Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ đến sự sinh trưởng và năng suất của giống lúa om5451

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.46 MB, 54 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



NÔNG TRỌNG HỬU



ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH
TỪ RƠM RẠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA OM5451



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NÔNG HỌC





05/2014
ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NÔNG HỌC



ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH
TỪ RƠM RẠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA OM5451


Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ts. Nguyễn Thành Hối Nông Trọng Hửu
MSSV: 3113242
Lớp: Nông học K37


05/2014
iii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP



Hội đồng chấm đề cương đã chấp thuận đề cương tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học
với đề tài:


“Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ đến sự sinh trưởng và năng suất
của giống lúa OM 5451”

Do sinh viên Nông Trọng Hửu thực hiện
Ý kiến của Hội Đồng chấm đề cương tốt nghiệp:



Đề cương tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:


Cần Thơ, ngày…… tháng …….năm 2014
Thành viên Hội Đồng



…………………… …… ………………………… .…….………………


DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng




iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả

trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì luận
văn nào trước đây.



Tác giả đề cương
(ký tên)





Nông Trọng Hửu





















v

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nông Trọng Hửu Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 10/08/1993 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Hiệp Hưng, Phụng Hiệp, Cần Thơ
Quê quán: ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Số điện thoại: 01679693304

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo: từ năm 1999 đến năm 2004
Trường tiểu học Phụng Hiệp 2, ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang.
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo: từ năm 2004 đến năm 2008
Trường THPT Cây Dương, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: từ năm 2008 đến năm 2011
Trường THPT Cây Dương, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.
4. Đại học
Thời gian đào tạo: 2011 đến năm 2015
Trường Đại học Cần Thơ, Khu II, Đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần

Thơ.

Cần Thơ, ngày ……tháng……năm 2014
Người khai ký tên


Nông Trọng Hửu
vi

LỜI CẢM TẠ


Kính dâng

Ba, mẹ luôn luôn hết lòng vì con, vì sự nghiệp và tương lai của con.

Thành kính biết ơn

Thầy Nguyễn Thành Hối, thầy Ngô Ngọc Hưng, anh Nguyễn Quốc Khương, anh Mai
Vũ Duy đã tận tình giúp đỡ, động viên và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành bài luận văn này.

Chân thành biết ơn

Các bạn Nông học K37 đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt cảm ơn bạn
Khang, Hữu, Trạng, Vương, Thật,…đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành bài luận văn này.

















vii

Nông Trọng Hửu, 2014. “Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ đến sự sinh
trưởng và năng suất của giống lúa OM 5451”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học.
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. 36 trang. Người
hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thành Hối.
_____________________________________________________________________

TÓM LƯỢC

Đề Tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ đến sự sinh trưởng và năng
suất của giống lúa OM 5451” được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử
dụng bón phân hữu cơ vi sinh rơm rạ đến sự sinh trưởng và năng suất của cây lúa.

Thí
nghiệm được thực hiện tại nhà lưới khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, khu II
Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3

nghiệm thức và 3 lần lập lại. Nghiệm thức 1 (đối chứng: ĐC): rơm rạ được ủ thông
thường sau đó vùi trực tiếp vào đất trước khi trồng. Nghiệm thức 2 (nấm Trichoderma
sp.: TD): rơm rạ ủ cùng với phân urea, phân lân và có bổ sung nấm Trichoderma sp.
sau đó được vùi vào đất trước khi trồng. Nghiệm thức 3 (OA): rơm rạ ủ cùng với phân
urea, phân lân có bổ sung nấm Trichoderma sp, vi khuẩn cố định đạm Azospirillum
lopoferrum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri sau đó được vùi vào đất
trước khi trồng. Kết quả thí nghiệm cho thấy rơm rạ ủ với nấm Trichoderma sp, vi
khuẩn cố định đạm Azospirillum lopoferrum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas
stutzeri không làm ảnh hưởng đến chiều cao, số bông/m
2
, phần trăm hạt chắc, trọng
lượng 1000 hạt, năng suất thực tế và chỉ số thu hoạch HI của cây lúa. Tuy nhiên, số
chồi ở các thời điểm 20, 45 và 65 ngày sau khi sạ và số hạt trên bông lúc thu hoạch thì
gia tăng.









viii


MỤC LỤC




Mục Nội dung Trang
Trang phụ bìa ii
Ý kiến hội đồng iv
Lời cam đoan v
Quá trình học tập vi
Lời cảm tạ vii
Tóm lược viii
Mục lục ix
Danh sách bảng xi
Danh sách hình xii
Danh sách chữ viết tắt xiii
MỞ ĐẦU
1
Chương 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1 Khái quát về cây lúa
2
1.1.1 Đặc tính thực vật 2
1.1.2 Thời gian sinh trưởng cây lúa 3
1.1.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 4
1.2 Nhu cầu của phân đạm và phân lân đối với cây lúa
6
1.2.1 Nhu cầu đạm đối với cây lúa 6
1.2.2 Nhu cầu lân đối với cây lúa 7
1.3 Phân hữu cơ vi sinh
8
1.3.1 Khái niệm về phân hữu cơ
1.3.2 Vai trò của phân hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất cây lúa
1.3.3 Phân hữu cơ rơm rạ
8

8
9
1.4 Hiệu quả sử dụng của nấm Trichoderma sp.
11
1.5 Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lopoferrum
12
1.6 Vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri
14
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
16
2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
16
2.2 Phương tiện thí nghiệm
16
2.3 Phương pháp thí nghiệm
19
2.3.1 Bố trí thí Nghiệm 19
ix

2.3.2 Tiến hành thí nghiệm 19
2.3.3 Thu thập số liệu 21
2.3.4 Xử lý số liệu 22
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
23
3.1 Tình hình chung
23
3.2 Đặt tính nông học

