Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
LỜI MỞ ĐẦU
Dòng thời gian cứ trôi qua, những chuyển biến đổi thay của đời sống,
của thời đại, của các lĩnh vực khoa học- nghệ thuật, của thế giới con người
hiện diện ngày càng mới mẻ và thú vị hơn. Về lĩnh vực văn học nghệ thuật, ta
cũng thấy rằng ở đấy luôn có sự phát triển, đổi mới không ngừng về tư tưởng,
về thế giới quan, về khả năng cảm thụ và khả năng nghệ thuật độc đáo của các
văn nghệ sĩ. Nếu như nhắc đến giai đọan văn học trước Cách mạng Tháng
Tám 1930- 1945 và giới nghệ sĩ, ta không thể mà không nhắc đến Xuân Diệu
với vô vàng các tác phẩm tiêu biểu của ông như:Vội vàng, Huyền diệu, Trăng,
Giục giã… Hoài Thanh đã từng nhận định rằng : Xuân Diệu là “nhà thơ mới
nhất trong các nhà thơ mới”. Để hiểu cũng như làm sáng tỏ nhận định trên
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những đóng góp, sự cách tân của Xuân Diệu
đối với nền văn học Việt Nam mà tiêu biểu là giai đoạn 1930-1945. Hay nói
một cách cụ thể hơn là những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước
Cách Mạng Tháng Tám 1945.
1
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
NỘI DUNG
1. Tác giả
1.1. Tiểu sử
Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985). Quê quán: Đại Lộc
- Can Lộc – Hà Tĩnh. Xuất thân từ một gia đình nhà nho, cha ông là thầy đồ,
phải xa mẹ từ nhỏ. Xuân Diệu học tiểu học ở Quy Nhơn, sau đó ra học trung
học ở Hà Nội và Huế.
Năm 1940, ông thi đỗ Tham tá thương chính và vào làm việc tại Mĩ Tho. Một
thời gian sau ông xin thôi việc ra Hà Nội kết bạn thơ với Huy Cận.
Xuân Diệu tham gia cách mạng từ năm 1944. Sau Cách mạng tháng Tám, ông
là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc, thư kí tòa soạn Tạp chí
Tiên phong. Ông là đại biểu Quốc hội khóa I; năm 1948 là Ủy viên Ban chấp
hành Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ 1957 cho đến khi qua đời, Xuân Diệu luôn
được bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Ông được kết nạp vào
Đảng năm 1949. Năm 1983, ông được công nhận là Viện sĩ thông tấn Viện
Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức.
1.2. Quan điểm nghệ thuật
Xuân Diệu là đại biểu tiên phong cho phong trào Thơ Mới. Là nhân tố
tích cực của nhóm"tự lực văn đoàn" lúc đầu, sau chuyển dần về tư cách của
phong trào thơ lãng mạn, Xuân Diêu đã đặt nền móng cho "nghệ thuật vị nghệ
thuật". Thơ của ông lả lướt mướt mải, yêu say đắm lãng mạn, tâm hồn bay
bổng, có chút phơn phớt sự đời.
1.3. Sự nghiệp sáng tác
1.3.1. Thơ
Trước cách mạng: Xuân Diệu sáng tác thơ là chính. Thơ ông giai đoạn
này dừng như có hai tâm trạng trái ngược: Người nghệ sĩ thường đòi hỏi cái
hoàn mĩ, tự nuôi mình bằng ảo vọng nhưng bước vào thực tế nhà thơ cảm
thấy bơ vơ và bất lực. (Khi chiều giăng lưới, Nguyệt cầm). Nỗi ám ảnh về
thời gian đi nhanh tuổi trẻ qua mau khiến Xuân Diệu tự đề ra cho ḿnh một
quan niệm: sống gấp gáp, tham lam, yêu hốt hoảng, liều lĩnh (Vội vàng, Giục
giã). Sau cách mạng: thơ Xuân Diệu đă bắt đầu đổi mới. Là người yêu đời,
Xuân Diệu đón nhận cuộc sống mới với tất cả niềm chân thành và sự vui
sướng. Tấm ḷng nhà thơ mở ra với những người nông dân nghèo khổ mà hiền
hậu (Mẹ con, Ngôi sao). Tập thơ "Riêng chung" năm1960 là một nổ lực của
Xuân Diệu để hoà cái riêngvào cái chung của đất nước.
1.3.2. Văn xuôi: Văn xuôi của ông ngọt ngào giàu âm thanh, màu sắc( Phấn thông
vàng
2
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
1.3.3. Về các tác phẩm nghiên cứu phê bình, tiểu luận: Xuân Diệu có những khám
phá độc đáo sâu sắc, có những nhận xét chính xác tinh tế về các nhà thơ như
Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…
2. Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng
Tám
2.1. Những cách tân trong quan niệm nghệ thuật về thế giới và con
người
2.1.1. Quan niệm về thế giới đổi thay
Trong thơ cổ điển, thế giới mà các nhà thơ thể hiện luôn thấy có sự thay
đổi, vận động nằm trong sự vĩnh hằng muôn đời. Trong nhịp điệu đều đặn của
thời gian, mọi thứ lặp lại một cách tuần hoàn. Cũng chính trong cái thế giới
vĩnh hằng đó, người đọc nhận ra tâm thế ung dung tự tại của thi nhân trước
mọi biến dời của thế sự. Lạc đâu đó trong thơ Xuân Diệu, vẫn còn cách nhìn
về thế giới như vậy, người ta vẫn nhận ra những "ham muốn vô biên và tuyệt
đích", những hình bóng của muôn đời, những khát vọng của ngàn năm.
