Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

ảnh hưởng của phân xỉ thép và phân hữu cơ lên năng suất lúa, ph và dung trọng đất xám bạc màu tại huyện mộc hóa – long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.55 KB, 48 trang )

Cần Thơ 2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………

&

……





NGUYỄN THỊ CHI

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP VÀ PHÂN HỮU
CƠ LÊN NĂNG SUẤT LÚA, pH VÀ DUNG TRỌNG
ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI HUYỆN
MỘC HÓA – LONG AN




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT





i

Cần Thơ 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
……

&

……






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP VÀ PHÂN HỮU
CƠ LÊN NĂNG SUẤT LÚA, pH VÀ DUNG TRỌNG
ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI HUYỆN
MỘC HÓA – LONG AN




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
Ts. Dương Minh Viễn Nguyễn Thị Chi 3103884

Khoa học đất K36



ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
……

&

……

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Xác nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài “ẢNH HƯỞNG
CỦA PHÂN XỈ THÉP VÀ PHÂN HỮU CƠ LÊN NĂNG SUẤT LÚA, pH VÀ
DUNG TRỌNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI HUYỆN MỘC HÓA – LONG
AN”.
Do sinh viên: Nguyễn Thị Chi lớp Khoa Học Đất K36 – Khoa Nông Nghiệp
& Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 12/2012 đến
tháng 07/2013.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:









Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Cán bộ hướng dẫn


Ts. Dương Minh Viễn


iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
……

&

……

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Khoa Học Đất đã chấp
thuận báo cáo đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP VÀ PHÂN HỮU
CƠ LÊN NĂNG SUẤT LÚA, pH VÀ DUNG TRỌNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU
TẠI HUYỆN MỘC HÓA – LONG AN”.
Do sinh viên: Nguyễn Thị Chi lớp Khoa Học Đất K36 – Khoa Nông Nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện và báo cáo trước hội
đồng ngày … tháng … năm 2013.

Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:







Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Chủ tịch Hội đồng





iv

LỜI CAM ĐOAN
……

&

……


Tôi xin cam đoan đề tài luận này là công trình nghiên cứu của bản thân. Các
số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa ai từng
công bố trong bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào trước đây.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Chi















v

LỜI CẢM TẠ
……

&

……

Kính dâng Cha Mẹ lòng biết ơn sâu sắc nhất của con, những người đã hết lòng
chăm sóc, dạy dỗ và động viên con trong suốt thời gian qua.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Dương Minh Viễn đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn cô cố vấn học tập Tất Anh Thư, cùng toàn thể quý thầy
cô khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã truyền đạt rất nhiều kiến thức và
kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đây sẽ là hành
trang vững chắc cho sự nghiệp và cuộc sống của em sau này.
Thân gửi đến các bạn trong lớp Khoa Học Đất K36 lời cảm ơn chân thành
nhất. Đặc biệt là các bạn Phan Minh Quốc Trạng, Hồ Văn Sang, Nguyễn Thị Sa đã
đóng góp, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Luận văn tuy đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế. Rất mong sự chỉ dạy của Quý Thầy Cô và sự đóng góp chân thành của các bạn.


Nguyễn Thị Chi











vi

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
……


&

……

 Tiểu sử cá nhân:
Họ và tên: NGUYỄN THỊ CHI
Ngày sinh: 19/02/1992
Nơi sinh: An Minh – Kiên Giang
Họ và tên cha: NGUYỄN VĂN GIỮ
Họ và tên mẹ: NGUYỄN THỊ TÚ ANH
Địa chỉ liên hệ: Ấp 4 – xã Xà Phiên - huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang
 Quá trình học tập:
Năm 1998 – 2003 học tại trường tiểu học Đông Hưng II.
Năm 2003 – 2007 học tại trường THCS Xà Phiên.
Năm 2007 – 2010 học tại trường THPT Lương Tâm.
Năm 2010 – 2013 học ngành Khoa Học Đất, Khóa 36 thuộc Bộ môn Khoa Học Đất,
Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.












vii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Nhận xét của Cán bộ hướng dẫn ii
Nhận xét của hội đồng iii
Lời cam đoan iv
Lời cảm tạ v
Tiểu sử cá nhân vi
Mục lục vii
Danh sách hình ix
Danh sách bảng x
Danh mục từ viết tắt xi
Tóm lược xii
Đặt vấn đề xiii
CHƯƠNG I LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1
1.1 . Tổng quan huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An 1
1.1.1 Vị trí địa lý 1
1.1.2 Khí hậu 1
1.1.3 Đất đai 1
1.1.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mộc Hóa, Long An 2
1.2 Một số tính chất lý, hóa của đất bạc màu ở Đồng bằng song Cửu Long 2
1.3 Vai trò của phân hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất 3
1.3.1 Vai trò của phân hữu cơ đến tính chất vật lý đất 3
1.3.2 Vai trò của phân hữu cơ đến tính chất hóa học đất 5
1.3.3 Vai trò của phân hữu cơ đến tính sinh học đất 6
1.4 Sơ lược về xỉ thép 6
1.4.1 Đặc tính xỉ thép 6
1.4.2 Nguồn gốc hình thành 7
1.4.3 Các công trình nghiên cứu, ứng dụng của xỉ thép trên thế giới và Việt

