Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

phân lập, đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ bằng xạ khuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.23 KB, 54 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




TẠ HOÀNG LONG






PHÂN LẬP, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA
CÁC CHỦNG NẤM RHIZOCTONIA SOLANI GÂY
BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA VÀ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN
CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG XẠ KHUẨN




Luận văn tốt nghiệp Đại học

Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT












Cần Thơ, 2014




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





Luận văn tốt nghiệp Đại học

Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT



Tên đề tài
:

PHÂN LẬP, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA
CÁC CHỦNG NẤM RHIZOCTONIA SOLANI GÂY

BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA VÀ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN
CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG XẠ KHUẨN






Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. Lê Minh Tường Tạ Hoàng Long
MSSV: 3103629
Lớp: BVTV K36





Cần Thơ, 2014
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT



Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật với tên đề tài:
“PHÂN LẬP, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA CÁC CHỦNG NẤM
RHIZOCTONIA SOLANI GÂY BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA VÀ BƯỚC ĐẦU
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG XẠ KHUẨN”







Do sinh viên Tạ Hoàng Long thực hiện và đề nạp.

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.







Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn



TS. Lê Minh Tường
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT



Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư

chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật với tên đề tài:
“PHÂN LẬP, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA CÁC CHỦNG NẤM
RHIZOCTONIA SOLANI GÂY BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA VÀ BƯỚC ĐẦU
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG XẠ KHUẨN”
Do sinh viên Tạ Hoàng Long thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức……………………………….



DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Chủ tịch Hội đồng
iii

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Tạ Hoàng Long
Ngày sinh: 21/12/1992
Nơi sinh: Thốt Nốt – Cần Thơ
Họ và tên Cha: Tạ Hoàng Định
Họ và tên Mẹ: Lê Thị Kim Phượng
Địa chỉ: 167 khu vực Thới An 4, phường Thuận An, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần
Thơ.
Tóm tắt quá trình học tập của bản thân:

1998 – 2003: là học sinh Trường Tiểu học Thới Thuận 3.
2003 – 2007: là học sinh Trường Trung học Cơ Sở Thới Thuận.
2007 – 2010: là học sinh Trường Trung học Phổ Thông Thốt Nốt.
2010 – 2014: là sinh viên ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa 36, khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

iv
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây.




Tác giả luận văn





Tạ Hoàng Long




















v
LỜI CẢM TẠ

Trân trọng biết ơn!
Cha mẹ người đã sinh ra con, suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của
các con.
Ts. Lê Minh Tường, giảng viên hướng dẫn đề tài luận văn tốt nghiệp. Thầy đã
tận tình chỉ bảo cũng như đưa ra những lời khuyên chân thành để giúp em hoàn
thành luận văn này.
Ts. Lê Văn Vàng cố vấn học tập. Thầy đã giúp đỡ em rất nhiều ngay từ những
ngày đầu bước chân vào Trường Đại học Cần Thơ.
Chân thành biết ơn!
Quý thầy cô trong Trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm dạy dỗ và truyền dạy
những kiến thức quý báo cho em trong suốt quá trình học tập.
Anh Lý Văn Giang, chị Ngô Thị Kim Ngân và các anh chị trong khối ngành
Bảo Vệ Thực Vật đã giúp đỡ em rất nhiều trong những ngày đầu tại phòng thí
nghiệm và chia sẻ cho em những kinh nghiệm quý báu và giúp em hoàn thành luận
văn này.

Các bạn sinh viên Bảo Vệ Thực Vật K36 đã giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập.


Trân Trọng! Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc



Tạ Hoàng Long

vi
Tạ Hoàng Long, 2014. “Phân lập, đánh giá khả năng gây hại của các chủng
nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa và bước đầu nghiên cứu biện
pháp phòng trừ bằng xạ khuẩn”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật, Bộ
môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, Trường Đại học
Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn Tiến sĩ Lê Minh Tường.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Phân lập, đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm Rhizoctonia
solani gây bệnh đốm vằn hại lúa và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ
bằng xạ khuẩn” được thực hiện tại phòng thí nghiệm và nhà lưới bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ từ
tháng 1/2013 đến tháng 1/2014. Mục đích nhằm (i) xác định khả năng gây hại của
các chủng nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa, (ii) tìm ra các chủng
xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao với nấm Rhizoctonia solani trong điều kiện
phòng thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Phân lập và đánh giá khả năng gây hại của 13 chủng nấm
Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa thu thập tại một số tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên với 5 lần lặp lại. Kết quả, trong 13 chủng nấm Rhizoctonia solani phân lập từ

các ruộng lúa bị bệnh ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thì chủng Rh-CT1
(thu thập tại Quốc lộ 91B – Bình Thủy – Cần Thơ) có khả năng gây hại cao nhất.
Chủng Rh-CT1 được chọn để tiến hành thí nghiệm 2.
Thí nghiệm 2: Phân lập và đánh giá khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với
nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa. Kết quả phân lập được 148
chủng xạ khuẩn từ những ruộng lúa tại 4 tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng,
Tiền Giang.
Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Rhizoctonia
solani gây bệnh đốm vằn hại lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả, trong
148 chủng xạ khuẩn thì có 4 chủng xạ khuẩn thể hiện khả năng đối kháng cao với
nấm gây bệnh đốm vằn hại lúa là ST52 (thu thập tại Nhơn Mỹ - Kế Sách – Sóc
Trăng), ST59 (thu thập tại Nhơn Mỹ - Kế Sách – Sóc Trăng), TG6 (thu thập tại Phú
Thuận – Cai Lậy – Tiền Giang), TG13 (thu thập tại An Cư – Cái Bè – Tiền Giang)
với bán kính vòng vô khuẩn lần lượt là 14,80 mm; 16,20 mm; 14,40 mm; 16,20 mm
và hiệu suất đối kháng lần lượt là 68,97%; 68,46%; 67,96%; 68,13% ở 5 NSKC.
Từ khóa: xạ khuẩn, bệnh đốm vằn hại lúa, Rhizoctonia solani, phòng trừ sinh học.

vii
MỤC LỤC


Nội dung Trang

TIỂU SỬ CÁ NHÂN iii
LỜI CAM ĐOAN iv
LỜI CẢM TẠ v
TÓM LƯỢC vi
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH BẢNG ix
DANH SÁCH HÌNH x

