Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá chất lượng đất và nước ở các mô hình nuôi thủy sản tại huyện thạnh phú,tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài: Đánh giá chất lượng đất và nước ở các
mô hình nuôi thủy sản tại huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre


Cán bộ hướng dẫn:
Gs. Ts. Võ Thị Gương Sinh viên thực hiện:
Ts. Tất Anh Thư Võ Thị Vân Anh 3108426
Lưu Phi Long 3108437










Cần Thơ, 05/2014
i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.


KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-o0o-
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất với đề
tài: “Đánh giá chất lượng đất và nước của các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện
Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre”
Sinh viên thực hiện:
Võ Thị Vân Anh. MSSV: 3108426.

Lớp Khoa Học Đất. Khóa 36.
Lưu Phi Long. MSSV: 3108437. Lớp Khoa Học Đất. Khóa 36.
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn:





Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần Thơ, Ngày…….tháng…… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn


Tất Anh Thư
ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-o0o-

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp
đại học ngành Khoa Học Đất với đề tài: “Đánh giá chất lượng đất và nước của các
mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre”
Do sinh viên:
Võ Thị Vân Anh. MSSV: 3018426.

Lớp Khoa Học Đất. Khóa 36.
Lưu Phi Long. MSSV: 3108437. Lớp Khoa Học Đất. Khóa 36.
Báo cáo trước Hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:





Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:………………………

Khoa duyệt Cần Thơ, ngày .… tháng … năm 2014
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Chủ tịch Hội đồng
iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-o0o-
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Đề tài: “Đánh giá chất lượng đất và nước của các mô hình nuôi thủy sản tại
Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre”
Sinh viên thực hiện:

Võ Thị Vân Anh. MSSV: 3018426.

Lớp Khoa Học Đất. Khóa 36.
Lưu Phi Long. MSSV: 3108437. Lớp Khoa Học Đất. Khóa 36.
Báo cáo trước Hội đồng.
Nhận xét của Giáo viên phản biện:






Cần Thơ, Ngày…….tháng…… năm 2014
Giáo viên phản biện


iv

TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁ NHÂN
-o0o-
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: VÕ THỊ VÂN ANH
Sinh ngày: 13/09/1992
Nơi sinh: phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
Quê quán: xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Họ và tên cha: VÕ THANH TÂM
Họ và tên mẹ: NGUYỄN THỊ HỒNG EM
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1998 – 2000: học tại trường tiểu học Tân An, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ.

2000 – 2003: học tại trường tiểu học Ngô Quyền, phường Tân An, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
2003 – 2007: học tại trường trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm, phường Tân An, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
2007 – 2010: học tại trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm, phường Tân An,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
2010 – đến nay: học ngành khoa học đất, khóa 36, Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông
nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày …….tháng……năm 2014


Võ Thị Vân Anh
v

TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁ NHÂN
-o0o-
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: LƯU PHI LONG
Sinh ngày: 24/10/1992
Nơi sinh: xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Quê quán: xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Họ và tên cha: LƯU VĂN THUẬN
Họ và tên mẹ: LÊ THỊ MỸ HUỆ
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1998 – 2003: học tại trường tiểu học An Hòa 2, phường An Hòa, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ
2003 – 2007: học tại trường trung học cơ sở An Hòa 2, phường An Hòa, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ.
2007 – 2010: học tại trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm, phường Tân An,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

2010 – đến nay: học ngành khoa học đất, khóa 36, Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông
nghiệp và SHƯD, trường Đại học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày …….tháng……năm 2014


Lưu Phi Long







vi

LỜI CẢM TẠ
-o0o-

Kính dâng:
Cha, mẹ đã hết lòng nuôi, dạy và tạo điều kiện cho con học tập khôn lớn nên
người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Võ Thị Gương và cô Tất Anh
Thư đã tận tình hướng dẫn, động viên chúng em trong suốt thời gian qua, đã tận tình
dìu dắt chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Và cũng là cán bộ hướng dẫn
luận văn tốt nghiệp cho tôi, người đã tận tình dìu dắt, gợi ý và cho những lời khuyên
hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành biết ơn!
Quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian học ở trường.

Các cán bộ và anh, chị trong Khoa Nông Nghiệp & SHƯD đã tận tình chỉ dạy,
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Anh Nguyễn Hồng Giang cán bộ, bộ môn Khoa Học Đất đã nhiệt tình hướng
dẫn và hỗ trợ trong quá trình thu mẫu phân tích.
Chân thành cảm ơn!
Tập thể bạn bè lớp Khoa Học Đất K36 đã giúp đỡ và động viên tôi trong thời
gian thực hiện luận văn.
Thân ái gửi về!
Quý thầy, cô và tập thể lớp Khoa Học Đất K36, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Trân trọng kính chào.


