Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường dược phẩm của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.26 KB, 42 trang )

Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Mục lục
Lời cảm ơn ……………………………………………………….2
Danh mục viết tắt ……………………………………………… 3
Lời mở đầu ………………….……………………………………4
Nội dung : ………………………………… …………………….5
Chương I : Quy mô ngành dược Việt Nam ………………… 5
Chương II : Đặc điểm thị trường thuốc ………………………7
Chương III : Cung cầu dược phẩm ………………………… 10
1. Cầu dược phẩm :……………………………………… 10
2. Cung dược phẩm :……………………………………… 15
3. Mối quan hệ cung và cầu :……………………………… 24
Chương IV : Giá cả ………………………………………… 25
Chương V : Mức độ cạnh tranh các loại dược phẩm…………. 30
Chương VI : dự báo và triển vọng ngành dược Việt Nam ……31
1. Triển vọng ……………………………………….…… 31
2. Dự báo ………………………………………………….32
Chương VII : Nhược điểm nghành dược Việt Nam ……… 34
Chương VIII : Biện pháp………………………………………36
Kết thúc ………………………………………………………… 42
Danh mục tham khảo………………………………………………43
1
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Lời cảm ơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn :
Ban giám hiệu trường đại học Thương Mại , khoa tài chính ngân hàng .
Giảng viên Nguyễn Thị Lệ đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn .
Thư viện trường đại học Thương Mại đã hộ trợ tài liệu tham khảo .
Giúp chúng em hoàn thành bài thảo luận này .
Thay mặt nhóm 6
Nhóm trưởng


Đỗ Minh Trang
2
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Danh mục viết tắt
1. R&D : nghiên cứu và phát triển
2. GMP : thực hành tốt sản suất thuốc
3
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Lời mở đầu
1. Việc tự chăm lo về tri thức, thể chất lẫn tinh thần là việc quan trọng nhất mà mỗi
người cần phải làm. Bởi vì, sức khỏe, trí tuệ và tinh thần là của mình nên mình
phải có trách nhiệm chăm sóc nó. Không được để nó bị bào mòn, kiệt quệ và trở
nên lạc hậu so với những người khác. Khi biết cách chăm sóc cho chính mình có
nghĩa là bạn đang đầu tư cho tương lai. Không ai có thể có một tương lai tươi sáng
nếu thiếu hiểu biết, tinh thần kiệt quệ hay thể chất đau yếu. Nhận thức được tầm
quan trọng của việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân, ngày càng có nhiều người lựa
chọn cho mình một phong cách sống lành mạnh. Họ đã biết cách quẳng nỗi lo đi để
vui sống, biết cách chọn bạn mà chơi, biết cách tăng cường sức khỏe. Sự phát triển
không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ giúp việc tự chăm sóc sức khỏe
trở lên dễ dàng và thuận tiện hơn. Nên thị trường dược phẩm chăm sóc sức khỏe
cũng vì vậy mà trở nên rất phong phú
2. Từ hàng ngàn năm nay thuốc phòng, chữa bệnh đã trở thành một nhu cầu thiết
yếu của cuộc sống con người. Với hơn 90 triệu dân thì việc phát triển ngành dược
phẩm là một điều tất yếu và rất đáng được quan tâm ở Việt Nam. Nước ta là nước
nhiệt đới nhiều bệnh tật phát sinh nên nhu cầu sử dụng thuốc hàng ngàn năm là rất
lớn.
3. Thị trường dược phẩm tại Việt Nam ngày càng mở cửa Vì vậy, cạnh tranh ngày
càng gay gắt, từ khoa học - công nghệ, chiến lược tiếp thị cho đến chủng loại sản
phẩm và giá cả. Là một trong bốn ngành công nghiệp trọng yếu, ngành dược việt
nam đang có những bước đổi mới rõ rệt từng ngày. Nhu cầu hàng hóa ngày càng

tăng, chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng lên từng ngày là do nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của người dân ngày càng cao. Với tâm thức tồn tại và phát triển vì sức khỏe
người dân Việt Nam, cung cấp và mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm có
nguồn gốc từ thiên nhiên, với công thức và thành phần được nghiên cứu và kiểm
soát chặt chẽ từ khâu nghiên cứu đến sản xuất và lưu thông phân phối, chính vì vậy
các sản phẩm dược Việt Nam có tác dụng vượt trội đối với chất lượng sức khỏe
người Việt . Sáng tạo , khác biệt và chất lượng là 3 đặc trưng nổi trội của sản phẩm
mà ngành dược muốn mang đến thị trường.
4
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Nội dung
Chương I : Quy mô ngành dược Việt Nam :
Theo thống kê của BMI, ngành công nghiệp dược hiện nay chiếm 1,50% GDP.
Doanh thu của toàn ngành theo ước tính của Cục quản lý Dược liệu Bộ Y tế đạt
1,11 tỷ USD, chiếm 1,59% GDP, tăng 16,52% so với 2006. Tuy chỉ có quy mô nhỏ
so với các ngành khác trong nền kinh tế nhưng ngành dược là ngành luôn có tốc độ
tăng trưởng cao trong thời gian gần đây, trung bình trong giai đoạn 2000-2007 là
15%.
Doanh thu và tốc độ tăng trưởng của ngành Dược từ 2001-2007(triệu USD). Tiền
thuốc bình quân đầu người (USD). Quy mô ngành dược hiện nay còn rất nhỏ bé, và
còn nhiều tiềm năng để phát triển. Chi tiêu của người dân cho dược phẩm và chăm
sóc sức khỏe hiện còn rất thấp. Tính trên đầu người, trung bình một người Việt
Nam trả 40.3 USD cho chăm sóc y tế năm 2006, trong đó 11.2 USD là chi phí
thuốc. Con số này của năm 2007, theo Bộ Y tế là 46.1 USD với tiền thuốc chiếm
30%. Mức chi tiêu cho dược phẩm hiện nay là quá thấp so với các nước trong khu
vực, chỉ bằng 1/5 của Thái Lan và ¼ của Ấn Độ.
5
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Ngành công nghiệp tân dược nội địa rất nhỏ bé. Hiện nay các công ty dược trong
nước mới chỉ sản xuất được 40% giá trị thuốc sử dụng trong nước, còn lại dành

