Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

đánh giá khả năng đối kháng của bốn chủng vi khuẩn bacillus đối với nấm gây bệnh trên rau diếp cá (houttuynia cordata thunb)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 56 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




ĐẶNG ANH KIỆT




ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG
CỦA BỐN CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS
ĐỐI VỚI NẤM GÂY BỆNH TRÊN RAU DIẾP CÁ
(HOUTTUYNIA CORDATA Thunb)


Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT






Cần Thơ, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG
CỦA BỐN CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS
ĐỐI VỚI NẤM GÂY BỆNH TRÊN RAU DIẾP CÁ
(HOUTTUYNIA CORDATA Thunb)







Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
PGS.TS. Trần Thị Thu Thủy Đặng Anh Kiệt
MSSV: 3103622
Lớp: TT1073A1





TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Bảo vệ thực vật với đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG
CỦA BỐN CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS
ĐỐI VỚI NẤM GÂY BỆNH TRÊN RAU DIẾP CÁ
(HOUTTUYNIA CORDATA Thunb)




Do sinh viên: Đặng Anh Kiệt thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp




Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn



PGS.TS. Trần Thị Thu Thủy







TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Bảo vệ
thực vật với tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG
CỦA BỐN CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS
ĐỐI VỚI NẤM GÂY BỆNH TRÊN RAU DIẾP CÁ
(HOUTTUYNIA CORDATA Thunb)


Do sinh viên: Đặng Anh Kiệt thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp







Luận văn tốt nghiệp đƣợc hội đồng đánh giá ở mức

DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014



Chủ tịch Hội Đồng




TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Đặng Anh Kiệt
Ngày sinh: 11/10/1991
Nơi sinh: Châu Đốc – An Giang
Họ và tên cha: Đặng Liên Diễn
Họ và tên mẹ: Hứa Thị Kim Mai
Quê quán: ấp Vĩnh Cầu, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Quá trình học tập:
- 1997 - 2002: học tại Trƣờng Tiểu học “A” Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang
- 2002 - 2006: học tại Trƣờng Trung học cơ sở Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang
- 2006 - 2009: học tại Trƣờng Trung học phổ thông Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh
An Giang
- 2010 - 2014: sinh viên khoá 36, ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ, phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh
Kiều, TP.Cần Thơ.

















LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
các nghiên cứu trƣớc đây.



Tác giả luận văn




Đặng Anh Kiệt




















LỜI CẢM TẠ

Thành kính biết ơn!
Cha, Mẹ đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tƣơng lai của các con.
Chân thành ghi ơn!
Cô Trần Thị Thu Thủy và thầy Lê Thanh Toàn đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng nhƣ trong quá trình học
tập.
Thầy cố vấn học tập Lê Văn Vàng cùng Quý thầy, cô khoa Nông nghiệp &
Sinh học Ứng dụng nói riêng; Quý thầy, cô trƣờng Đại học Cần Thơ nói chung đã
dạy đỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá
trình học tập tại trƣờng.
Chân thành cảm ơn!
Chị Nguyễn Thị Hàn Ni, chị Lê Thu Ngọc và anh Nguyễn Thanh Nam đã tận
tình giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tất cả các anh, chị trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Các bạn Trần Hoàng Anh, Trần Hƣng Minh, Phan Quốc Huy, Nguyễn Khánh
Duy cùng các bạn trong Phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học và các bạn trong lớp

Bảo vệ thực vật K36 đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Trân trọng!





Đặng Anh Kiệt






DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Bán kính vành khăn vô khuẩn (mm) của 4 chủng vi khuẩn AG-
B1, AG-B4, AG-B17 và AG-B27 đối với nấm Choanephora sp.
25
3.2
Hiệu suất đối kháng (%) của 4 chủng vi khuẩn AG-B1, AG-B4,
AG-B17 và AG-B27 đối với nấm Choanephora sp.
26
3.3
Bán kính vành khăn vô khuẩn (mm) của 4 chủng vi khuẩn AG-

B1, AG-B4, AG-B17 và AG-B27 đối với nấm Sclerotium sp.
28
3.4
Hiệu suất đối kháng (%) của 4 chủng vi khuẩn AG-B1, AG-B4,
AG-B17 và AG-B27 đối với nấm Sclerotium sp.
29






















DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình
Trang
2.1
Sơ đồ bố trí thí nghiệm đối kháng nấm Choanephora sp.
16
2.2
Sơ đồ bố trí thí nghiệm đối kháng nấm Sclerotium sp.
17
3.1
Triệu chứng bệnh do nấm Choanephora sp. trong điều kiện
ngoài đồng
18
3.2
Tản nấm Choanephora sp. trên môi trƣờng PDA
19
3.3
Hình thái nấm Choanephora sp.
20
3.4
Triệu chứng bệnh do nấm Choanephora sp. sau khi lây bệnh
nhân tạo
21
3.5
Triệu chứng bệnh do nấm Sclerotium sp. trong điều kiện ngoài
đồng
22
3.6
Mấu nối trên sợi nấm Sclerotium sp. ở vật kính 40X
22
3.7

Đặc điểm tản nấm và hình dạng hạch nấm Sclerotium sp.
23
3.8
Triệu chứng bệnh do nấm Sclerotium sp. sau khi lây bệnh nhân
tạo
24
3.9
Khả năng đối kháng của 4 chủng vi khuẩn đối với nấm
Choanephora sp. vào 24 GSKC
27
3.10
Khả năng đối kháng của 4 chủng vi khuẩn đối với nấm
Sclerotium sp.
30











DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BKVKVK: Bán kính vành khăn vô khuẩn
HSĐK: Hiệu suất đối kháng
GSKC: Giờ sau khi cấy

IAA: Indole – 3 - acetic acid
NSKC: Ngày sau khi cấy
NSKLB: Ngày sau khi lây bệnh
PDA: Potato Dextose Agar

























ĐẶNG ANH KIỆT, 2014. “Đánh giá khả năng đối kháng của bốn chủng vi

khuẩn Bacillus đối với nấm gây bệnh trên rau diếp cá (Houttuynia cordata
Thunb)”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh
học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Thị
Thu Thủy.


