TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-o0o-
PHAN THỊ HỒNG NHUNG
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ HỮU
CƠ LÊN ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ SINH HỌC
ĐẤT ĐẾN VƯỜN DỪA TRỒNG XEN CÂY
CA CAO TẠI XÃ HÒA LỘC, HUYỆN
MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
Cần thơ, 07/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-o0o-
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ HỮU
CƠ LÊN ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ SINH HỌC
ĐẤT ĐẾN VƯỜN DỪA TRỒNG XEN CÂY
CA CAO TẠI XÃ HÒA LỘC, HUYỆN
MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths. Tất Anh Thư Phan Thị Hồng Nhung
MSSV: 3108441
Lớp: TT1072A1
Cần thơ, 07/2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - i - MSSV: 3108441
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-o0o-
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với
đề tài với đề tài: “Ảnh hưởng của phân bón vô cơ và hữu cơ lên đặc tính hóa học
và sinh học đất đến vườn dừa trồng xen cây ca cao tại xã Hòa Lộc, huyện Mỏ
Cày Bắc, tỉnh Bến Tre”
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Hồng Nhung. MSSV: 3108441. Lớp Khoa
Học Đất. Khóa 36.
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn:
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần Thơ, Ngày…….tháng…… năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
Tất Anh Thư
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - ii - MSSV: 3108441
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-o0o-
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt
nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài: “Ảnh hưởng của phân bón vô cơ và
hữu cơ lên đặc tính hóa học và sinh học đất đến vườn dừa trồng xen cây ca cao
tại xã Hòa Lộc, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre”
Do sinh viên: Phan Thị Hồng Nhung thực hiện. MSSV: 3108441. Lớp Khoa
Học Đất. Khóa 36. Báo cáo trước Hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:………………………
Khoa duyệt Cần Thơ, ngày .… tháng … năm 2013
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Chủ tịch Hội đồng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - iii - MSSV: 3108441
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-o0o-
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Đề tài: “Ảnh hưởng của phân bón vô cơ và hữu cơ lên đặc tính hóa học và
sinh học đất đến vườn dừa trồng xen cây ca cao tại xã Hòa Lộc, huyện Mỏ Cày
Bắc, tỉnh Bến Tre”
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Hồng Nhung. MSSV: 3108441. Lớp Khoa
Học Đất. Khóa 36. Báo cáo trước Hội đồng.
Nhận xét của Giáo viên phản biện:
Cần Thơ, Ngày…….tháng…… năm 2013
Giáo viên phản biện
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - iv - MSSV: 3108441
TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁ NHÂN
-o0o-
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: PHAN THỊ HỒNG NHUNG Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 30/04/1991 Dân tộc: Kinh
MSSV: 3108441
Lớp: Khoa Học Đất Khóa 36 – (TT1072A1)
Nơi sinh: Tam Bình - Vĩnh Long.
Địa chỉ liên lạc: Ấp 6B, xã Long Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm: 1997 đến năm 2002.
Trường: Tiểu học Long Phú B
Địa chỉ: Ấp 6B, xã Long Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
2. Trung học cơ sở và trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm 2002 đến năm 2009
Trường: Trung học phổ thông Long Phú.
Địa chỉ: xã Long Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Cần Thơ, Ngày …….tháng……năm 2013
Phan Thị Hồng Nhung
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - v - MSSV: 3108441
LỜI CẢM TẠ
-o0o-
Kính dâng:
Cha, mẹ đã hết lòng nuôi, dạy và tạo điều kiện cho con học tập khôn lớn nên
người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Cố vấn học tập TS. Tất Anh Thư đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường. Và cũng là Cán bộ hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho tôi, người
đã tận tình dìu dắt, gợi ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành biết ơn!
Quý Thầy (Cô) Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và SHƯD đã
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian học ở trường.
Anh Võ Hoài Chân và chị Huyền Trang trung tâm giống huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre đã chăm sóc thí nghiệm và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho tôi
hoàn thành nghiên cứu.
Anh Nguyễn Hồng Giang cán bộ, bộ môn Khoa Học Đất đã theo dõi thí
nghiệm và thu mẫu đất. Các cán bộ và anh (chị) trong Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!
Tập thể bạn bè lớp Khoa Học Đất K36 đã giúp đỡ và động viên tôi trong thời
gian thực hiện luận văn.
Thân ái gửi về!
Quý Thầy (Cô) và tập thể lớp Khoa Học Đất K36, Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Trân trọng kính chào.