Nhưng có lẽ Xuân Diệu không bị gò bó bởi cách nhìn ấy, mà Xuân Diệu nhìn
nghiêng về quan niệm thế giới đổi thay. Trong quan niệm đó hình như không
có gì là vĩnh cữu, mà tất cả đều có sự đổi dời, từ thiên nhiên cho đến lòng
người, từ cỏ hoa cho đến tình yêu. Ông ví cuộc đời như con thuyền đang trôi,
mọi vật đổi thay không ngờ:
“Tôi đi trên chiếc thuyền này
Giòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi
Cái bay không đợi cái trôi
Từ tôi phút trước sang tôi phút này”
(Đi thuyền)
Đó là quan niệm đổi thay của Xuân Diệu, từ cái nhìn đầy tính triết học
để rồi hướng nhiều hơn đến khía cạnh đổi thay của thế giới. Đó là những hình
tượng thơ được xây dựng từ cảm xúc về sự biến dời của thế giới, cảu con
người.
Ông nhận ra cay đắng của sự đổi thay nơi tuổi trẻ
"Tóc ngời mai mốt không đen nữa
Tuổi trẻ khô đi, mặt xấu rồi"
(Hư vô)
3
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Hay ông nhận ra sự thiêng liêng của tình yêu nhưng cũng thay đổi không
ngờ:
“Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt.”
(Giục giã)
Ông còn lo sợ nhiều điều khác, ngay cả sự đổi thay của chính bản thân
mình. Với cái nhìn này, ông nhận ra mọi cái tươi xanh của cuộc đời chẳng
mấy chôc mà tàn tạ, khô héo.
Một cái nhìn thế giới đầy thay đổi như vậy, dẫn đến sự hốt hoảng, "vội
vàng", "Mau đi thôi, mùa chưa ngã chiều hôm" (Vội vàng). Ông vội vàng yêu,
vội vàng trao gửi để rồi cũng vội vàng đắng cay:
“Vì vội kiếm tìm nhau, tôi sẽ
Chỉ thấy người thương, nhưng chẳng thấy tình thương”
Trong thơ ông không có gì đứng yên, không có gì không vội vã, con
người, sự vật luôn gấp gáp trong vòng quay của cuộc đời.
2.1.2. Khẳng định hiện tại, khẳng định thực tại
Vì ý thức được sự đổi thay của cuộc đời, nên Xuân Diệu càng khẳng
định hiện tại, thực tại mà mình đang có. Bởi lẽ mọi vật, mọi sự đều biến dời,
thì cái thực tại và hiện tại có ý nghĩa nhất. Xuân Diệu khát khao với thực tại,
hiện tại, dù đó là một hiện tại vô cùng mong manh "Trong gặp gỡ đã có mầm
ly biệt", đầy trắc trở,
Ông chiêu hồn những năm tháng đã qua trở về hiện tại:
“Hỡi năm tháng vội đi làm qá khứ!
Trở về đây! Và đem trở về đây”
Xuân Diệu say sưa với hiện tại, ông đếm từng giây, từng phút của hiện
tại, vồ vập nó, hưởng thụ nó:
“Em vui đi răng nở ánh trăng rằm
Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự”
Say sưa với hiện tại, Xuân Diệu muốn hiện tại trở nên vĩnh cữu:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
4
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Xuân Diệu không chối bỏ hiện tại như một vài nhà thơ khác, ông đắm
say trong những phút giây với hiện tại, đối với ông, khổ đau, buồn vui đều
đáng trân trọng.
2.1.3. Khẳng định cái đẹp tươi nguyên, mới mẻ, đầu tiên
Là một con người đầy chất lãng mạn trong tâm hồn, Xuân Diệu đã nhìn
thấy vẻ đẹp của cuộc đời tràn đầy nơi con người,thiên nhiên,… Nhưng với
ông, vẻ đẹp phải là cái tươi nguyên, mới mẻ, đầu tiên. Chính điều này đã tạo
nên nét tươi trẻ trong thơ Xuân Diệu.
Chẳng hạn trong bài thơ Vội vàng,tác giả viết
“Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”
Hay trong bài Nụ cười xuân:
“Sao buổi đầu xuân êm ái thế”
Ta thấy được tác giả say sưa ngây ngất với vẻ đẹp của sự tinh nguyên bắt
đầu.
Thơ của Xuân Diệu với những từ ngữ giàu chất gợi đã mở ra trước mắt
người đọc những gì mới mẻ nguyên vẹn tốt đẹp. Ta bắt gặp nét son sẻ trẻ
trung trong câu thơ:
“Son sẻ trời như mười sáu tuổi
Má hồng phơn phớt mắt long lanh “
(Rạo rực)
Không những thế, Xuân Diệu không chỉ ca ngợi những lần đầu tiên, lần
thứ nhất, tình đầu như
“Hoa thứ nhất có mùi trinh bạch
Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban sơ”
Mà chỉ cần là vẻ đẹp sẽ được ông hoán đổi trở về lần thứ nhất
“Đêm thứ bảy cũng là đêm thứ nhất “
(Đêm thứ nhất)
5
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Bởi ông cho rằng vẻ đẹp thứ nhất mới tinh khôi và trong trẻo :
“Ta còn yêu dấu đến cùng hơi
Nhưng nghĩa đầu tiên chỉ một người
Chỉ một thơ đầu lông tuyết phủ
Như đầu xuân chỉ một hoa tươi.”