23
3.2.1 Chiều cao cây 23

3.2.2 Sự nảy chồi 24
3.3 Năng suất và các thành phần năng suất
26
3.3.1 Số bông/m
2
26
3.3.2 Số hạt trên bông 27
3.3.3 Tỷ lệ hạt chắc (%) 27
3.3.4 Trọng lượng 1000 hạt 28
3.3.5 Năng suất thực tế 29
3.3.6 Chỉ số HI 30
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
31
4.1 Kết luận
31
4.2 Đề nghị
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG
32


x

DANH SÁCH BẢNG






Bảng Tên bảng Trang
2.1
Đặc tính vật lý và hóa học của đất thí nghiệm tại nhà lưới khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng, khu II trường Đại học Cần Thơ
17
2.2 Đặc điểm khí hậu Tp.Cần Thơ 2013 18
2.3 Nghiệm thức thí nghiệm tại nhà lưới, ĐHCT 19
2.4
Liều lượng vật liệu bổ sung khi ủ rơm hữu cơ của 3 nghiệm thức thí
nghiệm
20
3.1
Chiều cao(cm) từng giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 ở 3
nghiệm thức thí nghiệm bón phân rơm hữu cơ
24
3.2
Số chồi/m
2
ở từng giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 ở 3
nghiệm thức thí nghiệm bón phân rơm hữu cơ
25
3.3
Thành phần năng suất giống lúa OM5451, của 3 nghiệm thức thí nghiệm
bón phân rơm hữu cơ
28
3.4
Năng suất thực tế và chỉ số HI của giống lúa OM5451 ở 3 nghiệm thức thí
nghệm bón phân rơm hữu cơ
30





xi

DANH SÁCH HÌNH


Hình Tên hình Trang
2.1 Bồn sử dụng trồng lúa trong thí nghiệm 16
2.2 Rơm được ủ trong cao su màu tối 20
3.1 Số bông/m
2
của 3 nghiệm thức thí nghiệm nhà lưới, ĐHCT 26
3.2 Tỷ lệ hạt chắc của 3 nghiệm thức thí nghiệm nhà lưới, ĐHCT 27
3.3 Năng suất lúa OM 5451 của 3 nghiệm thức thí nghiệm nhà lưới, ĐHCT 29


xii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐHCT: Đại học Cần Thơ
NSKS: Ngày sau khi sạ




























MỞ ĐẦU

Cây lúa có một vai trò rất quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với
diện tích gieo trồng chiếm gần 4 triệu ha, do đó lượng rơm rạ để lại sau thu hoạch là
nguồn hữu cơ rất lớn. Tuy nhiên, rơm rạ nếu để tự nhiên sẽ cần thời gian phân hủy rất
lâu, do tỷ lệ C/N rất cao nên nếu cày vùi rơm rạ trực tiếp vào đất, sẽ gây hiện tượng bất
động dinh dưỡng trong đất, hoặc trong quá trình phân hủy sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc
hữu cơ cho cây lúa (Martin et al., 1978; Elliot et al., 1981). Mặc khác khi vùi rơm rạ

trực tiếp vào đất sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu nguồn phân bón đặc biệt là phân đạm
(urê) từ đó làm cho sự sinh trưởng và năng suất cây lúa giảm đi. Vì vậy phương pháp
làm nấm rơm, đốt rơm hay đặc biệt là ủ rơm được nghiên cứu giúp phân hủy lượng
rơm rạ nhanh để tạo thành phân hữu cơ. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Phấn
và ctv (2001); Trần Thị Ngọc Sơn và ctv (2009), cũng xác định việc sử dụng phân rơm
phân hủy bằng vi sinh vật giúp lúa sinh trưởng tốt và tiết kiệm được phân bón vô cơ.
Thí nghiệm dài hạn bón phân cho lúa hoàn toàn bằng phân hữu cơ rơm rạ ủ với nấm
Trichoderma sp. năng suất lúa vẫn tăng đáng kể so với đối chứng không bón phân,
tăng 8% trong vụ Hè Thu và 7% trong vụ Đông Xuân (Luu Hong Man et al., 2001,
2002, 2005).
Như vậy các nghiên cứu trước đây cho thấy hiệu quả tốt của việc ủ rơm rạ trả
chất hữu cơ lại cho đất và giúp tăng năng suất lúa. Do đó đề tài “Ảnh hưởng của phân
hữu cơ vi sinh từ rơm rạ đến sự sinh trưởng và năng suất của giống lúa OM5451”
được thực hiện nhằm xác định hiệu quả sử dụng rơm rạ hữu cơ có kết hợp với vi sinh
có lợi đến sự sinh trưởng và năng suất của giống lúa OM5451.
2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về cây lúa
1.1.1 Đặc tính thực vật
 Rễ lúa
Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, có chức năng giữ vững cây trong đất và hút nước,
dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ lúa có 2 loại: rễ mầm và rễ phụ. Khi hạt nảy mầm, rễ xuất
hiện đầu tiên là rễ mầm. Tiếp theo là các rễ khác mọc ra từ các đốt thân (rễ phụ) và khi
cây lúa có một lá thật thì cây lúa đã có 4-6 rễ mới. Càng về sau số lượng rễ càng nhiều.
Số lượng rễ nhiều hay ít tùy thuộc vào số mắt ở đốt thân. Bộ rễ lúa thường có khoảng
500 - 800 rễ với tổng chiều dài 168 mm. Số rễ đạt tối đa ở giai đoạn trước trổ bông và
giảm khi vào thời kỳ chín (Đinh Thế Lộc, 2006).
 Thân lúa

Thân lúa gồm nhiều mắt và lóng nối tiếp nhau. Lóng là phần thân rỗng ở giữa
hai mắt và thường được ôm chặt bởi bẹ lá. Theo Yoshida (1981), cây lúa nào có lóng
ngắn, thành lóng dày, bẹ lá ôm sát thân thì lúa sẽ cứng chắc, ít đổ ngã và ngược lại.
Ngoài ra, chiều cao cây phụ thuộc vào số lóng, chiều dài lóng, có thể bị ảnh hưởng bởi
yếu tố môi trường và đặc tính của giống (Grist, 1986).
Thân lúa gồm 2 loại: thân thật và thân giả. Thân giả do bẹ lá kết hợp lại với với
nhau. Thân thật được tạo nên bởi các đốt lóng kế tiếp nhau. Nó được hình thành kể từ
khi cây lúa phân hóa đốt và là kết quả của sự vươn dài của các đốt. Số đốt của thân
nhiều hay ít tùy vào giống và ít thay đổi do điều kiện môi trường (Đinh Thế Lộc,
2006).
 Lá lúa
Lá lúa bao gồm bẹ lá, phiến lá, tai lá, cổ lá và lưỡi lá. Trong đó phiến lá là bộ
phận quan trọng nhất, đó là nơi diễn ra quá trình quang hợp để tạo ra cacbohydrat.
Phiến lá gồm các gân lá chạy song song và một gân chính nằm ở giữa, hầu hết các
giống lúa gân chính của lá bắt đầu từ phiến lá đến tận chóp lá (Vũ Văn Hiển và
Nguyễn Văn Hoan, 1999).
Theo Karen và Julia (2003) lá lúa gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá. Phiến lá là bộ
phận quang hợp và thoát hơi nước, bề mặt trơn hoặc có lông tơ (IBPGR-IRRI, 1980).
Bẹ lá là phần ôm lấy thân lúa, dài khoảng 2cm, giống lúa có phần bẹ ôm sát thân thì
3

