Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống mè (sesamum indicum l ) được xử lí ethyl methanesulfonate (ems) và tia gamma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.06 MB, 119 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN - GIỐNG NÔNG NGHIỆP







VÕ HIẾU NGHĨA




KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG MÈ
(Sesamum indicum L.) ĐƯỢC XỬ LÍ
ETHYL METHANESULFONATE
(EMS) VÀ TIA GAMMA




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: NÔNG HỌC









Cần Thơ, tháng 6/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN - GIỐNG NÔNG NGHIỆP









KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG MÈ
(Sesamum indicum L.) ĐƯỢC XỬ LÍ
ETHYL METHANESULFONATE
(EMS) VÀ TIA GAMMA


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: NÔNG HỌC



Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
PGs. Ts. Lâm Ngọc Phương Võ Hiếu Nghĩa

MSSV: C1201043
Lớp: Nông học LT K38








Cần Thơ, tháng 6/2014
i

ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN - GIỐNG NÔNG NGHIỆP





Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học



ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG MÈ
(Sesamum indicum L.) ĐƯỢC XỬ LÍ

ETHYL METHANESULFONATE
(EMS) VÀ TIA GAMMA





Do sinh viên VÕ HIẾU NGHĨA thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.



Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014.
Cán bộ hướng dẫn

ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN - GIỐNG NÔNG NGHIỆP




Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư nghành
Nông học với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC GIỐNG MÈ
(Sesamum indicum L.) ĐƯỢC XỬ LÍ

ETHYL METHANESULFONATE
(EMS) VÀ TIA GAMMA

Do sinh viên VÕ HIẾU NGHĨA thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp




Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức

Cần Thơ, ngày…… tháng……. năm 2014.
Thành viên hội đồng





DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông nghiệp và SHƯD

iii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.





Tác giả luận văn




Võ Hiếu Nghĩa
iv

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng
- Cha mẹ người đã nuôi con khôn lớn nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
-
PGs.Ts. Lâm Ngọc Phương đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
- Cố vấn học tập Thầy Huỳnh Kỳ, Thầy Nguyễn Châu Thanh Tùng và Thầy
Nguyễn Phước Đằng đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn thành tốt khóa học.
- Quý Thầy, Cô trường Đại Học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn
- Chị Ngô Phương Ngọc, Chị Thùy Ngân, Chị Lan và các bạn Nương, Duyên,
Liễu, Trân, Phú đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Thân gửi về
- Các bạn lớp Nông Học liên thông khóa 38 những lời chúc sức khỏe và thành
đạt trong tương lai.






Võ Hiếu Nghĩa
v

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Võ Hiếu Nghĩa Giới tính: Nam
Ngày sinh: 13/11/1989 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Trung Nhứt, Thốt Nốt, TPCT
Con ông: Võ Văn Nam Năm sinh: 1964
Và bà: Nguyễn Thị Trinh Năm sinh: 1966
Chổ ở hiện nay: Ấp Tràng 2, Xã Trung Nhứt, Q. Thốt Nốt, TPCT.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm 1998 - 2002
Trường Tiểu học Trung Nhứt I
Địa chỉ: Ấp Tràng Thọ 2, Xã Trung Nhứt, Q. Thốt Nốt, TPCT.
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm 2002 - 2006
Trường Trung học cơ sở Trung Nhứt
Địa chỉ: Ấp Tràng Thọ 2, Xã Trung Nhứt, Q. Thốt Nốt, TPCT.
Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo từ năm 2006 - 2009
Trường Trung học phổ thông Thốt Nốt
Địa chỉ: P. Thuận An, Thị trấn Thốt Nốt, Q. Thốt Nốt, TPCT.
3. Cao đẳng:
Thời gian đào tạo từ năm 2009 - 2012

Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Cần Thơ.
Địa chỉ: Số 9, Cách mạng Tháng tám, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TPCT.
4. Đại học:
Thời gian đào tạo từ năm 2012 - 2014
Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TPCT.
Cần thơ, ngày….tháng.…năm 2014



Võ Hiếu Nghĩa
vi

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Trang duyệt luận văn ii
Lời cam đoan iii
Lời cảm tạ iv
Quá trình học tập v
Mục lục . vi
Danh mục bảng ix
Danh mục hình xii
Danh mục từ viết tắt xiv
Tóm lượt xv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY MÈ (Sesamum indicum L.) 2
1.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 3

1.2.1. Phân loại 3
1.2.2. Một số giống mè phổ biến hiện nay 3
1.2.3. Đặc điểm sinh học 4
1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÈ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 6
1.3.1. Tình hình sản xuất mè trên thế giới 6
1.3.2. Tình hình sản xuất mè ở Việt Nam 6
1.3.3. Công dụng và giá trị dinh dưỡng 7
1.4. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MÈ 8
1.5. ĐIỀU KIỆN SINH THÁI 8
1.5.1. Nhiệt độ 8
1.5.2. Ánh sáng 8
1.5.3. Nước 9
1.5.4. Gió 9
1.5.5. Đất 9
1.5.6. Ẩm độ 10
1.6. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC 10
1.6.1. Thời vụ 10
1.6.2. Sửa soạn đất 10
1.6.3. Giống 10
1.6.4. Phân bón 11
1.6.5. Gieo hạt 12
1.6.6. Chăm sóc 12
vii

1.6.7. Phòng trừ sâu, bệnh hại 13
1.6.8. Thu hoạch 14
1.6.9. Tồn trữ 15
1.7. TẠO GIỐNG ĐỘT BIẾN BẰNG XỬ LÍ GAMMA (γ) VÀ EMS
(Ethylmethane sulfonate) 15
1.7.1. Tia gamma (γ) 15

