Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách tại tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 141 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




HOÀNG THỊ NGỌC BÍCH





HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO
NGƯỜI NGHÈO VÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH
TẠI TỈNH YÊN BÁI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ




HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






HOÀNG THỊ NGỌC BÍCH



HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO
NGƯỜI NGHÈO VÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH
TẠI TỈNH YÊN BÁI



CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI THANH CÚC


HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực khách quan và chưa
từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Hoàng Thị Ngọc Bích

















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii


LỜI CẢM ƠN

Được sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, các cô, gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp tôi đã hoàn thành khóa học và hoàn thiện cuốn luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Mai
Thanh Cúc người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo, các thầy cô giáo trong Khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thiện cuốn luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công chức, viên chức Trung tâm
Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Yên Bái, các phòng, ban của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn cán bộ của UBND huyện Trạm Tấu, huyện Mù
Cang Chải, huyện Yên Bình và các đối tượng thuộc chính sách TGPL đã giúp đỡ
tôi trong việc thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ công nhân viên Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường và hoàn
thiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người
thân những người đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện khóa
học này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả


Hoàng Thị Ngọc Bích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HỘP viii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP
PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Khái niệm, quan điểm về hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) 4
2.1.2 Đặc điểm, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý 13
2.1.3 Nội dung hoạt động trợ giúp pháp lý 16
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp pháp lý 26
2.2 Cơ sở thực tiễn 29
2.2.1 Kinh nghiệm về việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trên thế giới 29
2.2.2 Kinh nghiệm về việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam 31
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38
3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 38
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 43
3.2 Phương pháp nghiên cứu 50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

3.2.1 Phương pháp tiếp cận 50
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 50
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 50
3.2.4 Phương pháp xử lí và phân tích thông tin 53
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 53
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
4.1 Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính
sách tại tỉnh Yên Bái 55
4.1.1 Khái quát tình hình về hộ nghèo và đối tượng chính sách tại
tỉnh Yên Bái. 55
4.1.2. Nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
và đối tượng chính sách tại tỉnh Yên Bái 57
4.1.3. Đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Yên Bái 60
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và
đối tượng chính sách tại tỉnh Yên Bái. 82
4.2.1 Chính sách cụ thể về hoạt động trợ giúp pháp lý 83
4.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động trợ giúp pháp lý 84
4.2.3 Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý 87
4.2.4 Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý 89
4.3 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý
cho người nghèo và đối tượng chính sách tại tỉnh Yên Bái. 91
4.3.1. Định hướng 91
4.3.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý cho
người nghèo và đối tượng chính sách tại tỉnh Yên Bái. 92
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
5.1 Kết luận 106
5.2 Kiến nghị 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 112

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Tên đầy đủ
1 BQ Bình quân
2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3 DTTS Dân tộc thiểu số
4 ĐVT Đơn vị tính
5 KT Kinh tế
6 KTXH Kinh tế xã hội
7 NSNN Ngân sách nhà nước
8 QLNN Quản lý nhà nước
9 SX-KD Sản xuất kinh doanh
10 TGPL Trợ giúp pháp lý
11 UBND Ủy ban nhân dân














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

Số bảng Tên bảng Trang
3.1 Tình hình đất đai của tỉnh Yên Bái, 2012 - 2014 42
3.2 Tình hình lao động của tỉnh Yên Bái, 2012 - 2014 45
3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của tỉnh Yên Bái, 2012 - 2014 49
3.4 Số lượng mẫu điều tra đối tượng CS tại các điểm nghiên cứu 51
3.5 Mẫu điều tra người thực hiện TGPL tại tỉnh Yên Bái 52
4.1 Tỷ lệ số hộ nghèo/tổng số hộ của các huyện trong tỉnh Yên Bái năm
2014 55
4.2 Số lượng người thuộc diện đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên
Bái năm 2014 56
4.3 Tỷ lệ các đối tượng người DTTS trong chính sách TGPL tại tỉnh Yên 56
4.4 Kết quả số lượng vụ việc thực hiện TGPL qua 3 năm 2012 - 2014 61
4.5 Số lượt người được TGPL 64
4.6 Kết quả thực hiện hoạt động TGPL lưu động năm 2014 66
4.7 Kết quả hoạt động thành lập, củng cố và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ
TGPL năm 2014 69
4.8 Kết quả công tác truyền thông về TGPL năm 2013 - 2014 70
4.9 Ý kiến đánh giá về nhu cầu TGPL của đối tượng điều tra 76
4.10 Ý kiến đánh giá thay đổi trong cuộc sống khi được hưởng chính sách của
các đối tượng điều tra 78
4.11 Đánh giá của người thực hiện TGPL về khó khăn trong TGPL 80
4.12 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TGPL 82

