Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống loài sâu đo ngài xanhthalassodes falsaria (prout) hại vải tại lục ngạn, bắc giang năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.54 MB, 100 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







TRẦN ĐỨC HẢI



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG LOÀI SÂU ĐO
NGÀI XANHThalassodes falsaria (Prout) HẠI VẢI TẠI LỤC NGẠN,
BẮC GIANG NĂM 2014




LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







TRẦN ĐỨC HẢI



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG LOÀI SÂU ĐO
NGÀI XANHThalassodes falsaria (Prout) HẠI VẢI TẠI LỤC NGẠN,
BẮC GIANG NĂM 2014



CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS ĐẶNG THỊ DUNG
2. TS. PHẠM VĂN NHẠ


HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng,
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Trần Đức Hải










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CẢM ƠN

Để đề tài được hoàn thành tốt, trong suốt thời gian thực tập,
nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Giáo viên
hướng dẫn, của các tập thể, cá nhân, sự động viên của gia đình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS
Đặng Thị Dung – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam và TS. Phạm Văn Nhạ -
Viện Bảo vệ thực vật đã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt
thời gian thực tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn
Côn trùng – Khoa Nông Học – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và
tập thể cán bộ phòng thí nghiệm của Viện Bảo vệ thực vật đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả bạn bè, người thân và
gia đình đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Trần Đức Hải




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng Error! Bookmark not defined.vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5
1.2.1. Tình hình sản xuất vải 5
1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây vải và
biện pháp phòng trừ sâu hại trên vải 6
1.2.3. Nghiên cứu về loài sâu đo ngài xanh Thalassodes falsaria
(Prout) 9
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 10
1.3.1. Tình hình sản xuất vải 10
1.3.2. Nghiên cứu thành phần và biện pháp phòng trừ sâu hại trên
cây vải 12
1.3.3. Nghiên cứu về loài sâu đo ngài xanh T. falsaria (Prout)
17
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 21
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 21
2.3. Vật liệu nghiên cứu 21

2.3.1. Vật liệu nghiên cứu 21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.2. Dụng cụ nghiên cứu 21
2.3.3. Hóa chất nghiên cứu 22
2.4. Nội dung nghiên cứu 22
2.4.1. Điều tra xác định thành phần sâu đo hại vải trên đ
ồng ruộng
tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014. 22
2.4.2. Điều tra diễn biến mật độ của loài sâu đo ngài xanh
T. falsaria hại vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014. 22
2.4.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài
sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải. 22
2.4.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ loài sâu đo ngài xanh
T. falsaria hại vải. 22
2.5. Phương pháp nghiên cứu 22
2.5.1. Điều tra thu thập xác định thành ph
ần sâu đo hại vải
tại Lục Ngạn, Bắc Giang 22
2.5.2. Điều tra diễn biến mật độ loài sâu đo ngài xanh T. falsaria
hại vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang 22
2.5.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài
sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải 24
2.5.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ 28
2.6. Giám định mẫu vật 31
2.7. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán 31
2.8. Xử lý số liệu 34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Thành phần sâu đo hại vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang 35
3.2. Diễn biến mật độ sâu đo ngài xanh T. falsaria tại Lục Ngạn,
Bắc Giang. 37
3.2.1. Diễn biến sâu đo ngài xanh trên các giống vải khác nhau
năm 2014 tại Lục Ngạn, Bắc Giang 37
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2.2. Diễn biến mật độ sâu đo ngài xanh trên các nhóm tuổi cây
vải khác nhau tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014. 40
3.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu đo ngài
xanh T. falsaria 43
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài sâu đo ngài xanh
T. falsaria 43
3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đo ngài
xanh T. falsaria 47
3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ loài sâu đo ngài xanh T. falsaria 58
3.4.1. Biện pháp canh tác 58
3.4.2. Biện pháp phun thuốc BVTV 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65
Kết luận 65
Đề Nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 70


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v

ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV Bảo vệ thực vật
BNNPTNT Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

CT Công thức
CV Sai số thí nghiệm
DAFF (Department of Argriculture
Fisheris and Forestry)
Bộ nông lâm ngư nghiệp
EC Thuốc dạng nhũ dầu
LSD Sai số nhỏ nhất có ý nghĩa
NSP Ngày sau phun
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SE Độ lệch chuẩn
SG Thuốc dạng hạt nước
SN Sâu non
STĐ Số trứng đẻ
STT Số thứ tự
TB Trung bình
Vi - bt Tên thuốc có nguồn gốc từ vi khuẩn
Bacillus thuringiensis
WG Thuốc dạng hạt phân tán trong nước
WP Thuốc dạng bột hoà nước