1.7.2. EMS (Ethylmethane sulfonate) 15
1.7.3. Cơ chế tác động 16
1.7.4. Vai trò của đột biến trong công tác chọn tạo giống cây trồng 16
1.7.5. Thành tựu đạt được trên thế giới và ở Việt Nam với xử lí đột biến bằng
EMS và gamma 17
1.8. CHỌN LỌC GIỐNG CÂY TỰ THỤ PHẤN 19
1.8.1. Chọn lọc quần thể 19
1.8.2. Chọn lọc cá thể (chọn lọc dòng thuần) 20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 22
2.1 PHƯƠNG TIỆN 22
2.1.1. Thời gian thực hiện 22
2.1.2. Địa điểm thực hiện 22
2.1.3. Phương tiện thí nghiệm 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 22
2.2.1. Thí nghiệm 1. 22
2.2.2. Cách tiến hành 23
2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi 24
2.2.4. Thí nghiệm 2 26
2.2.5. Cách tiến hành 27
2.2.6 Chỉ tiêu theo dõi 27
2.2.7. Xử lí số liệu 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA NỔNG ĐỘ EMS VÀ LIỀU LƯỢNG CHIẾU XẠ
TIA GAMMA ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 2 GIỐNG MÈ ĐEN THẾ HỆ M1 28
3.1.1. Ghi nhận tổng quát 27
3.1.2. Ngày mọc mầm, ra lá thật 30
3.1.3 Tỉ lệ sống 30
3.1.4. Chiều cao cây 32
3.1.5. Số lá 35

3.1.6. Kích thước lá 38
3.1.7. Số nhánh 39
3.1.8. Ngày trổ hoa, thời gian kéo dài trổ 40
viii

3.1.9. Số hoa/cây 40
3.1.10. Số trái/cây 43
3.1.11. Thời gian hình thành trái 44
3.1.12. Kích thước trái 45
3.1.13. Vị trí đóng trái 46
3.1.14. Tỉ lệ trái có số ngăn khác nhau 47
3.1.15. Tỉ lệ cây có kiểu hình biến dị (KHBD) 52
3.1.16. Thành phần trọng lượng tươi 53
3.1.17. Trọng lượng khô 54
3.1.18. Trọng lượng 1.000 hạt 56
3.1.19. Năng suất thực tế 57
3.1.20. Chu kì sinh trưởng 57
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ EMS VÀ LIỀU LƯỢNG CHIẾU XẠ
TIA GAMMA ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 2 GIỐNG MÈ ĐEN THẾ HỆ M2 59
3.2.1. Ghi nhận tổng quát 59
3.2.2. Ngày mọc mầm, ra lá thật 59
3.2.3. Chiều cao cây 60
3.2.4. Số lá 64
3.2.5. Kích thước lá 66
3.2.6. Số nhánh 68
3.2.7. Ngày trổ hoa, thời gian kéo dài trổ 70
3.2.8. Số hoa/cây 71
3.2.9. Số trái/cây 73
3.2.10. Thời gian hình thành trái 76

3.2.11. Kích thước trái 77
3.2.12. Vị trí đóng trái 78
3.2.13. Tỉ lệ trái có số ngăn khác nhau 80
3.2.14. Tỉ lệ kiểu hình biến dị (KHBD) 83
3.2.15. Thành phần trọng lượng tươi 88
3.2.16. Trọng lượng khô 89
3.2.17. Trọng lượng 1.000 hạt 91
3.2.18. Năng suất thực tế 92
3.2.19. Chu kì sinh trưởng 92
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 94
4.1. KẾT LUẬN 94
4.2. ĐỀ NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ CHƯƠNG
ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1 Thành phần dinh dưỡng có trong bột mè và trong thịt 8
3.1 Lịch canh tác trên 2 giống mè đen được xử lí EMS và chiếu xạ
tia gamma.
29
3.2 Ngày mọc mầm, ngày ra lá thật của 2 giống mè đen được xử lý
EMS và chiếu xạ tia gamma ở giai đoạn 2 - 8 NSKG.
30
3.3 Tỉ lệ sống (%) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu
xạ tia gamma ở giai đoạn 1 - 4 TSKG.
31
3.4 Chiều cao cây (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và
chiếu xạ tia gamma ở giai đoạn 1 - 5 TSKG.

33
3.5 Chiều cao cây (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và
chiếu xạ tia gamma ở giai đoạn 6 - 10 TSKG.
35
3.6 Số lá của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia
gamma ở giai đoạn 1 - 5 TSKG.
36
3.7 Số lá của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia
gamma ở giai đoạn 6 - 10 TSKG.
37
3.8 Kích thước lá (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và
chiếu xạ tia gamma ở thời điểm trổ hoa.
39
3.9 Số nhánh của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia
gamma ở giai đoạn hình thành trái.
40
3.10 Ngày ra hoa, thời gian kéo dài trổ của 2 giống mè đen được xử
lý EMS và chiếu xạ tia gamma ở thời điểm trái chín.
41
3.11 Số hoa/cây của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia
gamma ở giai đoạn 1 - 5 TSKHTH.
42
3.12 Số trái/cây của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia
gamma ở giai đoạn 1 - 5 TSKHTT.
44
3.13 Thời gian hình thành trái (ngày) của 2 giống mè đen được xử
lý EMS và chiếu xạ tia gamma.
46
3.14 Kích thước trái (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và
chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.

