Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

nghiên cứu xác định giống và công thức bón phân hợp lý cho cây lạc tại huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.79 MB, 106 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




VŨ NGỌC THỰC



NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ CÔNG THỨC BÓN
PHÂN HỢP LÝ CHO CÂY LẠC TẠI HUYỆN TIÊN LỮ,
TỈNH HƯNG YÊN


LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





VŨ NGỌC THỰC



NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ CÔNG THỨC BÓN
PHÂN HỢP LÝ CHO CÂY LẠC TẠI HUYỆN TIÊN LỮ,
TỈNH HƯNG YÊN



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ĐÌNH CHÍNH



HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan!
Bản luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành bằng sự nhận thức chính xác của
bản thân.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử
dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên


Vũ Ngọc Thực









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy TS.
Vũ Đình Chính Bộ môn Cây công nghiệp - Khoa Nông học - Học viện Nông

nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành Luận văn.
Đồng thời, qua đây tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo cũng các cô
chú, anh chị trong bộ môn Cây công nghiệp - Khoa Nông học - Trường Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên


Vũ Ngọc Thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1.1. Mục đích – yêu cầu 2
1.1.1. Mục đích 2
1.1.2. Yêu cầu 2
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

1.2.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và tại Việt Nam 3
1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam. 4
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và Việt Nam. 8
1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới 8
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc tại Việt Nam 13
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu: 26
2.1.2. Thời gian,địa điểm và điều kiện đất đai nghiên cứu. 27
2.2. Nội dung nghiên cứu 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1. Thí nghiệm 1: 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.2 Thí nghiệm 2: 28
2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 29
2.4.1. Thời vụ và mật độ 29
2.4.2. Phương pháp bón phân 29
2.4.3. Chăm sóc 30
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi 30
2.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển: 30
2.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 31
2.5.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh. 32
2.5.4 Phương pháp xử lý số liệu 33

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống lạc. 34
3.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của một số giống lạc. 34
3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống. 35
3.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính 36
3.1.4. Tổng số cành cấp 1 và cấp 2 37
3.1.5. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống lạc 39
3.1.6. Chỉ số diện tích lá của các giống lạc 41
3.1.7. Khả năng tích lũy chất khô của các giống 43
3.1.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống 44
3.1.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 45
3.1.10. Tiềm năng, năng suất của các giống 48
3.2. Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất của 2 giống lạc MD9 và L18 trong điều kiện vụ hè thu tại Tiên Lữ, Hưng
Yên 50
3.2.1. Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến thời gian các giai đoạn
sinh trưởng của 2 giống lạc MD9 và L18 50
3.2.2. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến động thái tăng trưởng chiều cao
thân chính 51
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2.3. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến chỉ số diện tích lá
53
3.2.4. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến số lượng nốt sần hữu hiệu 55
3.2.5. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến khả năng tích lũy chất khô 57
3.2.6. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến khả năng phân cành hai giống
lạc MD9 và L18 58
3.2.7. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh 61
3.2.8. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất. 62
3.2.9. Ảnh hưởng của công thức phân bón tới năng suất các giống lạc 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1. Kết luận 68
2. Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 73



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT : Công thức
FAO : Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc
WB : Ngân hàng thế giới
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
TB : Trung bình
ĐC : Đối chứng
SPAD : Chỉ số diệp lục của lá
THL : Tổ hợp lai.
KL : Khối lượng
Gi : Giống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc toàn thế giới trong những năm gần
đây. 3
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất sản lượng lạc của một số nước sản xuất Lạc chủ yếu
trên thế giới trong nhưng năm gần đây. 4
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam trong một số năm gần đây 6
Bảng 1.4 Diện tích các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 ha) 7
Bảng 3.1: Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống 34
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống (ngày) 35
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (Cm) 37
Bảng 3.4: Tổng số cành trên cây và chiều dài cành cấp 1 38
Bảng 3.5: Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống lạc 39
Bảng 3.6 : Diện tích lá DTL và chỉ số diện tích lá LAI của các giống 41
Bảng 3.7: Khả năng tích lũy chất khô của các giống (g/cây) 43
Bảng 3.8 : Mức độ nhiễm sâu, bệnh của các giống 45
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống 46
Bảng 3.10 : Tiềm năng, năng suất của các giống 48
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến thời gian các giai đoạn
sinh trưởng của 2 giống lạc MD9 và L18 51
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của công thức bón phân đến động thái tăng trưởng chiều cao
thân chính của hai giống lạc L18 và MD9 52
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của công thức phân bón đến chỉ số diện tích lá hai giống lạc
MD9 và L18 54
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của công thức bón phân đến số lượng nốt sần hữu

hiệu hai

giống lạc MD9 và L18 56
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của công thức bón phân đến khả năng tích lũy chất

khô hai
giống lạc MD9 và L18 57
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của công thức phân bón đến số cành cấp 1, cấp 2 và chiều
dài cành cấp 1 59
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của công thức bón phân đến mức dộ nhiễm sâu bệnh hai
giống lạc MD9 và L18 61
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
hai giống lạc MD9 và L18, 63
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của loại phân bón bón đến năng suất hai giống lạc MD9 và
L18 65
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của công thức bón phân đến thu nhập thuần của hai giống
lạc MD9 và L18. 67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 3.1: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống 50
Hình 3.2: Ảnh hưởng của loại phân bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực
thu tới hai giống lạc L18 và MD9. 66