Võ Thị Vân Anh Lưu Phi Long



vii

LỜI CAM ĐOAN
-o0o-
Tôi xin cam đoan đề tài: “Đánh giá chất lượng đất và nước của các mô hình
nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre” nằm trong khuôn khổ dự án
“Chương trình Biến đổi khí hậu ở Bến Tre”. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận
văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì luận văn nào trước
đây.
Tác giả luận văn


VÕ THỊ VÂN ANH LƯU PHI LONG

















viii

MỤC LỤC
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn i
Xác nhận của hội đồng khoa học ii
Nhận xét của giáo viên phản biện iii
Tóm tắt tiểu sử cá nhân iv
Lời cảm tạ vi
Lời cam đoan vii
Mục lục viii
Danh mục từ viết tắt xi
Danh sách bảng xii
Danh sách hình xiv
Tóm lược xv

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1. Tổng quan về Huyện Thạnh Phú - Tỉnh Bến Tre 2
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2

1.1.2. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú 3
1.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3
1.1.2.2. Một số khó khăn, trở ngại trong canh tác nông nghiệp và thủy sản tại
Thạnh Phú – Bến Tre 4
1.1.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu 4
1.1.3.1. Tình hình canh tác hiện nay 4
1.1.3.2 Tình hình xâm nhiễm mặn 5
1.1.3.3. Các mô hình nghiên cứu 5
1.2. Ảnh hưởng chất lượng đất và nước đối với thủy sản 7
1.2.1. Đặc tính sinh trưởng của một số loài thủy sản 7
1.2.1.1. Đặc tính sinh trưởng của tôm càng xanh 7
ix

1.2.1.2 Đặc tính sinh trưởng của tôm thẻ 8
1.2.1.3 Đặc tính sinh trưởng của tôm sú 8
1.2.1.4 Đặc tính sinh trưởng của sò 9
1.2.2. Đặc tính đất và nước trong ao nuôi thủy sản 9
1.2.2.1. Đặc tính lớp bùn đáy trong ao nuôi tôm 9
1.2.2.2. pH 10
1.2.2.3. Độ dẫn điện 11
1.2.2.4. Độ mặn 11
1.2.2.5. Độ kiềm 12
1.2.2.6. ESP (Exchange Sodium Percentage) 12
1.2.2.7. Lân dễ tiêu 13
1.2.2.8. Nhu cầu oxy hóa học (COD) 13

1.2.2.9. Hydrogen sulfide 13
1.2.2.10. Tổng đạm amon 14
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
2.2 Phương tiện phương pháp 16
2.2.1 Cách lấy mẫu và xử lý đất 16
2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu đất 16
2.2.3 Cách lấy và bảo quản mẫu nước 17
2.2.4 Phương pháp phân tích mẫu nước 17
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 19
3.1. Một số đặc tính hóa học đất ao nuôi thủy sản 19
3.1.1. pH 19
3.1.2. Độ dẫn điện 20
3.1.3. Lân dễ tiêu 22
3.1.4. Phần trăm natri trao đổi 24
3.2. Một số đặc tính hóa học nước của các mô hình 26
x

3.2.1. pH 26
3.2.2. Độ mặn của nước 28
3.2.3. Độ kiềm 30
3.2.4. TAN (Total Ammonia Nitrogen) 32
3.2.5. Lân hòa tan trong nước 34
3.2.6. Hydrogen sulfide 35
3.2.7. Nhu cầu oxy hóa học (COD) 37
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 40
4.1. Kết luận 40
4.2. Kiến nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ CHƯƠNG 45















xi

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH
UBND
ĐBSCL
BVTV
TDS
FAO
Biến đổi khí hậu
Ủy ban nhân dân
Đồng bằng sông Cửu Long
Bảo vệ thực vật
Tổng rắn hòa tan (Total Dissolved Solid)

Tổ chức lương nông quốc tế (Food and Agriculture Organization)



















xii

DANH SÁCH BẢNG
BẢNG TÊN BẢNG TRANG
1.1 Một số chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi tôm càng
xanh
8
1.2 Một số chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi tôm thẻ
8
1.3 Một số chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi tôm sú

9
1.4 Một số chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi sò
9
1.5 Ảnh hưởng của pH đến ao cá và giáp xác
11
1.6 Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo
phòng phân tích
12
2.1 Số lượng mẫu đất và nước thu tại các mô hình
16
3.1
Giá trị pH (1:2,5) đất của các mô hình nuôi thủy sản tại
Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
19
3.2
Giá trị EC (mS/cm) đất của các mô hình nuôi thủy sản
tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
21
3.3
Hàm lượng lân (mgP/Kg) trong đất của các mô hình
nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
23
3.4
Giá trị ESP (%) của các mô hình nuôi thủy sản tại
Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
25
3.5
Giá trị pH nước của các mô hình nuôi thủy sản tại
Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
27