4.13 Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động TGPL tại tỉnh Yên Bái từ năm
2007 - 2014 87
4.14 Tình hình cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TGPL tại tỉnh Yên Bái 90
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HỘP


Số TT Tên biểu đồ, sơ đồ, hộp Trang
2.1 Bộ máy QLNN về hoạt động TGPL ở Việt Nam 32

Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang


4.1 Tỷ lệ đối tượng đã được TGPL tại tỉnh Yên Bái trong 3 năm 2012 -
2014 58
4.2 Đánh giá về nhu cầu TGPL của đối tượng hưởng chính sách tại
tỉnh Yên Bái. 58
4.3 Ý kiến về các đối tượng ưu tiên cần được TGPL 59

Số hộp Tên hộp Trang


4.1 Ý kiến của đồng chí Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Yên
Bái về chất lượng nguồn nhân lực TGPL 86
4.2 Ý kiến của đồng chí Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Yên
Bái về kinh phí hoạt động 88
4.3 Ý kiến của đồng chí Phó Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh
Yên Bái về cơ sở vật chất của Trung tâm 90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua ở Việt Nam việc chăm lo người nghèo và đối tượng
chính sách, người có công là trách nhiệm chung của toàn xã hội, thể hiện tinh
thần “Uống nước nhớ nguồn”, đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Đặc biệt nghèo đói
hiện đang là vấn đề xã hội bức xúc, là sự thách thức, cản trở lớn đối với sự phát
triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực và toàn bộ nền văn minh nhân loại.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế
quan tâm nhiều đến các giải pháp nhằm hạn chế nghèo đói và giảm dần khoảng
cách phân hóa giàu nghèo trên phạm vi toàn thế giới. Việc thành lập hệ thống trợ
giúp pháp lý từ năm 1997 theo quyết định số 734/TTg ngày 06/09/1997 của Thủ
tướng Chính Phủ, tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có
công với cách mạng và các đối tượng hoàn cảnh đặc biệt khác ở Việt Nam đã
xuất phát từ những nguyên tắc hiến định như quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và chủ trương xóa đói giảm
nghèo, đền ơn đáp nghĩa, đảm bảo công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước, thể
hiện bản chất của nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
Như vậy chính sách trợ giúp pháp lý ra đời đã mang lại những thành tựu
quan trọng trong sự phát triển của đất nước, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý
phong phú, đa dạng của nhân dân. Đến nay, hoạt động này đã và đang ngày càng
khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống pháp luật của xã hội, trở thành bộ
phận quan trọng trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm
nghèo và được cụ thể hóa tại các chương trình mục tiêu của quốc gia.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía bắc nằm sâu trong nội địa. Nền kinh tế
còn chậm phát triển, các tiềm năng chưa được khai thác và đầu tư một cách hợp

lý, không nằm trong vùng động lực phát triển của cả nước. Trình độ dân trí chưa
cao với nhiều thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh nên
Yên Bái hiện nay đang tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Để nâng cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