Phan Thị Hồng Nhung
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - vi - MSSV: 3108441
LỜI CAM ĐOAN
-o0o-
Tôi xin cam đoan đề tài: “Ảnh hưởng của phân bón vô cơ và hữu cơ lên
đặc tính hóa học và sinh học đất đến vườn dừa trồng xen cây ca cao tại xã Hòa
Lộc, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các
số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai
công bố trong bất kì luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Phan Thị Hồng Nhung
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - vii - MSSV: 3108441
MỤC LỤC
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn i
Xác nhận của hội đồng khoa học ii
Nhận xét của giáo viên phản biện iii
Tóm tắt tiểu sử cá nhân iv
Lời cảm tạ v
Lời cam đoan vi
Mục lục vii
Danh sách các từ viết tắt x
Danh sách bảng xi
Danh sách hình xii
Tóm lược xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1. Đặc điểm của cây ca cao và cây dừa 2
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây ca cao 2
1.1.1.1. Đặc điểm thực vật của cây ca cao 2
1.1.1.2. Điều kiện ngoại cảnh của cây ca cao 2
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây dừa 5
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật của cây dừa 5
1.1.2.2. Điều kiện ngoại cảnh của cây dừa 5
1.1.3. Mô hình vườn dừa trồng xen cây ca cao 6
1.2. Chất dinh dưỡng trong đất 8
1.2.1. Lân trong đất 8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - viii - MSSV: 3108441
1.2.1.1. Hợp chất lân trong đất 8
1.2.1.2. Sự khoáng hóa lân hữu cơ 9
1.2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự cầm giữ lân trong đất 9
1.2.2. Hiệu quả của phân hữu phân hữu cơ trong việc cải thiện đất 11
1.2.2.1. Cải thiện đặc tính vật lý đất 11
1.2.2.2. Cải thiện đặc tính hóa học đất 12
1.2.2.3. Cải thiện đặc tính sinh học đất 12
1.3. Vi sinh vật trong đất 13
1.3.1. Mật số vi sinh vật trong đất 13
1.3.2. Vai trò của vi sinh vật trong đất 14
1.3.3. Enzyme phosphatase trong đất 15
1.3.3.1. Nguồn gốc của enzyme phosphatase trong đất 15
1.3.3.2. Hoạt động và vai trò của enzyme phosphatase trong đất 15
1.3.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến enzyme phosphatase trong đất 16
1.3.3.4. Mối quan hệ giữa ezyme phophatase và lân trong đất 17
1.4. Tổng quan vùng nghiên cứu 17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 20
2.1. Phương tiện nghiên cứu 20
2.1.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 20
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Bố trí thí nghiệm 20
2.2.2. Thu mẫu đất 22
2.2.3. Phương pháp phân tích đất 23
2.3. Xử lý số liệu 24
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - ix - MSSV: 3108441
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
3.1 Một số đặc tính hóa học đất trước khi bố trí thí nghiệm 25
3.2. Sự thay đổi các đặc tính hóa học đất theo thời gian 27
3.2.1. Sự thay đổi pH
H2O
trong đất 27
3.2.2. Sự thay đổi lân hữu dụng trong đất theo thời gian 28
3.3. Sự thay đổi các đặc tính sinh học đất theo thời gian 31
3.3.1. Tổng mật số nấm phát triển trên môi trường PDA 31
3.3.2. Tổng mật số vi khuẩn phát triển trên môi trường TSA 32
3.3.3. Sự thay đổi của enzyme Phosphatase 34
3.4. Theo dõi sự khoáng hóa lân trong điều kiện phòng thí nghiệm 36
3.4.1. Sự phóng thích lân trong quá trình khoáng hóa 36
3.4.2. Sự khoáng hóa lân trong các nghiệm thức 37
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
4.1. Kết luận 39
4.2 Kiến nghị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ CHƯƠNG 45
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - x - MSSV: 3108441
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải từ viết tắt
CHC Chất hữu cơ
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
NT Nghiệm thức
TTKN Trung tâm khuyến nông
P Lân
SKBP Sau khi bón phân
VSV Vi sinh vật
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - xi - MSSV: 3108441
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng Trang
1.1 Sự phân bố mật số VSV trong 1g đất khô theo chiều sâu của đất 14
2.1 Hàm lượng dinh dưỡng có trong hỗn hợp phân hữu cơ 22