Nam 7
1.5 Sơ lược về cây lúa 10
1.5.1 Giai đoạn sinh trưởng 10
viii

1.5.2 Giai đoạn sinh sản 10
1.5.3 Giai đoạn chín 10
CHƯƠNG II PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP 11
2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 11
2.2 Phương tiện 11
2.3 Bố trí thí nghiệm 11
2.4 Kỹ thuật canh tác 11
2.5 Chỉ tiêu theo dõi 13
2.6 Xử lý số liệu 14
2.7 Sơ đồ nghiệm thức 14
CHƯƠNG III KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15
3.1 Đặc tính lý, hóa của phẩu diện đất tại Mộc Hóa – Long An 15
3.2 Chất lượng của phân hữu cơ bã bùn mía 16
3.3 Chất lượng của phân xỉ thép 17
3.4 Ảnh hưởng của phân xỉ thép đến đặc tính của đất 17
3.4.1 pH đất 17
3.4.2 Dung trọng đất 18
3.5 Sơ lược tình hình phát triển của lúa trong thời gian làm thí nghiệm 19
3.6 Ảnh hưởng của phân xỉ thép lên sự sinh trưởng và phát triển của lúa 19
3.6.1 Chiều cao của lúa 19
3.6.2 Số chồi 20
3.6.3 Chiều dài bộ rễ 21
3.6.4 Màu lá 22
3.6.5 Sinh khối rơm 22
3.6.6 Năng suất lúa 23

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25
4.1 Kết luận 25
4.2 Kiến nghị 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHỤ CHƯƠNG 29


ix

DANH SÁCH HÌNH

Hình Trang
1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Long An 1
1.2 Biểu đồ phần trăm ứng dụng xỉ thép trong các lĩnh vực 8
2.1 Sơ đồ thí nghiệm ngoài đồng ruộng 14
3.1 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến pH đất 18
3.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến dung trọng đất
cuối vụ Hè Thu
19
3.3 Ảnh hưởng của các công thức phân bón lên chiều cao cây
lúa
20
3.4 Ảnh hưởng của các công thức phân bón lên số chồi của lúa 21
3.5 Ảnh hưởng của các công thức phân bón lên tổng chiều dài
bộ rễ lúa
21
3.6
Ảnh hưởng của các công thức
ph
ân

b
ón lên
m
àu lá lúa 22
3.7 Ảnh hưởng của các công thức phân bón lên sinh khối rơm 23
3.8
Ảnh hưởng của các công thức
ph
ân
b
ón lên năng suất lúa 24

























x

DANH SÁCH BẢNG

Bảng Trang
1.1 Thành phần kim loại nặng có trong phân xỉ thép 7
1.2 Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng 9
3.1 Đặc tính hóa học của phẩu diện đất tại Mộc Hóa – Long
An
15
3.2 Các cation trao đổi của phẩu diện đất tại Mộc Hóa –

Long An.
15
3.3 Đặc tính vật lý của phẩu diện đất tại Mộc Hóa – Long An 16
3.4 Thành phần hóa học của phân hữu cơ phân bã bùn mía 16
3.5 Thành phần hóa học của phân xỉ thép 17
































xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên từ viết tắt
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
KCN Khu công nghiệp

REP Lần lập lại
NT Nghiệm thức
ĐBSCL Đồng bằng song Cửu Long
KC Khuyến cáo
PHC BBM Phân hữu cơ bã bùn mía
ND Nông dân
ĐX Đông Xuân
HT
Hè Thu
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
NSKS

Ng
ày
sau khi sạ



























xii


NGUYỄN THỊ CHI, 2013 với đề tài “ Ảnh hưởng của phân xỉ thép và phân hữu cơ lên
năng suất lúa, pH và dung trọng đất xám bạc màu tại huyện Mộc Hóa – Long An”.
Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Khoa học đất Khóa 36. Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Ts. DƯƠNG MINH VIỄN

TÓM LƯỢC


Đất xám bạc màu là một trong những loại đất có vấn đề ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Đất xám bạc màu có đặc tính chua, rất nghèo dinh dưỡng, đặc biệt là
nghèo chất hữu cơ, khả năng hấp phụ cation trao đổi thấp. Do đó đề tài “ẢNH
HƯỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP VÀ PHÂN HỮU CƠ LÊN NĂNG SUẤT LÚA,
pH VÀ DUNG TRỌNG CỦA ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI HUYỆN MỘC HÓA
– LONG AN” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phân xỉ thép và phân
hữu cơ trong việc cải thiện các đặc tính lý hóa của đất và năng suất của lúa. Thí

nghiệm đồng ruộng trên cây lúa được thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng 07/2013
tại ấp Mới, xã Bình Tân, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An với 7 nghiệm thức (NT) và
4 lần lập lại: NT1 (phân vô cơ bón theo nông dân 108 N - 113 P
2
O
5
- 36 K
2
O), NT2
(Khuyến cáo 100 N – 60 P
2
O
5
– 30 K
2
O (KC)), NT3 (KC + 3.480kg xỉ thép), NT4
(KC + 6.960 kg xỉ thép), NT5 (KC + 2.590 kg CaCO
3
), NT6 (KC + 3.480 kg xỉ thép
+ 800 kg phân hữu cơ bã bùn mía (PHC BBM) và NT7 (KC + 800 kg PHC BBM).
Các chỉ tiêu theo dõi: chiều cao cây, chiều dài rễ lúa, số chồi lúa/bụi, sinh khối rơm,
năng suất lúa (ở độ ẩm 14%), pH và dung trọng đất.
Qua kết quả thí nghiệm ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2013 cho thấy các
nghiệm thức bón phân xỉ thép và phân hữu cơ chưa có sự khác biệt ý nghĩa thống kê
so với các nghiệm thức bón phân vô cơ về chiều cao lúa, số chồi, chiều dài rễ ở giai
đoạn 45 NSKS và năng suất của lúa. Bón tối đa phân xỉ thép ở mức 6.960 kg/ha
giúp cải thiện pH đất có sự khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức chỉ bón phân
vô cơ. Về dung trọng đất thì chưa ghi nhận được sự khác biệt ý nghĩa thống kê.