tốc độ tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của người dân trên mọi mặt đòi hỏi có
sự đầu tư hợp lý và sự tham gia đồng bộ của các ban ngành và chính quyền địa
phương.
Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ nêu trên nhưng việc thực hiện
hoạt động trợ giúp pháp lý tại Yên Bái hiện nay còn một số tồn tại đã nêu như
trong báo cáo kết quả thực hiện đề tài khoa học "Thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái”, Hội
luật gia tỉnh Yên Bái (2014): Chính sách trong hoạt động trợ giúp pháp lý từ
trung ương tới địa phương còn nhiều bất cập; Chính sách khuyến khích các tổ
chức, cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên
quan; Chất lượng nguồn nhân lực thực hiện; Nguồn kinh phí thực hiện; Nhận
thức của các cấp, các ngành và người dân còn hạn chế; Hoạt động TGPL chưa
đảm bảo đúng trọng tâm, trọng điểm; sự tham gia của luật sư trong hoạt động
TGPL còn hạn chế cần có giải pháp khắc phục để đem lại hiệu quả thiết thực
trong đời sống nhân dân. Từ những lý do phân tích trên tôi đã lựa chọn đề tài: “
Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách tại tỉnh
Yên Bái ” để hoạt động trợ giúp pháp lý ngày càng có hiệu quả thiết thực trong
phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối
tượng chính sách tại tỉnh Yên Bái, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động trợ giúp
pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách
+ Đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối
tượng chính sách tại tỉnh Yên Bái.
+ Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho
người nghèo và đối tượng chính sách tại tỉnh Yên Bái.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trợ
giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách tại tỉnh Yên Bái.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Người nghèo và các đối tượng chính sách được hưởng chính sách về trợ
giúp pháp lý.
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và hai chi nhánh trợ giúp pháp lý
tỉnh Yên Bái.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: tỉnh Yên Bái là địa điểm thực hiện đề tài.
- Thời gian nghiên cứu:
+ Nghiên cứu hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng
chính sách trong 3 năm 2012 - 2014.
Số liệu điều tra tập trung năm 2014
+ Phạm vi nội dung: những vấn đề liên quan tới hoạt động trợ giúp pháp
lý cho người nghèo và đối tượng chính sách; các đối tượng, cá nhân có liên quan.











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP
LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm, quan điểm về hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL)
2.1.1.1 Khái niệm về trợ giúp pháp lý
a. Khái niệm về TGPL
Hiện nay trên thế giới và ở nước ta có nhiều cách hiểu khác nhau về
TGPL. Hầu hết pháp luật các nước trên thế giới dựa trên lý luận về nhân quyền
và bảo đảm nhân quyền, coi TGPL như là một biện pháp bảo đảm tư pháp dành
cho người không có điều kiện kinh tế để tiếp cận sử dụng pháp luật. Nghiên cứu
một số nước trên thế giới về khái niệm TGPL như: Vương quốc Anh, Hà Lan,
Thụy Điển, Trung Quốc xét thấy, các nhà khoa học pháp lý đều lấy lí luận về
dân chủ, nhân quyền làm nền tảng, họ đánh giá TGPL là một đảm bảo cho công
dân có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện tiếp cận và sử dụng pháp luật để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của mình theo quy định của pháp
luật. Mặc dù hình thức diễn đạt khác nhau về khái niệm TGPL, nhưng các khái
niệm này đều thể hiện rõ 4 nội dung trợ giúp cơ bản, đó là: pháp lý, kinh tế, xã
hội và nhân đạo. Về kinh tế, giúp đỡ tất cả hoặc một phần tài chính chi trả cho
công dân có hoàn cảnh khó khăn khi tiếp cận với pháp luật và dịch vụ pháp lý thu
phí của Luật sư. Về pháp lý giúp đỡ công dân giải quyết các vụ liên quan đến

pháp luật đụng chạm đến quyền, lợi ích thiết thực của họ; tạo ra sự công bằng khi
công dân có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với pháp luật. Về xã hội hoạt động
TGPL mang tính xã hội rộng rãi, thể hiện cụ thể là luôn có sự tham gia đông đảo
của các lực luợng trong xã hội trong việc phổ biến pháp luật, tạo điều kiện cho
người nghèo không ngừng nâng cao nhận thức về pháp luật. Về nhân đạo TGPL đã
thể hiện đậm nét tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc.
Khái niệm TGPL, diễn đạt và vận dụng vào từng lĩnh vực khác nhau, có
cách giải thích khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học (2001) thì
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

