Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ảnh hưởng của giống và kích thước dụng cụ đựng giá thể thủy canh đến năng suất rau cải ăn lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 59 trang )
























Ngành



















Ngành





:









 
PG 
Ths MSSV: 3113121
 K37











i























Do sinh viên  




tháng


ii



 










iii








 











Do sinh viên  





 










iv

Q


 
 

ng 
 


            







v



Kính dâng!
  

 



Th 



 

  
.
    Nguyên,       Minh
Nguyên, Duy, Luân, 
 






 






vi





 


 
 tháng 5  8/2013 :
      


 
                 

,15 lít

           (1,86 kg/m
2
 
 

Th

thí  
m (1,07 kg/m
2
, 



2











vii



 vi
 vii
 ix
Danh sách hình x
 xi
 1
 2
 2
 2
 2
 4
 4
 4
 4
 5
 6
 7

1.4.1 Xà lách 7
 8
 8
 8
 8
1 8
 8
1.5.2 Ánh sáng 9
 9
 10
 11
 11
 11
2.1. 11
 13
 13
 13
 15
2.  16

viii

 17
 17

 17
 17
 21

 23

 23
 27
 30
 30
 30
 31















ix





Trang
2.1


12
2.2

15
3.1
 (cm)  háp
nh
18
3.2
(lá/cây)   

19
3.3
 

20
3.4
  ng

20
3.5
          
p
21
3.6

2


22

3.7
    
2
         

22
3.8


24
3.9
           

26
3.10
   (g)        

28
3.11

2
) 5  

28
3.12
 
2
)  5   

29



x

DANH SÁCH HÌNH

Hình
Tên hình
Trang
2.1



11
2.2
 

12
2.3
   

15
3.1
  (lá/cây)      
g
25
3.2
  (cm)           

27


xi




DD 
 
K Khoa 
NSKG Ngày sau khi gieo




MỞ ĐẦU
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, nó cung cấp
vitamin, chất xơ và một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên đòi hỏi sự an toàn
cho sức khỏe con người và phù hợp với việc bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm.
Hiện tại, việc sản suất rau theo hướng truyền thống gặp nhiều khó khăn khi thời
tiết không thuận lợi, dịch bệnh ngày càng nhiều bên cạnh đó tốc độ đô thị hoá ngày
càng cao, đất canh tác nông nghiệp ít dần. Trong tương lai, đời sống người dân
ngày một được nâng cao, dân số ngày càng gia tăng, đất đai trở nên khan hiếm,
nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao trong đó có rau xanh. Trong khi đó tình hình
sản xuất rau ở nước ta còn phụ thuộc quá nhiều vào phân bón hóa học, thuốc bảo
vệ thực vật dẫn đến nguồn nước tưới có thể bị ô nhiễm,… ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe người tiêu dùng cũng như người sản xuất.
Ngày nay thủy canh phát triển rất mạnh trên thế giới, vì đây là kỹ thuật trồng
cây trong dung dịch dinh dưỡng không cần sử dụng đất, không phụ thuộc vào tự
nhiên, khống chế được sâu bệnh, chủ động được sản xuất, không những mang lại
hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp giảm ô nhiễm môi trường, đây chính là mục tiêu

được coi trọng hàng đầu để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người. Việc nghiên cứu trồng rau không cần đất (rau thủy canh) là việc làm rất cần
thiết nhằm tìm ra hướng giải quyết mới về nhu cầu rau an toàn cho người dân,
nhưng ở Việt Nam hình thức trồng rau bằng phương pháp thủy canh còn khá mới
mẻ và chưa được ứng dụng phổ biến. Cần chuyển giao kỹ thuật này cho người dân,
đặc biệt là các hộ gia đình ở khu vực đô thị, nơi đất dùng cho nông nghiệp rất ít.
Để mang lại năng suất cao ngoài dung dịch dinh dưỡng, kỹ thuật trồng và chăm
sóc cây thì việc chọn loại rau phù hợp và dụng cụ đựng giá thể không kém phần
quan trọng. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Ảnh hƣởng của giống và kích
thƣớc dụng cụ đựng giá thể thủy canh đến năng suất rau cải ăn lá” được thực
hiện với mục tiêu tìm ra giống rau và dụng cụ trồng phù hợp cho năng suất cao
nhất, góp phần cung cấp rau sạch và an toàn cho người tiêu dùng.