cây lúa đứng vững, ít đỗ ngã (Grist,1986). Cổ lá là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá.
Cổ lá to hay nhỏ ảnh hưởng tới gốc độ của phiến lá. Cổ lá càng nhỏ, góc lá càng hẹp, lá
lúa càng thẳng đứng và càng thuận lợi cho việc sử dụng ánh sáng mặt trời để quang
hợp (Jennings et al., 1979).
 Bông lúa và hoa lúa
Bông lúa là cả một phát hoa bao gồm nhiều nhánh gié có mang hoa. Sau khi ra
đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông. Bông là loại phát hoa chùm gồm một trục
chính mang nhiều nhánh gié bậc nhất, bậc hai và đôi khi có nhánh gié bậc ba. Hoa lúa
được mang bởi một cuống hoa ngắn mọc ra từng nhánh gié này (Vũ Văn Hiển và

Nguyễn Văn Hoan, 1999).
Hoa lúa là bộ phận quan trọng nhất của cây lúa, là kết quả của mọi hoạt động
sống của cây lúa. Đó cũng là bộ phận tạo ra hạt lúa. Phần hoa lúa dính với thân gọi là
cổ gié, các nhánh mọc ra từ hoa gọi là gié, gié sơ cấp mọc ra từ thân chính, gié thứ cấp
được sinh ra từ gié sơ cấp. Hoa lúa dính vào gié và sẽ hình thành hạt lúa về sau này.
Hoa lúa có nhiều hình dạng khác nhau từ thẳng đến cong đầu hay cong tròn, thường
thì sau khi trổ khoảng 20-25 ngày thì bông lúa chín. Mỗi một hoa lúa được cấu tạo bởi
các bộ phận sau: cuống hoa, mày kém phát triển, vỏ trấu ngoài, vỏ trấu trong, 2 mày
trấu, 6 nhị đực (mỗi nhị đực có chỉ nhị và bao phấn), nhụy (nhị cái, gồm bầu nhụy và
vòi nhụy), râu (Đinh Thế Lộc, 2006).
 Hạt lúa
Hạt lúa có cấu tạo gồm 2 phần: vỏ lúa và hạt gạo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
- Vỏ lúa: gồm 2 vỏ trấu ghép lại (trấu lớn và trấu nhỏ). Ở hai góc vỏ trấu gắn
vào đế hoa có mang hai tiểu dĩnh. Phần vỏ chiếm 20% trọng lượng hạt lúa.
- Hạt gạo: hạt bên trong vỏ lúa, gồm những phần chính như sau: phôi hay mầm,
nội nhũ, tầng aleuron, tinh bột.
1.1.2 Thời gian sinh trưởng cây lúa
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây lúa được chia ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và
giai đoạn chín.
Giai đoạn tăng trưởng: Theo Nguyễn Tiến Huy (1999) thời kỳ sinh trưởng dinh
dưỡng chia ra hai thời kỳ: thời kỳ mạ và thời kỳ đẻ nhánh. Thời kỳ mạ bao gồm các
giai đoạn: nẩy mầm, từ nảy mầm đến 3 lá và từ 3 lá đến cấy. Thời kỳ này dài hay ngắn
là tùy thuộc vào giống và chủ yếu là cấy mạ non hay già, làm mạ theo phương thức
4

nào. Thời kỳ đẻ nhánh bao gồm các giai đoạn: cấy-bón chân, đẻ nhánh hữu hiệu, đẻ
nhánh vô hiệu thời kỳ này cũng phụ thuộc vào giống, biện pháp canh tác và điều kiện
môi trường, giống ngắn ngày đẻ nhánh hữu hiệu ngắn và đẻ nhánh vô hiệu trùng với
thời kỳ đầu của phân hóa đồng.

Giai đoạn sinh sản: Bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai
đoạn này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay
ngắn ngày thường không khác nhau nhiều. Lúc này, số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều
cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng (Hoshikawa, 1993). Trong giai
đoạn sinh sản, cây lúa dễ bị ảnh hưởng của các biến động bên ngoài như khô hạn, trời
nóng hoặc lạnh quá (Võ Tòng Xuân và Hà Triều Hiệp, 1998).
Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này trung
bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Giai đoạn này cây
lúa trải qua các thời kỳ sau:
- Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng đục như
sữa, nên gọi là thời kỳ lúa ngậm sữa.
- Thời kỳ chín sáp: hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn
xanh.
- Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang màu
vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót bông lan dần xuống
các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đỏ đuôi”, lá già rụi dần.
- Thời kỳ chín hoàn toàn: Hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc
thấp hơn, tùy ẩm độ môi trường, lá xanh chuyển vàng và rụi dần.
1.1.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng năng suất lúa được hình thành và chịu
ảnh hưởng trực tiếp của bốn yếu tố gọi là bốn thành phần năng suất lúa (số bông trên
một đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt).
Năng suất lý thuyết = số bông trên một đơn vị diện tích * số hạt trên bông * tỷ lệ hạt
chắc* trọng lượng hạt 1000 hạt (ẩm độ 14%).
Do đó muốn đạt năng suất cao cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến các
thành phần năng suất để có thể tác động các biện pháp tích cực nhằm phát huy đầy đủ
và tốt nhất các thành phần năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

