (Sesamum), họ Vừng (Pedaliaceae). Nguồn gốc tự nhiên của
cây mè vẫn chƣa đƣợc xác định nhƣng có thể tin chắc đây là một cây đƣợc thuần
hóa ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới và đƣợc trồng để lấy hạt (Tạ Quốc Tuấn và
Trần Văn Lợt, 2006)
Vì cây mè có nguồn gốc nhiệt đới nên nhiệt độ trung bình thích hợp cho cây
phát triển vào khoảng 25 - 30
o
C. Nhiệt độ dƣới 18
o
C sẽ gây khó khăn cho sự phát
triển và nếu nhiệt độ dƣới 10
o
C cây ngừng phát triển và chết. Nhiệt độ cao trên
40
o
C vào thời gian ra hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và do

đó làm giảm số hoa. Mè là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng
dƣới 10 giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trƣởng dinh dƣỡng của mè. Cây mè có
thể sống ở nhiều loại đất khác nhau và khoảng pH thích hợp từ 5,5 - 8,0, nhƣng phát
triển tốt nhất là trên loại đất phì nhiêu, thoát thủy tốt và pH = 6,0. Ẩm độ thích hợp
nhất là 70%.
1.1.2. Tình hình sản xuất
Ngày nay, Ấn Độ và Trung Quốc là 2 nƣớc trồng mè lớn nhất thế giới, trong
đó Ấn Độ là nƣớc trồng mè lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 2,5 triệu ha tiếp
theo là Myanmar, Sudan, Uganda…(Trần Văn Giàu, 2012)
Theo FAO (2010), diện tích trồng mè trên thế giới là 7,87 triệu ha với tổng
sản lƣợng 4,32 triệu tấn. Riêng Việt Nam, diện tích trồng mè là 47 nghìn ha với
tổng sản lƣợng 25 nghìn tấn.
1.1.3. Đặc điểm hình thái cây mè
1.1.3.1. Rễ
Mè thuộc loại rễ cọc, sự phát triển của rễ trụ và rễ bên đều phụ thuộc vào đặc
điểm của đất, ẩm độ, khí hậu, thời gian sinh trƣởng của cây, giống, cây phân cành
hay không phân cành. Thƣờng thì rễ mè phân bố chủ yếu ở lớp đất từ 0 - 25 cm. Rễ
cái có khả năng ăn sâu giúp cây có khả năng chịu hạn tốt, ngƣợc lại khả năng chịu
ngập rất kém, cây mè có thể chết nếu bị ngập úng trong thời gian ngắn. Trồng mè
trên đất cát thì rễ phát triển mạnh và nhiều hơn trên đất thịt và khả năng chịu hạn
của cây mè một phần cũng do hệ thống rễ phát triển mạnh. Ngƣợc lại, khả năng
chịu ngập của cây mè rất kém, thậm chí trong thời gian ngắn là cây sẽ bị héo sau
một trận mƣa lớn hoặc mƣa sau khi tƣới dẫn đến ứ động nƣớc trong ruộng nếu
không rút nƣớc sạch trong vòng 1 - 2 ngày thì sẽ ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và
phát triển của cây mè (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).
1.1.3.2. Thân
Thân mè thuộc thân thảo, thân thƣờng có hình 4 cạnh với những tiết diện
vuông và những rãnh dọc. Tuy nhiên, có những dạng thân rất rỗng hình chữ nhật.
18