khái niệm "trợ giúp" được hiểu là "giúp đỡ", pháp lý tức là "nguyên lý về pháp luật
". Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Lân (2005) thì "trợ giúp " là
giúp đỡ" như nông dân bị mất mùa do lũ lụt, Nhà nước cấp lúa giống, con giống cho
nông dân để tiếp tục sản xuất không thu tiền, còn về "pháp lý" là "nguyên lý của
pháp luật". Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý (1999) thì "trợ giúp"
hiểu là "sự giúp đỡ, bảo trợ, hỗ trợ, giúp cho ai việc gì, đem lại cho ai cái gì,
đang lúc khó khăn, đang lúc cần đến", thuật ngữ "pháp lý " được hiểu là lý lẽ, lẽ
phải theo pháp luật, nói một cách khái quát pháp lý là lí luận; theo Từ điển luật
học, Nxb Tư pháp - Nxb Từ điển Bách khoa (2006) thì pháp lý là: những khía
cạnh, phương diện khác nhau của đời sống pháp luật của một quốc gia, "pháp lý"
chỉ những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, giá trị pháp lý bắt buộc từ một sự việc,
hiện tượng xã hội, những nguyên lý, phạm trù, khái niệm lý luận về pháp luật.
Do vậy, dù là "giúp đỡ", "bảo trợ" hay là hỗ trợ cũng có thể được hiểu là "trợ
giúp". Ở đây trợ giúp được hiểu là sự giúp đỡ cho ai đó đang gặp khó khăn, nhằm
làm giảm bớt khó khăn về một vấn đề mà họ đang cần, cái họ đang cần ở đây là
"pháp lý".
Ở Việt Nam, thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" được sử dụng trong các tài
liệu từ năm 1995, khi bắt đầu nghiên cứu xây dựng Đề án về hoạt động TGPL ở
Việt Nam. Thuật ngữ "Trợ giúp pháp lý" chính thức được quy định trong trong

Quyết định 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
tổ chức TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách. Theo đó thuật ngữ "Trợ
giúp pháp lý" xuất hiện phổ biến trên các văn bản pháp luật, sách báo và tạp chí.
Trong quá trình xây dựng "Luật trợ giúp pháp lý" các nhà khoa học nghiên cứu về
TGPL trên cơ sở tham khảo khái niệm TGPL của một số nước trên thế giới và các
quan niệm về TGPL ở Việt Nam để đưa ra một số khái niệm về TGPL. Theo đó
khái niệm TGPL được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, TGPL được hiểu là việc thực hiện các dịch vụ pháp lý
miễn phí của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, người được hưởng chính sách
ưu đãi và một số đối tượng khác do pháp luật quy định. Bằng các hoạt động tư
vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, kiến nghị giải quyết vụ việc và tham gia thực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

hiện phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng
trong tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Theo nghĩa hẹp, TGPL được hiểu là việc thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn
phí của các tổ chức TGPL của Nhà nước cho người nghèo và người được hưởng
chính sách ưu đãi thông qua hình thức tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, kiến
nghị giải quyết vụ việc và tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm bảo
đảm cho mọi công dân bình đẳng trong tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện công
bằng xã hội.
Tại điều 3 - Luật TGPL được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 quy định: TGPL là
việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được TGPL theo quy định của
luật này, giúp người được TGPL bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng
cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào
việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội,
phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
b. Người nghèo

Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội (KTXH) mang tính chất toàn
cầu. Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế (KT) kém phát triển, mà
nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền KT phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc
vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện KT của mỗi quốc gia
mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Nhìn chung mỗi
quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các
chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ. Theo Nguyễn Huỳnh Huyện
(2006) thì vấn đề đói nghèo ở Việt Nam được hiểu như sau:
Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam.
Ở nước ta căn cứ vào tình hình KTXH và mức thu nhập của nhân dân
trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn
những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới
ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc
điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát
triển KT xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt
đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không
có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có
mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số
sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.

- Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình
chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Luật TGPL quy định cụ thể người nghèo như sau: Người nghèo là người
thuộc hộ nghèo, được xác định theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy
định trong từng giai đoạn. Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015
theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015, mức chuẩn
nghèo và cận nghèo được xác định
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