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT xi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY LÚA 2
1.1.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng 2
1.1.2. Tình hình sản xuất 2
1.2. MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN LÚA 2
1.3. BỆNH ĐỐM VẰN TRÊN LÚA DO NẤM RHIZOCTONIA SOLANI 2
1.3.1. Lịch sử xuất hiện, phân bố và thiệt hại 2
1.3.2. Triệu chứng 3
1.3.3. Tác nhân gây bệnh đốm vằn 3
1.3.4. Điều kiện phát triển của bệnh đốm vằn 4
1.3.5. Sự lưu tồn, lan truyền và xâm nhiễm của nấm Rhizoctonia solani 5
1.3.6. Biện pháp phòng trị 6
1.4. XẠ KHUẨN TRONG PHÒNG TRỪ SINH HỌC BỆNH CÂY 6
1.4.1. Phân bố của xạ khuẩn trong tự nhiên 6
1.4.2. Cấu tạo của xạ khuẩn 7
1.4.3. Đặc điểm hình thái của xạ khuẩn 7
1.4.4. Sự hình thành bào tử của xạ khuẩn 8
1.4.5. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của xạ khuẩn 8
1.4.6. Vai trò của xạ khuẩn trong phòng trừ sinh học 8
1.5. ỨNG DỤNG XẠ KHUẨN TRONG PHÒNG TRỪ SINH HỌC BỆNH CÂY TRỒNG
10
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP 12
2.1. PHƯƠNG TIỆN 12
2.1.1. Thời gian và địa điểm 12
2.1.2. Vật liệu 12
2.2. PHƯƠNG PHÁP 13
2.2.1. Phân lập tác nhân nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn hại lúa 13
2.2.2. Phân lập xạ khuẩn 13

2.2.3. Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm Rhizoctonia solani gây
bệnh đốm vằn hại lúa trong điều kiện nhà lưới 14
viii
2.2.4. Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn đối với nấm
Rhizoctonia solani trong điều kiện phòng thí nghiệm 16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
3.1. PHÂN LẬP CÁC CHỦNG NẤM RHIZOCTONIA SOLANI GÂY BỆNH ĐỐM VẰN
HẠI LÚA TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 17
3.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA 13 CHỦNG NẤM RHIZOCTONIA
SOLANI GÂY BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI 19
3.3. THU THẬP VÀ PHÂN LẬP XẠ KHUẨN TỪ CÁC RUỘNG LÚA TẠI MỘT SỐ
TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 24
3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN ĐỐI VỚI
NẤM RHIZOCTONIA SOLANI TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM 25
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32
4.1. KẾT LUẬN 32
4.2. ĐỀ NGHỊ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

ix
DANH SÁCH BẢNG


Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Cấp bệnh đốm vằn dựa vào chiều cao tương đối của vết bệnh
(theo SES, IRRI, 1988)
15

3.1
Các chủng nấm Rhizoctonia solani đã được thu thập ở 6 tỉnh Cần
Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang
17
3.2
Chỉ số bệnh đốm vằn trên lúa khi chủng nhiễm với 13 chủng
nấm Rhizoctonia solani trong điều kiện nhà lưới
20
3.3
Cấp bệnh đốm vằn trên lúa khi chủng nhiễm với 13 chủng nấm
Rhizoctonia solani trong điều kiện nhà lưới
22
3.4
Các nguồn xạ khuẩn phân lập trên đất trồng lúa ở một số tỉnh
ĐBSCL
24
3.5
Bán kính vòng vô khuẩn của 13 chủng xạ khuẩn đối kháng với
nấm Rhizoctonia solani qua các ngày sau khi cấy
27
3.6
Hiệu suất đối kháng (%) của 13 chủng xạ khuẩn đối với nấm
Rhizoctonia solani qua các thời điểm
30
x
DANH SÁCH HÌNH

Hình Tên hình Trang
2.1 Mô tả cách bố trí thí nghiệm thử đối kháng 16
3.1

Đặc điểm khuẩn ty và hạch nấm Rhizoctonia solani phân lập
được trên môi trường PDA
18
3.2
Mức độ biểu hiện bệnh đốm vằn hại lúa của 4 chủng nấm Rh-
ĐT2, Rh-HG2, Rh-CT1, Rh-VL3 ở thời điểm 11 NSKCB
23
3.3
Khả năng đối kháng của 4 chủng xạ khuẩn ST59, TG13, ST13 và
ST54 đối với nấm Rhizoctonia solani ở thời điểm 4 ngày sau khi
cấy
31

xi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

NSKG: Ngày sau khi gieo
NSKC: Ngày sau khi cấy
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NSKCB: Ngày sau khi chủng bệnh
BKVVK: Bán kính vòng vô khuẩn
HSĐK: Hiệu suất đối kháng
1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới (lúa mì, lúa nước và
ngô) và là cây trồng lâu đời nhất của dân tộc Việt Nam và nhiều dân tộc khác trên
thế giới. Khoảng 40% dân số thế giới lấy gạo làm nguồn cung cấp lương thực chính
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nóng và ẩm, điều kiện
thuận lợi cho cây lúa phát triển, kèm theo đó là sự phát triển của nhiều loại bệnh

hại. Hằng năm những thiệt hại do bệnh cây trồng gây ra có thể lên tới 7% sản lượng
lương thực (Phạm Văn Kim, 2000a). Trong đó, bệnh đốm vằn là một bệnh hại quan
trọng, xuất hiện ở hầu hết các nơi trồng lúa trên thế giới. Bệnh có thể gây thiệt hại
năng suất lên đến 25 - 50% (Ou, 1985).
Trong những năm gần đây, xu hướng sản xuất lúa theo hướng độc canh, tăng vụ,
sử dụng giống cao sản đã tạo điều kiện cho các loại bệnh hại (trong đó có bệnh đốm
vằn) xuất hiện ngày càng nhiều hơn, phá hoại nghiêm trọng ở các vùng trồng lúa
nước của nước ta, gây thiệt hại nặng về năng suất. Biện pháp dùng thuốc hóa học
phòng chống bệnh cây đã mang lại những khả năng trừ bệnh nhanh chóng, bảo vệ
cây trồng. Tuy nhiên nếu xử dụng thuốc không hợp lý, sai phương pháp sẽ mang
đến hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, trực tiếp gây độc cho
người, sinh vật có ích hoặc để lại dư lượng trong nông sản vượt mức cho phép, gây
ngộ độc thực phẩm cho người và gia súc. Nếu sử dụng liên tục một loại thuốc trừ
bệnh ở một vùng sẽ dẫn đến kết quả làm vi sinh vật quen thuốc và kháng thuốc (Vũ
Triệu Mân và ctv., 2007). Vì vậy, phòng trừ bệnh bằng biện pháp sinh học là một
trong những biện pháp đang được chú ý đến do an toàn sức khỏe và thân thiện với
môi trường. Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật có khả năng sinh chất kháng sinh cao,
trong đó có nhiều chất kháng sinh có khả năng chống nấm mạnh. Bên cạnh đó, xạ
khuẩn còn có khả năng tiết các enzyme ngoại bào như cellulase, chitinase và
protease (Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2002). Ngoài ra, 80% kháng sinh được tìm
thấy là do nhóm xạ khuẩn tiết ra (Vi Thị Đoan Chính, 2000). Điều này chứng tỏ xạ
khuẩn có tiềm năng rất lớn trong việc phòng trừ bệnh hại cây trồng nói chung và
bệnh hại lúa nói riêng nhằm giảm lượng thuốc hóa học sử dụng, tăng năng suất cây
trồng, không ảnh hưởng đến môi trường và con người. Do đó, đề tài “Phân lập,
đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm Rhizoctonia solani gây bệnh
đốm vằn hại lúa và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ bằng xạ khuẩn”
được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá khả năng gây hại của các chủng nấm gây
bệnh đốm vằn hại lúa và tuyển chọn những xạ khuẩn có triển vọng trong quản lý
bệnh đốm vằn hại lúa.
2