5


 Số bông/m
2

Quá trình hình thành bông bắt đầu đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn sinh sản.
Thời gian quá trình này xảy ra là khoảng 28 – 32 ngày trước khi trổ ở hầu hết các
giống lúa ngắn ngày hoặc dài ngày, bông bắt đầu hình thành chỉ 15 ngày trước khi trổ,
quá trình này xảy ra song song với phát triển lá, quang hợp ở lá có vai trò quan trọng
đến chất lượng hạt trên bông (Counce et al., 2000). Trong 4 yếu tố tạo thành năng suất
thì số bông là yếu tố có tính quyết định nhất và sớm nhất. Nó có thể đóng góp 74%
năng suất, trong khi đó số hạt và tỷ lệ hạt chắc đóng góp chỉ có 26% năng suất còn lại
và nó chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra số bông
trên đơn vị diện tích phụ thuộc vào khả năng nở bụi của cây lúa (Nguyễn Đình Giao và
ctv., 1997).
 Số hạt/bông
Số hạt trên bông là yếu tố thứ hai có tác dụng quyết định đến năng suất, do sự
chênh lệch giữa số hoa phân hóa và số hoa thoái hóa. Số hoa phân hóa càng nhiều, số
hoa thoái hóa càng ít thì số hạt trên bông càng nhiều. Số hạt trên bông bắt đầu ảnh
hưởng đối với năng suất từ thời kỳ bắt đầu phân hóa đòng, ảnh hưởng mạnh nhất là
thời kỳ phân gié cấp thứ hai, sau thời kỳ phân hóa hoa hầu như không có ảnh hưởng
nữa. Số hoa thoái hóa ảnh hưởng mạnh nhất là vào thời kỳ giảm nhiễm, trước trổ bông
5 ngày hầu như số hạt trên bông đã quyết định xong (Nguyễn Tiến Huy, 1999).
Các biện pháp kỹ thuật để tăng số hạt trên bông: Chọn giống tốt loại hình bông
to, nhiều hạt, nở bụi sớm ức chế sự gia tăng của số chồi vô hiệu vào thời kỳ bắt đầu
phân hóa đòng để tập trung dinh dưỡng nuôi chồi hữu hiệu. Bón phân đón đòng (khi
bắt đầu phân hóa đòng) để tăng số hoa phân hóa và bón phân nuôi đòng (18 - 20 ngày
trước trổ) và giảm số hoa bị thoái hóa. Bảo vệ lúa khỏi bị sâu tấn công, chọn thời vụ
thích hợp để cây lúa phân hóa đòng lúc thời tiết thuận lợi không mưa bão (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
 Tỷ lệ hạt chắc
Trong điều kiện chăm sóc và tăng trưởng tốt có thể đạt năng suất cao khi hạt lép

chiếm từ 10-15%. Sự lép hạt là hiện tượng phổ biến trong các dòng tuyển chọn do ba
nguyên nhân chính là: nhiệt độ quá mức tối hảo, đổ ngã và bất thụ do lai hai tính không
tương hợp gen (Jennings et al., 1979).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), thời kỳ quyết định tỷ lệ hạt chắc/bông là thời kỳ
phân hóa đòng. Quá trình hình thành tỷ lệ hạt chắc chịu ảnh hưởng của hai thời kỳ
trước và sau trổ bông. Ảnh hưởng trước trổ bông chủ yếu là thành phần hóa học trong
6

cây lúa, cấu tạo vật lý của cây lúa và số hoa trên bông nhiều hay ít. Sau khi trổ sự
quang hợp ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tích lũy tinh bột trong phôi nhũ của hạt, vì
2/3 số lượng tinh bột tích lũy trong hạt dựa vào quá trình quang hợp trong thời kỳ hình
thành bông. Khi bức xạ môi trường thấp hoặc trong điều kiện cây đổ ngã nhiều không
nhận đủ ánh sáng môi trường cung cấp cho quá trình quang hợp để tạo lượng
carbohydrate giúp cho quá trình sinh trưởng của hạt lúa dẫn đến hạt lép tăng lên.
 Trọng lượng 1000 hạt
Theo Yoshida (1981), trọng lượng 1000 hạt thường do yếu tố di truyền quyết
định và phụ thuộc vào giống . Thông thường trong điều kiện ngoài đồng trọng lượng
1000 hạt rất ổn định và ít thay đổi. Theo kết quả nghiên cứu của Matsushima (1976),
cho biết cây lúa bị che bóng nhiều trước khi trổ bông làm thay đổi kích thước vỏ hạt và
giảm trọng lượng 1000 hạt khoảng 4-5 g, trong điều kiện cung cấp nhiều CO
2
cho cây
lúa cũng ảnh hưởng đến trọng lượng trong phạm vi nhất định.
1.2 Nhu cầu của phân đạm và phân lân đối với cây lúa
Ở Việt Nam, ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, để đạt năng suất và sản
lượng lúa như mong muốn, nông dân đã sử dụng một lượng lớn phân bón dùng cho cây
lúa phát triển, chiếm đến 80 – 90% lượng phân bón dùng cho cây trồng (Vũ Cao Thái,
1994). Theo Trần Thị Ngọc Huân (1998) thì trong quy trình sản xuất lúa, đầu tư cho
phân bón chiếm tỷ lệ cao nhất trong các khâu của quy trình, trong đó phân đạm chiếm
70 – 85%, phân lân là 11 – 20% và phân kali chiếm tỷ lệ thấp nhất 3 – 10% (Nguyễn

Văn Luật, 1997). Tỷ lệ này không thay đổi lớn qua các năm nhưng gần đây thì nhu cầu
sử dụng đạm, lân và kali đã tăng cao hơn trước rất nhiều.
1.2.1 Nhu cầu đạm đối với cây lúa
Phân đạm có vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và
đặc biệt có ảnh hưởng tới quá trình đẻ nhánh trên cây lúa. Việc cung cấp đạm đầy đủ
và đúng lúc làm cho cây lúa vừa đẻ nhánh nhanh lại tập trung, tạo được nhiều nhánh
hữu hiệu, là yếu tố cấu thành năng suất có vai trò quan trọng nhất đối với năng suất cây
lúa. Đạm còn có vai trò quan trọng trong viêc hình thành đòng và các yếu tố cấu thành
năng suất khác như: số hạt/bông, trọng lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc. Vì vậy cung
cấp đủ và kịp thời đạm cho cây lúa có vai trò quyết định đến việc đạt năng suất cao.
Đạm còn làm tăng hàm lượng protein trong gạo nên làm tăng chất lượng cho cây lúa.
Trong quá trình sinh trưởng, cây lúa có nhu cầu đạm tăng đáng kể từ thời kỳ đẻ nhánh
tới trổ rồi giảm sau trổ. Cây lúa cần nhiều đạm nhất vào hai thời kỳ: đẻ nhánh khoảng
7