TÓM LƢỢC
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 3/2013 đến tháng 5/2014 tại phòng thí nghiệm
Phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Trƣờng Đại học Cần Thơ nhằm xác
định nấm gây bệnh trên rau diếp cá, từ đó đánh giá khả năng đối kháng của bốn
chủng vi khuẩn AG-B1 (Bacillus sp.), AB-G4 (Bacillus pumilus), AG-B17
(Bacillus sp.), AG-B27 (Bacillus megaterium) đối với các tác nhân gây bệnh tìm
đƣợc.
Kết quả phân lập mẫu bệnh từ 10 ruộng rau diếp cá ở huyện Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long đã xác định đƣợc hai loài nấm gây bệnh là Choanephora sp. và
Sclerotium sp. dựa trên quá trình định danh theo quy trình Koch thông qua đặc điểm
nuôi cấy trên môi trƣờng PDA, đặc điểm hình thái quan sát qua kính hiển vi và triệu
chứng gây bệnh qua lây bệnh nhân tạo.
Kết quả đánh giá khả năng đối kháng của bốn chủng vi khuẩn Bacillus AG-
B1, AG-B4, AG-B17 và AG-B27 cho thấy cả bốn chủng vi khuẩn đều thể hiện khả
năng đối kháng đối với nấm Choanephora sp. và Sclerotium sp. thông qua bán kính
vành khăn vô khuẩn và hiệu suất đối kháng; khác biệt nhau và khác biệt so với đối
chứng; đƣợc đánh giá mức độ đối kháng dựa trên thang đánh giá của Soytong
(1998). Cụ thể nhƣ sau:
Đối với nấm Choanephora sp, chủng vi khuẩn AG-B27 cho bán kính vành
khăn vô khuẩn cao nhất (4,2 mm) và đạt mức đối kháng cao; kế đến là AG-B17 (3,4
mm) đạt mức đối kháng rất cao; hai chủng vi khuẩn AG-B1 và AG-B4 đạt mức đối
kháng trung bình với bán kính vành khăn vô khuẩn thấp nhất, đạt lần lƣợt là 1,4 mm
và 1,6 mm vào thời điểm 24 GSKC.
Đối với nấm Sclerotium sp., cả bốn chủng vi khuẩn đều thể hiện mức độ đối

kháng cao vào thời điểm 5 NSKC. Trong đó, hai chủng vi khuẩn AG-B4 và AG-
B27 cho bán kính vành khăn vô khuẩn cao nhất, đạt lần lƣợt là 3,4 mm và 3,6 mm;
hai chủng vi khuẩn AG-B1 và AG-B17 cho bán kính vành khăn vô khuẩn thấp nhất
(2,6 mm).








MỤC LỤC

Trang
TIỂU SỬ CÁ NHÂN iii
LỜI CAM ĐOAN iv
LỜI CẢM TẠ v
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT viii
TÓM LƢỢC ix
MỤC LỤC x
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1. SƠ LƢỢC VỀ CÂY RAU DIẾP CÁ 2
1.1.1. Phân loại 2
1.1.2. Đặc tính thực vật 2
1.1.3. Đặc điểm sinh thái và cách trồng 2
1.1.4. Công dụng 2

1.2. SƠ LƢỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI NẤM 3
1.2.1. Nấm Choanephora sp. 3
1.2.1.1. Phân loại 3
1.2.1.2. Đặc điểm nấm Choanephora sp. 3
1.2.1.3. Triệu chứng gây bệnh và thiệt hại 4
1.2.2. Nấm Sclerotium sp. 5
1.2.2.1. Phân loại 5
1.2.2.2. Đặc điểm nấm Choanephora sp. 5
1.2.2.3. Triệu chứng gây bệnh và thiệt hại 6
1.3 SƠ LƢỢC VỀ VI KHUẨN BACILLUS 7
1.3.1. Phân loại 7
1.3.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái 7
1.3.3. Cơ chế ức chế mầm bệnh của vi khuẩn Bacillus 7
1.3.3.1. Cơ chế cạnh tranh 7
1.3.3.2. Cơ chế tiết kháng sinh 8
1.3.3.3. Cơ chế tiết enzym phân hủy vách tế bào 8
1.3.4. Một số nghiên cứu về vi khuẩn Bacillus spp. trong phòng trừ sinh học bệnh
cây 8
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG TIỆN – PHƢƠNG PHÁP 12
2.1. PHƢƠNG TIỆN 12
2.1.1. Thời gian và địa điểm 12
2.1.2. Vật liệu và dụng cụ 12
2.2. PHƢƠNG PHÁP 13
2.2.1. Phƣơng pháp thu mẫu 13
2.2.2. Phƣơng pháp giám định bệnh 13
2.2.3. Nghiên cứu khả năng đối kháng của 4 chủng vi khuẩn AG-B1 (Bacillus
sp.), AB-G4 (Bacillus pumilus), AG-B17 (Bacillus sp.), AG-B27 (Bacillus
megaterium) đối với nấm
Choanephora sp. 15
2.2.4 Nghiên cứu khả năng đối kháng của 4 chủng vi khuẩn AG-B1 (Bacillus

sp.), AB-G4 (Bacillus pumilus), AG-B17 (Bacillus sp.), AG-B27 (Bacillus
megaterium) đối với nấm
Sclerotium sp. 16
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 18
3.1. XÁC ĐỊNH NẤM CHOANEPHORA SP 18
3.1.1. Triệu chứng bệnh ngoài đồng 18
3.1.2. Đặc điểm nấm 18
3.1.3. Kết quả lây bệnh nhân tạo 20
3.2. XÁC ĐỊNH NẤM SCLEROTIUM SP. 22
3.2.1. Triệu chứng bệnh ngoài đồng 22
3.2.2. Đặc điểm nấm 22
3.2.3. Kết quả lây bệnh nhân tạo 24
3.3.
KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA 4 CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS ĐỐI
VỚI NẤM
CHOANEPHORA SP 25
3.4.
KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA 4 CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS ĐỐI
VỚI NẤM
CHOANEPHORA SP. 27
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 32
4.1. KẾT LUẬN 32
4.2. ĐỂ NGHỊ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHỤ CHƢƠNG












MỞ ĐẦU
Rau diếp cá (Houttuynia cordata Thunb) là loại rau rất quen thuộc trong các
bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt Nam, đƣợc trồng ở nhiều nơi nhƣng phổ
biến nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Võ Văn Chi, 2004).
Tuy nhiên, tập quán canh tác truyền thống đã tạo điều kiện cho dịch hại phát
triển và gây hại ngày càng nặng. Một số tác nhân đã trở nên khó trị với nhiều đặc
điểm gây bệnh và lƣu tồn khác nhau. Chẳng hạn, nấm Sclerotium có khả năng hình
thành hạch nấm (Watanabe, 2002) hay nấm Choanephora có thể phát triển và gây
hại rất nhanh ở điều kiện bình thƣờng… Từ đó, việc tìm ra và xác định chính xác
các tác nhân gây hại là cần thiết.
Việc đƣa ra biện pháp và chiến lƣợc quản lý hợp lý nhằm làm giảm tổn thất
trong sản xuất rau diếp cá và tránh sự bùng phát của bệnh là điều cần thiết. Biện
pháp hóa học thƣờng mang lại hiệu quả nhanh và có tác dụng dập dịch trong trƣờng
hợp cần thiết. Tuy nhiên, biện pháp này thƣờng gây ô nhiễm môi trƣờng (Lê Lƣơng
Tề và Hà Việt Cƣờng, 2003) và ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Biện
pháp phòng trừ sinh học đƣợc áp dụng trong quản lý dịch hại bằng việc sử dụng các
vi khuẩn có lợi là giải pháp đầy hứa hẹn cho nền nông nghiệp bền vững và thân
thiện với môi trƣờng (Li và ctv., 2011). Trong đó, chi vi khuẩn Bacillus spp. có khả
năng hình thành nội bào tử trong điều kiện khắc nghiệt nên đƣợc đánh giá có tiềm
năng cao trong phòng trừ sinh học (Parvathi và ctv., 2009).
Trên quan điểm sử dụng biện pháp phòng trừ thân thiện với môi trƣờng, đề
tài “Xác định nấm gây bệnh trên rau diếp cá (Houttuynia cordata Thunb) và
đánh giá khả năng đối kháng của bốn chủng vi khuẩn Bacillus” đƣợc thực hiện
nhằm xác định nấm gây hại trên rau diếp cá, từ đó đánh giá khả năng đối kháng của

bốn chủng vi khuẩn Bacillus đối với các tác nhân gây bệnh đƣợc xác định.















CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƢỢC VỀ CÂY RAU DIẾP CÁ
1.1.1. Phân loại
Rau diếp cá hay còn gọi là rau giấp cá có tên khoa học là Houttuynia cordata
Thunb (Võ Văn Chi, 2004), thuộc giới Plantae, bộ Piperales, họ Saururaceae, chi
Houttuynia (Kumar và ctv., 2014).
1.1.2. Đặc tính thực vật
Theo Đƣờng Hồng Dật (2003), cây rau diếp cá mọc tự nhiên nhiều nơi ở
nƣớc ta, từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng. Chúng thƣờng mọc thành từng
đám ở ven sông, suối hoặc bờ ruộng, ven hồ ao, kênh rạch. Thuộc loại cây thân
thảo, sống lâu năm, cao 20 – 40 cm, thân ngầm, màu trắng, có lóng, có rễ ở các
mấu. Thân trên mặt đất mọc đứng, màu lục hoặc đỏ tím.
Lá mọc so le, đơn nguyên, có cuống dài, phiến lá hình tim dài 4 -6 cm, rộng
3 – 4 cm, có 5 – 7 gân gốc. Cụm hoa hình bông dài 2,5 cm, bao bởi 4 lá bắc màu

trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Lá bắc dạng cánh hoa. Nhị 3 – 6,
bầu với 3 – 4 lá noãn. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn (Võ Văn Chi,
2004).
1.1.3. Đặc điểm sinh thái và cách trồng
Diếp cá là cây chịu bóng và ƣa ẩm. Cây sinh trƣởng mạnh từ giữa mùa xuân
đến mùa đông lạnh hoặc mùa khô ở các tỉnh phía Nam. Vào mùa đông hoặc mùa
khô cây ngừng sinh trƣởng và có hiện tƣợng lụi qua đông. Từ một cây diếp cá ban
đầu, nếu không gặp trở ngại, sau 1 - 2 năm có thể phát triển thành một đám. Diếp cá
có khả năng tái sinh chồi mạnh từ thân rễ ngoài phƣơng thức phát triển từ hạt
(Đƣờng Hồng Dật, 2003).
Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa xuân trong các tháng 2 – 4. Trồng bằng
cách giâm cành hoặc nhổ, tách gốc lấy những cây con đem trồng. Đất trồng cần
đƣợc làm kỹ, tơi nhỏ. Sau đó, lên luống rộng 60 – 70 cm, cao 10 – 15 cm. Cây trồng
trên luống khoảng cách 10 x 10 cm hoặc 15 x 15 cm. Khi bứng cây để trồng, chú ý
không làm đứt rễ vì diếp cá có bộ rễ ăn tƣơng đối sâu. Mùa cho nhiều lá là từ tháng
4 đến tháng 9. Sau mỗi lần thu hái, cần bón thúc bằng phân chuồng hoai mục
(Đƣờng Hồng Dật, 2003).
1.1.4. Công dụng
Võ Văn Chi (2004) cho rằng rau diếp cá thƣờng đƣợc trồng làm rau ăn, làm
gia vị cùng các loại rau khác và làm thuốc, là loại rau rất quen thuộc trong các bữa
ăn hàng ngày của các gia đình Việt Nam, nhất là ở miền Trung và miền Nam. Diếp
cá đƣợc dùng làm thuốc trị táo bón, lòi dom, trẻ em lên sởi, mày đay, viêm vú, viêm
mô tế bào, viêm tai giữa, mắt đau nhậm đỏ hoặc nhiễm trùng gây mũ xanh, viêm
mũ màng phổi, viêm ruột, lỵ, viêm nhiễm đƣờng tiết niệu, viêm thận phù thũng và
phụ nữ kinh nguyệt không đều. Lá tƣơi cũng đƣợc dùng trị các bệnh ngoài da.
Diếp cá có vị chua cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu,
sát trùng, tiêu thủng (Đƣờng Hồng Dật, 2003).

1.2. SƠ LƢỢC VỀ MỘT SỐ LOÀI NẤM
1.2.1. Nấm Choanephora sp.

1.2.1.1. Phân loại
Theo Cannon và Kirk (2007), nấm Choanephora thuộc:
Lớp Zygomycetes
Bộ Mucorales
Họ Choanephoraceae
Chi Choanephora
1.2.1.2. Đặc điểm nấm Choanephora sp.
Theo Barnett và Hunter (1998), khuẩn ty nấm Choanephora màu trắng, phát
triển nhanh. Cuống bào tử đính dài, phình to, phân nhánh ở đỉnh, mỗi nhánh mang
nhiều bào tử đính. Bào tử đính đơn bào, màu nâu hoặc nâu đỏ, có dạng hình elip.
Hesseltine (1961) cho rằng sợi nấm Choanephora mảnh, phân nhánh, phát triển
nhanh bên trong và trên môi trƣờng dinh dƣỡng. Trong vòng 2 hoặc 3 ngày nấm
phát triển phủ kín trên bề mặt môi trƣờng. Khoảng 48 giờ sau khi bào tử nảy mầm,
cuống bào tử phát sinh và phân nhánh tại các đỉnh. Ban đầu, bọc bào tử có màu
trắng, chuyển dần sang màu nâu và cuối cùng gần nhƣ màu đen. Các bọc bào tử
thƣờng đƣợc hình thành ở rìa của đĩa nuôi cấy, nguyên nhân có thể là chất dinh
dƣỡng bị cạn kiệt hoặc có nhiều oxy hơn ở đó. Bọc bào tử là cấu trúc đặc trƣng
trong 3 hoặc 4 ngày đầu tiên của quá trình sinh trƣởng. Kirk (1984) cho biết nấm
Choanephora sản sinh ra túi bào tử và bào tử tiếp hợp. Hai loài nấm Choanephora
cucurbitarum và C. infundibulifera đƣợc phân biệt dựa trên đặc điểm của bào tử và
túi bào tử.
Kwon và ctv. (2001) cho biết loài nấm Choanephora sp. gây hại trên trái đậu
đũa có sợi nấm màu trắng nhạt đến vàng nâu khi phân lập trên môi trƣờng PDA.
Bọc bào tử có kích thƣớc 42,6 - 112,6 µm. Bào tử dạng elip, hình thoi hoặc hình
trứng, màu nâu sẫm hoặc màu nâu, có kích thƣớc 12,9 - 24,6 x 8,6 - 15,4 µm. Trên
cây sâm đất (Boerhavia diffusa) nấm Choanephora sp. gây bệnh cháy cành, tiến
hành phân lập mô bệnh, cho thấy sợi nấm màu trắng, bông lên và có khối bào tử
màu nâu. Sợi nấm không có vách ngăn, không phân nhánh và trong suốt. Cành bào
đài thẳng, không có vách ngăn, dài 5 – 13 mm. Bọc bào tử có đƣờng kính 20 – 45 x
150 – 200 µm, mang vài đến nhiều cành bào đài, hình dạng elip, màu nâu đến nâu

