Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do colletotrichum spp gây ra trên ớt của chế phẩm sinh học bacillus spp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH THANH TỒN

HIỆU QUẢ PHỊNG TRỊ BỆNH HÉO XANH DO
RALSTONIA SOLANACEARUM VÀ BỆNH THÁN
THƯ DO COLLETOTRICHUM SPP. GÂY RA
TRÊN ỚT CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC
BACILLUS SPP.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần thơ, 2014
Cần thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH HÉO XANH DO
RALSTONIA SOLANACEARUM VÀ BỆNH THÁN
THƯ DO COLLETOTRICHUM SPP. GÂY RA
TRÊN ỚT CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC
BACILLUS SPP.



Giảng viên hướng dẫn:
TS. Trần Vũ Phến

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Thanh Toàn
MSSV: 3103693

Cần thơ, 2014


TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ thực vật với tên đề tài:

HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH HÉO XANH DO
RALSTONIA SOLANACEARUM VÀ BỆNH THÁN
THƯ DO COLLETOTRICHUM SPP. GÂY RA
TRÊN ỚT CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC
BACILLUS SPP.

Do sinh viên Huỳnh Thanh Toàn thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2014

Cán bộ hướng dẫn

TS. Trần Vũ Phến


TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư chuyên
ngành Bảo vệ thực vật với tên đề tài:

HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH HÉO XANH DO
RALSTONIA SOLANACEARUM VÀ BỆNH THÁN
THƯ DO COLLETOTRICHUM SPP. GÂY RA
TRÊN ỚT CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC
BACILLUS SPP.
Do sinh viên Huỳnh Thanh Toàn thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.

Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:……………………………………..
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức…………………………………

DUYỆT KHOA


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Chủ tịch Hội đồng


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Huỳnh Thanh Toàn
Ngày sinh: 14-08-1992
Noi sinh: Đồng Tháp
Họ và tên Cha: Huỳnh Thanh Tuyền
Họ và tên Mẹ: Thái Thị Lành
Ðịa chỉ: Thanh Bình, Đồng Tháp
Tóm tắt q trình học tập của bản thân:
1999 – 2003: là học sinh Truờng Tiểu Học Bình Tấn
2004 – 2006: là học sinh Trường Trung Học Cơ Sở Bình Tấn
2006 – 2007: là học sinh Trường Trung Học Cơ Sở Tràm Chim
2007 – 2010: là học sinh Trường Trung Học Phổ Thông Tràm Chim
2010 – 2014: là sinh viên ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa 36, khoa Nơng Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Ðại Học Cần Thơ.

i


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Cha Mẹ, những người suốt đời tận tụy vì chúng con, xin cảm ơn những người
thân đã giúp đỡ, động viên con trong suốt thời gian qua.
Thành kính biết ơn!
Xin đuợc gởi đến Thầy Trần Vũ Phến, giảng viên hướng dẫn đề tài luận văn tốt

nghiệp. Thầy đã rất tận tình huớng dẫn, động viên và cho em những lời khuyên rất
chân tình, sâu sắc trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Thành kính biết ơn
Thầy!
Xin được chân thành cảm ơn các Thầy, Cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng và tất cả Thầy, Cô Trường Ðại Học Cần Thơ đã tận tâm dạy dỗ và truyền
đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báo cho em trong suốt thời gian học tập và
rèn luyện tại trường. Xin được mãi mãi ghi ơn các Thầy, Cô!
Chân thành biết ơn!
Anh Huỳnh Văn Nghi và tất cả các anh, chị trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã
tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Các bạn lớp BVTV K36, các anh, chị cao học K18, K19, các bạn sinh viên
K37, K38 đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Trân trọng !

Huỳnh Thanh Toàn

ii


LỜI CAM ÐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Huỳnh Thanh Toàn

iii



Huỳnh Thanh Tồn, 2014. “Hiệu quả phịng trị bệnh héo xanh do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. gây ra trên
ớt của chế phẩm sinh học Bacillus spp.”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ Thực
Vật, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường
Ðại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn TS. Trần Vũ Phến.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Hiệu quả phòng trị bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum và bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. gây ra trên ớt của chế
phẩm sinh học Bacillus spp.” được thực hiện nhằm chọn được dạng chế phẩm với tỉ
lệ phần trăm nội bào tử thích hợp có khả năng kiểm sốt và phịng trị bệnh héo xanh
do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do Colletotrichum spp. gây ra
và kích thích tăng trưởng cây trồng.
Thí nghiệm được thực hiện tại phịng thí nghiệm, khu nhà lưới bộ mơn Bảo vệ
thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Ðại học Cần Thơ và xã
Tân Bình, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 3/2013 đến tháng 1/2014.
Kết quả khảo sát hiệu quả của chế phẩm sinh học (Bacillus spp.) trong quản lý
bệnh héo xanh trên ớt do vi khuẩn Ralstonia solanacearum trong điều kiện nhà lưới
kết hợp với thí nghiệm ngồi đồng cho thấy các chế phẩm với tỉ lệ nội bào tử lần lượt
là 5%, 50%, 100% đều có khả năng kiểm sốt bệnh héo xanh và có khả năng kích
thích tăng trưởng cây ớt. Vào thời điểm 21 NSCB, chế phẩm 5%, 50%, 100% có khả
năng kháng bệnh tốt với tỉ lệ bệnh lần lượt 12,0%, 0%, 0%.
Đối với bệnh thán thư trên ớt do Colletotrichum spp. gây ra, kết quả thí nghiệm
trong điều kiện phịng thí nghiệm cho thấy cả 3 dạng chế phẩm với tỉ lệ nội bào tử
Bacillus spp khác nhau đều có hiệu quả trong kiểm sốt bệnh thán thự trên trái ớt,
trong đó chế phẩm 100% nội bào tử có hiệu tốt nhất và biện pháp xử lý phun vi khuẩn
trước và sau khi chủng bệnh là có hiệu quả nhất trong phịng trị bệnh thán thư.