xiii

ĐẶT VẤN ĐỀ


Sản xuất lúa trên thế giới chủ yếu tập trung ở châu Á, chiếm khoảng 90% diện
tích trồng lúa của toàn cầu (Dobermann và Fairhurst, 2000). Đồng bằng sông Cửu
Long góp một phần rất lớn cho an ninh lương thực cả nước và xuất khẩu. Tuy
nhiên, tập quán nông dân ít khi bón phân hữu cơ và các dưỡng chất khoáng nên hàm
lượng chất hữu cơ và khoáng chất trong đất bị giảm dần theo quá trình canh tác dẫn
đến sự bạc màu đất.
Những trở ngại thường gặp trên đất xám bạc màu như đất có pH thấp, nghèo
dinh dưỡng, nghèo chất hữu cơ và các dưỡng chất khoáng. Do đó, bón phân hữu cơ
và các dưỡng chất khoáng cho đất xám bạc màu được xem là biện pháp hiệu quả,
cải thiện đất lâu dài. Nguồn nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ như: lục bình,
rơm, phân heo, rất phong phú và đa dạng, có thể tìm thấy mọi nơi. Trong khi đó tại
các nhà máy sản xuất đường và các nhà máy sản xuất thép một lượng lớn chất thải
bã bùn mía và mạc xỉ thép được tập trung xung quanh nhà máy gây ra tình trạng ứ
đọng và ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Việc tận dụng nguồn phế phẩm có chứa dưỡng chất khoáng như bã bùn mía,
xác mía, mạc xỉ thép trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp để sản xuất ra
phân bón nhằm bổ sung dinh dưỡng, cải thiện độ phì cho đất và giảm ô nhiễm môi
trường là rất ý nghĩa. Vì vậy đề tài nghiên cứu: “ẢNH HƯỞNG CÙA PHÂN XỈ
THÉP VÀ PHÂN HỮU CƠ LÊN NĂNG SUẤT LÚA, pH VÀ DUNG TRỌNG
ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI HUYỆN MỘC HÓA – LONG AN” được thực hiện

nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân xỉ thép trong cải thiện năng suất lúa và các đặc
tính lý, hóa của đất. Thông qua kết quả nghiên cứu nhằm giới thiệu phân bón mới
cho ngành nông nghiệp và từ đó đề xuất những loại phân bón thích hợp nhằm cải
tạo cho nhóm đất bạc màu tại địa phương.
1

CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An
1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Long An
1.1.2. Khí hậu
Mộc Hóa – Long An có khí hậu nằm trong chế độ chung của nền khí hậu Tây
Nam Bộ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng quanh năm. Nhiệt độ trung bình hằng
năm từ 27,4 – 27,9
o
C, số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2.454 - 2.669 giờ, lượng
mưa trung bình từ 1.347 - 2.464 mm. Mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 dương
lịch chiếm 92 – 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4
dương lịch năm sau, chiếm 5 – 8% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình hằng năm
là 80%. Mùa khô hướng gió chính là hướng Đông Nam còn mùa mưa có gió hướng
Tây Nam (Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, 2009).
1.1.3. Đất đai
Đất thuộc điểm thí nghiệm chủ yếu thuộc nhóm đất xám hình thành trên nền
phù sa cổ lâu năm không được bồi tụ, hàm lượng hữu cơ trong đất thấp. Cao độ
trung bình là 1,2 – 2,3 m, thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đất bị xói
mòn mạnh mẽ, đất có đặc tính chua, hàm lượng mùn tầng mặt từ nghèo đến rất
2


nghèo (0,5 – 1,5%), nghèo cation kiềm trao đổi (Ca
2+
, Mg
2+
, ) trung bình nhỏ < 2
meq/100 g đất. Độ no bazơ thấp (<30%), hàm lượng muối tầng mặt từ nghèo đến
rất nghèo (0,5 – 1,5%). Các chất dinh dưỡng N, P, K tổng số và dễ tiêu đều nghèo
cộng với dung tích hấp thu thấp làm cho đất càng bị thoái hóa. Đất thuộc loại nén dẽ
ít ở tầng đất mặt, còn từ độ sâu >15 cm thì đất nén dẽ chặt, độ xốp dưới 50% đất
nghèo dinh dưỡng, đất xuất hiện tầng đế cày nhanh chóng do canh tác nhiều vụ lúa
trong năm mà chỉ bón phân vô cơ. Do đó, trong canh tác lúa ngoài bón phân hóa
học, cần phải bón bổ sung thêm phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác phù hợp
trên đất bạc màu để làm tăng độ xốp của đất, hạ thấp dung trọng đất để thích hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng (Theo cổng thông tin điện tử Long
An, 2009).
1.1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mộc Hóa, Long An
Nông nghiệp Long An từ lâu đã nổi tiếng với nhiều sản phẩm như: gạo tài
nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, dưa hấu Long Trì, khóm Bến Lức, đậu phộng
Đứa Hòa, mía Thủ Thừa Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Đến
nay, tổng diện tích gieo trồng lúa là 499.576 ha, tăng 3,17% so với năm 2011
(15.361 ha). Ước tính năng suất cả năm đạt 53,42 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha so với năm
2011. Sản lượng thu hoạch đạt 2.663.406 tấn, trong đó lúa cao sản đạt 601.611 tấn.
Diện tích gieo trồng mía là 13.463 ha, năng suất ước đạt 674 tạ/ha. Sản lượng ước
đạt 907.910 tấn. Thanh Long có diện tích trồng là 1.503 ha (tăng 256 ha so với năm
2011), sản lượng thu hoạch ước đạt 36.945 tấn. Một số cây trồng khác như: bắp
23.800 tấn, dưa hấu 69.700 tấn, rau các loại 128.600 tấn, mè 500 tấn (sản lượng
giảm so với năm 2011) (Cục Thống kê Long An, 2012).
Tuy nhiên, canh tác lúa liên tục nhiều vụ trong một khoảng thời gian dài gây
ra nhiều điều kiện bất lợi cho độ phì nhiêu của đất. Đồng thời với vòng quay canh
tác quá cao, sẽ làm cho các hệ vi sinh vật đất thay đổi như: giảm đa dạng loài và