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1. Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh của Việt Nam 12
3.1. Thành phần sâu đo hại vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014 35
3.2. Diễn biến mật độ sâu đo ngài xanh trên các giống vải khác nhau tại
Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014 37
3.3. Diễn biến mật độ trên 3 nhóm tuổi cây khác nhau của vải thiều tại
Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014 40
3.4. Kích thước các pha phát dục của loài sâu đo ngài xanh T. falsaria 43
3. 5. Thời gian phát dục pha sâu non sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải
ở các đợt nuôi khác nhau 49
3.6. Vòng đời sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải ở các đợt nuôi 50
3.7. Thời gian sống của trưởng thành sâu đo ngài xanh T. falsaria qua các
loại thức ăn khác nhau 51
3.8. Sức đẻ trứng của sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải 53
3.9. Nhịp điệu đẻ trứng của loài sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải 54
3.10. Tỷ lệ trứng nở của sâu đo ngài xanh hại vải T. falsaria qua các
đợt nuôi 55
3.11. Tỷ lệ chết của các tuổi sâu non sâu đo ngài xanh T. falsaria ở các
đợt nuôi khác nhau 56
3.12. Sức ăn các tuổi sâu non sâu đo ngài xanh T. falsaria hại vải 57
3.13. Ảnh hưởng của cắt tỉa lộc non đến mật độ sâu đo ngài xanh trên
vườn vải tại Lục Ngạn Bắc Giang năm 2014 59

3.14. Hiệu lực của một số thuốc hóa học, sinh học đối với sâu đo
ngài xanh T. falsaria trong phòng thí nghiệm 61
3.15. Hiệu lực của một số thuốc hóa học, sinh học đối với sâu đo
ngài xanh ngoài đồng ruộng 63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
2.1. Hình ảnh một số vườn vải điều tra thành phần các loài sâu đo và
diễn biến mật độ loài T. falsaria tại Lục Ngạn, Bắc Giang 24
2. 2. Thí nghiệm nuôi sinh học sâu đo ngài xanh T. falsaria tại phòng
thí nghiệm của Viện BVTV. 27
2. 3. Thí nghiệm cắt tỉa lộc non không cần thiết 29
2.4. Thí nghiệm thử thuốc trong phòng 30
2.5. Thí nghiệm thử thuốc ngoài đồng 31
3.1. Sâu đo ngài xanh 36
3.2. Sâu đo xám nhỏ 36
3.3. Sâu đo mình hoa 36
3.4. Sâu đo vòng bạc 36
3.5. Diễn biến mật độ sâu đo ngài xanh trên hai giống vải thiều và
vải lai năm 2014 tại Lục Ngạn, Bắc Giang 39
3.6. Diễn biến sâu đo trên nhóm tuổi cây vải thiều khác nhau 42
3.7. Trứng 46
3.8. Sâu non tuổi 1 46
3.9. Sâu non tuổi 2 46
3.10. Sâu non tuổi 3 46

3.11. Sâu non tuổi 4 46
3.13. Nhộng 47
3.14. Trưởng thành 47
3.15. Triệu chứng trên lá 47
3.16. Sâu đo ngài xanh giống cành cây 47
3.17. Triệu chứng trên hoa 47
3.18. Trưởng thành trên lá 47
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

3.19. Nhộng trong lá 47
3.20. Sâu non trên cành 47
3.21. Nhịp điệu đẻ trứng của sâu đo ngài xanh T. falsaria 54
3.22. Tỷ lệ chết của các tuổi sâu non sâu đo ngài xanh T. falsaria
ở các đợt nuôi khác nhau 56
3.23. Sức ăn của sâu non sâu đo ngài xanh T. falsaria 58
3.24. Diễn biến mật độ sâu đo ngài xanh trên vườn thí nghiệm và
vườn đối chứng 60
3.25. Hiệu lực của các loại thuốc đối với sâu đo ngài xanh trong
phòng thí nghiệm 62
3.26. Hiệu lực của các loại thuốc trừ sâu đo ngài xanh ngoài đồng ruộng 63











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây vải là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế và là cây trồng
chuyển đổi nên trong những năm gần đây diện tích trồng vải ở các

tỉnh phía Bắc ngày được gia tăng. Cây vải có nhiều triển vọng mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và đã xuất khẩu ra nước ngoài.
Quả vải có chứa nhiều chất dinh dưỡng, thịt quả chứa nhiều vitamin B,
C, E và các chất vi lượng có lợi cho sức khoẻ con người. Về chất lượng, vải là
cây ăn quả được đánh giá cao với hương vị thơm ngon, giàu chất bổ được nhiều
người trong và ngoài nước ưa chuộng. Quả vải ngoài ăn tươi còn được chế biến
như sấy khô, làm rượu vang, đồ hộp, nước giải khát Vỏ quả, thân cây và rễ có
nhiều tanin có thể dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp. Hoa vải còn là
nguồn mật có chất lượng cao. Ngoài ra gỗ vải là loại gỗ quý, không mối mọt,
bền nên có thể sử dụng để đóng đồ. Tán cây vải không cao lớn, sum suê, rễ
bám chắc có thể làm cây bóng mát, cây chắn gió, phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, chống xói mòn, giữ cho đất luôn tơi xốp mang nhiều ý nghĩa về mặt
môi trường (Nguyễn Hữu Hoàng và Lương Xuân Lâm, 2010).
Chính vì những lợi ích kinh tế mà cây vải mang lại mà diện tích trồng
vải ở nước ta ngày càng gia tăng và trở thành cây xóa đói giảm nghèo,
góp phần làm giàu cho nông dân ở vùng đồng bằng Sông Hồng cũng như
trung du và miền núi. Đặc biệt ở Bắc Giang, vải thiều là loại cây ăn quả