Từ khóa: Bệnh héo xanh, bệnh thán thư ớt, Colletotrichum, Ralstonia solanacearum,
Vi khuẩn vùng rễ .

iv


MỤC LỤC
Trang
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

i

LỜI CẢM TẠ

ii

LỜI CAM ÐOAN

iii

TÓM LƯỢC

iv

MỤC LỤC

v

DANH SÁCH BẢNG


viii

DANH SÁCH HÌNH

x

TỪ VIẾT TẮT

xi

GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Giới thiệu về cây ớt

2

1.1.1 Nguồn gốc và sơ lược

2

1.1.2 Tình hình sản xuất

2


1.2 Bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum

2

1.2.1 Lịch sử phát triển

2

1.2.2 Sơ lược về vi khuẩn R. solanacearum

2

1.2.3 Triệu chứng

3

1.2.4 Đặc điểm hình thái

4

1.2.5 Đặc điểm xâm nhiễm bệnh

4

1.2.6 Sự lan truyền và lưu tồn của mầm bệnh

4

1.2.7 Biện pháp quản lý


5

1.3 Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp.

5

1.3.1 Triệu chứng

5

1.3.2 Tác nhân

5

v


1.3.3 Đặc tính

6

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh thán thư

7

1.3.5 Biện pháp phòng trị

8

1.4 Phòng trừ bệnh cây bằng biện pháp sinh học


9

1.4.1 Vi khuẩn vùng rễ

9

1.4.2 Mối quan hệ giữa PGPR với cây trồng

9

1.4.3 Khả năng kích thích sinh trưởng của vi khuẩn vùng rễ

10

1.4.4 Kích thích tính kháng bệnh bằng PGPR

10

1.4.5 Một số đặc điểm của vi khuẩn thuộc chi Bacillus

11

1.5 Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn vùng rễ

13

1.6 Đặc tính của thuốc Starner 20WP

15


1.7 Đặc tính của thuốc Coc 85WP

15

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP

16

2.1 Phương tiện

16

2.2 Phương pháp

17

2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu quả của chế phẩm sinh học
(Bacillus spp.) quản lý bệnh héo xanh trên ớt do vi khuẩn R.
solanacearum.

17

2.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học
(Bacillus spp.) đối với bệnh héo xanh trên ớt do vi khuẩn R.
solanacearum gây ra trong điều kiện ngồi đồng.

21

2.2.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học

(Bacillus spp.) đối với bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum
spp. gây ra.

22

2.3 Xử lý kết quả

24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khả năng phòng trị bệnh héo xanh cây ớt trong điều kiện nhà lưới
3.1.1 Tỉ lệ bệnh héo xanh của cây ớt

25
25
25

vi


3.1.2 Chỉ số bệnh héo xanh của cây ớt

26

3.1.3 Hiệu quả giảm bệnh héo xanh ở các nghiệm thức

28

3.1.4 Diễn biến mật số của vi khuẩn gây bệnh R. solanacearum trong
đất thí nghiệm


29

3.2. Sự sống sót của vi khuẩn vùng rễ trong đất sau khi được xử lý

31

3.3 Khả năng kích thích tăng trưởng của chế phẩm sinh học

33

3.3.1 Sự sinh trưởng của cây ớt trong điều kiện nhà lưới

33

3.3.2 Sự sinh trưởng của cây ớt trong điều kiện ngoài đồng

38

3.4 Hiệu quả phòng trị sinh học bệnh thán thư trên ớt của chế phẩm sinh
học với các tỉ lệ NBT khác nhau.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

41
46

4.1 Kết luận

46


4.2 Đề nghị

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

47

PHỤ CHƯƠNG

vii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên

Trang

2.1

Các nghiệm thức trong thí nghiệm

2.2

Cấp bệnh héo xanh (dựa theo He et al. (1983) và Deberdt et al.,
21
(1999)


2.3

Các nghiệm thức khảo sát trong thí nghiệm

23

3.1

Diễn biến tỉ lệ bệnh của các nghiệm thức qua các thời điểm quan sát

25

3.2

Diễn biến chỉ số bệnh của các nghiệm thức qua các thời điểm quan
27
sát

3.3

Hiệu quả giảm bệnh của các nghiệm thức ở các lần quan sát

28

3.4

Mật số của R. solanacearum ở các thời điểm khác nhau.

29


3.5

Mật số ( x 105 cfu/g đất) của R. solanacearum ở các thời điểm khảo
31
sát.