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, thực phẩm ngắn ngày có
giá trị kinh tế cao, giá trị dinh dưỡng cao và là cây cải tạo đất lý tưởng. Sản phẩm từ
hạt lạc góp phần đáng kể vào việc cung cấp năng lượng cho bữa ăn của con người.
Trong hạt lạc chứa nhiều khoáng chất Ca, Fe, Mg, P, K, Zn và một lượng
vitamin lớn, đặc biệt là vitamin B. Dầu của hạt lạc chủ yếu chứa axit béo chưa no
giúp cơ thể con người dễ hấp thụ và hạn chế lượng cholesterol trong máu. Vì thế,
ngoài là thức ăn giàu năng lượng, đủ protein, lạc còn có tác dụng chữa được nhiều
loại bệnh.
Ngoài giá trị dinh dưỡng cho con người, lạc còn là nguồn thức ăn tốt cho gia
súc. Tỷ lệ đường, chất đạm trong thân lá lạc khá cao, đặc biệt là khô dầu lạc có chứa
50% protein có thể cung cấp đầy đủ cho gia súc.
Cây lạc là cây trồng dễ tính, có khả năng thích ứng rộng, không kén đất,
không đòi hỏi bón nhiều phân đạm vì bộ rễ có khả năng sống cộng sinh cùng vi
khuẩn có khả năng cố định đạm, tạo ra lượng đạm sinh học cung cấp cho cây và làm
tăng độ phì nhiêu đất.
Việc nghiên cứu chọn tạo giống lạc là một trong những biện pháp quan trọng
hàng đầu làm tăng năng suất, chất lượng lạc từ đó tăng giá trị kinh tế, nâng cao thu
nhập cho người dân. Mục tiêu của công tác chọn tạo giống lạc là cần chọn ra những
giống lạc có năng suất cao, phẩm chất, khả năng chống chịu tốt, thâm canh và cơ
giới hóa cao.
Một trong những khâu quan trọng trong quá trình chọn tạo các giống, so sánh
giống lạc để đưa ra cái nhìn tổng quan về đặc điểm nông sinh học, sự khác biệt về
năng suất cũng như những ưu, nhược điểm giữa các giống lạc giúp cho các nhà
nghiên cứu, chọn tạo có đầy đủ tư liệu cần thiết khi đưa ra những giống lạc đạt tiêu

chuẩn để sản xuất đại trà phù hợp với những điều kiện sinh thái của từng vùng, từng
địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xác định
giống và công thức bón phân hợp lý cho cây lạc tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng
Yên ”.
1.1. Mục đích – yêu cầu
1.1.1. Mục đích
+ Để tài nghiên cứu làm cơ sở xác định được một số giống lạc cho năng suất
cao và hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện vụ hè thu tại Tiên Lữ, Hưng Yên.
+ Để tài nghiên cứu làm cơ sở xác định được loại phân bón và công thức bón
hợp lý đối với hai giống lạc L18 và giống lạc MD9 trong điều kiện vụ hè thu tại
Tiên Lữ, Hưng Yên.
1.1.2. Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lạc
trong điều kiện vụ hè thu trên đất Tiên Lữ, Hưng Yên.
Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức bón phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất đối với hai giống lạc L18 và giống lạc MD9.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở để xác định giống và loại phân bón hợp lý
cho lạc vụ hè thu tại huyện Tiên Lữ- Hưng Yên.
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình
thâm canh lạc có năng suất cao và bổ sung tài liệu nghiên cứu về cây lạc cho giảng
dậy nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần tăng năng suất lạc vụ hè thu tại huyện Tiên Lữ

– Hưng Yên
Nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng lạc trong vùng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong điều kiện vụ hè thu 2014 trên vùng đất Tiên Lữ -
Hưng Yên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây có dầu có giá trị kinh tế cao và là một
trong những cây lấy dầu quan trọng nhất của thế giới, trên thế giới hiện nay có
khoảng 100 nước sản xuất lạc và được trồng nhiều ở các nước như Ấn Độ, Trung
Quốc, Mỹ và tập trung trồng ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ, trong đó Châu Á có
diện tích trồng lạc lớn nhất với 43% diện tích trồng lạc của thế giới.
Số liệu thống kê về diện tích, năng suất và sản lượng lạc toàn thế giới được
tổng hợp tại bảng 1.1.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc toàn thế giới trong những năm
gần đây.
Năm Diện tích (triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2003 23,06 15,74 36,31
2004 23,70 15,37 36,45
2005 24,03 16,02 38,52
2006 21,52 15,89 33,3

