Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

nghiên cứu bệnh thối thân lúa (sclerotium oryzae) và biện pháp phòng trừ tại xã ái quốc, thành phố hải dương, tỉnh hải dương vụ mùa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 73 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





THÂN NHẬT THẮNG


NGHIÊN CỨU BỆNH THỐI THÂN LÚA
(SCLEROTIUM ORYZAE) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
TẠI XÃ ÁI QUỐC, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG,
TỈNH HẢI DƯƠNG VỤ MÙA NĂM 2014



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT


HÀ NỘI , NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






THÂN NHẬT THẮNG


NGHIÊN CỨU BỆNH THỐI THÂN LÚA
(SCLEROTIUM ORYZAE) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
TẠI XÃ ÁI QUỐC, THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG,
TỈNH HẢI DƯƠNG VỤ MÙA NĂM 2014


Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN


HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn




Thân Nhật Thắng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và
người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Văn Viên - Bộ môn Bệnh cây - Khoa Nông học - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa
Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ, bà con nhân dân xã Ái
Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; Cán bộ phòng kỹ thuật Chi cục
bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương - Sở Nông nghiệp & PTNT Hải Dương đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè và những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và thực hiện bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn





Thân Nhật Thắng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu về nấm Sclerotium oryzae gây bệnh thối thân lúa
trên thế giới 4
1.1.1. Một số đặc điểm về nấm Sclerotium oryzae 5
1.1.2. Một số đặc điểm bệnh thối thân lúa do nấm Sclerotium oryzae 5
1.1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh thối thân lúa 6
1.2. Những nghiên cứu ở trong nước. 14
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊU CỨU 17
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 17
2.1.1. Đối tượng 17
2.1.2. Vật liệu 17
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.2. Nội dung 20
2.2.1. Phân lập nấm Sclerotium oryzae từ các mẫu lúa bị bệnh đã thu
thập được 20
2.2.2. Quan sát, mô tả đặc điểm hình thái của nấm Sclerotium oryzae 20
2.2.3. Nghiên cứu một số đặc điểm nuôi cấy nấm Sclerotium oryzae 20

2.2.4. Nghiên cứu khả năng lây bệnh nhân tạo nấm Sclerotium oryzae đối
với một số giống lúa gieo trong nhà lưới và trên ruộng sản xuất 20
2.2.5. Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc đối với nấm Sclerotium
oryzae trên môi trường nhân tạo và đối với bệnh thối thân lúa
trong nhà lưới và trên ruộng 21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1. Phân lập nấm Sclerotium oryzae 21
2.3.2. Quan sát, mô tả đặc điểm hình thái của nấm Sclerotium oryzae 21
2.3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm nuôi cấy nấm Sclerotium oryzae 22
2.3.4. Phương pháp lây bệnh nhân tạo 22
2.3.5 Phương pháp nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc đối với nấm
Sclerotium oryzae trên môi trường nhân tạo 22
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu khả năng phát triển của bệnh 22
2.3.7 Phương pháp nghiên cứu hiệu lực của thuốc đối với nấm và bệnh
thối thân, thối hạch trên cây lúa
23
2.4. Xử lý số liệu 23
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Kết quả điều tra tình hình bệnh thối thân lúa tại xã Ái Quốc, thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương vụ mùa năm 2014 24
3.1.1. Kết quả điều tra tình hình bệnh thối thân lúa nếp cái hoa vàng cấy
ở chân đất cao và trũng vụ mùa năm 2014 tại xã Ái Quốc, thành
phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
24
3.1.2. Kết quả điều tra bệnh thối thân lúa Nếp cái hoa vàng cấy ở các
mật độ khác nhau vụ mùa năm 2014 tại xã Ái Quốc, thành phố
Hải Dương, tỉnh Hải Dương

26
3.2. Kết quả phân lập nấm Sclerotium oryzae từ mẫu lúa bị bệnh thu thập được
tại xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương vụ mùa năm 2014 28
3.3. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, phát triển của nấm
Sclerotium oryzae trên môi trường nhân tạo 29
3.3.1. Đặc điểm hình thái nấm Sclerotium oryzae 29
3.3.2. Kết quả nghiên cứu khả năng phát triển của nấm Sclerotium
oryzae khi nuôi cấy trên môi trường nhân tạo 30
3.4. Kết quả nghiên cứu khả năng lây bệnh nhân tạo của nấm Sclerotium
oryzae đối với lúa 37
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.4.1. Kết quả nghiên cứu khả năng lây bệnh nhân tạo của nấm
Sclerotium oryzae đối với một số giống lúa nếp gieo trong chậu
vại ở nhà lưới 37
3.4.2. Kết quả nghiên cứu khả năng lây bệnh nhân tạo của nấm
Sclerotium oryzae đối với một số giống lúa tẻ gieo trong chậu vại
ở nhà lưới 38
3.4.3. Kết quả nghiên cứu khả năng lây bệnh nhân tạo của nấm
Sclerotium oryzae đối với một số giống lúa gieo trong ô xi măng
ở nhà lưới 40
3.4.4. Kết quả nghiên cứu khả năng lây lan của bệnh thối thân trong nhà
lưới khi lây bệnh nhân tạo 41
3.4.5. Kết quả nghiên cứu khả năng phát triển của vết bệnh trên gốc lúa
sau khi lây nhiễm nhân tạo trong chậu vại ở nhà lưới 46
3.5. Kết quả nghiên cứu phòng trừ bệnh thối thân lúa 48
3.5.1. Kết quả nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc đối với nấm
Sclerotium oryzae trên môi trường PSA 48
3.5.2. Kết quả nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc đối với bệnh thối

thân lúa trồng trong chậu vại ở nhà lưới 49
3.5.3. Kết quả nghiên cứu hiệu lực của thuốc Fuji-one 400WP và
Ketomium đối với bệnh thối thân lúa trên đồng ruộng vụ mùa
năm 2014 tại xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương 51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
Kết luận 52
Đề nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Giải thích chữ viết tắt
1 BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
2 CV Hệ số biến động
3 HLPT Hiệu lực phòng trừ
4 LSD Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
5 M Lớp phủ
6 NĐHN Ngày đếm hạch nấm
7 NĐKT Ngày đo kích thước
8 NĐT Ngày điều tra
9 NM Không lớp phủ
10 NXB Nhà xuất bản
11 OMA Oatmeal agar
12 PGA Khoai tây-glucose-agar
13 PP Trang
14 PSA Khoai tây-đường sacarose-agar
15 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
16 TB Trung bình