3.6
Độ mặn (‰) nước của các mô hình nuôi thủy sản tại
Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
29
3.7
Độ kiềm (mgCaCO
3
/L) của các mô hình nuôi thủy sản
tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
31
3.8
Hàm lượng TAN (mgNH
4
+
/L) trong nước của các mô
hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
33
xiii

BẢNG TÊN BẢNG TRANG
3.9
Hàm lượng lân hòa tan (mgPO
4
3-
/L) trong nước giữa
các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh
Bến Tre
34
3.10
Hàm lượng H

2
S (mg/L) của các mô hình nuôi thủy sản
tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
36
3.11
Hàm lượng COD (mgO
2
/L) của các mô hình nuôi thủy
sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
38






















xiv

DANH SÁCH HÌNH
HÌNH TÊN HÌNH TRANG
1.1 Bản đồ hành chính huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre.
2
3.1 Sự biến động pH (1:2,5) theo thời gian giữa các mô hình
20
3.2 Sự biến động EC (mS/cm) của các mô hình theo thời
gian
22
3.3 Sự biến động hàm lượng lân dễ tiêu (mgP/Kg) của các
mô hình theo thời gian
24
3.4 Sự biến động ESP (%) của các mô hình theo thời gian
26
3.5 Sự biến động pH nước theo thời gian giữa các mô hình.
28
3.6 Sự biến động độ mặn (‰) của các mô hình theo thời
gian
30
3.7 Sự biến động độ kiềm (mgCaCO
3
/L) của các mô hình
theo thời gian
32
3.8 Sự biến động amonium hòa tan trong nước của các mô
hình theo thời gian
33

3.9 Sự biến động lân hòa tan trong nước (mgPO
4
3-
/L) của
các mô hình theo thời gian
35
3.10 Sự biến động H
2
S (mg/L) trong nước của các mô hình
theo thời gian
37
3.11 Sự biến động COD (mgO
2
/L) của các mô hình theo thời
gian
39










xv

VÕ THỊ VÂN ANH, LƯU PHI LONG (2014), “Đánh giá chất lượng đất và nước
của các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre”. Luận văn tốt

nghiệp đại học ngành Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Gs.Ts. Võ Thị Gương. Ts. Tất Anh Thư.

TÓM LƯỢC
Trước tình hình xâm nhập mặn đã và đang ảnh hưởng đến canh tác sản xuất
nông nghệp tại một số vùng ven biển tỉnh Bến Tre, chúng tôi đã thực hiện đề tài
nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá chất lượng đất và nước ở các mô hình canh tác
dừa, tôm và lúa thuộc 3 tiểu vùng trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đề tài
thực hiện trên 5 mô hình: tôm càng xanh - dừa thuộc tiểu vùng nước ngọt; tôm thẻ -
lúa + tôm càng xanh và tôm sú – lúa + tôm càng xanh thuộc tiểu vùng nước lợ; tôm sú
– lúa và tôm sú – tôm thẻ, sò thuộc tiểu vùng nước mặn.
Kết quả nghiên cứu các đặc tính hóa học đất cho thấy pH đất tại các ao nuôi của
các mô hình mang tính chua mạnh đến chua vừa, trong khoảng 3,41 – 6,53. Độ mặn
trong đất cao từ 1,53 – 9,88 mS/cm phù hợp cho sự phát triển của tôm và giúp duy trì
độ mặn thích hợp cho sinh trưởng của tôm. ESP trong đất khá cao từ 15,58 – 44,54%
đều vượt ngưỡng sodic hóa, đặc biệt là các mô hình ở tiểu vùng nước mặn gần với
biển. Chỉ số ESP này có thể gây bất lợi cho vụ canh tác lúa vào mùa mưa. Hàm lượng
lân dễ tiêu trong đất ở mức trung bình trong suốt vụ nuôi dao động trong khoảng 10,82
– 15,36 mgP/Kg, không gây thiếu lân cho cây trồng nhưng có thể không đảm bảo được
năng suất lúa ở các mô hình có canh tác lúa trong mùa mưa.
Kết quả phân tích nước trong ao nuôi của các mô hình cho biết pH nước trong
ao dao động từ 7,54 – 8,48 có tính kiềm đến kiềm mạnh phù hợp nuôi tôm. Độ mặn
trong ao nuôi ở mô hình tôm càng xanh – dừa trong khoảng 3,27 – 5,06‰ phù hợp với
tính chất của tôm càng xanh. Ở ao nuôi tôm thẻ và các ao nuôi tôm sú, độ mặn thấp
hơn so với ngưỡng thích nghi của tôm, trong khoảng 2,76 – 15,75‰. Độ kiểm của các
ao nuôi tại các mô hình dao động trong khoảng 34 – 110,34 mgCaCO
3
/L và tăng từ
tiểu vùng nước ngọt đến tiểu vùng nước mặn nhưng còn thấp, chưa tối ưu cho tôm