2007 22,65 16,38 37,12
2008 24,21 15,89 38,50
2009 23,97 15,49 37,14
2010 25,47 16,77 42,72
2011 24,74 16,40 40,57
2012 24,59 16,46 40,47
2013 25,44 17,77 45,22
(Nguồn: FAO statistic Database, 2014)

Qua bảng 1.1 cho thấy diện tích trồng lạc trên thế giới trong khoảng 10 năm
gần đây có sự biến động không đáng kể dao động từ 23 triệu ha tới hơn 25 triệu ha,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

diện tích thấp nhất vào năm 2006 là 21,52 triệu ha, cao nhất vào năm 2010 là 25,47
triệu ha và đang có xu hướng tăng lên dần đều. Năng suất của cây lạc cũng không
ngừng tăng lên từ 15,74 tạ/ha vào năm 2003 lên 17,77 tạ/ha vào năm 2013, tăng
12,45%.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất sản lượng lạc của một số nước sản xuất Lạc chủ
yếu trên thế giới trong nhưng năm gần đây.
Quốc gia
2011 2012 2013
Diện
tích
(triệu
ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản

lượng
(triệu
tấn)
Diện
tích
(triệu
ha)
Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(triệu
tấn)
Diện
tích
(triệu
ha)
Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(triệu
tấn)
Mỹ 0,43 37,94 1,65 0,65 46,99 3,05 0,42 44,96 1,89
Nigeria 2,34 12,64 2,96 2,42 12,69 3,07 2,36 12,71 3,00
Ấn Độ 5,31 13,11 6,96 4,77 9,84 4,69 5,25 18,04 9,47

Trung Quốc

4,60 34,99 16,11 4,71 35,71 16,85 4,66 36,13 16,91
Thế giới 24,74 16,40 40,57 24,59 16,46 40,47 25,44 17,77 45,22
Nguồn: FAO statistic database, 2014
Qua bảng 1.2 cho thấy diện tích trồng lạc trên thế giới không có sự tăng
trưởng nhiều và Ấn Độ là nước có diện tích trồng nhiều lạc nhất thế giới với 5,25
triệu ha chiếm 20,6% so với tổng diện tích của thế giới. Tuy nhiên nước chiếm sản
lượng lạc lớn nhất so với thế giới là Trung Quốc với 16,91 triệu tấn chiếm tới
37,3% tổng sản lượng lạc của thế giới. Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về năng
suất lạc với 44,96 tạ/ha vào năm 2013, so với trung bình năng suất của thế giới thì
Mỹ gấp 2,5 lần. Nước có diện tích trồng lạc lớn thứ 3 thế giới là Nigeria với 2,36
triệu ha chiếm 9,27% diện tích trồng lạc của thế giới, tuy nhiên sản lượng chỉ đạt 3
triệu tấn chiếm 6,6% tổng sản lượng của thế giới và năng suất đạt 12,71 tạ/ha thấp
hơn năng suất trung bình của thế giới là 5,06 tạ/ha.
1.1.2. Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam.
Cây lạc là một trong những cây trồng đã được nông dân ta trồng từ lâu đời và
được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Hiện nay, cây lạc được phân bố chủ yếu ở 4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

vùng lớn là: Miền núi và trung du Bắc bộ, đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung bộ, miền
Đông Nam bộ. Cả 4 vùng này chiếm đến 3/4 diện tích và sản lượng, còn lại rải rác ở
một số vùng.
Trong những năm trở gần đây công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật trồng lạc ở nước đã được quan tâm hơn trước. Các đề tài nghiên cứu cấp nhà
nước và cấp ngành, các dự án trong nước và quốc tế về nghiên cứu và chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật trên cây lạc đã được triển khai thu hút sự tham gia của một đội ngũ đông
đảo các cán bộ nghiên cứu đã được khuyến nông trong cả nước. Phát triển cây lấy dầu,
trong đó có cây lạc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định là một

trong những vấn đề trọng điểm trong chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn
của nước ta. Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển cây lạc đã được tăng
cường. Thông qua chương trình hợp tác với ICRISAT và mạng lưới đậu đỗ và cây cốc
châu Á (CLAN), Việt Nam đã có điều kiện cử cán bộ nghiên cứu và khuyến nông đi
đào tạo nâng cao trình độ đồng thời tiếp cận được với các thành tựu mới và học hỏi,
trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển sản xuất lạc trên thế giới và các nước trong
khu vực. Một số tiến bộ kỹ thuật phổ biến ở các nước khác đã được chọn lọc, thử
nghiệm và ứng dụng đem lại hiệu quả ở Việt Nam. Dự án nghiên cứu thử nghiệm các
tiến bộ kỹ thuật trồng lạc trọng điểm ở Việt nam đã được nông dân, cán bộ địa
phương, mạng lưới CLAN và các nước trong khu vực đánh giá cao. Các yếu tố hạn chế
chính đối với sản xuất lạc ở nước ta đã được xác định và trên cơ sở đó các hướng
nghiên cứu chính nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân đã được xây dựng và thực hiện
bước đầu đem lại hiệu quả rất đáng khích lệ. Thí dụ, để khắc phục tình trạng thiếu tro
dừa bón cho cây lạc ở vùng Đông Nam Bộ, Viện Cây có dầu đã nghiên cứu đề xuất chế
phẩm thay thế tro dừa (ACA) vừa tiện lợi trong sử dụng, vừa hạ giá thành sản xuất 6%,
vừa tăng năng suất và chất lượng lạc. Để nông dân chủ động phòng ngừa bệnh héo
xanh vi khuẩn, một bệnh rất phổ biến và khó phòng trừ ở nhiều vùng trồng lạc nước ta
Viện KHKTNN Việt Nam đã chọn ra giống lạc MD
7
kháng bệnh, năng suất, có chất
lượng tốt và khả năng thích ứng rộng đã và đang được phát triển nhanh trong sản xuất.
Đáng chú ý là một số giống lạc mới có tiềm năng năng suất cao như giống 1660, LVT.
LO
2
, VD
1
, LO
5
, ngắn ngày, chịu hạn, phục vụ cho vùng nước trời với năng suất khá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6