17 TLBĐC Tỷ lệ bệnh đất cao
18 TLBĐT Tỷ lệ bệnh đất trũng
19 TLBMĐC Tỷ lệ bệnh mật độ cấy
20 VFA Hiệp hội lương thực Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh thối thân lúa Nếp cái hoa vàng cấy ở
chân đất cao và trũng vụ mùa năm 2014 tại xã Ái Quốc, thành
phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương 25
3.2 Kết quả điều tra bệnh thối thân lúa Nếp cái hoa vàng cấy ở các mật
độ khác nhau vụ mùa năm 2014 tại xã Ái Quốc, thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương 27
3.3 Kết quả phân lập nấm Sclerotium oryzae từ mẫu lúa bị bệnh thu thập
được tại xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương vụ
mùa năm 2014 28
3.4 Kích thước hạch nấm trong mô bẹ lá và trong thân ống rạ thu thập
được ở xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương năm
2014 29
3.5 Đường kính tản nấm sau 2, 4, 6, 8 ngày nuôi cấy trên một số môi
trường nhân tạo 30
3.6 Đường kính tản nấm sau 2, 4, 6, 8 ngày nuôi cấy trên môi trường có
các mức pH khác nhau 32
3.7 Số lượng hạch nấm trên một số môi trường sau 10, 15 ngày nuôi cấy 33
3.8 Kết quả nghiên cứu sự phát triển số lượng hạch nấm Sclerotium
oryzae trên một số bộ phận của cây lúa sau các ngày nuôi cấy 35

3.9 Khả năng nhiễm bệnh của các giống lúa nếp ở các giai đoạn sinh
trưởng khác nhau trồng trong chậu vại ở nhà lưới 37
3.10 Khả năng nhiễm bệnh của các giống lúa tẻ ở các giai đoạn sinh
trưởng khác nhau trồng trong chậu vại ở nhà lưới 39
3.11 Khả năng nhiễm bệnh của các giống lúa nếp, lúa tẻ ở các giai đoạn
sinh trưởng khác nhau trồng trong ô xi măng ở nhà lưới 40
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.12 Khả năng lây lan của bệnh thối thân lúa sau 15 ngày lây bệnh nhân
tạo trong chậu vại ở nhà lưới giai đoạn lúa đẻ nhánh 42
3.13 Khả năng lây lan của bệnh thối thân lúa sau 15 ngày lây bệnh nhân
tạo trong chậu vại ở nhà lưới giai đoạn lúa làm đòng 43
3.14 Khả năng lây lan của bệnh thối thân lúa sau 15 ngày lây bệnh nhân
tạo trong chậu vại ở nhà lưới giai đoạn lúa trỗ 45
3.15 Kích thước vết bệnh sau khi lây lúa ở các giai đoạn trồng trong
khay nhựa 47
3.16 Kết quả nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc đối với nấm
Sclerotium oryzae trên môi trường PSA 49
3.17 Kết quả nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc đối với bệnh thối
thân lúa trong nhà lưới 50
3.18 Kết quả nghiên cứu hiệu lực của thuốc Fuji-one 400WP và
Ketomium đối với bệnh thối thân lúa trên đồng ruộng vụ mùa
năm 2014 tại xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương 51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

3.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh thối thân lúa Nếp cái hoa vàng cấy ở
chân đất cao và trũng vụ mùa năm 2014 tại xã Ái Quốc, thành
phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương 25
3.2 Kết quả điều tra bệnh thối thân lúa Nếp cái hoa vàng cấy ở các mật
độ khác nhau vụ mùa năm 2014 tại xã Ái Quốc, thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương 27
3.3 Đường kính tản nấm (mm) sau 2, 4, 6, 8 ngày nuôi cấy trên môi
trường nhân tạo PCA 31
3.4 Số lượng hạch nấm

trên các môi trường sau 10, 15 ngày cấy 34
3.5 Kết quả nghiên cứu sự phát triển số lượng hạch nấm Sclerotium
oryzae trên một số bộ phận cây lúa sau 20 ngày nuôi cấy 36
3.6 Khả năng nhiễm bệnh của các giống lúa Nếp, lúa tẻ ở các giai đoạn
sinh trưởng khác nhau trồng trong ô xi măng ở nhà lưới 41
3.7 Khả năng lây lan của bệnh thối thân lúa sau 15 ngày lây bệnh nhân
tạo trong chậu vại ở nhà lưới giai đoạn lúa đẻ nhánh 42
3.8 Khả năng lây lan của bệnh thối thân lúa sau 15 ngày lây bệnh nhân
tạo trong chậu vại ở nhà lưới giai đoạn lúa làm đòng 44
3.9 Khả năng lây lan của bệnh thối thân lúa sau 15 ngày lây bệnh nhân
tạo trong chậu vại ở nhà lưới giai đoạn lúa trỗ 46
3.10 Kích thước vết bệnh sau khi lây trên giống Nếp cái hoa vàng giai
đoạn trỗ. 48