43
3.15 Vị trí đóng trái của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu
xạ tia gamma ở giai đoạn hình thành trái.
47
3.16 Tỉ lệ (%) trái đạt 2 - 7 ngăn của 2 giống mè đen được xử lý
EMS và chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
49
3.17 Tỉ lệ (%) trái đạt 8 - 13 ngăn của 2 giống mè đen được xử lý
EMS và chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
50
3.18 Tỉ lệ (%) số cây có kiểu hình biến dị của 2 giống mè đen được 53
x

xử lý EMS và chiếu xạ tia gamma ở giai đoạn trổ hoa.
3.19 Thành phần trọng lượng tươi (g) của 2 giống mè đen được xử
lý EMS và chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
54
3.20 Trọng lượng khô (g) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và
chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
55
3.21 Trọng lượng 1.000 hạt (g) của 2 giống mè đen được xử lý EMS
và chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
56
3.22 Năng suất thực tế (tấn/ha) của 2 giống mè đen được xử lý EMS
và chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
57
3.23 Chu kì sinh trưởng của 2 giống mè đen được xử lý EMS và
chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
58
3.24 Lịch canh tác 2 giống mè đen Đ5 và Đ7 ở thế hệ M2 59

3.25 Ngày mọc mầm, ra lá thật 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở
giai đoạn 2 - 8 NSKG.
60
3.26 Chiều cao cây (cm) của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai
đoạn 1 - 5 TSKG.
61
3.27 Chiều cao cây (cm) 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai
đoạn 6 - 10 TSKG
64
3.28 Số lá của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn 1 - 5
TSKG.
65
3.29 Số lá 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn 6 - 10
TSKG.
66
3.30 Kích thước lá (cm) 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở thời
điểm trổ hoa.
68
3.31 Số nhánh của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn
hình thành trái.
70
3.32 Ngày trổ hoa, thời gian kéo dài trổ 2 giống mè đen Đ5M2 và
Đ7M2 ở giai đoạn hình thành hoa.
71
3.33 Số hoa/cây của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn 1
- 5 TSKHTH.
72
3.34 Số trái/cây của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn 1 -
5 TSKHTT.
74

3.35 Thời gian hình thành trái của 2 giống mè đen Đ5M2 và M2Đ ở
giai đoạn hình thành trái.
77
3.36 Kích thước trái (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và
chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
78
3.37 Vị trí đóng trái của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai
đoạn hình thành trái.
79
3.38 Tỉ lệ (%) trái đạt 2 - 8 ngăn của 2 giống mè đen Đ5M2 và 81
xi

Đ7M2 ở thời điểm thu hoạch.
3.39 Tỉ lệ (%) trái đạt 9 - 15 ngăn của 2 giống mè đen Đ5M2 và
Đ7M2 ở thời điểm thu hoạch.
82
3.40 Tỉ lệ (%) số cây có kiểu hình biến dị đơn (1 KH) của 2 giống
mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn trổ hoa.
83
3.41 Tỉ lệ (%) số cây có kiểu hình biến dị kép (2 KH) của 2 giống
mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn trổ hoa.
85
3.42 Tỉ lệ (%) số cây có kiểu hình biến dị đa (3 - 4 KH) của 2 giống
mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn trổ hoa.
86
3.43 Thành phần trọng lượng tươi (g) của 2 giống mè đen Đ5M2 và
Đ7M2 ở thời điểm thu hoạch.
89
3.44 Trọng lượng khô (g) của 2 giống mè đen được Đ5M2 và
Đ7M2 ở thời điểm thu hoạch.

90
3.45 Trọng lượng 1.000 hạt (g) của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2
ở thời điểm thu hoạch.
91
3.46 Năng suất thực tế

(tấn/ha) của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2
ở thời điểm thu hoạch.
92
3.47 Chu kì sinh trưởng của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai
đoạn 79 - 85 ngày.
93



xii

DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1 Cây mè Sesamum indicum L. 2
1.2 Cấu tạo phân tử EMS (Ethylmethane sulfonate). 15
2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1. 23
2.2
Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.
27
3.1 Một số sâu bệnh hại chủ yếu ở giai đoạn khảo sát. 30
3.2 Chiều cao cây (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và
chiếu xạ tia gamma ở giai đoạn 1 TSKG.
33
3.3 Chiều dài phiến lá (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS

và chiếu xạ tia gamma thời điểm trổ hoa.
38
3.4 Số nhánh của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia
gamma ở giai đoạn hình thành trái.
40
3.5 Số hoa/cây ở giống mè Đ7M1 được xử lý EMS và chiếu xạ tia
gamma ở giai đoạn 4 TSKHTH.
42
3.6 Số trái/cây của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ
tia gamma ở giai đoạn 4 TSKHTT.
43
3.7 Chiều dài trái (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và
chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
45
3.8 Các dạng ngăn trên trái của 2 giống mè đen được xử lý EMS
và chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
48
3.9 Các dạng ngăn trên trái của 2 giống mè đen được xử lý EMS
và chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
51
3.10 Các dạng kiểu hình biến dị trên 2 giống mè đen Đ5M1 được xử
lý EMS và chiếu xạ tia gamma ở giai đoạn trổ hoa.
52
3.11 Trọng lượng trái tươi ở giống mè Đ5M1 được xử lý EMS và
chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
53
3.12 Mặt cắt dọc của trái mè đen ở thời điểm 75 - 85 NSKG. 56
3.13 Chiều cao cây (cm) của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai
đoạn 10 TSKG.
63

