Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân đạm lên sinh trưởng, năng suất và chất lượng ớt sừng vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 50 trang )







1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.













PHẠM THỊ ÁNH NHƯ



ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ
PHÂN ĐẠM LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ỚT SỪNG VÀNG





Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC













Cần Thơ, 05/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.












LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ
PHÂN ĐẠM LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ỚT SỪNG VÀNG




Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

TS. Phạm Phước Nhẫn Phạm Thị Ánh Như
MSSV: 3113262
Ngành: Nông Học
Khóa : K37











Cần Thơ, 05/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
37.
38.
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
39.
40.
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ PHÂN ĐẠM LÊN SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ỚT SỪNG VÀNG
41.
Do sinh viên: PHẠM THỊ ÁNH NHƯ thực hiện và bảo vệ trước hội
đồng.
Ý kiến hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
42.
43.
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức:

44.
45. Cần Thơ, ngày……tháng… năm …
46. Thành viên hội đồng
47.
48.
49.
50.
…………………… .…………………… …………………….


DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng



i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN


Sinh viên: Phạm Thị Ánh Như
Sinh ngày: 04 tháng 12 năm 1993.
Nơi sinh: xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Họ tên cha: Phạm Chí Đa.
Họ tên mẹ: Trần Ánh Nguyệt.
Đã tốt nghiệp tại Trường Trung Học Phổ Thông Hòa Hưng, xã Hòa Hưng,
huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2011, theo Ngành Nông Học, khóa 37
Tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Nghiệp chuyên ngành Nông Học năm 2014.





ii
LỜI CẢM TẠ

51.
Khi được thực hiện luận văn tốt nghiệp là một việc rất vinh dự nhưng
đó cũng là một thử thách rất lớn đối với một sinh viên. Muốn hoàn thành
luận văn và đạt kết quả cao thì một mặt người thực hiện cần cố gắng nổ lực,
phấn đấu hết mình, phải có một vốn kiến thức chuyên môn nhất định, đủ để
đáp ứng cho quá trình thực hiện luận văn. Ngay từ lúc bắt đầu nhận đề tài
cho đến lúc kết thúc quá trình làm luận văn, tôi đã đầu tư nhiều thời gian và
công sức cho việc tìm hiểu, trình làm luận văn, tôi đã đầu tư nhiều thời gian
và công sức cho việc tìm hiểu, nghiên cứu nhiều loại sách báo tài liệu khác
nhau có liên quan đến đề tài luận văn của mình. Mặt khác, quan trọng nhất là
cần có sự hướng dẫn, định hướng của thầy cô và sự giúp đỡ từ phía gia đình
và bạn bè. Đó chính là những chỉ dẫn, chỗ dựa quan trọng và rất cần thiết đối
với người thực hiện.
Vì vậy, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến cha và mẹ, hai người
đã sinh ra và nuôi tôi đến ngày trưởng thành, cảm ơn quý thầy cô của trường
Đại học Cần Thơ. Đặc biệt xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm
Phước Nhẫn, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời tôi xin cảm ơn anh
Hữu, chị Kiều và các bạn: Anh Pha, Tố Như, Hải Đăng, Hương Truyền….đã
giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận văn.
Dù tôi đã rất cố gắng để hoàn thành luận văn một cách thật tốt nhưng
do năng lực và kiến thức bản thân có hạn nên có thể còn nhiều sai sót, hạn
chế khó tránh khỏi. Vì vậy tôi hy vọng nhận được sự thông cảm, chỉ bảo, góp
ý từ phía thầy cô và các bạn để từ đó tôi có thể hiểu sâu thêm về đề tài
nghiên cứu của mình và rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu cho

đề tài.
52.
53.
54.
55.
56.





iii
LỜI CAM ĐOAN
57.
58.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

59.
Tác giả luận văn
(ký tên)
60.



Phạm Thị Ánh Như
61.
62.
63.

64.
65.
66.
67.






iv
TÓM LƯỢC


Cây ớt được xem là cây gia vị, gần đây ớt trở thành một mặt hàng có giá
trị kinh tế vì ớt được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược
liệu để bào chế các thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh
hay nội khoa. Ớt có hoạt tính dược lý chủ yếu là do chất capsaicin chứa trong
trái. Capsaicin cũng là thành phần tạo nên vị cay của ớt. Nhờ vậy nhu cầu và
diện tích ớt ở nhiều nước có chiều hướng gia tăng. Trái ớt là loại trái rất quen
thuộc với người dân và được trồng phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long,
tuy nhiên hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có công trình
nghiên cứu nào so sánh độ cay của ớt theo các chế độ phân bón khác nhau.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực tiển khảo sát thành phần có hoạt tính chính
của ớt là capsaicin với các mức độ phân bón: theo khuyến cáo, tăng gấp đôi
lượng hữu cơ so với khuyến cáo, tăng gấp đôi lượng đạm so với khuyến cáo,
không bón đạm và không bón phân hữu cơ. Đồng thời thí nghiệm cũng tiến
hành khảo sát về chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và hàm lượng đường tổng số
trên ớt theo các công thức phân giống như khảo sát hàm lượng capsaicin.
Ớt Sừng vàng là loại ớt rất cay, hàm lượng capsaicin thu được qua