Từ đó ta thấy rằng nhà thơ chỉ rung động trước vẻ đẹp của sự tươi
nguyên mới mẻ.Và cũng chính vì bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp đầu tiên,Xuân Diệu
viết khá nhiều thơ về tuổi trẻ vì đối với ông tuổi trẻ là nơi bắt đầu của đời
người.Ông ca ngợi tuổi trẻ không tiếc lời qua những vần thơ :
“Rộn tuổi trẻ dưới ánh nhìn ngây ngất
Reo ái tình trong nhịp máu phân vân”
(Đêm thứ nhất)
Cái đẹp thanh khiết của tuổi trẻ làm ông ngất ngây,như miêu tả vẻ đẹp
của cô gái đang độ xuân xanh ông viết với một giọng thơ đầy chất say mê :
“Em thanh thơi như buổi sáng đầu ngày”
(Đẹp)
Tóm lại có thể nói trong quan niệm của Xuân Diệu cái đẹp là cái trẻ
trung tươi mới vẹn nguyên. Đó cũng chính là lí do vì sao khi ta đọc thơ Xuân
Diệu ta luôn cảm thấy vui tươi phấn khởi trong tâm hồn.
2.1.4. Đề cao con người cá nhân
Là thi sĩ của thời đại, Xuân Diệu không thể không nhìn thế giới bằng con
mắt của thời đại. Do đó,ông nghiêng về cái nhìn đề cao con người cá nhân.
Ông đặt con người trở thành trung tâm của xã hội. Con người cá nhân đầy ý
thức về sự tồn tại của mình
“Ta là một, là riêng, là duy nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta.”
Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới, Xuân
Diệu nhìn nhận con người trong cái nhìn ngợi ca về ý thức về sự tồn tại.
“Chân vồng thành những bước nghênh ngang”
6
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
“Liếc đời bằng những khóe ham mê”
Ở đây, ông thể hiện sự ý thức về bản thân đến độ ngang tàng ngạo nghễ
giữa cuộc đời. Hay đó là sự khao khát sống đến tột độ nên vội vàng níu giữ
mọi thứ
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Thơ văn trung đại luôn lấy thiên nhiên là chuẩn mực cho vẻ đẹp con
người thì giờ đây Xuân Diệu lại làm ngược lại. Chính con người mới là chuẩn
mực của thiên nhiên. Ông viết :
“Lá liễu dài như một nét mi”
“Tháng giêng ngon như một cặp môi mềm”
“Hôm nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm.”
“Hơi gió thổi như ngực người yêu đến”
Là thiên nhiên quay quanh con người, lấy con người làm chuẩn mực,đề
cao con người đến tột độ.
Quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu vô cùng mới mẻ khi đề cao con
người cá nhân. Nếu trong thơ xưa con người chìm lẫn vào vũ trụ thì nay với
ngòi bút của Xuân Diệu, con người có vị trí riêng, trở thành chuẩn mực cho
tất cả.
Những quan điểm mới mẻ này đã góp phần mang đến cái nhìn mới về
thế giới và đổi mới tư duy nghệ thuật của thơ Xuân Diệu thời kì này.
3. Những cách tân về nội dung trữ tình và phương thức trữ tình
3.1.Nội dung trữ tình
Sự đổi mới thi ca bao giờ cũng gắn liền với việc đổi mới chất thơ, đổi mới
phẩm chất trữ tình của thơ. Mỗi thời đại thi ca đề có những nội dung trữ tình
chính yếu của thời đại mình. Mỗi nhà thơ cũng có nội dung trữ tình riêng. Nội
dung trữ tình của thơ mới chủ yếu tập trung vào “cái tôi”, cái mơ mộng và cái
buồn, cô đơn.
7
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Với Xuân Diệu, nội dung trữ tình trong thơ ông có thể khái quát và hai loại
chính đó là:
3.1.1. Thơ Xuân Diệu là thơ của một khát vọng sống mãnh liệt và nồng
nàn.
Xuân Diệu ví mình như “con chim đến từ núi lại, ngứa cổ hát chơi” khi gió
sớm lúa trăng khuya. Con chim đến từ núi lạ ấy mong tiếng hót của mình thiết
tha, nồng nàn đến độ có thể vỡ cổ, có thể trào máu. Và tiếng hót ấy đã đọng
lại trên bầu trời thi ca Việt Nam, tạo được cung bậc riêng, một giọng điệu
riêng, càng nghe càng lảnh lót, càng nghe càng đắm say, đó là tiếng lòng của
một khát vọng sống mãnh liệt, nồng nàn.
Hoài Thanh đã nhận xét: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa
từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm
cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn
ngủi của mình”. Nhắc đến thơ Xuân Diệu, dường như không một ai không nói
đến “nguồn sống rào rạt”, “lòng say mê yêu đời”, “niềm khát khao giao cảm
với đời”, độ “nồng nàn, tha thiết”…trong thơ Xuân Diệu. Chính khát vọng
sống mãnh liệt này đã mang đến cho thơ Xuân Diệu một phẩm chất trữ tình
quyến rũ lạ lùng.
Ở thơ xưa người ta hay triết luận về sống, chết, mất, còn, danh, lợi…với
quan niệm “sống gửi, thác về” ung dung, bình thản trong sự vần xoay của vũ
trụ, trong ‘chớp bóng” của đời người, ngợi ca chữ “nhàn”, thú điền viên…
Với Xuân Diệu, lòng ham sống được bộc lộ một cách tha thiết, cuồng
nhiệt, nếu không nói đã trở thành nội dung chính, một cảm hứng chủ đạo của
thơ ông.
Ngay từ bài thơ đầu tiên trong tập thơ đầu tiên ông đã thể hiện một
niềm khát khao sống mãnh liệt của mình:
“Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây.