Thân có thể tròn, trên thân có nhiều lóng hoặc ít lóng. Đặc tính này cũng để phân
biệt giống. Màu sắc của thân thay đổi từ màu xanh nhạt đến màu tím, phổ biến nhất
là màu xanh đậm. Thân cao từ 60 - 120 cm. Trong điều kiện hạn, thân có thể thấp
hơn, nhƣng cũng có giống đạt đến 3 m.
Số lƣợng cành trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thƣờng có khoảng 2 - 6
cành. Cành mọc từ các nách lá gần gốc.
Mức độ phân cành thực sự là tốc độ sinh trƣởng chung của cây, trực tiếp bị
ảnh hƣởng của môi trƣờng mật độ, lƣợng mƣa, độ dài ngày.
Các dạng thân ngắn đâm cành ít thƣờng chín sớm, cây cao thƣờng chín trễ và
có khuynh hƣớng chịu hạn khá hơn. Các giống dài ngày thƣờng phát triển chậm ở
giai đoạn cây con, nhƣng tăng trƣởng nhanh ở giai đoạn sau
().
1.1.3.3. Lá
Lá mè rất biến đổi về dạng và kích thƣớc trên cùng một cây và giữa các
giống. Lá dƣới thƣờng rộng đôi khi có thùy, mép (rìa) hình răng cƣa hƣớng ra ngoài
lá giữa thƣờng nguyên hình móc, đôi khi răng cƣa lá trên hẹp hơn (Weiss, 2000). Lá
mọc đối hay luân phiên tùy giống, cách sắp xếp lá ảnh hƣởng đến số hoa mang trên
nách lá và năng suất hạt trên cây. Lá mọc đối tạo điều kiện có nhiều hoa. Kích
thƣớc của lá thay đổi từ 3 - 17,5 cm chiều dài và 1 - 1,5 cm chiều rộng. Lá có màu
xanh đậm, xanh nhạt tùy thuộc vào giống. Mặt trên của lá có lông tơ bao phủ. Theo
nhiều thí nghiệm cho thấy tốc độ dẫn nƣớc của lá mè không mở quả nhanh hơn lá
mè mở quả. Do đó, những vùng thiếu nƣớc thì không thích hợp cho giống mè mở
quả ().
1.1.3.4. Hoa
Hoa mè thuộc hình chuông. Cuống hoa ngắn, tràng hoa gồm 5 cánh hợp
thành hình chuông. Có 2 loại hoa: hoa đơn và hoa chùm. Trên nách của mỗi lá có
thể ra từ 6 – 8 hoa. Tràng hoa thƣờng có màu trắng đến hồng nhạt, nhƣng cũng có
thể có màu tối đến màu tía và bề mặt bên trong có thể có màu đỏ hoặc các điểm
màu đen, đôi khi có màu tía hoặc đốm vàng (Weiss, 2000).
Hoa mè có 5 nhị đực dài từ 0,5 – 0,6 cm, trong đó có 4 cái hoạt động (2 cái

dài và 2 cái ngắn), còn 1 cái bắt dục, chúng dính trên ống tràng thành 2 cặp. Bầu nhị
có lông mềm và nằm trên đáy hoa, có vòi nhẵn, có từ 2 - 4 ngăn và đƣợc chia ra
thành nhiều ngách giả mang rất nhiều noãn (Phạm Văn Thiều, 2003).
1.1.3.5. Trái
Là một loại quả nang, tiết diện hình chữ nhật, có rãnh sâu, có đầu nhọn hình
tam giác ngắn. Hình dạng của quả cũng là một yếu tố để phân biệt các giống. Chiều
dài trái thay đổi từ 2,5 - 8 cm, đƣờng kính trái thay đổi từ 0,5 - 2 cm số vách ngăn từ
4 - 12 ngăn, trái thƣờng có lông tơ bao phủ. Trái mở ra bằng cách chẻ dọc vách
ngăn từ trên xuống. Mức độ mở trái là đặc tính quan trọng khi chọn giống để trồng
cho phù hợp với điều kiện thu hoạch ().
Chất lƣợng quả cũng khác nhau tùy vị trí đóng quả. Thƣờng quả ở vị trí thấp
có hạt lớn hơn ở vị trí cao ().
19