phân tích lên đến 8,14 mg/g trọng lượng khô, khi tăng liều lượng đạm thì
hàm lượng capsaicin giảm chỉ còn 6,11 mg/g và khi tăng gấp đôi liều lượng
hữu cơ so với khuyến cáo thì hàm lượng capsaicin tăng lên 9,87 mg/g. Khi
không bón đạm thì hàm lượng capsaicin cũng giảm rất nhiều chỉ còn 3,61
mg/g trọng lượng khô. Nếu không cung cấp đạm cây sinh trưởng kém, chỉ số
diệp lục tố thấp, năng suất chỉ đạt 36,5 g/cây đồng thời trái có sự tích lũy
đường nhiều hơn sự tích lũy capsaicin. Năng suất cao nhất ở nghiệm thức
tăng gấp đôi liều lượng phân hữu cơ (246,6 g/cây) trong khi đổi chứng chỉ
đạt 197 g/cây. Theo giai đoạn trưởng thành của trái hàm lượng capsaicin lúc
trái chín đỏ là cao nhất nhưng hàm lượng đường tổng số không có sự khác
biệt ở các giai đoạn phát triển của trái.




v
MỤC LỤC
LÝ LỊCH CÁ NHÂN i
LỜI CẢM TẠ ii
LỜI CAM ĐOAN iii
TÓM LƯỢC iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TẢI LIỆU………………… ……………….1
1.1 CÂY ỚT 1
1.1.1 Nguồn gốc 1
1.1.2 Phân bố 1
1.1.3 Phân loại 1

1.1.4 Đặc tính thực vật của cây ớt 2
1.1.4.1 Rễ 2
1.1.4.2 Thân 2
1.1.4.3 Lá 2
1.1.4.4 Hoa 3
1.1.4.5 Trái 3
1.1.4.6 Hạt 3
1.1.5 Điều kiện ngoại cảnh 3
1.1.5.1 Ánh sáng 3
1.1.5.2 Nhiệt độ 3
1.1.5.3 Nước và ẩm độ 4
1.1.5.4 Đất và dinh dưỡng 4
1.1.5.5 Mật độ gieo trồng 4
1.1.5.6 Phân bón 4
1.1.6 Tính vị 5
1.1.7 Thành phần hóa học của trái ớt 5
1.1.7.1 Alkaloid 5
1.1.7.2 Các chất màu 7
1.1.8 Công dụng của cây ớt 8
1.1.8.1 Trong thực phẩm 8
1.1.8.2 Trong y học 8
1.1.8.3 Trong hoa kiểng 8
1.2 VAI TRÒ CỦA PHÂN ĐẠM, LÂN, KALI VÀ HỮU CƠ ĐỐI VỚI CÂY
TRỒNG 9
1.2.1 Vai trò của phân đạm 9
1.2.1 Vai trò của lân 9
1.2.3 Vai trò của kali 9
1.2.4 Vai trò của phân hữu cơ 10
1.3 GIỐNG ỚT 10
1.3.1 Vai trò của giống ớt trong sản xuất 10

1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống ớt 11
1.3.2.1 Trên thế giới 11
1.3.2.2 Tại Việt Nam 11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP 12
2.1 Phương tiện thí nghiệm 12
2.1.1 Thời gian địa điểm 12



vi
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 12
2.2 Phương pháp thí nghiệm 13
2.2.1 Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và phân
hữu cơ lên tốc độ sinh trưởng của cây ớt 13
2.2.2 Xác định ẩm độ 15
2.2.3 Quy trình phân tích lượng đường tổng số 15
2.2.4 Quy trình phân tích Capsaicin 16
2.3 Xử lý số liệu 17
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT 18
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ PHÂN ĐẠM LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY ỚT 19
3.2.1 Chiều cao cây 19
3.1.2 Số lá trên cây 20
3.1.3 Chỉ số diệp lục tố 21
3.2 ĐÁNH GIÁ VẬT CHẤT KHÔ 22
3.3 NĂNG SUẤT 24
3.4 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ PHÂN ĐẠM LÊN HÀM
LƯỢNG ĐƯỜNG TỔNG SỐ CỦA ỚT 25
3.5 HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG TỔNG SỐ THEO GIAI ĐOẠN TRƯỞNG

THÀNH CỦA TRÁI 26
3.6 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ PHÂN ĐẠM LÊN HÀM
LƯỢNG CAPSAICIN TRONG ỚT 27
3.7 HÀM LƯỢNG CAPSAICIN THEO GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH
CỦA TRÁI 2929
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 30
4.1 KẾT LUẬN 30
4.2 ĐỀ NGHỊ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC BẢNG 33




vii
DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tên bảng Trang
2.1 Liều lượng phân bón áp dụng cho thí nghiệm 14
3.1
Ảnh hưởng của công thức phân bón lên chiều cao ớt Sừng
Vàng (cm)
19
3.2
Ảnh hưởng của công thức phân bón lên số lá trên cây của ớt
Sừng Vàng (Lá)
20
3.3
Ảnh hưởng của công thức phân bón lên chỉ số diệp lục tố của
các nghiệm thức