Ngoài ra còn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo.
* Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã.
- Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện
sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt.
- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao.
* Khái niệm về vùng nghèo:
Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau
hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận
tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển (PT) sản xuất đảm

bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao.
c. Đối tượng chính sách xã hội
Chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta không chỉ là đối với người
nghèo nêu ở trên, mà còn đối với những người già cô đơn, không nơi nương tựa,
người tàn tật Đây là những người không có điều kiện, họ gặp khó khăn nếu
không có sự trợ giúp thì họ không tiếp cận với pháp luật được, không hiểu được
quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia các hoạt động pháp luật.
Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Lân (2005) thì: "Đối
tượng" là sự việc nhằm vào để nghiên cứu hoặc hoạt động, còn "chính sách" thì:
chính là việc nước; sách là kế hoạch, tức là đường lối, chủ trương của một Chính
phủ hay một chính Đảng. Như vậy, đối tượng chính sách chúng ta có thể hiểu là:
Một bộ phận dân cư gặp khó khăn nhất định, được Nhà nước trợ giúp bằng một
hoặc một số chủ trương, chính sách cụ thể, để họ giảm bớt khó khăn, góp phần
thực hiện công bằng xã hội.
Trong Luật TGPL (2006) đã quy định cụ thể về đối tượng chính sách như
sau: Theo quy định tại điều 10 - Luật TGPL, đối tượng chính sách gồm: người có
công với cách mạng, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật không
nơi nương tựa, trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số (DTTS)
thường trú ở vùng mà điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn theo quy định của
Chính phủ phù hợp với từng giai đoạn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

→ Từ đó, chúng ta có thể khái niệm đối tượng người nghèo và đối tượng
chính sách như sau: Đối tượng người nghèo và đối tượng chính sách là những người
thuộc hộ nghèo được xác định theo chuẩn nghèo do Chính phủ quy định trong từng
giai đoạn; những người có công với cách mạng, người già cô đơn không nơi nương
tựa, người tàn tật không nơi nương tựa, trẻ em không nơi nương tựa, người DTTS
thường trú ở vùng mà điều kiện KTXH gặp nhiều khó khăn, được hưởng các chính
sách, chủ trương của Nhà nước, trong đó họ được quyền hưởng trợ cấp pháp lý miễn

phí của Nhà nước và các tổ chức xã hội.
2.1.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động trợ giúp pháp lý
Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về TGPL miễn phí cho người
nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào các DTTS lần đầu tiên được khẳng định
tại Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa VIII: “tổ chức
hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo cho người
nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn miễn phí.” Tiếp đó, trong thông báo số
485/CV-VPTW ngày 31/5/1995 Ban bí thư Trung ương Đảng đã có ý kiến chỉ
đạo:” cần mở rộng loại hình tư vấn pháp lý phổ thông, đáp ứng rộng rãi, đa dạng
của tầng lớp nhân dân, nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử pháp
luật của công dân trong quan hệ đời sống hàng ngày… cần nghiên cứu lập hệ
thống tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc
theo pháp luật”. Ngày 9/12/2003 Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành chỉ thị
số 32/CT-TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến
giáo dục pháp luật đã khẳng định: đẩy mạnh công tác TGPL cho người nghèo,
đối tượng chính sách và đồng bào DTTS, coi đây là một trong những giải pháp
quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật trong nhân dân, tăng cường hiểu
biết pháp luật cho nhân dân.
Quán triệt những quan điểm của Đảng xuất phát từ nhu cầu thực tế của
nhân dân. Ngày 6/9/1997 Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định số
734/TTg thành lập tổ chức TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách,
trong đó có các đồng bào DTTS. Để thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ, đến nay các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành 16 văn bản quy phạm pháp
luật dưới hình thức quyết định hoặc hướng dẫn thực hiện công tác TGPL, trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

đó đặc biệt quan trọng là thông tư liên tịch số 52/TTLT-BTP-TC-TCCP-
LĐTBXH ngày 14/1/1998 của liên bộ Tư pháp - Tài chính - Bộ Nội vụ - Bộ lao
động thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành quyết định số 734/TTg của Thủ