(18 - 25tạ/ha) đã được đưa ra sản xuất. Một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc cũng
đã được áp dụng như phân bón NPK cân đối, mật độ gieo thích hợp, kỹ thuật che phủ
nilon đã làm tăng năng suất 30 - 40%. Nhiều mô hình thâm canh lạc đạt năng suất cao
trên 3 tấn/ha đã được trình diễn trên đồng ruộng nông dân ở nhiều địa phương (Ngô
Thế Dân & CS, 2000).
Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam trong một số năm gần đây được tổng
hợp qua bảng 1.3
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam trong một số năm gần đây
Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn)

2000 244,9 14,5 355,3
2001 244,6 14,8 363,1
2002 246,7 16,2 400,4
2003 243,8 16,7 406,4
2004 263,7 17,8 469,0
2005 269,6 18,1 489,3
2006 246,7 18,7 462,5
2007 254,5 20,0 510,0
2008 255,3 20,8 530,2
2009 245,0 20,9 510,9
2010 231,4 21,1 487,2
2011 223,8 20,9 468,7
2012 219,2 21,4 468,5
2013 216,3 22,8 492,6
(Nguồn: FAO statistic Database, 2014)
Qua bảng 1.3 cho thấy diện tích trồng lạc không có sự biến động lớn, theo
chiều tăng đều từ năm 2000 với 244,9 nghìn ha tới năm 2005 là 269,6 nghìn ha và
có chiều giảm từ năm 2006 với 246,7 nghìn ha cho tới năm 2013 chỉ còn 216,3

nghìn ha. Ngược lại với chiều giảm về diện tích, năng suất và sản lượng lạc có
chiều gia tăng với năng suất chỉ đạt 14,5 tạ/ha, sản lượng 355,3 nghìn tấn vào năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

2000, nhưng đến 2005 thì năng suất đã đạt 18,1 tạ/ha với sản lượng 489,3 nghìn
tấn.Năng suất lạc không ngừng tăng mặc dù có phần giảm về diện tích, từ năm 2006
đạt năng suất 18,7 tạ/ha cao hơn 4,2 tạ/ ha so với năm 2000, và tới năm 2013 đạt
năng suất cao nhất là 22,8 tạ /ha hơn năm 2006 là 4,1 tạ/ha. Qua đó cho thấy tốc độ
tăng năng suất khá đều và tiềm năng năng suất của cây lạc vẫn còn rất cao. Song
song với sự biến đổi về diện tích và năng suất là sự biến đổi về sản lượng, sản lượng
có chiều hướng gia tăng theo năng suất từ 355,3 nghìn tấn vào năm 2005 lên 462,5
nghìn tấn vào năm 2006. Sản lượng đạt cao nhất vào năm 2008 với 530,2 nghìn tấn
do có sự tăng về diện tích và năng suất.
Về phân bố, lạc được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp Việt
Nam, tuy nhiên có 6 vùng sản xuất chính như sau:
Bảng 1.4 Diện tích các vùng trồng lạc ở Việt Nam (1000 ha)
Năm

Vùng trồng
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
ĐBSH 19,3 24,6 21,8 21,3 20,9 19,3 19,3
TD và MNPB 33,3 38,3 38,0 37,6 37,2 37,6 38,2
BTB và DHMT 72,9 69,6 70,8 66,8 62,7 61,1 60,1
Tây Nguyên 18,2 16,9 15,5 15,6 15,1 14,2 11,3
Đông Nam Bộ 38,4 34,8 29,9 29,8 29,6 29,1 20,5
ĐBSCL 12,9 13,9 12,0 13,6 13,9 12,5 11,3
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2014
Vùng Đồng bằng sông Hồng: lạc được trồng chủ yếu ở Hà Nội, Nam Định,
Ninh Bình, Vĩnh Phúc, với tổng diện tích 20.2 nghìn ha, chiếm 12,56%, sản lượng