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi tram tình yêu mến”
(Cảm xúc)
8
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Ông tuyên bố rằng:
“Nhưng nghĩ lại: sống vẫn là hơn chết
Gần hơn xa, yêu mến ngọt ngào thay!”
Đưa lòng ham sống thành một nội dung trữ tình, thơ Xuân Diệu đã thể
hiện sự sống như một niềm mê say. Thơ ông có rất nhiều cung bậc để diễn tả
niềm say mê ấy. Ông như “mê man”, “chìm”, “đắm”, “say”, “ngất ngây” với
muôn vàn biện hiện của sự sống.
Có thể nói thế giới thơ Xuân Diệu là thế giới của sự sống tràn trề, mạnh
mẽ, hăng say và đầy rạo rực:
“Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
Hai tay chín móng bám vào đời”
(Hư vô)
Thậm chí mạnh mẽ đến mức điên cuồng:
“Tôi là một kẻ điên cuồng
Yêu những ái tình ngây dại”
(Thở than)
Xuân Diệu ví lòng mình như “một cơn mưa lũ”, như “ngựa trẻ không
cương”, như “vườn hoa cháy nắng”. Hình như ở ông chưa bao giờ nguôi nỗi
thèm khát được sống như “Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm”. Với ông
bao giờ cũng “chưa đủ”, bao giờ cũng phải “thêm”:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Thơ Xuân Diệu còn có cái rạo rực của lòng khát khao được sống, được
giao cảm với cuộc đời. Ông đắm say với tình yêu đây cũng chính là nội dung
9
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
trữ tình quan trọng trong thơ của ông vì không phải vô cớ mà ông được mệnh
danh là “ông hoàng thơ tình” hay “thi sĩ tình yêu”.
Tình yêu trong thơ Xuân Diệu lại rất khác, đó là tình yêu trần thế mà
không bị trần tục hóa.
“Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! Hãy cuống riết đôi vai!
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!
Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt!”
(Xa cách)
Tình yêu trong thơ Xuân Diệu đã được nâng lên thành triết lý về sự sống:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
Tình yêu đối với ông là chất sống, sự sống khác hẳn với thơ mới bấy
giờ xem tình yêu là cách để thoát khỏi thực tại, tôn thờ tình yêu. Với quan
niệm như thế nên dù viết gì thơ Xuân Diệu cũng quay trở về hướng về tình
yêu. Ông nhận mình là người-chỉ-biết-yêu trong bài thơ Giới thiệu, và người-
chỉ-biết-yêu ấy luôn khao khát sống, khao khát yêu và không bao giờ cảm
thấy đủ.
“Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ
Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần
Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân
Đem chim bướm thả trong vườn tình ái”
(Phải nói)
Đó là con người tuyên bố yêu từ khi chưa có tuổi cho đến khi không
còn trên đời nữa. Đó là con người yêu lúc sống và yêu cả khi chết rồi.
“Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi
Lúc chưa xin, vơ vẩn giữa dòng đời
Tôi đã yêu khi đã hết tuổi rồi
10
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Không vóc xương chỉ huyền bồ bóng dáng”
Hay như ông viết:
“Kẻ đa tình không cần đủ da thịt
Khi chết rồi tôi sẽ yêu ma”
(Đa tình)
Có thể nói tình yêu trong thơ Xuân Diệu chính là một biểu hiện tập trung
nhất của khát vọng sống nơi ông.
3.1.2. Thơ Xuân Diệu là nỗi băn khoăn về con người và cuộc đời.
Hình như trong sâu thẳm của lòng khát khao được sống, được “giao cảm”,
thơ Xuân Diệu còn ẩn chứa bao nhiêu âu lo, bao nhiêu băn khoăn. Như Hoài
Thanh đã khẳng định hồn thơ của Xuân Diệu là “thiết tha, rạo rực, băn
khoăn”. Đúng như vậy, niềm băn khoăn đã tạo nên một mặt khác của nội
dung trữ tình trong thơ Xuân Diệu.
“Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên
Tôi đã đày thân giữa xứ phiền?”
(Vì sao)
Biết bao lần trong thơ ông vang lên điệp khúc của những câu hỏi “vì
sao”, “làm sao”, “nơi đâu”, “chốn nào”, “có ai”, “có biết”,…Những câu hỏi
đọng thành nỗi suy tư, niềm trăn trở trong thơ Xuân Diệu, khiến cho thơ ông
có cái day dứt, băn khoăn rất sâu sắc. Ông viết: “Sao mà văn thơ cứ tiếc nuối
một cái gì. Có một cái gì đó bình rơi gương vỡ, rụng cải rơi kim ở trong văn
học.” (Những bước đường tư tưởng của tôi).
Cái băn khoăn lớn nhất ám ảnh trong mỗi hình tượng thơ Xuân Diệu đó
là sự bất lực, hữu hạn của con người trước cái vô hạn của cuộc đời.
Đó là sự đối lập giữa đời người với thời gian. Cảm thức về một “thời
gian không đứng đợi”, về một “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”
Băn khoăn của Xuân Diệu còn ở những “khoảng cách” đời người mà
không dễ gì khắc phục được.
11
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
“Gần thêm nữa, thế vẫn còn xa lắm!”
Con người luôn xa cách nên ông luôn cảm thấy cô đơn đến rợn ngợp:
“Anh là con chim bơ vơ, lạnh lùng bay giữa gió, sương, mưa” (Muộn màng).