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính cung
cấp lương thực cho hai phần ba dân số thế giới. Hiện nay có trên 100 quốc gia
sản xuất lúa gạo. Trên thế giới, cây lúa được khoảng 250 triệu nông dân trồng, là
lương thực chính của hơn 1,3 tỉ người trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông
dân, là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người. Châu Á là nơi gắn
liền với văn minh lúa nước, sản xuất lúa gạo chiếm phần lớn trên thế giới về
diện tích và sản lượng.Việt Nam, với dân số trên 90 triệu người, có khoảng
70% là nông dân, sản xuất nông nghiệp trồng lúa là cây lương thực
chính.Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2009,
cả nước xuất khẩu hơn 6,052 triệu tấn gạo các loại, với giá trị 2,464 tỉ USD.
Những năm gần đây nước ta luôn đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu
gạo sau Thái Lan.
Trong những năm gần đây, sản xuất lúa gạo đạt được mức tăng trưởng
tăng đáng kể. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ, vấn đề an
ninh lương thực vẫn đang là một bài toán đang cần tìm lời giải. Theo dự báo
của FAO (Food and Agricuture Organization) thế giới đang có nguy cơ
thiếu hụt lương thực do dân số tăng nhanh, sức mua lương thực, thực
phẩm tại nhiều nước tăng, biến đổi khí hậu toàn cầu gây hiểm họa khô hạn,
bão lụt, quá trình đô thị hoá làm giảm đất trồng lúa… những vấn đề trên đã và
đang khiến thế giới rơi vào nguy cơ thiếu hụt lương thực trầm trọng. Theo
FAO để đảm bảo mức tiêu dùng lương thực ổn định, mức tăng sản lượng
lương thực hàng năm phải gấp 2 lần so với mức tăng dân số. Đến năm 2030,
toàn thế giới phải sản xuất lúa gạo nhiều hơn khoảng 60% so với những năm
gần đây để đáp ứng nhu cầu tăng dân số.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2


càng diễn ra mạnh mẽ kéo theo đó là diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần,
vì vậy nhu cầu lương thực ngày càng tăng cao, do đó vấn đề về lương thực
ngày càng cấp thiết và là một trong những mối quan tâm lớn nhất cho mục
tiêu lương thực trước mắt cũng như lâu dài của nước ta. Điều đáng chú ý nhất
ở nền nông nghiệp Việt Nam là ngày càng phát triển, đạt được những thành
tựu to lớn về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Điều đáng chú ý nữa,
Việt Nam không những đảm bảo được an ninh lương thực toàn quốc mà còn
vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo với sản lượng trên 6 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên năng suất lúa ở nước ta luôn bấp bênh theo từng mùa vụ, theo từng
năm do nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún, khó cơ
giới hóa, khí hậu thời tiết bất thuận, do thiên tai, quá trình áp dụng giống mới
chưa thâm canh, phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa là điều kiện
thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phòng trừ đặc biệt là do các
bệnh hại gây ra. Hiện nay tình hình dịch bệnh trên cây lúa cũng ngày càng
tăng và có nhiều biến đổi phức tạp gây thiệt hại lớn cho ngành trồng lúa.
Trong đó bệnh thối thân lúa là bệnh hại được các nước trên thế giới nghiên
cứu nhiều, có ý nghĩa kinh tế ở các nước trồng lúa, ở Việt Nam bệnh mới xuất
hiện nhưng đã làm thiệt hại năng suất rất lớn. Bệnh do nấm Sclerotium oryzae
gây ra. Bệnh mới xuất hiện ở một số nơi như Hải Dương, Bắc Giang, Thái
Nguyên… đặc biệt bệnh gây hại nặng đối với lúa nếp trong vụ mùa. Đến nay
bệnh này chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, được sự phân công của bô môn Bệnh cây,
Khoa Nông học – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS Nguyễn Văn Viên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh
thối thân lúa (Sclerotium oryzae) và biện pháp phòng trừ tại xã Ái Quốc,
thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương vụ mùa năm 2014”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

2. Mục đích và yêu cầu

2.1. Mục đích
Tìm hiểu tình hình phát sinh, phát triển của nấm Sclerotium oryzae tại
Hải Dương và biện pháp phòng trừ.
2.2. Yêu cầu
- Thu thập mẫu lúa bị bệnh và phân lập nấm Sclerotium oryzae từ các
mẫu lúa bị bệnh đã thu thập được.
- Mô tả đặc điểm hình thái của nấm Sclerotium oryzae
- Tìm hiểu một số đặc điểm nuôi cấy nấm Sclerotium oryzae
- Lây bệnh nhân tạo để xác định khả năng kháng, nhiễm bệnh thối
thân do nấm Sclerotium oryzae đốivới một số giống lúa đang được gieo cấy
phổ biến trong sản xuất.
- Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc đối với nấm Sclerotium
oryzae trên môi trường nhân tạo và đối với bệnh thối thân lúa trong nhà
lưới và trên ruộng sản xuất.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu về nấm Sclerotium oryzae gây bệnh thối thân lúa trên
thế giới
Bệnh thối thân lúa do nấm Sclerotium oryzae là một trong những bệnh
hại quan trọng ở các nước trồng lúa trên thế giới đã được nhiều tác giả nghiên
cứu. Bệnh đã gây thiệt hại năng suất đáng kể ở các nước trồng lúa trên thế giới.
Thối thân lúa ( Oryza sativa L.) , do Sclerotium oryzae Catt . , Từ lâu đã
được biết là gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người trồng lúa cả ở Mỹ và ở
nước ngoài. Lần đầu tiên được phát hiện ở Ý vào năm 1876 bởi Cattaneo.
Metcalf (1907) báo cáo rằng nó đã được tìm thấy bệnh thối thân lúa ở