72,8 nghìn tấn, chiếm 13,86% sản lượng của cả nước. Vài năm trở lại đây, diện tích
gieo trồng của vùng có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2007 diện tích đạt 34,7 nghìn ha,
đến năm 2010 diện tích giảm xuống còn 20,2 nghìn ha. Ngược lại với diện tích,
năng suất lạc năm sau lại cao hơn năm trước: năm 2010 năng suất đạt 24,1 tạ/ha.
Tuy nhiên do diện tích giảm nên sản lượng của vùng giảm xuống còn 72,8 nghìn tấn
năm 2010, giảm 5,2 nghìn tấn so với năm 2007 và 9,6 nghìn tấn so với năm 2008.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Vùng trung du và miền núi phía Bắc: lạc được trồng chủ yếu ở Hà Giang,
Phú Thọ, Hoà Bình, Tuyên Quang với tổng diện tích 50,2 nghìn ha, chiếm 20,22%
và sản lượng 90,5 nghìn tấn, chiếm 16,43% sản lượng của cả nước. Đây là vùng có
diện tích cũng như sản lượng đứng thứ 2 của cả nước.
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: đây là vùng trọng điểm về
sản xuất lạc bởi vùng có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. Lạc được trồng
tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam với tổng diện tích 102,3
nghìn ha chiếm 43,42% và sản lượng 202,0 nghìn tấn, chiếm 40,07% sản lượng cả
nước, trong đó Nghệ An có diện tích cao nhất (23,8 nghìn ha).
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới
1.2.1.1. Một số kết quả nghiên cứu giống lạc trên thế giới
Lạc được du nhập vào Châu Âu khoảng 500 năm trước nhưng thực sự phát
triển rộng khắp thế giới vào khoảng 125 năm trở lại đây khi công nghệ ép dầu lạc ra
đời. Hiện tại lạc là cây lấy dầu đứng thứ hai (về diện tích và sản lượng) sau đậu
tương.
Việc cải tiến giống lạc tạo ra các giống mới có năng suất cao, phẩm
chất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, kháng được sâu bệnh, thích ứng rộng với
điều kiện ngoại cảnh đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất và sản
lượng lạc trên thế giới.
Từ rất sớm, các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm đến việc thu thập và

bảo tồn nguồn gen cây lạc. Viện nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn
(ICRISAT) là cơ sở lớn nhất nghiên cứu về cây lạc. Tính đến năm 1993, viện đã thu
thập được 13.915 lượt mẫu giống lạc từ 99 nước trên thế giới, trong đó Châu Phi
4.078, Châu Á 4.609, Châu Mỹ 3.905, Châu Đại Dương 59. Còn 1245 mẫu giống
chưa rõ nguồn gốc. Đặc biệt ICRISAT đã thu thập được 301 lượt mẫu giống thuộc
35 loài dại của chi Arachis, đây là nguồn gen có giá trị cao trong công tác cải tiến
giống theo hướng chống bệnh và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận
(Mengesha M.H, 1993).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Trong những các mẫu giống đã thu thập được thông qua các đặc tính hình
thái, nông học, sinh lý, sinh hóa và khả năng chống chịu sâu bệnh, ICRISAT đã
phân lập theo các nhóm tính trạng khác nhau phục vụ cho nghiên cứu chọn tạo
giống như: nhóm kháng bệnh, nhóm chống chịu hạn, nhóm hàm lượng dầu cao,
nhóm chín trung bình, nhóm chín muộn, nhóm chín sớm… Trong đó các nhóm chín
sớm điển hình là Chico, 91776, ICGS (E) 71, ICGV 86105(Nigam S.N et al, 1995),
ICGS (E) 52, ICGV 86062 (Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Yến, 1991),, giống
lạc có năng suất cao như ICGV – SM 83005 (Nigam S.N et al, 1998), ICGV 88438,
ICGV 89214, ICGV 91098 (Hadjichristodoulou A et al, 1997) và các giống lạc có
khả năng kháng sâu bệnh như giống ICVG 86388, giống ICGV 86699, giống ICGV
– SM 86715, ICGV 87165.
Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của giống lạc trong việc thúc đẩy phát
triển sản xuất, nhiều quốc gia trên thế giới đã sớm quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực
này và thu được nhiều kết quả khả quan.
Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất và sản
lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác. Trong khi năng suất lạc bình
quân của thế giới mới đạt xấp xỉ 1,3 tấn trên hecta ở Trung Quốc, thử nghiệm trên
diện hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn trên hecta, cao hơn 9 lần so với năng