chủ lực, chiếm diện tích lớn nhất trong cơ cấu cây ăn quả hiện nay của tỉnh.
Đến năm 2013, tổng diện tích vải ở Bắc Gıang đạt trên 31.000 ha, có

sản lượng trên 130.000 tấn quả tươi, trong đó chỉ riêng huyện Lục Ngạn có
sản lượng cao nhất 71.000 tấn (Nguyễn Việt Hà và Nguyễn Văn Liêm, 2014).
Diện tích trồng vải tăng nhanh cùng với việc đầu tư thâm canh bị

hạn chế đồng nghĩa với việc mật độ và chủng quần sâu hại gia tăng . Hiện nay
trên cây vải có nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại như: bọ xít nhãn vải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

(Tessaratoma papillosa Drury), nhện lông nhung (Eriophyes litchi Keifer),
sâu đo ngài xanh (Thalassodes falsaria), sâu đục cuống quả vải
(Conopomorpha sinensis Bradley), rệp muội (Toxoptera aurantii Boyer de
Fonsoolombe), rệp sáp (Ceroplaster ruben Maskell), trong đó sâu đo ngài
xanh cũng là đối tượng đáng quan tâm. Đây là đối tượng gây hại trên chồi, lá
non, nụ, hoa và quả non làm ảnh hưởng tới mật độ quả, năng suất thực thu và
cả năng suất vụ sau do làm giảm lộc thu.
Để tìm hiểu và đánh giá mức độ gây hại của loài sâu đo ngài xanh
Thalassodes falsaria góp phần giúp cán bộ bảo vệ thực vật chủ động trong
công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo, chỉ đạo phòng trừ và giúp nông
dân các vùng trồng vải có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Được sự hướng dẫn
của PGS.TS. Đặng Thị Dung và TS. Phạm Văn Nhạ, chúng tôi tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng
chống loài sâu đo ngài xanh Thalassodes falsaria (Prout) hại vải tại
Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014”.

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
*Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở điều tra xác định sự phát sinh, gây hại của sâu đo ngài xanh
Thalassodes falsaria trên cây vải; nắm được đặc điểm sinh học, sinh thái của
chúng để từ đó đề xuất biện pháp phòng chống một cách thích hợp, đạt hiệu quả
kinh tế và môi trường.
*Yêu cầu của đề tài
- Điều tra xác định thành phần sâu đo hại trên cây vải năm 2014

tại Lục Ngạn, Bắc Giang.
- Điều tra diễn biến mật độ loài sâu đo ngài xanh T. falsaria trên
vườn vải năm 2014 tại Lục Ngạn, Bắc Giang.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu đo
ngài xanh T. falsaria hại vải.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

- Khảo nghiệm một số thuốc (hóa học, sinh học) phòng trừ sâu đo

ngài xanh T. falsaria hại vải.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung một số dẫn liệu
khoa học về sự đa dạng các loài sâu đo trên cây vải, về đặc điểm hình thái,
đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu đo ngài xanh phổ biến Thalassodes
falsaria trên cây vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang, làm cơ sở cho công tác biên
soạn bài giảng và giáo trình, phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.
- Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả điều tra về triệu chứng gây hại, sự xuất hiện và diễn biến
mật độ của loài sâu đo ngài xanh T. falsaria trên cây vải, sẽ giúp các hộ trồng
vải nhận biết được loài sâu đo ngài xanh T. falsaria cũng như mức độ gây hại
của chúng trên cây vải trên các giống vải khác nhau, độ tuổi khác nhau, để họ
đưa ra biện pháp phòng chống chúng đạt hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ
sản xuất.










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây vải (Litchi sinensis Sonn) là một trong những cây ăn quả nhiệt đới có
giá trị kinh tế ở Việt Nam. Quả vải có chứa nhiều chất dinh dưỡng cao như
đường dễ tiêu, vitamin B, C, phốt pho, sắt, canxi Về chất lượng, vải là cây
ăn quả được đánh giá cao với hương vị thơm ngon, giàu chất bổ được nhiều
người trong và ngoài nước ưa chuộng. Quả vải ngoài ăn tươi còn được chế biến
như sấy khô, làm rượu vang, đồ hộp, nước giải khát

Vải thiều là loại cây ăn quả chủ lực, chiếm diện tích lớn nhất trong

cơ cấu cây ăn quả hiện nay của tỉnh Bắc Giang. Do đặc tính của cây vải có
khả năng chịu hạn tốt, trồng được trên nhiều loại đất, phù hợp với điều kiện
tự nhiên của tỉnh, cho năng suất, chất lượng tốt. Cây vải đã mang lại hiệu quả
kinh tế cao trong nhiều năm góp phần rất lớn vào công cuộc xóa đói

giảm nghèo và phát triển kinh tế ở tỉnh Bắc Giang.
Tuy nhiên một vài năm trở lại đây tình hình sâu bệnh trên cây vải ngày
càng gia tăng, trong đó sự gây hại của nhóm sâu đo đã ảnh hưởng nhiều
năng suất vải nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời. Cho đến nay,
thành phần sâu hại vải và mức độ phổ biến của chúng đã được đi sâu
nghiên cứu. Tuy nhiên, đặc điểm sinh học của loài sâu đo hại vải và tác hại
của chúng phụ thuộc vào điều kiện sinh thái, mối quan hệ giữa sâu hại và
thiên địch và ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến mức độ phát sinh
gây hại của chúng thì chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy cần xác định
thành phần sâu đo hại trên cây vải, đồng thời nắm được quy luật phát sinh,
phát triển của loài sâu đo gây hại chính, từ đó có cơ sở xây dựng những
biện pháp phòng trừ thích hợp, vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ
được môi trường sinh thái.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1. Tình hình sản xuất vải
Cây vải có nguồn gốc ở khu vực Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam thuộc
họ