3.14 Số nhánh hữu hiệu của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai
đoạn hình thành trái.
69
3.15 Số hoa/cây của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở thời điểm 5
TSKHTT.
73
3.16 Số trái/cây của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở thời điểm 5
TSKHTT.
76
3.17 Kích thước trái (cm) của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở
thời điểm thu hoạch.
77
xiii

3.18 Vị trí đóng trái của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai
đoạn hình thành trái.
77
3.19 Các dạng kiểu hình thường (A, B, C, D) và các dạng kiểu hình
biếndị (E, F, G, H) của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai
đoạn trổ hoa.
84
3.20 Trọng lượng trái tươi (g) ở giống mè Đ7M2 ở thời điểm thu
hoạch.
85
3.21 Mặt cắt dọc (A) và hạt mè (B) của giống mè đen Đ5M2 và
Đ7M2 ở thời điểm thu hoạch.
88

xiv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
ctv: Cộng tác viên
Đ5M1: Dòng mè đen Đ5 đột biến ở thế hệ M1
Đ5M2: Dòng mè đen Đ5 đột biến ở thế hệ M2
Đ7M1: Dòng mè đen Đ7 đột biến ở thế hệ M1
Đ7M2: Dòng mè đen Đ7 đột biến ở thế hệ M2
EMS: Ethylmethane sulfonate
KH: Kiểu hình
KHBD: Kiểu hình biến dị
M: Mutation (đột biến)
NSKG: Ngày sau khi gieo
NSKHN: Ngày sau khi hoa nở
NT: Nghiệm thức
TSKHTH: Tuần sau khi hình thành hoa
TSKHTT: Tuần sau khi hình thành trái
V6: Giống vừng trắng V6
VDM2: Vừng đen dòng đột biến (M: Mutation) số 2
VDM21: Vừng đen dòng đột biến (M: Mutation) số 21
VDM22: Vừng đen dòng đột biến (M: Mutation) số 22
VDM23: Vừng đen dòng đột biến (M: Mutation) số 23
VDM32: Vừng đen dòng đột biến (M: Mutation) số 32
VDM37: Vừng đen dòng đột biến (M: Mutation) số 37
VĐ11: Giống vừng đen 11

xv

VÕ HIẾU NGHĨA, 2014. Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của
các giống mè (Sesamum indicum L.) được xử lý Ethyl methanesulfonate (EMS)
và tia gamma”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng

dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGs. Ts. Lâm Ngọc Phương.
_____________________________________________________________

TÓM LƯỢC


Đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống
mè (Sesamum indicum L.) được xử lý Ethyl methanesulfonate (EMS) và tia
gamma” được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của nồng độ EMS và tia gamma
trên hai giống mè đen thế hệ M1 và M2. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm được tiến
hành từ tháng 7/2013 đến tháng 4/2014 tại khu thực nghiệm thuộc Bộ môn Sinh
lý - Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần
Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố gồm 2 giống (Đ5 và
Đ7) và 2 nồng độ EMS (0,025 và 0,05%) cùng được chiếu xạ tia gamma (400 Gy)
được trồng trong chậu, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 30 cây ở thế hệ M1 và 20 cây ở
thế hệ M2. Kết quả cho thấy, ở thế hệ M1 có sự khác biệt giữa 2 giống, giống Đ7
sinh trưởng phát triển tốt nhất, phân nhánh khá, trổ hoa sớm, tỉ lệ biến dị thấp, số
trái có 5 - 12 ngăn cao (6,8%) với tổng số trái là 130,2 cho năng suất cao đạt 1,40
tấn/ha. Ở thế hệ M2, nồng độ EMS 0,05% có hiệu quả tốt nhất trên giống Đ7 với
tốc độ sinh trưởng và phát triển ổn định, nhánh hữu hiệu khá, kiểu hình biến dị
thấp, số trái 5 - 13 ngăn chiếm tỉ lệ lớn (13,8%), trọng lượng trái tươi cao (113,47
g/cây), trọng lượng 1.000 hạt đạt 2,74 g, năng suất thực tế 1,19 đạt tấn/ha so với
giống mè Đ5.



Từ khóa: Sesamum indicum L., cây mè, đột biến, nhân giống, EMS, gamma.
xvi



MỞ ĐẦU
Cây mè (Seasamum indicum L.) còn gọi là vừng, là loại cây có tiềm năng
lớn cho việc đa dạng hóa cây trồng ở nhiều địa phương (Nguyễn Tấn Lê, 2011),
có giá trị dinh dưỡng cao, đóng góp thiết thực trong bữa ăn hàng ngày cũng
như được sử dụng để làm dược liệu nên cần được đầu tư nghiên cứu nhằm cải
thiện năng suất và phẩm chất, góp phần đem lại lợi ích cho nền nông nghiệp nước
nhà (Phạm Đức Toàn, 2009). Ngày nay, gây đột biến nhân tạo là một trong các
phương pháp chọn giống thực vật hiện đại và có hiệu quả cao, góp phần tạo nên
những tính trạng quý ở cây trồng.
Từ đầu thế kỷ 21, trên thế giới có gần 2.252 giống đột biến trên các đối tượng
ngũ cốc, hạt dầu, đậu, rau, trái, sợi và cây hoa kiểng (Kharkwal et al., 2004). Ở
Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp là một trong những cơ sở áp dụng rất sớm
kỹ thuật hạt nhân trong chọn giống cây trồng. Ngoài lúa, một số giống cây trồng
khác như bắp, đậu phộng đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công
nhận là giống quốc gia, giống khu vực hóa. Ở miền Nam, sử dụng bức xạ ion hóa
tạo giống đột biến đã được tiến hành ở lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, tác dụng gây
đột biến của bức xạ gamma và neutron đã được nghiên cứu trên nhiều đối tượng
cây trồng khác nhau như lúa, bắp, đậu, khoai, hoa Kết quả có nhiều dòng và
giống cây trồng đột biến phục vụ thiết thực cho sản xuất nông nghiệp tại Đà Lạt
và vùng lân cận. Theo Nguyễn Thị Lý Anh et al. (2009), nghiên cứu xử lý kết
hợp tác nhân gây đột biến phóng xạ (tia γ) và tác nhân đột biến hoá học (EMS)
trên cây cẩm chướng trong điều kiện in vitro, kết quả cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ
biến dị khi xử lý kết hợp hai nhân tố so với xử lý riêng rẽ từng nhân tố.
Đề tài: “ Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống
mè (Sesamum indicum L.) được xử lý Ethyl methanesulfonate (EMS) và tia
gamma” được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của nồng độ EMS và tia gamma
trên hai giống mè đen thế hệ M1 và M2.