3.6

Mật số ( x 105 cfu/g đất) của các nghiệm thức xử lý chế phẩm ở các
33
thời điểm khác nhau

3.7

Diễn biến chiều cao thân của cây ớt (cm) ở các nghiệm thức quan sát 34

3.8

Trọng lượng thân và rễ sau khi sấy của các nghiệm thức (g/lặp lại 3
36
cây)

3.9

Trọng lượng trái (gram/lặp lại 3 cây) và số lượng (trái/lặp lại 3 cây)
37
qua các nghiệm thức

3.10


Khả năng kích thích tăng trưởng chiều cao (cm) của các nghiệm thức
38
thí nghiệm.

3.11

Khả năng kích thích trổ hoa

18

39

viii


3.12

Năng suất trái của các nghiệm thức

3.13

Đường kính vết bệnh thán thư trên ớt của các nghiệm thức tại thời
41
điểm 72 giờ sau khi chủng bệnh.

3.14

Đường kính vết bệnh thán thư trên ớt của các nghiệm thức tại thời
43

điểm 96 giờ sau khi chủng bệnh.

3.15

Đường kính vết bệnh thán thư trên ớt của các nghiệm thức tại thời
44
điểm 120 giờ sau khi chủng bệnh.

ix

40


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên

Trang

2.1

Xử lý áo hạt bằng huyền phù vi khuẩn sống với các tỉ lệ NBT khác
nhau

18

2.2


Bố trí các bao thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới

19

2.3

Khuẩn lạc nấm Colletotrichum nuôi trên đĩa petri để tạo bào tử

24

3.1

Triệu chứng bệnh héo xanh ở nghiệm thức ĐC 1 so với nghiệm
thức 100% nội bào tử VKVR

26

3.2

Vi khuẩn R. solanacearum khi chà trên môi trường TZC ở giai
đoạn 21 NSCB.

30

3.3

Sự hiện diện vi khuẩn vùng rễ của chế phẩm sinh học ban đầu bổ
sung vào đất ở thời điểm 21 NSCB.

32


3.4

Chiều cao cây của các nghiệm thức ở thời điểm 28 ngày sau khi
trồng.

35

3.5

Năng suất trái ở các nghiệm thức trong lần đầu tiên thu hoạch

37

3.6

Biểu đồ sự kích thích năng suất trái (tấn/ha)

40

x


TỪ VIẾT TẮT

R. solanacearum

Ralstonia solanacearum

B. amyloliquefaciens


Bacillus amyloliquefaciens

GSCB

Giờ sau chủng bệnh

NBT

Nội bào tử

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

VKVR

Vi khuẩn vùng rễ

NSCB

Ngày sau chủng bệnh

xi


GIỚI THIỆU
Sản phẩm từ cây ớt (Capsicum frutescens L.) là nơng sản có giá trị kinh tế cao vì
khơng chỉ là gia vị tươi mà còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm
và làm dược liệu để bào chế thuốc, Do nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

tăng, diện tích trồng ớt gần đây có chiều hướng gia tăng (Trần Văn Hai, 2005). Theo
số liệu của FAO (2011), ở nước ta, diện tích trồng ớt là 64 nghìn ha, với sản lượng đạt
90 nghìn tấn. Tuy nhiên, việc canh tác ớt thường gặp nhiều khó khăn do mầm bệnh tấn
công như bệnh khảm do virut, bệnh héo cây con, bệnh thối đọt non… Ðặc biệt là bệnh
héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra, vi khuẩn này có phạm vi kí chủ
rộng và lưu tồn rất lâu trong đất, bệnh thường phát triển và gây hại nặng trong điều
kiện nhiệt độ cao, mùa mưa (Phạm Văn Kim, 2000; Hà Viết Cường, 2008). Bên cạnh
đó, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. cũng là một bệnh hại quan trọng trên ớt,
nấm tồn tại trên hạt giống dưới dạng sợi nấm và bào tử phân sinh và trên tàn dư cây
bệnh. Bào tử phân sinh có sức sống cao, trong điều kiện khô mặc dù tàn dư bị vùi
trong đất vẫn có thể nảy mầm vào vụ sau (Vũ Triệu Mân, 2007).
Hiện nay, biện pháp phòng trừ hai bệnh này chủ yếu là dùng thuốc hóa học,
nhưng việc phòng trị bệnh héo do vi khuẩn bằng hóa chất là rất khó khăn và khơng
hiệu quả, bên cạnh đó việc sử dụng nơng dược q mức sẽ làm ô nhiễm môi truờng,
ảnh hưởng đến sức khỏe con nguời. Do đó, các biện pháp phịng trừ bệnh bằng tác
nhân sinh học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo kết quả nghiên
cứu của Đào Thị Thu Hằng và ctv., (2003) đã ghi nhận được chế phẩm sinh học có
nguồn gốc từ vi khuẩn đối kháng Pseudomonas monteilli 58 có thể kiểm sốt tốt bệnh
héo xanh trên cà chua trong điều kiện nhà lưới. Bên cạnh đó, theo Nayaka et al.,
(2009) cũng ghi nhận một số tác nhân có hiệu quả phịng trừ bệnh thán thư trên ớt như:
Pseudomonas fluorescens, Trichoderma và Bacillus subtilis…
Trên cơ sở đó, đề tài: “Hiệu quả phịng trị bệnh héo xanh do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum và bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. gây ra trên
ớt của chế phẩm sinh học Bacillus spp.” được thực hiện nhằm khảo sát hiệu quả của
các chế phẩm sinh học với phần trăm tỉ lệ nội bào tử khác nhau trong việc phòng trừ
bệnh héo xanh và thán thư trên ớt. Bên cạnh đó cũng xác định được biện pháp xử lý
cho hiệu quả phòng trị bệnh cao nhất.