nhạt (Singh và ctv., 2011). Trên hoa lan nấm Choanephora sp. gây bệnh thối, sợi
nấm màu trắng, hình thành túi bào tử màu đen và tập trung quanh mép đĩa trên môi
trƣờng PDA. Bào tử có dạng hình trứng hay hình bầu dục, kích thƣớc 10 – 22,5 x
6,25 – 12,5 µm, có màu nâu, đƣợc chứa trong túi bào tử, túi bào tử đƣợc đính trên
cuống túi bào tử (Nguyễn Thị Thúy An, 2014).
Wolf (1917) cho biết nấm Choanephora cucurbitarum hình thành bào tử, túi
bào tử và bào tử tiếp hợp trong môi trƣờng nuôi cấy từ 24 đến 48 giờ. Theo Phạm
Thị Nhƣ Nguyệt (2011), nấm Choanephora cucurbitarum có thể sinh trƣởng phát
triển trên các môi trƣờng PGA, CMA, PCA, MGA và WA, trong đó mọc nhanh
nhất trên môi trƣờng PGA và MGA (90 mm sau 24 giờ sau cấy) và mọc chậm nhất
trên môi trƣờng WA. Theo Naito và Sugimoto (1989), sợi nấm của loài
Choanephora cucurbitarum tăng trƣởng tối đa ở nhiệt độ 30
0
C, trong khi tăng
trƣởng yếu ở nhiệt độ 10
0
C và 40
0
C. Phạm Thị Nhƣ Nguyệt (2011) cũng cho biết
nấm Choanephora cucurbitarum đƣợc phân lập có thể sinh trƣởng và phát triển
trong khoảng 15 – 35
o
C. Khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm sinh trƣởng và
phát triển từ 25 – 30
o
C; nấm không thể sinh trƣởng và phát triển ở nhiệt độ ≤ 10
o
C
và ≥ 40
o

C.
1.2.1.3. Triệu chứng gây bệnh và thiệt hại
Barnett và Hunter (1998) cho rằng nấm Choanephora ký sinh hoặc hoại sinh
trên bộ phận hoa, trái, chủ yếu là cây họ bầu bí. Agrios (1997) cũng cho biết nấm
Choanephora tấn công bộ phận hoa của nhiều loài thực vật sau khi thụ phấn và
xâm nhiễm bộ phận trái gây thối mềm, chủ yếu trên các loại cây trồng nhƣ bí đỏ,
hạt tiêu, và đậu bắp.
Bệnh thối thân do nấm Choanephora sp. đƣợc tìm thấy trên củ cải đƣờng ở
Sapporo và Eniwa, Hokkaido, Nhật Bản, nấm biểu hiện bệnh rõ nhất ở giai đoạn
trƣớc khi ra hoa và chỉ gây thiệt hại nhẹ trên lá khi đƣợc tiến hành lây bệnh nhân tạo
(Naito và Sugimoto, 1989)
Theo Wolf (1917), loài Choanephora cucurbitacum tấn công trên cây bí ngô
(Cucurbita pepo), ảnh hƣởng xấu đến hoa, trái và gây ra thiệt hại đáng kể. Nấm
xâm nhiễm trên trái ở hầu hết các bộ phận, từ tràng hoa đến trái bí non. Các loài
ong, bọ cánh cứng trên dƣa chuột và không khí là tác nhân lan truyền bào tử nấm.
Nấm đã đƣợc tìm thấy trên các bông hoa còn non của một số loài cây nhƣ dƣa
chuột, đậu bắp, cây bông. C. cucurbitacum là loài gây hại duy nhất đƣợc biết đến ở
Mỹ trong chi Choanephora spp Trên cây dƣa (Colocynthis citrullus L.) nấm
Choanephora cucurbitarum gây ra bệnh thối ƣớt hoa và trái và củng là tác nhân gây
hƣ phát hoa của rau dền (Amaranthus sp.), trong trƣờng hợp nhiễm bệnh nặng và
gặp điều kiện thuận lợi, đầu cụm hoa có thể hoàn toàn bị cắt đứt, làm cây ký chủ
không thể sản xuất ra hạt và sản lƣợng có thể bị giảm xuống một nửa hoặc ít hơn
(Kehinde, 2011). C. cucurbitarum cũng đã đƣợc cho là tác nhân gây thối ƣớt trên
cây đậu bắp (Siddiqui và ctv., 2009). Trên ớt nấm Choanephora curcubitarum gây
bệnh thối ƣớt, nấm đƣợc xác định dựa trên quy tắc Koch và đƣợc báo cáo ở Ấn Độ
(Prabhavathy và Reddy, 1995).
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, trái của cả 4 giống ớt làm thí nghiệm đều
bị hại bởi 4 mẫu phân lập nấm C. cucurbitarum. Hai mẫu CT3CC và OT1CG gây
hại trên trái cà tím nhƣng không gây bệnh trên lá với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh lần
lƣợt là 70%; 50% và 70%; 48%, còn mẫu M2CC và ĐB3HM không gây bệnh. Cả 4

mẫu phân lập không gây bệnh trên lá của các loài cây đậu bắp, mƣớp và trên trái
của cây mƣớp (Phạm Thị Nhƣ Nguyệt, 2011).