1.1.3.6. Hạt
Hạt mè là hạt song tử diệp. Cấu tạo hạt có nội phôi nhủ.
Hạt mè nhỏ thƣờng có hình trứng hơi dẹp trọng lƣợng 1000 hạt từ 2 - 4 g. Vỏ
láng hoặc nhăn màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ hay xám, cũng có hạt màu xám nâu,
xanh olive và nâu đậm. Hạt mè tƣơng đối mảnh và chứa rất nhiều dầu, do đó, dễ
mất sức nảy mầm sau khi thu hoạch. Một số giống mè có tính miên trạng kéo dài
đến 6 tháng sau khi thu hoạch. Giống có trái nhiều khía thì hạt nhỏ hơn giống có trái
ít khía ().
1.1.4. Yêu cầu về sinh lý, sinh thái cây mè
1.1.4.1. Khí hậu
Khí hậu là một trong những yếu tố quyết định về năng suất, chất lƣợng hay
sự phân bố mè trên thế giới. Mè là loại cây thân thảo, ƣa ấm đƣợc phân bố từ 25
0

Bắc đến 25
0

vĩ Nam, có thể gieo trồng đƣợc ở các vùng nhiệt đới trong điều kiện
khô hạn và các vùng cận nhiệt đới, ôn đới trong mùa hè. Thích hợp với độ cao 500 -
1250 m so với mặt nƣớc biển nhƣng không chịu đƣợc sƣơng gió và gió mạnh (Phạm
Văn Thiều, 2003).
1.1.4.2. Nhiệt độ
Vì cây có nguồn gốc nhiệt đới nên tổng tích ôn của mè khoảng 2700
0
C cho
thời gian sinh trƣởng 3 - 4 tháng nhiệt đô trung bình thích hợp khoảng 25 - 30
0
C.
Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trƣởng, các bộ phận dinh dƣỡng và sự
hình thành hoa khoảng 25 - 27
0
C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự phát triển
quả vào khoảng 28 - 32
0
C. Nếu nhiệt độ dƣới 20
0
C kéo dài thời gian nảy mầm.
Nhiệt độ dƣới 18
0
C sẽ gây khó khăn cho sự phát triển và nếu nhiệt độ dƣới 10
0
C
cây ngừng phát triển và chết (trang web Trƣờng Đại học Nông Lâm).
Nhiệt độ cao trên 40
0
C vào thời gian ra hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh,
tăng tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số hoa (Phạm Văn Thiều, 2003).

1.1.4.3. Ánh sáng
Mè là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dƣới 10 giờ/ngày
sẽ rút ngắn thời gian sinh trƣởng dinh dƣỡng của mè. Mè sẽ ra hoa sớm hơn 15 - 20
ngày trong điều kiện tự nhiên (12 giờ/ngày) (Phạm Văn Thiều, 2003).
Cƣờng độ ánh sáng, số giờ nắng trong ngày ảnh hƣởng trực tiếp đến năng
suất của mè. Trong thời gian sinh trƣởng, nhất là sau khi trổ hoa, mè cần khoảng
200 - 300 giờ nắng/tháng cho tới khi trái chín (Phạm Văn Thiều, 2003).
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Cƣờng độ ánh sáng trong thời gian kết
quả đến khi chín 28000 lux thích hợp nhất cho quá trình hình thành dầu. Hàm lƣợng
dầu trong hạt giảm 8% nếu cƣờng độ ánh sáng giảm xuống 7000 lux (Phạm Văn
Thiều, 2003).
1.1.4.4. Nước tưới
Là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến năng suất mè. Mè tƣơng đối chịu
hạn nhƣng cho năng suất thấp, khi đất có ẩm độ dƣới 70%. Mè ít cần nƣớc mƣa, mè
20

cho năng suất cao ở lƣợng mƣa 500 - 650 mm. Trong điều kiện có tƣới tổng lƣợng
nƣớc cần lên tới 900 - 1000 mm.
Mƣa lúc thu hoạch sẽ làm phẩm chất mè giảm do nhiễm bệnh. Mè rất dễ mẫn
cảm với nƣớc, nếu mƣa liên tục sẽ làm cây đổ ngã và chết. Trong lúc gieo hạt, mƣa
nhiều hạt sẽ không nảy mầm ().
1.1.5. Kỹ thuật canh tác
1.1.5.1. Thời vụ
Vụ đông xuân
Gieo từ tháng 12 - 1dl (sau khi nƣớc rút) thu hoạch tháng 2 - 3 dl, vụ này cho
năng suất cao nhất trong năm.
Mè trồng vụ Đông Xuân có điều kiện thuận lợi phơi hạt dễ dàng. Hạt có màu
sáng đẹp, không bị nấm mốc tấn công làm biến dạng hạt, do đó giá trị kinh tế cao.
Trồng vụ này, cây không bị đổ ngã, ít sâu bệnh, không ngập úng
().

