Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.5 KB, 37 trang )

Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
NỘI DUNG
1. Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu
1.1. Cuộc đời
Nguyễn Đình Chiểu tục gọi là Cụ Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch,
hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù) sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ,
tức ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, phủ Tân
Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).
Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho. Thân sinh của Nguyễn Đình
Chiểu là Nguyễn Đình Huy tự Dương Minh Phủ quê ở Thừa Thiên vào Gia Định
khoảng năm 1822 làm Thư lại trong dinh Tổng trấn Gia Định thành của Tả quân
Lê Văn Duyệt. Vào Gia Định, Nguyễn Đình Huy cưới người vợ thứ là bà
Trương Thi Thiệt làng Tân Thới, huyện Bình Dương, sinh được bảy người con,
Nguyễn Đình Chiểu là con trai đầu lòng.
Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong thời kỳ chế độ phong kiến mục nát bộc
lộ những mâu thuẫn xã hội gay gắt và đang đi vào con đường bế tắc. Nông dân
ngày càng bần cùng hóa. Ruộng đất hầu hết đều nằm trong tay triều đình, quan
lại, địa chủ phong kiến. nông dân nhiều nơi không có một tấc đất cắm dùi. Tô,
thuế, sưu, dịch hết sức nặng nề. Nạn đói và bệnh dịch hoành hành nhiều nơi.
Phong trào nông dân chống lại triều đình nổ ra ở nhiều nơi, như Phan Bá Vành
(1821) Lê Duy Lương và Lê Duy Hiển (1831), Lê Văn Khôi (1833), …
Năm Qúy Tỵ (1833), khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi bùng nổ ở Gia
Định, Nguyễn Đình Huy thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu bỏ nhiệm sở trốn về
Huế và bị triều đình cách chức. Sau đó ông tìm cách đưa Nguyễn Đình Chiểu ra
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
Huế ở nhờ một người bạn thân để Nguyễn Đình Chiểu có điều kiện học hành,
năm đó Nguyễn Đình Chiểu được 12 tuổi.
Năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định. Tại trường thi Hương Gia
Định khoa thi năm Quý Mão (1843), Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú Tài, năm ấy ông
được 21 tuổi. Khi ấy một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông.
Năm Bính Ngọ (1846) Nguyễn Đình Chiểu ra Huế học chờ này dự khoa


thi Hội năm Kỷ Dậu (1849) tại kinh đô, nhưng chưa đến ngày thi thì ông nhận
được tin mẹ mất. Nguyễn Đình Chiểu quyết định bỏ thi cùng với người em trở về
Nam chịu tang mẹ. Trên dường đi vì thương khóc và bệnh hoạn xảy ra dọc
đường ông bị mù mắt. Trong thời gian bị bệnh, ông ngự tại nhà ông lang Trung
tại Quảng Nam để dưỡng bệnh và cũng tại đây ông học được nghề thuốc. Sau khi
mãn tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học ở Bình Vi (Gia Định), tiếp
tục nghiên cứu nghề làm thuốc và bắt đầu sáng tác thơ văn. Ngoài 30 tuổi
Nguyễn Đình Chiểu vẫn sống độc thân và tìm nguồn vui trong việc dạy dỗ môn
sinh, thỉnh thoảng lại chữa bệnh giúp cho đồng bào. Một người học trò của
Nguyễn Đình Chiểu rất mến phục và thông cảm sâu sắc với cảnh ngộ của thầy đã
xin với gia đình gả em gái thứ năm là Lê Thị Điền cho người thầy học của mình.
Đây là thời kỳ Nguyễn Đình Chiểu vừa dạy học vừa sáng tác truyện Lục Vân
Tiên nổi tiếng, một tác phẩm mang tính chất tự truyện của tác giả
Giặc Pháp chiếm thành Gia Đinh, Nguyễn Đình Chiểu về quê cùng vợ tại
làng Thanh Ba, Cần Giuộc ông đã chứng kiến tội ác dã man của giặc và cuộc
chiến đấu vô cùng anh dũng của nghĩa quân ở các vùng xung quanh và chính tại
nơi ông cư ngụ. Dù đã mù lòa, nhưng Nguyễn Đình Chiểu hết sức gắn bó với
nghĩa quân yêu nước, ông vẫn thường xuyên thu từ liên lạc với những người lãnh
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
đạo nghĩa quân. Bọn thực dân Pháp rất xảo quyệt, chúng biết Nguyễn Đình
Chiểu có uy tín lớn trong dân nên tìm cách mua chuộc ông nhưng không được.
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu về cảnh vợ
mất, nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng. Trong những
ngày cuối cùng, nhà thơ sống trong cảnh nghèo nàn thanh bạch với sự yêu
thương đùm bọc của nhân dân. Ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý, (tức là ngày 3-7-
1888), Nguyễn Đình Chiểu qua đời trong một căn nhà nhỏ tại làng An Bình
Đông (gần chợ Ba Tri, thuộc Trị trấn Ba Tri ngày nay), thọ 66 tuổi. Nhân dân,
bạn bè, học trò và con cháu đưa đám ma ông rất đông, khăn tang trắng cả cánh
đồng An Đức nơi ông yên nghỉ cuối cùng cách chợ Ba Tri 1 cây số.
1.2. Sự nghiệp