21
3.4
Ảnh hưởng của công thức phân bón lên phần trăm vật chất khô
của ớt Sừng Vàng (%)
23
3.5 Hàm lượng đường tổng số theo giai đoạn phát triển của trái 26



viii
DANH SÁCH HÌNH






Hình Tên hình Trang
2.1 Một số giai đoạn phát triển của ớt. 13
3.1 Chiều cao cây ớt ở 70NSC. 20
3.2 Ảnh hưởng của các công thức phân khác nhau lên năng
suất của ớt Sừng Vàng (g/cây).
24
3.3 Cuvette đo độ hấp thu đường trong ớt. 25
3.4 Ảnh hưởng của các công thức phân khác nhau lên hàm
lượng đường tổng số trong trái của ớt Sừng Vàng (mg/g
trọng lượng khô).
25
3.5 Cấp độ màu sắc của ớt Sừng Vàng. 26
3.6 Dịch chiết của ớt Sừng Vàng với acetone. 27

3.7 Cuvette đo độ hấp thu capsaicin trong ớt. 27
3.8 Ảnh hưởng của các công thức phân khác nhau lên hàm
capsaicin trong trái của ớt Sừng Vàng (mg/g trọng lượng
khô).
28
3.9 Hàm lượng capsaicin theo giai đoạn trưởng thành của ớt
Sừng Vàng (mg/g trọng lượng khô)
29



ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Diễn giải Tiếng Việt
ĐC Đối chứng
2HC Tăng gấp đôi lượng hữu cơ
2N Tăng gấp đôi lượng đạm
0N Không bón phân đạm
0HC Không bón phân hữu cơ
NSKC Ngày sau khi cấy
N Đạm
SPAD Chỉ số diệp lục tố








1
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 CÂY ỚT
1.1.1 Nguồn gốc
Ớt là một loại quả thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae). Ớt là
một loại gia vị cũng như loại quả làm rau phổ biển trên thế giới. Ớt đã là một
phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên và
có lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam
Ecuador cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về trước và là một
trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ (Site.google.com).
Ớt có tên tiếng Anh là Pepper theo Đường Hồng Dật (2003), cây ớt có
nguồn gốc từ Mexico, Trung và Nam Mỹ, được thuần hóa rồi lan sang Châu
Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm.
1.1.2 Phân bố
Ớt được phổ biến ở các nước nhiệt đới Châu Mỹ, sau đó lan sang nhiều
nước trên thế giới qua thuộc địa được Columbus chuyển sang Tây Ban Nha
(Mai Thị Phương Anh, 1999). Ớt cay (hot pepper) được trồng phổ biến ở Ấn
Độ, Châu Phi và các nước nhiệt đới khác. Ớt ngọt (sweet pepper) được trồng
nhiều ở Châu Âu, Châu Mỹ và một vài nước Châu Á (Trần Khắc Thi và
Nguyễn Công Hoan, 2005).
1.1.3 Phân loại
Tùy theo hình dạng, kích thước, màu sắc và cách mọc của ớt mà người
ta chia làm hai nhóm với nhiều thứ khác nhau của cùng một loài.
Nhóm có quả mọc thọng xuống:
- Ớt sừng trâu: có quả dài, nhọn, màu đỏ.
- Ớt dài (sừng vàng): có quả dài màu vàng, rất cay.
- Ớt cà chua, ớt bi, ớt ngọt hay ớt tây: có quả to, đa dạng, màu
vàng đỏ đầu tròn, không cay.
Nhóm có quả mọc thẳng đứng:




2
- Ớt chỉ thiên: Có quả nhỏ, dài, đầu nhọn, màu đỏ, rất nhiều trái
và rất cay.
- Ớt hiểm hay ớt hạt tiêu: có quả nhỏ, màu đỏ, rất cay.
- Ớt cà: có quả tròn màu đỏ, cay.
- Ớt tím: có quả hình quỳ màu tím.
Hiện nay, trong thực tế các nhà khoa học đã phát hiện thêm vài loài
mới.
1.1.4 Đặc tính thực vật của cây ớt
1.1.4.1 Rễ
Ớt có nhiều rễ trụ nhưng khi cấy rễ phân nhánh mạnh và cây phát triển
thành rễ chùm, phân bố trong vùng đất cày là chính (Phạm Hồng Cúc và ctv.,
2001). Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), rễ có nhiệm vụ chống
đỡ, hút và vận chuyển nước, chất dinh dưỡng. Hình dạng rễ do đặc tính di
truyền quyết định và bị ảnh hưởng bởi môi trường đất.
1.1.4.2 Thân
Khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ, dọc theo chiều dài thân có 4-5
cạnh. Thân có lông hoặc không lông, cây cao 35-65 cm, có giống cao 125-
135 cm. Ớt phân tán mạnh, kích thước tán thay đổi theo điều kiện canh tác và
giống (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo nhận định của Mai Văn Quyền và
ctv. (2000) cũng cho rằng cây ớt phân cành, phân nhánh nhiều và chiều cao
cây khác nhau thường phụ thuộc vào đặc tính giống.
1.1.4.3 Lá
Mọc đơn, đôi khi mọc chụm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình
trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông
hoặc không có lông (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Chức năng chủ yếu của
lá là quang hợp và thoát hơi nước (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).