2
CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT THỦY CANH
1.1.1 Định nghĩa thuỷ canh
Thủy canh là phương pháp trồng cây từ những thực nghiệm dinh dưỡng giúp
cây phát triển và các thành phần của cây với kỹ thuật trồng cây trong nước sạch và
không có đất. Nước được phân phối tới hệ thống rễ (Dickson, 2004). Ngoài ra thuỷ
canh (Hydroponics) hay canh tác không cần đất (Soil – less culture) là một kỹ
thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng (nước và phân) cung cấp tất cả các
thành phần cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Có hoặc không có giá thể (cát,
đá, sỏi, than bùn, xơ dừa, mạt cưa,…) để nâng đỡ về mặt cơ học (Jensen, 1991;
Trần Thị Ba, 2010). Kỹ thuật trồng cây trên giá thể là sự cải tiến của việc trồng cây
thủy canh vì dinh dưỡng được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ để nuôi cây
phát triển (Diễn đàn khuyến nông Đà Lạt – Lâm Đồng, 2006). Theo Ito (1994), rau
quả trồng theo phương pháp thủy canh sẽ tăng trưởng nhanh hơn trồng ngoài đất.

Hệ thống thủy canh là lý tưởng của sự hấp thu tối hảo cho rễ cây thông qua việc
điều chỉnh nhiệt độ, oxy, pH và dung dịch dinh dưỡng để cây hấp thu một cách tối
đa.
1.1.2 Một số phƣơng pháp trồng thuỷ canh
Theo Nguyễn Xuân Nguyên (2004), trồng cây ngập nước (hệ thống Gericke)
là phát minh đầu tiên của Gericke (Trung tâm Thực nghiệm Nông Nghiệp
Califonia) và được cải tiến dần thành các hệ thống như: hệ thống thủy canh nổi,
trồng ngập nước tuần hoàn, kỹ thuật màng dinh dưỡng, sương mù dinh dưỡng…
Với các loại cây trồng thử nghiệm: trồng xà lách trong máng bê tông, trồng rau xà
lách luân phiên cà chua, trồng cây dâu tây, hoa cúc trong hệ thống màng dinh
dưỡng,… và có nhiều kỹ thuật khác được nghiên cứu như:
* Kỹ thuật thủy canh ngâm rễ không bơm Oxy (Non – static aerated
technique) là kỹ thuật đơn giản dễ làm, cây được trồng trong ly, rọ nhựa hay chậu
nhỏ, cây đặt trên nắp thùng mốp xốp, phần rễ bên dưới chìm trong dung dịch dinh
dưỡng 2 – 3 cm trong khi phần rễ còn lại nằm bên trên không khí, không có bơm
oxy, theo dõi thường xuyên để bơm dung dịch kịp thời kỹ thuật này phù hợp với
sản xuất qui mô hộ gia đình (Trần Thị Ba, 2010).
* Kỹ thuật dâng ngập/xả cạn (Ebb and flow technique – EFT) dung dịch
được chứa trong bồn, bơm định kỳ lên máng trồng ngập rễ theo mong muốn, sử
dụng đồng hồ hẹn giờ (timer), khoảng cách giữa 2 lần bơm không quá 30 phút và
thời gian rễ ngập không quá 5 phút để rễ thở tốt, có lỗ thoát dung dịch dinh dưỡng
để tránh chảy tràn (Daha & Colleagues, 1999; RUAF). Hạn chế của kỹ thuật dân

3
ngập/xả cạn là mất điện thì máy bơm cũng như timer không hoạt động, các rễ
nhanh chóng khô, việc cung cấp nước bị gián đoạn.
* Phƣơng pháp thủy canh không hoàn lƣu (Non – circulating method) cây
được trồng trong các thùng nhỏ, dung dịch dinh dưỡng nằm yên trong thùng từ lúc
cây nhỏ đến thu hoạch, không bơm hoàn lưu (Trần Thị Ba, 2010).
* Kỹ thuật dòng chảy sâu (Deep Flow Technique – DFT) là dụng cụ trồng