1



CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu về cây ớt
1.1.1 Nguồn gốc và sơ lược
Cây ớt có tên khoa học là Capsicum frutescens L., thuộc họ cà (Solanaceae). Ớt
có nguồn gốc ở Nam Mỹ, được đưa đến Châu Á ở thế kỷ XVI do nhà thám hiểm Bồ
Ðào Nha và Tây Ban Nha thông qua con đường thương mại từ Nam Mỹ và sau đó
được trồng trên tất cả các châu lục. Ớt là loại cây phát triển tốt trên đất thoát nước tốt,
pH 5,5-6,8, với lượng mưa trung bình từ 600-1250mm, nhiệt độ phát triển thích hợp
25-270C, cho năng suất tối đa ở nhiệt độ 18-300C, thời gian thu hoạch cao điểm từ 4-7
tháng sau khi gieo, có thể sống 2-3 năm nếu điều kiện thuận lợi. Màu sắc và hương vị
được chiết xuất làm thực phẩm, dược phẩm, thức ăn gia cầm (CABI, 2001).
1.1.2 Tình hình sản xuất
Theo FAO (2011) diện tích trồng ớt trên thế giới là 1,9 triệu ha đạt sản lượng 3,4
triệu tấn. Nước có diện tích trồng ớt nhiều nhất là Trung Quốc, Đại lục, Mexico,… Ở
Việt Nam, diện tích trồng ớt là 64 nghìn ha, với sản lượng 90 nghìn tấn.
1.2 Bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum
1.2.1 Lịch sử phát hiện
Năm 1986, Erwin Smith phát hiện bệnh này đầu tiên trên cây họ cà ở Mỹ. Đến
nay, bệnh đã gây hại trên 278 loài cây thuộc trên 44 họ thực vật khác nhau, trong đó
đáng kể nhất là các cây có ý nghĩa kinh tế như cà chua, khoai tây, thuốc lá, ớt, lạc
vừng, hồ tiêu, đậu tương, dâu tằm, chuối… (Vũ Triệu Mân, 2007).
1.2.2 Sơ lược về vi khuẩn R. solanacearum
Năm 1896, Smith nghiên cứu, mô tả, định tên là Pseudomonas solanacearum.
Những năm sau đó, bệnh héo xanh được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu
một cách toàn diện như Kelman 1953, Hayward 1964, Cook and Baker 1983,
Yabuuchi 1992, 1995 (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Theo Floyd (2008) thì R. solanacearum thuộc:
Lớp: Betaproteobacteria
Bộ: Burkholderiales

Họ: Ralstoniaceae

2


Ở Việt Nam lồi R. solanacearum được xác định có chủng (race) 1, gồm nòi sinh
học 3 & 4 (biovar), đây là chủng có phạm vi ký chủ rộng tồn tại lâu dài trong đất (Đỗ
Tấn Dũng, 2005). Biovar có đặc tính tạo ra axit oxy hóa cả 6 loại lactose, mantose,
cellobiose, dulditol, mannitol và sorbitol. Biovar 4 chỉ oxy hóa (phản ứng cộng) ba
loại dulcitol, mannitol và sorbitol (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Trong đó, các races phân loại dựa trên phổ kí chủ và vùng địa lý phân bố
(Buddenhagen et al., 1962).
Race 1: Có phổ ký chủ rộng, các cây họ Cà, họ Đậu, phân bố ở các vùng đất
thấp, vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Race 2: Chủ yếu tấn công trên chuối (tam bội), ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu
Á.
Race 3: Chủ yếu tấn công trên khoai tây vùng có nhiệt độ thấp hơn, vùng đất núi
cao nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Race 4: Gây hại trên cây gừng.
Race 5: Gây hại trên cây dâu tằm (China).
Bên cạnh đó thì các biovar được phân loại dựa vào đặc tính sinh lý, sinh hóa
khác nhau của các mẫu phân lập. Bốn biovar có thể nhận dạng khi dựa vào khả năng
sử dụng và oxi hóa ba đường (cellobiose, lactose, maltose) và ba rượu có sáu cacbon
(dulcitol, mannitol, sorbitol) (Hayward, 1964; Buddenhagen, 1986).
1.2.3. Triệu chứng
Bệnh xuất hiện trên cây con và cây lớn, nhất là từ giai đoạn ra hoa đến hình thành
quả non (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Đầu tiên thấy các lá non bị héo vào lúc giữa trưa, thường các rìa lá non bị héo
trước hoặc những nhánh đơn. Ở giai đoạn này cây có thể hồi phục vào lúc chiều tối khi
nhiệt độ thấp. Trong điều kiện thuận lợi cây có thể bị héo nhanh nhưng lá vẫn còn

xanh, cuối cùng lá vàng và héo (Agrios, 2005).
Theo Hà Huy Niên và Nguyễn Thị Cát (2004) thì bệnh thường biểu hiện ngay khi
bị vi khuẩn xâm nhập, cây nhiễm bệnh ban ngày lá biến màu, tái xanh, héo cụp xuống.
Vào ban ngày các lá gốc bị héo rũ nhưng đến buổi tối và ban đêm có thể phục hồi
nhưng chỉ trong vịng 2-3 ngày sau đó cây chết hẳn.
Triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh là thân cây bệnh có các sọc nâu dọc
theo mạch nhựa ở rễ hoặc cổ rễ (Phạm Văn Kim, 2000).
3