60% sân nhà cho sản phẩm của nước ngoài. Tuy nhiên, sản xuất trong nước đang
cho thấy một sự tăng trưởng khá ấn tượng trong những năm gần đây, tăng trung
bình 20% cho giai đoạn 2000-2007. Thuốc sản xuất trong nước đang có xu hướng
thay thế dần thuốc nhập khẩu thể hiện qua xu hướng tăng lên của tỷ trọng giá trị
thuốc sản xuất trong nước trong tổng doanh thu của ngành dược qua các năm.
Thi trường thuốc đông dược chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị của ngành
dược, khoảng 0,5 % -1,5% giá trị sản xuất toàn ngành. Nhưng do thói quen sử
dụng đông dược của người Việt Nam, đây sẽ là mảng phát triển mạnh trong tương
lai.
Chương II : Đặc điểm thị trường thuốc :
6
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Các sản phẩm dược đang lưu hành trên thị trường Việt Nam xét trên nguyên liệu
sản xuất có 2 loại là tân dược và đông dược. Tân dược chiếm tới 90% tổng giá trị
toàn ngành, giá trị của đông dược không đáng kể. Trong khi hầu hết đông dược
được sản xuất trong nước từ nguyên liệu nhập ngoại thì tân dược bao gồm cả hàng
sản xuất trong nước và nhập khẩu.
THUỐC TÂN DƯỢC
Phân theo tác dụng dược lý: Thuốc tân dược đang lưu hành trên thị trường gồm 15
nhóm, trong đó 5 nhóm chính đã chiếm tới khoảng 70% giá trị thị trường gồm
kháng sinh, chuyển hóa dinh dưỡng, tim mạch, thần kinh và hô hấp. Trong đó
thuốc kháng sinh và thuốc chuyển hoá dinh dưỡng phổ biến nhất, chiếm lần lượt
21,4% và 21,7%.
Cơ cấu thuốc tân dược theo tác dụng dược. Trong khi thuốc nhập khẩu tập trung
vào dòng thuốc biệt dược có giá trị cao thì thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là
thuốc gốc, thông thường, đơn giản, gần như không có thuốc chuyên khoa, đặc trị.
Bảng 1 :Cơ cấu thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất
Cơ cấu thuốc nhập khẩu Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước
7
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6

Chống ung thư 2% 0,0001%
Hormon 5% 0,60%
Tim mạch 8% 0,96%
Mắt 3% 3%
Chống dị ứng 3% 2%
Tiêu hóa 9% 5%
Hô hấp 4% 6%
Ngoài da 3% 5%
Hạ nhiệt, giảm đau,
kháng viêm 7% 10,40%
Vitamin 4% 11,80%
Kháng sinh 31% 21%
Khác 16% 29%
Có thể thấy cơ cấu thuốc sản xuất là mất cân đối do các nhà sản xuất trong nước
chủ yếu khai thác các sản phẩm có công nghệ đơn giản mang lại lợi nhuận cao như
vitamin, thuốc hạ nhiệt, giảm đau.
Phân theo kênh phân phối
Thuốc tân dược có một mạng lưới phân phối khá rộng khắp từ các công ty Cổ
phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn cho tới các quầy thuốc thuộc trạm Ytế xã. Hai
kênh phân phối chủ yếu vẫn là thông qua bệnh viện và nhà thuốc. Theo số liệu của
IMS năm 2005, 61% thuốc được sử dụng trong bệnh viện và 71% thuốc phân phối
ở nhà thuốc là thuốc sản xuất trong nước. Do có lợi thế về giá thành rẻ cùng với
chất lượng được cải thiện, thuốc nội chiếm được thị phần khá đáng kể trong bệnh
viện và nhà thuốc. Tuy được sử dụng ít hơn nhưng thuốc nhập khẩu lại chiếm tới
85% giá trị thuốc được sử dụng trong bệnh viện. Đây là bằng chứng cho thấy công
nghiệp dược Việt Nam vẫn rất thiếu các lọai thuốc đặc trị giá trị cao.
8
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Phân theo khu vực địa lý
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai khu vực chính tiêu thụ thuốc của cả nước,