Vụ hè thu
Thƣờng đƣợc trồng trên đất rẫy để tránh bị úng khi mƣa nhiều, bắt đầu gieo
vào tháng 4 - 5 dl, thu hoạch vào tháng 6 - 7 dl. Vụ này năng suất thấp nên chỉ trồng
trên đất rẫy lấy giống cho vụ sau ().
1.1.5.2. Chọn đất và làm đất
Mè là cây dễ tính, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Nhƣng phát triển
tốt nhất là trên loại đất phì nhiêu, thoát thủy tốt. pH thích hợp là từ 5,5 - 8,0, tốt nhất
là bằng 6,0, độ ẩm 70% (Trần Văn Giàu, 2012).
Trồng mè có 2 cách chuẩn bị đất: không làm đất và làm đất.
Không làm đất
Luân canh với lúa nổi không cần sửa soạn đất. Trƣớc hoặc sau khi thu hoạch
lúa nổi, gieo mè trên đất còn ẩm độ nhờ rạ lúa nổi che phủ, hạt nảy mầm phát triển,
trồng theo phƣơng thức này khó chăm sóc, không tƣới nƣớc và bón phân nên năng
suất không cao ().
Hiện nay một số vùng canh tác mè trên nền đất lúa cao sản không cần sửa
soạn đất. Sau khi thu hoạch lúa xong cho nƣớc vào ruộng từ 1 đến 2 ngày đến khi
độ ẩm của đất đạt từ 70 - 80%, tháo nƣớc ra và tiến hành gieo mè phƣơng pháp này
cũng không cần làm đất ().
Làm đất
Hạt mè rất nhỏ do đó cần làm đất kỹ vì nếu không làm đất kỹ, gieo không
đều, hạt sẽ bị vùi lấp. Cần cày sâu 25 cm, bừa lại nhiều lần cho đất nhuyễn trƣớc khi
gieo để hạt mè dễ tiếp xúc với đất, cây mọc tốt. Ở các chân ruộng thấp, nên lên líp
cao 30 cm rộng 1 m, rãnh rộng 40 cm để thoát nƣớc (nhất là trồng vào mùa mƣa)
().
1.1.5.3. Bón phân
21

Để đạt năng suất mè cao phải bón phân. Lƣợng phân bón mè lấy đi từ đất
khá lớn. Theo kết quả nghiên cứu (ở Venezuela), để đạt năng suất mè 500 kg/ha, mè
lấy đi từ đất 25 kg N; 3 kg P và 25 kg K ().