Nỗi côn đơn càng thấm thía hơn khi ông phải đối diện với lòng mình:
“Linh hồn ta u ẩn tựa ban đêm
Ta chưa thấu nữa là ai thấu rõ”
(Xa cách)
Để rồi cuối cùng ông nhận ra: “Em là em: anh vẫn cứ là anh”, “Hai
người nhưng chẳng bớt bơ vơ”
3.2.Phương thức trữ tình
Về bản chất, thơ trữ tình là phương thức biểu hiện trực tiếp các trạng thái
cảm xúc và suy tư của nhà thơ trước các hiện tượng đời sống. Trong đó, tính
chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là
những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Vì vậy thơ trữ tình đã được khẳng
định là “vương quốc chủ quan” (Biêlinxki), là “sự biểu hiện và cảm thụ của
chủ thể” (Hêghen). Tuy nhiên không phải lúc nào đặc trưng này của thơ cũng
được bộc lộ rõ. Với văn học Việt Nam, phương thức trữ tình lãng mạn thực sự
mang dấu ấn đậm nét sau khi sự ra đời của phong trào Thơ mới 1932 - 1945.
Đây là giai đoạn mà văn học Việt Nam có sự đổi mới, cách tân vô cùng kì
diệu, có sự chiến đấu mãnh liệt giữa yếu tố cũ - yếu tố mới và kết quả là hàng
loạt những tác giả, tác phẩm nổi tiếng đã ra đời, đem đến một hơi thở, một
tiếng nói rất riêng, một “luồng gió mới lạ” cho nền văn học nước nhà. Đặc
biệt là Xuân Diệu phương thức trữ tình trong ông là trữ tình của một chủ thể
bộc lộ trên cơ sở cảm nhận chủ quan về thế giới.
Nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là sự biểu hiện thế giới chủ
quan của con người trước cuộc đời. Tuy nhiên, do phương thức tổ chức, do
kiểu tái hiện đời sống và do sự giao tiếp nghệ thuật khác nhau nên sự biểu
hiện đó ở những loại tác phẩm văn học cũng khác nhau. Trong tác phẩm trữ
tình: tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ được trình bày trực tiếp và làm
thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Ở đây, nhà thơ có thể biểu hiện cảm
xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự
kiện nào. Bài Nguyên đán của Xuân Diệu cũng thể hiện rõ đặc điểm này:
“Xuân của đất trời nay mới đến
Trong tôi xuân đến đã lâu rồi
Từ độ yêu nhau hoa nở mãi
12
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.”
Trong bốn câu thơ trên, không hề có mâu thuẫn, xung đột như trong
kịch, cũng không có những biến cố, sự kiện, hệ thống sự kiện nào. Ðiều mà
người đọc cảm nhận chủ yếu là niềm vui, hạnh phúc, là tâm trạng, cảm xúc
của nhân vật trữ tình.
Với việc đề cao con người cá nhân, xem con người là trung tâm của thế
giới, cái tôi trong thơ Xuân Diệu đã được khẳng định. Ta có cái tôi trữ tình
giàu cảm xúc, một trong những đặc điểm nổi bật nhất, mang đậm dấu ấn riêng
trữ tình chính là việc đề cao chủ nghĩa cá nhân, đề cao cái “tôi” rất riêng của
nhà thơ thay vì cái “ta” chung trong chủ nghĩa cổ điển. Lần đầu tiên, những ý
thức cá nhân, những quan điểm, khuynh hướng thẩm mỹ, xúc cảm, con mắt cá
nhân được đề cao và được coi như là trung tâm của văn chương. Nghệ sĩ
mạnh dạn bày tỏ hình ảnh của chính mình, đưa một cái “Tôi” nhân vật rất
đậm nét vào trong văn chương.
Sự ra đời của cái tôi cá thể là sản phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, nó
khẳng định và đề cao tiếng nói riêng tư, coi trọng cảm giác, cảm nhận chủ
quan của con người. Cái tôi là cá nhân tự ý thức, là bản ngã đòi khẳng định.
Bài thơ Vội vàng bộc lộ một cái tôi yêu đời và ham sống đến mãnh liệt của
Xuân Diệu. Thiên nhiên và sự sống trong bài thơ chẳng khác gì một mảnh
vườn tình ái dìu bước nhà thơ đi trong mê ly. Niềm hân hoan và sự say đắm
của cái Tôi được thể hiện qua nhịp thơ hối hả, thủ pháp liệt kê, qua cách dùng
từ độc đáo, mới mẻ:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si ”
Cái Tôi ấy ý thức cao về sự sống, sống là tận hưởng mọi vẻ đẹp ở thời
điểm hương sắc nhất. Sống là trân trọng từng giây phút, đặc biệt là mùa xuân
và tuổi trẻ. Điều này xuất phát từ quan niệm thời gian tuyến tính và thái độ
trân trọng tinh túy, chất lượng cuộc sống. Thiên nhiên chỉ đẹp nhất giữa mùa
xuân và đời người đẹp nhất là tuổi trẻ. Không thể giữ mãi mùa xuân và tuổi
trẻ nên Xuân Diệu đã cuống quýt, đã vội vàng, giục giã:
“Mau đi thôi,
Mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
13
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu ”
Sự vồ vập, cuồng nhiệt với sự sống trong những câu thơ cuối bài không
chỉ bộc lộ lòng yêu đời, ham sống đến ngất ngư mà còn thể hiện một nhân
sinh quan tích cực của Xuân Diệu: Sống một cách mãnh liệt, yêu cuộc đời
một cách nồng say. Hầu hết các nhà thơ Mới đều chán ghét thực tại, muốn
thoát lên tiên, phiêu lưu trong trường tình, muốn quay về quá khứ tìm vẻ đẹp
vàng son đã mất , chỉ Xuân Diệu là “Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần /
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất”. Chính vì lẽ đó mà dù tiếp thu chủ nghĩa
lãng mạn của thơ ca phương Tây, cái Tôi của Xuân Diệu vẫn mang nét đặc
trưng riêng, không nhầm lẫn với các nhà thơ Mới.