Bồ hòn

Sapindaceae (Mitra, 2002). Theo Trần Thế Tục (2008) Trung Quốc
đã trồng vải cách đây hơn 2000 năm. Cây vải có mặt ở Mianma, Ấn Độ cuối thế
kỷ 17, các nước đông Ấn độ và Ôxtrâylia, Nam Phi, Hawai vào cuối thế kỷ 19.
Trên thế giới hiện nay có trên 20 nước trồng vải, sản xuất vải mang tính

thương mại bao gồm các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Ôxtrâylia trong
đó Trung Quốc là nước đứng đầu về diện tích và sản lượng vải.
Trên thế giới, diện tích trồng vải năm 1990 là 183.700 ha, sản lượng
251.000 tấn. Năm 2000 là 780.000 ha với tổng sản lượng đạt tới 1,95 triệu
tấn. Trong đó các nước Đông Nam Á chiếm khoảng 600.000 ha và sản lượng
1,75 triệu tấn (chiếm 78% diện tích và 90% sản lượng vải của thế giới).
Trung Quốc được coi là quê hương của vải và cũng là nước đứng đầu về
diện tích và sản lượng. Năm 2001, diện tích trồng vải ở Trung Quốc là
584.000 ha và sản lượng là 958.700 tấn (Mitra, 2002).
Một số nghiên cứu ở Trung Quốc cho biết vải đươc trồng rộng rãi trên
khắp miền nam nước này, giữa vĩ độ 31 và 18
o
N và kinh độ 101 và 120
o
E . Ở
phía nam Trung Quốc vải đã trở thành một ngành công nghiệp lớn kể từ năm
1980. Năm 1999, sản lượng vải thiều là khoảng 950.000 tấn trong tổng 530.000
ha trồng vải ở Trung Quốc. Tỉnh Quảng Đông là khu vực sản xuất vải quan trọng
nhất ở Trung Quốc (Mitra, 2002).
Tại Ấn Độ vải thiều được trồng chủ yếu ở các bang Bihar, Tây Bengal và
Uttar Pradesh. Sản xuất hiện nay của vải thiều là khoảng 429.000 tấn so với
diện tích khoảng 56.200 ha trồng vải. Vải được trồng chủ yếu ở phía bắc của

Thái Lan, nơi có khí hậu cận nhiệt đới, bao gồm các tỉnh: Chiang Mai,

Chiang Rai, Phayao và Samut Songkhram. Sản lượng vải thiều tươi ở Thái Lan
trong năm 1999 là 85.083 tấn trong tổng số 22.200 ha. Mặc dù vải đã được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

giới thiệu vào Úc khoảng 60 năm trước đây, nhưng vải thương mại được trồng
bắt đầu từ những năm 1970. Hiện nay, có khoảng 350 hộ trồng với sản lượng
hàng năm khoảng 3000 tấn. Khoảng 50 % diện tích trồng vải thương mại được
tìm thấy ở phía bắc Queensland, 40 % phía nam Queensland, và còn lại ở
miền bắc New South Wales (Mitra, 2002).
Florida là khu vực đầu tiên ở Hoa Kỳ trồng vải và nhãn. Ở Hoa Kỳ

sản lượng vải hàng năm là 430 tấn, trong đó khu vực Florida chiếm 2/3.

Diện tích trồng vải và nhãn ở Florida đã tăng lên đáng kể trong 18 năm qua.
Từ năm 1990, diện tích vải thiều ở Florida đã tăng từ 200 mẫu Anh đến 800 -
1.200 mẫu Anh (Mark, 2002).
Hàng năm có khoảng 16.000 tấn quả vải tươi hàng hóa được buôn bán
trên thị trường, chiếm khoảng 5,9 % tổng sản lượng quả vải sản xuất được.
Hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa một số nước như Trung Quốc,
Thái Lan … để chiếm lĩnh thị trường quả vải tươi (Đường Hồng Dật, 2003).
1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây vải và biện pháp
phòng trừ sâu hại trên vải
Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và năng suất cây trồng thì
côn trùng gây hại ngoài đồng và sau thu hoạch là yêu tố gây thiệt hại chính.

Vải được coi là một trong những cây ăn quả quan trọng ở Asam, Ấn Độ.

