Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

cach tan ngon ngu tho Xuan Dieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.67 KB, 22 trang )

Sở giáo dục và đào tạo thanh hoá
Trờng thpt quảng xơng 3

đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Tìm hiểu những cách tân về ngôn ngữ thơ của
Xuân Diệu qua ba bài Thơ duyên, Đây mùa thu
tới, Vội vàng

- - - - - - -
Ngời thực hiện:
Đỗ thị hoa giáo viên văn
Năm học: 2004 - 2005
1
A. đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
Trong vòng thời gian khoảng từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, xét chung
trong tiến trình chuyển động của xã hội và văn học, thơ văn Việt Nam đã có
những nhịp đi và bớc nhảy ngoạn mục tạo nên cuộc cách mạng trong thơ ca. Thơ
mới ra đời cùng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã trở thành một sự kiện sôi nổi
trong đời sống văn học của dân tộc đã nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt văn ch-
ơng lúc bấy giờ.
Trong số các nhà Thơ mới thì Xuân Diệu là một tác giả lớn với một phong
cách riêng rất đặc sắc. Sáng tác của ông ở nhiều thể loại nhng gặt hái đợc thành
công rực rỡ nhất phải kể đến thơ ca. Chính sự xuất hiện của ông đã quyết định
đến thắng lợi của phong trào Thơ mới. Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ thơ
mới này đã trở thành một nhân tố không thể thiếu đợc trong việc góp phần đổi
mới diện mạo thơ ca Việt Nam đầu thế kỷ.
Là một thi sĩ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới, là ngời đại diện đầy đủ
nhất cho thời đại thi ca Việt Nam, trong chơng trình văn học lớp 11, Xuân Diệu đ-
ợc học với t cách là một tác gia. Ba bài thơ đợc chọn trong chơng trình là trong số
những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu. Tìm hiểu ba bài thơ này cũng là để


hiểu sâu hơn về thơ Xuân Diệu và giúp cho công việc giảng dạy trực tiếp của ngời
giáo viên THPT. Tuy nhiên ở đề tài này chúng tôi chỉ tìm hiểu những cách tân của
Xuân Diệu về ngôn ngữ thơ qua ba bài Thơ duyên, Đây mùa thu tới, Vội
vàng để từ đó thấy việc cách tân đem lại hiệu quả gì trong việc biểu đạt t tởng,
tình cảm thơ xuân Diệu.
II. Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp chúng tôi sử dụng để triển khai đề tài gồm:
- Phơng pháp thống kê.
2
- Phơng pháp so sánh.
- Phơng pháp đánh giá.
- Phơng pháp phân tích tổng hợp.
- Phơng pháp bình giảng văn học.
3
b. nội dung
1. cơ sở lí luận
Thơ trữ tình là thể loại mà trong đó thế giới chủ quan, cảm xúc và suy t của
con ngời trớc các hiện tợng đời sống đợc thể hiện một cách trực tiếp và làm thành
nội dung chủ yếu. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện
những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm từ các cung bậc của tình cảm, cho
tới những chính kiến t tởng triết học. Những tình cảm, t tởng đó đợc biểu đạt bằng
một kiểu ngôn ngữ khác hẳn ngôn ngữ văn xuôi nói chung. Nó đợc tổ chức một
cách khác thờng để biểu hiện đợc các sắc thái tinh vi của tình cảm. Sự phân dòng,
tạo nhịp điệu (bằng hiệp vần, phối hợp bằng trắc) nâng lời thơ lên thành lời hát.
Vận dụng các phép tu từ (ví von, ẩn dụ, nhân hoá...) nh mài sắc thêm cảm giác
của con ngời, đa ta vào thế giới nội tâm của nhà thơ.
Nh vậy, đối với văn học nói chung, thơ ca nói riêng, t tởng, tình cảm chỉ có
giá trị và đến đợc với ngời đọc khi nó đợc biểu đạt bằng phơng tiện ngôn ngữ có
giá trị tơng ứng.
Với Xuân Diệu, ông đợc đánh giá là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ

mới, ngời đại diện tiêu biểu, ngời có công lớn nhất tạo sắc diện mới cho thơ ca
bởi thơ ông đã có sự cách tân hoàn toàn cả về nội dung và nghệ thuật bình
mới rợu mới. Về nghệ thuật, cái làm nên chất thơ riêng của Xuân Diệu là ở chỗ
nhà thơ đã tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng đầy tình tứ, sử dụng từ biểu cảm,
sử dụng các biện pháp nghệ thuật và một giọng thơ đắm say, bồng bột. Đọc thơ
Xuân Diệu trớc cách mạng, thấy một t tởng chi phối tất cả, ấy là niềm khát khao
giao cảm với đời. Nhng trong xã hội tính toán lạnh lùng lúc bấy giờ, nhà thơ
không tránh khỏi cảm giác cô đơn. Xét ở ba bài thơ ta sẽ thấy đợc tâm trạng mâu
thuẫn, phức tạp ấy. Tìm hiểu những cách tân ngôn ngữ trong ba bài thơ của Xuân
Diệu chúng ta sẽ làm nổi bật đợc hồn thơ, tình thơ nơi Xuân Diệu.
II. những cách tân về ngôn ngữ thơ xuân diệu qua ba bài
thơ duyên, đây mùa thu tới, vội vàng
4
Xuân Diệu là nhà thơ rất chú trọng đến kỹ thuật và nghệ thuật làm thơ. Đặc
điểm nổi bật của thơ Xuân Diệu là sự sáng tạo ra một thế giới hình ảnh phong
phú, ngôn ngữ đợc cá thể hoá sâu sắc. Ông nh có cả một lối viết và lối nói cựa
quậy trong từng chữ. Trên đại thể, thơ Xuân Diệu đã tổng hợp hai nguồn ngôn
ngữ: Một là ngôn ngữ bác học và một là ngôn ngữ đời sống tự nhiên, bình dị,
khoẻ khoắn. Có thể nghiên cứu ngôn ngữ thơ Xuân Diệu ở cả hai bình diện lời thơ
và câu thơ.
1. Lời thơ
Thơ mới có khả năng diễn đạt hơn lối thơ cũ mà trong đó tiêu biểu là Xuân
Diệu. ở Xuân Diệu thấy rõ sự linh hoạt Thơ mới: cách hiệp vần phong phú, nhạc
điệu dồi dào, lối ngắt nhịp sinh động, ngôn ngữ đầy gợi cảm, đầy hình tợng.
1.1. Hệ thống từ và cách sử dụng từ mới mẻ, độc đáo
1.1.1. Từ ngữ đầy cảm xúc, cảm giác
Xuân Diệu đã đa vào trong lời thơ của mình một hệ thống từ vựng mới và
cách sử dụng mới với việc sử dụng chữ quốc ngữ ghi lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Thêm vào đó là việc bỏ niêm luật, vận luật, cách cấu tạo câu thơ, lời thơ, bài thơ
đã thay đổi trong thơ Xuân Diệu là một hệ thống từ gần gũi, dân dã, tự nhiên.

