Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

tính ăn và phổ thức ăn của cá bống sao boleophthalmus boddarti (pallas, 1770) ở huyện trần đề, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM SINH HỌC






TÍNH ĂN VÀ PHỔ THỨC ĂN CỦA CÁ BỐNG SAO
BOLEOPHTHALMUS BODDARTI (PALLAS, 1770)
Ở HUYỆN TRẦN ĐỀ, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƢ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP


Cán bộ hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. ĐINH MINH QUANG ĐẶNG THỊ PHƢƠNG TRÚC
Lớp: Sƣ phạm Sinh – KTNN
MSSV: 3108109



NĂM 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM SINH HỌC







TÍNH ĂN VÀ PHỔ THỨC ĂN CỦA CÁ BỐNG SAO
BOLEOPHTHALMUS BODDARTI (PALLAS, 1770)
Ở HUYỆN TRẦN ĐỀ, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƢ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP


Cán bộ hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. ĐINH MINH QUANG ĐẶNG THỊ PHƢƠNG TRÚC
Lớp: Sƣ phạm Sinh – KTNN
MSSV: 3108109



NĂM 2014
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp i Bộ môn Sư phạm Sinh học

CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Lãnh
đạo Khoa Sư Phạm, Ban chủ nhiệm bộ môn Sư phạm Sinh học cùng quý thầy cô
bộ môn Sư phạm Sinh học đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cám ơn thầy Đinh Minh Quang đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn cô Trần Thị Anh Thư, thầy Nguyễn Thanh Tùng và
thầy Nguyễn Minh Thành đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài.

Xin cảm ơn anh Diệp Anh Tuấn, bạn Lý Văn Trọng lớp Sinh – KTNN 36,
bạn Lê Trần Đức Huy lớp Sinh 36, cùng các em: Ngô Nhã Lam Duy lớp Sinh –
KTNN 37, em Nguyễn Thị Trà Giang lớp Sinh 38, gia đình và các bạn đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp ii Bộ môn Sư phạm Sinh học

TÓM LƢỢC
Cá bống sao (Boleophthalmus boddarti) là loài cá quen thuộc vùng bãi bồi
ven biển huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Cá có kích thước tương đối lớn, thịt chắc
và có giá trị tương đối cao. Cá bống sao là động vật có tập tính ăn thiên về thực
vật, bắt mồi trên nền đáy bùn (RLG 2,19 ± 0,03). So với nghiên cứu trước đó đã
xác định thêm 4 loại thức ăn (Gyrosigma, Coscinodiscus, Desmidiales,
Oscillatoriales) và hệ số béo, chỉ số no, cường độ bắt mồi của cá bống sao. Thành
phần thức ăn của cá bống sao có 8 loại: Mùn hữu cơ (13,26%); Navicula
(35,27%), Pleurosigma (31,53%), Nitzschia (13,44%), Gyrosigma (2,16%) và
Coscinodiscus (0,57%) Oscillatoriales (0,07%), Desmidiales (3,25%). Thành phần
thức ăn giống nhau giữa con non và con trưởng thành, cá bống sao đực và cá bống
sao cái, mùa mưa và mùa khô có và đều sử dụng chung 8 loại thức ăn. Độ béo
Fluton và Clark của con đực (1,02 ± 0,27 và 0,9 ± 0,24) cao hơn con cái (1 ± 0,14
và 0,87 ± 0,1), của mùa mưa (1,072 ± 0,21 và 0,93 ± 0,22) cao hơn mùa khô (0,94
± 0,13 và 0,83 ± 0,12). Độ no và cường độ bắt mồi của con cái (272,98 ± 30,84 và
0,04 ± 0,01) cao hơn con đực (268,92 ± 38,5 và 0,03 ± 0,01) và mùa khô (274,81 ±
0,12 và 0,039 ± 0,019) cao hơn mùa mưa (1,072 ± 0,21 và 0,93 ± 0,22).

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp iii Bộ môn Sư phạm Sinh học

MỤC LỤC

CẢM TẠ i
TÓM LƢỢC ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
CHƢƠNG II. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
1. Tổng quan khu vực nghiên cứu 3
2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 3
3. Tổng quan tình nghiên cứu sinh học sinh dưỡng cá 6
3.1 Tương quan chiều dài ruột RLG (Relative length of the gut) 6
3.2 Phương pháp phân tích thức ăn trong ruột cá 7
3.2.1 Phương pháp số lượng 7
3.2.2 Phương pháp thể tích 8
3.2.3 Phương pháp trọng lượng 9
3.3 Phổ dinh dưỡng 9
3.4 Hệ số béo 12
3.5 Chỉ số no (index of fullness) của ống tiêu hóa và cường độ bắt mồi (feeding
intensity) 13
4. Tổng quan về tảo 14
CHƢƠNG III. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
1. Phương tiện nghiên cứu 15
2. Phương pháp nghiên cứu 15
2.1 Đối tượng nghiên cứu 15
2.2 Thời gian nghiên cứu 15
2.3 Địa điểm thu mẫu 15
2.4 Phương pháp thu mẫu và trữ mẫu 16
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ

Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp iv Bộ môn Sư phạm Sinh học

2.5 Phương pháp nghiên cứu 16
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 19
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 20
1. Đặc điểm dinh dưỡng chung của cá bống sao 20
2. Đặc điểm dinh dưỡng của cá bống sao chưa trưởng thành và cá bống sao
trưởng thành 24
3. Đặc điểm dinh dưỡng của cá bống sao cái và cá bống sao đực 30
4. Đặc điểm dinh dưỡng cá bống sao mùa mưa và mùa khô. 35
5. Độ béo (khả năng hấp thụ thức ăn) và độ no của cá bống sao cái và cá bống
sao đực 40
6. Độ béo (khả năng hấp thụ thức ăn) và độ no của cá bống sao mùa mưa và mùa
khô 41
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43
1. Kết luận 43
2. Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC I


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp v Bộ môn Sư phạm Sinh học

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Danh lục số lượng các taxon tảo nước ngọt ở các thủy vực nội địa Việt
Nam 14
Bảng 2: Chỉ số sinh trắc RLG của cá bống sao 20
Bảng 3: Chỉ số sinh trắc RLG của cá bống sao chưa trưởng thành và trưởng thành 25
Bảng 4: Chỉ số sinh trắc RLG của con cái và con đực 31