Qua thí nghiệm cho thấy, áp dụng công thức phân 60 - 60 - 30 và 90 - 60 - 30
giữa hai công thức này không có sự khác biệt. Do đó có thể sử dụng công thức 60 -
60 - 30. Riêng ở vùng thâm canh mè nhƣ Châu Phú, ngƣời ta thƣờng sử dụng công
thức 90 - 60 - 30 ().
Lƣợng phân bón có thể chia làm hai hoặc ba lần bón tùy theo thời gian sinh
trƣởng của từng giống.
Đối với những giống có thời gian sinh trƣởng 80 - 90 ngày thƣờng bón hai
lần.
- Bón lót 1 ngày trƣớc khi gieo: 1/2 đạm toàn bộ lân và kali.
- Bón thúc 1/2 đạm còn lại 30 ngày sau khi gieo.
Đối với những giống có thời gian sinh trƣởng trên 90 ngày chia làm ba lần
bón.
- Bón lót 1/3 đạm, toàn bộ lân và kali một ngày trƣớc khi gieo.
- Bón thúc 1/3 đạm 30 - 35 ngày sau khi gieo.
- Bón thúc 1/3 đạm 45 - 50 ngày sau khi gieo.
1.1.5.4. Gieo hạt
Hạt trƣớc khi gieo phải xử lý với Copper-zinc hoặc Copper-B nồng độ 2%
trộn đều vào hạt. Có ba cách là gieo vãi, gieo hốc và gieo theo hàng.
Gieo vãi: Để đảm bảo cho mè đƣợc gieo đều, nên trộn hạt giống với cát theo
tỷ lệ 2 cát/1 mè. Lƣợng hạt giống cần dùng là 8 - 18 kg/ha. Gieo xong dùng chà tre
kéo ngƣợc gió để hạt mè rơi đều xuống đất. Ba ngày sau khi gieo hạt bắt đầu nảy
mầm. Lúc này nên tránh bơm nƣớc và giữ cho ruộng khô, nếu cho nƣớc vào thì mè
sẽ bị thối hoàn toàn.
Gieo hốc: Bỏ hốc trên hàng với khoảng cách là 10 cm và sâu 4 - 5 cm, gieo
vào đó khoảng 8 - 10 hạt (Phạm Văn Thiều, 2003).
Gieo theo hàng: rạch hàng cách nhau 30 - 40 cm, hàng dọc hoặc ngang
luống, rắc hạt đều theo hàng. Cách gieo này cho phép sử dụng công cụ cải tiến để
rạch hàng, gieo và lắp hạt và cũng tiện cho việc chăm sóc về sau. Hàng cũng rạch
sâu 4 - 5 cm và lấp hạt độ sâu 3 cm (Phạm Văn Thiều, 2003).
1.1.6. Sâu bệnh hại

Mè là cây công nghiệp ngắn ngày, thuộc dạng cây thân thảo, tuy là cây dể
trồng, năng suất cao và đạt hiệu quả kinh tế nhƣng mè cũng bị nhiều loại sâu bệnh
hại.
1.1.6.1. Một số sâu hại thường gặp trên mè
Sâu sừng (Acherontia lachesis), sâu khoang (Spodoptera lutira), rệp xanh
(Mysuz persicae), rệp bông (Aphis gossypii)… Ngoài ra trên mè còn có nhiều loại
22

sâu hại khác nhƣ các loại châu chấu (Hypomeces squamosus, Xanthochelus sp.), các
loại bọ xít (Nezara viridula), tuy mức độ gây hại không đáng kể (Tạ Quốc Tuấn và
Trần Văn Lợt, 2006).
1.1.6.2. Một số bệnh hại thường gặp trên mè
Theo ghi nhận Ahuja - Bkhetia (1995), bất cứ nơi nào mè đƣợc trồng phải
chịu ít nhất 8 loại bệnh tấn công và 65 loại côn trùng ở các giai đoạn khác nhau của
sự tăng trƣởng, gây thiệt hại năng suất đáng kể.
Hầu hết các loại bệnh đều gây hại trên lá và thân. Những bệnh gây hại chính
trên mè thƣờng là: bệnh chết cây con do Rhizoctonia solani, bệnh héo vàng do
Fusarium oxysporum có thể gây hại với những giống mẫn cảm, nhƣng một số giống
địa phƣơng có thể kháng đối với bệnh này, bệnh đốm lá do vi khuẩn (Pseudomonas
sesami Malk), bệnh đốm lá do Alternaria sesami Kw và Cercospora, bệnh lỡ cổ rễ
hay thối gốc do Phytophthora nicotiana var. sesami và đốm lá Helminthosporium
sesami bệnh thƣờng gây hại với những giống địa phƣơng. Ở nƣớc ta có ba loại bệnh
quan trọng có thể gây hại và ảnh hƣởng đến năng suất đó là bệnh lỡ cổ rễ, bệnh
phấn trắng và bệnh héo vàng (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).
1.1.7. Thu hoạch và bảo quản
1.1.7.1. Thu hoạch
Mè ra hoa kết trái suốt thời gian sinh trƣởng, do đó xác định thời gian thu
hoạch đúng lúc sẽ làm hạn chế mất hạt do nứt trái, hạt rơi xuống đất. Thu hoạch khi
thấy lá bên dƣới vàng và trái có những đốm đen nhiều.
Khi thu hoạch có thể dùng dao, lƣỡi hái cắt sát gốc, cũng có nơi ngƣời ta nhổ