Tuy nhiên cây vải ở đây cũng bị gây hại đáng kể từ các loài côn trùng ở các
giai đoạn phát triển khác nhau của cây vải. Theo ghi nhận của Kumar et al.
(2011), Mazumde et al. (2014), thì các loài côn trùng và nhện chính gây hại
trên vải ở Ấn Độ là Acerya litchi Keifer, sâu đục quả Conopomorpha
cramerella, Platypeplus aprobola Meyer, Dichocrosis sp., Platypepla
aprobola Meyer), Tessarotoma javanica Thunb, Indarbela quadrinotata, I.
tetraonis và Chlumetia transversa …
Thành phần sâu hại và nhện hại nhãn và vải ở Thái Lan khá phong phú
gồm là 71 loài bao gồm 2 loài nhện và 69 loài côn trùng thuộc 5 bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

khác nhau, trong đó có các loài gây hại như: Aceria litchii Keifer, Bactrocera
dorsalis Hendel, Conopomorpha litchiella, Tessaratoma papillosa Drury,
Thalassodes falsaria Prout, Thalassodes quadraria Guenée (DAFF, 2004)
Theo MAF Biosecurity New Zealand (2007) thành phần sâu bệnh gây
hại trên vải ở Đài Loan rất phong phú bao gồm 116 loài và có 20 loài gây hại
cần phải đánh giá nguy cơ gây hại trên quả vải ở New Zealand, trong đó có
các loài côn trùng như: Bactrocera cucurbitae, B. dorsalis, Ceroplastes
pseudoceriferus & C. rubens, Ischnaspis longirostris, Ferrisia virgata …
Ở Florida, Hoa Kỳ có 12 loài gây hại trên vải là trong đó nhóm rệp
sáp là nhiều nhất:

Andaspis punicae, Thysanofiorinia nephelii, Morganella
longispina, Coccus acutissimus, Coccus longulus, Saissetia coffeae,
Ceroplastes cirripediformis, Philephedra tuberculosa, Diaprepes

abbreviatus, Pachnaeus litus, Artipus floridanus, Crocidosema sp.,

Marmara
sp… (Mark, 2002).
Dong et al. (1999) đã điều tra phát hiện được 83 loài sâu hại trên cây
vải ở Trung Quốc thuộc 76 giống, 30 họ, 7 bộ. Waite and Hwang (2002) cho
biết thành phần sâu bệnh trên vải thiều gồm 12 loài sâu hại, chủ yếu hại trên
quả, một số hại thân, hoa và lá non. Trong đó, ở Đài Loan loài gây hại chủ
yếu là sâu đục thân cây, ở Úc loài Cryptophlebia ombrodelta lại gây hại
nghiêm trọng trên quả. Bangladesh cũng là nước có diện tích trồng vải lớn và
ghi nhận nhện lông nhung và sâu đục quả vải là 2 loài sâu hại chủ yếu, loài
côn trùng gây hại quan trọng tiếp theo trên vải là sâu bướm ăn vỏ cây
(Indarbela tetraonis). Ở Hawaii sâu hại được tìm thấy trên vải gồm 14 loài
trong đó nhện lông nhung là một trong những loài gây hại chủ yếu, ngoài ra
còn thống kê được những loài côn trùng gây hại phổ biến nhất trên vải là
Cryptophlebia spp. (hại quả), bọ trĩ và rệp sáp (làm hư hại hoa, lá, quả) với
quy mô lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Thành phần sâu hại trên vải khá phong phú ở các nước trên thế giới nên
bắt buộc phải có các biện pháp phòng trừ. Tiêu chuẩn nghành số 37 ở Ấn Độ
cho biết về biện pháp phòng chống tổng hợp sâu bệnh trên vải là bao gồm
kết hợp các biện pháp: canh tác, cơ giới, biện pháp hóa học và sinh học để trừ
các loài sâu hại (Ragunathan, 2002).
Thuốc trừ sâu và nhện đăng ký để sử dụng trên vải và nhãn ở Florida
bao gồm: buprofezin, imidacloprid, pyrethrins+/- rotenone, methoxyfenozide,
spinosad, spinetoram, insecticidal oil, insecticidal soap, azadirachtin,

pyriproxyfen, và methoprene (phòng trừ kiến); Thuốc trừ sâu sinh học

bao gồm sử dụng chế phẩm chứa vi khuẩn Bacillus thuringiensis và
Beauveria bassiana. Có thể kết hợp giữa biện pháp canh tác và sử dụng
thuốc trừ sâu hợp lý trong phòng trừ sâu hại vải. Biện pháp sinh học là

sử dụng thiên địch để kiểm soát sâu bọ cánh phấn và sử dụng thuốc trừ sâu
như Bt trong phòng chống sâu hại trên cây vải (Mark, 2002).
Ở Trung Quốc, Li et al. (2013) chỉ ra rằng các nghiên cứu và kinh
nghiệm rút ra từ nhiều năm thử nghiệm của các nhà nghiên cứu để thúc đẩy
kiểm soát sinh học và giảm sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất thực phẩm
sạch và an toàn hơn đối với môi trường. Do đó loài Anastatus japonicus ký
sinh trên trứng Tessaratoma papillosa đã được nghiên cứu và đưa vào ứng
dụng trong phòng trừ loài này trên cây vải từ cuối năm 1996. Sau đó là sự ra
đời của kỹ thuật nhân nuôi hàng loạt A. japonicus đã cho hiệu quả trong việc
kiểm soát loài T. papillosa.