1.2.4 Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn R. solanacearum: là vi khuẩn hiếu khí, gram âm, hình gậy, di động với
một roi hay nhiều roi (Yabuuchi et al., 1995). Trên môi trường Kelman (1954) khuẩn
lạc màu trắng kem nhẵn bóng, nhờn (vi khuẩn có tính độc gây bệnh). Nếu khuẩn lạc
chuyển sang kiểu khuẩn lạc nâu, nhăn nheo là isolat vi khuẩn mất tính độc (nhược
độc). Để phát hiện dịng vi khuẩn có tính độc thường dùng mơi trường TZC (2,3,5triphenyl tetrazolium chloride). Trên mơi trường này isolat vi khuẩn có tính độc sẽ có
khuẩn lạc ở giữa màu hồng rìa trắng (trích dẫn Trần Văn Nhã, 2011).
1.2.5 Đặc điểm xâm nhiễm bệnh
Vi khuẩn này xâm nhiễm vào rễ, thân cuống lá và qua các vết thương cơ giới
hoặc do tuyến trùng tạo ra, do chăm sóc vun trồng… Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập
vào qua các lỗ hở tự nhiên. Sau khi đã xâm nhập vào rễ thì vi khuẩn lan tới các bó
mạch dẫn xylem, sinh sản phát triển ở trong đó. Sản sinh ra các enzyme pectinase và
cellulase để phân huỷ mô, sinh ra các độc tố ở dạng exopolysaccarit (EPS) và
lipopolysaccarit (LPS) làm tắc mạch dẫn cản trở sự vận chuyển nước và nhựa trong
cây, dẫn tới cây héo nhanh chóng (Cook and Sequeira, 1991; trích dẫn bởi Lê Lương
Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
1.2.6 Sự lan truyền và lưu tồn của mầm bệnh
1.2.6.1 Lan truyền
Bệnh lan truyền từ cây này sang cây khác trên đồng ruộng nhờ nước tưới, nước
mưa, gió bụi, đất bám dính ở các dụng cụ dùng để vun sới, chăm sóc cây. Vai trò của

các loại tuyến trùng trong đất cũng rất quan trọng trong việc lan truyền (Lê Lương Tề
và Vũ Triệu Mân, 1999). Tuyến trùng bướu rễ làm bệnh phát triển nhanh hơn so với
tuyến trùng dạng thận (Deberdt et al., 1999).
1.2.6.2 Lưu tồn
Vi khuẩn chủ yếu lưu tồn trên rễ của cây ký chủ phụ: Gừng (Zingiber

officinale), thầu dầu (Ricinus communis), lạc (Arachis hypogaea), khoai sọ
(Colocasia esculenta), cây nghệ (Curcuma longa),… tàn dư thực vật nhiễm bệnh,
hoặc của cây ký chủ vụ trước. Vi khuẩn ít có khả năng lưu tồn trong đất, nhưng trong
một số trường hợp cũng được ghi nhận, vi khuẩn lưu tồn ở những tầng đất sâu, nơi ít bị
tác động cạnh tranh của vi sinh vật tại chỗ (Graham et al., 1979).
Bên cạnh đó, vi khuẩn R. solanacearum có thể lưu tồn được nhiều năm ở nhiệt
độ phòng trong ống nghiệm đã được thanh trùng. Nó sẽ sống lâu hơn ở -800C trong
4


mơi trường nước thịt có bổ sung glycerol (Van Elsas, 2001). Vi khuẩn phát triển kém
trong môi trường nuôi cấy có chứa 0,5% natri clorua và ở nồng độ 2% thì khơng tăng
trưởng (Kado, 2010).
1.2.7 Biện pháp quản lý
1.2.7.1 Biện pháp canh tác
Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1999) thì có thể tiêu hủy tàn dư cây bệnh,
ln canh với lúa nước hoặc các loại cây phi ký chủ như ngơ, mía, bơng. Tăng cường
bón phân hữu cơ, phân hoai mục và bón vơi.
Biện pháp ln canh cây trồng được xem là biện pháp tốt nhất nhằm giảm thiệt
hại do bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra. Luân canh với ngô, đậu tương đã được
chứng minh rất hiệu quả trong kiểm soát bệnh (Sharma, 2006).
1.2.7.2 Biện pháp sinh học
Sử dụng chế phẩm vi sinh vật đối kháng, tạo điều kiện cho đất tơi xốp, nhiều chất
hữu cơ để tăng số lượng và hoạt tính đối kháng của các vi sinh vật đối kháng trong đất