Bộ lá có ý nghĩa quan trọng nhất đối với năng suất. Số lá trên cây hoặc khi lá
bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến năng suất quả (Tạ Thu Cúc, 2002). Lá ít không
những ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây mà còn ảnh hưởng đến
chất lượng quả, bởi vì lá ít thường gây hiện tượng rám quả và nứt quả (Chu
Thị Thơm và ctv., 2005).



3
1.1.4.4 Hoa
Ớt ra hoa, trái hầu như quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hạ (Lê Quang
Long, 2006). Hoa thuộc loài lưỡng tính phái, mọc đơn hoặc thành chùm 2-3
hoa. Hoa nhỏ, đài hoa màu xanh có hình chén, lá đài nhỏ, hẹp và nhọn. Tràng
hoa có 6-7 cánh màu trắng hoặc tím. Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc
quanh nhụy cái (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.1.4.5 Trái
Theo Mai Thị Phương Anh (1999), ớt thuộc loại trái mọng có rất nhiều
hạt với thịt quả nhăn và chia làm hai ngăn. Các giống khác nhau có kích
thước quả, hình dạng, độ nhọn, màu sắc, độ cay và độ mềm của thịt quả rất
khác nhau. Quả chưa chín có màu xanh hoặc tím, quả chín có màu đỏ, da
cam, vàng, nâu, màu kem hoặc hơi tím. Trên cây ớt có nhiều lứa trái có trái
đang chín, có trái già và có trái còn non (Đường Hồng Dật, 2003).
1.1.4.6 Hạt
Tròn, dẹp, nhỏ có màu nâu sáng, hạt có khả năng cất giữ lâu (3 năm),
trọng lượng 1000 hạt 4-6 g (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.1.5 Điều kiện ngoại cảnh
1.1.5.1 Ánh sáng
Ánh sáng cần thiết cho cây vì là nguồn năng lượng cho quang tổng hợp
(Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Trong từng loại rau khác nhau thì yêu cầu
về cường độ ánh sáng cũng khác nhau. Ở phần lớn các loại rau, cường độ ánh

sáng tối hảo khoảng 20.000- 30.000 lux (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
Theo Nguyễn Việt Thắng và Trần Khắc Thi (1999) ớt cần nhiều ánh sáng.
Thiếu ánh sáng vào thời điểm ra hoa sẽ làm giảm tỷ lệ đậu quả của cây.
Ớt là cây ưa ánh sáng ngày ngắn. Nếu thời gian chiếu sáng trong ngày
9-10 giờ sẽ kích thích sinh trưởng, tăng sản phẩm khoảng 21-24% và tăng
chất lượng trái. Trời âm u sẽ hạn chế sự đậu trái, giảm năng suất (Mai Thị
Phương Anh, 1999). Ớt chịu điều kiện che rợp đến 45% nhưng che rợp nhiều
hơn ớt sẽ chậm trổ hoa và rụng.
1.1.5.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, số hoa, tỉ lệ đậu trái của cây ớt.
Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất, tăng số



4
trái thương phẩm là 20-30
o
C đối với ớt ngọt. Nhiệt độ thấp (8-15
o
C) làm
giảm tỉ lệ đậu trái, giảm kích thước và dạng trái (Mai Phương Anh, 1999).
Nhiệt độ trên 32
o
C cây sinh trưởng kém, hoa bị rụng nhiều, tỉ lệ đậu trái thấp
(Đường Hồng Dật, 2003).
1.1.5.3 Nước và ẩm độ
Tùy điều kiện đất đai cần đảm bảo tưới nước đầy đủ mỗi ngày trong
màu nắng để ớt phát triển tốt, mùa mưa phải đảm bảo thoát nước tốt (Phạm
Hồng Cúc và ctv., 2001). Ớt là cây chịu hạn không chịu được ngập úng, ẩm
độ đất trên 80% rễ kém phát triển dẫn đến cây còi cọc. Nếu độ ẩm thấp hơn