mè bằng tay, xong bó thành từng bó, dựng chụm đầu bó lại để phơi trên ruộng 3 - 4
nắng. Nếu trồng diện tích ít đem về nhà ủ, treo lên cho lá rụng bớt một phần và đem
phơi vài nắng, khi mè bắt đầu khô dùng cây quất nhẹ trên thân trái nứt hạt sẽ rơi ra
ngoài. Nếu dùng hạt làm giống chỉ phơi nơi thoáng mát ().
Chú ý: Trong suốt thời gian thu hoạch, nếu không khéo, có những giống mất
75% do thu hoạch trễ. Nhƣng nếu thu hoạch đúng, cũng có những giống mất 10%
năng suất do các thao tác thu hoạch phơi gom.
1.1.7.2. Bảo quản
Sau khi thu hoạch, loại bỏ các tạp chất để tồn trữ nhƣ sau:
Nếu tồn trữ làm giống cho mùa sau, phải giữ mè trong chai, lu hũ, bên trong
đựng hạt giống, bên trên có một lớp tro trấu để hút ẩm. Chú ý lấy những trái ở giữa
cây để làm giống.
Nếu thu hoạch để bán hạt, chỉ cần đựng vào các bao đay để nơi thoáng mát.
1.2. BỆNH HÉO RŨ TRÊN MÈ (Fusarium oxysporum f.sp. sesami)
Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum f.sp. sesami (Fos) là một loại bệnh
gây hại nghiêm trọng đến năng suất của cây mè. Sản lƣợng mè giảm 57% trọng
lƣợng nếu ruộng mè bị nhiễm bệnh héo rũ khoảng 40% (Maiti và ctv., 1988). Bệnh
này đƣợc ghi nhận đầu tiên ở Bắc Mỹ vào năm 1950 (Armstrong và Armstrong,
1950).
23

1.2.1. Triệu chứng
Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum f.sp. sesami là một loại bệnh gây
hại rất nghiêm trọng. Nấm Fos lƣu tồn trong đất và cả trong hạt giống gây thiệt hại
năng suất mè đáng kể (Li, 1989; Yang và ctv., 1992; Zhang và ctv., 2001). Khi cây
bị bệnh triệu chứng xuất hiện đầu tiên cây mè kém phát triển lá chuyển vàng, héo
từng phần hoặc toàn cây, lá rụng và khô (Cho và Choi, 1987). Biểu hiện rõ nhất cây
héo vào giai đoạn ra hoa và giai đoạn trái, sau đó mạch gỗ chuyển sang màu nâu và
cuối cùng dẫn đến cây chết. Tuy nhiên, đối với cây mè giai đoạn nhỏ thì triệu chứng
cây bị nâu mạch rất khó thấy (Li và ctv., 2012). Triệu chứng nâu mạch xuất hiện rõ

nhất giai đoạn cây mè mang hoa. Đó chính là lý do gây thiệt hại năng suất mè đáng
kể.


Hình 1.1 Bệnh héo rũ trên mè do Fusarium oxysporum f.sp. sesame (nguồn: Đoàn Thị
Kiều Tiên (2012);: (a) Ruộng mè bị nhiễm bệnh (b) Mạch nhựa trên thân hóa nâu


1.2.2. Tác nhân
Bệnh héo rũ trên mè do nấm Fusarium oxysporum f.sp. sesami (Schelt) Jacz
(Armstrong và Armstrong, 1950; El-Bramawy, 2003; Li và ctv., 2012).
1.2.2.1 . Phân loại
Nấm Fusarium oxysporum thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes), họ
Tubercularia, bộ nấm bông (Hyphomycetables). Giai đoạn sinh sản hữu tính chƣa
xác định rõ ràng đối với nấm này. Tuy nhiên một số nghiên cứu về đặc điểm duy
truyền cho thấy loại nấm này gần với nhóm Liseola, có giai đoạn hữu tính
Gibberella thuộc lớp nấm nang. Hệ sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm
thƣờng không màu, chuyển sang màu nâu khi già (CABI, 2003).
Loài Fusarium oxysporum là tác nhân chính tấn công gây héo mạch nhựa
(vascular wilt) trong khi đó F. solani chỉ gây thối rễ hoặc cổ rễ là chính (Burgess và
ctv., 2008). Cũng theo Werer (1973), Phạm Hoàng Anh (2001), Trần Văn Hai
(2005b), nấm này có tên là Fusarium oxysporum.
A
B
24