như: Pseudomonas fluorescens, Bacillus polymyxa, Bacillus subtilis… (Hà Viết
Cường, 2008).
1.3 Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp.
1.3.1 Triệu chứng
Bệnh gây hại trên thân, lá, trái, nhưng chủ yếu là giai đoạn trái chín (Vũ Triệu
Mân, 2007). Bệnh xuất hiện trên ruộng hay trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch.
Vết bệnh thường nhỏ, nhũng nước sau đó trở nên lỏm và thối có màu nâu đen. Các vết
bệnh có thể liên kết với nhau làm trái bị thối, vỏ khơ có màu trắng vàng bẩn (Roberts
et al., 2004; Vũ Triệu Mân, 2007).
Bào tử nấm được tạo ra nhanh chóng và có thể lẩn khắp ruộng, kết quả là đến
100% ruộng ớt mất mùa. Ngồi ra, vết bệnh cũng có thể xuất hiện ở trên cành và lá,
hình dạng là những đốm màu nâu xám không đều với đường mép màu nâu sẫm
(AVRDC, 2004).
1.3.2 Tác nhân
Do nấm Colletotrichum spp. gây ra, là nguyên nhân gây hại trên nhiều loại cây
trồng như: xoài, cây họ cà, dưa tây, dưa bầu bí, ớt, một số loại hoa kiểng,… (Agrios,
2005).

5


Nhiều lồi nấm Colletotrichum khác nhau được tìm thấy trên ớt. Bốn loài phổ
biến là C. capsici, C. gloeosporioides, C. coccodes, C. acutatum (AVRDC, 2003;
Roberts et al., 2004), trong đó, hai loài C. capsici và C. gloeosporioides được báo cáo
là hai tác nhân chính gây ra bệnh thán thư trên ớt ở Bắc Mỹ và Châu Á (Roberts et al.,
2004).
Theo Vũ Triệu Mân (2007) loại nấm Colletotrichum nigrum Ell et Hals cũng
được ghi nhận là tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt.
1.3.3 Đặc tính
1.3.3.1 Phân loại

Lớp Sordariomycetes
Bộ Phyllachorales
Họ Phyllachoraceae
Theo Smith and Black (1990) việc xác định đặc tính của lồi Colletotrichum dựa
trên đặc điểm hình thái như kích thước, hình dạng của bào tử và đĩa áp (appressoria),
sự tồn tại của gai cứng hoặc sự hiện diện của hình thái, màu sắc của sợi nấm, sự phát
triển bề mặt của sợi nấm. Tuy nhiên việc xác định loại nấm dựa vào cách phân loại này
đôi khi không mang lại hiệu quả đáng tin cậy vì giữa các nịi nấm Colletotrichum ln
có sự thay đổi về hình thái khi bị ảnh hưởng bởi môi trường. Để khắc phục những bất
cập trên, kỹ thuật phân tử được áp dụng để xác định những đặc tính của nấm. Việc sử
dụng kết hợp các cơng cụ chuẩn đốn phân tử cùng với phân loại truyền thống là cách
phù hợp và tốt nhất để nghiên cứu Colletotrichum (Hyde et al., 2009).
1.3.3.2 Đặc điểm hình thái
Colletotrichum capsici: bào tử đơn bào, khơng màu, có dạng hình lưỡi liềm hơi
cong, khuẩn lạc có màu trắng đến xám (trích CABI, 2001). Sợi nấm phân nhánh, có
vách ngăn. Đĩa đài có dạng bán cầu với nhiều gai cứng màu nâu đen (Sharma, 2006).
Colletotrichum coccodes: bào tử hình trụ, đĩa áp hình trứng, màu nâu sẫm kích
thước khoảng 11-16,5 x 6-9,5 µm, hạch nấm ban đầu nhẵn và màu xám nhưng sau đó
trở nên sẫm màu và có gai cứng (Sutton, 1980).
Colletotrichum gloeosporioides: bào tử hình trụ với một đầu cùn, một đầu hẹp ở
đế, trong suốt, khơng có vách ngăn, kích thước 9-24 x 3-6 µm. Nang chứa 8 bào tử
nang. Gai cứng có độ dài thay đổi, hiếm khi dài hơn 200 µm, rộng từ 4-8 µm. Khuẩn

6


lạc trên mơi trường PDA có màu hơi xám đến xám xẫm. Đĩa áp có dạng trứng, dạng
trứng ngược, ít khi có dạng chùy, 6-20 x 4-12 µm, có màu nâu nhạt (CABI, 2001).
Colletotrichum acutatum: sợi nấm thường có màu trắng, màu xám nhạt hoặc màu
cam, khơng có gai cứng, bào tử đính hình thoi hoặc có ít nhất một đầu nhọn, kích