chiếm 76% giá trị. Trong đó, Tp.Hồ Chí Minh là thị trường trọng điểm với lượng
tiêu thụ lên tới 55% sản lượng thuốc sử dụng cả nước, trong khi đó lượng tiêu thụ
ở Hà Nôi chỉ bằng ½, chiếm khoảng 21% thị phần. Thị trường trong Nam cũng là
thị trường trọng điểm của các công ty dược lớn nhất cả nước như DHG,
Vinapharm và các hãng dược phẩm nước ngoài.
Phân theo nhà cung cấp
Thuốc tân dược được cung cấp từ hai nguồn: sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Các nhà sản xuất nội địa hàng đầu như DHG, Vinapharm, Domesco, Dược phẩm
TW … chiếm phần lớn thị trường nội địa. Thuốc nhập khẩu phần lớn được nhập về
cũng bởi các công ty dược trong nước đó. Theo thống kê 2007 của Bộ thương mại,
10 nhà nhập khẩu hàng đầu chiếm 76,5% lượng thuốc nhập của toàn ngành. Trong
đó thị phần chính thuộc về ba công ty là Dược liệu TW2, công ty Dược Tp.Hồ Chí
Minh, công ty XNK Ytế 2 chiếm lần lượt 29,2%; 10,1% và 8,4%. Thuốc ngoại
thành phẩm được nhập chủ yếu từ các nước có nền công nghiệp dược phát triển
như Pháp, Hàn quốc, Ấn Độ, Thụy Sĩ… Pháp chiếm vị trí hàng đầu với chủ yếu là
các thuốc biệt dược như thuốc tâm thần, tim mạch, giảm đau, thuốc chữa lao phổi.
Thuốc generics nhập chủ yếu từ Ấn Độ với 2 loại chính là kháng sinh và tiêu hóa.
Trong Y học Việt Nam, thuốc đông y đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh
hoạt hàng ngày, thuốc đông y được sử dụng lâu đời và rộng rãi. Tuy nhiên theo
thống kê, đông dược chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ từ 0,5%- 1% giá trị thuốc sử dụng
hàng năm. Số liệu thống kê về giá trị sử dụng cũng như nhu cầu sử dụng của đông
dược là kém chính xác khi lĩnh vực này hầu như chưa được quản lý chặt chẽ. Do
vậy trên số liệu thực tế còn cao hơn nhiều. Trong thói quen sử dụng đông dược của
người Việt Nam, thuốc Bắc (nguyên liệu là các thảo dược bắt nguồn từ Trung
Quốc) được tin dùng rộng rãi nhất.
Điều này được phản ánh qua việc 85% nguyên liệu chế biến đông dược được nhập
từ Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu trung bình 1 triệu USD/ năm. Hiện nay,
Việt Nam đã trồng được một số dược liệu nhưng giá trị cũng như khối lượng
không đáng kể. Hệ thống sản xuất, phân phối thuốc đông dược rộng lớn và không
được kiểm soát đầy đủ. Do đặc trưng của thuốc đông dược chế biến không đòi hỏi

9
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
công nghệ cao nên thuốc đông dược được sản xuất và phân phối bởi các nhà máy
lớn cũng như các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ. Theo thống kê sơ bộ, cả nước có 45 Viện y
học dân tộc, 242 Bệnh viện đa khoa, 4000 tổ chẩn trị, 10.000 cơ sở Y dược học cổ
truyền. Tuy nhiên, hiện nay chưa có sản phẩm thuốc đông dược của Việt Nnam
đăng ký tiêu chuẩn GMP-WHO. Điều này cho thấy các cơ sở sản xuất thuốc đông
dược đạt tiêu chuẩn còn rất thiếu, thị trường đông dược rất cần một sự chuẩn hóa.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian gần đây làm tăng thu nhập cá
nhân là nguyên nhân làm gia tăng nhu cầu sử dung đông dược. Người Việt Nam sử
dụng đông dược không chỉ để chữa bệnh mà còn để bồi bổ sức khỏe và phần lớn
cho rằng sử dụng đông dược lâu dài có lợi chứ không có hại như Tây y. Chính vì
vậy, tiềm năng cho đông dược nhất là đông dược chất lượng cao rất lớn.
Chương III: Cung cầu hàng hóa
Quy luật cung cầu là một trong nhưng quy luật quan trọng của nền kinh tế . Phân
tích cung cầu là một trong những phương pháp phân tích vi mô cơ bản . Những
khái niệm về cung cầu là một trong những phương tiện quan trọng để hieeur biết
nền kinh tế và cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng để đưa ra quyết
định đứng đắn .
1. Cầu dược phẩm :
Trong khi khủng hoảng kéo theo sự đi xuống của hầu hết các ngành kinh tế,
ngành dược phẩm vẫn ghi nhận tăng trưởng ngược dòng với tốc độ trung bình
18,8%/năm trong giai đoạn 5 năm 2009-2013.Nhân tố chính tác động đến xu
hướng này là do bản thân dược phẩm là sản phẩm không thể thay thế và nhu cầu
người dân ngày càng tăng cao.
10
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6

Trước khi phân tích về cầu trong ngành dược phẩm ta cần hiểu thế nào là cầu,
lượng cầu.

Cầu (D) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả
năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định các
yếu tố khác là không đổi.
Lượng cầu () là số lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong
muốn và có khả năng mua tại một mức giá xác định, trong một giai đoạn nhất định
và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi.
Theo BMI (Business Monitor International) dân số Việt Nam dự báo đạt 95 triệu
người vào năm 2017 và tăng trưởng GDP thực tế của người Việt Nam đạt 6% vào
2014, dự kiến tiếp tục đạt 7% vào năm 2017. Việc gia tăng dân số cùng với sự tăng
trưởng thu nhập sẽ thúc đẩy chi tiêu cho dược phẩm.
Người Việt Nam chi cho dược phẩm nhiều hơn gấp đôi so với số tiền bỏ ra để
mua bánh kẹo. Tổng giá trị thuốc tiêu thụ tại Việt Nam năm 2013 ước đạt 2,775
triệu USD tương đương 55.500 tỉ đồng. Trong khi đó quy mô thị trường bánh kẹo
Việt Nam năm 2013 đạt hơn 26.100 tỉ đồng, ngay cả khi chỉ so với con số chi tiêu
cho dược phẩm.
Dân số Việt Nam ngày càng già hóa, tỉ lệ người già tăng cao khiến tổng chi tiêu về
thuốc tăng
11
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
.
BMI cũng dự báo lương tiêu thụ thuốc sẽ tăng lên 117,802,35 tỉ VNĐ vào năm
2017.Cầu về dược phẩm ở Việt Nam là rất lớn. Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu
12
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
người qua các năm tăng nhanh. Tuy nhiên có sự chênh lệch về thị phần thuốc tiêu
thụ.