3.1 Một số đặc tính hóa học đất trước khi bố trí thí nghiệm 25
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - xii - MSSV: 3108441
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1
Mối quan hệ giữa enzyme phosphatase và dinh dưỡng lân trong
đất
17
3.1
Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến pH
H2O
đất ở 2 thời điểm 30
ngày SKBP và 90 ngày SKBP
27
3.2
Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến hàm lượng P
Bray2
ở 2 thời
điểm 30 ngày SKBP và 90 ngày SKBP
28
3.3
Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến hàm lượng P
Olsen
ở 2 thời
điểm 30 ngày SKBP và 90 ngày SKBP
30
3.4
Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến tổng mật số nấm ở 2 thời
điểm 30 ngày SKBP và 90 ngày SKBP
32
3.5
Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến tổng mật số vi khuẩn ở 2
thời điểm 30 ngày SKBP và 90 ngày SKBP
33
3.6
Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến hàm lượng enzyme
phosphatase ở 2 thời điểm 30 ngày SKBP và 90 ngày SKBP
35
3.7
Sự phóng thích lân trong quá trình khoáng hóa ở mẫu đất 90
ngày sau khi bón phân
36
3.8 Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến sự khoáng hóa lân 37
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - xiii - MSSV: 3108441
PHAN THỊ HỒNG NHUNG (2013), “Ảnh hưởng của phân bón vô cơ và hữu cơ lên đặc
tính hóa học và sinh học đất đến vườn dừa trồng xen cây Ca cao tại xã Hòa Lộc, huyện
Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre”. Luận văn kỹ sư ngành Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Ts. Tất Anh Thư.
TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của phân bón vô cơ và hữu cơ lên đặc tính
hóa học và sinh học đất đến vườn dừa trồng xen cây ca cao tại xã Hòa Lộc, huyện
Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre” được bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên với 5
nghiệm thức và 4 lần lặp lại.
Kết quả phân tích đất đầu vụ tại vùng nghiên cứu cho thấy: pH
H2O
trong đất
thấp (4,27
0,07); EC có giá trị trong khoảng (0,40
0,03 mS/cm) không giới hạn
đến năng suất cây trồng; chất hữu cơ bị nghèo nàn (2,45
2,46% CHC); lân hữu
dụng phân tích qua 3 phương pháp có hàm lượng thấp: P
H2O
trong khoảng
(4,93
0,21 mgP/kg), P
Bray2
trong khoảng (6,49
0,41 mgP/kg) và P
Olsen
trong
khoảng (12,10
0,30 mgP/kg).
Qua phân tích một số đặc tính hóa học sau khi bón phân cho thấy: pH
H2O
trong đất vẫn chưa được cải thiện, dao dộng trong khoảng (3,91-5,09); hàm lượng
lân hữu dụng trong đất đã tăng lên ở mức cao đến thừa: P
Bray2
dao động trong
khoảng (14,31-32,96 mgP/kg), P
Olsen
dao động trong khoảng (34,40-58,05 mgP/kg).
Khoáng hóa lân trong các nghiệm thức thí nghiệm đều có xu hướng tăng lên ở giai
đoạn đầu và đạt giá trị cao nhất ở 14 ngày ủ, sau đó có xu hướng giảm xuống đến
giai đoạn 28 ngày ủ. Trong đó, hàm lượng lân được phóng thích trong NT5 (phân
hữu cơ + 75% phân vô cơ) đạt giá trị cao nhất và thấp nhất trong NT1 (bón theo
công thức nông dân) ở các giai đoạn.
Qua phân tích một số đặc tính sinh học sau khi bón phân cho thấy: tổng mật
số nấm và tổng mật số vi khuẩn đạt giá trị cao. Hàm lượng enzyme phosphatase dao
động trong khoảng (35,21-86,16 mg p-Nitrophenol/g đất/giờ) do có mật số vi sinh
vật phát triển mạnh.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - 1 - MSSV: 3108441
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ca cao là loại cây công nghiệp dài hạn, chịu bóng râm, thích hợp trồng xen
với một số loại cây trồng khác nhau và được xác định là mô hình trồng xen có hiệu
quả đem lại giá trị nguồn kinh tế cao. Trong đó, mô hình ca cao trồng xen vườn dừa
được chú ý và tập trung nhiều nhất. Cả nước chỉ có một số khu vực có điều kiện
thuận lợi để phát triển mô hình này là các tỉnh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một
số tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong đó, Bến Tre là một trong
những tỉnh được chú trọng phát triển nhất do có điều kiện thuận lợi với diện tích
dừa lớn nhất nước. Nhiều nông hộ đã chọn canh tác và đã làm giàu nhờ mô hình
trên.