giảm mật số vi sinh vật, vì vậy năng suất cây trồng giảm, hiệu quả kinh tế mang lại
không cao (Trần Khắc Tiệp, 2006).
1.2. Một số tính chất lý, hóa của đất bạc màu ở Đồng bằng song Cửu Long
Đất xám bạc màu ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở các tỉnh: Long An,
Kiên Giang, An Giang.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ; dung trọng 1,3 – 1,5 g/cm
3
; tỷ trọng 2,65 –
2,70 g/cm
3
, độ xốp 43 – 44%; sức chứa ẩm đồng ruộng 27 – 31%; độ ẩm cây héo 5
– 7%; nước hữu hiệu 22 – 24%; Phản ứng của đất từ chua đến rất chua (pH
KCl
dao
động từ 3,4 – 4,5), nghèo cation kiềm trao đổi (Ca
2+
, Mg
2+
), độ no bazơ thấp,
khoảng 30 – 40%. Tỷ lệ mùn thấp và keo sét ít làm cho đất hấp phụ dinh dưỡng
kém. Tóm lại, đất bạc màu có pH thấp, nghèo dinh dưỡng, nghèo những chất
3

khoáng và hữu cơ, khả năng hấp phụ kém, thường bị khô hạn và xói mòn mạnh
(Trần Khắc Tiệp, 2006).
Với những bất lợi về tính chất lý, hóa trên đây cho thấy đất bạc màu là loại đất
xấu, nghiên cứu cải tạo loại đất này là một công tác quan trọng và cấp thiết.
Theo PGS. TS. Lê Đức và PGS. TS. Trần Khắc Hiệp (2006) thì để cải tạo một
cách toàn diện và triệt để đất bạc màu cần áp dụng những biện pháp tổng hợp khác
nhau như: cày sâu, bón phân hữu cơ và phân khoáng, bón vôi, che phủ đất, áp dụng

những biện pháp thủy lợi thích hợp, đa dạng hóa cây trồng
1.3. Vai trò của phân hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất
Chất hữu cơ trong đất là nguồn dự trữ thiết yếu của carbon, dưỡng chất, năng
lượng trong chu kỳ sống (Jenkinson, 1988). Từ quan điểm nông nghiệp bền vững,
chất hữu cơ trong đất quan trọng vì là yếu tố cơ bản trong chu trình dinh dưỡng và
cải thiện tính chất vật lý đất như: cấu trúc đất, duy trì lớp đất trồng trọt và giảm đến
mức tối thiểu sự xói mòn (Lickacz và Penny, 2001). Nền nông nghiệp thâm canh đã
gia tăng năng suất và tính hiệu quả của hệ thống nông nghiệp, nhưng cũng gây ảnh
hưởng tiêu cực cho môi trường (Matson và ctv., 1997).
Hiện nay, bảo tồn đất là mối quan tâm vì sự canh tác liên tục, sự cung cấp vật
liệu hữu cơ không cân bằng với việc sử dụng phân khoáng đã góp phần giảm chất
hữu cơ trong đất, và hậu quả là giảm chất lượng đất nông nghiệp (Magdoff và Ray,
2004). Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động nông nghiệp có thể được cải
thiện nếu sử dụng phân chuồng hoặc chất thải thực vật trong hệ thống canh tác, có
thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với phân vô cơ (Breland và Eltun, 1999; Haynes,
2000; Nardi và ctv., 2004). Lượng chất hữu cơ tích lũy trong đất trên số lượng vật
liệu hữu cơ được bón thay đổi rất lớn và phụ thuộc sự dễ phân hủy của vật liệu hữu
cơ. Tùy vào loại vật liệu hữu cơ được bón vào đất, số lượng hữu cơ được tích lũy
khác nhau. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất được phản ánh bởi sự cân bằng giữa
tích lũy và phân hủy. Những yếu tố chính là khí hậu, loại đất, sự sinh trưởng của
thực vật, địa hình, sự canh tác (McDonald, 2008). Theo Hunt và ctv., (1996) sau 9
năm khảo sát cho thấy với canh tác có bón thêm chất hữu cơ thì lượng chất hữu cơ
trong lớp đất mặt tăng có ý nghĩa so với canh tác bình thường.
1.3.1. Vai trò của phân hữu cơ đến tính chất vật lý đất
Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ sau khi vùi vào đất, phân hủy và có khả
năng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Quan trọng hơn là phân hữu cơ có khả năng cải
tạo đất rất tốt (Vũ Hữu Yêm,1995; Nguyễn Ngọc Nông, 1999). Phân hữu cơ còn cải
thiện cấu trúc của đất, tăng độ xốp đất và gắn kết các hạt keo nhỏ lại với nhau, hạn
chế xói mòn và rửa trôi đất. Gia tăng khả năng giữ nước, cung cấp oxy cho rễ, tạo
4