Bắc Carolina và nó gây ra bệnh thối thân trên lúa nước
Miyake (1910) báo cáo sự xuất hiện của bệnh thối thân ở Nhật Bản và
ông cho rằng thiệt hại năng suất lớn là do bệnh này.
Tisdale (1921) đã báo cáo sự xuất hiện của bệnh và ông nghi ngờ nó
xuất hiện của ở Arkansas. Đồng thời ông tiến hành các thí nghiệm trong
phòng thí nghiệm để chứng minh khả năng gây bệnh của nấm.
Bockus et all (1977) đã nghiên cứu khả năng cạnh tranh hoại sinh của
Sclerotium oryzae có nguồn gốc từ hạch nấm.
Hussain S. và Ghaffar A. (1993) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc phơi
ải đến khả năng sống và tồn tại của hạch nấm Sclerotium oryzae trong đất.
Cother E. (1998), đại hội quốc tế về bệnh học thực vật họp lần thứ 7
(1998) Cother - Tính nhạy cảm của giống lúa Úc đối với nấm bệnh thối thân
Sclerotium oryzae.
Cintas N.A. Webstervà R.K. (2001) đã tìm ra được ảnh hưởng của việc
quản lý rơm rạ trên ruộng đối với nấm Sclerotium oryzae gây bệnh thối thân
và năng suất của lúa ở California, Mỹ.
Năm 2009, nấm gây bệnh thối thân cây lúa được xác định là Sclerotium
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

hydrophilum dựa trên đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của nó (Cedeno
et all 1997).
Elliot T. Maschmann et al (2010), đã nghiên cứu tỷ lệ, thời gian bón
phân Kali và thuốc diệt nấm ảnh hưởng đến năng suất lúa và bệnh thối thân
lúa do nấm Sclerotium oryzae gây ra.
Prakash (2013) đã nghiên cứu phát triển biện pháp thân thiện với môi
trường bằng sàng lọc các tác nhân kiểm soát sinh học chống lại nấm
Sclerotium oryzae.
1.1.1. Một số đặc điểm về nấm Sclerotium oryzae
Loài Sclerotium hình thức là hạch nấm và sợi nấm vô trùng không có

quả thể hay bào tử. Sclerotium bao gồm hơn 40 loài thực vật gây bệnh (Farr et
all 2008). Nhiều loài Sclerotium hiếm khi sinh sản hữu tính (Punja 1988,
Punja và Rahe 2001, Kohn 2004). Tên Sclerotium lần đầu tiên được giới thiệu
bởi Tode (1790).
1.1.2. Một số đặc điểm bệnh thối thân lúa do nấm Sclerotium oryzae
Triệu chứng: Thường quan sát thấy ở giai đoạn đẻ nhánh. Ban đầu bệnh
thối thân xuất hiện là các vết bệnh nhỏ, màu đen không đều trên bẹ lá bên
ngoài gần mực nước. Khi bệnh tiến triển, bẹ lá bị nhiễm chết và bung ra. Cuối
cùng bệnh có thể xâm nhập vào thân ống rạ. Khi thân ống rạ bị nhiễm bệnh
dẫn đến cây lúa yếu, dễ đổ, bông lép, trường hợp nghiêm trọng có thể cây sẽ
bị chết. Khi mở bẹ lá hoặc thân bị bệnh có thể tìm thấy vô số hạch nấm màu
đen được gắn trên các mô bẹ lá bị bệnh, hạch nấm và sợi nấm là nguồn bệnh
chủ yếu. Hạch nấm được tìm thấy trong các mô thối của bẹ lá và các thân ống
rạ lúa bị bệnh, cây lúa bị bệnh thường bị đổ. Nguồn bệnh bảo tồn thường tìm
thấy trong rơm rạ sau khi thu hoạch lúa. Sự xuất hiện của hạch nấm thường là
cách dễ dáng nhất để chuẩn đoán bệnh do nấm Sclerotium oryzae gây hại.
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Sclerotium oryzae. Có sợi nấm màu
trắng xám, hạch nấm hình cầu màu đen sáng bóng có thể nhìn thấy bằng mắt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

thường như một khối đen.
Điều kiện thuận lợi bệnh phát triển: Lúa bị nhiễm rầy, sâu đục thân,
bón quá nhiều phân đạm.
Bảo tồn: Các hạch nấm tồn tại trong rơm rạ, lan truyền nhờ nước tưới.
Hạch nấm tồn tại ở tầng trên của đất thời gian dài. Thời gian phân hủy của
hạch nấm là khoảng 2 năm, hạch khả thi có thể tồn tại 6 năm. Bệnh thối thân
lan truyền nhờ dòng nước, các hạch nấm nổi trên bề mặt theo dòng nước đi
tới vùng khác tiếp tục quá trình nảy mầm và lây nhiễm sang cây kí chủ khác.
Quản lý: Bằng cách cày sâu, bừa kỹ. Trong mùa hè thì đốt rơm rạ để