70% và làm đồng từ 10 – 15%, trong đó đẻ nhánh là thời kỳ hút đạm lớn nhất đến năng
suất lúa còn làm đòng là thời kỳ hút đạm có hiệu suất cao (Nguyễn Như Hà, 2006).
Lượng đạm cần thiết để tạo ra 1 tấn thóc là từ 17 – 25 kg N, năng suất càng cao,
lượng đạm tạo ra 1 tấn thóc càng nhiều. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng phân đạm cho lúa
lại thấp, thường không quá 40% (Nguyễn Như Hà, 2006). Trong khi đó, nhiều nghiên
cứu ở vùng nhiệt đới cho thấy nguồn đạm sinh học chỉ thỏa mãn được khoảng 50 kg
N/ha/vụ (Roger and Ladha, 1992). Mặc khác, Fischer et al (2003) cho rằng nguồn đạm
tự nhiên từ sự cố định đạm sinh học với vi sinh vật sống tự do chỉ đủ để sản xuất ra lúa
có năng suất từ 2 – 3,5 tấn/ha. Hiện nay, năng suất lúa hạt đạt từ 5 – 8 tấn/ha, cần
lượng phân nitơ (N) từ 60 – 100 kg/ha để đáp ứng nhu cầu cho cây lúa sinh trưởng và
phát triển nhưng nguồn N tự nhiên không thể cung ứng đủ vì thế cần một lượng phân N
hóa học cung ứng cho cây lúa để có năng suất ổn định (Stoltzuful et al., 1997).
Theo Vũ Cao Thái (1994), đất ở vùng ĐBSCL giàu chất hữu cơ và đạm tổng số
nhiều hơn ở Đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ hữu cơ là 3 – 4%, có nơi từ 8 – 10%, hầu hết
điều đạt mức 2%. Do đó, đạm tổng số cũng cao tương ứng (0,18 – 0,25%). Năng suất

lúa càng cao, lượng đạm yêu cầu càng lớn và tiêu tốn đạm/tấn sản phẩm càng nhiều.
Hiệu lực của đạm ở vụ Đông Xuân thường cao hơn vụ Hè Thu. Trên đất phù sa sông
Cửu Long (pH
KCL
4,5 – 5,0; chất hữu cơ 3%; đạm tổng số 0,16%; lân tổng số 0,05%;
K
2
O tổng số 2,0%). Kết quả của nhiều thí nghiệm bón phân cho cây lúa vụ Đông Xuân
và Hè Thu ở liều lượng là 100 – 120 kg N/ha và 40 kg P
2
O
5
/ha cho năng suất 6 tấn/ha
(Vũ Cao Thái, 1994).
1.2.2 Nhu cầu lân đối với cây lúa
Lân có vai trò rất quan trọng trong thời kỳ sinh trưởng đầu của cây lúa, xúc tiến
sự phát triển của bộ rễ và số dảnh lúa, có ảnh hưởng đến tốc độ đẻ nhánh của cây lúa.
Lân làm cho cây lúa trổ bông đều, chín sớm hơn, tăng năng suất và phẩm chất hạt thóc.
Nhu cầu lân cây lúa hút để tạo ra 1 tấn thóc là khoảng 7,1 kg P
2
O
5
, trong đó tích
lũy chủ yếu vào hạt (6 kg). Cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ
làm đòng nhưng xét về cường độ thì cây hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh
(Nguyễn Như Hà, 2006).
Cây xanh hấp thu P ở dạng vô cơ hòa tan, nhưng phần lớn P trong đất ở dạng vô
cơ không hòa tan hoặc hữu cơ, cây xanh không hấp thu được. Lượng P hữu cơ chiếm
từ 4 – 90% lượng phosphate của đất (Barber, 1985). Theo Premono et al (1996) cho
biết cây trồng chỉ có thể hấp thu 0,1% lượng lân bón vào, phần lớn được chuyển thành

dạng khó tan trong đất thành dễ tan cây trồng hấp thu được.
8

1.3 Phân hữu cơ vi sinh
1.3.1 Khái niệm về phân hữu cơ
Phân hữu cơ là những vật liệu được ủ hoai, kết quả của quá trình phân hủy chất
hữu cơ dưới những điều kiện được kiểm soát. Phân hữu cơ được sử dụng nhằm cải
thiện tính chất đất và cung cấp dưỡng chất cho cây trồng. Bón phân hữu cơ mang lại
nhiều lợi ích cho đất, trong cải thiện chất lượng đất trên vùng đất bạc màu, lượng chất
hữu cơ thấp do canh tác liên tục bón phân hữu cơ sẽ giúp tăng lượng chất hữu cơ có ý
nghĩa trong đất (Mark, 1995). Phân hữu cơ là các loại phân được sản xuất từ các vật
liệu hữu cơ như tàn dư thực vật, rơm rạ, phân súc vật, phân chuồng, phân rác và phân
xanh. Tận dụng các nguồn chất thải là biện pháp hiệu quả và kinh tế trong giải quyết ô
nhiễm chất thải hữu cơ vào đất hoặc nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp
(Thambirajah, 1993).
Phân hữu cơ luôn chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg, Si và
các nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Mn, Co, Bo,…tuy nhiên với hàm lượng không cao
(Nguyễn Tiến Huy, 1999).
Phân hữu cơ được đánh giá dựa vào hàm lượng chất hữu cơ (%), hoặc chất mùn
có trong phân hữu cơ, mặc dù nền nông nghiệp hóa học trên thế giới ngày càng phát
triển, phân hữu cơ vẫn là nguồn phân quý, không những tăng năng suất cây trồng mà
còn làm tăng hiệu lực của phân bón hóa học, cải tạo và làm tăng độ phì của đất (Ngô
Ngọc Hưng và ctv., 2004).
1.3.2 Vai trò của phân hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất cây lúa
Phân hữu cơ có ưu điểm lớn giàu về chủng loại chất dinh dưỡng từ đa lượng,
trung lượng cho đến vi lượng, do đó có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng,
làm tăng năng suất cây trồng và còn tác dụng cải tạo đất. Thông qua kết quả của các
công trình nghiên cứu cho ta thấy: Bón 1 tấn phân hữu cơ cho đất phù sa Đồng bằng
sông Hồng làm bội thu thêm 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu thì 40 – 60 kg thóc, còn
đối với đất phù sa Đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc so với nghiệm thức đối