thước bào tử 8-16 x 2,5-4 µm (Mordue, 1979; Sutton, 1980).
Colletotrichum nigrum: Theo Vũ Triệu Mân (2007) thì bào tử hình bầu dục hoặc
hình trụ, hai đầu trịn, đơn bào, khơng màu, kích thước 18-25 x 3 µm.
1.3.3.3 Điều kiện phát sinh phát triển
Bào tử phân sinh của nấm thường nảy mầm trong nước sau 4 giờ, nhiệt độ thích
hợp để nấm gây bệnh là 28-300C. Bệnh phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ
cao (trên 80%). Bệnh gây hại lớn vào những tháng mưa nhiều, thường vào tháng 5-7
khi cây ớt đang ở thời kỳ thu hoạch trái. Bệnh còn gây hại vào giai đoạn sau thu hoạch
trong quá trình bảo quản và vận chuyển (Vũ Triệu Mân, 2007).
1.3.3.4 Lan truyền lưu tồn
Nấm có thể lưu tồn qua mùa đông trên những cây khác thuộc cùng họ cà, lưu tồn
trên xác bã thực vật, cỏ dại. Trên rễ các loài cây cùng họ trên đồng ruộng. Nhiều lồi
Colletotrichum sẽ hình thành hạch nấm trong đất khi gặp thời tiết bất lợi như mùa
đông, stress về nhiệt độ nhờ đó có thể lưu tồn nhiều năm (Pring et al., 1995). Theo
Manandhar et al. (1995) nấm có thể tồn tại bên trong hay bên ngồi hạt đó là cách xâm
nhiễm bằng cách lây lan trong vườn ươm. Q trình xâm nhiễm của nấm có diễn ra
trên vỏ hạt hay qua các lỗ thở trên vỏ hạt.
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh thán thư
 Nhiệt độ
Theo AVRDC (2004) sự xâm nhiễm có thể xảy ra ở nhiệt độ 10-300C. Nhưng
nhiệt độ thích hợp là 20-240C. Nhiệt độ tối hảo cho sự phát triển của nấm khoảng 270C
(Roberts et al., 2004).
 Ẩm độ
Bệnh thường phát triển và gây thiệt hại lớn khi thời tiết có mưa nhiều và ẩm độ
cao (Vũ Triệu Mân, 2007). Ở ĐBCSL bệnh phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa,
nhất là các tháng 7, 8 và 9 dương lịch (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
pH: pH tối hảo để nấm Colletotrichum phát triển tốt nhất là 7-8 và pH thích hợp
cho bào tử mọc mầm là 5-6.
7



1.3.5 Biện pháp phòng trị
Nấm lưu tồn rất lâu trong đất, trong hạt và trên cây bệnh. Vì vậy rất khó để
phịng trị, đặc biệt trong mùa mưa (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Các biện pháp thường được áp dụng để kiểm soát bệnh thán thư:
1.3.5.1 Biện pháp canh tác
Chọn các hạt giống sạch bệnh, không được sử dụng giống ở các ruộng đã xuất
hiện bệnh. Nên luân canh 2-3 năm đối với các cây họ cà hay các cây là ký chủ phụ của
nấm Colletotrichum. Nếu vụ trước trồng ớt có bệnh thán thư xuất hiện thì phải ln
canh ít nhất 2 năm để cắt mầm bệnh. Vào cuối vụ, nên thu gom các cây bệnh ra khỏi
ruộng sau đó tiêu hủy (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.3.5.2 Biện pháp hóa học
Kiểm sốt bệnh thán thư bằng phương pháp hóa học được báo cáo lần đầu vào
năm 1976. Ngày nay, việc sử dụng thuốc hóa học để phịng ngừa và kiểm soát bệnh
thán thư là biện pháp được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, thuốc trừ nấm đặc biệt là
các loại thuốc có gốc thuốc đơn thường dẫn đến việc kháng thuốc rất nhanh (Lenné
and Parbery, 1976; Staub, 1991; trích dẫn bởi Than et al., 2008).
Các hoạt chất có khả năng phịng trị bệnh thán thư như: Benomyl, Mancozeb,
Copper oxychloride (CABI, 2001). Theo Gopinath et al. (2006) thì propiconazole có
khả năng kiểm sốt bệnh hiệu quả nhất so với difenoconazole và carbendazim với hiệu
quả kiểm soát bệnh lần lượt là 86%, 63% và 60%.
1.3.5.3 Biện pháp sinh học
Ngày nay, việc quản lý bệnh thán thư bằng biện pháp sinh học nhận được nhiều
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Vi khuẩn vùng rễ được phân lập xung quanh rễ
cây ớt như Bacilus subtilis có khả năng kiểm soát được 65% mầm bệnh bằng cách áo
hạt (Ashwini and Srividya, 2013). Hay áo hạt với Tricoderma viride với liều lượng
4kg/ha hoặc với Pseudomonas fluorescens liều lượng 10kg/ha trong 24 giờ trước khi
gieo sẽ kiểm soát được bệnh.
Vi khuẩn B. amyloliquefaciens IN937a và B. pumilus IN937b chống lại bệnh
thán thư trên Capsicum annuum var. acuminatum do nấm Colletotrichum

gloeosporioides gây ra (Antoun and Prévost, 2005).

8


1.4 Phòng trừ bệnh cây bằng biện pháp sinh học
1.4.1 Vi khuẩn vùng rễ
Theo Hiltner (1904) thì vùng rễ (rhizosphere) là khu vực xung quanh hệ thống rễ
và ảnh hưởng lên rễ (trích dẫn bởi Hartman, 2008). Vùng rễ là môi trường rất phức tạp
với các tác động của vi sinh vật lên cây trồng và ngược lại và chúng phụ thuộc lẫn
nhau. Rễ cây sẽ tiết dịch và các sản phẩm phân hủy để thu hút và làm thức ăn cho vi
sinh vật ngược lại cây trồng sẽ được một số lợi từ vi sinh vật. Thành phần của dịch tiết
ở rễ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như loài thực vật, từng vùng của rễ, các yếu tố vô
sinh và hữu sinh (Siddiqui, 2006).
Vi khuẩn vùng rễ (rhizobacteria) là những vi khuẩn sống và định cư ở vùng rễ
cây trồng, chúng có thể nhân mật số và định cư ở tất cả các ổ sinh thái ở rễ vào mọi
giai đoạn phát triển của cây (Antoun and Prévost, 2005).
Có khoảng 2-5% vi khuẩn vùng rễ khi được chủng vào đất có hệ vi sinh vật cạnh
tranh, biểu hiện có lợi cho sự tăng trưởng của cây được gọi là vi khuẩn vùng rễ kích
thích tăng trưởng của cây (Plant Growth Promoting Rhizobacteria = PGPR) (Kloepper
and Schorch, 1978).
1.4.2 Mối quan hệ giữa PGPR với cây trồng
1.4.2.1 Vi khuẩn ngoại sinh rễ
Nhiều vùng trên rễ non được định cư bởi vi khuẩn, nơi đây có nhiều hốc sinh thái
thích hợp mà những vi khuẩn thuộc các chi như Azotobacter, Arthrobacter, Bacillus và
Pseudomonas có thể phát triển. Những vi khuẩn này có khả năng ngăn chặn vi sinh vật
có hại. Nhiều báo cáo cho thấy tác động có lợi của vi khuẩn vùng rễ lên sự tăng trưởng
của cây trồng là do chúng có khả năng kiềm hãm hay chiếm chỗ mầm bệnh (Lambert
et al., 1987).
1.4.2.2 Vi khuẩn nội sinh rễ