Dược phẩm là mặt hàng không thể thay thế,vì vậy nói đến yếu tố quyết định nhu
cầu về dược phẩm là nói đến yếu tố quyết định sử dụng dược phẩm nội. Yếu tố

quyết định nhu cầu tiêu thụ dược phẩm của người Việt về tiêu dùng hàng Việt, thói
quen kê đơn của Bác sĩ và dược sĩ.
Tâm lí của người Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng hàng
ngoại. Theo thống kê chính thức cho thấy, bác sĩ Việt Nam chỉ kê 20% đến 30%
thuốc nội trên tổng số thuốc cho bệnh nhân. Trong tiềm thức người Việt, thuốc đắt
là thuốc tốt, hiển nhiên thuốc ngoại đắt hơn thuốc nội và do quảng cáo về thuốc nội
còn hạn chế.Vì vậy thuốc nội vẫn bị lét vế ở thị trường nội địa, làm cho cầu trong
nước chênh lệch. Chính vì thế hằng năm Bộ Công Thương vẫn luôn khởi động
phong trào “Người Việt dùng hàng Việt” để khuyến khích người dân mua sản
13
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
phẩm sản xuất trong nước.Gỡ bỏ được thói quen này, doanh nghiệp dược Việt
Nam sẽ có bước nhảy vượt bậc về thị phần kinh doanh.
Cầu về từng loại dược phẩm là khác nhau.
Nguồn : Cục quản lí dược
Thuốc chuyển hóa, dinh dưỡng là nhóm hàng về thuốc chống béo phì hay suy
dinh dưỡng, vitamin và ngày càng có nhu cầu cao. Theo cục Hải quan mặt hàng
này vẫn phải nhập khẩu nhiều. Theo thống kê, năm 2013 tỉ lệ đáp ứng mới chỉ
khoảng 42% nhu cầu trong nước. Trong đó, tỉ lệ sử dụng tại Hà Nội là 68,1%,
trong khi ở tp Hồ Chí Minh là 43%.
Thuốc nhiễm trùng hệ thống tỉ lệ sử dụng ở Việt Nam cao hơn so với các nước
trong khu vực. Nguyên nhân là do môi trường ở Việt Nam còn thiếu an toàn vệ
sinh, tỉ lệ cơ cấu bệnh của Việt Nam chủ yếu là do vi trùng gây ra.
Ngoài ra ở các nhóm dược chữa bệnh khác như ung thư, thần kinh trung ương, tỉ
lệ sản xuất của các công ty dược Việt Nam còn thấp do đây là nhóm bệnh cần
thuốc đặc hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được những loại thuốc
liên quan đến nhóm bệnh đó nhưng chỉ dưới dạng thuốc bổ hoặc thuốc dùng tạm
thời.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa vì thế nhu cầu về dược phẩm rất
cao. Đặc biệt trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa như hiện nay, số người bị bệnh

tăng đột biến khiến nhu cầu về dược phẩm tăng cao.
Kinh tế nước ta đang có dấu hiệu phục hồi,kì vọng về thu nhập tăng trong tương
lai là rất lớn cùng với chính sách trợ cấp về dược phẩm của Chính phủ sẽ làm cầu
hiện tại về dược phẩm tăng đáng kể.
14
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6

Dược phẩm là ngành nhu cầu ít co dãn với giá, tức là dù giá cả có tăng, người
tiêu dùng vẫn sẽ mua mặt hàng đó nếu như sản phẩm đó có thể chữa khỏi bệnh. Từ
đó ta thấy tầm quan trọng của dược phẩm.

Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, tình trạng sức khỏe cũng
được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu sử dụng thuốc để chăm sóc sức khỏe
cũng tăng lên. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành
dược Việt Nam
2. Cung dược phẩm :
Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công thương
(VITIC), tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6/2014, Việt Nam đã nhập
khẩu 963,3 triệu đô la Mỹ hàng dược phẩm, tăng 8,27% so với cùng kỳ
2013. Nhập khẩu chiếm hơn 70% giá trị của thị trường dược, và chiếm hầu
như toàn bộ sản phẩm dược công nghệ cao tại Việt Nam.
Theo Business Monitor International, Việt Nam đứng thứ 13/175 nước và
lãnh thổ về tốc độ tăng trưởng mức chi tiêu cho dược phẩm.
Mười thị trường nhập khẩu dược phẩm chính của Việt Nam là Ấn Độ,
Pháp, Đức, Hàn Quốc, Anh, Ý, Thụy Sỹ, Mỹ, Bỉ, Thái Lan cung cấp 69,5%
giá trị dược phẩm cho Việt Nam, với kim ngạch 670,1 triệu đô la Mỹ.
15
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Định nghĩa cung
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả

năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định,
các nhân tố khác không đổi.
Lượng cung là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán
và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Cung thị trường dược có xu hướng tăng
a Nguồn lực sản xuất
Hiện nay nguồn nhân lực cho ngành dược dang thiếu ở hầu hết các loại
trình độ, đặc biệt là trình độ đại học và có sự không đều trong nguồn
nhân lực.
Trong hệ thống các trường từ trung cấp dược, cao đẳng đến đại học ở
nước ta, số lượng trường đào tạo nghề ngành dược còn ít. Trong khi đó,
các trường đào tạo trình độ Dược sĩ đại học chiếm tỉ lệ ít hơn so với tỉ lệ
các trường đào tạo trung cấp. điều này dẫn tới hiện trạng thiếu hụt nguồn
nhân lực và đầu ra từ các dược sĩ trung cấp chua đáp ứng được hết nhu
cầu của xã hội.
Theo số liệu thống kê của của cục quản lý dược cho thấy, tỉ lệ dược sĩ
của nước ta hiện nay mới đạt khoảng 1,76/10000 dân, trong đó số lượng
dược chủ yếu dang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các
bênh viện và các cơ sở sẩn xuất kinh doanh dược phẩm. do vậy, nhu cầu
nhân lực về ngành dược đang thiếu.
Theo ước tính, thời gian gian tới ngành dược cần khoảng 25.000 cử nhân
dược sĩ.
b Giá cả dược phẩm
Thị trường dược phẩm ổn định, một số ít thuốc nội và ngoại có biến động
tăng/giảm giá với biên độ hẹp, không có hiện tượng sốt giá thuốc, khan
hiếm thuốc; lượng cung ứng thuốc đáp ứng đủ nhu cầu phòng và chữa
bệnh của nhân dân.
Giá Giá bán lẻ trên thị trường của một số mặt hàng thuốc (Amoxilin
nhộng/500mg, Hoạt huyết dưỡng não, Cảm xuyên khương, Kim tiền
thảo, Berberin, Vitamin B1, VitaminC, Cefuroxim 125mg, Ziniat 125,

Zinnat 250mg, Cravit Tab 500, Losec 20mg) ổn định.
Nhập khẩu thuốc nhìn chung ổn định, một số mặt hàng có giá thay đổi
theo xu hướng tăng, nhưng mức biến động thấp. Về giá nhập khẩu thuốc
(giá CIF): Giá nhập khẩu một số loại thuốc có biến động tăng/giảm
16
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
nhưng không lớn. Giá nhập khẩu một số thuốc: Solupred 5Mg
(Prednisolone) có giá 4,31 USD/hộp, tăng 20%; Cottu-F Syrup hộp/1 lọ
100ml có giá 0,57USD/hộp, tăng 3,35%; Amoxmarksans 500Mg
hộp/100viên có giá 1,85 USD/hộp, giảm 2,63%; Mucosolcan có giá
2,15USD/hộp, tăng 2,02%
Theo số liệu về giá thuốc kê khai lại trên Trang điện tử của Cục Quản lý
dược - Bộ Y tế tháng 1/2014 (tính đến 23/01/2014): số mặt hàng kê khai
lại giá (điều chỉnh tăng giá) là 17 mặt hàng thuốc nội, chiếm khoảng
0,07% tổng số khoảng 25.000 mặt hàng thuốc đang lưu thông trên thị
trường; không có mặt hàng thuốc ngoại kê khai lại giá (tăng giá). Số mặt
hàng thuốc thực hiện kê khai giá là 49 mặt hàng chiếm khoảng
0,195 tổng số khoảng 25.000 mặt hàng thuốc đang lưu thông trên thị
trường; trong đó có 32 mặt hàng thuốc nội và 17 mặt hàng thuốc nhập
khẩu.
Thuốc tại các cơ sở y tế công lập hiện thực hiện đấu thầu theo quy định
tại Thông tư số 11/2012/TT-BYT ngày 28/6/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn
lập hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế và Thông tư liên tịch
số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012 của Liên Bộ Y tế-Tài chính
hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. So trị giá tiền mua
thuốc theo giá trúng thầu năm 2013 của 20 mặt hàng có tỷ trọng sử dụng
cao (chiếm khoảng 30% trị giá thuốc trúng thầu tại các cơ sở y tế) với
việc mua sắm các mặt hàng này năm 2012 cho thấy, số tiền tiết kiệm
được là 115,47 tỷ đồng, tương đương 28% tổng trị giá trúng thầu của các
mặt hàng thuốc.

c Công nghệ
Theo WTO và UNCTAD, ngành công nghiệp dược phân chia theo 4 cấp
độ.
Cấp độ 1: hoàn toàn nhập khẩu
Cấp độ 2: sản xuất được một số generic và đa số phải nhập khẩu
Cấp độ 3: có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic xuất khẩu một số
sản phẩm dược.
Cấp độ 4: sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.
Theo cấp độ phát triển của ngành dược của WTO và UNCTAD thì ngành
công nghiệp dược Việt Nam đang phát triển ở cấp độ 2.5-3, sản xuất
được generic và xuất khẩu được một số sản phẩm. công nghệ sản xuất
thuốc của Việt Nam hiện nay chủ yếu sản xuất thuốc đa phần có dạng
17
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
bào chế đơn giản, hàm lượng kĩ thuật thấp. trong số 1500 hoạt chất có
trong các thuốc đã đăng kí thì các doanh nghiệp dược trong nước có thể
bào chế được 773 chiếm khoảng 50% tổng số hoạt chất tuy nhiên chủ
yếu là các hoạt chất thông thường.
Trong khi đó các hoạt chất thuốc có các hoạt chất thuốc bào chế đặc biệt,
thuốc chuyên khoa đặc trị lại thiếu. do công nghệ hóa dược phẩm phát
triển còn ở mức độ thấp không thể tổng hợp các nguyên liệu hóa dực
phức tạp và có giá trị lớn. việc nghiên cứu cho ra các thuốc đặc trị và có
bản quyền tốn kém về cả thời gian lẫn nhân lực. bình quân cho một dây
chuyền sản xuất thuốc đảm bảo chất lượng khoảng 30-35 tỷ tùy theo quy
mô nhà máy, đầu tư một hay nhiều dây chuyền thì chí phí có thể cao hơn.
Hơn nữa chi phí để sản xuất, nghiên cứu ra một loại thuốc mới đặc trị
mất khoảng 13 năm với chi phí khoảng 8000 triệu đôla. Trong 1000
thuốc nghiên cứu chỉ có 2 sản phẩm thuốc thành công được mang ra thị
trường nên ít công ty trong nước chịu được chi phí đầu tư nghiên cứu các
sản phẩm mới có tính năng cao. Tỉ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới của