1

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY MÈ (Sesamum indicum L.)
Cây mè (vừng) có tên khoa học là Sesamum indicum L. (Hình 1.1). thuộc bộ
Tubiflorae, họ Pedaliaceae có 16 chi và khoảng 60 loài, có một vài loài có thể được
lai với Sasemum indicum L. và được gieo trồng để lấy hạt (Tạ Quốc Tuấn và Trần
Văn Lợt, 2006).


















Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv. (1996) và Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011)
mè nguồn gốc có từ Châu Phi, sau đó sớm được phát triển ở vùng Tiểu Á (Babylon)
phía Tây Châu Âu, Nam Châu Á, đến Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản và chính

những nơi này đã trở thành nơi phân bố thứ hai của cây mè (Vaughan và Geissler,
2009). Cây mè được coi là cây trồng lấy dầu cổ xưa nhất (khoảng 2000 năm trước
công nguyên) và Ethiopia được coi là trung tâm phân bố của cây trồng này (Weis,
1983). Mè được mệnh danh là “vua của các loại cây có dầu” (Trương Minh Toàn,
2012); Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011) cho rằng mè là “hoàng hậu của các cây có
dầu”.
Ấn Độ được xem là trung tâm phân bố của cây mè. Ở Nam Mỹ, mè được du
nhập qua từ Châu Phi sau khi người Châu Âu khám phá ra ở Châu Mỹ vào năm
1492 (do Christopher Columbus người Bồ Đào Nha và người Tây Ban Nha) (Đặng
Văn Phú,1981; Ray Langham, 2007).
Hình 1.1: Cây mè Sesamum indicum L.
2

1.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1.2.1. Phân Loại
Theo Mộc Hoa Lê (2011), Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt (2006); Nguyễn
Bảo Vệ và ctv. (2011) cho rằng mè (Sesamum indicum L.) có số lượng nhiễm sắc
thể 2n = 26, mè có nhiều giống dòng khác nhau về thời gian sinh trưởng, màu sắc
của hạt và dạng cây. Hiên nay, phân loại mè dựa vào một số đặc tính thực vật như
sau:
- Thời gian sinh trưởng: phân loại giống có thời gian sinh trưởng dài ngày
(trên100 ngày) hoặc ngắn ngày (dưới 100 ngày).
- Số ngăn trên trái thường có từ 4, 6, 8 ngăn, phân loại này dùng để chọn cỡ
hạt.
- Trái bị nứt hoặc không bị nứt khi thu hoạch: giúp cho việc thu hoạch được
đồng loạt vì những giống không nứt trái khi thu hoạch không bị nứt hạt.
- Màu hạt: đây là cách phân loại phổ biến nhất. Có mè đen (Sesamum indicum
L.), mè vàng (Sesamum orientalis L.) và mè trắng. Mè đen cho màu có phẩm chất
tốt và hàm lượng dầu cao hơn mè trắng (nhất là mè đen một vỏ), mè đen có giá trị
xuất khẩu cao hơn mè trắng. Vỏ hạt phân biệt mè một vỏ với mè hai vỏ, vì mè một

vỏ cho dầu cao hơn mè hai vỏ.
1.2.2. Một số giống mè phổ biến hiện nay
* Nhóm mè đen
Mè đen Trà Ôn (Vĩnh Long) trổ hoa ở thời điểm 35 NSKG, phân cành nhiều
(4 - 6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 95 ngày, năng suất khá cao
(1,4 tấn/ha), trái có từ 4 - 6 ngăn (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2005).
Mè đen Campuchia nhập từ Ấn Độ, chiều cao từ 90 - 100 cm, thời gian sinh
trưởng 100 ngày, năng suất cao nhất trong các giống (1,6 tấn/ha), hạt có nhiều màu
sắc khác nhau (đỏ, trắng, nâu) (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).
* Nhóm mè trắng
Mè trắng V6: đây là giống được chọn lọc từ tập đoàn mè giống do công ty
Mitsui của Nhật Bản đưa vào Nghệ An (1994). Thời gian sinh trưởng ngắn 75 - 80
ngày, thích nghi rộng, tỷ lệ dầu 52 - 53%. Năng suất 0,8 - 1,2 tấn/ha. Là giống mè
chủ lực ở các tỉnh phía Nam, tuy nhiên kháng bệnh kém (Nguyễn Văn Chương và
Võ Văn Quang, 2013).
3