được đặt ở độ dốc 30 – 40
0
để dung dịch dinh dưỡng chảy qua dễ dàng, phương
pháp này được gọi là “Dynamic root floation” hoặc “Raceway hydoponic
technique”, lý tưởng cho các loại rau ăn lá. Kỹ thuật này phù hợp sản xuất qui mô
công nghiệp (Bouchra 1998; Trần Thị Ba, 2010).
* Kỹ thuật màng dinh dƣỡng (Nutrient Flow technique – NFT) là kỹ thuật
phát triển bởi Cooper (1996) với hệ thống có giỏ nhựa nhỏ với các gốc rễ thòng
vào dung dịch dinh dưỡng, một màng mỏng dinh dưỡng khoảng 0,5 mm chảy qua
ống trồng, tiếp xúc với phần phía dưới rễ, bên trên rễ được phơi trần ra không khí
nhằm dễ thở và dinh dưỡng được bơm hoàn lưu (Keith, 2003; Trần Thị Ba, 2010).
Các công ty lớn trên thế giới áp dụng để sản xuất rau ăn lá thuỷ canh vì cây rau
sạch và không phải rửa, phổ biến ở những cây trồng ngắn hạn như rau diếp, xà
lách, húng quế, mùi tây, các loại thảo mộc,… Hoặc dài hạn như: cà chua, dưa leo,
ớt, cà tím, bí (Sheikh, 2006; Tyson et al., 2010; DAFF, 2011). Kỹ thuật màng dinh
dưỡng phụ thuộc vào điện và bơm, rễ khô rất nhanh chóng khi dòng chảy dinh
dưỡng bị gián đoạn (Keith, 2003).
* Hệ thống tƣới nhỏ giọt (Drip watering system) là hệ thống thủy canh được
sử dụng rộng rãi trên thế giới, tiết kiệm nước và phân bón, làm giảm tỉ lệ mắc bệnh
trên lá (Hochmuth & Smajstrla, 2003), rễ cây không bao giờ bị ngập hoàn toàn
nhưng cũng không để khô, nước được nhỏ trực tiếp trên đầu rễ, hạn chế là rễ
không mọc dài thêm tìm dinh dưỡng (Pharmer Hydroponics, 2004).
* Kỹ thuật tích hợp (Aquaponic) là hệ thống tích hợp sinh học, liên kết tuần
hoàn giữa nuôi trồng thủy sản với thuỷ canh rau, hoa hoặc thảo mộc, nước nuôi cá
là nguồn dinh dưỡng cho cây sử dụng, cây có nhiệm vụ lọc nước trả lại cho cá.
Đây là mô hình sản xuất lương thực bền vững (Savidol, 2004; Rakcy et al., 2004;
Diver, 2006; Sikawa & Yakupiti yage, 2010), thường kết hợp với cá rô phi – xà
lách, cá rô phi với húng quế,… (Beauchamp, 2011).
Thủy canh có rất nhiều kỹ thuật trồng trên thế giới nó mang lại lợi nhuận và
đảm bảo sức khỏe người dân ngoài ra đảm bảo được phần nào nhu cầu thực phẩm

cho thế giới.



4
1.1.3 Ƣu điểm và hạn chế của thủy canh
* Ƣu điểm
Theo Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh (2007), Trần Thị Ba (2010), thủy
canh là một ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với sản xuất đô thị nơi đất canh tác
bị hạn chế, môi trường ô nhiễm. Thị trường yêu cầu sản phẩm chất lượng, có thể
trồng trái vụ hoặc quanh năm, không làm đất, không làm cỏ, không bỏ nhiều thời
gian cho việc tưới cũng như chăm sóc, không hoá chất độc hại, không gây ô nhiễm
môi trường, không tích luỹ chất độc, chất gây hại cho cơ thể, sản phẩm an toàn,
sạch. Bên cạnh đó, phương pháp thuỷ canh mang lại, chất lượng cao, kiểm soát
được môi trường canh tác, kiểm soát cây trồng dễ dàng, tăng năng suất do trồng
liên tục và trồng ở mật độ cao.
* Hạn chế
Theo Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh (2007), Trần Thị Ba (2010), thủy
canh đòi hỏi nguồn nước tưới phải sạch, nước dùng để pha dung dịch cần thỏa yêu
cầu về độ phèn, độ mặn, pH, đầu tư ban đầu lớn, giá thành cao, có trình độ kỹ
thuật.
1.1.4 Các nguyên tố cần thiết cho cây rau
Những nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây C, H, O, N,
S, Mg, Mn, Fe, Cu, Zn, Bo, Mo… Một số nguyên tố chỉ cần với lượng rất ít nhưng
rất cần thiết cho sinh trưởng của cây, ví dụ nếu thiếu Bo dẫn đến hiện tượng nứt
trái, thiếu N các lá già bị vàng… (dẫn đến ảnh hưởng năng suất cây trồng). Các
chất nêu trên rất cần thiết cho hoạt động sống của cây cũng như các tế bào. Tế bào
sử dụng các chất làm nguồn nguyên liệu trong quá trình trao đổi chất (Nguyễn Bảo
Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Nhiều nguyên tố được tìm thấy trong các enzyme
và co – enzymes (các chất này lại là nhân tố điều chỉnh các hoạt động sinh hóa). Sự

thiếu bất kỳ nguyên tố nào đều biểu hiện với những triệu chứng, đặc thù riêng và
có thể cho biết cây đang thiếu loại nguyên tố đó (Nguyễn Bảo Toàn, 2009; Trần
Thị Ba, 2010).
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỦY CANH
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Lê Đình Lương – khoa Sinh học ĐHQG Hà Nội phối hợp với viện nghiên
cứu và phát triển Hồng Kông (R&D Hong Kong) đã tiến hành nghiên cứu toàn
diện các khía cạnh khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công
nghệ và phát triển thủy canh tại Việt Nam. (Khoa học công nghệ Hà Nội, 2007)
Có khá nhiều các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng để sản xuất nông sản
sạch như: nghiên cứu tự sản xuất dung dịch dinh dưỡng để chủ động trong việc