Tuy nhiên, do tập quán canh tác truyền thống của người nông dân, sử dụng
chủ yếu các loại phân bón hóa học và chưa chú ý đến việc kết hợp bón phân cân đối
đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đất, làm cho đất bị suy thoái, mất dần
các đặc tính của đất, làm giảm độ phì nhiêu và khả năng sản xuất của đất gây ảnh
hưởng đến vườn canh tác. Qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy,
phân hữu cơ là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến năng suất cây trồng
(Phạm Tiến Hoàng, 2003). Việc bón phân cân đối không chỉ đáp ứng nhu cầu cho
cây mà còn hạn chế tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Để (1) đánh giá
sự ảnh hưởng của phân bón vô cơ và hữu cơ đến sự thay đổi đặc tính hóa học và
sinh học đất trong các nghiệm thức bón phân và (2) đánh giá hiệu quả của phân hữu
cơ vi sinh đến việc cải thiện đất qua thời gian. Do đó, đề tài “Ảnh hưởng của phân
bón vô cơ và hữu cơ lên đặc tính hóa học và sinh học đất đến vườn dừa trồng xen
cây ca cao tại xã Hòa Lộc, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre” được thực hiện nhằm
cải thiện tính chất đất theo hướng hiệu quả và bền vững để nâng cao năng suất và
chất lượng cây trồng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - 2 - MSSV: 3108441
CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm của cây ca cao và cây dừa
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây ca cao
1.1.1.1. Đặc điểm thực vật của cây ca cao
Ca cao thuộc loại tiểu mộc tầng trung có thể cao từ 6-12m tùy điều kiện thổ
nhưỡng, có khi lên tới 20m nếu để mọc trong tự nhiên. Nhưng trong sản xuất do
trồng mật độ dầy và chiều cao được khống chế thông qua việc tỉa cành nên cây
thường có độ cao khoảng 4-8m. Ca cao thuộc loại rễ cọc, sau khi nảy mầm rễ mọc
rất nhanh, khi cây được khoảng ba tuổi có nhiều rễ ngang mọc ra, phân nhánh và
nhiều rễ con tập trung ở vùng phía dưới cổ rễ 20cm (vùng đất mặt). Rễ chính có thể
ăn sâu 2-3m, giúp cây chống chịu khi khô hạn (Phạm Hồng Đức Phước, 2006).
Ca cao sinh trưởng tốt trong điều kiện có bóng che, cây non cần bóng mát
(tại Nam Mỹ ca cao non được trồng dưới bóng cây Chuối và cây Cao-su, ở Việt
Nam thường được trồng xen trong vườn dừa). Chu kỳ sinh trưởng của cây trên 40
năm, cá biệt có thể sống tới 100 năm và thời gian cho hiệu quả kinh tế có thể kéo
dài 20-25 năm. Sau ba năm gieo trồng ca cao bắt đầu ra hoa, kết trái, cho trái quanh
năm, cây cho sản lượng cao nhất lúc cây khoảng 9-10 tuổi. Trung bình mỗi cây có
thể cho 20-30 trái, có thể lên tới 50 trái.
1.1.1.2. Điều kiện ngoại cảnh của cây ca cao
a). Đất đai:
Cây ca cao có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, trên đất cát, đất
phù sa ven sông và cả trên đất nghèo dinh dưỡng nhưng có bóng che và gần nguồn
nước. Ca cao chịu được trên đất có độ pH từ 5-8 nhưng tối ưu từ 5,5-6,7 và có khả
năng chịu được độ mặn 4
0
/
00
(Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2007).
Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007), ca cao rất mẫn cảm với sự thiếu nước
và thiếu oxy. Tuy nhiên, sẽ phát triển tốt nếu đạt được một số tính chất đất sau:
Đất không bị nhiễm mặn trong mùa nắng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - 3 - MSSV: 3108441
Hạn chế trồng ca cao trên đất sét nặng hoặc đất cát vì không giữ được
nước trong mùa khô.
Tầng mặt trong vòng 1m, không có tầng phèn hay lớp đá cứng để cho bộ
rễ phát triển tốt.
Đất có bề dày tầng mặt khoảng: 1,5m (nếu lượng mưa thấp) và 1m (nếu
lượng mưa thích hợp).
Đất có khả năng giữ nước tốt và thoát nước tốt.
b). Nhiệt độ
Theo Trần Thị Thúy Diễm (2012), nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng
của cây ca cao là từ 25-27
0
C. Khu vực ĐBSCL có nhiệt độ bình quân hằng năm là
khoảng 27
0
C nên rất thích hợp cho việc trồng và phát triển cây ca cao.