1.2.2. Nấm Sclerotium sp.
1.2.2.1. Phân loại
Theo CPC (2001), nấm Sclerotium thuộc:
Lớp Basidiomycetes
Bộ Stereales
Họ Corticiaceae
Chi Sclerotium
1.2.2.2. Đặc điểm nấm Sclerotium sp.
Agrios (2005) cho biết Sclerotium thuộc lớp nấm Đảm (Basidiomycetes)
hình thành trong đất và gây nhiều bệnh nghiêm trọng trên nhiều cây ký chủ, làm ảnh
hƣởng dến rễ, thân, củ và các bộ phận khác của cây. Theo Watanabe (2002) và
Agrios (2005), nấm Slerotium không hình thành bào tử, nhƣng hình thành hạch
nấm. Watanabe (2002) cho biết sợi nấm Slerotium có màu nâu hoặc nâu nhạt, phân
nhánh, đƣờng kính khoảng 7 – 10 µm. Hạch nấm màu nâu hoặc màu nâu sẫm, hình
cầu hoặc hơi cầu, bề mặt bóng, mịn, bao gồm phần vỏ bên ngoài và phần bên trong,
đƣờng kính từ 73 đến hơn 200 µm.
Nấm Sclerotium rolfsii đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng PDA tạo ra lƣợng lớn
sợi nấm màu trắng, có vách ngăn với các mấu nối tại mỗi vách ngăn, sợi nấm mảnh,
hạch nấm ban đầu có màu trắng, dạng cầu hoặc elip, chuyển sang màu nâu khi
trƣởng thành (Bag, 2004). Trên cây bạch hoa nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh thối
và đƣợc phân lập trên môi trƣờng PDA có chứa kháng sinh cho thấy khuẩn ty nấm
phát triển nhanh, sợi nấm màu trắng và hình thành hạch nấm màu nâu. Tiến hành
lây bệnh nhân tạo chủng nấm ISPaVe ER-1368, vàng lá xuất hiện sau 8 ngày, triệu

chứng tiếp theo là thối và khô chồi non (Infantino và ctv., 2006). Trên cây Cúc, nấm
gây bệnh thối rễ, hạch nấm có màu nâu, bệnh đƣợc phân lập trên môi trƣờng PDA ở
nhiệt độ 23 – 27
0
C. Quan sát nhận thấy sợi nấm trong suốt, phân nhánh và có vách
ngăn. Hạch nấm có dạng tròn thuôn dài, ban đầu màu trắng sau đó chuyển sang màu
nâu, có đƣờng kính trung bình 0,5 – 2 mm (Hsiang và Masilamany, 2007). Thời tiết
nóng khô sẽ tạo điều kiện cho nấm Sclerotium rolfsii phát triển. Đối với cây lâu
năm, biện pháp kiểm soát rất khó vì nấm có thể tồn tại trong đất và tàn dƣ hoa màu
trong nhiều năm (Silva và ctv., 2006). Loài nấm Sclerotium rolfsii đƣợc báo cáo gây
ra bệnh bạc lá trên một số loài cây trồng. Nấm hình thành hạch nấm màu nâu, có thể
tồn tại lâu trong đất trong thời gian dài (Chet, 1975). Nấm Sclerotium rolfsii là tác
nhân gây bệnh trong đất trên nhiều loại cây trồng trong nông nghiệp. S. rolfsii có ít
nhất 500 loài ký chủ trong 100 họ cây khác nhau (Ferreira và Boley, 1992). Các
bệnh do nấm gây ra có biểu hiện nghiêm trọng hơn ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Số lƣợng lớn hạch nấm hình thành từ S. rolfsii có thể tồn tại lâu trong đất, có
tốc độ tăng trƣởng nhanh, làm cho nó thích nghi và ký sinh rộng trên nhiều loài cây
trồng (Bhuiyan và ctv., 2012)
Theo Demerci và ctv. (2009), nấm Sclerotium hydrophilum đƣợc phân lập từ
vỏ hạt lúa trên môi trƣờng PDA cho thấy sợi nấm có màu trắng, sau đó chuyển sang
màu nâu hoặc nâu nhạt. Bốn ngày sau nuôi cấy, số lƣợng lớn hạch nấm hình cầu
hoặc oval đƣợc hình thành, phủ kín bề mặt môi trƣờng nuôi cấy. Ban đầu hạch nấm
màu trắng, về sau có màu nâu đỏ với kích thƣớc 276 – 597 x 249 – 483 µm.
Lugwid và Haltrich (2002) cho biết tất cả các chủng nấm Sclerotium
coffeicola, S. delphinii and S. rolfsii phát triển trong bình tam giác chứa môi trƣờng
có cellulose sản xuất ra một lƣợng lớn enzym ngoại bào Cellobiose dehydrogenase.
Từ đó cho thấy, cellobiose dehydrogenase đóng vai trò quan trọng trong sinh học
bệnh của nấm Sclerotium spp.
1.2.2.3. Triệu chứng gây bệnh và thiệt hại
Theo Agrios (2005), bệnh do nấm Sclerotium gây ra chủ yếu ở vùng khí hậu

ấm áp. Nấm gây ra triệu chứng chết rạp cây con, loét thân, cháy đầu lá, thối thân, củ
và thối trái. Thƣờng xuyên gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thịt trái và rau trong
suốt quá trình vận chuyển và dự trữ. Tại Hoa Kỳ, nấm thƣờng gây ra triệu chứng
cháy hoặc héo, ảnh hƣởng đến nhiều cây ký chủ bao gồm hầu hết các loại rau, hoa,
cây họ đậu, ngủ cốc và cỏ dại. Nấm tấn công trực tiếp mô cây, sợi nấm tiết ra axít
oxalic, pectin, cellulolytic và các ezym khác, sản xuất sợi nấm và hạch nấm khá
nhanh, đặc biệt trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ cao.
Metcalf và Wilson (1999) cho rằng nấm Sclerotium sp. gây bệnh thối trắng
trên hành có khả năng sản xuất ra enzyme polygalacturonase (PG) và enzym
pectinesterase (PE) trong quá trình nuôi cấy. Sự phân bố các enzyme này có liên
quan đến quá trình giết chết và làm suy thoái tế bào ký chủ.
Hsiang và Masilamany (2007) cho biết bệnh thối rễ do loài nấm Sclerotium
sp. đƣợc quan sát trên cây Cúc hai tháng tuổi ở tất cả các giai đoạn. Các triệu chứng
biểu hiện đầu tiên của bệnh là vàng và rủ lá, làm héo cây ký chủ và có sợi nấm màu
trắng phát triển nhƣ bông gòn bao quanh. Các sợi nấm phát triển sang phần thân và
rễ cây, gây thối mềm mô ký chủ.
Trong số các bệnh trong đất do tác nhân nấm gây ra, bệnh thối thân do nấm
Sclerotium rolfsii là mối đe dọa nghiêm trọng trong quá trình sản xuất lạc. Bệnh này
xuất hiện và gây thiệt hại nghiêm trọng trong hầu hết quá trình sinh trƣởng của cây,
thiệt hại năng suất trên 25%, đã đƣợc báo cáo bởi Mayee và Datar (1988) (trích dẫn
từ Ganesan và ctv., 2007).
Theo Tortoe và Clerk (2012), ngƣời ta ƣớc tính rằng thiệt hại gây ra bởi nấm
Sclerotium rolfsii ở Ghana từ 5 đến 30%. Hàng năm, các loài khoai sọ vàng
(Xanthosoma mafaffa) và cây môn nƣớc (Colocasia esculenta) bị thiệt hại do nấm
S. rolfsii gây ra với số lƣợng lớn. Tỷ lệ nhiễm bệnh bằng sợi nấm qua vết thƣơng
cao hơn so với sợi nấm xâm nhập trực tiếp.
Lê Thị Thùy (2013) cho biết khi lây bệnh nhân tạo nấm Sclerotium trên củ cà
rốt cho thấy có sự xuất hiện của hệ sợi nấm màu trắng và phát triển nhanh trên bề
mặt mô củ từ các hạch nấm. Nấm phát triển lan dần khắp bề mặt củ, làm mô củ
mềm và nhũn nƣớc. Khi nấm phát triển và gây thối hoàn toàn, hạch nấm bắt đầu

hình thành rất nhiều.