các công ty trong nước chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu trong khi đó các
công ty nước ngoài là 15%.
Theo bộ y tế từ nay đến năn 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, sẽ có rất
nhiều dự án đầu tư vào ngành dược, bao gồm cả phân ngành thuốc đặc
trị, khi các dự án được vay vốn với lãi xuất ưu đãi 3% trong vòng 12
năm với ngân hàng phát triển Việt Nam.
d Số lượng nhà sản xuất
Cuối năm 2013 Việt Nam có 197 công ty sản xuất thuốc, trong đó có
105 công ty sản xuất tân dược, 87 công ty sản xuất đông dược và 5 công
ty sản xuất vacxin. Theo số liệu của BMI, doanh thu ba công ty đại
chúng lớn nhất trong ngành gồm Dược Hậu Giang, Traphaco và
Domesco chiếm 10,4% tổng doanh thu toàn thị trường năm 2013.
Sản phẩm ngành có đông dược và tân dược. Trong đó đông dược chỉ
chiếm 0.5-1.5% giá trị sản xuất tòan ngành. Hiện nay theo thống kê cả
nước có 80 doanh nghiệp sản xuất đông dược, trong đó có 5 doanh
nghiệp đại chuân GMP của WHO. Bên cạnh đó, có 400 cơ sở sản xuất
nhỏ không có đăng kí.
18
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Năm 2009 số đông dược đăng kí chỉ bằng 10% số dược phẩm đăng kí
của toàn ngành. Trong khi đó đông dược là phân khúc ngành có tiềm
năng phát triển do nhu cầu ngày càng cao và chi phí sản xuất chủ động
do có nguồn dược liệu trong nước phong phú. Bộ y tế chủ trương đến
năm 2015 số đông dược đăng kí phải tăng nên 30%.
Doanh thu thu được từ các loại dược phẩm dinh dưỡng và nhiễm trùng
hệ thống là cao nhất, sau đó đến tim mạch và thần kinh. trùng hệ thống là
cao nhất, sau đó đến tim mạch và thần kinh.
Theo cục quản lý Dược Việt Nam (CQLD), đến cuối năm 2013 có 39 dự
án FDI vào ngành dược với tổng vốn đăng kí lên tới 303 triệu USD, 26
trong 39 dự án đã đi vào hoạt động bao gồm 24 dự án đầu tư vào sản

xuất, 2 dự án đầu tư vào dịch vụ bảo quản thuốc.
Các yếu tố tác động
Giáo dục về sức khỏe được nâng cao
Giáo dục ngày một phát triển dẫn tới nhận thức của người dân về việc chăm
sóc sức khỏe ngày một nâng cao làm cho nhu cầu về sử dụng thuốc ngày
càng tăng tạo điều kiện cho ngành dược phát triển.
Theo thống kê của ngân hàng Thế giới, tính đến 2012 chi phí sức khẻo của
người Việt (95 USD/người) vẫn cồn thấp hơn với một số nước trong khu
vực (Singapo 2286 USD/người, Manaysia 846 USD/người). Theo BMI, chi
phí cho sức khỏe đã tăng với tốc độ bình quân là 12,7% và dự đoán vẫn tiếp
tục tăng trong tương lai với cùng tốc độ.
Quan liệm của người Việt Nam về sử dụng sản phẩm nội và ngoại
Tâm lý của người Việt Nam, bao gồm bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng hàng
ngoại.Thống kê chính thức cho thấy, bác sĩ chỉ kê 20-30% thuốc nội trên
tổng số thuốc cho bệnh nhân. Trong tiềm thức của người Việt thuốc đắt là
thuốc tốt. Mà hiển nhiên là thuốc nhập khẩu đắt hơn thuốc nội. Vì vậy, thuốc
nội vẫn đang bị nép vế ở thị trường nội địa do nhưng quan niệm sai lầm này.
19
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Đầu tư về các loại dược phẩm đặc hiệu phức tạp còn kém
Các doanh nghiệp dược nội địa vào thời điểm này phần lớn chỉ sản xuất
thuốc dạng thông thường (generic). Các doanh nghiệp Việt chưa sản xuất
được các loại thuốc như gây mê, giải độc đặc hiệu, chống ung thư,
parkinson.
Còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
90% dược liệu được nhập khẩu từ nước ngoài. Việc phụ thuộc quá nhiều
vào nguyên dược liệu nước ngoài khiến cho ngành gặp nhiều khó khăn rủi ro
về tỉ giá, thanh toán tín dụng cũng như về cung cầu trên thị trường nguyên
dược liệu.
Chính sách của chính phủ

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chi nhánh doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phép trực tiếp xuất khẩu mà không
phải thông qua nhập khẩu ủy thác và ủy thác nhập khẩu. tuy nhiên quyền
phân phối thuốc dược phẩm chỉ dành cho doanh nghiệp trong nước.các
doanh nghiệp nước ngoài và chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài Việt
20
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Nam nhập khẩu trực tiếp sẽ phải bán lại cho các doanh nghiệp trong nước
có chức năng phân phối.
Thuế nhập khẩu thuốc sẽ giảm dần xuống 2.5% vào năm 2012 làm tăng
lợi nhuận cho các công ty, hạ giá sản phẩm nhưng cũng là thách thức cho
các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước trong việc cạnh tranh với
thuốc nhập khẩu từ nước ngoài.
Nguyên liệu thuốc nhập khẩu từ nước ngoài sẽ được miễn giẩm thuế đến
0% tạo điều kiện giảm ch phí giá vốn, tăng doanh thu, tuy nhiên nó cũng
ảnh hưởng tới mội số doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu của Việt Nam.
Tiến bộ công nghệ kĩ thuật: các công ty dược phẩm Việt Nam dang dần
tiếp thu, chuyển giao công nghệ kĩ thuật từ các nước tren thế giới giúp
tăng năng xuất
Số lượng các cơ sở y tế và quầy thuốc ở Viêt Nam: công nghiệp dược
Việt Nam chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, trông đó kênh bán hàng
qua các cơ sở y tế chiếm trên 70% doanh thu. Trong giai đoạn từ năm
2009-2012 số lượng các cơ sở y tề và quầy thuốc ở Việt Nam liên tục
tăng. Dẫn đế cung của thị trường dược phẩm tăng.
Số lượng các cơ sở y tế và quầy thuốc ở Việt Nam
2009 2010 2011 2012
Bệnh viện 1002 1030 1040 1036
Phòng khám đa khoa khu
vực
682 622 620 640