Bảng 5: Chỉ số sinh trắc RLG của cá bống sao mùa mưa và mùa khô 35
Bảng 6: Khối lượng tổng và khối lượng thức ăn của cá bống sao cái và đực. 41
Bảng 7: So sánh các chỉ số sinh trắc của cá bống sao cái và đực 41
Bảng 8: Khối lượng tổng và khối lượng thức ăn ở mùa mưa và mùa khô 42
Bảng 9: So sánh các chỉ số sinh trắc giữa mùa mưa và mùa khô 42

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp vi Bộ môn Sư phạm Sinh học

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Cá bống sao Boleophthamus boddarti 4
Hình 2: Bản đồ thu mẫu (dấu chấm đỏ là vị trí thu mẫu) 16
Hình 3: Buồng đếm Sedgewick – Rafter 19
Hình 4: Chiều dài thân và chiều dài ruột (mũi tên màu đỏ) của cá bống sao 20
Hình 5: Tần số xuất hiện các loại thức ăn của cá bống sao 23
Hình 6: Điểm số các loại thức ăn của cá bống sao 23
Hình 7: Phổ thức ăn cá bống sao 24
Hình 8: Chiều dài thành thục đầu tiên của cá bống sao (tài liệu chưa công bố) 25
Hình 9: Tần số xuất hiện các loại thức ăn của cá chưa trưởng thành và cá trưởng
thành 27
Hình 10: Điểm số các loại thức ăn của cá chưa trưởng thành và cá trưởng thành . 28
Hình 11: Phổ thức ăn cá chưa trưởng thành 29
Hình 12: Phổ thức ăn cá trưởng thành 29
Hình 13: Gai sinh dục con cái (mũi tên màu đỏ) và gai sinh dục đực (mũi tên màu
xanh) 30
Hình 14: Tần số xuất hiện các loại thức ăn cá bống sao cái và cá bống sao đực 32
Hình 15: Điểm số các loại thức ăn cá bống sao cái và cá bống sao đực 33
Hình 16: Phổ thức ăn cá bống sao cái 34
Hình 17: Phổ thức ăn cá bống sao đực 34
Hình 18: Tần số xuất hiện các loại thức ăn của cá bống sao mùa mưa và mùa khô

37
Hình 19: Điểm số các loại thức ăn của cá bống sao mùa mưa và mùa khô 38
Hình 20: Phổ thức ăn của cá bống sao mùa mưa 39
Hình 21: Phổ thức ăn của cá bống sao mùa khô 39
Hình 22: Bãi bồi tại khu vực nghiên cứu I
Hình 23: Một ngư dân đi bắt cá I
Hình 24: Cá bống sao và cá thòi lòi chấm cam cùng sinh sống trên bãi bồi II
Hình 25: Cá bống sao đang dùng miệng cạp thức ăn II
Hình 26: Oscillatoriales (40X) III
Hình 27: Coscinodiscus (40X) III
Hình 28: Navicula (40X) III
Hình 29: Gyrosigma (40X) III
Hình 30: Pleurosigma (40X) III
Hình 31: Nitzschia (40X) III

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 1 Bộ môn Sư phạm Sinh học

CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng thủy sản xuất khẩu đứng
hàng thứ 3 trên thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ) và đạt 1,67 triệu tấn vào năm
2006 đánh dấu bước phát triển mạnh ngành thủy sản Việt Nam (Dương Nhựt Long,
2008). Bên cạnh nguồn lợi thủy sản do đánh bắt thì sản lượng thủy sản do nuôi
trồng cũng có đóng góp sản lượng vào xuất khẩu cả nước. Nuôi trồng thủy sản đã
xuất hiện từ lâu trên thế giới (500 năm trước công nguyên tại Trung Quốc với đối
tượng nuôi là cá chép). Ở Việt Nam, nghề nuôi trồng thủy sản xuất hiện vào 1960,
từ 1970 cho đến trước năm 2010, nghề nuôi trồng thủy sản liên tục phát triển đa
dạng và thâm canh hóa (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2009).

Nghề nuôi trồng thủy sản thâm canh, độc canh trên một số đối tượng chính
(tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua) đang đứng trước những rủi ro dịch bệnh, ô nhiễm
môi trường nước và dư thừa hàng hóa trên thị trường (Nguyễn Thanh Phương và
ctv., 2004). Đa dạng đối tượng nuôi, ưu tiên phát triển những đối tượng bản địa
(xuất hiện tự nhiên, có tính thích nghi cao) có giá trị cạnh tranh cao để xuất khẩu và
giảm rủi ro (dịch bệnh, thị trường) đang là xu hướng phát triển của ngành nuôi
trồng thủy sản (Lê Tiêu La và ctv., 2009).
Cá bống sao Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770) là loài cá quen thuộc
đối với ngư dân vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Cá có kích
thước tương đối lớn, thịt chắc, mùi vị thơm ngon, có trữ lượng lớn, có giá trị kinh
tế tương đối cao (Nguyễn Văn Hảo, 2005). Đặc điểm hình thái ngoài của cá bống
sao đã được nghiên cứu từ rất lâu (Murdy, 1989; Takita et al., 1999; Polgar &
Crosa, 2009; Nguyễn Nhật Thi, 2002; Nguyễn Văn Hảo, 2005); gần đây một số
thông tin nơi ở và tập tính ăn của cá bống sao đã được bổ sung (Takia et al., 1999;
Polgar & Crosa, 2009; Ravi, 2013; Nguyễn Thị Trà Giang, 2013). Chỉ số RLG của
cá bống sao 2,04 ± 0,28 và không khác nhau giữa con cái và con đực, thành phần
thức ăn có 4 loại, trong đó mùn hữu cơ (32,22%), Pleurosigma (28,42%), Navicula
(27,61 %) và Nitzschia (11,7%) (Nguyễn Thị Trà Giang, 2013). Tuy nhiên, hiện
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 2 Bộ môn Sư phạm Sinh học

nay, đặc điểm về tính ăn và thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của con non và
con trưởng thành, của mùa mưa và mùa nắng cũng như giới tính cái và giới tính
hay khả năng tiêu hóa hấp thụ thức ăn và tích trữ năng lượng theo giới tính, theo
mùa vẫn chưa được nghiên cứu. Đề tài “Tính ăn và phổ thức ăn của cá bống sao
Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770) ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng”
được thực hiện nhằm bổ sung thêm các thông tin sinh học sinh dưỡng của cá bống
sao, làm cơ sở cho các nghiên cứu nuôi nhân tạo đối tượng này trong tương lai.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định tập tính ăn của đối tượng thuộc nhóm: ăn động vật hay ăn thực vật

hay ăn tạp. Xác định phổ dinh dưỡng cho đối tượng này đến bậc họ.
So sánh thành phần thức ăn giữa con non và con trưởng thành (theo nhóm
chiều dài), giới đực và giới cái cũng như giữa mùa mưa và mùa khô.
Xác định độ béo (khả năng hấp thụ thức ăn), độ no ở giới đực và giới cái
cũng như hai mùa mưa và nắng.












Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 3 Bộ môn Sư phạm Sinh học

CHƢƠNG II
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Sóc Trăng là 1 tỉnh ven biển nằm cuối lưu vực sông Hậu, diện tích tự
nhiên 33.1176, 29 km
2
(Dự án quy hoạch và bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc
Trăng đến 2020, 2013). Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Đông Bắc giáp
tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và Đông
Nam giáp Biển Đông với đường bờ biển chạy dài 72 km. Địa hình Sóc Trăng

tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5 m – 1 m so với mực nước biển,
địa hình có dạng lồng chảo, hướng dốc chính từ Sông Hậu thấp dần vào phía
trong, từ Biển Đông và kênh Quản lộ thấp dần vào trong đất liền (Cục thống kê
Sóc Trăng, 2012).
Khí hậu Sóc Trăng mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2
mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Nguồn nước của Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn
giữa lượng nước mưa, nước biển và nước từ thượng nguồn sông Hậu đổ về, cho
nên vào mùa khô là thời gian nước bị nhiễm mặn, vào mùa mưa nước trên sông
được ngọt hóa có thể dùng cho sinh hoạt (Dự án quy hoạch và bảo tồn đa dạng
sinh học tỉnh Sóc Trăng đến 2020, 2013).
Sóc Trăng có nguồn lợi thủy sản phong phú với 35 loài tôm, 23 loài mực
và nhiều loài cua, ghẹ, nhuyễn thể phát triển trên 3 môi trường nước mặn ngọt
và lợ, hằng năm lượng hải sản khai thác có thể lên đến 20.000 tấn/ năm. Thủy
sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Sóc Trăng, kim ngạch thủy sản
năm 2011 là 439,2 triệu USD, chiếm 92,15% tổng giá trị xuất khẩu (Cục thống
kê Sóc Trăng, 2012).
2. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
Theo Mai Đình Yên (1992); Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương
(1993) cá bống sao thuộc họ cá bống kèo Apocryteidae và giống cá bống sao chỉ
có 1 loài theo hệ thống phân loại như sau:
Bộ cá vược: Perciformes
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 4 Bộ môn Sư phạm Sinh học

Bộ phụ cá Bống: Gobioidae
Họ cá Bống kèo: Apocryteidae
Giống cá bống sao: Boleophthalmus (Cuvier and Valenciennes, 1837)
Loài cá lác đen: Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)
Theo Nguyễn Nhật Thi (2000), thì cho rằng cá bống sao thuộc họ cá thòi

lòi Periophthalmidae, giống cá lác và có hệ thống phân loại sau:
Bộ cá vược: Perciformes
Bộ phụ cá Bống: Gobioidei
Họ cá thòi lòi: Periophthalmidae
Giống cá lác: Apocrypteidae
Loài cá lác đen: Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)
Theo Rainboth (1996), cho rằng cá bống sao thuộc họ cá Bống, phụ họ
Oxudercinae và chỉ có một loại cá bống sao. Hệ thống phân loại như sau:
Bộ: Perciformes
Phân bộ: Gobioidei
Họ: Gobiidae
Phụ họ: Oxudercinae
Giống: Boleophthalmus
Loài: Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)

Hình 1: Cá bống sao Boleophthamus boddarti
(Nguồn: Trần Đắc Định, 2013)
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 5 Bộ môn Sư phạm Sinh học

Cá có kích thước 10 – 15,2 cm, số vảy đường dọc: 61 – 75, số vảy quanh
cuống đuôi: 20 – 22. Đầu to, thân dẹp, không có râu, cuống đuôi ngắn. Mắt tròn,
nhỏ, nằm trên một cuống ngắn, dựng đứng ở đỉnh đầu, mí dưới mắt tự do và cử
động được. Khoảng cách giữa 2 ổ mắt hẹp và ít thay đổi theo kích thước của cá.
Mõm tù, hướng xuống, rạch miệng xiên. Răng hàm dưới một hàng, mọc xiên, có
một đôi răng chó. Răng hàm trên một hàng phía trước, có 6 răng chó, các răng khác
nhỏ mịn. Lưỡi dính với sàn miệng, đầu lưỡi tròn. Lỗ mang hẹp, màng mang phát
triển, phần dưới dính với eo mang. Vảy tròn, phủ khắp thân và đầu, trên mỗi vảy có
một u tròn. Vảy phủ lên quá 1/2 vi ngực và một phần vi đuôi. Khoảng cách giữa
hai vi lưng lớn hơn chiều dài gốc vi lưng thứ nhất, các gai của vi lng thứ nhất phát

triển thành sợi dài. Khởi điểm vi hậu môn sau khởi điểm vi lưng thứ nhất, nhưng
điểm kết thúc lại ngang nhau. Cơ gốc vi ngực, gốc vi đuôi phát triển thích hợp cho
việc di chuyển trên cạn. Các tia phía dưới vi đuôi ngắn, to. Hai vi bụng dính nhau
và có dạng hình phễu. Cá có màu xám xanh hoặc xanh đen ửng vàng. Mỗi bên
hông có 7 sọc đen vắt từ bên xuống bụng và xiên về phía trước. Có nhiều chấm nhỏ
màu xanh da trời. Miệng cá màu đen, bụng màu trắng. Vi hậu môn, vi đuôi màu
xám, vi bụng màu trắng hồng (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Theo Nguyễn Nhật Thi (2000), cá bống sao có kích thước 220 mm, vảy
hàng dọc thân 75 – 100, vảy hàng ngang thân 19 và 11. Chiều dài toàn thân bằng 6
– 7 lần chiều cao và bằng 6 lần đường kính mắt. Đầu hơi dẹp bên, khoảng cách 2
mắt nhỏ hơn 1/2 đường kính mắt. Mõm tù, không dài hơn mắt. Phần trước hàm
trên có 4 – 6 răng nanh. Hàm dưới mỗi bên có khoảng 30 răng. Thân màu xanh –
đen nhạt, có 6 – 7 chấm hoặc vết hình chữ nhật. Đầu có những chấm màu xanh
hoặc màu nâu. Vây lưng thứ nhất có thể có chấm đen ở giữa gai thứ nhất và gai thứ
4, trên vây có những chấm xanh. Vây lưng thứ hai có hàng chấm xanh không đều.
Theo Nguyễn Văn Hảo (2005), cá bống sao có thân hình trụ tròn, dẹp dần về
phía đuôi, mắt gần như không có cuống, dính sát vào nhau và ở trên 2 đỉnh đầu.
Miệng ở phía dưới hơi xiên, rạch miệng kéo dài gần đến bờ sau của mắt, trên mỗi
hàm có 1 hàm răng, hàm trên có dạng răng chó thưa, hàm dưới có 1 cặp răng chó
sau tiếp hợp, lưỡi cụt gần như đính sát với sàn miệng. Trên thân và đầu có chấm
tròn màu xanh lá cây.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 6 Bộ môn Sư phạm Sinh học