1.3. SƠ LƢỢC VỀ VI KHUẨN BACILLUS
1.3.1. Phân loại
Theo phân loại của Cook và Baker (1989), vi khuẩn Bacillus thuộc:
Ngành Firmicutes
Lớp Bacilli
Bộ Bacillales
Họ Bacillaceae
Chi Bacillus
1.3.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái
Vi khuẩn Bacillus có nhiều trong đất, hình que, gram dƣơng, hiếu khí, kích
thƣớc 1,0 – 1,2 x 3,0 – 5,0 µm, không có nang bao quanh vỏ, chuyển động, đa dạng
chuỗi nội bào tử 1,4 – 1,5 µm, tập đoàn lớn, sần sùi (Cook và Baker, 1989). Khuẩn
lạc có màu hoặc không màu, bề mặt khuẩn lạc bị nhăn, trong môi trƣờng lỏng chúng
tạo thành lớp nhăn, đục và lắng cặn (Dƣơng Văn Điệu, 1989).
Vi khuẩn Bacillus ƣa nhiệt độ trung bình từ 20 – 40
0
C, các dòng vi khuẩn
này có thể đƣợc chọn lọc từ việc xử lý dịch trích trong đất với nƣớc nóng 80
0
C
trong vòng 10 phút hoặc xử lý đất bằng cách xông hơi nƣớc ở 60
0
C trong 30 phút
đối với vi khuẩn hiếu khí (Cook và Baker, 1989).
Trong điều kiện bất lợi, trong tế bào hình thành nội bào tử (endospore), có
khả năng lƣu tồn rất lâu trong những điều kiện khó khăn của môi trƣờng sống. Ở

100
0
C nội bào tử của một số giống Bacillus có thể chịu đƣợc từ 2,5-1200 phút
(Phạm Văn Kim, 2000). Nội bào tử có thể nằm ở giữa hoặc đầu tế bào cũng nhƣ
nằm ở giữa khoảng này. Những bào tử này rất bền với những chất sát trùng hoặc
nhiệt độ cao hay trạng thái khô. Tế bào sinh sản bằng cách phân cắt, nhiệt độ thích
hợp cho sự phát triển của chúng là 25 – 32
0
C, pH từ 6,8 – 7,2 (Dƣơng Văn Điệu,
1989).
Parvathi và ctv. (2009) cho biết vi khuẩn Bacillus có dạng hình que, Gram
dƣơng, hiếu khí, có khả năng hình thành nội bào tử. Do có khả năng hình thành nội
bào tử nên vi khuẩn Bacillus spp. thích nghi dễ dàng với các điều kiện thay đổi của
môi trƣờng.

1.3.3. Cơ chế ức chế mầm bệnh của vi khuẩn Bacillus
Có rất nhiều vi khuẩn có khả năng đối kháng trong tự nhiên, chúng đối
kháng bằng nhiều cơ chế nhƣ tiết kháng sinh, tiết ra enzyme phân hủy vách tế bào
nhƣ glucanase, chitinase, protease (Nguyễn Thị Thu Nga, 2003).
1.3.3.1. Cơ chế cạnh tranh
Vi khuẩn có lợi có thể cạnh tranh không gian sống và chất dinh dƣỡng với
mầm bệnh, đặc biệt là sắt. Sắt là nguyên tố tăng trƣởng cần thiết đối với tất cả các vi
sinh vật sống, nhƣng sắt lại hiếm ở dạng hữu dụng sinh học và có sự cạnh tranh để
lấy sắt trên bề mặt cây (Loper và Henkels, 1997; trích dẫn Phạm Thị Thắm, 2011).
Chen và ctv. (2011) cho rằng vi sinh vật có những cơ chế hấp thụ ái lực cao
để đồng hóa sắt và các kim loại khác. Hiệu quả của vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng
trƣởng cây trồng bao gồm vi khuẩn sản xuất ra siderophores đƣợc sử dụng để nâng
cao tăng trƣởng cây trồng. Vi khuẩn nội sinh rễ sản xuất siderophores trong cây là
lợi thế cạnh tranh để vi khuẩn xâm nhập vào mô cây và loại trừ các vi sinh vật khác
trong cùng môi trƣờng sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 42% trong số 220

chủng đƣợc phận lập từ ruộng lúa ở tỉnh Yunnan có khả năng sản xuất ra
siderophores trên môi trƣờng CAS.
1.3.3.2. Cơ chế tiết kháng sinh
Nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn có lợi có khả năng tiết ra kháng sinh ức
chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh nhƣ nấm, vi khuẩn, virus và tuyến trùng
(Siddiqui, 2006). Kháng sinh do vi khuẩn tiết ra có phổ tác dụng rộng với các tác
nhân gây bệnh, là những chất có trọng lƣợng phân tử thấp, có đặc tính độc đối với
sự phát triển của các vi sinh vật khác (Fernando, 2006).
Fernando (2006) cho biết hai chi vi khuẩn vùng rễ Pseudomonas spp. và
Bacillus spp. đƣợc ghi nhận tiết ra nhiều chất kháng sinh chống lại mầm bệnh. Chi
vi khuẩn Bacillus spp. đã đƣợc phát hiện có thể tiết ra một số loại kháng sinh chống
lại mầm bệnh nhƣ kanosamin, zwittermicin A, iturin A, bacillomycin.
Suo và ctv. (2011) cho biết có hơn 12 loại kháng sinh đã đƣợc tìm thấy bởi vi
khuẩn Bacillus. Trong số đó, iturin, surfactin và fengycin đã đƣợc nghiên cứu kỹ.
Thí nghiệm sử dụng môi trƣờng SWA để giúp các chủng vi khuẩn Bacillus ngăn
chặn sự phát triển của nấm Fusarium cũng cho thấy rằng surfactin có thể đóng vai
trò quan trọng trong hoạt động của chi vi khuẩn Bacillus spp.
1.3.3.3. Cơ chế tiết enzym phân hủy vách tế bào
Theo Phạm Văn Kim (2000), vách tế bào nấm gồm nhiều thành phần nhƣ
glucan, chitin, protein. Bacillus spp. đƣợc ghi nhận có khả năng tiết enzyme
chitinase và glucanase giúp phân giải thành phần chitin và glucan trong cấu tạo
vách tế bào của nấm bệnh.
Phạm Thị Thắm (2011) cho biết đã có nhiều nghiên cứu về cơ chế ức chế
này của vi khuẩn vùng rễ nhƣ các vi khuẩn Paenibacillus, Bacillus pumilus,
Bacillus spp. tiết ra enzym thuộc nhóm phân hủy glucan nhƣ cellulase, mannase và
xylanase và các enzym phân hủy vách tế bào của nấm Aphamyces cochlioides gây
thối rễ củ cải đƣờng (Nielsen và ctv., 1997).
Bressan và Figueiredo (2010) cho biết 6 chủng vi khuẩn Bacillus sp. bao
gồm BM1, BM2, BM3, BM4, BM5 và BM6 đƣợc đánh giá khả năng ức chế đối với
nấm Fusarium moniliforme cho thấy tất cả các chủng đều có khả năng chống lại