Bệnh viện điều dưỡng 43 44 59 62
Trạm y tế xã 10979 11028 11047 10757
Trạm y tế cơ quan 710 710 710 715
Cơ sở khác 34 33 30 34
Quầy thuốc bán lẻ 41849 42000 47850 57000
3. Quan hệ giữa cung và cầu :
Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau
trên thị trường. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hoá: hàng
hoá nào có cầu thì mới được cung ứng sản xuất; hàng hoá nào tiêu thụ được
nhiều (cầu lớn) thì sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại. Đối với cung thì
cung cũng tác động, kích thích cầu: những hàng hoá được sản xuất phù hợp
21
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
với nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng sẽ được ưa thích, bán chạy hơn, làm cho cầu
của chúng tăng lên.
Không chỉ ảnh hưởng lẫn nhau, cung - cầu còn ảnh hưởng tới giá cả. Khi
cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị. Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn
giá trị. Còn khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị. Giá cả cũng tác
động lại tới cung và cầu, điều tiết làm cung, cầu trở về xu hướng cân bằng
với nhau. Ví dụ như khi cung cao hơn cầu, giá cả giảm, cầu tăng lên còn
cung lại giảm dần dẫn đến cung cầu trở lại xu thế cân bằng.
Cung - cầu cũng là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì cũng như
cạnh tranh, nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Sự phân
công lao động XH đã dẫn đến nhu cầu mua bán, trao đổi, tức là phát sinh ra
cung và cầu. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn sự phân công lao động, tức là
còn cung và cầu thì quan hệ cung cầu sẽ vẫn còn tồn tại và tác động lên nền
sản xuất hàng hoá.
Chương VI : Giá cả
Để quản lý thuốc và giá thuốc, Bộ Y tế đã triển khai rất nhiều giải pháp
mang tính chất tình thế, khá nhiều văn bản pháp luật về lĩnh vực này cũng đã ra

đời. Tuy nhiên, Bộ chủ quản vẫn tỏ ra lúng túng trong câu chuyện quản lý thị
trường “nhạy cảm” này.
Từ năm 2006 trở lại đây giá thuốc liên tục gia tăng do chi phí giá nguyên liệu
đầu vào trên thế giới liên tục tăng. Chỉ riêng trong quý 1/2008, giá thuốc tăng
7.73% do giá các nguyên liệu sản xuất kháng sinh nhập khẩu tăng 14%-16%, giá
nguyên liệu sản xuất thuốc bổ, giảm đau, chống viêm tăng 2%-9%, giá
bao bì tăng 30% Giá thuốc ngoại thường cao hơn thuốc nội có cùng
công dụng, nguyên nhân là do chi phí thuế nhập khẩu và chi phí đầu vào sản
xuất thuốc ngoại thường cao hơn Việt Nam. Bên cạnh đó nhu cầu dùng thuốc
ngoại do tâm lý dùng thuốc ngoại tốt hơn thuốc nội của người dân đã vô
hình đẩy giá thuốc lên. Khâu quản lý giá thuốc không được giám sát chặt chẽ
cũng làm cho nhập khẩu tăng do các doanh nghiệp tự ý kê thêm các chi phí như
chi phí hoa hồng, tiếp thị vào giá thuốc. Từ 2/4 Bộ Y tế không cho các doanh
nghiệp tăng giá thuốc đến hết tháng 6/2008 khiến cho 1 số doanh nghiệp
sản xuất trong nước không thể bù đắp được chi phí sản xuất và bán
hàng.
Tiêu biểu như năm 2007 giá thuốc tăng rất mạnh. Cụ thể, thuốc
Cavinton 5mg giá bán tăng từ 67.000đ/hộp hai vỉ/25 viên lên gần 97.000đ/ hộp,
22
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
tăng khoảng 44%. Cũng thuốc này nhưng hàm lượng 10mg từ 70.000đ/hộp hai
vỉ/15 viên lên gần 104.000đ/ hộp (tăng khoảng 48%); thuốc Panangin từ
32.000đ/hộp/50 viên lên 42.000đ (31%); thuốc Mydocalm loại 150mg tăng từ
43.000/hộp ba vỉ/10 viên lên 60.000đ, tăng khoảng 39%. Cũng thuốc này nhưng
hàm lượng 50mg giá từ 27.000đ tăng lên gần 38.000đ.