Khi nhiệt độ thấp, dưới 15
0
C có thể dẫn tới tình trạng các mầm nụ non bị thui
chột, tỉ lệ đậu trái sẽ thấp gây mất mùa. Còn nếu nhiệt độ quá cao vượt ngưỡng cho
phép sẽ làm hạn chế số lá ra trong mỗi đợt ra lá. Qua điều tra ở Trinidad cho thấy
nhiệt độ ban ngày là 20
0
C và ban đêm là 22
0
C thì diện tích lá ca cao tăng đều, ở
31
0
C thì sự ra hoa bị khống chế, ở 27
0
C hoa ca cao ra nhiều nhất (Lưu Thị Hồng
Hạnh, 2012).
c). Ánh sáng
Cây ca cao là loài cây thích bóng râm như không phải là cây ưa bóng râm
tiêu biểu. Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên).
Cây ca cao con chỉ cần 25-50% ánh sáng, do vậy cây cần được che bóng
trong năm trồng mới và trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để bảo đảm tỷ lệ cây sống và
cây con sinh trưởng tốt (Lưu Thị Hồng Hạnh, 2012), do đó có thể trồng xen trong
vườn Dừa, Điều, Chuối, cây ăn trái có tán thưa,….
d). Độ ẩm
Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007), ẩm độ thích hợp cho phát triển phát
triển cây ca cao khoảng 70-80%. Ẩm độ tại ĐBSCL bình quân từ 71-89% nên đã
đáp ứng cho việc canh tác trồng ca cao rất thuận lợi (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - 4 - MSSV: 3108441
e). Lượng mưa
Cây ca cao được trồng trên những vùng có lượng mưa hằng năm khoảng
1.500-2.000mm, phát triển được trên các vùng đất có cao độ từ mặt nước biển cho
đến 800m (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2007). Tính trung bình mỗi tháng khoảng
100mm, nếu liên tiếp hai tháng lượng mưa đạt được dưới 60mm thì trái ca cao sẽ bị
teo nhỏ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trái.
Cây ca cao có thể chịu ngập úng trong vài ngày và có thể sống trong điều
kiện lượng mưa hằng năm lên đến 5.000mm với điều kiện đất phải thoát nước tốt
nhưng sẽ làm cho cây dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh thối trái (Nguyễn Bảo Vệ
và ctv., 2011).
f). Nước
Ca cao không thích hợp các chân đất ngập úng, khó thoát nước. Trong thời
kỳ cơ bản ca cao cần phải tưới đầy đủ trong mùa khô. Ca cao chủ yếu ra hoa và phát
triển trái trong mùa mưa. Tuy nhiên, nếu được tưới trong mùa khô năng suất sẽ cao
và cây cho trái quanh năm, những nơi thiếu nước mùa khô nên cắt bỏ trái để giữ sức
cho cây (phòng NN&PTNT Đạ Hoai, 2009). Trong năm đầu tiên, vào mùa khô nên
tưới nước cho cây ca cao giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Lượng nước tưới
khoảng 50-100 lít/gốc/đợt, chu kì tưới khoảng 20-25 ngày. Khi bước vào thời kỳ
kinh doanh, giao tán kín, cây có khả năng chịu hạn khá, không cần tưới nước vẫn
đảm bảo sinh trưởng và cho năng suất khá.
g). Chế độ gió
Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007), lá ca cao non có bản rộng và cuốn dài dễ bị
lay gãy hoặc trầy nát khi gặp gió mạnh gây hậu quả cây bị còi cọc chậm lớn. Chính
vì các lý do trên mà việc trồng cây chắn gió chung quanh vườn ca cao rất cần thiết,
nhất là thời kỳ kiến thiết cơ bản, dừa là cây chắn gió lý tưởng có thể bao quanh
vườn ca cao.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - 5 - MSSV: 3108441
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây dừa
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật của cây dừa
Dừa là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae), cây lớn, thân đơn trục (nhiều
khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim
1 lần, cuống và gân chính dài 4-6m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60-90cm; lá
kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo
trên thân.
Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính),
với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái
tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một
vài giống lùn lại là tự thụ phấn.
Dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả
ngoài thường cứng, nhẵn; kế đến là vỏ giữa có các sợi xơ gọi là xơ dừa; sau cùng là
lớp vỏ quả trong đã hóa gỗ (còn gọi là gáo dừa hoặc sọ dừa) khá cứng, có ba lỗ
mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa
(gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra
khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của
hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và
là phần ăn được của hạt.