5
nuôi cấy, nghiên cứu cải tiến dụng cụ thủy canh để giảm giá thành Hiện nay, việc
ứng dụng và phổ biến kỹ thuật thủy canh ra sản xuất đại trà đang gặp nhiều khó
khăn về mặt yêu cầu kỹ thuật và giá thành sản phẩm (Khoa học công nghệ Hà Nội,
2007).
Tháng 10 năm 1995 Công ty Golden Garden & Gino cùng nhóm sinh viên
Đại học KHTN Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu trồng thủy canh ở quy mô gia
đình “Thủy canh vài loại rau thông dụng, cải xanh, cải ngọt, xà lách ” (Sở khoa
học Tp. Hồ Chí Minh, 2008).
Năm 2003, chi cục BVTV Cần Thơ đã thực hiện đề tài “Triển khai ứng dụng
kỹ thuật sản xuất và nghiên cứu khả năng tiêu thụ rau an toàn ở TP Cần Thơ”.
Qua điều tra tình hình lưu thông rau trên thị trường và tập quán tiêu thụ rau của
người tiêu dùng và đưa ra nhận xét: 75% người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng rau
an toàn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây được xem là bước khởi đầu
trong nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất rau an toàn tại TP. Cần
Thơ (Trần Văn Hai kết hợp với Sở khoa học Tp. Cần Thơ, 2004).
Trong nghiên cứu của Đỗ Thủy Tiên và Trần Thị Hiền (2007), về dinh dưỡng
trồng thủy canh thì cải ngọt đuôi phụng (TN23) và xà lách (TN518) phát triển tốt

trong môi trường MU cho năng suất cao. Nghiên cứu của Trần Ngọc Liên (2008)
cho thấy 2 loại DD A và C của bộ môn Khoa học Cây trồng – Đại học Cần Thơ
cho năng suất xà lách cao hơn các loại DD còn lại. Thái Hoàng Phúc (2009) tiến
hành thí nghiệm ngoài trời cho kết quả rau muống thích nghi nhất với trồng thủy
canh, đồng thời phun dinh dưỡng D của Bộ môn Khoa học Cây trồng – Đại học
Cần thơ cho năng suất xà lách cao nhất. Ngô Thị Hồng Yến (2011), tiến hành thí
nghiệm phun dinh dưỡng ĐHCT chuyên dùng cho thuỷ canh lên cải mầm nồng độ
1% cho lợi nhuận kinh tế 1,8 lần so với không phun.
Nghiên cứu của Lê Duy (2011), về giá thể chỉ xơ dừa và vải là hai loại giá
thể tốt cho thuỷ canh cây xà lách xoong. Nghiên cứu Lê Quỳnh Trang (2011), Cải
ngọt đuôi phụng trồng theo vải bố thì cho năng suất cao.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu thủy canh trên thế giới
Năm 1936 khi những thử nghiệm của tiến sỹ W.E.Gericke ở Trường Đại Học
California được công bố, thì mô hình trồng rau trong nước (còn gọi là thủy canh)
bắt đầu được hình thành và phát triển rầm rộ trong những năm gần đây, vì lợi ích
của phương pháp thủy canh có thể cung cấp lượng rau sạch, ít dư lượng thuốc
BVTV, năng suất cao,… Từ những lợi ích đó, hàng loạt những mô hình trong và
ngoài nước về dạng canh tác thủy canh phát triển chẳng hạn như hệ thống Gericte
(trồng cây trong nước sâu), hệ thống thuỷ canh nổi, cây trồng trong nước sâu có