1.2.2.2 . Đặc điểm hình thái nấm
Theo Burgess và ctv. (2008), nhiều loài Fusarium đã đƣợc mô tả và nghiên
cứu về khả năng sinh bào tử trên các vật liệu thực vật. Việc phân loại giám định các
loài nấm Fusarium spp. đƣợc phân lập có thể dựa vào các chỉ tiêu cơ bản nhƣ: màu

sắc tản nấm, màu môi trƣờng, hình thái sợi nấm, thể bình, hình dạng đại bào tử, tiểu
bào tử, bào tử áo vách dày…, đồng thời tiến hành lây nhiễm bệnh nhân tạo trên các
cây ký chủ nhầm xác định tính gây bệnh và nguyên nhân gây bệnh.
Trên môi trƣờng PDA, sợi nấm Fusarium oxysporum thƣờng có sắc tố tím
đến tía hoặc không màu (Burgess và ctv., 2008). Nấm Fusarium oxysporum có ba
dạng bào tử: tiểu bào tử (microconidia), đại bào tử (macroconidia) và bào tử áo
(chlamydospores) (Nelson và ctv., 1983; Agrios, 1988). Sinh sản vô tính bằng tiểu
bào tử đính và đại bào tử đính. Tiểu bào tử có kích thƣớc nhỏ, thƣờng không có
vách ngăn và đƣợc hình thành trong bọc giả gắn trên những cành bào đài ngắn, điều
này ngƣợc lại đối với Fusarium solani đƣợc hình thành trên cụm bào tử cành bào
đài (phialides) dài (Burgess và ctv., 2008). Đại bào tử có dạng hình thoi hoặc hình
lƣỡi liềm có từ 3 - 5 vách ngăn. Kích thƣớc đại bào tử đỉnh 14,68 - 44,25 x 2,8 -
5,22 µm. Trong khối bào tử, đại bào tử thon hơn có chiều dài trung bình (Burgess
và ctv., 2008). Bào tử áo có lớp vách dày, có khi xù xì, chịu đựng tốt với điều kiện
khắc nghiệt của môi trƣờng. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bào tử áo nảy mầm cho ra
sợi nấm mới (Phạm Văn Kim, 2003).
Nấm Fusarium oxysporum đa số sống hoại sinh cao trên các cơ chất khác
nhau nhƣ cellulose, lignins, pectins, và một số chất phức tạp khác. Chúng có khả
năng thích nghi và lƣu tồn tốt trong đất, thông thƣờng Fusarium oxysporum tồn tại
khoảng 10
3
đến 10
4
bào tử/1 g đất. Nấm này có khả năng định vị trong mạch dẫn
của cây và làm cây chết. Fusarium spp. thích nghi tốt trong môi trƣờng đất khô.
Bào tử hiện diện nhiều trong không khí hoặc những đại bào tử sống trên một số bộ
phận của cây trồng nếu nơi đó thoáng khí (Cook và Backer, 1989).
Fusarium oxysporum là nấm bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và
gồm nhiều loại bệnh cho cây trồng phân bố rộng (Nelson và ctv., 2006). Theo
Booth (1971), cũng ghi nhận nấm Fusarium oxysporum hiện diện khắp thế giới, gây

bệnh héo rũ trên nhiều loại cây trồng nhƣ: họ Đậu, họ Cà, họ Dƣa bầu bí… Ở Việt
Nam, nấm Fusarium oxysporum gây thiệt hại lớn trên chuối, khoai tây, cà chua,
hành ta và một số cây trồng khác (Đoàn Thị Kim Thanh và ctv., 2006).
1.2.3. Sự xâm nhiễm
Quá trình xâm nhiễm: quá trình này chịu tác động của nhiều yếu tố bao gồm
các hợp chất do nấm tiết ra, cấu trúc bề mặt cây kí chủ, các chất hoạt hóa hoặc bào
tử nấm nảy mầm và dạng ống mầm (Mengden và ctv., 1996). Nghĩa là nấm xâm
25