suất bình quân của thế giới. Trên diện tích rộng hàng chục hecta, năng suất lạc có thể
đạt 9,6 tấn/ha. Gần đây, tại Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán
khô hạn (IRISAT) Ấn Độ đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên các trạm
trại nghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4 - 5 tấn/ha. Trong khi
năng suất của các cây ngũ cốc như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tới trần và có xu
hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất cây lạc trong sản xuất còn
khác rất xa so với năng suất tiềm năng. Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao
năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành
công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc
của các nước trên thế giới (Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Tại Trung Quốc, theo Li Jangping (1992) và XuZeyong (1992) trong thập
niên 80, có 95% diện tích trồng lạc đã sử dụng các giống lạc cải tiến làm tăng năng
suất từ 5- 10%. Một số giống lạc mới với những đặc tính nông học tốt và thời gian
sinh trưởng ngắn như Shanyou 27, Yneyou 116, Yuesuan 92, Furonghuaheng,
Elhua N04… được đưa vào sản xuất thay cho các giống cũ thuộc loại hình Spanish,
Virginia.
Ở Thái Lan cũng cho ra đời với những giống lạc chín sớm, năng suất cao,
chịu hạn và kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt, đặc biệt có kích thước hạt lớn, phù hợp với
tập quán sử dụng như: Khon Kean 60-3, Khon Kean 0-2, Khon Kean 0-1 và Tainan
9 (Sanun Joglog và CS, 1996).
Ở Philippin các giống đã được đưa vào sản xuất trong những năm 1986 -
1990 là UPLP n6, UPLP n8, và BPIPn8. Các giống này đều kháng bệnh với bệnh
đốm lá muộn và gỉ sắt, đều có kích thước hạt lớn, đồng thời có 2- 3 hạt trên quả phù
hợp với việc sử dụng gia đình (Perdido V.C and E.L. Lopez, 1996).
Ở Mỹ, các nhà khoa học không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ cấu giống và đã
tạo được nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh

phục vụ sản xuất (Florigant Florkowski V.J.1994), giống F2 VA93B (Coffelt T.A et
al, 1994), VGP9 (Coffelt T.A et al, 1994). Giống VGS1 và VGS2 đều là 2 giống có
năng suất cao được trồng nhiều ở Florida (Coffelt T.A et al, 1995). Giống Andru 93
là giống có năng suất cao, hàm lượng dầu là 50,7%, giống NC12C có khả năng
kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt và héo xanh vi khuẩn, năng suất cao từ 30 - 50 tạ/ha được
trồng phổ biến ở Georgia, Florida và Alabam (Isleib T.G et al, 1997). Giống
Tarmun 96, năng suất cao, có khả năng kháng bệnh thối quả và một số bệnh do
virus khác (Smith và CS, 1998). Mỹ đã đưa vào sản xuất 16 giống lạc mới (9 giống
thuộc loại hình Runer, 5 giống thuộc loại hình Virginia, 2 giống thuộc loại hình
Spanish) (S.Y.Nigam, 1992). Hiện đang có 3 chương trình nghiên cứu sử dụng lạc
dại lai với lạc trồng để tạo ra giống chống sâu bệnh ở Carolina Oklahoma và Texas
(Perdido V.C and E.L. Lopez, 1996).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Tại Indonexia các giống có triển vọng đã được khuyến cáo và đưa vào sản xuất từ
năm 1991 là Mahesa, Badak, Biawar và Komdo, tập trung vào năng suất cao, chín sớm,
phẩm chất tốt và kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, đốm lá muộn, gỉ sắt.
Ấn Độ cũng là nước có nhiều thành tựu to lớn về công tác chọn tạo giống.
Theo lời dẫn của Ngô Thế Dân và CS (2000), trong chương trình hợp tác với
ICRISAT, Ấn Độ đã phân lập và phát triển được giống lạc chín sớm phục vụ rộng
rãi trong sản xuất, đó là BSR (D.Sudhakar và CS, 1995). Bên cạnh đó, các nhà khoa
học của Ấn Độ cũng đã lai tạo và chọn được nhiều giống lạc thương mại mang tính
đặc trưng cho từng vùng. Mỗi bang của Ấn Độ trồng các giống khác nhau. Tại bang
Andhra Pradessh , trồng giống Kadiri-2, giống Kadiri-3, chiều cao cây 23 – 28 cm,
thời gian sinh trưởng 115 – 120 ngày, hạt chứa 43,7% dầu, tỷ lệ nhân 76%. Bang
Gujarat trồng giống GAUG-1, dạng cây đứng, thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày,
thích ứng trong điều kiện canh tác nước trời….
Australia đã thu thập được 12.160 lượt mẫu giống từ nhiều nước trên thế giới
như Châu Phi, Trung Quốc, Bắc Mỹ, Châu Á, Châu Âu, Châu Đại Dương. Hầu hết

các mẫu giống đều thuộc 2 kiểu phân cành liên tục và xen kẽ (theo FAO, 1991).
Bên cạnh công tác giống, các biện pháp kỹ thuật cũng được quan tâm như
mùa vụ, che phủ, phân bón cho lạc và đặc biệt việc sử dụng cây lạc như một cây
trồng che phủ, trồng xen với các cây trồng khác. Cây lạc như một cây trồng cung
cấp dinh dưỡng và chống xói mòn đất.
Ngoài ra, một số nước khác trồng lạc trên thế giới cũng đã chọn tạo được
nhiều giống lạc có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được với
một số loại sâu bệnh như Inđônêxia đã chọn tạo được giống Mahesa, Badak, Brawar
và Komdo có năng suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm và kháng sâu bệnh. Ở Hàn
Quốc đã chọn tạo được giống ICGS năng suất đạt tới 56 tạ/ha (Perdido V.C và CS )
1.2.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về bón phân cho lạc trên thế giới
Cây lạc dường như rất mẫn cảm với bón phân không cân đối, do đó có những
kết quả mâu thuẫn nhau khi làm những thí nghiệm về phân bón (Harris, 1951). Các
nghiên cứu của nhiều tác giả về nhu cầu dinh dưỡng của lạc cho thấy cây lạc hấp
thụ 94 kgN, 24,2kg P
2
O
5
, 26kg K
2
O đã đạt năng suất 1338 kg lạc quả/ha (Bouyer,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