Quả vải và nhãn là những sản phẩm nông nghiệp đặc biệt của Đài Loan.
Cho đến nay, biện pháp hóa học thường xuyên được áp dụng để kiểm soát các
loài sâu hại trên cây vải và nhãn ở đây. Ngoài ra, có sự kết hợp giữa các
biện pháp như: vệ sinh đồng ruộng, bảo quản với túi giấy, cắt tỉa và đốt các cành
bị nhiễm nghiêm trọng và lá, loại bỏ các loại trái cây hỏng và áp dụng pheremon
sinh dục để quản lý các loài gây hại cây ăn quả (Hwang, 1988).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Ở Ấn Độ, đã thử nghiệm các loại thuốc hóa học Phorate 10G,
carbofuran 3G, monocrotophos, endosulfan (0,1%), carbaryl (0,2%), BHC

[HCH] (ở mức 0.2% như một ngâm nước và 10% bụi), dimethoate (0,03%),
cypermethrin (0,005%) và permethrin (0,005%) với các loài Thalassodes
dissita, Bombotelia jocosatrix and Chlumetia transversa, Laelia sp ở Kharif
năm 1984. Kết quả cho thấy tất cả các loại thuốc trừ sâu được thử nghiệm đều
làm giảm tỉ lệ các loài côn trùng gây hại, trong đó carbaryl không có hiệu quả
với Thalassodes dissita (Barkade et al., 2010).
1.2.3. Nghiên cứu về loài sâu đo ngài xanh Thalassodes falsaria (Prout)
*Vị trí phân loại:
+ Giới (Kingdom): Animala
+ Ngành (Phylum): Arthropoda
+ Lớp (Class): Insecta
+ Bộ (Oder): Lepidoptera
+ Họ (Family): Geometridae
+ Giống (Genus): Thalassodes
+ Tên khoa học: Thalassodes falsaria (Prout)
+ Tên khác (Syn.): Pelagodes falsaria Prout
Thalassodes griseifimbria Prout
Thalassodes dissita Walker
Orothalassodes falsaria (Prout)
(CABI, 2014; Han and Xue, 2011).
Loài sâu đo ngài xanh Thalassodes falsaria có phân bố ở Trung Quốc,
Ấn Độ, Bhutan, Sri Lanka, Malaysia và Indonesia (Han and Xue, 2011).
Theo Kuroko và Lewvanich (1993), thì sâu non tuổi cuối của loài này dài
28 mm, cấu tạo cơ thể dài mảnh, và trên cây nó thường bắt chước cành cây. Đầu
và thân sâu có màu xanh lá cây đến màu nâu, phần lưng có màu đỏ tím.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10


Theo nghiên cứu của Mae Rim - Samoeng (2010) thì Thalassodes
falsaria (Prout, 1912) là có nguồn gốc ở Ấn Độ. Trưởng thành sải cánh dài
30 - 34 mm, có màu xanh lá cây với những mảng màu trắng và được phủ bởi
màu vàng cam. Sâu non loài này gây hại của nhãn và vải. Loài Thalassodes
falsaria là một loại sâu hại thường xuyên, tuy nhiên vào mùa nhãn nó gây hại
phổ biến hơn ở Thái Lan. Loài này sẽ gây hại nặng hơn nếu nông dân không
có biện pháp phòng trừ.
Loài T. falsaria có gây hại rất phổ biến trên xoài và điều, trước đây loài
này gây hại không đáng kể. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nó là loài
gây hại thường xuyên làm thiệt hại đáng kể cho những tán lá cây giống và
vườn ươm. Sự phá hoại cũng là nghiêm trọng trong vườn ươm cây gỗ.

Thí nghiệm của Barkade et al. (2010) về hiệu quả phòng trừ sâu non của loài
này bằng các loại thuốc hóa học kết quả cho thấy các loại thuốc thử nghiệm
đều có hiệu quả đối với loài này trong đó có các loại thuốc có hiệu quả khá
cao như: Emamectin benzoate 5 SG, Lamda cyahalothrin 5 EC, Carbaryl 50
WP, Quinalphos 25 EC
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1. Tình hình sản xuất vải
Việt Nam là một trong những nơi đã thuần hóa và trồng vải sớm nhất
và có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây vải Vùng phân bố
tự nhiên của vải ở nước ta ta từ 18 - 19 vĩ độ Bắc trở ra. Ở Miền Nam, khí hậu
nhiệt đới mùa đông có nhiệt độ khá cao, vải không phân hóa mầm hoa được
nên không có quả. Các tỉnh ở nước ta trồng nhiều giống vải khác nhau nhưng
chủ yếu là giống vải thiều (Trần Thế Tục, 2008; Đường Hồng Dật, 2003).
Vùng trồng vải chủ yếu của Việt Nam là vùng đồng bằng sông Hồng,
trung du Bắc Bộ và một phần khu IV cũ. Những nơi trồng nhiều như tỉnh
Hải Dương (huyện trồng nhiều nhất là Thanh Hà), Bắc Giang (Lục Ngạn),