Tiếp theo có thể kể tới đó là, trữ tình của một chủ thể nghiêng về cảm
giác thế giới. Các nhà thơ tượng trưng rất chú trọng đến quan niệm tương ứng
các giác quan. Quan niệm này đã trở thành một nguyên tắc thẩm mỹ trong
sáng tạo thơ ca của chủ nghĩa tượng trưng. Valery đưa ra một định nghĩa về
thơ gắn với nguyên tắc tương hợp: “Thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý
nghĩa”. Verlaine quan niệm thơ như một bản nhạc mong manh, hư ảo, huyền
hồ. Rimbaud lại cho rằng, người nghệ sĩ phải đến với thơ ca bằng con đường
thấu thị của một kẻ có thiên nhãn: “Thi sĩ phải làm cho mình thành người có
thiên nhãn bằng sự rối loạn lâu dài, rộng khắp và có sự suy tính tất cả các giác
quan,…bởi lẽ các giác quan gắn bó ta với thực tại, trở thành tấm màn chắn
ngăn ta chẳng thấy được gì xa hơn…Nhà thơ có thiên nhãn cần tìm cho mình
một ngôn ngữ thích hợp. Ngôn ngữ này sẽ là của tâm hồn nói với tâm hồn,
thâu tóm tất cả mùi hương, âm thanh, màu sắc của tư duy bám riết lấy tư duy
và lôi kéo…”. Với quan niệm này, Rimbaud để “sự buông thả vô độ cho các
giác quan”, giúp cho nhà thơ nhìn thấu suốt mọi tâm hồn và sự vật. Rất nhiều
nhà thơ Mới chịu ảnh hưởng những quan niệm đó của chủ nghĩa tượng trưng.
Tuy nhiên, TS. Trần Huyền Sâm phát hiện: “Mỗi nhà thơ ảnh hưởng của chủ
nghĩa tượng trưng ở mỗi phương diện khác nhau, phù hợp với quan điểm
thẩm mỹ của mình. Và ngay trong mỗi nhà thơ, tính chất lãng mạn và tượng
trưng luôn giao thoa cùng nhau. Xuân Diệu tìm thấy ở chủ nghĩa tượng trưng
một bản nhạc huyền diệu giữa ánh sáng, hương thơm và màu sắc. Vũ Hoàng
Chương và Bích Khê tìm thấy một thế giới âm nhạc mênh mông, hư ảo. Hàn
Mạc Tử tìm trong thế giới vô thức, siêu thực, bí ẩn”.
14
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Soi vào bài thơ “Vội vàng”, có thể thấy, bài thơ là một bản hợp tấu của
hương thơm và mật ngọt, đường nét và màu sắc, âm thanh và ánh sáng. Bức
tranh thiên nhiên mùa xuân được miêu tả như một bữa tiệc trần gian, một
thiên đường trên mặt đất, tất cả đang tràn ngập xuân tình, lên men, dậy
hương, gọi mời, quyến rũ:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Nhìn thiên nhiên bằng cặp mắt luyến ái nên Xuân Diệu đã hưởng thụ
thiên nhiên như hưởng thụ ái tình. Vẻ đẹp của thiên nhiên được quy về vẻ đẹp
tình ái nên ngọt ngào mê ly khó cưỡng. Hương hoa trở thành tuần tháng mật,
tiếng chim ca trở thành khúc tình si, ánh mặt trời tựa rèm mi người thiếu nữ,
và thời gian mùa xuân gợi niềm khát khao chiếm hữu như “một cặp môi gần”.
Tất cả được nhà thơ cảm thấy, nghe thấy, nhìn thấy, nếm thấy…chứng tỏ một
khả năng cảm nhận với sự hòa điệu của các giác quan tương ứng. Hồn thơ thi
nhân như một cung đàn đã lên đúng tông độ chỉ cần một làn gió thoảng qua,
một mùi hương đưa lại hay một rung động khẽ khàng cũng khiến nó ngân lên
những giai điệu giao hòa.
Cả trong sự phai tàn của cảnh vật trong dòng trôi của thời gian, Xuân
Diệu cũng có những khám phá vô cùng mới mẻ:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.”
Là người đã tiếp thu ở mức nhuần nhuyễn phép tương giao của lối thơ
tượng trưng, Xuân Diệu đã phát huy triệt để sự tương giao về cảm giác để
cảm nhận và mô tả thế giới. Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác “mùi
tháng năm”, bằng cả thị giác “rớm” và nhất là vị giác “vị chia phôi”. Thời
gian là đại lượng phi vật chất nhưng lại được cảm nhận đầy tính vật chất.
Đặc biệt, trong sự tận hưởng thiên nhiên, phép tương giao của thơ tượng
trưng đã phát huy tối đa sức mạnh để biểu đạt sự vồ vập, cuồng nhiệt của
Xuân Diệu.
“Ta muốn ôm
15
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Niềm khát khao đến tuyệt đích vô biên, lòng yêu đời và ham sống bồng
bột mà nồng nàn, sôi nổi được diễn tả bằng những động thái hưởng thụ tham
lam “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”, “cắn” Hòa vào dòng cảm xúc dạt dào của thi
phẩm, người đọc đã bắt gặp một thứ tuyên ngôn bằng thơ được nói qua cảm
giác: Sống là phải tận hiến và tận hưởng, đời người ngắn ngủi nên phải chạy
đua với thời gian, sống “huy hoàng” trong mỗi phút giây.