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã khắc sâu, tô đậm hình ảnh những con
người lao động mộc mạc, chân chất mà ông hết lòng yêu thương, mến phục.
Hình ảnh người dân Nam Bộ trọng nghĩa khinh tài kết tinh trong nhân vật Lục
Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực…, trong nhân vật ông Ngư,
ông Tiều mà ai ai cũng biết. Lục Vân Tiên dũng cảm, nghĩa hiệp: Làm ơn há dễ
trông người trả ơn. Ông Ngư hết lòng cứu người trong Cơn hoạn nạn: Dốc lòng
nhân nghĩa há chờ trả ơn. Kiều Nguyệt Nga tiết hạnh, trung trinh… Đó là những
nhân vật tư tưởng của tác giả mà cũng là hình tượng được dân chúng Nam Bộ
thời ấy tôn thờ. Truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có ảnh hưởng
rất lớn tới đời sống tinh thần cộng đồng là vì lẽ đó. Nội dung thấm đẫm tư tưởng
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
nhân nghĩa của truyện khiến nó đã trở thành kinh nhật tụng của đồng bào Nam
Bộ.
Ngòi bút thấm đẫm cảm xúc mến yêu, kính phục của Nguyễn Đình Chiểu
đã vẽ nên bức tranh công đồn ngất trời tráng khí, đã dựng nên tượng đài sừng
sững về người nghĩa sĩ nông dân yêu nước muôn thuở sáng ngời. Tinh thần tự
nguyện xả thân cứu nước của họ góp phần khẳng định truyền thống anh dũng,
bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Trong tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu, nước với dân là một. Tình yêu
thương nhân dân tha thiết chính là cơ sở vững chắc của lòng yêu nước dạt dào,
mãnh liệt của ông. Suốt một đời sống hoà đồng, gắn kết với nhân dân, ông đã
phát hiện ở họ những phẩm chất quý giá, những quan niệm nhân sinh giản dị mà
có giá trị vĩnh hằng và lấy đó làm cơ sở cho triết lí sống của bản thân.
1.3. Các tác phẩm chính
- Lục Vân Tiên (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1851), gồm 2082 câu thơ
lục bát. Đây là một "bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý
đáng trọng ở đời" đã làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu , và là một tác phẩm
lớn của văn học Việt Nam, được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ yêu
chuộng .
- Dương Từ - Hà Mậu (truyện thơ Nôm, bắt đầu soạn khoảng 1854). Căn cứ bản

Tân Việt (Sài Gòn, 1964) do Phan Văn Hùm sao lục và hiệu đính, thì tập thơ
gồm 3.456 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen thơ luật Đường (33 bài)
và các thể khác Tác giả mượn câu chuyện này để nói lên thái độ của ông đối
với đạo Phật và đạo Thiên chúa mà ông không tán thành .
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
- Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca (Ngư tiều y thuật vấn đáp, 1867?), gồm 3.642
câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thơ ca,
phú…trích từ các sách thuốc Trung Quốc. Đây là một quyển sách dạy nghề làm
thuốc chữa bệnh, viết dưới hình thức truyện thơ Nôm. Song giá trị chủ yếu ở
việc tác giả đã lồng tư tưởng yêu nước vào nội dung y thuật .
Ngoài ra, ông còn để lại khoảng 37 bài thơ và văn tế, trong số đó có nhiều
bài nổi tiếng, như:
- Chạy giặc (1859)
-Từ biệt cố nhân (1859)
- Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn (tức Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, 1861)
- Mười hai bài thơ và bài văn tế Tướng quân Trương Định (1864)
- Thơ điếu Đông các Đại học sĩ Phan Thanh Giản (2 bài, 1867)
- Mười bài thơ điếu Ba Tri Đốc binh Phan Tòng (1868)
- Lục tỉnh sĩ dân trận vong văn (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, chưa biết
đích xác thời điểm sáng tác)[23].
- Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác)
- Thảo thử hịch (Hịch đánh chuột, chưa xác định thời điểm sáng tác)
- Ngóng gió đông (chưa xác định thời điểm sáng tác)
- Thà đui (chưa xác định thời điểm sáng tác), v.v
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
Với những cống hiến to lớn cho dân tộc, cho nền văn học nước nhà,
Nguyễn Đình Chiểu mãi mãi xứng đáng với niềm tin yêu, kính phục của nhân
dân dành cho ông. Nhận xét về Nguyễn Đình Chiểu, nhà lí luận phê bình văn học
Hoài Thanh viết: Sự gắn bó sâu xa với quần chúng là đặc điểm nổi bật trong
cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, là nhân tố chủ yếu đào tạo nên con người, sự

nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của
Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với vận mệnh của đất nước và nhân dân trong cả
một giai đoạn lịch sử bi tráng của dân tộc. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản
ánh trung thành biến cố của cả một thời dại, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước
chống ngoại xâm của nhân dân ta trong nửa cuối thế kỷ 19. Nhà thơ lớn của dân
tộc, Nguyễn Đình Chiểu, xứng đáng là ngọn cờ đầu của dòng văn học yêu nước
Việt Nam cận đại.
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
2. Giá tr( hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
2.1. Giá tr( hiện thực
Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn
phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể
đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, hầu hết hiện thực trong các tác phẩm văn chương đều là hiện thực
được hư cấu. Nó có ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kỳ trên nhiều góc
diện khác nhau hơn là các hiện thực cụ thể.
Biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học
Hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì vô cùng đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, nói đến giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học người ta thường
đề cập 3 nét chính:
- Phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay
tinh thần của những con người bé nhỏ, bất hạnh.
- Chỉ ra nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người.
- Miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người.
Ở mỗi một tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng. Tùy
vào ý đồ sáng tạo và ngòi bút, phong cách của mỗi nhà văn khác nhau nên việc
phản ánh hiện thực vào văn học cũng khác nhau.
Vai trò của giá trị hiện thực:
- Dấu hiệu của một tác phẩm văn học có giá trị
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu

- Thể hiện cái nhìn sâu sắc hay hời hợt của nhà văn về vấn đề hiện thực cuộc
sống.
2.2. Giá tr( hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
2.2.1. Văn thơ yêu nước gắn liền với vận mnh dân tộc
V ấ n đ ề chính tr
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn tiêu biểu nhất cho dòng văn học yêu
nước, chống Pháp của nước ta cuối thể kỷ XIX, mà tên tuổi gắn liền với phong
trào đấu tranh oanh liệt của nhân dân miền Nam ngay từ những buổi đầu giặc
Pháp đặt chân lên đất nước ta .
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiều (1822 - 1888), về phương diện chủ quan
cũng như khách quan, đều có những điểm hết sức đặc biệt, ông sống trong một
giai đoạn nước nhà cố những cơn nguy biến lớn, ở vào một bước gay go của lịch
sử. Nhân dân ta tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù, những giai
cấp phong kiến mục nát nhà Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp. Tự Đức
năm 1862 cắt ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, và năm 1867 cắt luôn ba tỉnh miền
Tây cho giặc Pháp, mở đầu cho một thời kỳ đen tối của nước ta dưới ách đô hộ
của quân xâm lược trong gần một thể kỷ.
Trong văn học trung đại các thời kì trước, lòng yêu nước gắn liền với các
khái niệm mang màu sắc chính trị và tôn giáo như sách trời định phận, lãnh thổ,
quyền lợi chủ tướng, bản sắc văn hóa Nguyễn Đình Chiểu yêu Tổ quốc mình
bằng tình yêu máu thịt, từ những khái niệm quen thuộc, bình dị, “tấc đất, ngọn
rau, bát cam, manh áo”. Phải chăng cuộc sống bấy nhiêu năm giữa lòng yêu
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
thương đùm bọc của nhân dân đã giúp ông thấm nhuần tình yêu Tổ quốc từ
những tâm hồn bình dị ấy.
Đặc điểm nổi bật nhất, riêng biệt nhất trong chủ nghĩa yêu nước Nguyễn
Đình Chiểu có lẽ là yêu nước gắn liền với thương dân, vì dân. Ông ít nói đến sơn
hà xã tắc ở một khái niệm trìu tượng, ông chỉ luôn nhắc đến nhân dân trong tình
yêu thương gắn bó với tổ quốc:
“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang
Ghét đời U, Lệ đa đoan
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần”
Nếu như cách đó nhiều thế kỉ, Trần Quốc Tuấn căm giận bọn cướp nước
“đem thăn dê chó mà bắt nạt tể phụ”, Nguyễn Trãi căm giận ở vị thế của một
người làm cha mẹ dân có tấm lòng bao dung, đau xót nhìn lũ giặc “nướng dân
đen trên ngọn lửa hung tàn. Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”, thì Nguyễn
Đình Chiểu yêu nước, căm thù quân cướp nước ở chính tấm lòng của một người
“dân ấp, dân lân” bình thường nhất mà cũng sâu sắc nhất.
Trong cơn khói lửa binh đao của Tổ quốc xa xưa, trong những loạn li tang
tóc dưới vó ngựa xâm lăng, khi nhà vua gọi những trang nam nhi sĩ tử:
“Giã nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu”
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
Thì giữa thế kỉ XIX Đồ Chiểu tìm thấy ở những người dân quanh năm
“côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó” ngay xung quanh mình một tấm lòng yêu
nước sâu xa hun đúc nên nhiệt huyết giúp họ xông ra giữa chiến trường “làm cho
mã tà ma ní hồn kinh, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ” nào đâu còn những
hình ảnh “tráng sĩ dưới nguyệt mài gươm” hào hùng, người anh hùng trong thơ
văn Nguyễn Đình Chiểu “Ngoài cật có một manh áo vải, trong tay cầm một ngọn
tầm vông" cùng đủ sức làm nên những chiến công đáng ngưỡng mộ. Tư thế của
một đám đông có sức mạnh vũ bão thật hiên ngang được nhà thơ tạc nện, tràn
đầy hào khí. Chính ông là tác gỉa đầu tiên đưa ảnh hình vốn mờ nhạt của những
người dân bình dị lên tầm cao của khí phách anh hùng. Trước ông có lẽ chưa có
ai nhắc đến những người dân bình thường với lòng cảm mến và tin tưởng đến
thế.
Trước kia, trước nạn ngoại xâm, mỗi khi giai cấp phong kiến đứng ra lãnh
đạo cuộc kháng chiến, nhân dân hào kiệt anh hùng bốn phương tụ họp lại và làm
được những cuộc chiến tranh nhân dân, và đó chính là sức mạnh của các cuộc
kháng chiến đời Lý, đời Trần, của Lê Lợi, Nguyễn Trãi hay của Nguyễn Huệ.

Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, chế độ phong kiến phản động nhà Nguyễn đã trở
thành kẻ phản bội đầu hàng và trong nhân dân, nhất là ở Nam Bộ, vua quan đã bị
lên án nghiêm khắc: Phan, Lâm mãi quốc, triều đình khỉ dân
Lúc bấy giờ những nhà nho yêu nước thà chịu mang tiếng nghịch thần đã
đứng hẳn vào hàng ngũ của nhân dân đề tiếp tục kháng chiến. Đó là Trương
Định:
“Giúp đời dốc trọn ơn nam tử;
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
Ngay chúa nào lo tiếng nghịch thần.
Đó là Phan Tòng:
Viên đạn nghịch thần treo trước mắt,
Lưỡi gươm địch khải nắm trong tay”
Và đó là những con người anh hùng khác như Đốc binh Là, Đốc binh
Kiều, Nguyễn Hữu Huân, v.v Nguyễn Đình Chiều cũng ở trong hoàn cảnh và
tâm trạng của các bậc sĩ phu ấy. Ông được mọi người kinh phục, Trương Định
đã xem ông như vị quân sư, thường bàn với ông về mưu cơ, chiến lược.
Vì mù lòa, Nguyễn Đình Chiểu không thề dùng gươm, ông đã dùng bút để
chống giặc. Với ngòi bút, nhà thơ mù đã trực tiếp đánh giặc suốt đòi mình. Có
thể nói trong cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, bao nhiêu đau khổ của con người
đã dồn vào một con người, trong một hoàn cảnh đau khố nhất của đất nước.
Không phải ngẫu nhiên mà trong tác phẩm của ông đã có đến hai nhân vật
chính bị mù, hai nhân vật đó cũng là hiện thân của tác giả. Ở trường hợp Lục
Vân Tiên, bệnh mù chỉ là một tai nạn tạm thời. Lục Vân Tiên, nhớ lời thầy dạy,
tin rằng sẽ thoát nạn và lập được công danh. Quả nhiên Lục Vân Tiên đã được
thuốc tiên cứa khỏi bệnh. Câu chuyện thuốc tiên ấy chỉ là một cái mơ ước, nhưng
cải mơ ước đó nói lên tinh thần lạc quan, tin tưởng, yêu đời của Nguyễn Đinh
Chiều, ông lại xây dựng nhân vật mù khác ờ tác phẩm Ngư Tiều vấn đáp. Kỳ
Nhân Sư không còn là chàng trai trẻ tài hoa, mới bước chân vào cuộc đời, người
yêu của một Nguyệt Nga chung thủy: đây là một con người từng trải, không chỉ
là một thầy thuốc giỏi mà còn là một triết nhân hiểu sâu biết rộng, được mọi

Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
người trọng vọng vào bậc tôn sư. Nước nhà bị bọn Tây Liêu xâm lược, Tây Liêu
nghe danh Nhân Sư, muốn mời ra làm quan, nhưng Nhân Sư xông mắt cho mù :
“Thầy ta chằng khứng sĩ Liêu
Xông hai con mắt bỏ liều cho đui
Gặp cơn trời tối thà đui,
Khỏi gai con mắt, lại nuôi đặng lòng”
Giờ đây, bệnh mù không còn là do tai họa thiên nhiên mà chính là do một
hành động phản kháng, quyết không chịu theo địch :
“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,
Lòng đạo xin tròn một tăm gương”.
Và chính đây là một nguyên tắc trong cuộc sống của Nguyễn Đỉnh Chiều.
Cũng như tất cả các nhà văn thơ chống Pháp đương thời như Cử Trị.
Thủ khoa Huân, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Duy Cung , Nguyễn Bình
Chiều căm ghét bọn Pháp xâm lược đến cực độ. Ông khước từ mọi sự mời mọc
của bọn Pháp muốn thu phục ông.
Đối với tất cả những việc trái tai gai mắt, những sự kiện đảo điên hèn bạ,
mà những kẻ cỏ tài, có nhiệt huyết như Y Doãn, Phó Duyệt có sổng lại cũng phải
bất lực khoanh tay, Kỳ Nhân Sư chủ trương tốt hơn hết là giữ vững khi tiết trong
một sự chịu đựng thầm lặng, giữ lại cái chính khi của đất trời.
“Kỳ Nhân Sư nói :
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
Thà cho trước mắt mù mù,
Chẳng thà ngôi thấy kẻ thù quân thân.
Thà cho trước mắt vô nhân,
Chẳng thà ngôi ngỏ sinh dân nghiêng nghèo.
Thà cho trước mắt vẳng hiu,
Chằng thà thấy cảnh trời chiều phân xâm.
Thà cho trước mặt tối hầm,
Chẳng thà thấy đất lục trầm can qua.