Phú Thọ (Thanh Hào), nông trường Đông Triều (Quảng Ninh), Vườn


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Quốc Gia Cát Bà. Ngoài ra có vườn vải giống chín sớm dọc sông Đáy thuộc
huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ (Hà Nội) (Trần Thế Tục, 2008).
Mấy năm gần đây phong trào làm vườn đang phát triển mạnh như
Hoà Bình, Hà Nội, vùng lòng hồ sông Đà có kế hoạch đẩy mạnh trồng

vải thiều, xem nó như một cây chủ lực trong vườn. Theo số liệu thống kê của
Tổng cục thống kê năm 1997 diện tích vải thiều miền Bắc là 25.114 ha,
trong đó có 10.313 ha ở độ tuổi cho thu hoạch, sản lượng đạt 27.193 tấn.
Do có giá trị kinh tế cao nên những năm gần đây diện tích vải tăng cao và mở
rộng ở nhiều tỉnh phía Bắc (Trần Thế Tục, 2008).
Năm 2000 cả nước có 50.000 ha vải thiều trong đó có 30.000 ha cho
sản phẩm sản lượng đạt 109.200 tấn quả. Năm 2001 cả nước có 60.000 ha,
với 37.000 ha cho sản phẩm. Năm 2003, cả nước có 86.500 ha vải thiều
trong đó có 57.112 ha cho sản phẩm, sản lượng đạt 158.687 tấn. Do gặp
khó khăn về đầu ra cho sản phẩm nên diện tích vải lại có

xu hướng thu hẹp dần và thay thế bằng những cây trồng khác, vì vậy

diện tích vải của nước ta hiện tại có khoảng 35.000 ha, trong đó khoảng
30.000 ha đang cho thu hoạch với sản lượng khoảng 350.000 - 400.000
tấn quả tươi năm 2003. Vùng tập trung chủ yếu hiện nay là Lục Ngạn
(Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương) (Nguyễn Văn Hoa và cs, 2007).
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến năm 2004 diện tích trồng vải
của cả nước đạt 102.300 ha, sản lượng 305.000 tấn (chiếm 13.69% diện tích

và 16.62% sản lượng các loại quả trong cả nước). Giống vải được trồng
phổ biến là giống vải thiều Thanh Hà (chiếm 95% diện tích), ngoài ra còn có
một số giống vải khác như: Vải Phú Hộ, Vải U Hồng, U Trứng, Vải Yên
Hưng, Vải Bình Khê… Diện tích trồng vải tập trung ở các tỉnh miền núi phía
Bắc, những tỉnh trồng nhiều như: Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh,

Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ. Diện tích và sản lượng vải ở một số tỉnh
nước ta được thể hiện trong Bảng 1.1.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh của Việt Nam
STT

Địa phương
(Tỉnh)
Tổng diện
tích (ha)
Diện tích cho sản
phẩm (ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng

(tấn)
1 Bắc Giang 34.923 30.746 51,6 158.774
2 Hải Dương 14.219 12.634 37,7 47.632
3 Lạng Sơn 7.473 5.501 23,1 12.684

4 Quảng Ninh 5.174 3.847 45,1 17.349
5 Phú Thọ 1.705 1.306 72 9.400
6 Thái Nguyên 6.861 4.692 18,7 8.787
7 Vĩnh Phúc 2.923 1.325 83,7 11.087
8 Hà Tây (cũ) 1.573 1.125 56,6 6.370
9 Hòa Bình 1.332 525 73,3 3.850
10 Thanh Hóa 1.709 950 40 13.800
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương, 2005) (Lương Đức Tịnh, 2012)
Cây vải là cây ăn quả đặc sản cổ truyền có giá trị dinh dưỡng cao và là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh Bắc Giang. Năm 2013, Bắc Giang với
tổng diện tích trên 31.000 ha, có sản lượng đạt trên 130.000 tấn quả tươi,
trong đó chỉ riêng huyện Lục Ngạn có sản lượng cao nhất 71.000 tấn.

Hiện nay diện tích trồng vải tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn
nói riêng vẫn đang tăng lên và đã trở thành cây chủ lực trong việc thúc đẩy
kinh tế và xã hội của huyện này. Cùng với sự gia tăng về diện tích trồng vải
thì sự bùng phát gây hại của một số loại sâu hại chính trên cây trồng này cũng
ngày càng trở thành vấn đề quan trọng (Nguyễn Việt Hà và Nguyễn Văn
Liêm, 2014).
1.3.2. Nghiên cứu thành phần và biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây vải
Trong thời gian qua đã thu thập được 51 loài sâu và nhện hại, trong đó
46 loài sâu thuộc 6 bộ côn trùng và 5 loài nhện trên vải. Đối tượng hại

tập trung nhiều nhất ở Bộ cánh vảy Lepidoptera 18 loài chiếm 35,3%,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13


bộ cánh đều Homoptera 15 loài chiếm 29,4%, bộ cánh cứng Coleoptera 8 loài
chiếm 15,7%, bộ cánh nửa Hemiptera 3 loài chiếm 5,8%, lớp nhện 5 loài
chiếm 5% trong đó có các loài gây hại chính là Bọ xít nhãn vải, rệp muội,
nhện lông nhung, sâu đục quả, sâu đục thân (Đào Đăng Tựu và cs, 1999).
Theo nghiên cứu của Viện bảo vệ thực vật (1999) về kết quả thực hiện
dự án điều tra cơ bản sâu hại và thiên địch của chúng trên cây ăn quả ở