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU


1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY LÚA
1.1.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
Lúa có tên khoa học là Oryza sativa L., thuộc họ hòa thảo (Gramineae). Lúa
(Oryza sativa L.), loài lúa ưu thế, được cho rằng phát sinh từ nơi nào đó ở Đông
Nam Á. Ngày nay, nó được trồng ở châu Á, châu Phi, châu Âu, Bắc Trung và Nam
châu Mỹ và châu Đại dương (Shouichi Yoshida, 1981).
Giá trị dinh dưỡng: Hạt gạo có giá trị dinh dưỡng cao, là lương thực chính cho
nhiều quốc gia trên thế giới. Trong 100 g gạo có 6,0 – 7,4 g protein; 8 – 12 mg
calcium; 0,07 – 0,26 mg B1; cung cấp 361 – 362 calories và nhiều chất dinh dưỡng
khác (Nguyễn Thành Hối, 2011).
1.1.2. Tình hình sản xuất
Theo FAO (2006), sản lượng lúa trên thế giới khoảng 629,30 triệu tấn, diện tích
canh tác 152,90 triệu ha, năng suất 4,12 tấn/ha, các quốc gia có diện tích sản xuất
lúa lớn nhất thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt
Nam… (trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng diện tích gieo trồng lúa gần 3,9
triệu ha, trong tổng số 7,30 triệu ha diện tích gieo trồng lúa cả nước (chiếm 53,4%),
Đồng bằng sông Cửu Long đã đóng góp hơn 18,2 triệu tấn lúa trong tổng sản lượng
khoảng 36 triệu tấn lúa của cả nước, chiếm tỷ lệ 50,5%. Hơn 80% sản lượng gạo
xuất khẩu hằng năm là từ ĐBSCL (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.2. MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN LÚA
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) trên lúa có một số sâu bệnh hại sau:
Bệnh hại: bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctonia solani Kuhn, bệnh cháy lá do nấm
Pyricularia oryzae gây ra, bệnh đốm nâu do nấm Helminthosporium oryzae gây ra,
bệnh thối bẹ do nấm Sarocladium oryzae, bệnh thối thân do nấm Helminthosporium
sigmoideum gây ra, bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme Shel, bệnh do vi
khuẩn và siêu vi khuẩn.

Sâu hại: rầy nâu (Nilaparvata lugens), rầy lưng trắng (Sogatella furcifera), rầy
xanh (Nephotettix sp.), rầy bông (Recilia dorsalis), sâu đục thân (Stemborrer), sâu
cuốn lá, sâu xếp lá, sâu phao (Nymphula depunctalis), sâu keo (Spodoptera
litura)…
1.3. BỆNH ĐỐM VẰN TRÊN LÚA DO NẤM RHIZOCTONIA SOLANI
1.3.1. Lịch sử xuất hiện, phân bố và thiệt hại
Bệnh đốm vằn do Myake mô tả đầu tiên ở Nhật Bản năm 1910, nhưng mãi đến
năm 1912 thì Sawada đã phát hiện rằng Shirai từng mô tả bệnh này từ năm 1906.
Không lâu sau đó, bệnh đốm vằn đã được các nhà khoa học báo cáo sự hiện diện ở
các quốc gia khác như: Philippines, Sri Lanka, Trung Quốc và nhiều quốc gia Châu
3
Á khác (Ou, 1985). Bệnh đốm vằn là một loại bệnh gây hại quan trọng cho các vùng
trồng lúa trên thế giới. Từ năm 1985 – 1990 bệnh đốm vằn đã xuất hiện trên 47%
diện tích đất trồng lúa của Trung Quốc và ước tính thiệt hại 200.000 tấn/năm (Lê
Hữu Hải, 2008).
Theo Lee và ctv., (1983), ở Mỹ thiệt hại năng suất có thể lên đến 50% đối với
giống nhiễm. Khi cây lúa bị nhiễm bệnh thì phần mô mềm sẽ bị rũ xuống. Khi bệnh
tấn công lên phiến lá sẽ làm giảm quang hợp và quá trình vận chuyển tinh bột vào
trong hạt cũng giảm từ đó làm cho trọng lượng hạt giảm, dẫn đến năng suất giảm
(trích dẫn từ Nguyễn Văn Hiệp, 1988).
Theo Ou (1985), bệnh có thể gây thiệt hại năng suất lên đến 25-50% nếu lá cờ
của các giống nhiễm bị bệnh hại.
Tại Việt Nam, diện tích nhiễm bệnh tăng lên 10 lần trong 5 năm (từ 21.000 ha
của năm 1985 tăng lên 200.000 ha trong năm 1990 và 1991) (Lê Hữu Hải, 2008).
Tại ĐBSCL bệnh có mặt ở nhiều nơi, ở tất cả các vụ lúa, nhưng gây hại nặng ở vụ
Hè Thu (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.3.2. Triệu chứng
Bệnh đốm vằn (khô vằn) gây hại chủ yếu ở một số bộ phận của cây lúa như bẹ lá,
phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi
phát sinh bệnh đầu tiên (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).