1.1.2.2. Điều kiện ngoại cảnh của cây dừa
a). Đất đai
Cây dừa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát nghèo dinh
dưỡng. Tuy nhiên, thích hợp nhất là đất thịt pha cát, thoát thủy tốt. Cây dừa có thể
chịu được đất với độ pH từ 5-8. Tuy nhiên pH đất thích hợp nhất từ 5,5-7,0. Vùng bị
khô hạn hay ngập úng không thích hợp cho cây dừa. Vùng mặn dừa có trái nhỏ.
b). Khí hậu
Cây dừa được trồng trong hầu hết các vùng nhiệt đới ẩm, hơn 90% vườn dừa
trên thế giới được tìm thấy giữa Bắc và Nam vĩ tuyến thứ 20, với độ cao trung bình
dưới 500m so với mặt nước biển.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - 6 - MSSV: 3108441
c). Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cây dừa là 27
o
C và dao động từ 20-34
o
C. Nhiệt độ
thấp dưới 15
o
C gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý của cây. Do tác động của nhiệt độ
nên khi trồng dừa ở những vùng có độ cao trên 500m thường cho năng suất không
cao.
d). Lượng mưa
Cây dừa có thể trồng trên các vùng có lượng mưa trung bình hàng năm từ
1.000-4.000mm. Lượng mưa lý tưởng từ 1.500-2.300mm và phân bố tương đối
đều trong năm.
e). Ẩm độ
Ẩm độ thích hợp là 70-80%, để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều
này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (khu
vực Địa Trung Hải), ẩm độ dưới 60% có thể gây ra hiện tượng rụng trái non.
f). Ánh sáng
Dừa là cây ưa sáng, cần tối thiểu 2.000 giờ chiếu sáng mỗi năm và 120 giờ
chiếu sáng mỗi tháng thích hợp cho cây dừa (4giờ/ngày).
g). Gió
Gió nhẹ giúp tăng khả năng thụ phấn và đậu trái, đồng thời tăng khả năng
thoát hơi nước dẫn đến tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây.
1.1.3. Mô hình vườn dừa trồng xen cây ca cao
Trong những năm qua, diện tích trồng ca cao xen trong vườn dừa ở Bến Tre
nói riêng và cả nước nói chung đang có xu thế gia tăng. Đặc biệt tại tỉnh Bến Tre,
được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh và ngành nông nghiệp sản xuất ca cao
không ngừng lớn mạnh cả về chất lẫn về lượng. Ca cao từng bước khẳng định vị thế
của mình là một loại cây trồng xen trong vườn dừa mang lại hiệu quả cao, góp phần
tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Ca cao là cây ưa bóng râm, dễ trồng, thích hợp với nhiều loại vùng đất nhưng
cũng không chịu được các vùng quá khô hạn như đất cát. Trồng xen ca cao vào
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - 7 - MSSV: 3108441
vườn dừa sẽ rất có lợi cho người trồng, vì cây ca cao được hưởng bóng mát của cây
dừa. Ngược lại, cây dừa sẽ có thêm nguồn dinh dưỡng từ việc chăm sóc cây ca cao,
đến lúc thu hoạch người dân sẽ được thu lợi nhuận từ cả hai cả hai loại cây trồng.
Tại Bến tre cây ca cao được đánh giá là cây trồng xen trong vườn dừa đạt hiệu quả
cao trên đất. Giữa lúc giá dừa đang ở mức thấp nhưng nếu vườn dừa có trồng ca cao
thì có thu nhập tăng thêm gấp đôi. Nếu giá dừa từ 38.000-42.000 đồng/chục, mỗi ha
dừa trồng chuyên chỉ được khoảng 50.000.000 triệu đồng/năm, nhưng nếu có trồng
ca cao xen vườn dừa thì thu nhập sẽ tăng thêm 1-1,5 tấn hạt ca cao/ha, giá hạt ca
cao hiện đang 47.000 đồng/kg, ước tính sẽ đạt hơn 50.000.000 đồng/ha. Như vậy,
trồng xen ca cao trong vườn dừa vẫn đạt mức 100.000.000 triệu đồng/ha trong thời
kỳ giá dừa đang ở mức thấp (Lưu Thị Hồng Hạnh, 2012).