6
tuần hoàn hay kỹ thuật màng dinh dưỡng NFT (Nutrient Fim Technique), màng
dinh dưỡng hay mô hình trồng cây vườn treo,… (Nguyễn Quan Thiều, 2011).
Ngoài Gericke, nhiều nhà khoa học khác cũng đã đưa ra nhiều kỹ thuật và
phương pháp nuôi trồng thực vật không cần đất (soiless culture) trên qui mô
thương mại trong thập niên 1930 (Lauria, 1931; Eaton, 1936; Withorow và Biebel,
1936; Mllard và Stoughton, 1939; Amon và Hoagland, 1940)
Trong suốt hai thập niên 1950 và 1960, diện tích canh tác thủy canh trên toàn
thế giới vẫn chưa có ý nghĩa quan trọng và những nghiên cứu về chúng còn rất ít.
Đến cuối thập niên 1960, mối quan tâm về áp dụng thủy canh trong qui mô thương

mại tăng lên, thể hiện rõ ở khối liên hiệp Anh, Hà Lan và các quốc gia
Scandinavie. Đến năm 1975, Cooper đưa ra kỹ thuật màng dinh dưỡng
(NFT – nutrient film technique), là kỹ thuật thủy canh đầu tiên được sử dụng trên
qui mô lớn.
Năm 1966 đến nay đã có trên 500 sáng chế về kỹ thuật trồng cây thủy canh.
Nhật Bản là nước dẫn đầu với khoảng 260 sáng chế (chiếm 47%), theo sau là Hàn
Quốc với 103 sáng chế (chiếm 19%), Mỹ với 46 sáng chế (chiếm 9%)…
().
1.3 LỢI ÍCH VIỆC TRỒNG RAU THỦY CANH
Việc không dùng đất tránh được hoá chất gây hại, kim loại nặng, vi sinh vật
gây bệnh trong đất, tránh được thói quen hay sử dụng phân đạm trong nông dân.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ trồng cây rau theo cách này đạt 100% tiêu chuẩn
rau an toàn của Bộ Nông nghiệp. Hàm lượng kim loại như chì, asen, đồng, thuỷ
ngân, hầu hết nhỏ hơn 10% mức cho phép (Hồ Hữu An, 2005).
Thuận lợi chính của việc trồng cây không cần đất là tạo điều kiện cho người
sản xuất điều khiển được môi trường trồng, cây trồng và bể chứa có thể được bảo
vệ khỏi sự tác động của môi trường dễ dàng, đặc biệt là sự che chắn an toàn trước
những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Cho phép không dùng thuốc trừ sâu,
sản xuất trái vụ, tăng thêm lợi nhuận cho việc sản xuất (Nguyễn Minh Thế, 1999).
Sử dụng hệ thống trồng cây không cần đất thì không phụ thuộc vào đất, có thể
trồng cây, di chuyển cây và thu hoạch ở nơi có điều kiện phù hợp và tạo điều kiện
canh tác thích hợp tốt nhất cho lao động (Van, 1994).
Sau mỗi vụ trồng không cần phải cày bừa, làm cỏ dại như ngoài đồng ruộng,
chính vì thế mỗi năm có thể trồng liên tục được 11 – 12 vụ/năm thay vì chỉ có
1 – 2 vụ/năm như bao đời nay, góp phần tăng hiệu quả và sử dụng được nhiều biện
pháp kiểm soát trên cây trồng bảo đảm kết quả trồng cây đồng nhất (Ngô Quan
Vinh, 2006).

7
So với cây trồng trên đất cây trồng bằng phương pháp thủy canh mang lại

nhiều lợi ích. Trong đất trồng, các vi khuẩn phải phân cắt chất hữu cơ phức tạp
thành các nguyên tố cơ bản như nitrogen, phosphor, potassium cũng như các
nguyên tố (vi lượng) trong khi thủy canh thức ăn cho cây được cân bằng (dung
dịch dinh dưỡng) được hòa tan thẳng vào nước nên thực vật có thể nhận chất dinh
dưỡng hoàn hảo mọi lúc.
Việc trồng trên đất không thể tạo nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trên một
vùng đủ cho hệ rễ có thể hấp thu. Trồng thủy canh mang lượng thức ăn cần thiết
được đưa thẳng tới rễ và rễ thực vật không cần tìm kiếm nó.
Trong phương pháp thủy canh dinh dưỡng và pH của nước được đo và duy
trì dễ dàng, vì vậy các thực vật luôn có đủ thức ăn. Trong một hệ thống thủy canh,
độ ẩm và dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ mọi lúc. Còn trồng trong đất thì rất dễ
giảm sút dinh dưỡng và khó cân bằng mức pH và độ màu mỡ. Chỉ khi cây trồng
trên đất được tưới nước, các nguyên tố cơ bản mới hòa tan vào nước.
Mặt khác, đất trồng tiềm ẩn nhiều vi sinh vật có hại, đất trồng tốn nhiều công
cho việc tưới, không gian trồng cần đủ lớn. So với thủy canh môi trường trồng
được vệ sinh, cần ít công chăm sóc, diện tích có thể là một khoảng trống rất nhỏ
(Nguyễn Bảo Toàn, 2009). Do đó việc trồng cây bằng phương pháp thủy canh
không chỉ mang sức khỏe cho con người mà đem lại lợi nhuận cao cho người sản
xuất và cũng có thể giảm chi phí sinh hoạt cho các hộ gia đình.
1.4 TỔNG QUAN VỀ RAU ĂN LÁ DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM
1.4.1 Xà lách
Xà lách (Lactuca sativa var. capitata L.,) là cây thuộc họ Cúc (Compositae),
tên tiếng Anh (Lettuce) Lettuce có nguồn gốc từ nước Pháp xà lách xuất hiện ở
Việt Nam do người Pháp mang đến từ thế kỷ 19 được trồng ở tất cả các vườn rau
trên thế giới và trở thành cây toàn thế giới, xà lách thích ứng với khí hậu mát (Trần
Khắc Thi, 2000).
Đặc tính thực vật: rễ cọc sinh trưởng trên bề mặt đất, phát triển rất nhanh,
thuộc loại thân thảo. Xà lách có hình dạng, màu sắc và số lượng lá khác nhau tuỳ
vào đặc điểm từng giống (Trần Thị Ba và ctv.,1999).
Theo Công ty giống cây trồng Chánh Nông thì đặc điểm giống làm thí