nuôi. Hàm lượng đạm giảm trong suốt vụ nuôi từ 0,24 – 0,79 mgNH
4
+
/L; hàm lượng
lân giảm ở giữa vụ và tăng lại vào cuối vụ, dao động trong khoảng 0,028 – 0,393
mgPO
4
3-
/L và COD trong ao nuôi phù hợp với sự sinh trưởng của tôm và các sinh vật
trong ao, từ 6,2 – 10,07 mgO
2
/L. Hàm lượng H
2
S ở các mô hình khá cao từ 0,1 – 0,24
mg/L, vượt ngưỡng an toàn cho tôm.

1

MỞ ĐẦU
Huyện Thạnh Phú là một huyện thuộc tỉnh Bến Tre, nằm ở cuối cù lao Minh,
tiếp giáp biển Đông, phía tây giáp huyện Mỏ Cày, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn
cách bởi con sông Cổ Chiên, phía bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung con sông
Hàm Luông. Thạnh Phú được hình thành từ đất phù sa của hai con sông Hàm Luông
và Cổ Chiên bồi tụ nên qua nhiều thế kỷ và hiện nay. Sau nhiều năm nghiên cứu đã
cho thấy huyện Thạnh Phú có 3 tiểu vùng sinh thái rõ rệt
Tiểu vùng nước ngọt: gồm 9 xã phía bắc của huyện giáp với huyện Mỏ Cày
(Phú Khánh, Đại Điền, Quới Điền, Thới Thạnh, Hòa Lợi, Mỹ Hưng, Bình Thạnh, Tân
Phong và một phần thị trấn Thạnh Phú) là vùng nước ngọt, trồng lúa 2 vụ/năm, có diện
tích hơn 6.000 ha và mô hình tôm xen canh dừa, tôm luân, xen canh lúa.
Tiểu vùng nước lợ: là vùng nước lợ, vùng giữa của huyện gồm các xã An

Thạnh, An Qui, An Thuận, An Điền và một phần của thị trấn Thạnh Phú, xấp xỉ 7.000
ha, được quy hoạch luân canh một vụ tôm vào mùa nắng và một vụ lúa vào mùa mưa,
đã đem lại hiệu quả rõ rệt.
Tiểu vùng nước mặn: vùng ven biển, gồm các xã An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh
Phong, Thạnh Hải là vùng chuyên nuôi tôm. Diện tích đầm, ao nuôi tôm đến năm 1999
chiếm khoảng 5.000 ha. Khả năng có thể mở rộng diện tích nuôi tôm lên gấp đôi trong
những năm tới.
Trong nhiều năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) ít nhiều ảnh
hưởng đến các mô hình canh tác và các hệ sinh thái. Việc xâm nhiễm mặn vào các
vùng nước ngọt là vấn đề đang được quan tâm, cần có những phương án, mô hình
thích hợp để thích nghi với điều kiện này. Trong đó, Thạnh Phú là huyện có 3 tiểu
vùng đặc trưng cho 3 kiểu sinh thái: nước mặn, nước lợ và đất phù sa bị xâm nhiễm
mặn nên cần có những mô hình phù hợp cho từng điều kiện môi trường và kiểu sinh
thái khác nhau.
Mục tiêu nghiên cứu: Theo dõi sự thay đổi tính chất đất, nước của các mô hình
theo gian, và đánh giá những tác động của các chỉ tiêu môi trường đến sự sinh trưởng
và phát triển của tôm nuôi.






2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về Huyện Thạnh Phú - Tỉnh Bến Tre
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên


Thạnh Phú có tổng diện tích là 412 km
2
, diện tích đất trồng lúa 11.398 ha, đất
nuôi thủy sản là 17.156 ha, đất lâm nghiệp là 2.584 ha, còn lại là đất phi nông nghiệp
(UBND huyện Thạnh Phú, 2009). Qua quá trình nghiên cứu về sự xâm nhập mặn và
quy hoạch cải tạo thủy lợi, đến nay huyện Thạnh Phú được chia thành 3 vùng sinh thái
rõ rệt:

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre.
Tiểu vùng nước ngọt: Gồm 9 xã: Phú Khánh, Đại Điền, Quới Điền, Thới
Thạnh, Hòa Lợi, Mỹ Hưng, Bình Thạnh, Tân Phong và một phần thị trấn Thạnh Phú,
có diện tích hơn 6.000 ha. Là vùng sinh thái nước ngọt trong đê nhưng vẫn nhiễm mặn
vào mùa khô, khoảng 4 – 5‰, được dùng làm vùng sản xuất chuyên lúa theo dự án
418 của Chính phủ (UBND huyện Thạnh Phú, 2009).
Tiểu vùng nước lợ: là vùng sinh thái nước lợ. Có độ mặn trung bình vào mùa
khô khoảng 6 – 8‰, điều kiện thích hợp cho sản xuất lúa kết hợp với nuôi thủy sản.
Gồm các xã An Thạnh, An Qui, An Thuận, An Điền và một phần của thị trấn Thạnh
Phú, diện tích khoảng 7.000 ha (UBND huyện Thạnh Phú, 2009).
3

Tiểu vùng nước mặn: vùng chuyên nuôi tôm với độ mặn cao khoảng trên 10‰
gồm các xã An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải, với diện tích khoảng
5.000 ha và có khả năng mở rộng diện tích nuôi tôm lên gấp đôi trong những năm tiếp
theo (UBND huyện Thạnh Phú, 2009).
Thạnh Phú tương đối bằng phẳng, có xu hướng cao dần từ đầu huyện (xã Tân
Phong) và sau đó thấp dần theo hướng ra biển, xen kẻ bởi các giồng cát cao và một số
vùng thấp cục bộ. Huyện Thạnh Phú có 4 dạng địa mạo chính là đồng bằng châu thổ
nhiễm lợ, đồng bằng châu thổ nhiễm mặn, giồng cát và bãi triều cao (UBND huyện
Thạnh Phú, 2009).
Thạnh Phú là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa

(bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4).
Lượng mưa hàng năm thấp 1.695,5 mm, tập trung chủ yếu vào tháng 7 – 10. Nhiệt độ
trung bình là 27,02
0
C, tổng giờ nắng trong năm là 2.046 giờ. Thủy văn chịu ảnh hưởng
của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, biên độ triều lớn nhất 4,1 mét, cao
nhất 2,6 mét, cao triều trung bình 2,6 mét (UBND huyện Thạnh Phú, 2009).
1.1.2. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú
1.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
* Nông nghiệp
Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn huyện là 14.890 ha, với sản
lượng 59.889 tấn (UBND huyện Thạnh Phú, 2012).
Cây mía: Toàn huyện diện tích trồng đạt 755 ha, năng suất bình quân 70 tấn/ha,
sản lượng 60.400 tấn. Canh tác trồng mía trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi, phần
lớn diện tích mía đều được sử dụng giống mới, có năng suất và trữ đường cao, diện
tích trồng mía hiện đang được mở rộng ở các vùng ngọt, lợ, phù hợp với xu hướng
chuyển đổi cơ cấu cây trồng (UBND huyện Thạnh Phú, 2012).
Cây dừa: Toàn huyện có 3.385 ha diện tích trồng dừa, sản lượng thu hoạch ước
40 triệu trái. Cây màu: Các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày có tổng diện tích
là 2.800 ha, sản lượng thu hoạch 12.600 tấn. Toàn huyện có 139 ha diện tích trồng
cacao, trong đó có 20 ha đang cho trái (UBND huyện Thạnh Phú, 2012).
Chăn nuôi: Tổng đàn heo trên địa bàn huyện hiện có 31.200 con, đàn bò có
19.300 con, đàn trâu có 357 con, và đàn gia cầm hiện có 357.000 con (UBND huyện
Thạnh Phú, 2012).
Thủy sản: Tổng diện tích nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện là
15.257 ha, trong đó, nuôi tôm thâm canh cải tiến là 8.637 ha, nuôi tôm thâm canh 791
ha, nuôi tôm rừng 798 ha, nuôi tôm – lúa 5.030 ha. Diện tích nuôi nghêu khoảng 432
4

ha, với sản lượng nghêu thịt thu hoạch 1.000 tấn, tổng giá giá trị gần 26,8 tỷ đổng. Sò