con đường thoát CO
2
qua rễ, làm gia tăng nhiệt độ trong đất (Ngô Ngọc Hưng và
ctv, 2004).
Kết quả nghiên cứu của Trình Công Tư (2000) về suy thoái của đất bazan cho
thấy chất hữu cơ giúp tăng độ xốp của đất từ 59% lên 63,4%. Khi bón phân hữu cơ
vào cho đất, ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng: đạm,
lân, kali, magie và các nguyên tố vi lượng, phân hữu cơ còn cung cấp chất mùn làm
cho đất có cấu trúc ngày càng tốt: đất được tơi xốp, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế
bốc hơi nước, chống xói mòn (Lê Văn Trí, 2002).
Theo Phạm Tiến Hoàng (2003) cho thấy chất hữu cơ có khả năng hạn chế sự
rửa trôi, xói mòn đất, cấu trúc đất trở nên tốt hơn, giúp gia tăng khả năng giữ nước
và thấm nước của đất. Bón phân hữu cơ vào các loại đất nhẹ, đất xám, đất cát làm
cho đất không có cấu trúc rời rạc, nhờ đó hạn chế sự bốc thoát hơi nước và thấm lậu
xuống các tầng đất bên dưới, làm gia tăng lượng nước hữu dụng cho cây trồng, giúp
cây có thể chống chịu tốt hơn trong điều kiện khô hạn. Đối với đất thịt nặng hoặc
đất sét, nếu được bón nhiều phân hữu cơ thì đất trở nên tơi xốp hơn do đó trong điều
kiện mưa nhiều đất ít bị dính chặt hay ít bị ngập úng tạo điều kiện tốt cho rễ cây
trồng phát triển (Preston Sullivan, 2000; Nguyễn Thanh Hùng, 1984).
Hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ giúp cho đất có cấu trúc tốt, độ bền đoàn lạp sẽ
cao hơn, đất được thoáng khí, nhiệt độ trong đất được điều hòa giúp rễ phát triển tốt
và trao đổi khí tốt hơn (Hamblin, 1985). Theo Ngô Ngọc Hưng và Đỗ Thị Thanh
Ren (1993), chất hữu cơ ảnh hưởng đến các tiến trình vật lý đất, chất hữu cơ giúp
cải thiện cấu trúc đất, nó ảnh hưởng trực tiếp do làm mất độ cứng của đất, chất mùn
trong phân hữu cơ có tác dụng gắn kết các hạt keo nhỏ lại với nhau, tạo nên cấu trúc
bền cho đất, làm cải thiện độ xốp của đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn đất, làm cho cây
trồng thu hút các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Chất hữu cơ còn ảnh hưởng gián
tiếp đến các hoạt động của vi sinh vật trong đất làm cho đất có cấu trúc trở nên tốt
hơn. Ngoài ra chất hữu cơ giúp gia tăng khả năng giữ nước của đất, ảnh hưởng trực

tiếp bởi sự liên kết nước với chất hữu cơ và ảnh hưởng gián tiếp bởi sự cải thiện cấu
trúc đất. Phân hữu cơ còn ảnh hưởng đến tuần hoàn nước trong đất làm cho nước
ngấm sâu trong đất được thuận lợi hơn, khả năng giữ nước cao hơn, và bốc thoát
hơi mặt đất ít đi nhờ vậy mà tiết kiệm được nước tưới. Chất hữu cơ giúp cải thiện
độ thoáng khí của đất. Làm tăng khả năng cung cấp oxy cho rễ cây từ không khí và
tạo ra con đường thoát CO
2
từ không gian rễ. Phân hữu cơ có tác dụng làm cho đất
thông thoáng tránh sự tạo váng và tránh sự xói mòn. Làm gia tăng lượng nhiệt trong
đất, nó ảnh hưởng trực tiếp do mùn có màu sẫm, làm gia tăng sự hấp thu nhiệt của
đất.
5

Theo nghiên cứu của Lê Quang Trí, Võ Thị Gương, Trần Kim Tính trích
trong Nguyễn Thanh Bình (2001), đã nghiên cứu cho thấy rằng: Chất hữu cơ trong
đất và chất hữu cơ vùi vào trong đất có mối liên hệ chặt chẽ với chỉ tiêu hóa lý của
đất. Bón phân hữu cơ đã cải thiện được các đặc tính vật lý có lợi cho cây trồng. Sau
hai năm vùi chất hữu cơ liên tục dung trọng bé dần và độ xốp tăng lên rõ, độ ẩm đất
cao hơn (Trần Bá Linh và ctv (2008)).
1.3.2. Vai trò của phân hữu cơ đến tính chất hóa học đất
Phân hữu cơ ảnh hưởng đến các tiến trình hóa học của đất như: hấp phụ các
dưỡng chất khoáng, làm gia tăng khả năng trao đổi cation. Khả năng trao đổi cation
được quyết định bởi chất hữu cơ, khoáng sét có trong đất (Trần Kim Tính, 2002).
Phân hữu cơ được bón vào đất, sau thời gian phân giải sẽ cung cấp các khoáng chất
làm tăng hàm lượng dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng và sau khi mùn hóa sẽ
làm tăng khả năng trao đổi của đất (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Theo Nguyễn Bảo Vệ (1996) thì trong phân hữu cơ có humic acid sẽ làm tăng
khả năng khoáng hóa đạm rất tốt. Phân hữu cơ còn có tác dụng là giúp tăng tính
đệm pH của đất và cải thiện pH đất, nhất là đất xám bạc màu, đất nhiều cát. Giá trị
pH trong dung dịch đất có ảnh hưởng rất lớn đến độ hòa tan các chất dinh dưỡng

(Lindsay, 1979) và những đặc tính có lợi cho cây trồng (Lucus và Davis, 1961;
Peterson, 1981). Có nhiều đánh giá, nhận định khác nhau về sự tăng pH khi bổ sung
chất hữu cơ vào trong đất (Hoyt & Turner, 1975; Lungu và ctv., 1996). Nguyên
nhân sự tăng pH là do H
+
bị tiêu thụ trong các quá trình acid hóa các anion của acid
hữu cơ trong quá trình mùn hóa, sự ammonium hóa chất mùn, và từ phản ứng khử
trong điều kiện yếm khí (Haynes và Mokolobate, 2000). Sự phân giải phân hữu cơ
còn tạo ra các acid hữu cơ, các acid này liên kết với Fe, Al, Ca trong các hợp chất
phosphate khó hòa tan và chuyển nó vào hợp chất không bền vững (Phạm Tiến
Hoàng, 2003). Ngoài việc cải tạo tình trạng dinh dưỡng của đất, phân hữu cơ còn
làm tăng lượng chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân hóa học không có được (Trần
Văn Hai và Trần Thị Ba, 1999). Cây trồng lấy từ đất một lượng dinh dưỡng khá lớn,
nhiều chất bị rửa trôi, bay hơi nên cần phải trả lại lượng dinh dưỡng cho đất để duy
trì độ phì nhiêu và đáp ứng nguồn thức ăn cho cây trồng. Bón phân hữu cơ có tác
dụng cung cấp cho đất gần như đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết: N, P, K, Mg,
Ca, … và nhiều chất vi lượng khác mà phân hóa học không có đặc điểm này
(Nguyễn Thanh Hùng, 1984). Việc sử dụng phân hữu cơ trong thời gian dài sẽ làm
tăng pH và sự tăng này giúp cây trồng phát triển tốt và năng suất cao hơn trên nhóm
đất acid (Haynes và Mokolobate, 2000).
Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004) phân hữu cơ còn cung cấp CO
2
cho sự
quang tổng hợp chất hữu cơ, làm giảm khả năng trực di các cation. Vì vậy, làm tăng
6

hiệu quả của phân hóa học bón vào đất….