nghiệm Xà lách cao sản Dúng Vàng, có thời gian sinh trưởng mạnh, có khả năng
kháng nhiều sâu bệnh, sản phẩm cho năng suất cao chất lượng tốt, cho thu hoạch
30 – 35 ngày sau khi gieo. Giống có độ sạch >= 97%, tỉ lệ nảy mầm > 80%, độ ẩm
< 10%.

8
1.4.2 Cải ngọt đuôi phụng
Cải ngọt đuôi phụng (TN 23): có đặc điểm có vị hơi cay ngọt là sự kết hợp
giữa cải bẹ xanh và cải ngọt (2 trong 1), lá xẻ thùy sâu, cây xoè rất đẹp, độ đồng
đều cao, thích nghi rộng, kháng bệnh tốt cây có thể trồng quanh năm nhưng vụ
chính là vụ Đông Xuân, thời gian trồng 25 – 30 ngày, lượng giống gieo trồng
3 – 5 kg/ha, nên thu hoạch cây non để chất lượng cây mềm và ngọt (Theo nghiên
cứu Lê Huỳnh Trang, 2011 và Công ty giống cây trồng Trang Nông).
Đặc tính thực vật: rễ trụ ít phân nhánh, thuộc loại cây thân thảo, lá chia thùy,
mọc từ gốc và hoa có bốn cánh (Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Thủy Tiên và
Trần Thị Hiền, 2007; Lê Huỳnh Trang, 2011).
1.4.3 Cải thìa
Cải thìa (Brassica rapa chinensis), có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập vào
nước ta với các giống cải đầu tiên như cải Trung Kiên, cải Nhật Tân… (Mai Văn
Quyến, 1995). Giống cải thìa (TN 234) có thời vụ trồng quanh năm, Đông Xuân là
vụ chính, thời gian thu hoạch 30 – 35 ngày, lượng giống 5 – 6 kg/ha (Công ty
giống cây trồng Trang Nông cung cấp).
1.4.4 Cải xanh
Cải xanh có tên khoa học là Brassica juncea L., được đưa vào trồng ở khu
vực Đông Á tại các khu định cư eo biển Ma – lắc – ca vào thế kỷ thứ 15. Cải xanh
sinh trưởng mạnh, phát triển đồng đều, cây lớn nhanh, màu xanh mướt, dày và đẹp
(Trần Khắc Thi và ctv., 2009, Công ty giống cây trồng Trang Nông). Thời gian
sinh trưởng 30 – 40 ngày, lá xanh đậm hình quạt mo, số lá/cây lúc thu hoạch
8 – 12 lá (Trương Đích, 2000).
1.4.5 Cải ngọt

Cải ngọt có tên khoa học Brassica integrifolida, thuộc họ Thập tự có nguồn
gốc lâu đời ở Đông Nam Á, có cuống lá rõ, mép lá nguyên đều có vụ chính là
Đông Xuân, thời gian thu hoạch 30 – 35 ngày, khoảng cách trồng 20 – 25 cm,
lượng giống gieo trồng 6 – 8 kg/ha (Mai Văn Quyến 1995; Công ty giống cây
trồng Trang nông). Lá có màu xanh mướt có chiều cao trung bình 35 – 40 cm,
năng suất thu hoạch ở cuối vụ 2 – 2,5 kg/m
2
(Trương Đích, 2000).
1.5 Yêu cầu ngoại cảnh rau ăn lá
1.5.1 Nhiệt độ
Ở vùng ôn đới nhiệt độ quyết định thời gian sinh trưởng của cây còn ở vùng
nhiệt đới nhiệt độ quan trọng cho sự hô hấp hơn quang hợp. Nhiệt độ ảnh hưởng
đến sự hút nước và dinh dưỡng của cây trong đó nhiệt độ rễ là quan trọng nhất và