Theo Murdy (1989), cá bống sao có màu xanh lá cây ở lưng và nhạt dần
xuống bụng, ở đầu và hậu môn đậm hơn. Có nhiều vết lốm đốm nhiều màu sắc. Có
một vệt đen chạy từ lỗ mũi chạy dọc theo xương nắp mang. Toàn thân có 7 – 8 vệt
chéo có màu nâu đậm. Vi D1 màu xanh lá cây có nhiều đốm nhỏ màu xanh nhạt
hoặc trắng và có màu vàng ở con chưa trưởng thành. Vi ngực có màu cam hơi
vàng. Vi hậu môn trong suốt có sọc đậm ở rìa.

Cá bống sao sống ở nước lợ và mặn, rất ít khi gặp ở nước ngọt. Chúng sống
trong hang và bò từng đàn để kiếm ăn nhờ cơ gốc vi ngực, cơ gốc vi đuôi, các tia vi
đuôi phía dưới khỏe nên cá có thể trườn và nhảy nhanh nhẹn trên bùn. Cá phân bố
ở Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993). Cá bống sao là loài đặc trưng cho khu hệ cá vùng cửa sông và vùng
nước ngập triều hạ lưu sông Mê Kông (Nguyễn Văn Hảo, 2005). Môi trường sống
của con trưởng thành là khu vưc rừng đước ven biển chịu ảnh hưởng của thủy triều:
ngập nước khi thủy triều lên và phơi bãi khi thủy triều rút. B. boddarti chưa trưởng
thành phân bố ở khu vực có thời gian ngập nước nhiều hơn B. boddarti trưởng
thành (Takia et al., 1999; Polgar & Crosa, 2009).
Cá bống sao được tìm thấy ở vùng cửa sông và rừng ngập mặn. Chúng đào
hang để làm nơi ở (Ravi, 2013). Hang cá Bống có số lượng miệng hang dao động
từ 2 đến 4 cái, mỗi hang có từ 1 đến 3 chẩm, đường kính chẩm dao động từ 5,21
cm đến 6,99 cm, tổng chiều dài mỗi hang dao động từ 54,4 cm đến 107,3 cm.
Miệng hang cá bống sao thường hơi nghiêng khi thông với chẩm (nơi giao nhau
của nhiều nhánh hang) giúp cá có thể chủ động xoay đầu trong hang để rẽ sang
hướng ngược lại hoặc rẽ sang những hướng khác, xung quanh miệng hang của cá
bống sao có dấu vết của vây ngực. Cá bống sao dùng hang như là nơi để trú ẩn,
tránh kẻ thù và cũng là nơi để chúng có thể dùng cho sinh sản (Nguyễn Thị Trà
Giang, 2013).
3. Tổng quan tình nghiên cứu sinh học sinh dƣỡng cá
3.1 Tƣơng quan chiều dài ruột RLG (Relative length of the gut)
Chỉ số thường được dùng để xác định tính ăn của cá là chỉ số tương quan
giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG. Alikunhi và Rao (1951), cho rằng chiều
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 7 Bộ môn Sư phạm Sinh học

dài ruột của các loài động vật phụ thuộc vào loại thức ăn tự nhiên mà chúng ăn vào,
chiều dài ruột tăng khi tỉ lệ thức ăn thuộc nhóm thực vật tăng lên trong khẩu phần
ăn của chúng. Ngoài ra giá trị RLG giữa các loài khác nhau và trong từng cá thể

theo từng giai đoạn phát triển cũng có thay đổi.
Trong quá trình tăng trưởng tập tính dinh dưỡng của cá sẽ thay đổi từ tập
tính ăn thịt sang ăn tạp và ăn thực vật hay chỉ số RLG thấp ở giai đoạn cá hương và
cao ở giai đoạn trưởng thành (Sinha và Moitra, 1976; Girgis, 1952) (được trích dẫn
bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004).
Cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) có RLG 0,7 ± 0,2 nhỏ hơn 1, cho
thấy đây là cá ăn thiên động vật. Phổ thức ăn cá Bống dừa tương đối hẹp, chủ yếu
là tôm (50%) và cá nhỏ (46%) (Nguyễn Minh Kha, 2011). Cá bống sao
Boleophthalmus boddarti có RLG (2,04 ± 0,28) dài hơn rất nhiều so với cá bống
dừa, cá bống sao thuộc nhóm động vật ăn thiên về thực vật (Nguyễn Thị Trà
Giang, 2013).
Theo Trần Hoàng Vũ (2011), cá thòi lòi (Periophthalmodon schlosseri) phân
bố ở Sóc Trăng và Bạc Liêu là động vật ăn tạp, RLG tăng dần theo chiều dài, tuy
nhiên, đối với những đối tượng có chiều dài trên 22 cm thì chiều dài ruột không
tiếp tục tăng. Điều này chứng tỏ chiều dài ruột cá chỉ tăng tới một giới hạn nhất
định nhưng sự sinh trưởng của cá vẫn diễn ra dù rất chậm (Bùi Lai và ctv., 1985).
Cá kèo vảy to (Parapocryptes serperaster) tại vùng sinh thái ven biển Bạc Liêu có
RLG 1,87 ± 0,5 là loài ăn thiên về thực vật (Nguyễn Minh Thành, 2013).
3.2 Phƣơng pháp phân tích thức ăn trong ruột cá
Có 3 phương pháp phân tích thức ăn trong ruột cá đó là phương pháp số lượng
(numercal), thể tích (volumetric) và trọng lượng (graivimetric) (Biswas, 1993).
3.2.1 Phương pháp số lượng
Phương pháp này được thực hiện bằng cách đếm các loại thức ăn hiện diện
trong ruột cá và được tính toán theo 4 cách khác nhau:
● Phương pháp tần số xuất hiện (occurrence method): Ghi nhận số lượng ruột
cá có hiện diện cùng loại thức ăn, sau đó qui đổi phần trăm (%) số lượng ruột có hiện
diện cùng 1 loại thức ăn trên tổng số ruột phân tích và thực hiện theo 2 bước:
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 8 Bộ môn Sư phạm Sinh học