chứng. Theo nghiên cứu của Mark (1995), bón 10 tấn/ha phân rơm hữu cơ với độ sâu
10 cm lớp đất mặt có 1% chất hữu cơ sẽ làm tăng lượng chất hữu cơ trong đất lên
khoảng 25%.
Theo Nguyễn Ngọc Hà (2000), bón hoàn toàn cho lúa bằng phân hữu cơ rơm rạ
sẽ làm tăng năng suất lúa 16% so với hoàn toàn không bón. Bón phân hữu cơ kết hợp
với phân hóa học làm tăng năng suất lúa 22%. Ngoài ra, khi sử dụng phân hữu cơ đơn
9

thuần hoặc kết hợp phân hữu cơ với phân hóa học sâu bệnh sẽ xuất hiện trể hơn và gây
thiệt hại ít hơn (đặc biệt là bệnh đốm vằn) so với sử dụng phân hóa học đơn thuần.
1.3.3 Phân hữu cơ rơm rạ
Rơm rạ chứa khoảng 0,6% N là nguồn cung cấp đạm quan trọng nếu trả lại cho
đất, giả sử tỷ lệ hạt trên rơm là 2/3 thì tổng lượng rơm rạ là trên 6 triệu tấn, khi đó rơm
rạ này chứa khoảng 3,6 triệu tấn N, 0,6 triệu tấn P
2
O
5
và 9,6 K
2
O (Ponnamperuma,
1984). Đốt rơm là một giải pháp dễ thực hiện và để diệt trừ các dịch bệnh gây hại tuy
nhiên, có nhiều nghiên cứu cho rằng, việc đốt rơm này đã làm cho môi trường sinh thái
mất cân bằng và mất đi một số lượng đáng kể N, P và C trên đồng ruộng, tăng lượng
CO
2
gây ô nhiễm môi trường. Đốt rơm nhiệt độ lên đến 700
0
C, ở nhiệt độ này tất cả
carbon và đạm, 25% P, 21% K và phần lớn lưu huỳnh bị mất đi. Với một vụ mùa có
lượng rơm là 5 tấn/ha thì sẽ bị mất vào khoảng 45 kg N, 2 kg P, 25 kg K và khoảng 2

kg S khi đốt; thêm vào đó, việc đốt rơm làm cho silica trở nên ít hòa tan hơn khi bón
rơm rạ tươi (Ponnamperuma, 1984). Cây lúa hấp thu chất dinh dưỡng thì nhanh chóng
trong giai đoạn phát triển đầu tiên và dưỡng chất từ rơm rạ thì được hấp thu ở giai đoạn
giữa của sự phát triển. Do đó, việc canh tác lúa kết hợp với các biện pháp làm đất khác
nhau như: vùi, đốt rơm hay cài vùi cả rơm lẫn rạ đều có ảnh hưởng khác nhau. Phân
hữu cơ tạo ra từ việc vùi rơm rạ thể hiện rõ trên đất phèn có lẽ là do phân đã cung cấp
thêm lượng P hữu dụng cùng một số trung và vi lượng cần thiết cho cây, tạo điều kiện
cho vi sinh vật đất hoạt động mạnh hơn (Đỗ Thị Thanh Ren và Nguyễn Mỹ Hoa,
1999). Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Sơn và ctv (2011), phân rơm hữu
cơ và phân sinh học đã làm gia tăng năng suất lúa Đông Xuân 2006-2007 ở An Giang
là 1,159 tấn/ha (quy trình khuyến cáo 6,649 tấn/ha, mô hình nông dân 5,490 tấn/ha); ở
Cần Thơ là 0,435 tấn/ha (quy trình khuyến cáo 8,176 tấn/ha, mô hình nông dân 7,741
tấn/ha); ở Long An là 0,650 tấn/ha (quy trình khuyến cáo 4,437 tấn/ha, mô hình nông
dân 3,787 tấn/ha.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, vùi rơm rạ và gốc rạ vào đất ở đầu vụ Hè Thu làm
giảm hàm lượng N hữu dụng ở 1 và 2 tuần sau khi sạ so với loại bỏ rơm rạ và đốt rơm
rạ. Rơm rạ vùi vào đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng, dinh dưỡng N của cây lúa, làm
giảm năng suất lúa so với với loại bỏ rơm và gốc rạ, đốt rơm và gốc rạ (Vũ Tiến Khang
và ctv., 2005), nguyên nhân là rơm rạ vùi chưa được hoai. Vì thế, việc chôn vùi rơm rạ
khi chưa được phân hủy cũng ảnh hưởng đến cây trồng như gây ngộ độc hữu cơ của bộ
rễ làm giảm hiệu quả hấp thu dinh dưỡng nên làm giảm sinh trưởng và năng suất lúa
(Nguyễn Thành Hối, 2008). Kết quả sử dụng phân rơm hữu cơ phân hủy bởi nấm
Trichoderma và phân sinh học kết hợp N hóa học ở mức 25 kg N/ha cho cây lúa ở An
10

Giang, Cần Thơ và Long An cho thấy thành phần năng suất và năng suất gia tăng, giảm
lượng phân hóa học, các vi sinh vật có lợi trong đất, các thành phần dinh dưỡng trong
đất như chất hữu cơ, N, P và K hữu dụng điều tăng so với canh tác theo nông dân (Tran
Thi Ngoc Son et al., 2008).
Tran Quang Tuyen and Pham Sy Tan (2001), qua thí nghiệm dài hạn 6 vụ lúa