9
nhiệt độ này thấp hơn so với nhiệt độ không khí, bề mặt thảm thực vật, phản ứng
của cây bị hạn chế ở nhiệt độ thấp và gia tăng ở nhiệt độ cao hơn (Edwards et al.,
1981). Nhìn chung nhiệt độ trung bình hằng năm ở vùng sản xuất rau không được
thấp dưới 15
0
C (Tạ Thu Cúc, 2005)
Giới hạn nhiệt độ của xà lách không chịu nhiệt từ 7 – 24
0
C, còn đối với xà
lách chịu nhiệt, nhiệt thích hợp cho cây phát triển từ 25 – 30
0
C (Ngô Quang Vinh,
1999). Còn theo Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh (2007), xà lách phát triển tốt ở
8 – 25
0

C, nhiệt độ thích hợp cho toàn cây phát triển về sinh trưởng từ 15 – 20
0
C.
Cải thìa có nhiệt độ thích hợp 12 – 18
0
C (Mai Văn Quyến, 1995). Duke (1983) đã
xếp cải xanh thuộc nhóm cây chịu rét phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình
15 – 18
0
C. Cải xanh có khả năng chịu đựng cao với khí hậu nóng, ẩm. Nhiệt độ
thích hợp khoảng từ 15 – 20
0
C, nhiệt độ để cải xanh và cải ngọt nở hoa và kết hạt
thuận lợi là 20 – 25
0
C (Trần Khắc Thi, 2000).
1.5.2 Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng và cần thiết cho sản xuất rau vì ánh sáng đóng
vai trò quan trọng trong quang hợp của cây, có đến 90 – 95% năng suất cây trồng
là do quang hợp. Khi thiếu ánh sáng, cây sinh trưởng khó khăn, hàm lượng diệp
lục tố giảm, thịt lá mềm và xốp, gian bào chứa đầy nước, làm giảm khả năng
chống chịu đối với điều kiện bất lợi của môi trường (Tạ Thu Cúc, 2005).
Thành phần ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và phẩm
chất cây rau. Các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới có bức xạ cao hơn các nước vùng
khí hậu ôn đới chính vì vậy mà lượng chất khô cũng cao hơn (Charies, 1997).
Cây rau ưa ánh sáng khuếch tán hơn ánh sáng trực tiếp chiếu lên cây. Khi độ
cao mặt trời càng thấp thì ánh sáng khuếch tán càng nhiều, vì vậy rau ưa ánh nắng
buổi sáng hơn buổi trưa (Phạm Hồng Cúc, Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 1999).
Trong từng loại rau khác nhau thì về yêu cầu cường độ ánh sáng cũng khác
nhau. Phần lớn các loại rau thích hợp với ánh sáng có cường độ 20.000 lux –

30.000 lux (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
1.5.3 Ẩm độ
Năng suất rau màu có thể bị giảm ở các mức cao, thấp và stress ẩm độ do sự
giảm phân và giãn dài của tế bào trong quá trình phát triển (Edwards và et al.,
1983). Đa số các loại rau họ cải rất mẫn cảm với hiện tượng ngập úng, khi mực
nước trong đất khá cao bộ rễ bị tổn thương (Trần Văn Lài và Lê Thị Hà, 2002).
Ẩm độ thích hợp của đất đối với xà lách là 70 – 80% (Đường Hồng Dật, 2003).
Cải thìa, cải xanh, cải ngọt là cây ưa hạn, ưa tưới nhưng cũng không chịu được hạn
cũng như ngập úng nên rất ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất, ẩm độ không