loại bỏ hạch nấm. Bón phân cân đối hạn chế bón quá nhiều đạm, tránh sự lây
lan theo dòng nước từ nơi có nguồn bệnh đến các ruộng xung quanh. Cần phải
tháo bớt nước khi bị ngập để cho đất khô, hạn chế sự lây nhiễm.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh thối thân lúa
Năm 1993, S.Hussain và A.Ghaffar đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc
phơi ải đến khả năng sống và tồn tại của hạch nấm Sclerotium oryzae trong
đất. Sau 3 ngày ngày xử lý đất bằng cách phủ nilon lên đã làm giảm sức sống
100% của hạch nấm Sclerotium oryzae ở độ sâu 5cm. Hạch nấm vẫn còn tồn
tại ở độ sâu 20cm cũng đã chết sau khi chuyển vụ. Tháng sáu, năm 1984 tại
các khu vực có cấu trúc đất khác nhau Karachi (thịt pha cát), đất Sakrand (đất
sét pha cát) và đất Lahore (đất sét) cũng đã sử dụng nilon để phủ sau 3 đến 7
ngày đã làm giảm khả nảng sống của hạch nấm. Khả năng sống của hạch nấm
liên quan đến tăng nhiệt độ đất do lớp phủ, đất được phơi ải làm gia tăng số
lượng vi khuẩn đối kháng với Sclerotium oryzae cũng như pH, tăng chất hữu
cơ và Kali nhưng làm giảm Nitơ và Phốt pho.
Nấm Sclerotium oryzae, nguyên nhân của bệnh thối thân lúa xảy ra ở
hầu hết các nước sản xuất lúa gạo trên thế giới. Tại Pakistan và Arkans bệnh
thối thân làm thiệt hại năng suất cao lên tới 72% - 75%. Ở Philippines (Ou,
1972) thiết hại năng suất từ 30 - 38%, 10 - 70% ở Ấn Độ (Singh and Pavgi,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

1966). Các khu vực trồng lúa còn lại trên thế giới ước tính thiệt hại năng xuất
từ 5% - 10% (Ou, 1972). Hạch nấm Sclerotium oryzae hình thành trong các
mô bẹ lá lúa tồn tại trong đất là nguyên nhân của bệnh thối thân lúa (Keim và
Webster, 1974). Giống kháng bệnh thối thân không có sẵn. Trong thực tế để
hạn chế bệnh thối thân người ta đã sử dụng thuốc diệt nấm nhưng phương
pháp này thường gây ô nhiễm môi trường, để lại dư lượng trên nông sản (Hori
và Izuka, 1951; Shioyama và cộng sự, 1964). Gần đây, kỹ thuật phơi ải đất đã
phát triển bởi Katan et al. (1976) đã được sử dụng thành công để loại bỏ hạch

nấm của Sclerotium oryzae gây bệnh thối thân lúa (Usmani và Ghaffar, 1982).
Kết quả sơ bộ đã được công bố (Hussain và Ghaffar, 1987)
Thí nghiệm được thực hiện tại ba địa điểm khác nhau với các khu vực
có cấu trúc đất khác nhau. Mùa hè năm 1984 làm thí nghiệm với 3 loại đất
khác nhau, đất Karachi (thịt pha cát), đất Sakrand (đất sét pha cát) và đất
Lahore ( đất sét). Hạch ba tháng tuổi Sclerotium oryzae với 100% khả năng
sống được sử dụng để nhiễm nhân tạo trong đất. Túi nilon có chứa 10g đất bị
nhiễm khuẩn nhân tạo với 10 hạch nấm/g đất, chôn vùi vào trong đất tại các
khu vực có cấu trúc đất khác nhau tại các độ sâu tương ứng khác nhau 5cm và
15cm, 20cm sau đó phủ tấm nilon trong suốt lên trên, đất được tưới nước
trước khi phủ. Có bốn lần lặp lại cho mỗi thí nghiệm và các ô được chọn ngẫu
nhiên. Nhiệt độ đất đo bằng cách chèn nhiệt kế ở độ sâu 5cm và 20cm đã
được ghi lại cứ hai giờ một lần giữa 8 giờ đến 16 giờ. Trong một túi nilon thử
nghiệm riêng biệt với độ sâu 20cm được đưa trở lại mức độ sâu 5cm. Túi đã
được gỡ bỏ sau ba ngày phơi ải và hạch nấm được phân cách bằng sàng và kỹ
thuật nổi trên mặt nước (Usmani và Ghaf-xa, 1974). Khả năng sống của các
hạch đã được thử nghiệm bằng cách cấy chúng trên môi trường Water- Agar.
Kỹ thuật pha loãng dung dịch đất (Waksman và Fred, 1922) đã được sử dụng
để nghiên cứu số lượng vi sinh vật trong đất trên môi trường thạch với mức
pH 5,3 bổ sung thêm các chất kháng sinh penicillin và streptomycin 100 ppm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

sử dụng để phân lập nấm. Xạ khuẩn và vi khuẩn được phân lập trên cùng một
môi trường không có thêm các chất kháng sinh ở mức pH 7,2. Vi sinh vật
hoạt động đối kháng trong ống nghiệm được thử nghiệm khi cấy, phân lập
ngẫu nhiên của các xạ khuẩn và vi khuẩn gần rìa của đĩa petri.
pH của đất được xác định trong hỗn hợp của đất và nước cất. Phốt pho
có sẵn được chiết xuất với NaHCO
3