nấm F. moniliforme trong điều kiện in vitro. Theo đó, cả 6 chủng đều có khả năng
sản xuất ra enzyme chitinase.
1.3.4. Một số nghiên cứu về vi khuẩn Bacillus spp. trong phòng trừ sinh học
bệnh cây
Theo Basha và Ulaganathan (2002), chủng vi khuẩn Bacillus sp. BC121
đƣợc phân lập từ vùng rễ cây lúa miến thể hiện khả năng ức chế cao đối với nấm
Curvularia lunata với vành khăn vô khuẩn 0,5 – 1 cm và phát triển lên bề mặt sợi
nấm vào 10 ngày sau khi thí nghiệm. Qua đó cho thấy, chủng vi khuẩn này có khả
năng tiết ra enzyme chitinase, ức chế sự phát triển của nấm C. lunata lên đến 60%
trọng lƣợng khô.
Jetiyanon và ctv. (2003) đã sử dụng 2 dòng vi khuẩn Bacillus
amyloliquefaciens IN937a và Bacillus pumilus IN937a để phòng trừ nấm
Colletotrichum gloeosprorioides gây hại trên cà chua (trích dẫn từ Siddiqui, 2006).
Kloepper và ctv. (2004) cho rằng các loài thuộc chi Bacillus nhƣ Bacillus
amyloliquefaciens, B. subtilis, B. pasteurii, B. cereus, B. pumilus, B. mycoides, và
B. sphaericus có khả năng kích thích tính kháng hay đối kháng giúp giảm bệnh do
nhiều tác nhân và trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuy có ít báo cáo về chi
Bacillus nhƣng đa số các nghiên cứu mang tính chất ứng dụng. Sản phẩm Yield
Shield với thành phần hoạt chất là nội bào tử của B. pumilus, chủng GB34 đƣợc
đăng kí tại Mỹ năm 2003 để phòng trị bệnh trên đậu nành.
Chủng vi khuẩn Bacillus megaterium TRS-4 đƣợc phân lập từ vùng rễ chè,
đƣợc thử nghiệm khả năng thúc đẩy tăng trƣởng và đối kháng làm giảm bệnh trên
chè. Bệnh thối rễ do Fomes lamaoensis đã đƣợc giảm đáng kể bằng cách sử dụng vi
khuẩn vùng rễ, mật số của Fomes lamaoensis trong đất trƣớc và sau khi áp dụng vi
khuẩn Bacillus megaterium đƣợc xác định bằng phƣơng pháp ELISA, đã đƣợc
chứng minh là giảm đáng kể khi có sự hiện diện của vi khuẩn. Xác định cơ chế hoạt
động của vi khuẩn cho thấy vi khuẩn có khả năng hòa tan lân, sản xuất IAA,
siderophores và hợp chất kháng nấm. Vai trò thúc đẩy tăng trƣởng cây trồng và đối
kháng giảm bệnh đã đƣợc chứng minh là do sự kết hợp của một số cơ chế
(Chakraborty và ctv., 2006).

Usha và ctv. (2006) xử lý vi khuẩn Bacillus megaterium vào đất có tác dụng
làm giảm bệnh thối rễ trên cây trà, cơ chế làm giảm bệnh này có thể là do tác động
của vi khuẩn trong quá trình hòa tan lân, sản xuất IAA, siderophores và các chất
biến dƣỡng kháng nấm.
Cazorla và ctv. (2007) báo cáo trong nghiên cứu rằng trong tổng số 905
chủng vi khuẩn thu đƣợc từ vùng rễ cây bơ sinh trƣởng tốt, có 277 chủng vi khuẩn
Gram dƣơng. Từ các chủng vi khuẩn Gram dƣơng, tìm đƣợc bốn chủng vi khuẩn
dựa trên khả năng kháng nấm đối với đa dạng tác nhân gây bệnh trong đất bao gồm
PCL1605, PCL1608, PCL1610 và PCL1612, đƣợc xác định là Bacillus subtilis.
Phân tích các hợp chất kháng nấm có liên quan đến hoạt động đối kháng, cho thấy
các chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất ra các enzyme thủy phân nhƣ glucanase,
protease và chất kháng sinh nhƣ surfactin, fengycin, iturin A. Trong các thử nghiệm
kiểm soát sinh học đối với Fusarium oxysporum f.sp. radicislycopersici trên cà
chua và Rosellinia necatrix trên bơ, hai chủng B. subtilis PCL1608 và PCL1612 đều
sản xuất ra iturin A và cho khả năng kiểm soát sinh học cao nhất.
Chất kháng sinh của vi khuẩn thể hiện hoạt tính kháng nấm cao chống lại
nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe grisea đã đƣợc phân lập từ đất và đƣợc xác định
là chủng vi khuẩn Bacillus licheniformis BC98. Ngoài ra, chủng vi khuẩn còn có
khả năng ức chế tăng trƣởng một số tác nhân gây bệnh khác nhƣ Curvularia lunata
và Rhizoctonia bataticola. Chất kháng sinh đƣợc tiết ra bởi B. licheniformis BC98
đƣợc xác định là surfactin, có khả năng ức chế và làm thay đổi hình thái của M.
grisea, từ đó cho thấy vi khuẩn có khả năng chống lại nấm bệnh (Tendulkar và ctv.,
2007).
Theo Phan Thị Kiều Nga (2008), 6 chủng vi khuẩn Bacillus sp. đều có khả
năng đối kháng tốt với 4 loại nấm gây bệnh trên hạt lúa là Diplodia spp.,
Trichothecium spp., Curvularia spp. và Trichoconis spp.
Các chủng vi khuẩn vùng rễ thuộc chi Bacillus nhƣ Tbt1.18.1et, T4.6t,
Tbt1.12.7et, P4.10.18t, Tbt1.182t … vừa có khả năng kích thích tăng trƣởng cây
trồng, vừa có khả năng kiểm soát bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum hoặc bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum (Trần Vũ Phến và