* Nhóm mè vàng
- Mè vàng Châu Phú (An Giang): trổ hoa ở thời điểm 30 NSKG, phân cành ít
(2 - 3 cành trên cây), chiều cao khoảng 80 cm, thời gian sinh trưởng ngắn 85 ngày.
Năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, trái có 8 ngăn (Phạm Hữu Trinh và ctv., 1986).
- Mè vàng Miền Đông (Đồng Nai): trổ hoa ở thời điểm 30 NSKG, phân cành
trung bình (4 cành/cây), chiều cao thấp (70 cm), thời gian sinh trưởng ngắn (80
ngày), năng suất khá cao (1,5 tấn/ha), trái có 4 - 8 ngăn (Nguyễn Mạnh Chinh và
Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007).
Mè vàng Cồn Khương (Cần Thơ): trổ hoa ở thời điểm 35 NSKG, phân cành 4
- 6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 75 ngày, năng suất 1,4 tấn/ha,
trái có 4 - 6 ngăn (Phan Văn Bằng Phi, 2010).
1.2.3. Đặc điểm sinh học
Rễ: Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv. (1996), Nguyễn Bảo

Vệ và ctv. (2011): Cây mè thuộc loại rễ cọc, rễ chính ăn sâu. Đồng thời hệ rễ bên rất
phát triển về bề ngang. Rễ mè phân bố chủ yếu ở lớp đất từ 0 - 25 cm. Nếu mè ở
vùng đất cát, vùng khô hạn, rễ cái có thể ăn sâu từ 1 - 1,2 m để tìm nguồn nước
ngầm.
Nhiều thí nghiệm cho thấy tốc độ ra rễ của mè rất chậm, kém hơn đậu phộng,
bắp. Trên đất cát, rễ mọc tốt hơn trên đất sét và không chịu ngập trong thời gian
ngắn. Đặc tính của rễ mè phát triển kém nên dễ bị đổ ngã khi có mưa to gió lớn. Vì
vậy khi trồng mè, chú ý vun gốc, xẻ rãnh để thoát nước (nhất là vào mùa mưa)
(Nguyễn Vy, 2003).
Thân: Thân mè thuộc thân thảo, thân thường có hình 4 cạnh với những tiết
diện vuông và những rãnh dọc. Tuy nhiên, có những dạng thân rỗng hình chữ nhật.
Thân có thể tròn, trên thân có nhiều lóng hoặc ít lóng. Đặc tính này cũng để phân
biệt giống. Màu sắc của thân thay đổi từ màu xanh nhạt đến tím, phổ biến nhất là
màu xanh đậm (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006). Thân cao từ 60 - 120 cm.
Trong điều kiện hạn, thân có thể thấp hơn, nhưng cũng có giống đạt đến 3 m.
(Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011)
Các dạng thân ngắn cho cành ít thường chín sớm, cây cao thường chín trễ và
có khuynh hướng chịu hạn khá hơn. Các giống dài ngày thường phát triển chậm ở
giai đoạn cây con, nhưng tăng trưởng nhanh ở giai đoạn sau (Nguyễn Bảo Vệ và
ctv., 2011).
Lá: Lá mè rất biến đổi về dạng và kích thước trên cùng một cây và giữa các
giống. Lá dưới thường rộng đôi khi có thùy, mép (rìa) hình răng cưa hướng ra ngoài
lá giữa thường nguyên hình móc đôi khi có răng cưa, lá trên hẹp hơn. Lá mọc đối
4

hay mọc cách tùy giống, cách sắp xếp lá ảnh hưởng đến số hoa mang trên nách lá và
năng suất hạt trên cây. Lá mọc đối tạo diều kiện có nhiều hoa. Kích thước chiều dài
của lá thay đổi từ 3 - 17,5 cm và chiều rộng khoảng 1 - 1,5 cm. Lá có màu xanh
đậm, xanh nhạt tùy thuộc vào giống. Mặt trên của lá có lông tơ bao phủ.
Theo nhiều thí nghiệm cho thấy tốc độ dẫn nước của lá mè không mở quả

nhanh hơn lá mè mở quả. Do đó, những vùng thiếu nước thì không thích hợp cho
giống mè mở quả (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007; Nguyễn
Mạnh Cường, 2008; Trương Minh Toàn, 2012; Nguyễn Hữu Trinh và ctv., 1986; Tạ
Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006; Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).
Cành: Xuất phát từ thân chính, cành có thể mọc cách hay mọc đối nhau, cành
sẽ mang hoa và trái, trên các cành chính còn có cành cấp hai. Sự phân cành trên
thân chính cũng là một yếu tố để phân biệt các giống mè, thường màu của cành trên
thân giống như thân chính (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011; Nguyễn Vy, 2003).
Số lượng cành trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thường có khoảng 2-6
cành. Cành mọc từ các nách lá gần gốc. Khả năng phân cành bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi điều kiện môi trường, mật độ gieo trồng, lượng mưa, độ dài ngày, kỹ thuật canh
tác (Nguyễn Mạnh Cường, 2008; Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).
Hoa: Hoa mè có dạng hình chuông. Cuống hoa ngắn, tràng hoa gồm 5 cánh
màu trắng hoặc màu tím nhạt. Đài hoa màu xanh có 5 cánh cạn. Ống hoa dài 3 - 4
cm. Hoa mọc ở nách lá, thân và cành. Hoa thường mọc đơn, cũng có trường hợp
mọc thành chùm. Mỗi chùm có 4 - 8 hoa. Có 5 nhị đực nhưng có 1 bất dục. Bầu
nhụy nằm trên đài hoa, có 2 ngăn với nhiều vách giả. Hoa trắng mọc từ những cây
có thân màu xanh, hoa tím mọc trên những cây có thân màu tím, hay những cây có
thân màu xanh đã hóa gỗ (Mộc Hoa Lê, 2011; Đặng Văn Phú, 1981; Trương Minh
Toàn, 2012; Nguyễn Vy, 2003).
Hoa mè tự thụ là chính, ngoài ra còn thụ phấn nhờ côn trùng và gió. Hoa nở
và thụ phấn vào buổi sáng, khoảng từ 6 - 8 giờ và hoa héo sau nữa ngày. Hoa
thường rụng vào chiều tối, tập trung từ 16 - 18 giờ (Phạm Văn Thiều, 2003; Phạm
Hữu Trinh và ctv., 1986).
Quả: Là một loại quả nang, tiết diện hình chữ nhật, có rãnh sâu, có đầu nhọn
hình tam giác ngắn. Hình dạng của quả cũng là một yếu tố để phân biệt các giống.
Chiều dài trái thay đổi từ 2,5 - 8 cm, đường kính trái thay đổi từ 0,5 - 2 cm, số
khoang từ 1 - 12 khoang/trái, thường có lông tơ bao phủ. Trái mở ra bằng cách chẻ
dọc vách ngăn từ trên xuống. Mức độ mở trái là đặc tính quan trọng khi chọn giống
để trồng cho phù hợp với điều kiện thu hoạch. Chất lượng quả cũng khác nhau tùy