Lý giải về việc tăng giá thuốc, doanh nghiệp đưa ra hàng tá lý do: giá
nguyên liệu, chi phí sản xuất và bao bì đều tăng nên buộc các nhà sản xuất phải
tăng giá thuốc. Các chi phí sản xuất, quản lý đối với nhà máy sản xuất thuốc
theo tiêu chuẩn GMP-ASEAN hoặc GMP-WHO đều tăng cao hơn bình thường,

nên các nhà sản xuất cũng phải tính vào giá thành.
Đó là chưa kể chi phí tiếp thị, quảng cáo… thường "ngốn" một khoản rất
lớn. Và tất nhiên bệnh nhân chính là người phải gánh chịu những khoản chi phí
này.
Một vấn đề vô cùng nổi cộm khác đó là giá thuốc trong bệnh viện cao hơn
khá nhiều so với bên ngoài. Giá thuốc trong các nhà thuốc bệnh viện cao hơn giá
thị trường tới 30%, chất lượng thuốc, nguồn thuốc không kiểm soát được, nhà
thuốc hoạt động vô tổ chức. Trong khi đó hơn 1.000 nhà thuốc bệnh viện hiện
chiếm khoảng 60-70% thị phần thuốc lưu thông trên thị trường tự do. Sở dĩ, có
chuyện lạ trên do các nhà thuốc đã bán cái cho tư nhân thầu, và để mặc cho họ
làm giá, đặc biệt là các thuốc đặc trị thì bao nhiêu tuỳ theo họ định đoạt. Mặc dù
Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm, nhưng trách nhiệm chỉ đứng trên
danh nghĩa, chứ không quản lý được các hoạt động ở đây.
Theo Thứ trưởng Quang, hiện nhà thuốc bệnh viện là nơi có doanh thu
cao nhất trong hệ thống bán lẻ, có những nhà thuốc bệnh viện đạt doanh thu
khoảng 350 tỷ đồng/năm. Theo đó, giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm về
hoạt động của nhà thuốc bệnh viện. Trong trường hợp liên doanh, liên kết thì cá
23
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
nhân hoặc giám đốc đơn vị đó phải cùng chịu trách nhiệm với giám đốc bệnh
viện về hoạt động của nhà thuốc. Thặng số lãi trần bán lẻ được quy định tối đa là
20% cho các sản phẩm dược phẩm có giá dưới 1.000/đơn vị; sản phẩm có giá
gốc từ 1.000-5.000đồng, lãi trần là 15%; sản phẩm giá 5.000đồng - 1 triệu đồng,
lãi trần từ 7-10%, từ trên 1 triệu đồng/ đơn vị, lãi trần chỉ được 5%.
Theo số liệu về giá thuốc kê khai trên trang điện tử của Cục Quản lý dược - Bộ
Y tế, tính đến 07/7/2014: Về thuốc sản xuất trong nước, có 517 mặt hàng thuốc
kê khai, 240 mặt hàng thuốc kê khai lại (tăng giá).
Về thuốc nhập khẩu, có 354 mặt hàng thuốc kê khai, 33 mặt hàng thuốc kê khai
lại (tăng giá). Nhìn chung, các mặt hàng điều chỉnh tăng giá (kê khai lại giá)
chiếm một phần không đáng kể, khoảng 1,1% trong tổng số khoảng 25.000 mặt

hàng thuốc hiện đang lưu hành trên thị trường.
Giá nhập khẩu thuốc: Bên cạnh các mặt hàng có giá ổn định, một số thuốc có
giá nhập khẩu biến động theo xu hướng giảm giá như: Azpole Iv Injection 40
Mg hộp/1 lọ + 1 ống 10 ml nhập từ Hồng Kông có giá 2,4 USD/hộp, tăng 1%;
Biseptol hộp/1 lọ 80ml nhập từ Ba Lan có giá 2,17 USD/hộp, tăng 14,2%; Kbat
(Itraconazol 100Mg) hộp/6 vỉ x 5 viên nhập từ Bangladet có giá 16,39USD/hộp,
giảm 1,5%; Sanbemerosan 0,5g hộp/1loj nhập từ Hồng Kông có giá 8,9
USD/HỘP, giảm 9,2%; Koreamin Inj hộp/10 ống x 5 ml nhập từ Hàn Quốc có
giá 6,2 USD/hộp, giảm 31%
Giá nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất thuốc cũng có biến động với mức
tăng/giảm khá mạnh như: Atenlol (Ấ Độ) có giá 30 USD/kg, giảm 27,7%;
Erythromycin Stearate Bp (Thái Lan) có giá 29 USD/kg, giảm 22%;
Enrofloxacin Hcl (Trung Quốc) có giá 29 USD/kg, tăng 20,9%
24
Bài thảo luận nhóm 6 K50H6
Nguyên nhân: Giá nhập khẩu và giá nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc
biến động và tỷ giá USD/VNĐ điều chỉnh trong thời gian qua khiến một số mặt
hàng thuốc trên thị trường có biến động. Bên cạnh đó, nguồn cung thuốc dồi dào
và việc tăng cường xem xét giá thuốc kê khai của Bộ Y tế và Sở Y tế là nguyên
nhân khiến giá thuốc trên thị trường ổn định.
Giá thuốc cuối năm 2014 có nhiều chuyển biến tích cực, dần ổn định hơn những
năm trước. Thị trường dược phẩm trong tháng 10/2014 nhìn chung ổn định, một
số ít mặt hàng thuốc có giá biến động với biên độ hẹp; nguồn cung thuốc cơ bản
đáp ứng đủ nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.
.
Giá bán lẻ trên thị trường của một số mặt hàng thuốc ổn định, cụ thể:
Tên
thuốc

Đ

ơ
n
vị

n
h

Xuất
xứ/Nhà
SX

Giá bán lẻ
(đ/đvt)
Tăng/
giảm
(%)
Kỳ
trư
ớc
Kỳ
này
Amoxili
n
nhộng/50
0mg
vỉ
1
0
vi
ê

n
Cty CP
Hoá-
Dược
phẩm
Mekophar
6.0
00
6.0
00 0%
Hoạt
huyết
dưỡng
não
vỉ
1
0
vi
ê
n
Cty CP
Traphaco
13.
000
13.
000 0%
25

×