Theo ý kiến của hầu hết các chuyên gia về dừa ở trong nước cũng như trên
thế giới; chính việc không bố trí cây trồng xen trong vườn dừa là một sự lãng phí
lớn. Các nghiên cứu tại Ấn Độ, Philippin đều cho thấy với khoảng cách trồng dừa
7m x 7m hoặc 8m x 8m ở các vườn chuyên canh dừa thì diện tích đất mà rễ sử dụng
chỉ chiếm khoảng từ 20-25%. Đối với ánh sáng, vườn dừa vào thời kỳ cho trái có tới
30% ánh sáng chiếu xuống mặt đất và con số này tăng dần theo độ tuổi của dừa và
đạt đến 80% vào giai đoạn dừa lão hóa.
Xét trong mối liên quan giữa ca cao với dừa. Cây ca cao được xem là rất phù
hợp với việc đưa vào trồng xen trong vườn dừa. So với việc trồng xen trong các
vườn cây khác, ca cao trong vườn dừa tỏ ra khỏe và an toàn hơn trước các thách
thức của thiên nhiên. Việc nghiên cứu và thực hiện mô hình trồng xen ca cao trong
vườn dừa cũng đã được thực hiện từ nhiều năm trước trên thế giới. Trong thí
nghiệm trồng xen được theo dõi trong suốt 9 năm ở Philipin cho thấy không có ảnh
hưởng xấu đến năng suất dừa khi trồng xen ca cao. Việc tăng năng suất này được
giải thích bởi các nhà khoa học là do: lượng lớn lá ca cao rụng làm giảm xói mòn,
tăng khả năng giữ dinh dưỡng trong đất, duy trì ẩm độ đất trong mùa khô. Đặc biệt,
lá ca cao còn làm tăng nguồn hữu cơ, làm gia tăng đáng kể mật số các loại vi sinh
vật hữu ích (cố định đạm, phân giải lân…) trong đất, từ đó giúp cho bộ rễ dừa hoạt
động tốt, độ phì nhiêu đất được duy trì.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - 8 - MSSV: 3108441
Tóm lại, việc trồng ca cao xen trong vườn dừa có nhiều ưu thế, lợi điểm nếu
xét về mặt khoa học cũng như kinh tế- xã hội. Vì vậy, người nông dân hoàn toàn có
thể yên tâm đầu tư sản xuất.
1.2. Chất dinh dưỡng trong đất
1.2.1. Lân trong đất
Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv. (2004), lân có vai trò quan trọng trong đời
sống cây trồng. Hàm lượng lân trong cây và trong đất thường thấp hơn đạm và kali.
Lân là một chỉ tiêu của độ phì nhiêu đất “đất giàu lân mới có độ màu mỡ cao và
ngược lại đất có độ màu mỡ cao thì nhiều lân” .
Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng đóng vai trò quan
trọng trong quá trình trao đổi chất, hút dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong cây
giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, tốt hơn, rút ngắn thời gian sinh trưởng
một cách hiệu quả.
Lân được cây trồng hút thu ở dạng các ion vô cơ như: H
2
PO
4
-
, HPO
4
2-
được
gọi là lân hữu dụng. Trên đất trồng lân dễ tiêu thường bị cố định do các phản ứng
hóa học. Ở những vùng đất chua lân thường bị cố định với Fe, Al. Khi pH đất cao
lân dễ bị kiềm giữ bởi Ca cây trồng sẽ khó hấp thụ được.
1.2.1.1. Hợp chất lân trong đất
Trong đất lân có thể ở dưới dạng hữu cơ hoặc vô cơ. Hàm lượng lân vô cơ
thường cao hơn lân hữu cơ, ngoại trừ trên các loại đất hữu cơ.
Lân hữu cơ
Lân hữu cơ được tìm thấy trong đất mùn, lá cây và các dư thừa thực vật và
động vật trong đất. Hàm lượng lân hữu cơ trong đất thay đổi tùy theo loại đất và gia
tăng với hàm lượng CHC theo thứ tự: Đất cát < đất sét < đất than bùn. Trong đất,
lân hữu cơ thường ở dưới ba dạng chính:
- Phytate (CH)
6
(H
2
PO
4
)
6
: Phytate chiếm tỉ lệ < 30-40% tổng số lân hữu cơ
trong đất và không hòa tan trong nước và axit nhưng hòa tan trong môi trường kiềm.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - 9 - MSSV: 3108441
- Phospholipid: là hợp chất lân béo được tìm thấy ở thực vật, cùng với nucleic
axit chúng chiếm tỉ lệ 1-2% lân hữu cơ trong đất.
- Nucleic axit: được hấp thụ bởi hợp chất mùn cũng như các khoáng sét silicat.
Có hai loại nucleic axit: ribose nucleic axit (RNA) và deoxy-ribose nucleic axit
(DNA).