70% ở giai đoạn ra hoa hình thành trái sẽ bị sần sùi, giảm giá trị thương
phẩm, 70-80% là ẩm độ thích hợp nhất (Mai Thị Phương Anh, 1999).
1.1.5.4 Đất và dinh dưỡng
Theo Mai Thị Phương Anh (1999), ớt không kén đất pH = 6,0-6,5 là
thích hợp nhất. Đất phù hợp nhất để trồng ớt là đất thịt nhẹ, giàu vôi, ớt có
thể sinh trưởng trên đất cát nhưng phải đảm bảo tưới tiêu và bón phân đầy
đủ. Đất chua và kiềm đều không thích hợp cho ớt phát triển.
1.1.5.5 Mật độ gieo trồng
Theo Mai Thị Phương Anh (1996), ớt có thể trồng ở các mật độ sau:
45x45cm; 45x30cm (Khoảng 42.000-50000 cây/ha). Nếu trồng ớt khoảng
cách hàng là 1 m, khoảng cách cây 0,4-0,5 dùng liếp đơn, có mật độ 23.000-
25.000 cây/ha (Mai Văn Quyền và ctv., 2007).
1.1.5.6 Phân bón
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), cây ớt rất nhạy cảm với triệu chứng
thiếu canxi biểu hiện là thối đít trái hay còn gọi là mày ốc. Vì vậy cần phải
bón lót vôi bột và bổ sung thêm Clorucanxi (CaCl
2
) nồng độ 2-4% phun trên
lá định kỳ từ 7-10 ngày/lần từ lúc trái non phát triển.
Lượng phân bón cho cây ớt nên tùy thuộc vào điều kiện, độ màu mỡ
của đất. Lượng phân bón trên 1000m
2
: 20 kg Urea, 50 kg Super lân, 20 kg
Clorua kali, 12 kg Calcium nitrat, (50-70) kg 16-16-8, 1 tấn chuồng hoai, 100
kg vôi bột, tương đương với lượng phân nguyên chất (185-210N)-(150-
180P
2
O
5
)-(160-180K

2
O) kg/ha.
Theo khuyến cáo của Trung tâm rau Châu Á, lượng phân bón như sau: 200
kg N; 150 kg P
2
O
5
; 150 kg K
2
O/ha (Trích dẫn bởi Võ Thị Bích Thủy, 2000).



5
Còn theo khuyến cáo của Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001): 100-200 kg N, 70-
150 kg P
2
O
5
, 100-250 kg K
2
O, 10-15 kg phân hữu cơ cho 1 ha.
1.1.6 Tính vị
Ớt có vị cay, tính nóng. Độ cay của ớt được đánh giá bằng chỉ số
Scoville. Năm 1912, dược sỹ Wilbur Scoville đã đưa ra cách xác định độ cay
và ông đã xác định độ cay của capsaicin tinh khiết là khoảng 16000000 đơn
vị Scoville. Đó là nồng độ loãng nhất mà vẫn còn cho cảm giác cay. Độ cay
của ớt có thể được xác định bằng phương pháp Scoville thay thế cho phương
pháp HPLC. Để thiết lập độ cay Scoville, ông ta đã bào chế cao cồn của các
loại ớt, sau đó pha trong dung dịch nước đường 5% và nhờ các nhóm người

nếm thử nồng độ đậm đặc nhất. Ông tiếp tục pha loãng và nhờ nhóm người
nếm thử. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi không còn cay nữa thì số lần pha
loãng cũng chính là độ Scoville. Một loại ớt có độ cay Scoville bằng 0 nghĩa
là không cần pha loãng cũng cho cảm giác không cay. Một loại ớt có độ cay
Scoville bằng 300000 nghĩa là cao cồn chiết từ loại ớt này phải qua pha
loãng đến 300000 lần mới không còn cảm giác cay.
1.1.7 Thành phần hóa học của trái ớt
1.1.7.1 Alkaloid
Gồm các hợp chất tạo nên vị cay của ớt, các alkaloid này gọi chung là
Capsaicinoid, chiếm khoảng 0,05% đến 2% tùy thuộc vào các loại ớt.
Capsaicinoid bao gồm Capsaicin chiếm thành phần chủ yếu khoảng 0,01-
0,1%, quyết định độ cay của ớt và các dẫn xuất của nó như:
dihydrocapsaicin, nordihydrocapsaicin, homodihydrocapsaicin, Capsaicin
được phát hiện và nghiên cứu rất sớm.
Trong nhóm của capsaicinoids đã xác định được capsaicin và
dihydrocapsaicin xuất hiện trong ớt nhiều nhất chiếm hơn 75% tổng số độ
cay (Zewide and Bosland, 2000; Topuz and Ozdemir, 2007). Các hợp chất
khác cũng được xác định với lượng nhỏ hơn như: nordihydrocapsaicin,
homodihydrocapsaicin, homocapsaicin cũng như là pelargonic acid
vanillylamide (Wesolowska et al., 2011).
Hàm lượng capsaicin được tìm thấy nhiều nhất trong lõi trái trong khi
hàm lượng đó thấp hơn trong hạt và thịt quả. Sinh tổng hợp diễn ra trong lõi
trái nơi mà các tế bào biểu bì đặc biệt tích trữ chúng vào trong không bào từ