vị trí đóng quả. Thường quả ở vị trí thấp có hạt lớn hơn ở vị trí cao (Phạm Đức
Toàn, 2008; Nguyễn Vy, 2003).
5

Hạt: Hạt mè là hạt song tử diệp, thường nhỏ có hình trứng hơi dẹp trọng
lượng 1.000 hạt từ 2 - 4g. Vỏ láng hoặc nhăn màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ hay
xám, cũng có hạt màu xám nâu, xanh olive và nâu đậm. Hạt mè tương đối mảnh và
chứa rất nhiều dầu, do đó dễ mất sức nảy mầm sau khi thu hoạch. Một số giống mè
có tính miên trạng kéo dài đến 6 tháng sau khi thu hoạch. Giống có trái nhiều khía
thì hạt nhỏ hơn giống có trái ít khía (Nguyễn Mạnh Cường, 2008; Tạ Quốc Tuấn và
Trần Văn Lợt, 2005, Đinh Văn Lữ và ctv., 1970).
1.3. TÌNH HÌNH SẢN SUẤT MÈ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1 Tình hình sản xuất mè trên thế giới
Hàng năm, có khoảng 6 triệu ha mè được gieo trồng và tập trung chủ yếu ở
một số nước khu vực Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ với tổng sản lượng gần 2,4
triệu tấn. Trong đó các nước khu vực Châu Á chiếm 55% diện tích và 62% sản
lượng, Châu Phi chiếm 33,58% (21,76% sản lượng) và còn lại là các nước ở Châu
Mỹ và các nước khác (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011)
Về diện tích có hai quốc gia có diện tích gieo trồng mè nhiều là Ấn Độ 1,67
triệu ha, chiếm 27,27 % diện tích mè thế giới và Sudan 1,45 triệu ha chiếm 23,64%
mè thế giới (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2007), Phạm Văn Thiều
(2003) nhận định về sản lượng Ấn Độ (400.000 tấn/năm), Trung Quốc (320.000 -
350.000 tấn), Sudan (150.000 - 200.000 tấn/năm)…
Các nước có sản lượng tương đối lớn khác là Burma, Pakistan, Thailand (Châu
Á); Nigeria, Tanzania, Uganda (Châu Phi); Colombia, Venezuela (Châu Mỹ). Năng
suất mè nói chung còn thấp (300 - 400 kg/ha).
Năng suất mè bình quân trên thế giới rất thấp (0,39 tấn/ha). Chỉ có hai quốc
gia có năng suất mè tương đối cao là Ai Cập (1,18 tấn/ha) và Trung Quốc (0,81
tấn/ha), năng suất thấp do đất được chọn để canh tác thường là đất xấu, nghèo dinh

dưỡng, trình độ thâm canh và khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất còn hạn chế giữa các nước (Nguyễn Mạnh Cường, 2008).
1.3.2. Tình hình sản xuất mè ở Việt Nam
Ở nước ta, đất đai và khí hậu thích hợp cho cây mè sinh trưởng và phát triển,
và có thể trồng ở khắp các vùng sinh thái trong cả nước, khả năng thích ứng rộng,
dễ trồng và đầu tư sản xuất mè không cao. Tuy nhiên, do không được xem là cây
trồng chính nên hình thức canh tác chủ yếu là luân canh, việc đầu tư nghiên cứu và
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong vẫn chưa được quan tâm đúng mức (Phạm Văn
Thiều, 2003).
Năm 2004, diện tích gieo trồng cả nước đạt 40.800 ha, tăng đến 16.000 ha so
với năm 2000. Diện tích tăng chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (5.800 ha)
6