Dù đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Dù đui mà khỏi danh nhơ,
Còn hơn cỏ mắt ăn dơ tanh rình.”
Mù như vậy là một sự bảo vệ đạo đức, lý tưởng, một biểu hiện căm thù,
bắt hợp tác với địch, một sự phê phán gay gắt bọn cơ hội đầu hàng. Mù nhưng
vẫn hơn sáng mà làm điều sai đạo lý, mất nhân phẩm, hại dân hại nước như 10
Tôn Thọ Tường, lũ cơ hội theo giặc, hay như lũ Nguyễn Văn Thiệu ngày nay
đang liếm gót giầy Mỹ:
“Sảng chi theo thỏi chiên cầu
Dọc ngang chẳng đoái trên đầu cỏ ai
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
Sáng chi đắm sắc tham tài,
Lung lòng nhân dục, chuốc tai họa trời.”
Tất cả nhân vật thơ của ông: Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh cùng đều yêu
đất nước bằng tình yêu máu thít, sâu sắc, xuất phát từ muôn ngàn điều bình dị
trong cuộc sống, và hành động của họ cũng là vì dân, cho dân
Nguyễn Đình Chiểu vẫn nói đến chúa, đến vua nhưng với một ước vọng
thiết tha có một mình chúa:
“Chừng nào thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi song”
Nhưng ông cũng biết oán trách sự đớn hèn nhu nhược của triều đình, đẩy
đất nước vào vòng bi loạn, chia sẻ:
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này”
Yêu nước, văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng biến thành những vù khi sắc
bén, chiến đấu cho ngày mai độc lập của Tổ quốc.
“Ngày nào trời đất an ngôi cũ
Mừng thấy non sông bặt gió Tây”
Ngư tiều y thuật vấn đáp của ông chính là một đòn cân não giáng lên sự

ươn hèn của lũ gian tham bán nước, cầu vinh.
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
Đến thời kỳ Pháp xâm lược Nam Bộ, trong các tác phẩm của Nguyễn
Đình Chiểu, tính chất nhân dân của lòng yêu ghét, của lòng nhân nghĩa của ông
lại càng cụ thể và rõ ràng hơn. Nguyễn Đình Chiểu đã lớn tiếng lên án vua đầu
hàng cắt đất cho giặc, đầy non sông vào cảnh lầm than :
“Kề từ Thạch Tấn ở ngôi,
U, Yên mấy quận cắt bồi Khiết-đan,
Sinh dân nào xiết bùn than,
U, Yên trọn cũng giao bàn về Liêu.”
Tình trạng bóc lột áp bức nhân dân, sự thổi nát của triều đình đã bị ông
thẳng tay vạch mặt:
“Muôn dân ép rảo mở dầu,
Ngày trau khi giới, thảng xâu điện, đài.
Thềm bầy gian nịnh chen vai,
Gây nên mọi rợ từ ngoài lấn trong.”
Vì vậy mà người chính trực chẳng những không nên có thái độ ngu trung,
nghe theo mệnh lệnh đầu hàng của vua. mà phải chống lại, và phải nhiệt liệt cổ
vũ thái độ nghịch thần của những nhà khởi nghĩa đã biết nghe nhân dân đứng lên
chống bọn Pháp xâm lăng:
“Bởi lòng chúng chẳng nghe Thiên tư chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền;
Theo bụng dân phải chịu tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại.”
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
(Văn tế Trương Định).
Nguyễn Đình Chiểu căm thù không đội trời chung bọn giặc cướp nước,
ông vạch trần tội ác của chúng đã dìm toàn dân ta vào máu lửa :
Kể mười mấy năm trời khốn khó, bị khảo, bị tù, bị đầy, bị giết trễ già nào
xiết đếm tên; đem ba túc hơi món bỏ liều, hoặc sống, hoặc biển, hoặc núi, hoặc
rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt.
Chúng đã:

“Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo;
Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật”.
(Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục - tỉnh).
Lòng căm thù lên cao đến mức:
“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
Ngày xem ổng khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần-giuộc).
Cũng như Nguyễn Bình Chiều căm ghét bọn tay sai theo giặc, trong bài
Hịch kêu gọi nghĩa sĩ đánh Tây, một nhà yên nước thời ấy đã đanh thép cảnh
cáo:
“Xin chở phân bì kẻ sĩ,
Hoặc ra làm phả, hoặc ra làm huyện.
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
Áy là đồ hư, đồ bỏ, đồ thủi, đồ nhơ.
Chở thác chước thằng dân,
Hoặc theo mướn, hoặc theo thuê,
Ấy những đứa dại, đứa hoang, đứa cùng, đứa quái”
Nhưng qua những lời cảnh cáo ở trên, nhà thơ không liệt bọn tay sai ngang
hàng với bọn giặc xâm lược, và có thái độ phân biệt đối xử với từng loại đối
tượng. Trong khi kết tội nặng bọn xâm lược và tay sai ngoan cổ tự giác hợp tác
với địch, đối vời những người lầm đường, Nguyễn Đình Chiểu tìm cách khuyên
răn, phân tích điều hơn lẽ thiệt :
“Dầu vinh cũng tiếng nhân thần ;
Trâu cày ngựa cưỡi cái thân ra gì !
Chở ăn lộc nước đời suy,
Bẫy chim lưới thổ e khi mắc nàn.
Trối ai ra sức muống săn,
Một mai hết thỏ cọp ăn đến mình”.
Nói đến Thầy Đồ Chiểu - cái tên trìu mến mà nhân dân miền Nam dùng để
gọi nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu - người ta không thể không nhắc tới

tình yêu đất nước thiết tha trong tâm hồn ông, trong thơ văn của ông. Bản thân
cuộc đời đau khổ và nghị lực của ông đã là một tấm gương chói sáng biểu hiện
của tình yêu vĩnh cửu ấy.
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
Vấn đề nhân sinh quan:
Nhìn từ góc độ văn hóa, Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam
trọng đạo lý, nặng tình người, đậm đà bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen
chê dứt khoát. Vì người, cụ sẵn sàng hy sinh xả thân không màng danh lợi. Vì
đời,cụ chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không
sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền.Với tất cả vai trò xã hội và sứ mạng
của con người mà Nguyễn Đình Chiểu phải gánh vác: Nhà thơ, nhà giáo, thầy
thuốc, người công dân, chiến sĩ yêu nước cho đến cuối đời cụ vẫn kiên cường
vượt qua số phận, hoàn thành xuất sắc thiên chức của mình, để lại cho đời sau
một tấm gương về cách sống trong sáng , về một nhân sinh quan tuyệt vời, cao
cả.
Chúng ta thấy cái nội dung rộng bao la và sâu thẳm của thơ văn trong
quan niệm Nguyễn Đình Chiểu, cái nội dung ấy bao gồm cả một nhân sinh quan,
một triết lý về cuộc đời, về con người, về phải trái, về quá trình lịch sử quan
niệm của Nguyễn Đình Chiểu, không phải là thứ phù phiếm ngâm hoa vịnh
nguyệt, mà phải có tác dụng bổ ích cho con người, cho xã hội, qua việc biểu
dương: điều hay, phê phán việc dở
Trước hết, với Nguyễn Đình Chiểu thơ văn phải có tính chất chiến đấu,
chiến đấu cho chính nghĩa, cho đạo đức, chống lại gian tà .Hồ Chủ tịch đã nói "
trong thơ nên có thép". Trong bài Than đạo,Nguyễn Đình Chiểu viết :
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Trong bài Vịnh Khổng tử, Nguyễn Đình Chiểu cũng viết:
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
"Nét mực tu kinh ngăn đứa loạn "
“Trọn đời một tấm lòng son,