6
đó nó được phân phối đến hạt và vỏ quả cũng như đến các cơ quan của lá và
cành cũng có một lượng nhỏ (Contreras-Padilla and Yahia, 1998). Đó là lý
do tại sao các sản phẩm làm từ cả trái ớt chứa nhiều capsaicinoids . Nó có

hương vị cay nồng hơn so với nhưng sản phẩm chỉ làm từ phần vỏ quả
(Nowaczyk et al., 2006).
Lượng capsaicinoids của ớt được xác định bởi nhiều yếu tố. Sự tích lũy
của các hợp chất này phụ thuộc vào những đặc điểm di truyền của một giống
cây trồng (Wang and Bosland, 2001). Hàm lượng capsaicinoids cũng được
xác định bởi sự trưởng thành của quả tại thời điểm thu hoạch. Điều kiện môi
trường và thời tiết trong thời gian đậu quả cũng như chế độ phân bón cũng có
tác động đáng kể đến sự tổng hợp capsaicinoids trong ớt (Zewide and
Bosland, 2000).
Thu hoạch ớt nhiều đợt đòi hỏi đầu vào nhân công cao. Nghiên cứu
nông nghiệp trước đây đối với ớt đã chứng minh rằng việc canh tác cây trồng
này có thể làm giảm năng suất thu hoạch. Không tìm thấy ảnh hưởng của tần
số thu hoạch trái đến số lượng và chất lượng của sản lượng trái cây, trong đó
có hàm capsaicinoid (Halina Buczkowska, Jan Dyduch, Agnieszka Najda,
2013).
Một số cấu trúc của capsaicinoid như sau:

Capsaicin

Dihydrocapsaicin



7

Nonivamid
1.1.7.2 Các chất màu
Các chất màu carotenoid chiếm khoảng 0.15% đến 0.35%, trong đó có
β-caroten, các hợp chất có oxi như: capsorubin, zeaxathin và crytoxanthin.
Trong đó, capsanthin (chiếm tỉ lệ 30-60%) và capsorubin (chiếm tỉ lệ 6-8%)

quy định sắc tố đỏ, các thành phần còn lại quy định sắc tố vàng.

β-carotene
Các thành phần khác
- Nước: 8-10%, tinh bột: 5,7%, chất xơ: 1,4%.
- Chất vô cơ: chiếm 5-8%, gồm canxi (0,02-0,05%), photpho
(0,25-0,53%), kali (2,29-3,2%), natri (0,15-0,19%).
- Tinh dầu: chiếm hàm lượng là 1,5-2%, tập trung chủ yếu ở phần
vỏ.
- Lipid: chiếm 15-18%, có nhiều ở hạt và chủ yếu là glycerid của
axit oleic.
- Các vitamin: chứa nhiều vitamin C (0,1-0,4%), hàm lượng
vitamin C tăng lên khi quả chín, bắt đầu giảm khi quả có màu đỏ.
Trong khi phơi, làm lượng vitamin C giảm đi nhiều. Ngoài ra, còn
có một lượng nhỏ tiền vitamin A là β-caroten, các vitamin B1,
B2,…



8
1.1.8 Công dụng của cây ớt
1.1.8.1 Trong thực phẩm
Ớt được dùng trong thực phẩm như một loại rau gia vị. Loại “rau tươi”
này có mặt trong hầu hết các món ăn từ cơm chiên đến súp từ rau trộn đến
thịt bầm. Trong trái ớt chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt vitamin C nhiều nhất
trong các loại rau, ngoài ra trong ớt có chứa một lượng capsicum
(C
18
H
22

NO
3
) là loại alcaloid có vị cay, làm gia tăng cảm giác ngon miệng khi
ăn, kích thích quá trình tiêu hóa (Mai Thị Phương Anh, 1999). Có rất nhiều
người xem ớt là là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày.
Người ta thường nhai sống những quả ớt để tăng gia vị cho bữa ăn. Ớt được
chế biến công phu với nhiều loại: ớt bột, tương ớt, ớt xào.
1.1.8.2 Trong y học
Ngoài việc dùng làm gia vị ớt còn được dùng làm thuốc. Ớt có tác dụng
là kích thích tiêu hóa, trị cảm lạnh, thấp khớp, sốt rét, lá ớt dùng đắp trị mụn
nhọt (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007).
Nghiên cứu của y học hiện đại thống nhất với y học cổ truyền về mặt
tác dụng chữa bệnh của ớt. Trong ớt có chứa hoạt chất capsicain (gây nóng,
đỏ), có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất Endophin (giúp giảm
đau), đặc biệt có ích cho những bệnh nhân viêm khớp mãn tính và các bệnh
ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ (ớt chỉ
thiên) có hàm lượng Capsicain nhiều hơn. Một số hoạt chất khác trong ớt
giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu, dễ gây tai
biến tim mạch. Một số khác lại có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp
cao. Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa rất nhiều vitamin: vitamin C, B1, B2,
axit citric, beta carotene…
1.1.8.3 Trong hoa kiểng
Một số loài ớt vì có hình dạng trái độc đáo và màu sắc trái tươi sáng đã
được sử dụng rộng rãi như là cây kiểng. Theo Bosland et al. (1994), một
nhóm nhỏ ớt được dùng làm kiểng và có thể ăn được vì có hình dạng trái
khác thường, trái có 4 hoặc 5 màu cùng lúc trên cùng 1 cây (trích dẫn bởi
Bosland, 1996).