nhập bằng nhiều cách khác nhau rất đa dạng tùy loài nhƣng chủ yếu bằng hai con
đƣờng sau: xâm nhiễm qua vết thƣơng (Lucas, 1998) và xâm nhiễm vào cửa khẩu tự
nhiên nhƣ đỉnh của rễ cái và các rễ bên (Lucas, 1998). Nấm xâm nhập vào những
vùng thích hợp cho chúng phát triển nhƣ Fusarium oxysporum tìm thấy ở đầu rễ cây
chuối (Brandes, 1919), cây cúc tây (Ullstrup, 1937), cải củ và cải bắp (Smith và
Walker, 1930), trong khi đó loài Fusarium oxysporum f.sp. dianthi xâm nhiễm vào
phần rễ của cây cẩm chƣớng (Pennypacker và Nelson, 1972). Bệnh héo rũ trên dƣa,
nấm xâm nhiễm vào giữa hai tế bào (Reid, 1958).
1.2.4. Lƣu tồn và lan truyền
Theo CABI (2001), mầm bệnh có thể lƣu tồn qua hạt, đất hay xác bã thực
vật.
Nấm Fusarium oxysporum lƣu tồn rất rộng trong đất ở các vùng sinh thái.
Nấm Fusarium oxysporum f.sp. sesami lƣu tồn trong đất dƣới dạng bào tử áo (Maiti
và ctv., 1988). Bào tử áo của nấm Fusarium oxysporum f.sp. batatas tồn tại ít nhất 7
năm trong nƣớc ở điều kiện phòng thí nghiệm (French và Nielsen, 1966; French,
1972).
Theo Egel và Martyn (2007), thì tác nhân gây bệnh héo nấm Fusarium
oxysporum tồn tại trong đất dƣới dạng bào tử áo trong thời gian dài có thể từ 15 đến
20 năm. Bào tử áo có hình tròn, là các bào tử một tế bào với vách tế bào dày và có
sức chống chịu cao đƣợc hình thành trong mô bệnh.
Nấm Fusarium oxysporum có thể có mặt ở vỏ rễ một số cây trồng không

phải ký chủ, kể cả cỏ dại và cây trồng. Bào tử áo hình thành trong vỏ rễ khi cây chết
(Burgess và ctv., 2008).
1.2.5. Ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh lên sự phát sinh bệnh
Trong điều kiện mầm bệnh có mật số cao hoặc cây ký chủ dễ bị xâm nhiễm
thì cả quần thể có thể bị héo và chết trong thời gian ngắn. Cây bị bệnh có thể không
chết nhƣng bị ức chế về sinh trƣởng và giảm đáng kể về năng suất (Egel và Martyn,
2007).
Nấm Fusarium oxysporum chịu tác động nhiều đến sự phát triển bởi các yếu
tố nhƣ:
Nhiệt độ: Nấm Fusarium oxysporum phát triển ở nhiệt độ 10 - 35
0
C và thích
hợp nhất ở 26
0
C. Nhìn chung, nấm Fusarium oxysporum hoạt động ở nhiệt độ 28
0
C
- 33
0
C và không thích hợp ở nhiệt độ 17
0
C. Fusarium oxysporum hoạt động với đất
thoáng khí bởi vì chúng phát triển nhanh và phân bố nhiều (Cook và Backer, 1989).
Theo Fletcher và Martin (1972), nhiệt độ từ 23 - 26
0
C triệu chứng héo rũ và nâu
mạch biểu hiện rõ nhất.
pH: Hầu hết nấm Fusarium oxysporum phát triển ở pH = 2 - 12 tùy từng loài
nấm khác nhau, thƣờng pH = 6 thích hợp cho tất cả các loài nấm.

×