và đo bằng phương pháp molypden. Hàm
lượng chất hữu cơ được xác định khi đốt. Kali được đo bằng quang phổ hấp
thụ nguyên tử. Nitơ tổng số được tính toán bằng phương pháp Kjeldahl’s.
Ở thí nghiệm sử dụng đất sét (Lahore) và đất thịt pha cát (karachi), đất
sét pha cát (Sakrand) không sử dụng nilon phủ, làm giảm khả năng sống của
hạch nấm 16% ở đất thịt pha cát và 46% tại đất sét pha cát. Trong thí nghiệm
sử dụng lớp phủ, hạch nấm ở độ sâu 20cm làm giảm khả năng sống 87% và
62% tương ứng với đất sét pha cát và đất sét. Hạch nấm trong đất sét pha cát
và đất sét dễ mất khả năng năng sống hơn vì nhiệt độ trong đất thường cao
hơn. Còn ở đất thịt pha cát thì khả năng sống của hạch nấm vẫn còn khoảng
84% ở độ sâu 15 - 20cm, sau khi phơi ải 4 ngày hạch nấm cũng mất hoàn toàn
khả năng tồn tại.
Hạch mất khả năng tồn tại là do đất ướt càng làm tăng nhiệt độ đất
(Usmani và Ghaffar, 1984). Sau khi sử dụng lớp phủ nilon trong đất ẩm ướt
nhiệt độ đất từ 14h – 16h ở độ sâu 5cm đạt tối đa là 56
0
C ở đất sét pha cát,
50
0
C ở đất sét và 49
0
C ở đất thịt pha cát. Khi tăng nhiệt độ dưới đất lớp phủ
đã làm giảm khả năng tồn nấm Sclerotium oryzae (Usmani và Ghaffar, 1986).
Khi sử dụng nilon để làm lớp phủ trên đất đã loại bỏ được rất nhiều vi sinh
vật gây bệnh trong đất như Verticillium dahlia, Fusarium oxysporum Sp.
Lycopersici (Katan et al. 1976), Sclerotium rolfsii (Grinstein et al. 1979).
Plasmodiophora brassicae (White and Buzacki,1979), Rhizoctonia solani,
Thielaviopsis basicola và pythium spp. (Pullman et al. 1981), Macrophomina
phaseolina (Sheikh and Ghaffar, 1984) đã được báo cáo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9

Trong nghiên cứu này cho thấy đất được phơi ải làm tăng số lượng vi
sinh vật có ích trong đất, gia tăng trong hoạt động đối kháng chống lại nấm
Sclerotium oryzae. Có báo cáo rằng sau khi phơi ải đất một năm sau, các vi
khuẩn gram dương vẫn làm giảm tối đa sự phát triển của nấm. Tuy nhiên loại
trực khuẩn bacillus spp., phát triển mạnh mẽ trong đất phơi ải (Stapleton và
Devay, 1982, 1984).
Bảng phân tích hóa học đất sau khi phơi ải tại các địa điểm có cấu trúc
đất khác nhau trong suốt mùa hè năm 1984
Cấu trúc đất
Chất hữu cơ
(%)
pH
Nitrogen
ppm
Postassium
ppm
Phosphorus
Ppm
M NM M NM

M NM M NM M NM
Karachi
( thịt pha cát)
0.89*

0.76 8.18 8.08

1350*


1372

84* 66 80*

91
Lahore
(đất Sét)
0.56*

0.44 8.84 8.75

1000 1000

17 16 16 18
Sakrand
(đất sét pha cát)
0.52*

0.43 8.39*

8.27

0630*

0642

27 25 13 15
Ghi chú: M: lớp phủ NM: Không lớp phủ
*: Khác nhau đáng kể về sử dụng phương pháp có lớp phủ và không lớp phủ

ở mức 5%
Hầu hết các nhóm vi sinh vật thường được sử dụng trong kiểm soát
sinh học hoặc để kích thích tăng trưởng thực vật (Baker và Cook, 1974).
Tương tự như vậy, sử dụng lớp phủ bằng nilon đất thường có dinh dưỡng
khoáng hòa tan cao hơn đất không được xử lý (Baker và Cook, 1974; Jones và
cộng sự, 1977; Chen và Katan, 1980; Stapleton và cộng sự, 1985). Đất được
phơi ải cũng cho thấy sự gia tăng pH, chất hữu cơ, kali làm giảm nitơ và phốt
pho trong đất. Gia tăng sản lượng gạo 23% khi đất được phơi ải (Usmani et
al.,1985)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Trên thực tế sử dụng lớp phủ bằng nilon để hạn chế sự phát triển của
bệnh thối thân lúa và tăng năng xuất, lớp phủ nilon có thể sử dụng được 3 – 4
lần nhưng cũng cần có sự tính toán chi phí hợp lý để có lợi ích cao nhất.
Ngoài ra cũng cần phát triển sử dụng lớp phủ bằng nilon trên diện tích lớn
trồng lúa.
Năm 1998, đại hội quốc tế về bệnh học thực vật họp lần thứ 7 (1998)
Cother - Tính nhạy cảm của giống lúa Úc đối với nấm bệnh thối thân
Sclerotium oryzae
Các vùng trồng lúa của Úc nằm ở phía tây nam New South Wales giữa
sông Murray và Murrumbidgee. Bởi vì đây là khu vực bị cô lập, nó không bị
mắc những bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến các quốc gia sản xuất lúa gạo
khác. Bệnh thối do Sclerotium oryzae lần đầu tiên quan sát thấy ở New South
Wales vào năm 1995. Ở nước ngoài đó, là một căn bệnh nghiêm trọng tấn
công thân của cây lúa nhờ dòng nước và tiến vào các bẹ lá bên trong, gây thiệt
hại lớn đến năng suất. Vì bệnh này mới với khu vực trồng lúa của Úc. Ba thí
nghiệm đã được tiến hành để xếp hạng các giống lúa theo sự mẫn cảm đối với
nấm Sclerotium oryzae gây bệnh thối thân. Mười ba giống lúa Amaroo,
Bogan, Doongara, Goolarah, Illabong, Jarrah, Kyeema, Langi, millin, Pelde,