Bước 1: Tất cả cá loại thức ăn hiện diện trong ruột cá sẽ được liệt kê ra
thành một danh sách, sau đó sự hiện diện hay không hiện diện của mỗi loại thức
ăn trong từng dạ dày sẽ được ghi nhận lại.
Bước 2: Số lượng dạ dày (ruột) có hiện diện mỗi loại thức ăn sẽ được
cộng lại sau đó sẽ tính ra phần trăm trên tổng số mẫu quan sát.
Phương pháp này cho phép định tính thành phần thức ăn và tần số xuất
hiện của mỗi loại thức ăn trong tổng số mẫu quan sát có thể suy đoán được tính
lựa chọn thức ăn của cá.
● Phương pháp số lượng (number method): Mỗi loại thức ăn sẽ được ghi
nhận lại số lượng sau đó được tính ra phần trăm trên tổng số lượng các loại thức
ăn có trong dạ dày cá. Phương pháp này có thuận lợi đối với cá ăn sinh vật nổi
(planktonphagus), tuy nhiên, đối với nhóm ăn tạp phương pháp này sẽ lộ nhược
điểm do kích thước các loại thức ăn khác nhau.
● Phương pháp tính nhóm thức ăn ưu thế (dominance method): Các bước
thực hiện tương tự như phương pháp tần số xuất hiện. Tuy nhiên điểm khác ở
phương pháp này là chỉ có loại thức ăn hay nhóm thức ăn có số lượng nhiều
(chiếm ưu thế) trong dạ dày được ghi nhận, sau đó cộng lại số lượng dạ dày có
sự hiện diện loại thức ăn này và tính ra phần trăm trên tổng số mẫu quan sát.
Tuy nhiên, phương pháp này có 1 nhược điểm, khi môi trường bất lợi số lượng
thức ăn ưu thế giảm xuống, một số nhóm thức ăn khác tăng lên làm ảnh hưởng
đến kết quả.
● Phương pháp đếm điểm (Point method): Đây là phương pháp cải tiến
nhất của phương pháp số lượng. Điểm số của mỗi loại thức ăn phụ thuộc vào:
tần số xuất hiện (thức ăn thường xuất hiện sẽ có điểm số cao nhất, thức ăn ít
xuất hiện sẽ có điểm số thấp hơn) và kích thước thức ăn (thức ăn có kích thước
lớn sẽ có điểm số cao hơn thức ăn có kích thước nhỏ). Điểm số của các loại thức
ăn được tính ra theo từng loại và sau đó qui về phần trăm cho từng thức ăn trên
tổng số tất cả thức ăn ghi nhận được.
3.2.2 Phương pháp thể tích
Phương pháp này thường được xem là thỏa mãn và chính xác hơn trong

phân tích dạ dày ruột. Có 3 phương pháp phân tích:
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 9 Bộ môn Sư phạm Sinh học

● Phương pháp ước lượng bằng mắt (Eye estimation): Đây là phương
pháp đơn giản nhất trong các phương pháp phân tích thức ăn trong dạ dày (ruột
cá). Phương pháp này được thực hiện như sau: thức ăn trong mỗi ruột cá được
cho vào một thể tích nhất định, lắc thật mạnh để thức ăn được phân tán đều
trong nước được 1 hỗn hợp dung dịch thức ăn cá. Sau đó lấy 1 giọt dung dịch và
quan sát dưới kính hiển vi (mỗi mẫu quan sát ít nhất 10 giọt và sau đó lấy giá trị
trung bình). Diện tích bị chiếm bởi mỗi loại thức ăn được xác định theo 1 đơn vị
mà người quan sát qui ước trước.
● Phương pháp tính điểm: Phương pháp này cơ bản giống với phương
pháp ước lượng bằng mắt, tuy nhiên điểm số của mỗi loại thức ăn được ước
lượng dựa trên thể tích của chúng chiếm được.
● Phương pháp thay thế: Được xem là chính xác nhất trong các phương
pháp thể tích. Thể tích nước trong ống xilanh bị thay thế bởi thể tích thức ăn.
Phương pháp này phù hợp trong việc phân tích thức ăn của các loài cá ăn thịt.
Sau đó thể tích mỗi loại thức ăn cũng được tính thành phần trăm trên tổng số thể
tích thức ăn.
3.2.3 Phương pháp trọng lượng
Cách thực hiện phương pháp này tương tự phương pháp thể tích, lượng
thức ăn được tính dựa vào trọng lượng khô của mỗi loại thức ăn, sau đó tính ra
tỉ lệ phần trăm trên tổng trọng lượng quan sát (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc
Định, 2004).
3.3 Phổ dinh dƣỡng
Thức ăn cá được chia thành 3 loại: (1) thức ăn chính (main food) hay
thức ăn tự nhiên (natural food) là loại thức ăn mà cá ưa thích nhất, loại thức ăn
này sẽ giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất; (2) thức ăn phụ (occasionnal
food) là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, tuy nhiên với loại thức

ăn này chỉ được cá sử dụng khi chúng xuất hiện; (3) thức ăn bắt buộc
(emergency food) là loại thức ăn mà cá bắt buộc phải sử dụng khi môi trường
sống không còn các loại thức ăn ưa thích hay thức ăn phụ (Schaperclaus, 1933)
(trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Đinh, 2004).
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 10 Bộ môn Sư phạm Sinh học