Theo Sharma (2006), trên cây lúa, vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở bẹ lá,
ngang hoặc trên mực nước ruộng khoảng 0,3 – 0,5 cm. Đốm bệnh thường có dạng
vòng đến thuôn dài hoặc dạng trứng, elip, đôi khi có thêm dạng bất định thuôn dài,
kích thước đốm từ 1 – 3 cm. Dưới điều kiện thích hợp như thừa đạm, trời mát, ẩm
độ cao, bệnh sẽ từ từ phát triển lên lá và có thể gây hại cả bông (Carmen và ctv.,
1989).
Kích thước và màu sắc của đốm bệnh có thể thay đổi theo điều kiện môi trường,
nếu trời ẩm khuẩn ty sẽ phát triển như tơ trắng lên bề mặt vết bệnh và có thể lan
truyền nhanh trong một ngày. Bệnh thường gây hại khi cây lúa được 45 ngày tuổi
và phát triển khá mạnh lúc cây lúa được 60 ngày tuổi (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Theo Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen (1993), vết bệnh thường có màu xám xanh
hoặc xám trắng hoặc có màu sắc khác, có vẻ vằn vện và rìa của vết bệnh có màu
nâu, do đó bệnh có tên là đốm vằn hoặc khô vằn.
Bệnh nhẹ làm cho cây lúa bị yếu, lúa dễ đổ ngã khi sắp chín. Còn bệnh nặng, lá
bệnh khô chết lụi làm cây cằn cỗi, khó trổ, nghẹn đòng, khi trổ được thì lép nhiều,
có thể làm cây lúa cháy khô thành từng chòm trước khi lúa chín (Phạm Văn Kim và
Lê Thị Sen, 1993).
1.3.3. Tác nhân gây bệnh đốm vằn
Theo Agrios (2005), bệnh đốm vằn trên lúa do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
Giai đoạn hữu tính với tên Thanatepherus cucumeris, thuộc lớp nấm đảm
4
Basidiomycetes, được ông Kuhn phát hiện vào năm 1858 khi ông quan sát bệnh do
nấm trên khoai tây. Giai đoạn vô tính, nấm Rhizoctonia solani thuộc bộ nấm bất thụ
Mycelia sterilia, lớp nấm bất toàn Imperfect Fungi (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề,
1998).
Rhizoctonia solani sinh trưởng dễ dàng trên các loại môi trường phổ biến, sợi
nấm khi còn non không màu, khi trưởng thành có màu nâu nhạt, đường kính 8 – 12
µm, với những vách ngăn không liên tục, phát triển nhanh, phân nhánh tại điểm gần
vách ngăn giữa 2 tế bào và vuông góc với sợi nấm chính (Ou, 1985). Rhizoctonia
solani có 3 loại sợi nấm: sợi nấm bò (runner hyphae), sợi nấm phân nhánh

(lobatehyphae) và các tế bào dạng chuỗi (moniloid cells) (Nguyễn Thị Tiến Sỹ,
2005).
Trong tự nhiên phần lớn nấm Rhizoctonia solani sinh sản bằng hình thức vô tính
hiện diện dưới dạng sợi nấm và hạch nấm (Parmeter và Whitney, 1970).
Theo Francisco và Zahirul (2003), nấm Rhizoctonia solani sinh sản bằng cách tạo
hạch nấm đường kính từ 1 – 3 mm, có hình cầu hay bầu dục. Hạch nấm của
Rhizoctonia solani khá đa dạng, chúng có thể đồng dạng hay khác nhau về kích
thước và hình dạng, màu sắc và phân bố trên môi trường (Menzies, 1970). Hạch
nấm là cấu trúc phức tạp được tạo ra do sợi nấm cuộn lại, chúng có khả năng duy trì
sức sống trong điều kiện môi trường không thuận lợi như khô hạn, thiếu thức ăn,
hóa chất độc hại (Graffer, 1993).

Hạch nấm khi còn non có thể chìm dưới nước
nhưng khi già nổi lên do tế bào phía ngoài hạch trở nên rỗng (Nguyễn Thị Tiến Sỹ,
2005).
Phạm Hoàng Oanh (1998), cho rằng thời gian bắt đầu tạo hạch nấm nhanh nhất là
48 giờ sau khi nuôi cấy và chậm nhất là 240 giờ. Hạch nấm bám sát vào mô cây, bề
mặt sần sùi, sợi nấm to, phân nhánh vuông góc, điểm phân nhánh tại vị trí 1/3 tế
bào, tại điểm phân nhánh tế bào mọc ra một đoạn ngắn rồi co thắt và tạo vách ngăn
để hình thành tế bào mới.
1.3.4. Điều kiện phát triển của bệnh đốm vằn
Sự phát triển của bệnh đốm vằn trong ruộng lúa thường chịu ảnh hưởng của điều
kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, nguồn bệnh ban đầu, phân bón và mật độ gieo
sạ. Nhiệt độ tối thích cho sự sinh trưởng và phát triển của sợi nấm là 28 - 31
0
C tối
đa là 40 - 42
0
C, nhiệt độ nhỏ hơn 10
0

C nấm mọc ít hoặc không mọc. Nấm tồn tại
trong khoảng pH tương đối rộng 2,5 - 7,8 tối hảo 5,4 - 6,7 (Võ Thanh Hoàng, 1993;
Ou, 1985).
Nhiệt độ tối thích cho nấm tạo hạch là 30 - 32
0
C và không sinh trưởng ở 35
0
C.
Hạch nấm nảy mầm khi ẩm độ không khí trên 95% và pH tối thích cho sự nảy mầm
của hạch nấm là 5,4 - 6,4 (Ou, 1985).
5
Sự phát triển của bệnh đốm vằn ở thời kỳ đầu từ cây mạ đến đẻ nhánh có mức độ
bệnh ít. Ở giai đoạn đòng trổ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh nặng (Vũ Triệu
Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Theo Nguyễn Công Thuật (1995), nhiệt dộ và ẩm độ cao là điều kiện cho bệnh
phát triển và lây lan. Biên độ ngày và đêm lên cao cũng có lợi cho bệnh phát triển.
Võ Thanh Hoàng (1993), bệnh đốm vằn xảy ra nặng ở ruộng bón nhiều phân
đạm. Tính nhiễm bệnh có liên quan với hàm lượng đạm trong cây. Bón phân lân cao
cũng làm tăng bệnh, trong khi đó bón nhiều phân kali sẽ giảm bệnh.
1.3.5. Sự lưu tồn, lan truyền và xâm nhiễm của nấm Rhizoctonia solani
Trong điều kiện nhiệt đới, nấm phát triển chủ yếu ở dạng sợi nấm đa bào và tạo
ra hạch nấm, hạch nấm không điều đặn màu nâu khô, các sợi nấm trắng mọc trên bộ
phận cây sinh ra nhiều hạch nấm trên vết bệnh hoặc rơi xuống đất (Lê Lương Tề,
2000). Theo Graffer (1993), thời gian tồn tại hạch nấm trong tự nhiên rất biến đổi
và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, hóa
chất và các vi sinh vật đối kháng.
Theo Võ Thanh Hoàng (1993), ở đất khô hay đất ẩm, trong phân bò hay trong
rơm rạ, hạch nấm có thể sống ít nhất từ 4 – 21 tháng, ở điều kiện ngập 7,5 cm trong
nước chảy, hạch có thể sống được 8 tháng. Nấm còn lưu tồn được trên 188 loài cây
thuộc 32 họ, trong đó có ít nhất 20 loài cỏ dại thuộc 11 họ.