Bón phân hữu cơ làm tăng lượng lân dễ
tiêu, tăng dung tích hấp thu (CEC) và tăng khả năng hấp thu NH

4
+
.
1.3.3. Vai trò của phân hữu cơ đến tính sinh học đất
Phần lớn vi sinh vật trong đất đều thuộc nhóm hoại sinh nên phân hữu cơ giúp
cung cấp nguồn thức ăn, tạo điều kiện phát triển sinh khối, đa dạng chủng loại và
giúp kìm hãm vi sinh vật có hại ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Phân hữu cơ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển và sinh sống cho vi
sinh vật. Bổ sung phân hữu cơ vào đất giúp gia tăng mật số vi sinh vật trong đất (Võ
Thị Gương và ctv, 2004).
Trong quá trình phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật giúp phóng thích các dưỡng
chất khoáng hữu cơ thành vô cơ dễ hấp thu đối với cây trồng. Đồng thời, vi sinh vật
cũng lấy nguồn năng lượng từ carbon hữu cơ cho hoạt động sống và chuyển hóa các
carbon hữu cơ khó phân hủy khác: cellulose, lignin … việc bón phân hữu cơ đơn
thuần hoặc kết hợp với phân hóa học thì vi sinh vật được ổn định hơn, dẫn đến sự
cân bằng trong đất được tốt hơn (Nguyễn Ngọc Hà, 2000).
Trong điều kiện đất giàu hữu cơ thì quần thể vi sinh vật đối kháng sẽ phát
triển mạnh đủ sức khống chế và kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh
dưới ngưỡng gây hại. Phân hữu cơ còn giúp tăng cường phân hủy sinh học các hợp
chất nông dược dư tồn trong đất thông qua việc kích thích hoạt động của hệ vi sinh
vật trong đất ( Nguyễn Thơ và Lê Văn Hưng, 2004). Hấp phụ các chất làm ô nhiễm
đất như tạo phức với kim loại nặng, một số nông dược (Dương Minh Viễn, 1999).
Theo Bosuyt và ctv, (2000) cho rằng sự hô hấp đất gia tăng khi chất hữu cơ được
thêm vào có tỉ lệ C/N phù hợp. Theo Syers và Craswell (1995), chất hữu cơ kích
thích hoạt động của quần thể vi sinh vật trong đất, dẫn đến việc dinh dưỡng trong
đất được phóng thích trong quá trình phân hủy xác bã động thực vật. Quần thể vi
sinh vật có vai trò quan trọng trong việc gia tăng tính hữu dụng và đáp ứng chất
dinh dưỡng, đặc biệt trên đất nghèo dinh dưỡng.
1.4. Sơ lược về xỉ thép
Xỉ thép được hình thành như là một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất

thép. Phân xỉ thép có màu xám đen, khối lượng nặng hơn đá basalt từ 20 - 25% và
có dạng cục như sỏi, đá tự nhiên (Công ty Vật liệu xanh, 2012).
1.4.1. Đặc tính xỉ thép
Xỉ lò điện có thể xem như đá nhân tạo, giống đá tự nhiên, bao gồm FeO, CaO,
SiO
2
và các oxit khác như MgO, Al
2
O
3
, MnO. Xỉ lò điện có thể sử dụng để làm
đường, san lấp, sản xuất xi măng, Tuy nhiên, trước khi sử dụng, xỉ phải được chế
biến như nghiền, sàng và phân loại kích thước. Các thành phần hóa học chính của xỉ
7

thép là CaO, Fe
x
O
y
, MgO, MnO
2
, SiO
2
và Al
2
O
3
,… ở các phức bền vững, trong đó
thành phần chính là CaO, SiO
2

và Fe
x
O
y
chiếm đến 80% trọng lượng của xỉ lò
(Công ty Vật liệu xanh, 2012).
Bảng 1.1 Thành phần kim loại nặng có trong phân xỉ thép (Nguồn: Sumitomo
Forestry Co.LTD, 2012).
Thành phần
Các chỉ tiêu (mg/kg)
Cd Cr
+6
Hg Se Pb As F B
Xỉ thép - - - - - - 240