Ngoài ra thức ăn còn được phân loại dựa trên tầm quan trọng của loại thức
ăn đó trong khẩu phần ăn của cá. Có 4 loại thức ăn chính: (1) Thức ăn cơ bản
(basic food) là loại thức ăn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong khối lượng thức ăn cá và
được cá thường xuyên sử dụng; (2) Thức ăn thứ cấp (secondary food) là loại thức
ăn thường xuyên xuất hiện trong ống tiêu hóa của cá, nhưng có số lượng ít; (3)
Thức ăn ngẫu nhiên (incidental food) là loại thức ăn chiếm số lượng rất ít trong ống
tiêu hóa của cá; (4) thức ăn cưỡng bức (obligatory food) là thức ăn buộc cá phải sử
dụng khi thiếu các loại thức ăn khác (Nikolsky, 1963).
Tùy theo khối lượng thức ăn mà cá sử dụng có thể chia tập tính dinh dưỡng
của cá thành các nhóm: (1) Cá ăn đơn (monophagic) chỉ ăn một loại thức ăn duy
nhất; (2) Cá có phổ dinh dưỡng hẹp (stenophagic) cá chỉ sử dụng một vài loại thức
ăn trong khẩu phần ăn của chúng; (3) Phổ dinh dưỡng rộng (curyphagic) chúng ăn
được nhiều loại thức ăn khác nhau. Ngoài ra tính ăn của cá còn được phân chia dựa
vào nơi mà loại thức ăn ưa thích của cá xuất hiện : cá ăn tầng mặt (surface feeder);
Cá ăn tầng giữa (mid feeder); Cá ăn đáy (bottom feeder) hoặc cá ăn ven bờ
(marginal feeder) (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004).
Phổ dinh dưỡng của cá Bống lá tre có 27 loại thức ăn thuộc 6 ngành động
và thực vật khác nhau. Trong đó chủ yếu là khuê tảo (chiếm 36%), tảo lục và
động vật có xương sống (chiếm 19%), chân khớp (chiếm 11%) và một lượng lớn
mùn bã hữu cơ. Tùy theo kích thước mà mỗi nhóm cá sử dụng các loại thức ăn
khác nhau, tuy nhiên nhìn chung, trong các ống tiêu hóa của cá đều có sự hiện
diện của tảo. Nhóm cá nhỏ có 14 loại thức ăn (chủ yếu là khuê tảo, động vật
không xương sống và một số động vật có xương sống với kích thước bé). Nhóm

cá kích thước vừa có 20 loại thức ăn (gồm động vật không xương sống và động
vật có xương sống có kích thước nhỏ). Nhóm cá có kích thước lớn thì thức ăn
chủ yếu là cá, tép. Thỉnh thoảng, trong ống tiêu hóa của cá bống lá tre còn tìm
thấy cá bống lá tre con, đều này cho thấy cá bống lá tre có hiện tượng ăn lẫn
nhau. Việc phân hóa thức ăn theo kích thước giúp cá bống lá tre giảm mức độ
cạnh tranh về dinh dưỡng trong cùng loài và đảm bảo thức ăn cho cá con. Phổ
thức ăn của cá bống lá tre mở rộng dần theo mức tăng thước (Lê Thị Nam
Thuận và Tống Thị Nga, 2011).
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 11 Bộ môn Sư phạm Sinh học

Cá thòi lòi (Periophthalmodon schlosseri thuộc họ Gobiidae) ở Bạc Liêu và
Sóc Trăng có tần số xuất hiện các loại thức ăn lần lượt: Mùn bã hữu cơ (100% cho
cả 2 khu vực), cá nhỏ (40% và 70%), giáp xác nhỏ (36,7% và 30%), khuê tảo
(23,3% và 26,7%), thực vật bậc cao (20% và 10%) và một số mảnh vụn kim loại,
cát và sỏi (70% và 46%). Cá thòi lòi là động vật ăn tạp, sử dụng được nhiều loại
thức ăn (kể cả động vật và thực vật). Phổ thức ăn của cá thòi lòi ở khu vực Bạc
Liêu và Sóc Trăng gồm có: Mùn bã hữu cơ (73,3% và 63,4%), cá nhỏ (17,8% và
26,7%), giáp xác nhỏ (5,1% và 4,3%), thực vật bậc cao (4,5% và 5,4%) và khuê tảo
(0,3% và 0,2%) (Trần Hoàng Vũ, 2011).
Cá bống cát (Glossogobius sparsipapillus) thuộc nhóm cá dữ, thành phần
thức ăn chủ yếu là động vật. Tần số xuất hiện các loại thức ăn trong ống tiêu hóa
của cá Bống cát: 77,1% giáp xác (tép là chủ yếu 54,3%), cá nhỏ 40% và các loại
thức ăn khác là 25,7%. Lượng đóng góp vào thành phần thức ăn của cá nhỏ cao
nhất (47,9%), kế đến là giáp xác (42,62%), mùn (8,13%) và ít nhất là các loại thức
ăn khác (1,35%). Nguyên nhân mùn có tỉ lệ % điểm số thấp hơn rất nhiều so với
điểm số là do mùn có kích thước quá nhỏ. Phổ thức ăn của cá Bống cát chủ yếu là
là giáp xác (47,28%) và cá nhỏ (39,18%), mùn hữu cơ (12,82%) trong khi các loại
thức ăn khác (0,72%). Thức ăn của cá bống cát ở mùa mưa có thành phần loài đa
dạng hơn mùa khô, vùng ven biển Thạnh Phú vào mùa mưa có lượng mưa tại chổ

khá cao làm cho thủy vực nước có độ mặn giảm nên môi trường nước cũng thay
đổi từ mặn đến ngọt dần vì vậy làm cho loài thủy sinh tăng mạnh về số lượng và
thành phần, hệ quả là thức ăn cá bống cát sẽ nhiều và đa dạng hơn vào mùa mưa
(Trần Trung Kiên, 2013).
Phổ thức ăn chủ yếu là Navicula (27,61%), Nitzschia (11,75%), Pleurosigma
(28,42%), mùn bã hữu cơ (32,22%). Điều này cho thấy cá bống sao là loài ăn thiên về
thực vật, bắt mồi trên nền đáy bùn (Nguyễn Thị Trà Giang, 2013).
Phổ thức ăn của cá kèo vảy to có khuê tảo chiếm 42,19%, tảo lục 6,10% ,
tảo lam 1,12% và nhiều nhất là mùn bã hữu cơ 50,59% và không có thành phần
thức ăn thuộc nhóm động vật (Nguyễn Minh Thành, 2013).
Ravi (2013) nghiên cứu dinh dưỡng của cá bống sao ở vùng bãi bồi, ven
rừng ngập mặn ở Ấn Độ, trong vòng 1 năm, với tổng số 156 cá thể, xác định thành
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 12 Bộ môn Sư phạm Sinh học