được thả nuôi với diện tích khoảng 90 ha, sản lượng thu hoạch 2.000 tấn, tập trung ở
các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải và An Điền (UBND huyện Thạnh Phú, 2012).
* Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đạt giá trị sản
xuất ước 208 tỷ đồng. Với sản phẩm chủ yếu là sơ chế thủy sản các loại; sản xuất bàn
ghế xi măng, sản xuất gạch; gia công hàng đan giỏ, dệt thảm, hàng thủ công mỹ nghệ
(UBND huyện Thạnh Phú, 2012).
* Dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển, hàng hóa đa dạng, nhiều chủng loại,
đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ ước 578 tỷ đồng (UBND huyện Thạnh Phú, 2012).
1.1.2.2. Một số khó khăn, trở ngại trong canh tác nông nghiệp và thủy sản tại Thạnh
Phú – Bến Tre
Tình hình thời tiết diễn biến thất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe và tạo điều
kiện cho dịch bệnh phát sinh trên tôm, cá nuôi. Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng tốt nhu
cầu phát triển nghề nuôi, thiếu nguồn giống chất lượng cao, giá cả đầu ra không ổn
định, quản lý lịch thời vụ còn gặp khó khăn ().
Giá cả nguyên, nhiên vật liệu chính dùng trong sản xuất thủy sản đang có xu
hướng gia tăng trong khi giá thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Những ảnh
hưởng của BĐKH cũng đã tác động mạnh đến các hoạt động nông nghiệp khác: nhiều
diện tích lúa bị thất thu, giảm sản lượng từ 30 – 60% năng suất khi mặn xâm nhập nội
đồng; các loại cây trồng khác như cacao, rau màu, cây ăn trái cũng bị ảnh hưởng
().
1.1.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu
1.1.3.1. Tình hình canh tác hiện nay
Theo số liệu thống kê năm 2011 (UBND huyện Thạnh Phú, 2011), huyện
Thạnh Phú có 14.890 ha đất trồng lúa, 258 ha đất trồng bắp, 16.370 ha mặt nước nuôi
thủy sản với sản lượng thu hoạch năm đạt 58.658 tấn lúa, 1.069 tấn bắp, 11.323 tấn
thủy sản (trong đó sản lượng tôm nuôi là 7.493 tấn, đạt tỷ lệ 66,1%). Huyện Thạnh
Phú, Tỉnh Bến Tre có 3 tiểu vùng với những điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng khác

nhau đã tạo nên sự đa dạng về cây trồng, vật nuôi:
Tiểu vùng nước ngọt: gồm 9 xã phía bắc của huyện giáp với huyện Mỏ Cày
(Phú Khánh, Đại Điền, Quới Điền, Thới Thạnh, Hòa Lợi, Mỹ Hưng, Bình Thạnh, Tân
Phong và một phần thị trấn Thạnh Phú) là vùng nước ngọt, có diện tích hơn 6.000 ha.
5

Trong đó, trồng lúa chiếm diện tích lớn, và một số mô hình nuôi tôm xen canh dừa,
tôm luân – xen canh lúa (UBND huyện Thạnh Phú, 2009).
Tiểu vùng nước lợ: gồm các xã An Thạnh, An Qui, An Thuận, An Điền và một
phần của thị trấn Thạnh Phú, là vùng nước lợ, diện tích xấp xỉ 7.000 ha, được quy
hoạch luân canh một vụ tôm vào mùa nắng và một vụ lúa vào mùa mưa, đã đem lại
hiệu quả rõ rệt (UBND huyện Thạnh Phú, 2009)
Tiểu vùng nước mặn: vùng ven biển, gồm các xã An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh
Phong, Thạnh Hải là vùng chuyên nuôi tôm. Diện tích đầm, ao nuôi tôm đến năm 1999
chiếm khoảng 5.000 ha. Khả năng có thể mở rộng diện tích nuôi tôm lên gấp đôi trong
những năm tới (UBND huyện Thạnh Phú, 2009).
1.1.3.2 Tình hình xâm nhiễm mặn
Hàng năm huyện đều bị xâm nhập mặn đi sâu vào nội đồng trong mùa khô, khi
lưu lượng sông Cửu Long giảm thấp, vào mùa nước kiệt khi lượng nước sông đổ ra
biển giảm xuống, quá trình xâm nhập mặn tăng lên và kéo dài thời gian mặn từ 2 – 3
tháng/năm (UBND huyện Thạnh Phú, 2009).
Độ mặn cao nhất thường xảy ra trong các tháng 3 và 4 trên cả hai sông Hàm
Luông và Cổ Chiên đạt mức từ 10 – 20‰. Đầu tháng 3 năm 2013, Trung tâm khí
tượng thuỷ văn Bến Tre thông báo độ mặn 4‰ đã xâm nhập sâu vào đất liền từ 50 –
55 km, nước có độ mặn 1‰ bao phủ toàn tỉnh. Trên thực tế, các xã thuộc tiểu vùng I
của huyện đã được đầu tư thủy lợi ngăn mặn và dẫn ngọt hoàn chỉnh, mỗi năm có 6 – 7
tháng nước ngọt, đủ bố trí sản xuất 2 vụ lúa, 1 lúa – 1 màu, chuyên màu. Tuy nhiên,
vào mùa khô lưu lượng các sông Hàm Luông và Cổ Chiên bị cạn kiệt, bên ngoài đê
bao độ mặn tăng cao, bên trong vùng ngọt hóa khô hạn thiếu nước tạo điều kiện thuận
lợi đẩy nhanh tốc độ xâm nhập mặn, độ mặn có khi lên tới 4‰ ở những vùng ven