Nấm sinh sản bằng hạch nấm được tạo ra nơi vết bệnh. Hạch nấm lan truyền chủ
yếu là nhờ nước. Nấm có khả năng lan truyền theo hai chiều: chiều đứng và chiều
ngang. Sự lan truyền theo chiều đứng chủ yếu là từ bẹ lá lên lá bằng sợi nấm. Theo
chiều ngang chủ yếu từ chồi này sang chồi khác bằng sợi nấm nhưng từ ruộng này
sang ruộng khác thì bằng hạch nấm (Tô Thùy Hương, 1993).
Chu kỳ bệnh bắt đầu từ hạch nấm lưu tồn trên ruộng, trên tàn dư, từ hạch nấm
mọc ra nhiều sợi nấm xâm nhiễm vào mô, tạo ra vết bệnh, từ vết bệnh ban đầu sợi
nấm mọc dài lan ra xung quanh từ lá này sang lá khác và hình thành hạch nấm
thành nhiều đợt trong mùa sinh trưởng của cây, những hạch này rơi xuống đất sẽ
lưu tồn lâu dài trở thành nguồn bệnh vụ sau (Lê Lương Tề, 2000).
Sự xâm nhiễm của nấm Rhizoctonia solani có thể xảy ra trong khoảng nhiệt độ
23 - 25
0
C, tối hảo 30 - 32
0
C, ẩm độ 96 - 97%. Khi hạch nấm bám vào bẹ lá sẽ nảy
mầm cho ra sợi nấm rất nhỏ, sợi nấm có thể xâm nhiễm trực tiếp qua biểu bì hay khí
khổng. Muốn xâm nhiễm qua khí khổng, khuẩn ty phải phát triển để len lỏi vào mặt
trong của bẹ lá và xâm nhiễm vào. Sau khi tạo vết bệnh sơ cấp, khuẩn ty phát triển
trên bề mặt mô cây và bên trong mô để lan dần lên các bẹ trên (Võ Thanh Hoàng,
1993).



6
1.3.6. Biện pháp phòng trị
Sử dụng giống kháng
Võ Thanh Hoàng (1993), trắc nghiệm nhiều giống ở nhiều nơi cho thấy phản ứng
đối với bệnh của các giống khác nhau nhưng không tìm được giống kháng, chỉ có
giống kháng vừa và trên những giống này, số lượng hạch nấm cũng thành lập ít.

Biện pháp canh tác
Phòng bệnh đốm vằn hợp lý nhất là phải thiêu hủy nguồn bệnh sau thu hoạch.
Thu gom xác bã rơm rạ lúa bệnh đem tiêu hủy, vệ sinh làm cỏ ruộng và quanh bờ
bao, đặc biệt là thành phần lúa chét trong ruộng và bờ bao. Không gieo sạ với mật
độ dày và phải điều chỉnh N, P, K hợp lý (Sharma, 2006).
Biện pháp sinh học
Một số vi sinh vật đối kháng cũng đã được dùng trong phòng trị bệnh đốm vằn
như Trichoderma, Gliocladium virens, Pseudomonas và Bacillus subtilis (Sharma,
2006). Vi khuẩn Burkholderia cepacia có khả năng làm giảm hoạt động, sức sống
và mật độ nguồn bệnh bằng tác động tiết ra kháng sinh hay enzyme phân hủy vách
tế bào gây bệnh hoặc cạnh tranh dinh dưỡng và chỗ ở (Graffer, 1993; trích dẫn bởi
Nguyễn Thị Thu Nga, 2003).
Biện pháp hóa học
Theo Sharma (2006), có thể phòng trị bệnh đốm vằn bằng các gốc thuốc như:
Iprodione triazole, Mancozeb + Thiobencacrb, Iprodione + Carbendazim… và các
gốc thuốc vi sinh như Validamycin, Polyxin.
1.4. XẠ KHUẨN TRONG PHÒNG TRỪ SINH HỌC BỆNH CÂY
1.4.1. Phân bố của xạ khuẩn trong tự nhiên
Xạ khuẩn thuộc giới nhân sơ, lớp Actinobacteria, bộ Actinomycetales bao gồm
10 dưới bộ, 35 họ, 110 chi và 1000 loài. Hiện nay, 478 loài đã được công bố thuộc
chi Streptomyces và hơn 500 loài thuộc tất cả các chi còn lại và được xếp vào nhóm
xạ khuẩn hiếm (Nguyễn Lân Dũng và Nguyễn Nữ Kim Thảo, 2006).
Xạ khuẩn phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Chúng có trong đất, nước, rác,
phân chuồng, bùn, thậm chí cả trong cơ chất mà vi khuẩn và nấm mốc không phát
triển được. Sự phân bố của xạ khuẩn phụ thuộc vào khí hậu, thành phần đất, mức độ
canh tác và thảm thực vật (Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2002).
Sự phân bố của xạ khuẩn còn phụ thuộc nhiều vào độ pH môi trường, chúng có
nhiều trong các lớp đất trung tính và kiềm yếu hoặc axit yếu trong khoảng pH 6,8 -
7,5. Xạ khuẩn có rất ít trong lớp đất kiềm hoặc axit và càng hiếm trong các lớp đất
rất kiềm, số lượng xạ khuẩn trong đất cũng thay đổi theo thời gian trong năm (Bùi