Theo Zinniel et al. (2002) thì vi khuẩn nội sinh là những vi khuẩn sống trong mơ
cây, chúng có thể tác động gây hại hoặc có lợi cho cây ký chủ. Vi khuẩn nội sinh có
thể được phân lập từ bề mặt hoặc bên trong mô cây.
Vi khuẩn vùng rễ thường là các vi khuẩn sống tự do nhưng một số lồi có thể
xâm nhập vào vào mơ cây sống mà không làm cây biểu hiện triệu chứng bị xâm
nhiễm, được gọi là vi khuẩn nội sinh rễ (endophytes) (Autoun và Prévost, 2005).

9


Theo Kado (1992) and Kloepper (2006) thì vi khuẩn nội sinh có khả năng tạo
một ổ sinh thái giống như ổ sinh thái của vi khuẩn gây bệnh và không gây hại cho cây
ký chủ. Đây là một đặc điểm để xử lý vi khuẩn vào hạt hoặc rễ của cây trước khi trồng.
1.4.3 Khả năng kích thích sinh trưởng của vi khuẩn vùng rễ
1.4.3.1 Sự tạo ra indol acetic acid (IAA)
Theo Phạm Việt Cường và ctv. (2003) thì việc sử dụng đa chủng trong thực tế
làm tăng hoặc không làm ảnh hưởng tới các chủng vi khuẩn chi Bacillus được phân lập
từ đất trồng tại Việt Nam. Nhưng khả năng sinh tổng hợp IAA phụ thuộc rất mạnh vào
chủng, chi vi khuẩn, môi trường nuôi cấy và một số nhân tố khác. Có 80% vi khuẩn
phân lập từ vùng rễ có khả năng sản sinh IAA và chúng được nghiên cứu khơng chỉ vì
hiệu ứng sinh lý của chúng lên cây trồng mà cịn có thể do vai trị của phytohocmon
đáp ứng sự tương tác giữa vi khuẩn-thực vật.
1.4.3.2 Tạo ra Siderophore
Vi khuẩn tạo siderophore kích thích cây tăng trưởng một cách gián tiếp qua việc
cô lập lượng sắt có giới hạn trong vùng rễ, đặc biệt trong đất trung tính và đất kiềm,
làm giảm lượng sắt hữu dụng cho sự tăng trưởng của mầm bệnh (Husen, 2003).
1.4.4 Kích thích tính kháng bệnh bằng PGPR
Theo Kloepper et al. (1980) thì: cơ chế kích thích tính kháng bệnh bằng vi khuẩn
là do các vi khuẩn vùng rễ có thể tiết ra các chất kháng sinh thực vật ức chế mầm
bệnh, tạo ra siderophore cạnh tranh sắt trong đất và tạo ra các enzyme chitinase và β1,3 glucanase hòa tan vách tế bào vi khuẩn gây bệnh.

Cách thức xử lý thường là đổ dịch huyền phù vi khuẩn (hay hỗn hợp nhiều vi
khuẩn) vào đất, hoặc nhúng rễ cây con trong dịch hỗn hợp huyền phù vi khuẩn, hay áo
hạt với số lượng lớn vi khuẩn trước khi gieo. Sau đó, cây con được chủng mầm bệnh ở
một phần khác không tiếp xúc với vi khuẩn vùng rễ, nếu sự kích kháng xảy ra thì hiệu
quả ức chế mầm bệnh do vi khuẩn vùng rễ có thể biểu hiện lên những mô cây bên trên
không trực tiếp tiếp xúc với vi khuẩn vùng rễ. Có nhiều vi khuẩn vùng rễ cũng có thể
ức chế trực tiếp sinh trưởng của mầm bệnh, do đó để đánh giá khả năng kích kháng lưu
dẫn, vi khuẩn phải khơng có mặt ở vị trí tấn cơng của mầm bệnh. (Van Loon et al.,
1998; trích dẫn bởi Trang Thanh Bình, 2009).
Sự kích kháng lưu dẫn khơng phụ thuộc vào sự phát triển của phản ứng siêu nhạy
cảm, nhưng có khả năng ngăn chặn tối đa khi việc kích thích của mầm bệnh gây ra vết

10


×