ctv., 2008).
Phạm Thị Hoàng Lan (2009) đã kết luận rằng vi khuẩn Pseudomonas
fluorescens 23
1-1
và Bacillus 8 đƣợc tƣới vào đất một lần trƣớc khi chủng bệnh và 2
lần (trƣớc và sau khi chủng bệnh) có thể giảm đƣợc bệnh héo dây dƣa hấu do nấm
F. oxysporum f.sp. niveum trong điều kiện nhà lƣới.
Theo Zang và Xue (2010), bệnh thối thân do nấm Sclerotinia sclerotiorum là
bệnh xảy ra chủ yếu đối với cây đậu tƣơng ở Canada. Thử nghiệm trong điều kiện
phòng thí nghiệm và nhà lƣới đã đƣợc tiến hành để đánh giá hiệu quả giảm bệnh
của vi khuẩn Bacillus subtiliss SB24. Kết quả cho thấy vi khuẩn SB24 có khả năng
làm giảm đáng kể tốc độ tăng trƣởng sợi nấm từ 50 – 75%, ức chế thành lập hạch
nấm hơn 90%. B. subtilis SB24 cho hiệu quả nhất trong hạn chế bệnh khi áp dụng
vào thời điểm 24 giờ trƣớc khi lây bệnh và hiệu quả kéo dài đƣợc quan sát lên đến
15 ngày sau khi lây bệnh.
Inam – ul – Haq và ctv. (2011) kết luận trong nghiên cứu rằng vi khuẩn P.
fluorescens và Bacillus subtilis là vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trƣởng cây trồng
đƣợc phân lập từ vùng rễ của cây cà chua đã đƣợc sử dụng cho kích thích tăng
trƣởng và chống lại bệnh sƣng rễ do tuyến trùng gây ra. Kết quả giảm sự phổ biến
của tuyến trùng bởi vi khuẩn P. fluorescens đạt đƣợc 33,4% trong buồng sinh
trƣởng (Growth Chamber), trong khi B. subtilis hạn chế đƣợc tuyến trùng là
31,59%.
Kumar và ctv. (2011) cho biết đã phân lập đƣợc 388 chủng vi khuẩn từ vùng
rễ của cây ớt trong suốt thời gian từ 2008 – 2010. Các chủng vi khuẩn đƣợc xác
định gồm 4 chủng vi khuẩn thuộc chi Bacillus spp., hai chủng thuộc mỗi chi
Pseudomonas spp. và Enterobacter spp., một chủng thuộc Alcaligenes faecalis và
Klebsiella spp. Khi tiến hành thí nghiệm trong điều kiện in vitro với tất cả 10 chủng
trên cho thấy có khả năng đối kháng với các nấm Sclerotium rolfsii, Fusarium
oxysporum, Colletotrichum capsici, Rhizoctonia solani, Macrophomina spp. và
Pythium spp.

Li và ctv. (2011) cho biết nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trên vi khuẩn
Bacillus trong những năm 1980. YIB (Yield Increasing Bacterial) là một ví dụ cho
sự thành công của PGPR mà nó đã đƣợc sử dụng trên quy mô lớn ở Trung Quốc. Kể
từ đó, nghiên cứu trên Bacillus PGPR đã tăng mạnh với khả năng tạo ra nội bào tử
và chống chịu cao với các điều kiện bất lợi của môi trƣờng. Cho đến nay, có 7
chủng vi khuẩn thuộc chi Bacillus đã đƣợc xem nhƣ là các loại thuốc trừ sâu sinh
học, một số đƣợc xem nhƣ phân bón sinh học ở Trung Quốc.
Vi sinh vật có lợi nội sinh rễ có khả năng kiểm soát sinh học đã đƣợc báo cáo
nhƣ chủng vi khuẩn Bacillus sp. CY22 sản xuất ra iturin A và giảm bệnh thối rễ cây
Heracleum sosnowskyi do Rhizoctonia solani (Cho và ctv., 2003), Bacillus pumilus
SE 34 kháng lại bệnh héo do nấm Fusarium trên cà chua (Benhamou và ctv., 1998;
trích dẫn từ Malfanova và ctv., 2011).
Khi nghiên cứu về biện pháp sinh học phòng trừ bệnh than thƣ trên ớt,
Nguyễn Thị Hồng Đào (2011) kết luận rằng có 8 trong tổng số 28 chủng vi khuẩn
Bacillus có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp. ST2 trong điều kiện in
vitro. Trong đó, có ba chủng có khả năng đối kháng mạnh với hiệu suất lần lƣợt là
25,0%, 40,7% và 44,3%.
Backhouse và Stewart (2013) cho biết sợi nấm Sclerotium cepivorum bị đối
kháng bởi Bacillus subtilis. Kết quả cho thấy, có sự giết chết tế bào và làm cho vách
sợi nấm có cấu trúc bất thƣờng. Kháng sinh của vi khuẩn hoạt động trên sự trao đổi
chất của nấm, chứ không phải trên màng hoặc khung tế bào.
Vi khuẩn Bacillus subtilis, B. licheniformis, B. pumilus, B.
amyloliquefaciens, B. cereus và B. mycoides có khả năng ức chế một số nấm bệnh
nhƣ Rhizoctonia, Fusarium, Sclerotinia, Sclerotium, Gaeummanomyces, Nectria,
Pythium, Phytophthora và Verticillium (Castillo và ctv., 2013




















CHƢƠNG 2. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 PHƢƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
- Thời gian: từ tháng 03 năm 2013 đến tháng 05 năm 2014.
- Địa điểm thu mẫu bệnh và cây con: huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
- Địa điểm thí nghiệm: Phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học và nhà lƣới bộ môn
Bảo vệ Thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học
Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ
- Vật liệu, dụng cụ và thiết bị:
+ Nguồn cây con sinh trƣởng tốt và mẫu bệnh trên rau Diếp cá đƣợc thu từ
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
+ Nguồn vi khuẩn đối kháng AG-B1 (Bacillus sp.), AB-G4 (Bacillus pumilus),
AG-B17 (Bacillus sp.), AG-B27 (Bacillus megaterium) đƣợc cung cấp từ Bộ môn
Bảo vệ thực vật.
+ Đĩa petri, kéo, kẹp, kim mũi giáo, giấy thấm

+ Kính hiển vi, kính lúp, tủ cấy, tủ thanh trùng khô, tủ thanh trùng ƣớt
- Các loại môi trƣờng sử dụng trong nuôi cấy, phân lập và bố trí thí nghiệm gồm:
môi trƣờng PDA, môi trƣờng PDAP, môi trƣờng thạch agar (WA), môi trƣờng
King’s B:
Môi trƣờng nƣớc trích khoai tây (PDA) (Shurfleff và Averre, 1997)
Khoai tây 200 g
Đƣờng Dextrose 20 g
Agar 15 - 20 g
Nƣớc cất 1000 ml
pH 6,5 - 6,8
Môi trƣờng PDAP
Khoai tây 200 g
Đƣờng Dextrose 20 g
Agar 15 - 20 g
Nƣớc cất 1000 ml
Proteose peptone 5 g

×