10
khí thích hợp cho cây phát triển là 80 – 90% (Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh,
2010).
1.5.4 Dinh dƣỡng
Rau cũng là nguồn cung cấp khẩu phần cân đối trong bữa ăn hàng ngày của
con người, nó cung cấp lượng đạm, đường, chất béo rất ít nên không có giá trị
năng lượng cao chủ yếu là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất quan trọng cho
cơ thể (Trần Văn Lài và Lê Thị Hà, 2002).
Xà lách: là loại rau chứa ít chất đạm, đường, béo nên rau không có giá trị
năng lượng cao mà chủ yếu là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất quan trọng
cho cơ thể giúp trung hòa pH trong máu và dịch tế bào (Trần Thị Ba và ctv., 2011).
Xà lách là loại rau giàu vitamin A, Vitamin C, Fe, Ca, Protein, carbohyrat và
khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ở Việt Nam, xà lách thường dùng để ăn sống,
còn ở nhiều nước trên thế giới nó được sử dụng như rau, trộn với dấm và muối, xà
lách cũng có thể dùng để nấu, nhưng trong quá trình nấu sẽ làm mất vitamin C và
ăn không ngon (Mai Thị Phương Anh, 1996). Ngoài ra thân xà lách còn chứa một
loại dịch trắng sữa có thể dùng làm thuốc chữa bệnh (Đường Hồng Dật, 2003).
Cải thìa: là loại rau được nhiều người ưa chuộng nó cung cấp rất ít năng
lượng cho cơ thể như: chất đạm, đường, chất béo mà chủ yếu là bổ sung vitamin và
khoáng chất quan trọng cho cơ thể (Trịnh Thu Hương, 2003). Cải thìa là loại rau

giàu vitamin B
1
, vitamin C, Fe, P, protein và một số khoáng chất cần thiết cho cơ
thể. Cải thìa thường dùng để ăn chính (Mai Thị Phương Anh, 1999).
Cải xanh: là loại rau được nhiều người biết đến được dùng nhiều trong bữa
ăn hàng ngày của người dân, nó cung cấp năng lượng không nhiều cho cơ thể, chủ
yếu cung cấp chất sơ, khoáng chất cho cơ thể như Ca, P, vitamim B
2
và C. Cải
xanh có thể dùng ăn sống hoặc nấu chín (Mai Thị Phương Anh, 1999).
Cải ngọt: là nguồn khoáng vitamin cần thiết và đa dạng. Cải ngọt có chứa
nhiều Fe, vitamin A và C. Ngoài ra cải ngọt còn có tác dụng chữa một số bệnh giải
cảm, đau lưng, rối loạn tiêu hóa, lợi tiểu, chữa hen, tiêu đờm, giảm đau (Perry,
1980 và Võ Văn Chi, 1998).
Theo Nguyễn Văn Thắng (1999), trong 100g rau xanh thì có chứa khoảng
93,8 g nước; 2,1 g gluxit; 1,8 g xenlulo; 89 mg muối khoáng; 13,5 mg P; 1,9 mg
Fe; 0,3 mg caroten; vitamin: 0,07 mg B
1;
0,1 B
2;
51 mg C. Những nguồn vitamin
và khoáng chất này có tác dụng điều hòa, cân bằng kiềm tan trong máu cần thiết
cho cấu tạo máu và xương. Ngoài ra chất xơ trong rau có tác dụng nhuận tràng và
làm tăng khả năng tiêu hóa (Tạ Thu Cúc, 2005).

11
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 PHƢƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: nhà lưới nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƯD, ĐHCT.

- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Giống: Xà lách cao sản, Cải ngọt đuôi phụng, Cải thìa, Cải xanh và Cải ngọt.


(a)
(b)


(c)
(d)

(e)
Hình 2.1 Các giống cải giai đoạn thu hoạch trồng trong thí nghiệm: (a) xà lách, (b)
cải ngọt đuôi phụng, (c) cải thìa, (d) cải xanh, (e) cải ngọt

12
Dụng cụ: rọ nhỏ (0,08 lít), rọ lớn (1,15 lít), khay trồng 35 lỗ (0,19 lít/lỗ), rọ
cao (0,35 lít). Các dụng cụ trồng được đặt tên theo kích thước và đặc tính riêng.


(a)
(b)


(c)
(d)
Hình 2.2 Các dụng cụ trồng thí nghiệm: (a) rọ nhỏ, (b) rọ lớn, (c) khay trồng, (d) rọ cao
- Giá thể: xơ dừa + phân hữu cơ.
- Dinh dƣỡng: dinh dưỡng thủy canh GWALL (A – B), dinh dưỡng phun

qua lá (Phù sa ri V, Phù sa ri II, Nyro, Phân cá).
- Vật liệu khác: bình phun nước, thước dây, thước kẹp, nhiệt kế.
Bảng 2.1 Thành phần dinh dƣỡng thủy canh GWALL (công ty TNHH GWALL)
STT
Dung dịch A
Nồng
độ (%)
Dung dịch B
Nồng
độ (%)
1
Tổng Nitrogen
5,54
Tổng Nitrogen
1,8
2
Calcium
4,56
Soluble Potasium (K
2
O)
9,3
3
Soluble Potasium (K
2
O)
3,54
Magnesium
0,56
4



Available Phospahte
4,6
5


Ironchelate
7,76
6


Vi lượng Mg, Ca, B,
< 1

×