80

Tiêu chuẩn
của Nhật Bản

<150

<150

<15

<150

<150


<150

<4000

<4000

1.4.2. Nguồn gốc hình thành
Xỉ thép được hình thành như một sản phẩm phụ trong quá trình luyện thép.
Công nghệ luyện thép bằng lò điện hồ quang sử dụng nguyên liệu đầu vào là sắt,
thép phế liệu để luyện thép. Để tách các tạp chất có trong thép phế liệu đầu vào, sử
dụng vôi và một số chất trợ dung đưa vào lò luyện, quá trình nóng chảy ở nhiệt độ
trên 1.600
o
C xỉ sẽ nổi lên trên, thép lỏng nằm ở lớp phía dưới. Lớp xỉ được tháo ra
khỏi lò, được làm nguội và chuyển sang trạng thái rắn. Khi nguội, xỉ được đưa tới
bãi chứa và chuyển đến nhà máy xử lý, tái chế thành các sản phẩm có ích, phần thép
trong lò được đúc thành phôi (Công ty Vật liệu xanh, 2012).
1.4.3. Các công trình nghiên cứu, ứng dụng của xỉ thép trên thế giới và Việt
Nam
Với nguồn cung nguồn cung dồi giàu hơn 100 triệu tấn được tạo ra trên thế
giới mỗi năm (Tatsuhito Takahashi và Kazuya Yabuta, 2002) và (Branca và Colla,
2012), xỉ thép thực sự là một nguồn tài nguyên được ứng dụng rất rộng rãi trong
nhiều thành phần, lĩnh vực trên thế giới và cả Việt Nam.
Đã từ lâu xỉ thép được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau,
theo Hiệp hội Xỉ thép Châu Âu (Euroslag), người đầu tiên là Aristotle - Nhà Triết
học, Khoa học Hy Lạp cổ đại đã ứng dụng xỉ thép cho các mục đích xây dựng, y tế
vào năm 350 trước công nguyên. Xỉ thép bắt đầu được ứng dụng rộng rãi như: đúc
đạn cho súng thần công ở Đức (1589), làm bến cảng ở Anh (1652), sản xuất sợi và
bông từ xỉ ở xứ Wales (1840), sản xuất xi măng xỉ ở Đức (1852), làm bê tông xỉ cốt
thép ở Đức và Châu Âu (1892), gạch không nung từ xỉ và đá vôi ở Nhật (1901), vật

liệu lộc ở bãi chôn lấp rác Thụy Điển (Hình 2) (Công ty Vật liệu xanh, 2012).
8


Hình 1.2 Biểu đồ phần trăm ứng dụng xỉ thép trong các lĩnh vực (Euroslag, 2010)
Hơn 100 năm qua, tại Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,… xỉ thép được sử dụng rộng
rãi vào nhiều mục đích xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, phát triển
giao thông, nông nghiệp, công nghiệp xử lý chất thải (Công ty Vật liệu xanh, 2012).
Tại Châu Âu và các nước tiên tiến trên thế giới, các sản phẩm xỉ đã qua xử lý
được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, phát
triển giao thông, hạ tầng kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp xử lý chất
thải (Công ty Vật liệu xanh, 2012).
Ngày nay, tại Mỹ xỉ thép không những được sử dụng như một chất bón vôi
cho các trang trại nông nghiệp, ruộng đồng, mà còn sử dụng trong các công viên,
sân golf, vườn ươm, trồng rau sạch trong nhà kính, thậm chí đất khai hoang. Khi xỉ
thép tiếp tục được sử dụng ngày càng nhiều, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục được
hưởng lợi, đồng thời vấn đề môi trường được giải quyết khi chuyển chất thải của
ngành luyện thép thành sản phẩm có ích như phân bón, tiết kiệm tài nguyên và nâng
cao hiệu quả kinh tế. Hơn 90% đường cao tốc Thái Lan là đường bê tông asphalt.
Cốt liệu đá dùng để làm đường chiếm tỷ lệ gần 95% tổng lượng cốt liệu (Công ty
Vật liệu xanh, 2012).
Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 6705:2009 (Bộ Khoa học và Công nghệ,
2009) Phân loại chất thải rắn, xỉ thép là chất thải rắn thông thường, vì vậy theo quy
định pháp luật của Việt Nam về bảo vệ môi trường cần khuyến khích tái chế, tái sử
dụng chất thải này. Trong xỉ thép có chứa hàm lượng đá vôi và một số khoáng chất
đặc biệt nên có thể dùng làm phân bón, cải tạo đất hoặc phục hồi hệ sinh thái đáy
biển, đáy sông bị tàn phá do các hoạt động nạo vét luồng tàu để làm cảng biển, cảng
sông,… Ngoài ra, xỉ thép còn có thể giúp cây phát triển tốt, tăng pH và tăng lợi
nhuận từ sản xuất nông nghiệp (Tatsuhito Takahashi và Kazuya Yabuta, 2002). Xỉ
9


thép là một sản phẩm có ích, thân thiện môi trường, không phải là chất thải cần phải
loại bỏ hoặc đem chôn lấp.
Kết quả nghiên cứu ứng dụng phân xỉ thép trong nông nghiệp gần đây nhất là
công trình nghiên cứu của Gultom - Posma Roida, Đánh giá tác động của xỉ thép
đến đặc tính hóa học đất, sự phát triển của cây lúa trên đất phèn (thí nghiệm trong
nhà lưới) đại học IPB (Bogor Agricultural University) năm 2012 kết quả cho thấy xỉ
thép có tác dụng tăng pH, Ca, Mg, K, P hữu dụng trong đất, kết quả của việc tăng
pH trong đất do xỉ thép có chứa làm lượng lớn CaO và MgO và làm giảm Zn, Cu và
Pb do bị kết tủa lại trong môi trường đất có pH cao, làm tăng sự phát triển, năng
suất cây lúa lên 145% (Gultom, 2012).
Tại Việt Nam, xỉ thép được xem là chất thải rắn công nghiệp thông thường và
được Nhà nước khuyến khích tái chế, tái sử dụng, hạn chế chôn lấp, các thành phần
kim loại nặng, chất độc hại thấp rất nhiều lần so với quy định của Việt Nam.
Bảng 1.2 Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng (Nguồn: Sumitomo
Forestry Co.LTD, 2012 và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008).
Giới hạn hàm
lượng tổng số
kim loại
Thông số (mg/kg)
Asen
(As)
Cadimi
(Cd)
Đồng
(Cu)
Chì
(Pb)
Kẽm
(Zn)