tướng Chính phủ về thành lập tổ chức TGPL miễn phí cho người nghèo và đối
tượng chính sách.
Ngày 21/5/2002 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược toàn diện về
tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo đến 2010 nhằm mục đích chung là “tạo môi
trường tăng trưởng nhanh, bền vững và xoá đói, giảm nghèo”, trong đó đã xác
định rõ: “Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tăng cường TGPL và khả năng tiếp
cận pháp lý cho người nghèo. Mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp luật để người
nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp
luật”. TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách được coi là một trong
những chính sách của Chiến lược. Việc thực hiện TGPL miễn phí là sự thể hiện
sinh động và thiết thực tư tưởng yêu nước, thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và quan điểm dân vận của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Năm 2006, Luật TGPL đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông
qua ngày 29/06/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 văn bản quy phạm
pháp luật này có ý nghĩa hết sức quan trọng để hoạt động TGPL phát triển ở Việt
Nam, góp phần đáp ứng nhu cầu TGPL ngày càng tăng của nhân dân. Ngày
12/1/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2007 hướng dẫn thi hành luật
TGPL, đã kịp thời hướng dẫn tương đối hoàn thiện các vấn đề còn mang tính
nguyên tắc trong luật TGPL, Nghị định đã và đang tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi
cho hoạt động TGPL. Ngày 20/7/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết
định số 112/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện nâng cao
đời sống nhân dân, TGPL để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc chương trình
135 giai đoạn II. Gần đây Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định số
59/2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2012 về chính sách TGPL cho người
nghèo, đồng bào DTTS tại các xã nghèo giai đoạn 2013-2020 (để triển khai thực
hiện Nghị quyết số 80/NQ - CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng
giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020). Chính sách hỗ trợ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11


pháp lý cho người nghèo, đồng bào DTTS tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 -
2020 theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính
phủ (để triển khai thực hiện tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của
Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện
nghèo). Về xây dựng, hoàn thiện thể chế bảo đảm quyền được TGPL của người
khuyết tật. Bộ Tư pháp đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số
14/2013/NĐ-CP ngày 05/2/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật TGPL, trong đó khoản 4 Điều 1 quy định tất cả những
người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật đều được TGPL.
Như vậy, để thực hiện chính sách TGPL được thực hiện thuận lợi thì
nhiều văn bản của nhà nước đã được ban hành hướng dẫn, quy định thực hiện tốt
mục tiêu chính sách đề ra, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với
chính sách có ý nghĩa thiết thực này.
Dưới góc độ quản lý, xét về mặt bản chất, hoạt động TGPL là chức năng
xã hội của Nhà nước pháp quyền, thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước
của dân, do dân và vì dân. Nhân dân cần có sự giúp đỡ và bảo vệ của Nhà nước
và pháp luật. Tổ chức và hoạt động TGPL vừa là hình thức, vừa là nội dung thể
hiện mối quan hệ hữu cơ, bình đẳng giữa Nhà nước và công dân. TGPL là quyền
của mỗi công dân và là chức năng xã hội, là trách nhiệm của Nhà nước, bảo đảm
đưa pháp luật vào cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện quản lý
mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật.
*Giới thiệu về chính sách trợ giúp pháp lý
Chính sách về TGPL được quy định chi tiết trong Luật TGPL (2006):
Mục tiêu của chính sách: giúp cho người được TGPL bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp
phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, đảm bảo công bằng xã
hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Người được trợ giúp pháp lý
- Người nghèo là người thuộc hộ nghèo được xác định theo mức thu nhập

bình quân đầu người trong hộ\tháng, được tính bằng tiền.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

- Đối tượng chính sách bao gồm:
+ Người có công với cách mạng: Những người tham gia hoạt động cách
mạng trước tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân, Anh hùng lao động; Thương binh; Người hưởng chính sách như
thương binh; bệnh binh mất sức lao động từ 61% trở lên; vợ (hoặc chồng), cha
mẹ đẻ, người có công với cách mạng
+ Người già cô đơn (Người già cô đơn không nơi nương tựa là những
người từ 60 tuổi trở lên, sống một mình và không có người chăm sóc, phụng
dưỡng), người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa (Trẻ em không nơi nương
tựa là người dưới 16 tuổi, không có gia đình hoặc bị gia đình bỏ rơi, tự kiếm sống
hoặc có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều
kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng)
+ Người DTTS thường trú ở vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.
Người thực hiện TGPL
- Trợ giúp viên pháp lý: là viên chức của trung tâm được chủ tịch UBND
cấp tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ
- Cộng tác viên TGPL: là những người làm việc trên cơ sở hợp đồng cộng
tác với trung tâm để thực hiện TGPL cho người được TGPL. Cộng tác viên có
thể là luật sư, tư vấn viên pháp luật, người có bằng cử nhân luật, người có bằng
đại học khác làm việc trong ngành , nghề liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân. Đối với vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn, vùng DTTS
và miền núi, người có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp
luật từ 03 năm trở lên có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng cũng
được xem xét công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trên cơ sở đơn tham gia của họ.
Cộng tác viên không phải là luật sư chỉ tham gia TGPL bằng hình thức tư vấn
pháp luật.