3.3. Thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ
3.3.1. Thể thơ
Có thể nói, Xuân Diệu là một nhà thơ mới điển hình cho những nhà thơ
mới, thơ của ông đa dạng về thể loại, không ràng buộc quy tắc, giải phóng
con người ra khỏi sự gượng ép.
Ở giai đoạn trước, thơ thường được viết theo thể thơ Đường luật, có thơ
tự do, thơ mười chữ, mười hai chữ. Nhưng đến phong trào Thơ mới thì thất
ngôn, ngũ ngôn, tám chữ, lục bát lại rất thịnh hành. Thơ lục bát vốn đã có từ
thời kì trước, và đến thời kì này vẫn được nâng niu và trân trọng.
Thơ bảy tiếng là thể thơ mà Xuân Diệu sử dụng nhiều nhất trong thời kì
trước 1945. Tuy cùng khuôn hình với thơ thất ngôn cổ điển, nhưng thơ 7 tiếng
của Xuân Diệu có nhiều điểm khác. Nếu thất ngôn cổ điển bị ràng buộc bởi
niêm luật chặt chẽ thì ở Xuân Diệu rất tự do. Thất ngôn cổ điển có những giới
hạn về số câu (tứ tuyệt, bát cú) thì ở Xuân Diệu có thể là 4 câu, 8 câu, cũng có
thể là 16, 20,32,… Cách diễn đạt cũng không bị rang buộc vào “đề, thực,
luận,kết”. tuy nhiên, cách ngắt nhịp trong thơ Xuân Diệu rất gần với cách ngát
nhịp của thất ngôn cổ điển. Chiếm 1 số lượng lớn là nhịp 4/3 tức là cùng
khuôn nhịp đặc trưng của thất ngôn cổ điển.
“Gió sáng bay về,/ thi sĩ nhớ
Thương ai không biết,/đứng buồn trăng
Huy hoàng trăng rộng,/ nguy nga gió
Xanh biếc trời cao,/ bạc đất bằng”
16
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
(Buồn trăng)
Ta có thể thấy thể thơ 7 tiếng của Xuân Diệu vừa rất mới mẻ, vừa rất cổ
điển. Điều này cho thấy cách tân của Xuân Diệu được dựa trên cơ sở truyền
thống rất vững chắc.
Các câu thơ của Xuân Diệu cũng tự do hóa về mặt cấu trúc cũng như
ngữ nghĩa. Thơ Xuân Diệu nếu như xét về mặt loại hình thì nhiều câu thơ
trùng với loại hình các câu thơ cổ điển. Tuy nhiên, về cấu trúc thì đây lại là
những câu thơ mang tính chất tự do chứ không phải là loại câu cách luật như
thơ cổ điển.
Tính chất tự do trước hết thể hiện ở mặt ý nghĩa. Trong mỗi câu thơ cổ
điển, mỗi dòng thơ như vậy thường trọn 1 ý nghĩa.
“Dửng dung mọi sự gác bên ngoài
Dẫu được, dẫu thương, ai mặc ai”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm – thơ Nôm, bài 40)
Trong thơ Xuân Diệu không còn sự tương ứng này nữa, ý thơ có thể
trùng với dòng thơ và cũng có thể không. Có khi phải ghép lại mới được một
ý
“Rồi khi khúc nhạc đã ngừng im
Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim
Còn cứ run hoài, như chiếc lá
Sau khi trận gió đã im lim”
(Huyền Diệu)
Thể thơ dân tộc lục bát được sử dụng nhiều:
“Trên đầu tóc Bác sương ghi
Chắc đôi sợi bạc đã vì chúng con.”
(Sáng)
Hay thể thơ tự do tám chữ:
“Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt
17
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài…”
(Giục giã)
Được nhà thơ ưu chuộng nhất vẫn là thể thất ngôn:
“Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời”
(Nụ cười xuân)
Hay ngũ ngôn như bài thơ Biển.
Bài Vội Vàng là tiêu biểu nhất cho sự cách tân trong thể thơ, vừa mới lạ, vừa
tự do:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì”
Xuân Diệu táo bạo trong việc dung quá nhiều thể thơ cách tân, còn thời
kỳ trước, các tác giả cũ vẫn còn tôn sùng thơ Đường và viết theo lối đường
luật, trật tự, khuôn rập, dùng điển tích, điển cố, hình ảnh Trung Quốc. Như
Trần Tế Xương viết bài “Áo bông che đầu”, ông vẫn tôn sùng địa danh Trung
Quốc vào thơ.
“Người đi Tam Ðảo, Ngũ Hồ,
Kẻ về khóc trúc Thương Ngô một mình”
2.2.2. Ngôn ngữ thơ:
Thơ Xuân Diệu có nhạc tính, có nghĩa là lồng nhạc vào thơ. Trong bài Nhị
Hồ, 2 câu toàn vầng bằng thể hiện âm điệu du dương.
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng long lên chơi vơi”
Từ ngữ rất mới, rất Tây, dùng “luồng run rẩy” thay vì đơn thuần người
khác gọi là luồng gió.Sử dụng các động từ mạnh bạo, thể hiện sự quyết
liệt:Ôm, riết, say, ngoàm, hút, cắn,tan…
18
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Xuân Diệu đưa các yếu tố của lời nói vào thơ, tạo nên câu thơ mang tính
chất của “lời nói”, “văn xuôi”. Nhiều bài thơ của ông rất gần với lời nói.
“Có một bận anh ngồi xa em quá
Anh bảo em xích lại gần hơn
Em xích lại gần hơn một chút: anh hờn
Em ngoan ngoãn xích lại gần hơn chút nữa.”