liên tục cho thấy bón rơm rạ đã hoai mục sau khi thu hoạch nấm rơm làm năng suất lúa
IR64 gia tăng cao hơn không bón rơm (lấy hết rơm ra khỏi ruộng sau khi thu hoạch
lúa); đồng thời góp phần gia tăng hàm lượng N và P trong đất khi rơm rạ được trả lại
đất ruộng cho dù bất cứ dạng nào như đốt rơm, phủ rơm, vùi rơm, hay bón rơm đã hoai
sau khi thu hoạch xong. Hàm lượng các nguyên tố khác như: Ca, Mg, Na, Zn và Cu
thay đổi rất ít. Thí nghiệm dài hạn bón phân cho lúa hoàn toàn bằng rơm rạ ủ với nấm
Trichoderma năng suất lúa vẫn tăng đáng kể so với đối chứng không bón phân, tăng
8% trong vụ Hè Thu và 7% trong vụ Đông Xuân (Luu Hong Man el al., 2001, 2002,
2005); kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Phấn và ctv (2001), cũng xác định việc sử
dụng phân rơm phân hủy vi sinh vật giúp lúa MTL250 sinh trưởng tốt và tiết kiệm
được phân bón vô cơ. Khi canh tác và cung cấp rơm rạ trong thời gian dài thì có thể
duy trì nguồn vât chất hữu cơ và cung cấp đạm cho đất, đồng thời có thể tăng tất cả các
chất có giá trị ngoại trừ Zn và Cu. Vì rơm chứa 0,6% N, 0,1% P
2
O
5
và S, 1,5% K
2
O,
5% Si, 40% C (Ponnamperuma, 1984).
Thí nghiệm của Ponnamperuma (1984) thực hiện ở miền Nam và Đông Nam Á,
thì lượng đạm ở đây đều dưới 0,2% và trở nên thiếu. Vì vậy, nếu 5% đạm được khoáng
hóa từ đất trong mỗi vụ và có thể giữ 0,2% trong đất thì lượng N có thể đủ sản suất ra 5
tấn lúa/ha. Do đó, một phương pháp tốt nhất nhằm cung cấp đạm là vùi rơm sau mỗi vụ
ở cánh đồng lúa nước.
Khi cây lúa hấp thu K thì phần lớn K được giữ trong rơm nhiều hơn so với N, P,
và S. Ngoài ra, rơm còn có thể chứa từ 1,1-3,7% K cho nên khi vùi rơm trong quá trình
canh tác thì có thể cung cấp lượng K có giá trị cho đất và lượng K trong nước từ trong
rơm rạ là dạng K hòa tan nên cây trồng có thể hấp thu toàn bộ (Nguyễn Xuân Trường,
2004).

Kumada (1987), nghiên cứu thấy rằng số và chất lượng chất hữu cơ trong đất
đều có ảnh hưởng đến tiến trình phân hủy nhanh hay chậm, số lượng hữu cơ chưa phân
hủy càng nhiều thì sự phân hùy trong điều kiện yếm khí càng chậm. Nghiên cứu về
phân hữu cơ trên đất lúa, Phan Thị Công (2005) cho biết khi bón rơm rạ ở mức trung
bình có thể có lợi cho năng suất lúa nếu thời điểm bón không gây cạnh tranh dinh
dưỡng đạm với cây lúa; khi bón lượng rơm rạ từ 12 tấn/ha, sự sinh trưởng của cây lúa
11

bị đình truệ, nguyên nhân chủ yếu do ngộ độc hữu cơ và thiếu đạm ở giai đoạn đầu
sinh trưởng của cây lúa bị vi sinh vật cố định.
Vì vậy, nếu sau khi thu hoạch lúa phần rơm rạ được giữ lại và có biện pháp xử
lý thích hợp thì lượng dinh dưỡng từ rơm rạ sẽ góp phần cung cấp thêm chất dinh
dưỡng cho đất từ 22,8 đến 33,5 kg N/ha; 10 đến 11,8 kg P
2
O
5
/ha và 38,5 đến 49,3 K
2
O
(Huỳnh Đào Nguyên, 2008).
1.4 Hiệu quả sử dụng của nấm Trichoderma sp.
Trichoderma thuộc ngành Nấm (Mycota), lớp nấm Bất Toàn (Deuteromycetes),
bộ nấm Bông (Moniliales), họ Dermatiaceate và chi Trichoderma (Nguyễn Lân Dũng
và ctv., 1982; Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998; Phạm Văn Kim, 2003). Có nhiều
loài trong chi nấm Trichoderma với hình dạng và kích thước khác nhau, trong đó có
một số loài được ứng dụng phổ biến trong phòng trừ sinh học. Trichoderma có những
ảnh hưởng tích cực lên vùng rễ cây trồng đặc biết trong điều kiện đất nghèo chất dinh
dưỡng. Sau khi đưa vào đất, Trichoderma sẽ định cư ở vùng rễ dưới dạng các vi sinh
vật cộng sinh. Ngoài các enzyme phân hủy cellulose, glucose giúp những thành phần
hữu cơ trong đất chuyển hóa thành các chất dễ hấp thụ nhanh chóng, tạo điều kiện cho

cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tiết các chất điều hòa sinh trưởng có khả năng
kích thích bộ rễ cây trồng phát triển nhanh và mạnh hơn (Bailey and Lumsden, 1998).
Trichoderma sp. phân bố rộng rãi trên nhiều loại đất, nơi có nhiều tàn dư sinh
vật (Nguyễn Thân, 2004). Nhiều nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng
tiêu diệt nấm Fusarium solani (gây bệnh thối rễ cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên
tiêu) hay một số loài nấm gây bệnh khác như Selerotium rolfsii, Fusarium oxysporum,
Rhizoctonia solani. Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma là phân hủy cellulose,
phân giải lân chậm tan. Vi sinh vật phân giải lân là nhóm xạ khuẩn, vi khuẩn, nấm sợi.
Chúng có khả năng phân hủy các hợp chất phospho khó tan có sẵn trong đất hoặc phân
bón vào đất thành dạng dễ tan mà cây trồng có thể hấp thu được. Chúng là những vi
khuẩn Bacillus và Pseudomonas (Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv., 2005).
Dương Minh (2005), nghiên cứu tính đối kháng của vi sinh vất đối với một số
nấm bệnh thường gây hại trên cây trồng cho biết, nếu sử dụng hợp lý dòng nấm
Trichoderma sp. trong việc ủ hoai phân chuồng, xác bả thực vật tỷ lệ (2:8) để sau khi ủ
phân rơm hữu cơ này có tỷ lệ C:N đạt 12:1 đến 14:1 sẽ có lợi cho các vi sinh vật có ích
hoạt động; ngoài ra, nấm này còn giúp đối kháng với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh
đốm vằn trên lúa, bệnh mạ vàng và lúa non cho nấm Fusarium molinifome gây hại.
12