9
1.2. VAI TRÒ CỦA PHÂN ĐẠM, LÂN, KALI VÀ HỮU CƠ ĐỐI VỚI
CÂY TRỒNG
Việc thâm canh tăng vụ ngày càng cao, đất đai ngày càng mất đi nhiều
dưỡng chất thì phân hóa học là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cây
trồng như: đạm, lân, kali và cần sử dụng với số lượng lớn. Thiếu một trong
ba dưỡng chất này thì cây trồng đều không cho năng suất cao.
1.2.1 Vai trò của phân đạm
Đạm làm cho cây chóng xanh, thúc đẩy quá trình quang hợp của cây,
kích thích thân lá phát triển. Đạm giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành
các cơ quan sinh vật, thành phần quan trọng các chất hữu cơ rất cơ bản và
cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây như các diệp lục tố, acid
nucleic, các loại men và các chất điều hòa sinh trưởng (Trung tâm Unessco,
2005).
1.2.1 Vai trò của lân
Lân đóng vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và tổng
hợp chất protein. Lân là thành phần chủ yếu của các chất ADP và ATP là
những chất dự trữ năng lượng trong quá trình sinh hóa trong cây, đặc biệt là
quá trình quang hợp.
Lân phát triển sự thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ cây, giúp cây tăng khả
năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường như rét, hạn, sâu bệnh.
Lân còn có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm. Theo Nguyễn
Thanh Hùng (1984) lân là một chất dinh dưỡng quang trọng thứ hai, đứng
sau đạm đối với các loại cây trồng. Tác dụng của lân đối với cây trồng chậm
chứ không nhanh như đạm, chủ yếu là giúp cho bộ rễ phát triển nhanh, nhiều
và nhờ đó hút được nhiều nước và thức ăn để nuôi cây nên cứng cáp ít sâu
bệnh.
1.2.3 Vai trò của kali
Kali tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp nên các chất
glucid của cây. Kali làm tăng khả năng thẩm thấu nước ở tế bào khí khổng,

giúp khí khổng đóng mở thuận lợi nên điều khiển sự khuyếch tán CO
2
của
quá trình quang hợp, đồng thời tăng khả năng sử dụng ánh sáng trong điều
kiện thời tiết ít nắng. Kali còn làm giảm tác hại của việc bón thừa đạm,
chống chịu các điều kiện bất lợi của cây như rét, hạn, sâu bệnh.




10
1.2.4 Vai trò của phân hữu cơ
Phân hữu cơ là nguồn bổ sung chất mùn rất quang trọng cho đất. Chất
mùn làm cho kết cấu đất tốt hơn, là kho dự trữ thức ăn cho cây, làm tăng hiệu
quả của phân khoáng, là yếu tố tạo nên sự phì nhiêu của đất. Theo Vũ Hữu
Yêm (1995) quá trình phân giả hữu cơ có thể tăng khả năng hòa tan các chất
khó tan. Việc hình thành phức hữu cơ-vô cơ cũng có thể làm giảm khả năng
di động của nguyên tố khoáng làm hạn chế khả năng đồng hóa kim loại nặng
của cây, sản phẩm nông nghiệp trở nên sạch hơn. Còn kết quả nghiên cứu củ
Nguyễn Mỹ Hoa (2004) thì chất hữu cơ bón vào đất sau khi mùn hóa làm
tăng khả năng cation, tăng khả năng đệm và các chất dinh dưỡng chủ yếu là
đạm, lân, lưu huỳnh. Vì vậy làm tăng hiệu quả của phân hóa học khi bón vào
đất, khả năng trao đổi mùn gấp 5 lần khả năng trao đổi sét.
Trong hữu cơ có thành phần dinh dưỡng phong phú, bao gồm cả đa
lượng, trung lượng và vi lượng, do đó có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho
cây cân đối ( Nguyễn Đăng Nghĩa, Mai Văn Quyền và Nguyễn Mạnh Chinh,
2005). Tuy nhiên là hàm lượng các chất dinh dưỡng nói chung rất ít chỉ
khoảng 0,3% N; 0,5%P
2
O

5
; 1%K
2
O (Mai Thị Phương Anh, 1996), và hệ số
sử dụng lại không cao, tác dụng chậm, nên bón với liều lượng lớn mới có
hiệu quả. Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999) nhận định rằng khi bón kết hợp
thích đáng giữa phân hóa học và phân hữu cơ sẽ có tác dụng làm tăng năng
suất cây trồng.
1.3 GIỐNG ỚT
1.3.1 Vai trò của giống ớt trong sản xuất
Theo Trần Thị Ba và Trần Văn Hai (2008) cho biết hiện nay nhiều nơi
vẫn canh tác giống địa phương là chính. Giống trồng phổ biến ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống Sừng
Bò, Chìa Vôi. Tuy nhiên giống địa phương bị lai tạp nên thoái hóa, quần thể
không đồng đều và cho năng suất kém, trong khi các giống F
1
(Sừng Vàng,
Chili, Hiểm lai 207, TN16) có khả năng cho năng suất vượt trội trong điều
kiện thâm canh cao nên bắt đầu được ưa chuộng và thay thế dần các giống
địa phương.