(Xa cách)
Thật ra trong tiến trình phát triển của thi ca dân tộc, câu thơ “điệu nói”
đã từng xuất hện, từng tồn tại nhiều câu thơ này bên cạnh những “điệu ngâm”.
“Bớ anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại cho em than đôi lời”
(Ca dao)
“Đã khuất bao nhiêu lại duỗi ra
Đạo trời lồng lộng chẳng hề sai”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm- Thơ Nôm bài 2)
Tuy mang dấu hiệu lời nói, nhưng loại câu thơ này vẫn nằm trong quan
hệ của câu thơ cổ, nghĩa là vẫn bị ràng buộc bởi niêm luật nhất định. Trái lại,
thơ Xuân Diệu lại là câu tự do. Bởi vậy, thơ Xuân Diệu có những cách tân
quan trọng.
Nét đặc sắc ta dễ thấy ở Xuân Diệu là ông đã đưa vào lời thơ của mình
một hệ thống từ vựng mới và cách sử dụng mới. Đó là hệ thống từ vựng mang
đầy tính cá thể hóa chứ không còn nặng về ước lệ như thơ cổ điển.
- Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
- Nghe chiều âu yếm, lấn vô người
- Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
v.v…
Hệ thống ngôn ngữ với cách sử dụng mới mẻ khiến cho câu thơ của
Xuân Diệu trở nên đầy ấn tượng và đạt được giá trị nghê thuật cao. Hệ thống
ngôn ngữ trong thơ ông có những cải cách quan trọng nhưng không có nghìa
19
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
là ông đoạn tuyệt với hệ thống ngôn ngữ cũ. Trong thơ ông hệ thống này vẫn
tồn tại, song đã được đổi mới về cách dùng.
Trong bài thơ “Cặp hài vạn dặm” Xuân Diệu đã dùng lại hình ảnh “liu
li” (chỉ sự trôi nổi, xa lìa quê hương) viết nên những câu thơ thật da diết:
“Nếu ta có cặp hài tiên
Ta đi khắp xứ, khắp miền khắp nơi
Ta đi, đi tận phương trời
Đi cùng phương đất, xa vời ta đi
In như chiếc ém lưu li
In như chiếc lá hết thì tươi xanh”
(Cặp hài vạn dặm)
Thủa xưa, khi đỗ đạt, Kim Trọng nhớ Kiều đã lạc bước nơi đất khách
quê người, Nguyễn Du đã viết:
“Ngọn bèo chân sóng lạc loài
Nghĩ mình vinh hiển thương người lưu li”
Còn ở đây, Xuân Diệu dùng “lưu li” để ví mình như một cánh én lẻ loi,
đơn chiếc và lạc loài.
Ông hoàng thơ tình thì tất nhiên sử dụng rất nhiều ngôn từ nhẹ nhàng ân
ái du dương, hình tượng tình yêu như trái tim, hoa cỏ,…
“Sao họ khéo nõn nà mà bợ ngợ,
Những nàng hoa chờ đợi gió phong lưu!”
(Hoa đêm – Xuân Diệu)
“Anh thức hoài thức huỷ
Anh là trái tim thương”
(Trái tim em thức đập – Xuân Diệu)
Nếu như thời kỳ trước, nói đến thơ để đả kích, châm biếm, chua chát thể
hiện mình (Hồ Xuân Hương), thơ là tiếng nói cho tác giả, là công cụ, là vũ
khí. Thì trong thơ mới, Xuân Diệu dung thơ hòa với nhạc, dung từ ngữ mới
mà tinh tế, nhẹ nhàng, cách tân trong cả tâm hồn thơ, hình ảnh thơ. Xuân
Diệu đã mang đến cho thi ca Việt Nam một làn gió mới, ông học hỏi thơ ca
truyền thống, nhưng lại luôn cải tiến, cách tân khiến chúng trở nên mới mẻ,
hấp dẫn. Sự xấu hiện của ông đã góp phần quyết định sự thắng lợi của phong
trào thơ mới.
20
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
TỔNG KẾT
Phong trào Thơ mới 1932 - 1945 là giai đoạn mà văn học Việt Nam có
sự đổi mới, cách tân vô cùng kì diệu, có sự chiến đấu mãnh liệt giữa yếu tố cũ
- yếu tố mới và kết quả là hàng loạt những tác giả, tác phẩm nổi tiếng đã ra
đời, đem đến một hơi thở, một tiếng nói rất riêng, một “luồng gió mới lạ” cho
nền văn học nước nhà. Đặc biệt là Xuân Diệu, Hoài Thanh cho rằng “Xuân
Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới“. Cái mới của Xuân Diệu
theo nhà nghiên cứu là “một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước
non lặng lẽ này“, là ở “những rung động tinh vi”, ở những câu văn “không thể
đi theo những đường có sẵn”.
Xuân Diệu xuất hiện trên thi đàn thơ Việt Nam với một diện mạo đầy
mới mẻ, lạ lùng. Lạ lùng và mới mẻ ngay cả với những nhà “thơ mới”. Có thể
nói ông đã có sự cách tân sâu sắc và toàn diện nhất về mọi phương diện trong
sáng tạo thi ca. Đặc biệt là về phương diện sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
Xuân Diệu đã tạo ra cho thơ mình một hệ thống ngôn ngữ đầy cá tính, sáng
tạo về hình ảnh, nhịp điệu,hình thức tổ chức câu thơ cùng những lời lẽ cách
nói năng mà đa phần trước đây người ta chưa thấy trong thơ ca truyền thống.
21
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
Phong trào Thơ mới là cả một cuộc cách mạng về thể loại, những thể thơ mới
ra đời, những thể thơ mới được cải tiến.
22