Đặc biệt, cùng với việc khai thác khả năng giàu có của Tiếng Việt, việc học đợc
từ trờng phái thơ tợng trng Pháp về sự tơng giao giữa các giác quan, thơ Xuân
Diệu sử dụng hệ thống từ đậm chất biểu cảm - những từ đầy cảm xúc, cảm giác.
Con ngời phải mài nhọn giác quan của mình để cảm nhận cuộc sống, phải biến
cái vô hình thành cái hữu hình. Nó cũng xuất phát từ quan niệm sống tích cực của
Xuân Diệu:
Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan
1.1.1.1. Sử dụng động từ mạnh
5
Sử dụng động từ mạnh, tính từ với cờng độ diễn tả cao có khả năng thể hiện
đợc những rung động tinh tế, đa dạng trong tâm hồn con ngời, vẻ đẹp thiên nhiên
và các biến thiên của xã hội.
Xuân Diệu đã biến những cái trừu tợng, vô hình thành những cái hữu hình,
cụ thể, gợi cảm. ở bài Vội vàng, kiểu từ này xuất hiện nhiều nhất.
Động từ mạnh: Tắt, buộc, ôm, riết, thâu, cắn.
Tính từ cờng độ cảm xúc cao: Chuyếnh choáng mùi thơm, đã đầy ánh
sáng, no nê thanh sắc...
Đầu tiên là động từ tắt, buộc:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hơng đừng bay đi.
Tắt nắng, buộc gió là muốn giữ màu sắc, hơng vị của cuộc sống, muốn níu giữ
thời gian, muốm quay ngợc lại quy luật của tự nhiên, là một ý nghĩ hết sức táo
bạo của Xuân Diệu. Qua động từ tắt, buộc, cuộc sống hiện lên một cách cụ thể,
hữu hình, tởng nh có thể nắm bắt trong tay, có thể điều khiển đợc.
Nhng đậm đặc nhất là ở đoạn cuối của bài:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đa và gió lợn,
Ta muốn say cánh bớm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nớc, và cây, và cỏ rạng,
Cho chuyếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tơi;
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngơi!
6
Sự sống thì mơn mởn, mây đa, gió lợn... Với Xuân Diệu, cuộc sống thiên nhiên
vạn vật đang cựa quậy, đang náo nức xuân tình. Và nhà thơ nh muốn vồ vập lấy
cuộc sống. Qua động từ (ôm, riết, hôn, thâu...), cuộc sống vốn là khái niệm trừu
tợng đã biến thành cụ thể, hữu hình, gợi cảm, mạng tính nhục thể và cảm xúc lên
đến tột đỉnh: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngơi. Cắn: muốn ngập chân
răng trong cảm xúc tận hởng cuộc sống để có đợc cảm giác thoả mãn. Đó là thái
độ sống tích cực, sống hết mình với cuộc đời, là niềm khát khao giao cảm với đời
của nhà thơ Xuân Diệu.
Qua động từ, tính từ, thơ Xuân Diệu diễn tả tinh tế sự chuyển đổi của
thiên nhiên, vẻ đẹp của thiên nhiên. Xuân Diệu đã nói đầy đủ về một cuộc
chuyển mùa, về bớc đi của mùa thu qua động từ rũa hết sức đặc biệt, mới mẻ:
Trong vờn sắc đỏ rũa màu xanh
Rũa là sự mài mòn, ở đây muốn nói màu đỏ đang mài mòn dần màu xanh, màu
đỏ đang lấn màu xanh đến từng hạt diệp lục. Dùng động từ để miêu tả màu sắc
không chỉ mình Xuân Diệu.
Nguyễn Du: Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Nguyễn Bính: Lá xanh nhuồm đã thành cây lá vàng
Tố Hữu: Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhuốm: là mới bắt đầu, đang diễn ra -> nỗi buồn phủ lên cành cây.
Nhuộm: Là sự kết thúc, hoàn tất -> thời gian của kẻ tơng t dài đằng đẵng,
làm cây héo úa, làm ngời héo hon.
Đổ: Sắc thái mau lẹ, tiếng ve kêu làm cả rừng phách loang màu vàng sóng

sánh.
Còn từ rũa cho thấy thu đến trong từng hạt diệp lục đang phai màu. Trên từng
chiếc lá thấy thu về và đang tranh chấp với mùa hạ. Từ một chiếc lá mà thấy cả
một cuộc đổi mùa lớn lao, là cách cảm nhận hết sức tinh tế của Xuân Diệu.
1.1.1.2. từ láy
7
Trong Tiếng Việt, từ láy vốn là loại từ mang tính tợng hình, tợng thanh cao.
Xuân Diệu đã khai thác khả năng này và sáng tạo theo cách riêng của mình.
Những từ láy nhà thơ đa vào ba bài thơ nh sau:
Thơ duyên: Ríu rít, nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả, lững đững, gấp gấp, phân
vân, ngơ ngẩn.
Đây muà thu tới: Đìu hiu, run rẩy, rung rinh, mỏng manh, ngẩn ngơ, u
uất.
Vội vàng: Phơ phất, bâng khuâng, thì thào, vội vàng, mơn mởn, chuyếnh
choáng, đã đầy, no nê.
Bằng cách láy phụ âm đầu, Xuân Diệu đã cho ta thấy một cách cảm nhận
hết sức mới lạ:
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xơng mỏng manh.
Bốn phụ âm r gợi cảm giác run rẩy, sợ hãi vì lạnh của những chiếc lá. Là cái
lạnh do lá cảm hay đó chính là tâm trạng của nhà thơ truyền cho cảnh vật. Đây là
trạng thái rất đặc trng của thơ Xuân Diệu:
- Lung linh bóng sáng bỗng rung mình
- Tất cả tôi run rẩy tựa dây đàn
Là cảm giác của cái tôi cá nhân. Nếu cha có cái tôi ra đời sẽ không có cảm
giác ấy.
Tài hoa nhất là cách sử dụng từ láy trong bài Thơ duyên:
Con đờng nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều;
Thần thái của câu thơ, hồn sắc của thiên nhiên tạo vật tập trung tất cả ở ba từ láy:

nhỏ nhỏ , xiêu xiêu , lả lả . Đờng, gió, cành hiện lên nhỏ nhắn, xinh xắn và
duyên dáng. Con đờng nh đợc gió dìu đi, cành cây lả mình trong nắng. Đờng, gió
thành một cặp vấn vít với nhau. Tất cả nh đã có duyên với nhau từ lâu. Nhà phê
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×