phần thức ăn của cá bống sao chủ yếu là khuê tảo, mùn bã hữu cơ, hạt bùn/cát,
trứng cá, giun tròn và giun nhiều tơ. Hoạt động kiếm ăn được ghi nhận lại trong
suốt thời gian nghiên cứu: tháng 1 (sau gió mùa) đến tháng 5 (mùa hè) nhưng sau
đó giảm 50% trong tháng 6 (mùa hè) đến tháng 9 (trước gió mùa), tháng 10 và
tháng gió mùa cường độ tìm kiếm thức ăn giảm thấp. Nguyên nhân dẫn đến khan
hiếm thức ăn có thể là do lũ lụt ở bãi bồi trong suốt thời gian gió mùa.
3.4 Hệ số béo
Hệ số béo được tính bằng công thức Fluton và Clark của Fluton (1902) và
Clark (1928) dùng để xác định độ béo và mức độ tích lũy dinh dưỡng.
Thời kì đầu của quá trình tạo trứng thì mức độ tích lũy vật chất dinh dưỡng
thường cao hơn so với quá trình chuyển hóa tạo ra sản phẩm sinh dục (Chung Lân,
trích dẫn bởi Nguyễn Văn Kiểm, 2007). Theo nghiên cứu của Nguyễn Bạch Loan
và ctv (2006) về sinh học sinh sản của cá Leo (Wallago attu ) xác định độ béo
Fulton và Clark thu được ngoài tự nhiên biến đổi theo sự thành thục và theo thời
gian không lớn và thay đổi từ 0,68%- 0,92% (Fulton) và 0,56%- 0,85% (Clark). Độ

béo giảm ở tháng 3 và tăng cao ở tháng 5, đến tháng 6 thì độ béo giảm xuống vì
giai đoạn này tuyến sinh dục của cá Leo đã thành thục và ở trạng thái sẵn sàng
tham gia sinh sản
Hệ số béo Fulton ở các nhóm tuổi và giới tính đều cao hơn hệ số Clark. Sự
chênh lệch này là do sức chứa thức ăn trong ống tiêu hóa của cá, tuy nhiên mức độ
chênh lệch thấp. Nguyên nhân là do cá Chỉ vàng có dạ dày với cấu tạo lớp cơ dày,
khả năng nghiền nát thức ăn mạnh nên tiêu hóa nhanh, nội quan không lớn và hệ số
béo khá cao, cá Chỉ vàng là loại thực phẩm dinh dưỡng cao (Võ Văn Phú và
Nguyễn Thị Hoàn và Nguyễn Thị Hoàn, 2010).
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Bạch Loan (2012) trên cá ngát Plotosus
canius thấy rằng. Thời điểm tăng vào tháng 3, tháng 8 đến tháng 9 và tháng 1 và 2
năm sau. Khoảng tháng 1 – 3 có thể là thời gian cá huy động chất dinh dưỡng dự
trữ vật chất dinh dưỡng trong cơ thể để tạo ra sản phảm sinh dục, sự tích lũy và
chuyển vật chất dinh dưỡng để tạo ra sản phẩm sinh dục xảy ra đồng thời. Từ tháng
4 thì độ béo của cá giảm thấp vì cá có khả năng tự điều chỉnh cường độ dinh dưỡng
số cho phù hợp với cơ thể, nhất là những hoạt động có liên quan đến sinh sản.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 13 Bộ môn Sư phạm Sinh học

Cường độ dinh dưỡng của cá giảm thấp khi tuyến sinh dục cá đạt đến giai
đoạn thành thục. Đến tháng 8 độ béo lại tăng cao. Ngược lại hệ số thành thục của
cá bắt đầu giảm thấp. Điều đó cho thấy sau thời gian tập trung phần lớn thức ăn và
dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể cho quá trình thành thục và hoạt động sinh sản, cá
phải tăng cường độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể
và tích lũy ở các cơ quan (gan và cơ) nhằm chuẩn bị cho mùa sinh kế tiếp.
3.5 Chỉ số no (index of fullness) của ống tiêu hóa và cƣờng độ bắt mồi (feeding
intensity)
Mức độ no của ống tiêu hóa được dùng để xác định cường độ bắt mồi của
cá. Giá trị trung bình của chỉ số no trong 1 tháng thu mẫu sẽ cho biết chỉ số về
cường độ bắt mồi (Robotham, 1977). Giá trị chỉ số no thức ăn được tính theo thang

điểm 10 (0,5 dành cho trường hợp ống tiêu hóa chỉ hiện diện dấu vết của thức ăn,
10/10 là điểm dành cho ống tiêu hóa căng phồng thức ăn (được trích dẫn bởi
Nguyễn Thanh Liêm và Trần Đắc Định , 2004).
Một chỉ số khác dùng để ước lượng mức độ thỏa mãn (degree of satiation)
về thức ăn của cá (chỉ số no) bằng cách áp dụng công thức của Shorygin (1952).
Chỉ số dùng để ước lượng cường độ bắt mồi của cá đó là chỉ số sinh trắc dạ dày
(gastro-somatic index) GI của Desai (1970).
Loài Lepturacanthus savala (Cuvier, 1929) có chỉ số no cao nhất là vào tháng
9 (280,98) và thấp nhất là vào tháng 4 (83,24) và tháng 10 (122,93), nguyên nhân
có thể là do trong mùa sinh sản xảy ra hiện tượng cá ngừng ăn. Trong quá trình
nghiên cứu nhận thấy rằng ở các cá thể có tuyến sinh dục chín thì hầu như tuyến
sinh dục chiếm hầu hết khoang cơ thể và khi quan sát thấy dạ dày rỗng và đôi khi
bị dời sang 1 bên. Cho nên đó có thể sau khi cá đẻ trứng xong cá sẽ ăn rất nhiều
dẫn đến sự tăng trọng bất thường (Pakhmode và Mohite, 2014).
Thức ăn của cá Chỉ vàng ở vùng biển Thừa Thiên Huế chủ yếu là động vật
không xương sống với 32 loại và động vật có xương sống có 3 loại. Cường độ bắt mồi
thay đổi theo độ tuổi khác nhau. Cường độ bắt mồi cao nhất ở giai đoạn đầu của vòng
đời giúp cá tăng trưởng nhanh về chiều dài và khối lượng đồng thời tích lũy chất dinh
dưỡng trong cơ thể để sớm đạt trạng thái thành thục về sinh dục và tái sản xuất tạo nên
cân bằng số lượng cá thể trong quần thể (Võ Văn Phú và Nguyễn Thị Hoàn, 2010).
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 14 Bộ môn Sư phạm Sinh học