Chí lăm trả nợ nước non cho rồi.”
Hai câu thơ này nói lên ý chí của Lục Vân Tiên, và cũng là của Nguyễn
Đình Chiểu đem cả cuộc đời, cả thơ văn để cứu nước, cứu dân. Nếu ta điểm lại
toàn bộ thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta phải ngạc nhiên thấy không
có một bài thơ nào, không có đến cả một câu thơ nào là không có một ngụ ý giáo
dục tư tưởng, xây dựng tình cảm, cải tạo con người, cải tạo xã hội, vì nước vì
dân. Ba tác phẩm dài của Nguyễn Đình Chiểu: Lục Vân Tiên ,Dương Từ — Hà
Mậu và Ngư Tiều y thuật vấn đáp có thể xếp vào loại các tiểu thuyết luận đề
nhằm chứng minh, khẳng định, một tư tưởng, một lý tưởng chủ đạo: trung hiếu,
tiết nghĩa, yêu nước, thương dân.
Khi thực dân Pháp tấn công lấn chiếm Lục tỉnh Nam Kì thì tư tưởng nhân
nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã chuyển biến thành tư tưởng yêu nước chống
xâm lăng. Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên những câu thơ tâm huyết để bày tỏ
quan điểm của mình:
“Thà đui mà giữ đạo nhà,
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Dù đui mà khỏi danh nhơ,
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình.
Dù đui mà đặng trọn mình,
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu”
(Thà đui)
Thái độ kiên quyểt bất hợp tác với kẻ thù của ông càng làm cho nhân dân
tin tưởng và khâm phục. Điều đáng trân trọng ở ông là cả tư tưởng nhân nghĩa và
tư tưởng yêu nước đều hướng tới nhân dân lao động.
Qua một số tác phẩm nổi tiếng như Chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,
Ngư Tiều y thuật vấn đáp… Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện rất rõ lập trường,
quan điểm của mình là đứng hẳn về phía nhân dân để phê phán và lên án triều
đình nhà Nguyễn hèn nhát đầu hàng, bán rẻ giang sơn gấm vóc của tổ tiên để lại,
quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ trước tình cảnh lầm than của dân đen, con đỏ:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng ?
Nỡ để dân đen mắc nạn này!”
(Chạy Tây)
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
Ta có thể nói đạo đức là thức ăn tinh thần, là môi trường sống, là không
khí của Nguyễn Đình Chiểu hít thở. Đạo đức nhân nghĩa là máu huyết, là thịt da
con người Nguyễn Đình Chiểu. Cái nhu cầu đọc đức nhân nghĩa ấy lại càng
mạnh hơn đối với Nguyễn Đình Chiểu cái lý tưởng của Nguyễn Đình Chiểu càng
mãnh liệt, càng sâu sắc hơn, khi cái thực tế xã hội mà Nguyễn Đình Chiểu trông
thấy càng thối nát, càng nhơ bẩn. Khoảng nửa thế kỷ trước Nguyễn Đình Chiểu,
Nguyễn Du viết:
“Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trồng thấy mà đau đớn lòng.
Đến Nguyễn Đình Chiểu, ông viết:
Trước đèn xem truyện Tây minh,
Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le”
(Lục Vân Tiên)
Và trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Nguyễn Đình Chiểu viết :
“Nói ra thì nước mắt trào,
Tấm lòng ưu thế biết bao giờ rồi. .
Đương thuở tinh chiên dặm bấy đường,
Trăm nhà nấy trọn dấu thư hương ”
Cái lý tưởng say mê đạo đức ấy xuất phát từ một lòng nhân đạo sâu sắc,
bao gồm lòng yêu nước, thương nhà, yêu thương con người sâu sắc.Cuộc sống

Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
gần gũi với nhân dân đã cho thấy cách nhìn của nhà thơ đối với những số phận
xung quanh mình. Đối với người đã mất cũng như đối với người còn sống là rất
nhân hậu và thành thực. Nhà thơ đau xót trước sự hy sinh của nghĩa quân và trút
trách nhiệm ấy lên bọn vua quan bán nước:
“Vì ai khiến dưa chia khăn xé, nhìn giang sơn ba tỉnh luống thêm buồng.
Biết thuở nào cờ phất, trống rung, hỡi nhật nguyệt hai vầng sao chẳng đoái”
(Văn tế Trương Định)
Tác giả thương người còn sống, thương mẹ già, vợ góa, con côi… tình
cảm đó được diễn đạt bằng những câu thơ rất não nùng.
“Ðau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét ở trong lều.
Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Nhà thơ còn nghĩa đến quê hương, đến đồng bào trong cơn lửa loạn và nhỏ
lệ khóc thương
“Binh tướng nó hãy đóng ở sông Bến Nghé làm cho bốn phía mây đen.
Ông cha ta còn ở đất Ðồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Chính lúc này trong hoàn cảnh đau thương, tăm tối nhất của đất nước, của
mỗi cuộc đời sắp rơi vào nô lệ thì hình ảnh nhân dân sáng bừng lên như một bó
đuốc giữa đêm đen. Phải! Chính họ, chính những người “dân đen”, dân cày,
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
những người dân lao động thuần phác nhất đã vùng dậy đấu tranh chống giặc
cứu nước, tự mình cứu lấy chính bản thân mình. Điểm sáng trong tâm hồn, trong
thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chính là ở chỗ đó. Ông không chỉ tìm thấy trong
tâm hồn những người dân lao động kia những nét đẹp thuần túy, chất phác mà
phát hiện lớn của ông chính là lòng yêu nước âm thầm cháy trong mỗi con người
họ, mà giờ đây nó đang bùng cháy dữ dội, như muốn đốt cháy kẻ thù.
Đó chính là cái khác, cái cao hơn trong tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu
so với các nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ và trước đó. Thực ra phát hiện của