Nghiên cứu của Luu Hong Man et al., (2005) ở Viện lúa Đồng bằng sông Cửu
Long cho thấy, sử dụng đối tượng là nấm mốc Trichoderma sp. xử lý rơm rạ sau 30 –
45 ngày và bón phối trộn với phân lân sinh học cho hiệu quả đối với nền đất sét nặng,
năng suất lúa (giống IR60) tăng 18,6% khi bón kết hợp 50% phân vô cơ và 50% phân
lân sinh học. Kết quả cũng cho thấy, khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa cũng
cao hơn và quần thể sinh vật đất được cải thiện.
Theo Lynch and Haper (1985), cho rằng rơm khi bỏ lại trên bề mặt đất có thể
làm giảm sự ra hoa kết hạt của ngủ cốc, làm giảm năng suất mùa màng. Các loài nấm
Trichoderma thường được quan tâm nghiên cứu vì chúng có vai trò phân giải cellulose
rơm rạ còn lại sau vụ mùa, chuyển hóa chúng thành đường đồng thời có khả năng ký
sinh và tiêu diệt các loại nấm ký sinh và gây bệnh cho cây trồng. Đường do sự phân

hủy từ rơm rạ tạo ra là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho vi khuẩn yếm khí cố định đạm
Clostridium butyrium làm gia tăng hàm lượng đạm trong đất. Hàm lượng đạm này sẽ
được cung cấp tái trở lại cho nấm Trichoderma phát triển mạnh lên, do đó, khả năng
phân hủy cellulose sẽ nhanh hơn để cuối cùng tạo ra đạm cung cấp cho cây trồng. Bên
cạnh đó, nhiều loài Trichoderma sp. phân hủy rất tốt nguồn cellullose (Alexander,
1961; Kredics et al., 2003).
Vai trò của vi sinh vật tác động đến việc phân hủy chất hữu cơ thể hiện rất rõ.
Theo các kết quả nghiên cứu về vi sinh vật phân giải cellulose gồm vi khuẩn Pleurotus
sojarcaju và nấm Trichoderma viride đã được thử nghiệm trên rơm rạ. Kết quả cho
thấy sau quá trình phân giải dưới tác nhân vi sinh vật, làm giảm tỷ lệ C/N đáng kể,
đồng thời hàm lượng carbon hữu cơ, lignin và phenol giảm trong khi đó hàm lượng N,
P, K, Cu, humic acid của các phế phẩm nông nghiệp tăng lên rất rõ (Trần Thị Ngọc
Sơn và Ramaswami, 1997). Nói chung, các vi sinh vật tham gia phân hủy các hợp chất
hữu cơ thường có hệ thống men chuyên biệt của chúng để tiết ra men phân hủy chất
hữu cơ và vi sinh vật sử dụng nguồn C cho sự phát triển của chúng.
1.5 Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lopoferrum
Là loài vi khuẩn cố định đạm hiện diện ở vùng rễ, vùng đất xung quanh rễ và lá,
của cây trồng (Glick, 1995). Cao Ngọc Điệp và ctv (2007), đã phân lập được vi khuẩn
này từ lúa mùa ở ĐBSCL, chúng sống tự do trong đất hay cộng sinh với rễ các loại cây
ngũ cốc, cỏ và cây có củ (Nguyễn Hữu Hiệp và ctv., 2005). Azospirillum lopoferrum là
vi khuẩn gram âm, hình que cong hoặc hình chữ S, chiều rộng 1-1,5 m và chiều dài là
3-3,0 m, phát triển tốt ở nhiệt độ 30
0
C và pH từ 6,0-7,0. Sự sinh trưởng và phát triển
của chúng xảy ra dưới cả hai điều kiện hiếu khí và yếm khí (khử Nitơ) nhưng thích hợp
13

trong điều kiện vi hiếu khí với sự có hoặc không có đạm trong môi trường aga
(Dobereiner and Perosa, 1987).
Bashan and Levanory (1990) cho rằng, vi khuẩn Azospirillum lopoferrum có thể

tiết ra những kích thích tố tăng trưởng như IAA (Indole-3-acetic acid), IBA (Indole-3-
butyric acid) và cytokinin. Những kích thích tố đó làm tăng chiều dài rễ, tăng kích
thước và số lượng rễ cây trồng (Levanovy and Bashan, 1989). Từ đó, chúng có khả
năng hấp thu các khoáng chất và nước, dẫn đến sự sinh trưởng và phát triển cũng như
năng suất của cây trồng (Okon and Kapulnik, 1986)
Theo kết quả nghiên cứu của Trương Văn Phúc Giao (2009), thí nghiệm nhà
lưới cho thấy khi bón 50% N cho lúa và có chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum và
Stenotrophomas maltophilia có sự tăng trưởng tốt tương đương với nghiệm thức bón
100% N mà không chủng vi khuẩn. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng cho thấy khi bón
50% N kết hợp chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum và Stenotrophomas maltophilia
cho lúa OM3536MK1 thì năng suất lúa không khác biệt so với nghiệm thức bón 100%
N mà không chủng vi khuẩn. Ngoài ra, lúa có chủng 2 dòng vi khuẩn này và bón 50%
N có năng suất cao hơn lúa có bón 50% N nhưng không chủng vi khuẩn. Khi trồng lúa
theo phương thức bón 50% N kết hợp chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum và
Stenotrophomas maltophilia nông dân có thể tiết kiệm đến 50% N.
Cây lúa cao sản được trồng ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long có chủng 2
dòng vi khuẩn Azospirillum lipoferum và Stenotrophomas maltophilia kết hợp bón
50% N giúp gia tăng chiếu dài rễ, trọng lượng khô bụi, trọng lượng khô rễ, số chồi/bụi,
số bông/bụi, số hạt/bông, trọng lượng hạt/bụi so với đối chứng và so với các nghiệm
thức có bón từ 25% N đến 75% N + không chủng vi khuẩn cố định đạm (Ngô Thị Mỹ
Hạnh, 2009).
Theo Nguyễn Tiến Huy (1999), ông sử dụng phân đạm (Azospirillum), cho thấy
lúa có tăng năng suất 10-15%, tiết kiệm được 30-40 kg đạm/ha tại viện Khoa học kỹ
thuật Việt Nam.
Theo Nguyễn Quốc Nam (2009), việc chủng phối hợp cà hai dòng vi khuẩn
Azospirillum lipoferum và Stenotrophomas maltophilia có các chỉ tiêu nông học và
năng suất lúa cao hơn chủng riêng lẻ từng dòng đối với thí nghiệm trồng lúa nhà lưới
được thực hiện ở huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ. Còn ở thí nghiệm ngoài đồng,
việc chủng phối hợp cả hai dòng vi khuẩn Azospirillum lipoferum và Stenotrophomas
maltophilia kết hợp bón 50%N/ha cho số bông/bụi, số hạt chắc/bông, trọng lượng 1000

hạt và năng suất tương đương với lúa không chủng vi khuẩn bón 100% N. Khi bón

×