1949), hấp thụ 63kg N, 4kgP, 26kgK đạt năng suất 870kg hạt/ha và 1910 kg chất
khô/ha (Bunting và Anderson, 1960). Thí nghiệm phân bón ở Punjab cho thấy tổng
lượng dinh dưỡng để đạt được năng suất 2120kg quả/ha cần phải có 167 kgN, 9,7kg
K
2
O và 87 kg Ca (Nijhawan, 1962). Zuleta (1950) cho biết để đạt được 1000 kg hạt,

500 kg lạc vỏ, 2000 kg thân lá đã lấy đi 78,6 kgN, 6,3 kg P
2
O
5
, 43,1 kg K
2
O/ha.
Trên đất cát pha, cây lạc lấy đi 75,1 kgN, 8,4 kg P
2
O
5
, 17,3 kg K
2
O cho năng suất
715 kg quả và 1422 kg thân lá (Raja Rao, 1977).
Chokhey Sigh và Pathak (1969) cho biết bón phối hợp 11,0 kg N/ha, 10 kg
P
2
O
5
/ha và 19,0 kg K
2
O/ha sẽ tăng năng suất lạc là 154% so với đối chứng và cao
hơn một cách có ý nghĩa khi bón đơn độc N, P và K hoặc khi bón cùng lúc 2 trong 3
yếu tố trên ở đất nhẹ hoặc trung bình. Thí nghiệm trên ruộng của các chủ trại cho
thấy bón N:P:K theo tỷ lệ 1:2:2 hay 1:2:3 đạt hiệu quả kinh tế cao hơn cả (Mainy,
1959). Lượng phân bón được đề nghị ở Ấn Độ là 10-20 kgN/ha, 20 - 60 kgP
2
O
5

/ha
và 0 - 60 kgK
2
O/ha, hiệu suất 1 kgN khoảng 6-10 kg lạc khô, 1kg P
2
O
5
khoảng 4 - 6
kg lạc khô và 1kg K
2
O khoảng 6 - 10 kg lạc khô. Ở Mỹ lượng phân bón được đề
nghị là 20 - 25 kgN/ha, 50-80 kg P
2
O
5
. Xem lại tài liệu càng thấy rõ sự cần thiết
phải bón NPK phối hợp và cân đối, với lạc bón phối hợp 10-20 kgN + 10 - 30
kgP
2
O
5
và 20-40 kgK
2
O/ha là tối ưu.
Kết quả của 436 thí nghiệm trên ruộng chủ trại (1967 - 1972) ở tất cả các
vùng trồng lạc của Ấn Độ cho thấy: bón phối hợp 30 kgN + 17 kgP
2
O
5
/ha, tăng

năng suất gấp đôi so với chỉ bón 30 kgN/ha, và nếu bón thêm 16 kg K
2
O/ha vào
lượng phân đã bón là 30 kgN và 17kgP
2
O
5
/ha thì năng suất lại tăng thêm nhiều
(Kanwar, 1978). Thí nghiệm tiến hành ở Parou (1961) cho thấy: không có phân
chuồng hay phân hoá học năng suất lạc vỏ chỉ đạt 1950 kg/ha, nếu chỉ bón phân hoá
học năng suất chỉ đạt 3091 kg lạc vỏ/ha, bón NPK + 10 tấn phân chuồng/ha năng
suất đạt 3540 kg/ha .
Thí nghiệm ở Vênêzuêla bón 160 kgN/ha làm tăng năng suất lạc 57,3% so
với công thức bón 40 kgN/ha, tuy nhiên nhiều tác giả đã thấy rằng, năng suất lạc chỉ
tăng khi có một tỷ lệ thích đáng giữa N và P
2
O
5
, nếu bón lượng đạm quá lớn, hiệu
quả tăng sản của phân bón sẽ giảm nhiều.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Tổng kết 200 thí nghiệm bón phân cho lạc trên nhiều đất ở Ấn Độ, Main
(1965) đã kết luận: Bón trên 22 kgN cho 1 ha thì không có hiệu quả, bón 14,52 kg
P
2
O
5
/ha cho lạc không được chủ động tưới tiêu làm tăng năng suất đến 210kg/ha