Thị Hà, 2008).
Trong 1 gram đất có khoảng 29.000 – 2.400.000 tế bào xạ khuẩn, chiếm 9 – 45%
tổng số vi sinh vật (Waksman, 1961).
7
Theo Phạm Văn Kim (2000b), xạ khuẩn trước kia được xếp vào lớp nấm nhưng
ngày nay nhờ các hiểu biết tường tận hơn về xạ khuẩn nên chúng được xếp vào
nhóm vi khuẩn. Trong nhóm xạ khuẩn, đặc biệt là chi Streptomyces thuộc họ
Streptomycetaceae có nhiều liên hệ với nông nghiệp nhất.
1.4.2. Cấu tạo của xạ khuẩn
Xạ khuẩn có cấu trúc tế bào tương tự như vi khuẩn Gram dương, toàn bộ cơ thể
chỉ là một tế bào bao gồm các thành phần chính: thành tế bào, màng sinh chất,
nguyên sinh chất, chất nhân và các thể ẩn nhập.
Theo Phạm Văn Kim (2000b), xạ khuẩn có nhiều nét khác với nấm, nhưng giống
với vi khuẩn. Thành tế bào xạ khuẩn giống với thành tế bào vi khuẩn Gram +:
 Có giai đoạn đa bào và giai đoạn đơn bào.
 Kích thước rất nhỏ, tương tự vi khuẩn.
 Nhân: giống với vi khuẩn, không có màng nhân và tiểu hạch.
 Vách tế bào: không chứa cellulose hoặc kitin.
 Sinh sản bằng cách phân chia.
 Xạ khuẩn không có giới tính (không có tế bào đực, cái).
 Hoại sinh và ký sinh.
Màng tế bào chất dày khoảng 50 nm và có cấu trúc tương tự như màng tế bào
chất của vi khuẩn. Khi còn non, toàn bộ tế bào chỉ có một nhiễm sắc thể sau đó hình
thành nhiều hạt rải rác trong toàn bộ hệ khuẩn ty (gọi là hạt Cromatin).
1.4.3. Đặc điểm hình thái của xạ khuẩn
Khuẩn lạc
Khuẩn lạc xạ khuẩn tuy có dạng sợi phân nhánh phức tạp đan xen nhau nhưng
toàn bộ hệ sợi chỉ là một tế bào có nhiều nhân, không có vách ngăn ngang. Giống
như vi khuẩn Gram (+), nhân thuộc loại đơn giản, không có màng nhân. Hệ sợi xạ
khuẩn mảnh hơn của nấm mốc và đường kính thay đổi trong khoảng 0,2 – 1 µm đến

2 – 3 µm (Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2002).
Khuẩn lạc thường chắc, xù xì có dạng da, dạng vôi, dạng nhung tơ hay dạng
màng dẻo, có màu sắc khác nhau: đỏ, da cam, vàng, nâu, xám, trắng…tùy thuộc vào
loài và điều kiện ngoại cảnh. Đường kính mỗi khuẩn lạc chỉ chừng 0,5 – 2 mm
nhưng cũng có khuẩn lạc có đường kính lớn hơn. Khuẩn lạc có 3 lớp, lớp vỏ ngoài
có dạng sợi bện chặt, lớp trong tương đối xốp, lớp giữa có cấu trúc tổ ong (Bùi Thị
Hà, 2008).
Khuẩn ty
Trên môi trường đặc, hệ sợi của xạ khuẩn phát triển thành 2 loại:
Một loại cắm sâu vào môi trường gọi là hệ sợi cơ chất (khuẩn ty cơ chất substrate
mycelium) với chức năng chủ yếu là dinh dưỡng. Một loại phát triển trên bề mặt
thạch gọi là hệ sợi khí sinh (khuẩn ty khí sinh aerial mycelium) với chức năng chủ
8
yếu là sinh sản. Nhiều loại chỉ có hệ sợi cơ chất nhưng cũng có loại (như chi
Sporichthya) lại chỉ có hệ sợi khí sinh. Khi đó hệ sợi khí sinh vừa làm nhiệm vụ
sinh sản vừa làm nhiệm vụ dinh dưỡng. Nhân của tế bào xạ khuẩn sắp xếp đều đặn
theo chiều dài của sợi (Waksman, 1961).
Theo Nguyễn Xuân Thành và ctv. (2006), thì hệ khuẩn ty xạ khuẩn cũng có
nhiều hình dạng khác nhau như: chân chim, rễ cây, hình xoắn chùm quả, hình xoắn
cành lá, hình xoắn ốc, hình đốt thưa, hình đốt dày, hình đốt xoắn.
1.4.4. Sự hình thành bào tử của xạ khuẩn
Theo Nguyễn Lân Dũng và Nguyễn Nữ Kim Thảo (2006), xạ khuẩn sinh sản
bằng bào tử. Bào tử xạ khuẩn có hình bầu dục, hình lăng trụ, hình cầu với đường
kính khoảng 1,5 µm. Màng tế bào có thể nhẵn, gai khối u, nếp nhăn… tùy thuộc
loài xạ khuẩn và môi trường nuôi cấy.
Bào tử được hình thành trên các nhánh phân hóa của khuẩn ty khí sinh gọi là
cuống sinh bào tử, theo 2 phương pháp kết đoạn hoặc cắt khúc. Cuống sinh bào tử
là cơ quan sinh sản đặc trưng cho xạ khuẩn. Hình thái, cuống sinh bào tử, bào tử là
đặc điểm quan trọng nhất trong phân loại xạ khuẩn (Bùi Thị Hà, 2008).
1.4.5. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của xạ khuẩn

Xạ khuẩn có thể sống được trong điều kiện môi trường biến động, pH biến động
từ 4 – 8, nhiệt độ biến động từ 45 – 140
0
F (7 đến 60
0
C), điều kiện môi trường bất
lợi xạ khuẩn sẽ hình thành bào tử. Nhưng chúng sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá
160
0
F (80
0
C), riêng xạ khuẩn ưa nhiệt hay ưa lạnh có thể phát triển ở nhiệt độ cao
hơn hoặc thấp hơn (Đặng Thị Kim Uyên, 2010).
1.4.6. Vai trò của xạ khuẩn trong phòng trừ sinh học
Trong mối tương tác vi sinh vật và cây trồng, nhóm xạ khuẩn giữ vai trò rất quan
trọng. Xạ khuẩn sống trong đất, tham dự vào quá trình chuyển hóa tự nhiên của
nhiều hợp chất trong đất, chúng đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong việc
làm màu mỡ thêm cho đất (Bùi Thị Hà, 2008). Theo Nguyễn Xuân Thành và ctv.,
(2006), xạ khuẩn cũng tham gia tích cực vào các quá trình chuyển hóa và phân giải
nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp và bền vững như xenlulose, chất mùn, kitin, keratin,
lignin…
Khả năng tiết chất kháng sinh
Đặc tính quan trọng của xạ khuẩn là khả năng tiết chất kháng sinh. Cho tới nay
khoảng 8000 chất kháng sinh được biết trên thế giới thì có tới 80% là do xạ khuẩn
sinh ra (Vi Thị Đoan Chính, 2000).
Theo định nghĩa của Outchinnikov, chất kháng sinh là chất có nguồn gốc thiên
nhiên và các sản phẩm cải biến của chúng bằng con đường hóa học có khả năng
tác dụng ức chế đối với sự phát triển của vi sinh vật, tế bào ung thư ở ngay nồng độ
thấp (trích dẫn bởi Bùi Thị Hà, 2008).
9