tuyến đê bao ngọt hóa. Đối với các xã thuộc tiểu vùng II có hệ thống đê bao chưa hoàn
chỉnh thì bố trí chế độ canh tác vùng lợ 1 lúa – 1 tôm và nuôi trồng thủy sản tùy theo
độ mặn và thời gian bị nhiễm mặn (UBND huyện Thạnh Phú, 2009).
1.1.3.3. Các mô hình nghiên cứu
* Mô hình lúa - màu
Canh tác cây lúa liên tục trong nhiều năm liền đã làm cho đất đai ngày càng suy
kiệt, đồng ruộng mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng
suất lúa có khuynh hướng giảm, do đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên
những vùng đất độc canh cây lúa là thật sự cần thiết. Theo tổng hợp của trung tâm
khuyến nông các tỉnh vùng ĐBSCL, thời gian qua, nông dân đã áp dụng rất hiệu quả 4
mô hình chuyển dịch xen canh trên đất lúa như: lúa - màu; lúa - cá; lúa - tôm và lúa -
6

rau, vừa góp phần phá thế độc canh cây lúa, cắt đi nguồn sâu bệnh có hại trên đồng
ruộng, vừa cho hiệu quả kinh tế cao (UBND huyện Thạnh Phú, 2011).
Tại Bến Tre, trong những năm qua, những vùng sản xuất lúa liên tục 3 vụ/năm,
thì có một vụ dịch bệnh trên lúa xuất hiện nhiều và năng suất thấp, do đó việc thực
hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ sản xuất độc canh cây lúa sang luân canh cây
màu trên ruộng lúa là một giải pháp nhằm tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả
kinh tế cho người nông dân đồng thời giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất
nông nghiệp. Các loại cây được trồng phổ biến như: dưa chuột, rau muống, cà chua,
hành lá, khổ qua, cải các loại, bắp,… Các mô hình luân canh cây màu trên đất trồng
lúa theo cơ cấu hai vụ lúa – một vụ màu hoặc một vụ lúa – hai vụ màu. Đến nay, cây
màu ở các địa phương phát triển tốt, một số diện tích đang chuẩn bị thu hoạch, sản
lượng có khả năng sẽ tăng khá (UBND huyện Thạnh Phú, 2011).
* Mô hình lúa tôm
Theo Nguyễn Thanh Phương (2004), lúa tôm luân canh là mô hình có tính đặc
thù của những vùng nhiễm mặn ở các tỉnh thuộc ĐBSCL. Hiện nay, mô hình này phát
triển rất nhanh, đặc biệt ở những vùng mới chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Nuôi tôm trong
ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa trồng trọt và thủy sản. Phương thức nuôi

này không những làm giảm việc tranh diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu
nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất
lúa mà còn có sản phẩm tôm. Tuy nhiên, tình hình nuôi tôm hiện nay ở các tỉnh
ĐBSCL đang đương đầu với không ít những khó khăn và thách thức như bệnh tôm
thường xuyên xảy ra, khó quản lý về chất lượng con giống và môi trường, chưa có quy
hoạch cụ thể vùng nuôi, hệ thống thuỷ lợi chưa đảm bảo và đặc biệt là người nuôi chưa
có tính cộng đồng trong phát triển nghề nuôi tôm.
Một số mô hình nuôi tôm lúa ở ĐBSCL hiện nay:
Mô hình 2 vụ lúa xen canh 1 vụ tôm
Ruộng được trồng 2 vụ lúa Hè – Thu và Đông – Xuân. Tôm được nuôi kết hợp
với lúa Hè – Thu và thu hoạch trước khi bắt đầu vụ Đông – Xuân. Mô hình này thích
hợp cho vùng lũ thấp, vẫn giữ sản xuất lúa Hè – Thu.



7

Mô hình 1 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm
Ruộng không trồng vụ lúa Hè - Thu mà chỉ thả nuôi tôm từ khoảng tháng 3 - 4
và thu hoạch vào tháng 10 - 11, sau đó trồng 1 vụ lúa Đông - Xuân. Mô hình hiện
được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là vùng ngập lũ sâu, lúa Hè -Thu không đảm bảo hoặc
năng suất thấp do lũ đến sớm.

Mô hình 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm
Sau vụ lúa Hè - Thu, tôm được thả nuôi trong mùa lũ đến đầu vụ lúa Đông -
Xuân thì thu hoạch để cải tạo ruộng trồng lúa Đông - Xuân. Mô hình này có thời gian
nuôi ngắn nên phải tuân thủ đúng thời vụ và phải thả tôm giống có kích cỡ lớn.
1.2. Ảnh hưởng chất lượng đất và nước đối với thủy sản
1.2.1. Đặc tính sinh trưởng của một số loài thủy sản
1.2.1.1. Đặc tính sinh trưởng của tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) có nguồn gốc ở Tây Nam Châu
Á Thái Bình Dương và Châu Úc. Tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy vực nước
ngọt (đầm, ao, sông, rạch, ruộng lúa ) và kể cả ở vùng nưóc lợ cửa sông. Ở Việt Nam,
tôm càng xanh phân bố chủ yếu các tỉnh Nam bộ đặc biệt là các vùng nước ngọt và
vùng cửa sông ven biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tôm càng xanh là loài ăn tạp,
nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun
nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu
cơ và cát mịn. Loài tôm có đặc tính ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn, vì vậy khi nuôi
cần chú ý kỹ thuật nuôi để hạn chế hiện tượng này xảy ra.