Nguyễn Đình Chiểu , quan niệm nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu về nhân dân
không phải là hoàn toàn mới, hình ảnh nhân dân trước đây không phải là chưa có
trong văn học Việt Nam, nhưng họ chỉ xuất hiện với tư cách là những nhân vật
phụ, hình ảnh của họ mới chỉ là thoáng qua mờ nhạt, chưa để lại dấu ấn nào sâu
sắc, đậm nét nhưng đến Nguyễn Đình Chiểu, đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cái
bóng mờ nhạt ấy đã rực sáng lên với tất cả vẻ đẹp ẩn giấu trong tâm hồn tự ngàn
xưa.
Họ - những con người bình dị ấy, ý thức dân tộc của họ buổi ban đầu chỉ
đơn thuần là lòng yêu quê hương, yêu mảnh đất nơi họ từng sinh ra và lớn lên,
yêu những cái cây, ngọn cỏ. Nhưng giặc Pháp đã tàn phá, chà đạp lên những tình
cảm thiêng liêng ấy, tiếng súng kẻ thù làm thức tỉnh trong sâu thẳm tâm hồn họ
tiếng gọi “hãy giữ lấy những gì mình yêu thương, thờ phụng, giữ lấy những gì đã
có và đã là của mình”.
Nói cách khác,thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã khắc sâu, tô đậm hình ảnh
những con người lao động mộc mạc, chân chất mà ông hết lòng yêu thương, mến
phục.Đặc biệt là trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Hình ảnh người dân Nam Bộ
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
trọng nghĩa khinh tài kết tinh trong nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga,
Hớn Minh, Tử Trực…, trong nhân vật ông Ngư, ông Tiều mà ai ai cũng biết. Lục
Vân Tiên dũng cảm, nghĩa hiệp: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Ông Ngư
hết lòng cứu người trong Cơn hoạn nạn: “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”.
Kiều Nguyệt Nga tiết hạnh, trung trinh… Đó là những nhân vật tư tưởng của tác
giả mà cũng là hình tượng được dân chúng Nam Bộ thời ấy tôn thờ. Truyện thơ
Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tinh
thần cộng đồng là vì lẽ đó. Nội dung thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa của truyện
khiến nó đã trở thành kinh nhật tụng của đồng bào Nam Bộ. Đi đâu cũng thấy
hiện tượng mọi người thích thú nghe nói thơ, kể thơ Vân Tiên, bởi trong đó có
biết bao bài học thấm thía về đạo lí. Đằng sau câu chuyện tưởng như minh hoạ
cho những tư tưởng, triết lí đậm chất Nho giáo ấy chính là những bài học đạo
đức đề cao tình nghĩa vợ chồng, cha con, bè bạn, tình thương yêu, cưu mang,

đùm bọc giữa người với người. Đó là đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã
có tự ngàn đời.Tất cả những cái đó đã tạo cho Nguyễn Đình Chiểu cái nhân sinh
quan, cái phẩm chất cao đẹp .
Như vậy,trong tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu, nước với dân là một, không có
dân nghĩa là không có nước và ngược lại. Cũng vì có một tình yêu thương nhân
dân tha thiết nên tình cảm yêu nước của ông mới dạt dào, mạnh mẽ, cụ thể, máu
thịt và vững chắc như thế.
Tóm lại, nhân sinh quan của Nguyễn Đình Chiểu hướng tới hai khía cạnh
nổi bật mang tính nhân văn cao, đó là đạo lý làm người, đạo lý của kẻ sĩ khi sống
giữa cuộc lầm than của đất nước.Bên cạnh đó còn hướng tới hình ảnh những
người nhân dân cơ cực, khốn khổ để từ đó xót thương cho họ, bảo vệ cho họ và
Gi tr hin thc trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
ca ngợi sự mạnh mẽ kiên cường của họ giữa cuộc chiến giành lại bình yên cho tổ
quốc.
2.2.2. Văn thơ yêu nước gắn với con người thời đại
Văn thơ yêu nước phản nh về con người thời đại
Xưa nay, vốn dĩ không có gì được coi là bất tử trước thời gian. Năm tháng
đi qua, bụi thời gian sẽ xóa mờ, sẽ vùi chôn đi tất cả. Nhưng thời gian vẫn bất
lực trước những dòng thơ đầy nhiệt huyết, đầy yêu thương, căm thù, có máu hòa
trong nước mắt của Nguyễn Đình Chiểu – một nhà thơ kiệt xuất, một người
chiến sĩ yêu nước chân chính. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu khắc sâu, in đậm
trong lòng người những dấu ấn khó phai nhạt, không xa lạ, không mĩ miều, kiểu
cách, thơ ông là tiếng nói chân chất, giản dị mà gần gũi. Hình ảnh những con
người bình thường, những người lao động trong thơ ông vẫn mộc mạc, quê mùa,
chất phác và bộc trực như muôn đời nay vẫn thế. Ngôn ngữ trong thơ ông là
những tiếng nói đời thường, đượm màu dân dã, bình dị, đậm màu quê hương.
Hoài Thanh dã từng viết: “Sự gắn bó sâu xa với quần chúng nhân là đặc điểm
nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, là nhân tố chủ yếu đào tạo nên con
người và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”.
Nguyễn Đình Chiểu gặp rất nhiều bất hạnh trong cuộc đời riêng, ở tuổi

thanh xuân, ông đã từng ôm ấp lí tưởng cao đẹp trí quân trạch dân, tức là phò
vua giúp nước để thỏa chí nam nhi. Nhưng những tai ương dồn dập trút xuống
khiến ông không thể thực hiện được lí tưởng ấy. Mẹ mất, đường công danh dang
dở, vợ sắp cưới bội ước, bản thân lại mù lòa… Một con người bình thường khó
có thể đứng vững trước ngần ấy chuyện không may liên tục xảy ra trong một thời

×