Namage, YRL 101 và YRL 38 được trồng trong nhà kính ở nhiệt độ 25
o
C. Sử
dụng các thí nghiệm riêng biệt, các giống lúa sử dụng một trong hai phương
pháp lây bệnh.
Phương pháp thứ 1: Sử dụng một đĩa môi trường có đường kính 6cm có
hạch nấm 14 ngày tuổi dùng que cấy cắt các miếng thạch có kích thước
3x3mm theo phương pháp áp miếng thạch có sợi nấm vào bẹ lá lúa tại mực
nước, dùng băng nilon mỏng quấn để miếng thạch không bị rơi, sử dụng cây
lúa 64 ngày tuổi thân cây lúa không bị thương. Thí nghiệm này được lặp lại 4
lần trong một thiết kế tách khối tiến hành hai lần.
Phương pháp thứ 2: Tách hạch nấm từ bẹ lá và rắc lên trên mặt đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

xung quanh cây lúa ngay trước khi cho nước vào. Rắc mỗi chậu khoảng 3,75
x 10
4
hạch, vượt quá số lượng có thể có trong một ruộng lúa bị nhiễm bệnh.
Thí nghiệm ở California (Mỹ) đã sử dụng 200 hạch nấm/cây. Sau khi lây bệnh
theo dõi cây trồng đến khi trưởng thành, thu hoạch và khi nhiễm bệnh đo
chiều dài của bẹ lúa bị nhiễm, gióng bên ngoài và bên trong bị nhiễm bệnh và
quan sát thời gian hình thành hạch.
Kết quả thu được, tỷ lệ nhiễm trong cùng một cây là rất khác nhau, đặc
biệt là lây bệnh bằng phương pháp rắc hạch nấm trên đất. Một số cây bị
nhiễm bệnh với chiều dài vết bệnh 200mm trong khi những cây khác không bị
nhiễm. Bẹ lá bên ngoài hiếm khi mang hạch nấm và có khác biệt đáng kể giữa
chồi rễ của cùng một cây về chiều dài bên ngoài và bên trong mang hạch nấm.
Lý do của điều này chưa được biết. Phân tích từng phần thân lá cho thấy
không có hướng phù hợp để dữ liệu được phân tích trên tổng chiều dài của

mỗi phần thân mang hạch nấm cho tất cả các cây trong một ruộng. Các giống
không đồng nhất về tính kháng để ngăn chặn sự nhiễm bệnh. Giống Amaroo,
Kyeema, Millin và YRL38 bị giảm năng suất đáng kể khi lây nhiễm bệnh
nhân tạo với năng suất giảm gần 30%, trong đó giống Kyeema và YRL38
giảm 9,5%. Chiều dài vết bệnh không phản ánh năng suất. Giống Lange và
giống Pelde đều nhiễm hạch nấm nhưng năng suất của giống không bị ảnh
hưởng đáng kể bởi bệnh thối thân. Giống Amaroo có bẹ lá nhiễm ít hơn 45%
so với giống Lange nhưng lại giảm sản lượng 27%. Sự nhiễm bệnh của cây
lúa bị ảnh hưởng trực tiếp bằng phương pháp áp miếng thạch có hạch nấm rõ
hơn phương pháp rắc hạch nấm trên đất xung quanh cây, mặc dù rắc hạch
nấm trên đất là thực tế hơn. Có thể thấy rằng áp lực của bệnh thối thân do
nấm Sclerotium oryzae thể hiện ở New South Wales là không nghiêm trọng
như các loại khác và do đó trong điều kiện hiện nay chỉ đặt ra một mối đe dọa
cho một số giống.
Năm 2001, N. A. Cintas and R. K. Webster đã tìm ra sự ảnh hưởng của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

việc quản lý rơm rạ trên đồng ruộng đối với sự phát triển của nấm Slerotium
oryzae ở California. Trong các vụ lúa, người ta liên tục đốt cháy rơm rạ để
giải quyết giảm thiểu lượng tác nhân gây bệnh Sclerotium oryzae, là nguyên
nhân chính gây ra bệnh thối thân lúa. Năm 1993, một thử nghiệm liên tục
được tiến hành trong năm ở Colusa Country để đánh giá tác động của chiến
lược quản lý rơm rạ để loại bỏ hạch nấm tồn tại ở rơm rạ gây nên bệnh thối
thân cây lúa, ảnh hưởng đến năng suất. Phương pháp sử dụng được bố trí thiết
kế trên hai mảnh đất cùng 1 vùng : mảnh 1 được bố trí đốt rơm rạ, mảnh 2
không đốt rơm rạ. Kết quả sau 5, 6 năm đạt được là khác biệt rõ rệt. Tại các
mảnh ruộng đốt rơm rạ , nấm Sclerotium oryzae gây bệnh thối thân lúa có tỷ
lệ bệnh luôn thấp hơn sơ với các mảnh ruộng không đốt rơm rạ.
Năm 2010, Elliot T. Maschmann, Nathan A. Slaton, Richard D.

Cartwright và Richard J. Norman đã nghiên cứu tỷ lệ, thời gian bón phân Kali
và thuốc diệt nấm ảnh hưởng đến năng suất lúa và bệnh thối thân lúa do nấm
Sclerotium oryzae gây ra.
Lúa thiếu Kali rất dễ bị bệnh nhất là bệnh thối thân cây lúa do nấm
Sclerotium oryzae gây ra. Nông dân cần có kiến thức về cách quản lý phân
bón để Kali không bị thiếu nhằm giảm thiểu sự nhiễm bệnh thối thân cây lúa
giảm thiệt hại năng suất. Mục tiêu là để xác định ảnh hưởng của tỷ lệ Kali,
thời gian ứng dụng thuốc diệt nấm azoxystrobin đến năng suất và chỉ số bệnh
thối thân của lúa trồng trên đất có Kali thấp. Bón phân Kali với 3 mức khác
nhau 0 : 56 : 112 kg Kali/ha, các mức bón tương ứng với trước khi có lũ (PF),
khi có sự khác biệt (PD), hoặc cuối giai đoạn khởi động (LB). Thuốc diệt nấm
Azoxystrobin đã được áp dụng ở mức 0 và 0,23 kg/ ha, sau khi ứng dụng bón
ở mức 56 kg kali/ha thì thấy có sự khác biệt (PD). Thối thân được đánh giá
mức độ bệnh và thể hiện như SRI trên thang điểm từ 1 đến 5, với 1 cho thấy
không có triệu chứng bệnh (khỏe mạnh) và 5 là một gióng chết. Bón phân
Kali tăng năng suất của hạt 8-11% so với lúa không bón Kali. Trong mỗi thời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