Thủy ngân
(Hg)
Phân xỉ thép <0,001

<0,001

0

0,001

0

0,0005

QCVN 03 :
2008/BTNMT
12

2

50

70

100

0,5

Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung nhiều nhà máy luyện thép và được xem như là
trung tâm luyện kim của cả nước với sản lượng phôi thép khoảng 3,75 triệu

tấn/năm, khối lượng xỉ thép được dự báo khoảng 412.000 – 562.500 tấn xỉ/năm. Xỉ
thép phát sinh từ luyện thép nhưng chưa được tái chế sẽ gây ra những vấn đề như
bụi, nước mưa chảy tràn qua bãi chứa xỉ, là gánh nặng về môi trường và kinh tế cho
các nhà máy luyện thép, đồng thời nó sẽ làm mất đất và lãng phí tài nguyên nếu
đem đi chôn lấp (Công ty Vật liệu xanh, 2012).
Ở Việt Nam xỉ thép chỉ bước đầu được sử dụng để làm cốt liệu cho bê tông
asphalt, làm đường, nền nhà xưởng, làm gạch block, tấm đan, bố vĩa,… làm vật liệu
trải đường giao thông và đường tàu trong các khu công nghiệp lớn như (KCN) Mỹ
Xuân A2 của Công ty Phát triển Quốc tế Formosa (Đài Loan), Kho ngoại quan
Thorensen-Vinama thuộc Tập đoàn Thoresen Thai ở KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân
Thành,Vũng Tàu, xỉ thép dùng để thay thế cát, xỉ đồng để làm vật liệu làm sạch bề
10

mặt kim loại, làm chất phụ gia xi măng, làm vật liệu đa năng sử lý nước thải, khí
thải, bảo vệ mội trường (Công ty Vật liệu xanh, 2012).
1.5. Sơ lược về cây lúa
Đời sống của lúa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm chó đến khí lúa chin có thể chia
làm 3 giai đoạn chính: Tăng trưởng, sinh sản và giai đoạn chín (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
1.5.1. Giai đoạn sinh trưởng
Giai đoạn này của cây lúa bắt đầu từ khi hạt nảy mầm cho đến khi cây lúa bắt
đầu phân hóa làm đòng. Cây chủ yếu phát triển mạnh về thân lá, ra nhiều chồi và
chiều cao tăng dần trong giai đoạn này. Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng dài hay
ngắn của mỗi giống lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.5.2. Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản của lúa bắt đầu từ lúa phân hóa làm đòng cho đến khi lúa
bắt đầu trổ bong, thường kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình là 30 ngày và tùy
thuộc vào đặc tính giống lúa. Đặc biệt trong giai đoạn này thì số chồi vô hiệu giảm
nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt, lúa bắt đầu làm đòng và trổ bông. Trong thời gian
này nếu cung cấp đủ dinh dưỡng, nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh

và thời tiết thuận lợi thì bông chắc của lúa sẽ nhiều, góp phần làm tăng năng suất
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.5.3. Giai đoạn chín
Giai đoạn này được tính từ lúc lúa bắt đầu trổ bông cho đến khi thu hoạch,
trung bình khoảng 30 ngày và được chia ra 4 thời kỳ (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008):
• Thời kỳ chín sữa: do quang hợp nên hơn 80% chất khô được tích lũy trong
hạt ở giai đoạn sau trổ. Các yếu tố như: điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh
trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết trong giai đoạn trổ là hết sức quan trọng
trong việc quyết định năng suất lúa.
• Thời kỳ chín sáp: hạt lúa sẽ mất nước trong giai đoạn này, từ từ cô đặc lại
nhưng vỏ trấu vẫn còn màu xanh.
• Thời kỳ chín vàng: hạt lúa tiếp tục bị mất nước, gạo cứng dần, vỏ trấu
chuyển sang màu vàng đặc thù của giống lúa, lúc này lúa bắt đầu “đỏ đuôi”, lá già
tiếp tục rụi dần.
• Thời kỳ chín hoàn toàn: hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc
thấp hơn tùy vào thời tiết lúa thu hoạch, ẩm độ môi trường. Khi hơn 80% hạt lúa
chuyển sang màu trấu đặc trưng của giống thì thu hoạch là tốt nhất.
CHƯƠNG II
11

PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP
2.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
- Thời gian: Từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 07 năm 2013.
- Địa điểm thí nghiệm: Thực hiện trên ruộng lúa 2 vụ/năm trên đất bạc màu tại
ấp Mới, xã Bình Tân, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.
2.2. Phương tiện
Phân bón dùng trong thí nghiệm gồm:
1. Phân vô cơ: Urea (46% N), Super Lân Ninh Bình (16% P
2
O

5
), DAP
(18% N - 46% P
2
O
5
), KCl (60% K
2
O)
2. Phân hữu cơ bã bùn mía.
3. Phân Xỉ thép
4. Vôi CaCO
3

2.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện với 7 nghiệm thức (NT) và 4 lần lập
lại được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên.
• NT1: Bón theo nông dân 108 N - 113 P
2
O
5
- 36 K
2
O.
• NT2: Khuyến cáo 100 N – 60 P
2
O
5
– 30 K
2

O (KC).
• NT3: KC + 3.480kg xỉ thép.
• NT4: KC + 6.960 kg xỉ thép.
• NT5: KC + 2.590 kg CaCO
3
.
• NT6: KC + 3.480 kg xỉ thép + 800 kg phân hữu cơ bã bùn mía (PHC BBM).
• NT7: KC + 800 kg PHC BBM.
Các liều lượng phân bón xỉ thép và vôi trong các nghiệm thức trên được tính
dựa vào khả năng đệm pH của đất ở tầng canh tác từ 0 – 20 cm trong 1 hecta.
6.960 kg phân xỉ thép và 2.590 kg CaCO
3
là liều lượng phân bón và vôi cần
thiết để đưa pH hiện tại của đất làm thí nghiệm lên pH=7 trong 1 hecta ở tầng canh
tác từ 0 – 20 cm.
2.4. Kỹ thuật canh tác
- Giống lúa: Giống OM 4900 có thời gian sinh trưởng từ 95-100 ngày, cao
trung bình 114 cm, thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá, số bông trên khóm từ 8-
12, số hạt chắc trên bông là 156 hạt. Trọng lượng 1000 hạt là 29,8 gram; chiều dài

×