tương đương với bón 22 kg/ha. Bón 33,0 kgK
2
0/ha năng suất đạt 1.600 kg/ha. Bón
Kali cho lạc không được chủ động tưới tiêu tăng năng suất một cách có ý nghĩa,
nhưng ít (Mahapatra, 1973).
Nadagouda (1978) điểm lại kết quả của các thí nghiệm tiến hành trên ruộng
của các chủ trại ở Bijapur và cho biết: bón 30 kgN/ha tăng năng suất quả là 28,8%
so với đối chứng và bón phối hợp 30N + 18 P
2
O
5
+ 25 K
2
O kg/ha tăng năng suất
39,9%. Ở điều kiện nước trời, tăng năng suất có ý nghĩa khi bón thêm lân trên nền
đạm + kali trên đất limông cát ở Tirupati (Raja Rao, 1978). Sankara Reddi và Adivi
Reddi (1979) nhấn mạnh yêu cầu phải bón cân đối và khuyến cáo nên bón 20 + 17,5
+ 33 kg NPK/ha cho lạc không được chủ động tưới tiêu.
Như vậy, bón NPK cân đối cho lạc là việc làm rất cần thiết. Kanwar (1983) tóm
tắt lại những kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng lạc ở Ấn Độ và hiệu quả bón phân từ
năm 1958-1959 đến 1975-1976 đã kết luận: chỉ cần bón cân đối thôi đã có thể tăng sản
lượng lạc lên rất nhiều .
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc tại Việt Nam
1.2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc tại Việt Nam
Ở Việt Nam công tác thu thập và bảo tồn những nguồn gen quý phục vụ cho
công tác chọn tạo giống lạc được quan tâm nhiều. Từ những năm 1980, trung tâm
giống cây trồng Việt Xô – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam đã tiến
hành thu thập có hệ thống và nhập nội nguồn vật liệu từ nước ngoài. Số lượng mẫu
giống lạc thu thập và nhập nội đã lên tới 1.271 mẫu, trong đó gồm 100 giống địa
phương và 1.171 giống nhập từ 40 nước trên thế giới (Ngô Thế Dân và CS, 2000).

Về tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở nước ta còn rất lớn. Kết quả nghiên
cứu trong những năm gần đây cho thấy trên diện tích rộng hàng chục hecta, gieo
trồng giống mới với các biện pháp canh tác tiên tiến, nông dân có thể dễ dàng đạt
năng suất lạc 4- 5 tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất lạc bình quân trong sản xuất đại
trà. Điều đó chứng tỏ rằng các kỹ thuật tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

sẽ góp phần rất đáng kể trong việc tăng năng suất và sản lượng lạc ở nước ta. Vấn đề
chính hiện nay là làm sao để các giống mới và các kỹ thuật tiến bộ đến được với nông
dân và được nông dân tiếp nhận.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu thập và nhập nội được một
lượng giống lạc tương đối lớn (Ngô Thế Dân và CS, 2000). Song việc mô tả, đánh
giá, bảo quản còn nhiều hạn chế, do thiếu kinh phí. Một lượng nhỏ mẫu giống (133
mẫu) được lưu giữ, mô tả trong ngân hàng gen Quốc Gia.
Song song với công tác thu thập và bảo tồn tập đoàn giống lạc, công tác chọn
tạo giống ở Việt Nam cũng được quan tâm phát triển và thu được nhiều kết quả
đáng ghi nhận. Mục tiêu chọn tạo giống tập trung vào các yếu tố: năng suất cao,
thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh, thời gian sinh trưởng khác nhau phù hợp với
các công thức luân canh cây trồng, giống có chất lượng cao phục vụ ép dầu và xuất
khẩu.
Từ năm 1974, Bộ môn Cây Công Nghiệp – Trường Đại học nông nghiệp Hà
Nội đã bắt đầu nghiên cứu chọn tạo giống lạc bằng phương pháp lai hữu tính và
phương pháp đột biến phóng xạ. Các giống được chọn bằng phương pháp đột biến:
Từ giống Bạch sa, sử dụng phương pháp đột biến phóng xạ tạo ra giống B5000 có
hạt to, vỏ lụa màu hồng, năng suất cao, ổn định (Lê Song Dự và CS, 1996).
Giống lạc Sen lai 75/23 được chọn từ việc lai hữu tính 2 giống Mộc Châu
Trắng và Trạm Xuyên có năng suất cao, sinh trưởng mạnh, tương đối chịu rét, vỏ
lạc màu hồng, hạt to phù hợp cho xuất khẩu (Lê Song Dự và CS, 1991).
Từ năm 1991 đến nay, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ - Viện

Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam với mục đích chọn tạo giống khác nhau,
đã chọn tạo ra một số giống điển hình như V79, tỷ lệ dầu cao, đáp ứng cho nhu cầu
sản xuất dầu ăn. L05 là giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 115 ngày trong vụ
xuân, ngắn hơn Sen Nghệ An từ 5 – 7 ngày, dài hơn Cúc Nghệ An 10 ngày, chỉ số
diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô ở hai thời kỳ đầu tốt hơn hai dòng đối chứng.
Giống L05 có năng suất cao hơn Cúc Nghệ An là 34%, khối lượng 100 hạt đạt 56,7 –
61,4 (gam) vỏ hạt màu hồng sang, hợp thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu. Giống

×