- Luật sư: có thể thực hiện TGPL với tư cách là cộng tác viên của trung
tâm hoặc tham gia TGPL thông qua tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật
sư, công ty luật).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

- Tư vấn viên pháp luật: tham gia TGPL theo sự phân công của tổ chức tư
vấn pháp luật nơi họ làm việc, tham gia TGPL với tư cách là cộng tác viên của
trung tâm TGPL nhà nước.
Tổ chức thực hiện TGPL
- Trung tâm TGPL nhà nước (63 trung tâm/ 63 tỉnh), là đơn vị sự nghiệp
thuộc sở Tư pháp.
- Các tổ chức tham gia thực hiện TGPL gồm: văn phòng luật sư và công ty
luật; trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức xã hội.
Công cụ thực hiện chính sách
- Chính sách TGPL thể hiện qua luật TGPL năm 2006. Các văn bản dưới
luật của Chính Phủ, các bộ và các cơ quan ở địa phương.
- Thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí thông qua việc
cung cấp về tài chính để đảm bảo thực hiện các hoạt đông TGPL như: tổ chức và
thực hiện các đợt trợ giúp lưu động tại các xã, thôn bản; tổ chức sinh hoạt câu lạc
bộ TGPL cấp xã (là một hình thức hoạt động TGPL cộng đồng); truyền thông về
TGPL trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác; khảo sát
nhu cầu TGPL của người dân…
2.1.2 Đặc điểm, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý
2.1.2.1 Đặc điểm về hoạt động trợ giúp pháp lý
TGPL, là hoạt động không thu phí, lệ phí, thù lao từ người được TGPL.
TGPL là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc
thực hiện, tổ chức thực hiện TGPL; khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư, cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện, đóng góp, hỗ trợ hoạt động TGPL.

2.1.2.2 Vai trò của hoạt động pháp luật về trợ giúp pháp lý
Vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện rất đa dạng trong cuộc sống.
Theo Nguyễn Huỳnh Huyện (2006) vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý bao gồm:
* Nâng cao ý thức pháp luật cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội
Quá trình thực hiện về TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách xã
hội có vai trò trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp
luật, góp phần từng bước nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân nói chung,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng, tạo ra sự công bằng trong nhận
thức và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp
người nghèo và đối tượng chính sách từng bước hoàn thiện hành vi ứng xử của
mình phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm các đối tượng TGPL là người
nghèo và đối tượng chính sách sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình được pháp luật bảo vệ.
Chính vì vậy, để pháp luật về TGPL cho người nghèo và đối tượng chính
sách xã hội đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tăng cường và
đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, với nhiều hình thức tuyên truyền
phong phú để đưa pháp luật đến với nhân dân nói chung, người nghèo và đối
tượng chính sách nói riêng.
* Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm công bằng, xã hội
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Tăng trưởng
KT đi liền với PT văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”, phấn đấu vì một xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, mội người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc có điều kiện PT toàn diện. Thực tế qua 10 năm thực hiện pháp luật về
TGPL, hoạt động TGPL đã góp phần quan trọng trong việc hướng dẫn pháp
luật cho người nghèo và đối tượng chính sách, bảo đảm cho họ được tiếp cận,
sử dụng pháp luật miễn phí góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người

nghèo và đối tượng chính sách xã hội. Giúp người nghèo và đối tượng chính
sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện để thực hiện
công bằng xã hội, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền bình đẳng của mọi công dân
trước pháp luật.
* Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo và đối
tượng chính sách xă hội
Thông qua việc thực hiện pháp luật về TGPL cho người nghèo và đối
tượng chính sách xã hội nhằm bảo đảm thực hiện chính sách nhất quán của Đảng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