Theo Phạm Văn Kim (2000b), thì 60 – 70% xạ khuẩn được phân lập từ đất có
khả năng sinh chất kháng sinh, dùng làm thuốc trị bệnh cho con người, gia súc và
cây trồng. Một số chất kháng sinh từ xạ khuẩn như: penixillin, gramixidin, tiroxidin,
streptomycin, erythromycin…
Khả năng tiết enzyme phân hủy vách tế bào nấm bệnh
Bên cạnh việc tiết ra chất kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh xạ khuẩn còn có khả
năng tiết ra các enzyme ngoại bào tác động lên tác nhân gây bệnh cây trồng.
Chủng xạ khuẩn SRA14 có thể sản xuất hàm lượng cao enzyme ngoại bào
chitinase và β -1,3-glucanase và có khả năng ức chế sự phát triển của nấm
Colletotrichum gloeosporioides và Sclerotium rolfsii gây ra bệnh thán thư và bệnh
cháy lá, thối gốc trong nhiều loại cây trồng nông nghiệp (Prapagdee, 2008).
Theo Nguyễn Quỳnh Uyển và ctv. (2010), đã tuyển chọn được chủng xạ khuẩn
A-2026 có hoạt tính sinh tổng hợp CMC-ase ngoại bào tốt nhất.
Các chủng xạ khuẩn được phân lập từ các ruộng trồng hoa màu từ các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long có khả năng tiết ra các enzyme như: cellulase, chitinase,
protease… (Đinh Ngọc Trúc, 2011).
Sự cộng sinh
Năm 1886, Brunchorst phân lập các chủng xạ khuẩn Fankia cộng sinh với một
số họ thực vật không phải cây họ đậu đặc biệt là họ Phi lao (Casuarinaceae), hình
thành nốt sần ở rễ thực vật. Các nốt sần này có khả năng cố định đạm tự do trong
không khí, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng,
nhất là trên vùng đất ven cát biển (trích dẫn bởi Phạm Văn Kim, 2006; Hasegawa và
ctv., 2006).
Khả năng ký sinh
Vi khuẩn và xạ khuẩn ký sinh trên bề mặt của bào tử nấm Helmithosporium
sativus chôn sâu trong đất vườn sau 50 ngày, các vi sinh vật này phá hủy vách tế
bào nấm và tạo lỗ hổng ở vách tế bào nấm (Phạm Văn Kim, 2006).
Tăng cường khả năng chống chịu
Gần đây theo nghiên cứu của Meguro và ctv. (2006 ) báo cáo rằng khi tiêm dịch
trích của Streptomyces padanus vào giống cây nguyệt quế cho thấy làm tăng tính

chịu mặn cho cây. Tương tự khi khảo sát cơ chế liên quan đến sự chống chịu mặn
Hasegawa và ctv. (2006) đã chứng minh rằng hàm lượng callose trong thành tế bào
của cây con được tiêm Streptomyces padanus AOK-30 cao gấp 1,5 lần so với cây
không được tiêm và tế bào của cây có tiêm xạ khuẩn có sự tích lũy enzyme có liên
quan đến tiến trình lignin hóa, qua đó cho thấy khả năng chịu mặn của cây nguyệt
quế gây ra bởi Streptomyces padanus AOK-30 thông qua khả năng tăng khả năng
chịu áp lực thẩm thấu, giúp tế bào thực vật vững chắc hơn nhờ sự tích lũy nhiều hợp
chất callose và lignin trong thành tế bào ở các cây có xử lý với xạ khuẩn.

10
Kích thích tăng trưởng cây trồng
Xạ khuẩn có thể thúc đẩy sự phát triển của cây trồng nhờ tiết indole-3-acetic acid
(IAA) giúp tăng chiều dài rễ hoặc tiết siderophores để cải thiện sự hấp thu chất dinh
dưỡng cây trồng (Mercks và ctv., 1987).
Theo El-Tarabily (2008), thì Streptomycetes tiết enzyme ACC (1 – amino
cyclopropane – 1 - carboxylic acid) deaminase giúp tăng cường sự phát triển cây
trồng thông qua làm giảm nồng độ ACC (tiền chất của ethylen) trong cây trồng.
(trích dẫn bởi Trần Thị Tím, 2013).
Kích thích tính kháng bệnh cây trồng
Ngoài những cơ chế được nhắc đến xạ khuẩn còn có khả năng kích thích tính
kháng bệnh trên cây trồng. Một nghiên cứu gần đây của Shimizu và ctv. (2001), đã
tìm thấy được chất kháng sinh actinomycin X2 từ dịch trích của chủng Streptomyces
sp. R - 5. Đồng thời chất kháng sinh này cũng được tìm thấy trong mô của cây con
và môi trường nuôi cấy mô. Điều này cho thấy rằng chất kháng sinh có thể di
chuyển từ môi trường nuôi cấy mô lên mô của tế bào thực vật. Khi cây con được
chủng với nấm Pestalotiopsis sydowiana, đối với những cây con được xử lý với
Streptomyces sp. R-5 trong môi trường nuôi cấy mô thì hơn 90% không bị chết còn
với những cây con không được xử lý thì chết khoảng 50% trong 14 ngày.
Khi tiêm xạ khuẩn Streptomyces sp. vào cây con cà chua thì chúng có khả năng
thúc đẩy sự tăng trưởng và tăng cường sức đề kháng đối với nấm Rhizoctonia solani