điểm ứng dụng Kali, năng suất lúa tăng 0,23 kg/ha, khi lúa nhận được
azoxystrobin thi năng xuất lúa lớn hơn lúa không nhận được azoxystrobin 6-
12%. Trong từng mức azoxystrobin, năng suất lúa đã thấp nhất khi không có
Kali, năng suất trung bình khi sử dụng kali tại mức LB, và năng suất lớn nhất
khi sử dụng Kali ở mức PF hoặc PD. Khi sử dụng Kali và ứng dụng
azoxystrobin mức độ bệnh SRI trung bình đã giảm đáng kể. Phân bón Kali áp
dụng giữa mức PD và LB có thể giảm thiệt hại năng suất khi thiếu Kali. Nên
bón phân Kali đủ để ngăn chặn thiệt hại PF tiềm năng làm giảm năng suất và
giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng bệnh thối thân
Prakash, Nishant và Puri, Smita (2013) đã nghiên cứu phát triển biện
pháp thân thiện với môi trường bằng sàng lọc các tác nhân kiểm soát sinh học

chống lại nấm Sclerotium oryzae
Scleortium oryzae gây bệnh thối thân lúa là một bệnh quan trọng trên
lúa. Trong một nghiên cứu để kiểm soát căn bệnh này đã phát triển biện pháp
sinh học thân thiện với môi trường, phân lập sàng lọc chủng Trichoderma
harzianum và Trichoderma virens. Biến đổi trong tất cả 15 chủng
Trichoderma spp. đã được thử nghiệm chống lại Sclerotium oryzae. Tất cả
các chủng Trichoderma spp. và các hợp chất dễ bay hơi được sản xuất, ức chế
tối đa sự phát triển sợi nấm của Sclerotium oryzae 28,88%. Khi sử dụng
Trichoderma spp. ở nồng độ 50% ức chế sự tăng trưởng của sợi nấm
Sclerotium oryzae 94,44 %. Ở nồng độ 25% ức chế tối đa sự phát triển của sợi
nấm 94,44 % . Thí nghiệm 1 và 2 ở nhà kính cho thấy rằng tất cả các chủng
Trichoderma phân lập được thử nghiệm là rất hiệu quả trong việc kiểm soát
dịch bệnh và thúc đẩy tăng trưởng thực vật.
Thối thân do Sclerotium oryzae Catt. là một trong những bệnh nghiêm
trọng trên lúa làm giảm đáng kể năng xuất. Quản lý bệnh thối thân lúa là một
vấn đề cần phải được quan tâm, vì trong thực tế chưa tìm ra giống kháng đối
với bệnh này. Có một số hóa chất hay thuốc diệt nấm sử dụng rất hiệu quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

nhưng việc sử dụng chúng để lại dư lượng trên gạo, ô nhiễm môi trường. Đòi
hỏi sự ra đời của tác nhân sinh học chống lại tác nhân gây bệnh thối thân. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chưa có hệ thống nghiên cứu được thực hiện để tìm ra
những tác nhân sinh học chống lại tác nhân gây bệnh thối thân. Trichoderma
harzianum đã được sử dụng như một tác nhân kiểm soát sinh học có hiệu quả
làm giảm khả năng nhiễm bệnh trên lạc do Sclerotium rolfsii và Rhizoctonia
solani (Chet et al, 1979; Elad et al, 1980). Cuộc điều tra được tiến hành phân
lập trên những chủng khác nhau của Trichoderma spp. Nhằm tìm ra chủng
hiệu quả nhất chống lại nấm Sclerotium oryzae gây bệnh thối thân lúa.
1.2. Những nghiên cứu ở trong nước.

Vấn đề nghiên cứu nấm Sclerotium oryzae gây bệnh thối thân lúa còn
nhiều hạn chế.
Theo Đặng Vũ Thị Thanh (2008) sợi nấm đa bào, lúc non không màu,
khi thành thục phân nhánh, góc nhọn màu vàng nhạt. Hạch nấm hình cầu hay
gần cầu khi non có màu trắng, khi thành thục có màu nâu, bề mặt trơn nhẵn,
hạch cứng. Nấm được phát hiện ở Hà Tây, Lạng Sơn, gây bệnh trên bẹ lá và
thân cây lúa. Vết bệnh thường phát sinh trên bẹ lá và thân ở gần mặt nước.
Ban đầu vết bệnh là những chấm nhỏ màu nâu đen, sau lớn dần và không có
hình thành dạng nhất định. Nấm xâm nhập vào thân, làm thân lúa biến màu
đen hay nâu xám, mục thối và dễ đổ. Trên bề mặt vết bệnh có những sợi nấm
màu trắng và những hạch nấm màu nâu đen.
Ở Hải Dương ngày 4/10/2010, các chuyên gia của Đại học Nông nghiệp I
và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã đến xã Quyết Thắng (Thanh Hà)
lấy mẫu xét nghiệm giống lúa nếp lai bị một loại bệnh lạ gây thối thân lúa.
Trước đó, bệnh này gây hại khoảng 8 ha lúa nếp lai ở các xã Quyết
Thắng, Thanh An, Tiền Tiến (Thanh Hà), trong đó có 2 ha bị nhiễm nặng.
Bệnh thường gây hại trên lúa nếp từ giai đoạn chắc xanh đến lúc thu hoạch ở
những ruộng lúa quá tốt. Khi nhiễm bệnh, cây lúa bị héo, sau đó thân cây bị mủn,

×