11
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống ớt
1.3.2.1 Trên thế giới
Để ngăn chặn sự mất mát của các gen quý trong tập đoàn ớt vào tháng 3
năm 2003 Trung tâm Nghiên cứu và Phát Triển Rau Châu Á (AVRDC) ở Đài
Loan đã thu thập được 7.492 mẫu từ hầu hết các khu vực địa lý trên thế giới.
Một bộ sưu tập khác của Bộ Nông nghiệp Mỹ gồm 3.000 mẫu ớt thuộc tất cả

các dòng của rất nhiều quốc gia là nguồn nguyên liệu rất quan trọng cho
công tác nghiên cứu và các chương trình chọn giống trên khắp thế giới. Viện
nghiên cứu tài nguyên Di truyền thực vật quốc tế (IPGRI) hiện cũng đang lưu
trữ 2.870 mẫu ớt thuộc các nơi trên thế giới (Phạm Văn Trọng Tính, 2010).
1.3.2.2 Tại Việt Nam
Theo Phạm Văn Trọng Tính (2010) trước đây việc nghiên cứu tập đoàn
ớt chưa được quan tâm, các tài liệu báo cáo về tập đoàn ớt rất hạn chế. Chỉ có
một vài tài liệu được báo cáo như: Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Hà Nội
(1987) công bố bộ sưu tập 117 giống nội địa, Ngô Đức Thế và ctv. (2006) đã
phân tích, đánh giá và phân loại được 86 mẫu ớt từ 280 mẫu thu thập được
lưu trữ ở Ngân hàng gen cây trồng quốc gia Việt Nam. Vũ Thị Tình (1997)
đã chọn ra được 7 giống ớt từ 85 giống trong thí nghiệm, có ưu điểm nổi bật
về sinh trưởng, năng suất cũng như tình hình kháng bệnh. Một kết quả khác
về chọn tạo giống ớt của Trần Thị Ba và ctv. (1997) đã tìm ra 2 giống ớt cho
năng suất cao nhất là giống Taiwan và Thailand 2 trên tổng 23 giống dùng
trong nghiên cứu.




12
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 Phương tiện thí nghiệm
2.1.1 Thời gian địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành tại nhà lưới và phòng thí nghiệm Sinh hóa
Bộ môn Sinh lý Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng trường
Đại học Cần Thơ.
Thời gian: 9/2013 đến 5/2014

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Vật liệu gieo, trồng ớt
o Giống ớt: Ớt Sừng Vàng do công ty TNHH cây trồng Trung Nông
phân phối.
o Bọc nilon đen (25x40), khay gieo cây con.
o Thước, cân, bình phun.
o Phân bón :
- Phân hóa học: Urê; KCl; Supper Lân.
- Phân hữu cơ: phân dơi oai.
Vật liệu phân tích trong phòng thí nghiệm
o Hóa chất phân tích Capsaicin:
- Phosphomolybdic acid (Merck).
- Acetone (Merck).
- Sodium Hydroxide (Trung Quốc, 96%).
- Sodium sulphate (Trung quốc).
- Nước cất.
o Hóa chất phân tích đường:
- H
2
SO
4
đậm đặc.
- Phenol 5%.



13
- Methanol 80%.
- Nước cất.
o Các thiết bị dùng trong thí nghiệm

- Máy lắc.
- Máy đo quang phổ.
- Máy li tâm.
- Máy đo chỉ số SPAD.
2.2 Phương pháp thí nghiệm
2.2.1 Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và phân
hữu cơ lên tốc độ sinh trưởng của cây ớt
Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 5 lần lặp
lại.
Hạt giống được ngâm trong nước 50
o
C khoảng 30 phút. Sau đó cho hạt
đã xử lý vào khăn ẩm và cuộn lại. Thường xuyên phun thêm nước để giữ ẩm.
Sau khoảng 5-6 ngày hạt nức nanh, tiến hành gieo hạt vào khay nhựa (đã có
sẵn giá thể xơ dừa) 2-3 hạt/lỗ. Phủ lên bề mặt một lớp giá thể. Tưới nước
thường xuyên 2-3 lần/ngày.



Hình 2.1: Một số giai đoạn phát triển của ớt
Cho vào bọc nilon, chiều cao đất trong bọc khoảng 25 cm. Sau đó tiến
hành đưa ớt đã gieo được 25 ngày vào trồng. Sau khi cây được 8 lá thật tiến
hành ngắt đọt, để lại 5 lá thật. Tỉa các lá ở gần gốc cho thông thoáng. Cần
cung cấp đủ nước đảm bảo cho sự sinh trưởng của cây, có thể tưới 1-2
lần/ngày.

20 ngày sau khi gieo
6 ngày sau khi ủ 3 ngày sau khi gieo

×