(Cao và ctv., 2004).
1.5. ỨNG DỤNG XẠ KHUẨN TRONG PHÒNG TRỪ SINH HỌC BỆNH
CÂY TRỒNG
Năm 2002, ở Ấn Độ đã phân lập được chủng Streptomyces sp. 201 có khả năng
sinh chất kháng sinh mới là z – methylheptyl iso – nicotinate, chất kháng sinh này
có khả năng kháng được nhiều loại nấm gây bệnh như Fusarium oxysporum,
Fusarium solani… (Bùi Thị Hà, 2008).
Chủng xạ khuẩn L30 được phân lập từ đất, được nuôi trên môi trường ISP-4 sau
5 ngày, xác định hoạt tính kháng sinh. Kết quả cho thấy chủng xạ khuẩn có khả
năng sinh chất kháng sinh phổ rộng, kháng vi khuẩn và nấm, nhưng mạnh nhất là
chống các chủng Pseudomonas solanacearum gây bệnh héo lá ở cây trồng
(Pseudomonas solanacearum 12 gây bệnh héo lá trên khoai tây, Pseudomonas
solanacearum 20 gây bệnh trên cà chua và Pseudomonas solanacearum 222 gây
bệnh trên cây lạc) (Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2002).
Năm 2002, Getha và Vikineswary tìm ra được Streptomyces violaceusniger
chủng G10 có khả năng kháng được với nhiều mầm bệnh khác nhau. Dịch trích từ
chủng G10 có thể ức chế chống lại F. Oxysporum f.sp. cubense với nhiều cơ chế
như làm biến dạng sợi nấm và ức chế nảy mầm bào tử.
11
Sử dụng chủng Streptomyces sp. S30 để khử trùng bề mặt rễ cây cà chua giúp
tăng cường sức đề kháng bệnh Rhizoctonia solani cho cây cà chua, chủng
Streptomyces sp. S96 khử trùng bề mặt rễ chuối giúp đối kháng các tác nhân gây
bệnh héo Fusarium, chủng vào cây con ở giai đoạn đầu của tăng trưởng để năng
tính đối kháng lại bệnh héo Fusarium trên chuối (Cao và ctv., 2005).
Theo nghiên cứu gần đây của Prapagdee và ctv. (2008) phân lập và xác định
chủng SRA14 là Streptomyces hygroscopicus có khả năng kháng lại Colletotrichum
gloeosporioides và Sclerotium rolfsii gây ra bệnh thán thư và bệnh cháy lá , thối gốc
trong nhiều loại cây trồng nông nghiệp. Chủng SRA14 thể hiện khả năng ức chế
nấm bằng cách tiết ra các enzyme ngoại bào như chitinase và β -1,3-glucanase, còn
có khả năng làm biến dạng các sợi nấm.

Năm 2008, Bùi Thị Hà sau khi phân lập và tuyển chọn được 2 chủng xạ khuẩn
thuộc chi Streptomyces là Đ1 và R1 có hoạt tính kháng nấm mạnh nhất trong tổng
số 30 chủng có khả năng kháng nấm. Hai chủng Đ1 và R1 có khả năng ức chế được
cả 2 chủng nấm gây bệnh trên chè là CT-2E và CT-5X trên chè.
Theo Shimizu và ctv. (2008) dòng MBCU – 56 (vi khuẩn hình roi) được phân lập
từ sự khử trùng họ bầu bí và cây bí ngô, được xác định là Streptomyces và được sàn
lọc sự đối kháng trong ống nghiệm với bệnh thán thư trên dưa leo (Colletotrichum
lagenarium), có tiềm năng mạnh mẽ cho việc kiểm soát bệnh thán thư trên dưa leo.
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Kim Uyên (2010), ghi nhận khi ngâm hạt
với huyền phù xạ khuẩn Streptomyces - SOFR1 trong 5 giờ trước khi chủng nấm
gây bệnh Fusarium solani, kết quả cho thấy xạ khuẩn có khả năng ảnh hưởng rất tốt
đến tỷ lệ nảy mầm của hạt chanh Volka, xạ khuẩn còn ảnh hưởng tốt đến sự phát
triển của cây con, chiều cao cây và số lượng rễ.
Những nghiên cứu gần đây của Ngô Thị Kim Ngân (2012), phân lập xạ khuẩn và
đánh giá khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm Fusarium oxysporum f.sp.
sesami gây bệnh héo rũ trên mè trong điều kiện in vitro. Kết quả cho thấy các chủng
xạ khuẩn được phân lập từ những ruộng rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long có
khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty, sự nảy mầm cũng như khả năng giết
chết bào tử nấm Fusarium oxysporum f.sp. sesami.
12
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP


2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1. Thời gian và địa điểm
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2013 – tháng 1/2014.
Địa điểm: phòng thí nghiệm bệnh cây và nhà lưới Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật –
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng Dụng – Trường Đại học Cần Thơ.
2.1.2. Vật liệu
Vật liệu dùng trong thí nghiệm: chậu nhựa, ống nghiệm, đĩa Petri, đũa cấy, tủ

cấy, tủ thanh trùng ướt, tủ thanh trùng khô, nước cất, micropipette, cân điện tử, máy
đo pH, giấy thấm, bịch nilon, ống eppendorf, ống Falcon 50ml…
Các hóa chất cần thiết cho môi trường WA, MS, trấu gạo, PDA, Chitin Agar cải
tiến, cồn 70% và 96%…
Nguồn nấm bệnh: các chủng nấm Rhizoctonia solani được phân lập từ những
cây lúa bị bệnh ở các ruộng lúa có diện tích trên 1000 m
2
tại một số tỉnh ĐBSCL.
Nguồn xạ khuẩn: các chủng xạ khuẩn được phân lập từ những mẫu đất ở những
ruộng trồng lúa tại một số tỉnh ĐBSCL.
Giống lúa Jasmine 85.
Các môi trường sử dụng trong thí nghiệm
Môi trường WA (Water agar) (Atlas, 2010)
Agar 20 g
Nước cất 1000 ml
pH 7,0
Môi trường PDA (Potato dextrose agar) (Atlas, 2010)
Khoai tây 200 g
Đường Dextrose 20 g
Agar 20 g
Nước cất 1000 ml
pH 6,8 – 7,0
Môi trường Chitin Agar cải tiến (Shurtleff và Averre, 1997)
K
2
HPO
4
.3H
2
O 0,917 g

KH
2
PO
4
0,5 g
MgSO
4
.7H
2
O 0,5 g
FeSO
4
.7H
2
O 0,018 g
ZnSO
4
.7H
2
O 0,0018 g
Chitin 10 g
Agar 20 g
Nước cất 1000 ml
pH 7,0

×