ta là đặc biệt quan tâm đến người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, đối tượng
chính sách xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của họ.
* Góp phần tăng cường đoàn kết toàn dân, thực hiện chiến lược “xoá đói,
giảm nghèo” của Chính phủ
Thực tiễn thực hiện hoạt động TGPL trong các chương trình giảm
nghèo thời gian qua đã khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng
và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo.
Đối với người nghèo, người DTTS nói riêng và người dân nói chung, hoạt
động TGPL đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân, qua đó
giúp họ nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình, có thể tự lựa chọn cách
ứng xử phù hợp với pháp luật, tránh tình trạng khiếu kiện vượt cấp, tiết kiệm thời
gian và tiền bạc của người dân.
Hoạt động TGPL đã góp phần quan trọng thực hiện thành công các
chương trình xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương, người dân được tư vấn các
thủ tục pháp lý để vay vốn hoặc hưởng các chính sách ưu đãi khác để PTKT
gia đình, vươn lên thoát nghèo.
Đối với Nhà nước, hoạt động TGPL thể hiện trách nhiệm của Nhà nước
trong việc bảo vệ quyền lợi của công dân thông qua việc giải quyết những
vướng mắc pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho những đối

tượng yếu thế, tạo điều kiện cho họ tiếp cận công lý.
Đối với xã hội, TGPL đã góp phần hướng dẫn giải quyết dứt điểm nhiều
vụ việc phức tạp, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài. Qua đó góp phần giữ vững trật tự,
an toàn xã hội, ổn định tình hình chính trị, giữ gìn đoàn kết cộng đồng, góp
phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
* Góp phần cải cách hành chính, thực hiện pháp chế xã hội con người
Các vụ việc được các tổ chức TGPL cho người nghèo và đối tượng chính
sách xã hội tiến hành như: Tư vấn, đại diện, kiến nghị, đề xuất với các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền được xem xét và giải quyết kịp thời, đúng quy định của
pháp luật. Thông qua thực pháp luật về TGPL cho người nghèo và đối tượng
chính sách xã hội đã giúp cho các đối tượng được TGPL hiểu được các thủ tục về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

hành chính tối thiểu về hành chính, hạn chế đi lại nhiều gây tốn kém công sức và
tiền bạc của nhân dân. Thực hiện pháp luật về TGPL giúp các chính quyền các
cấp tháo gỡ khó khăn trong giải quyết công việc của địa phương, liên quan đến
pháp luật nói chung trong đó có pháp luật về TGPL cho người nghèo và đối
tượng chính sách xã hội, góp phần làm cho chính quyền gần dân hơn nhân dân
hiểu chính quyền hơn. Đồng thời thực hiện pháp luật về TGPL còn giúp cho các
cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ việc khách quan, công bằng và đúng
quy định của pháp luật, mở rộng điều kiện tranh tụng trước toà.
2.1.3 Nội dung hoạt động trợ giúp pháp lý
2.1.3.1 Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho các đối tượng thụ
hưởng chính sách theo các hình thức trợ giúp pháp lý.
Các hình thức TGPL quy định trong Luật trợ giúp pháp lý, Quốc hội
(2006) bao gồm:
+ Tư vấn pháp luật: Tư vấn pháp luật là hình thức TGPL phổ biến, được
áp dụng thường xuyên ở tất cả các tổ chức thực hiện TGPL. Người thực hiện
TGPL thực hiện tư vấn pháp luật cho người được TGPL bằng việc hướng dẫn,

giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên
quan đến vụ việc TGPL.
Tư vấn pháp luật có thể được thực hiện thông qua ngôn ngữ giao tiếp hỏi
- đáp trực tiếp (tư vấn miệng) hay thông qua giải đáp bằng văn bản. Cho dù được
thực hiện dưới hình thức nào, hoạt động tư vấn pháp luật cũng bao gồm các
bước sau: tiếp nhận yêu cầu tư vấn - yêu cầu người đề nghị tư vấn cung cấp các
văn bản, tài liệu liên quan đến vụ việc cần tư vấn - nghiên cứu tài liệu, tra cứu
các văn bản pháp luật liên quan - tư vấn cho người yêu cầu Thông qua hoạt
động tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật, người được TGPL nắm vững các quy
định của pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trên cơ sở đó tự giác chấp hành
pháp luật và biết vận dụng pháp luật để bảo vệ cho các quyền và lợi ích hợp
pháp của bản thân và gia đình, hình thành lòng tin vào pháp luật và sự công bằng
trong xã hội.

×