8

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi tôm càng xanh
Các chỉ tiêu Khoảng thích hợp Khoảng chịu đựng
Nhiệt độ (
0
C)
Độ mặn (‰)
pH
Độ kiềm (mg/l)
NH
3
(mg/l)
H
2
S (mg/l)

28 – 31
0 – 10
6,5 – 8,5
50 – 150
< 1
< 0,09
20 – 34
0 – 16
< 5 hoặc > 9 tôm chết


< 1
(Nguồn: Dương Nhựt Long, 2012)
1.2.1.2 Đặc tính sinh trưởng của tôm thẻ
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là loài tôm thuộc họ tôm thẻ, có
nguồn gốc và phát triển mạnh ở Mỹ và các nước Nam Mỹ. Tôm thẻ chân trắng ngày
càng được nuôi nhiều ở Việt Nam vì một số ưu điểm của giống tôm này như thời gian
nuôi đến khi xuất bán ngắn, năng xuất cao, dễ nuôi trong nhiều khu vực sinh địa lý
khác nhau.
Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi tôm thẻ
Các chỉ tiêu Khoảng thích hợp Khoảng chịu đựng
Nhiệt độ (
0
C)
Độ mặn (‰)
pH
Độ kiềm (mg/l)
NH
3
(mg/l)

H
2
S (mg/l)
23 – 30
15 – 30
7,5 – 8,5
80 – 150
< 0,1
< 0,01
15 – 33
0,5 – 45
6 – 10
60 – 200
< 0,2
< 0,03
(Nguồn: Phòng kỹ thuật, công ty Sando, 2012)
1.2.1.3 Đặc tính sinh trưởng của tôm sú
Tôm sú (Penaeus monodon Fabricius) có phạm vi phân bố rộng, từ Ấn Độ
Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía
Tây châu Phi. Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30
0
E đến 155
0
E từ vĩ độ 35
0
N
tới 35
0
S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaysia,
Philippines và Việt Nam.

9

Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi tôm sú
Các chỉ tiêu Khoảng thích hợp Khoảng chịu đựng
Nhiệt độ (
0
C)
Độ mặn (‰)
pH
Độ kiềm (mg/l)
- Mới thả
- 45 ngày tuổi
- Trên 45 ngày tuổi
NH
3
(mg/l)
H
2
S (mg/l)
25 – 30
10 – 25
7,5 – 8,5

80 – 100
100 – 130
130 – 150
< 0,1
< 0,03
12 – 35
0 – 45

7 – 9




Độc khi pH cao
Độc khi pH thấp
(Nguồn: Nguyên Phương Hùng, 2012)

1.2.1.4 Đặc tính sinh trưởng của sò
Ở Việt Nam, sò huyết (Anadara granasa) là loại động vật biển có giá trị dinh
dưỡng cao, đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn, phân bố dọc ven biển nhưng tập trung
ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu Sò nhỏ sống
trên mặt bùn, sò lớn vùi trong bùn khoảng 1 – 3 cm. Nuôi sò huyết đầu tư ít vốn,
không phải cho ăn, chỉ cần bỏ công quản lý lại thu nhập cao gấp 5 – 10 lần vốn đầu tư,
do đó được nhiều nơi phát triển. Năng suất bình quân đạt 60 – 70 tấn/ha. Một số đặc
tính môi trường phù hợp với sò huyết được trình bày ở bảng 1.4.
Bảng 1.4 Một số chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi sò
Các chỉ tiêu Khoảng thích hợp Khoảng chịu đựng
Nhiệt độ (
0
C)
Độ mặn (‰)
20 - 30
20 – 15
0 – 35
0 – 35
(Nguồn: Giáo trình kỹ thuật nuôi động vật thân mềm)
1.2.2. Đặc tính đất và nước trong ao nuôi thủy sản
1.2.2.1. Đặc tính lớp bùn đáy trong ao nuôi tôm

Đất ao đóng vai trò quan trọng trong ao nuôi tôm. Đất đáy ao giữ và phóng
thích cả chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ, đồng thời là môi trường cho sinh vật đáy,
thực vật, vi khuẩn phát triển. Tôm thường sống trên mặt hoặc vùi vào đáy ao, vì vậy

×