Việt Nam năm 1997-1999 thì thành phần sâu hại trên nhãn vải có 38 loài.
Trần Huy Thọ và cs (1996) cho biết kết quả điều tra năm 1995 tại

Hà Nội, Hải Hưng, Nam Hà, Yên Bái đã phát hiện 19 loài côn trùng và 4 loài
nhện hại trên nhãn vải, trong đó có các loài gây hại phổ biến như: bọ xít vải,
rệp sáp, ve sầu bướm, nhện vải, ruồi đục quả
Nhóm sâu sâu ăn bông mới bộc phát và gây hại quan trọng trong một
vài năm gần đây khi diện tích trồng nhãn, vải gia tăng. Sâu có thể ăn trụi hết
bông đặc biệt vào giai đoạn bông rộ, đó là giai đoạn các nhà làm vườn ít

sử dụng thuốc trừ sâu vì sợ ảnh hưởng đến sự đậu trái. Điều tra của

Nguyễn Thị Thu Cúc (2002) tại đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận: nhóm
sâu ăn bông hiện diện đều khắp các địa bàn tại Tiền Giang, Đồng Tháp và
Vĩnh Long. Thành phần nhóm sâu này rất phong phú bao gồm 8 loài là:
Thalassodes falsaria, Comibaena sp., Autoba abrupta, Autoba versicolor,
Hemitheo tritonaria, comostota laesaria, Archips sp., Archips micaceana.
Trong đó theo tác giả gây hại quan trọng nhất là loài Thalassodes falsaria.
Hai loài Comibaena sp. và Archips micaceana cũng hiện diện rải rác nhưng
không đáng kể.
Kết quả điều tra bước đầu về thành phần sâu bệnh hại vải ở Lục Ngạn
(Bắc Giang) và Chương Mỹ (Hà Tây) của Nguyễn Xuân Hồng (1999)


bước đầu xác định được 15 loài sâu hại trong đó có 14 loài thuộc 5 bộ của lớp
côn trùng và 1 loài nhện. Các loài gây hại chính: Nhện lông nhung, bọ xít
nhãn vải, sâu đục quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên cây vải thiều ở tỉnh Bắc Giang
rất phong phú gồm 17 loài khác nhau, trong đó phổ biến gây hại nặng là

ve sầu nhảy, bọ xít vải, nhện lông nhung, sâu cuốn lá búp, sâu đục quả,
(Chi cục BVTV Bắc Giang, 2001).
Qua khảo sát thực địa trên xoài, nhãn, bưởi, vú sữa tại Thành phố

Cần Thơ và khu vực lân cận từ 7/2005 đến 3/2006: kết quả ghi nhận

thành phần sâu đo rất phong phú, gồm 11 loài thuộc 2 họ (7 loài thuộc họ
Geometridae và 4 loài thuộc họ Noctuidae). Tất cả các loài phát hiện đều ăn
bông và lá non. Trên nhãn có 7 loài, xoài 4 loài, bưởi 2 loài, vú sữa 2 loài và
mận 1 loài. Có 3 loài thuộc nhóm đa ký chủ. Trong 11 loài được phát hiện,
chỉ có 2 loài gây hại quan trọng, bao gồm: Comibaena sp., Thalassodes
falsaria. Cả hai loài này đều có có chu kỳ sinh trưởng ngắn và khả năng

ăn phá mạnh, thường hiện diện với mật số cao trên bông của nhãn và xoài
(Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Thị Thu Cúc, 2008).
Theo Nguyễn Công Thuật (1996) có khoảng 30 loài sâu hại nhãn - vải
trong đó 10 loài có ý nghĩa kinh tế. Căn cứ vào đặc điểm gây hại chúng được
xếp vào 5 nhóm: Nhóm sâu ăn lá, nhóm chích hút, nhóm sâu hại thân cành,
nhóm sâu hại quả, nhóm nhện.

Theo Lương Đức Tịnh (2012) đã xác định được 35 loài côn trùng gây
hại trên vải, thuộc 20 họ, 5 bộ trong đó côn trùng thuộc Bộ cánh vảy
(Lepidoptera) có số lượng loài nhiều nhất tới 15 loài thuộc 10 họ. Ngoài ra
thu được 9 loại bệnh hại. Những loài sâu hại nguy hiểm đó là: Sâu đo, sâu đục
cuống quả vải (Conopomorpha sinensis Bradley), bọ xít nhãn, vải
(Tessaratoma papillosa Drury).
Điều tra thành phần sâu bệnh hại vải tại Thanh Hà, đã phát hiện được
10 loài dịch hại, trong đó có 5 loài sâu hại và 3 loài bệnh hại xuất hiện
thường xuyên; đối tượng sâu hại quan trọng, có 2 loại: sâu đo ngài xanh
Thalassodes falsaria và sâu đục cuống quả Comopospha siensis Bradley.

×