và Duyên hải Nam Trung Bộ (1.100 ha), diện tích lại giảm mạnh ở khu vực Tây
Nguyên (3,000 ha) (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996; Đặng Văn Phú, 1981)
Về năng suất, năm 2004 cả nước đạt 0,51 tấn/ha tăng không đáng kể so với
năm 2000 (0,46 tấn/ha). Ở đồng bằng sông Cửu Long (0,9 tấn/ha), đồng bằng sông
Hồng (0,75 tấn/ha), các vùng khác đạt 0,5 tấn/ha. (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt,
2006).
Năm 2011, toàn thành phố Cần Thơ gieo trồng trên 5.700 ha cây công nghiệp
ngắn ngày, trong đó cây mè chiếm 3/4 diện tích trực thuộc 2 quận Thốt Nốt (2.851
ha) và Ô Môn (1.400 ha) (Văn Công và Anh Khoa, 2011; Phan Văn Bằng Phi,
2010).
1.3.3. Công dụng và giá trị dinh dưỡng
Công dụng: Trong thực phẩm, hạt mè là thành phần quan trọng trong rất
nhiều món ăn nhằm tăng cường khoáng chất và hương vị (khoảng 70% sản lượng
thế giới). Trong dầu mè có chứa chất chóng oxi hóa như sesamin, sesamolin,
sesaminol, và sesaminol glucosides, không chuyển thành mùi khó chịu nên kéo dài
thời gian bảo quản (Phạm Văn Thiều, 2003). Ở Việt Nam hạt mè phần lớn dùng
trong chế biến thức ăn (bánh kẹo, ép lấy dầu) (Phm c Ton, 2009; Phạm Phước

Tuyên, 2011).
Trong dược phẩm, dầu mè có chứa γ - tocopherol cùng với sự hoạt động của
vitamin E có tác dụng ngăn ngừa ung thư, tim mạch, giảm huyết áp, hạn chế lượng
NaCl đưa vào cơ thể (Tyler et al.,1976; Cooney et al., 2001). Ashri, (1993) và Jellin
et al. (2000) đã báo cáo rằng lecithin (58 - 395 ppm) và myristic axít (328 - 1.728
ppm) có hiệu quả để làm giảm sự nhiễm mỡ trong gan và điều trị thành công bệnh
viêm da, khô da. Theo báo cáo mới nhất của Morris năm 2002 thì dầu mè đã được
dùng từ thế kỷ thứ IV ở Trung Quốc, như là một loại thuốc chữa bệnh răng miệng,
và kem đánh răng. Ở Ấn Độ người ta dùng dầu mè như một loại thuốc súc miệng
sát trùng, trị hội chứng lo âu, mất ngủ (Gupta et al., 1998).
Giá trị dinh dưỡng: Từ những nghiên cứu của Phạm Đức Toàn (2009);
Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011) cho thấy mè có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt mè
có chứa 45 - 55% dầu, 19 - 20% protein, 8 - 11% đường, 5% nước, 4 - 6% chất tro.
Thành phần axit hữu cơ chủ yếu của dầu mè là 2 loại acid béo không no sau: Axit
oleic (C
18
H
34
O
2
): 45,3 - 49,4% và Axit linoleic (C
18
H
32
O
2
): 37,7 - 41,2%.
Nếu so sánh hàm lượng acid amin có trong bột mè và trong thịt, ta thấy các
acid amin có trong bột mè gần tương đương với acid amin có trong thịt.
7


Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng có trong bột mè và trong thịt.
Acid amin Bột mè (%) Thịt (%)
Lysine
2,8 10,0
Triptophan
1,8 1,4
Methionine
3,2 3,2
Phenylalanine
8,0 5,0
Leucine
7,5 8,0
Isoleucine
4,8 6,0
Valine
5,1 5,5
Threonine
4,0 5,0
Nguồn: Phạm Văn Thiều, 2013
1.4. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MÈ
Thời gian sinh trưởng của mè biến động từ 75 - 120 ngày. Thời kỳ sinh trưởng
dinh dưỡng của mè kéo dài 40 - 60 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại
cảnh. Trong giai đoạn này, quá trình sinh lý quan trọng nhất của mè là sự sinh
trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và sự phân hóa mầm hoa. Thời kỳ sinh trưởng
phát triển đặc trưng là sự ra hoa, kết quả, hình thành hạt và chín.
Mè ra hoa trong khoảng thời gian 15 - 20 ngày. Tốc độ tăng trưởng của quả rất
nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 9 ngày sau khi nở hoa, quả tiếp tục phát
triển trong 24 ngày tiếp theo, trong thời kỳ chín trọng lượng khô của quả đạt tối đa
vào khoảng ngày thứ 27 sau khi hoa nở. Quả chín hoàn toàn vào thứ 35 - 40 (Đoàn

Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996; Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).
1.5. ĐIỀU KIỆN SINH THÁI
1.5.1. Nhiệt độ
Cây mè có nguồn gốc nhiệt đới. Tổng tích ôn khoảng 2.700
o
C cho thời gian
sinh trưởng 3 - 4 tháng, nhiệt độ trung bình thích hợp khoảng 25 - 30
o
C. Nhiệt độ
thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng, các bộ phận dinh dưỡng và sự hình thành
hoa khoảng 25 - 27
o
C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự phát triển quả vào
khoảng 28 - 32
o
C. Nếu nhiệt độ dưới 20
o
C kéo dài thời gian nảy mầm. Nhiệt độ
dưới 18
o
C sẽ gây khó khăn cho sự phát triển và nếu nhiệt độ dưới 10
o
C cây ngừng
phát triển và chết. Nhiệt độ cao trên 40
o
C vào thời gian ra hoa sẽ cản trở sự thụ
phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số hoa (Hà Đô, 2012; Nguyễn
Bảo Vệ và ctv., 2011).
1.5.2. Ánh sáng
Mè là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới 10 giờ/ngày

sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của mè, mè sẽ ra hoa sớm hơn 15 - 20
ngày trong điều kiện tự nhiên (12 giờ/ngày).

×