Lân vô cơ
Hàm lượng lân vô cơ trong đất thường cao hơn lân hữu cơ và có hướng tăng
theo độ sâu của phẩu diện đất. Hầu hết lân vô cơ trong đất ở dạng phosphate
calcium, sắt, nhôm, trong đó dạng phosphate sắt (Fe-P) chiếm tỉ lệ cao nhất trong
các loại đất ở vùng ĐBSCL và sông Hồng. Đất phù sa được bồi tụ có hàn lượng
(Ca-P) cao nhất, đất càng phát triển hàm lượng (Ca-P) càng thấp, (Fe-P) và (Al-P)
càng cao (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004)
1.2.1.2. Sự khoáng hóa lân hữu cơ
Lân hữu cơ bị vi sinh vật phân hủy tạo thành hợp chất lân vô cơ hữu dụng
cho cây trồng. Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv. (2004), có ba cách để lân vô cơ được
giải phóng từ lân hữu cơ.
o Do sự trực di lân vô cơ từ các thục vật chết. Điều này xảy ra trong thời gian
làm khô mẫu cây.
o Do sự tự tiêu, khi năng lượng cung cấp cho sự thối rửa được sử dụng các tế
bào vsv tự chúng bị phân hủy bởi sự hiện diện của các enzyme trong tế bào.
o Qua sự khoáng hóa lân hữu cơ, giải phóng sinh học các nguyên tố như N, P
và S từ dạng hữu cơ sang vô cơ. Ngược lại tiến trình này là sự bất động.
1.2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự cầm giữ lân trong đất
a). Loại khoáng sét
Do có sự xuất hiện nhiều các hợp chất hydroxyt Fe, Al trong đất nên khả
năng cầm giữ lượng P bón vào của khoáng sét 1:1 lớn hơn khoáng sét 2:1.
Theo Bajwa (1980), khoáng sét kaolinite có thể cố định 96% lượng P bón
vào đất, trong khi đó amorphous allophonic cố định 88%, halloysitric 86-88%,
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TẤT ANH THƯ
SVTH: PHAN THỊ HỒNG NHUNG - 10 - MSSV: 3108441
beidellitric 84% và vermiculitic 77%. Mức độ cố định P của các loại khoáng sét
được sắp xếp như sau:
Sét 2:1 << sét 1:1 < tinh thể carbonate < tinh thể oxyt Al, Fe, Mn < oxyt Al,
Fe, Mn vô định hình, allophone
b). Thời gian phản ứng
Thời gian phân lân tiếp xúc với đất càng lâu, lượng lân cố định càng lớn. Khi
bón phân, cây có khả năng thu hút tốt nhất lượng phân bón vào. Tùy vào từng loại
đất có khả năng cố định lân nhanh hay chậm mà bón phân lân cho phù hợp.
c). Ảnh hưởng của pH đất
pH đất là chỉ tiêu đánh giá quan trọng vì có liên quan trực tiếp đến sự phát
triển của cây trồng, hoạt động của vi sinh vật đất, các phản ứng hóa học và sinh học
xảy ra trong đất. pH đất ảnh hưởng đến độ hòa tan và dạng hữu dụng của các chất
dinh dưỡng trong đất, cũng như hiệu quả của việc sử dụng phân bón (Ngô Ngọc
Hưng và ctv., 2004).
Trong nhiều loại đất, độ hữu dụng của lân trong đất đạt tối đa trong khoảng
pH từ 5,5-7,0. Ở giá trị pH thấp, lân bị cầm giữ do phản ứng với Fe, Al và các
hydroxyt của chúng. Khi pH > 7, các ion Mg, Ca sẽ hiện diện cùng với ion
carbonate trong đất, sẽ làm kết tủa lượng lân bón vào. Vì vậy, độ hữu dụng của lân
sẽ giảm khi pH nằm ngoài khoảng cho phép đạt tối đa.
d). Nhiệt độ
Các phản ứng hóa học thường gia tăng với sự gia tăng nhiệt độ. Tuy nhiên,
các loại đất ở vùng khí hậu ẩm thường cố định nhiều lân hơn đất ở vùng khí hậu
lạnh. Khí hậu lạnh làm gia tăng hàm lượng các hydroxyt sắt, nhôm.
e). Chất hữu cơ
Chất hữu cơ là thành phần quan trọng của đất, làm cho đất có một đặc tính
đặc biệt là độ phì. Số lượng và tính chất của CHC có vai trò quyết định tới quá trình
hình thành và các tính chất cơ bản của đất (Lê Văn Khoa, 2000).