4. Tổng quan về tảo
Bề mặt Trái đất được bao phủ bởi biển và đại dương, hầu hết những sinh vật
sống và quang hợp trong môi trường nước là tảo. Chúng phân bố đến độ sâu khoảng
150 m và phụ thuộc vào độ trong của nước. Tảo có thể phân bố ở biển và bờ biển,
phân bố gắn với nền đáy hoặc sống trôi nổi. Nhờ vào hoạt động quang hợp, tảo tạo ra
nguồn chất hữu cơ khổng lồ cho Trái đất gồm khoảng phân nữa của tổng năng suất
sinh học sơ cấp trên Trái đất và sự sống của tất cả các sinh vật thủy sinh đều phụ thuộc

vào quá trình sản xuất này (Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2012).
Bảng 1: Danh lục số lượng các taxon tảo nước ngọt ở các thủy vực nội địa Việt Nam
Ngành tảo
Số lượng loài
Tảo Lam (Cyanophyta – Cyanobacteria)
344
Tảo Giáp (Pyrrophyta)
30
Tảo Vàng Ánh (Chrysophyta)
14
Khuê tảo (Bacillariophyta)
388
Tảo Đỏ (Rhodophyta)
4
Tảo Mắt (Euglenophyta)
78
Tảo Lục (Chlorophyta)
530
Tảo Vòng (Charophyta)
9
(Nguồn: Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002)
Ngành tảo Lam được xem là sinh vật đầu tiên tạo bầu điên tạo bầu khí quyển
cho Trái đất bởi khả năng quag hợp sản sinh ra khí oxi. Tế bào tảo Lam không có sắc
thể, không có roi. Ở một số loài, tế bào đầu sợi (phần ngọn hoặc phần gốc) có những
dạng đặc biệt làm tiêu chuẩn phân loại đến loài – Oscillatoria. sp Ngành tảo Lam phân
bố chủ yếu ở nước ngọt chiếm khoảng 90 (Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh,
2012).
Khuê tảo là thành phần quan trọng ở thủy vực nước ngọt và nước mặn, chúng
chiếm khoảng 60 – 70% về số lượng loài cũng như sinh vật lượng trong thực vật phù
du ở biển. Vùng biển ven bờ chúng luôn chiếm ưu thế tuyệt đối có thể tới 84% về số

lượng loài và 99% về sinh lượng (Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2012).
Tảo Lục phân bố rộng, phát triển chủ yếu ở nước ngọt, phân biệt tảo Lục với
các tảo khác nhờ màu lục của diệp lục tố. Chúng có thể sống tự do, sống bám, bì
sinh nội sinh hoặc ký sinh (Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2012).
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 15 Bộ môn Sư phạm Sinh học

CHƢƠNG III
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phƣơng tiện nghiên cứu
Cân điện tử, bàn đo cá, kính hiển vi, formol 4%, buồng đếm thức ăn
Sedgewick - Rafter, thước đo, ống đong, ống nghiệm, máy chụp hình, máy vi tính.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài cá bống sao là Boleophthalmus
boddarti (Pallas, 1770).
2.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 08/2013 đến tháng 01/2014 bao gồm: thời gian
thu mẫu ngoài thực địa, phân tích mẫu, xử lí số liệu, viết bài và báo cáo luận văn.
Thời gian thu mẫu ngoài thực địa:
- Đợt 1: Từ tháng 08/2013 đến tháng 10/2013
- Đợt 2: Từ tháng 11/2013 đến tháng 01/2014
Thời gian phân tích mẫu từ tháng 08/2013 đến tháng 01/2014
Thời gian xử lí số liệu từ tháng 02/2014 đến tháng 03/2014
Thời gian viết bài và báo cáo luận văn từ tháng 02/2014 đến tháng 05/2014
2.3 Địa điểm thu mẫu
Để tài được thực hiện tại bãi bồi vùng cửa sông Trần Đề (huyện Trần Đề, tỉnh
Sóc Trăng).
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 16 Bộ môn Sư phạm Sinh học



Hình 2: Bản đồ thu mẫu (dấu chấm đỏ là vị trí thu mẫu)
2.4 Phƣơng pháp thu mẫu và trữ mẫu
Mẫu được bắt trực tiếp bằng tay hoặc gián tiếp bằng lưới đáy của các ngư
dân địa phương.
Mẫu được bảo quản tại chỗ bằng cách tiêm fomol 4% vào bụng trước khi
mang về phòng thí nghiệm, sau khi mang về phòng thí nghiệm Động vật, bộ môn
Sinh học, khoa Sư phạm tiến hành phân tích ngay: cân trọng lượng tổng, đo chiều
dài, giải phẫu tách ruột trữ trong fomol 4% sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
2.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Xác định tính ăn: tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG
(relative length of the gut) dựa vào công thức của Al-Husainy (1949).

Nếu: RLG < 1: Cá ăn thiên về nhóm động vật.
Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 36- 2014 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp 17 Bộ môn Sư phạm Sinh học

RLG = 1: Cá thuộc nhóm ăn tạp.
RLG > 1: Cá ăn thiên về nhóm động vật.
Chỉ số ưu thế (index of preponderance): Là chỉ số kết hợp giữa tần số xuất hiện và
thể tích của các loại thức ăn trong ống tiêu hóa (Natarajan và Jhingran 1961) được
tính bằng công thức:

Trong đó V
i
và O
i
là phần trăm theo thể tích và tần số xuất hiện của loại
thức ăn (i) có trong ống tiêu hóa. Chỉ số này còn được dùng để xác định tính ăn và

xây dựng phổ dinh dưỡng.
Xác định hệ số béo: bằng phương pháp của Fulton (1902) và Clark (1928)
● Công thức của Fluton (1902)

Trong đó W: Khối lượng tổng của cá.
L: Chiều dài tổng của cá.
● Công thức của Clark (1928)

Trong đó W
0
: Khối lượng không nội tạng của cá.
L: Chiều dài tổng của cá.
Xác định chỉ số no bằng phương pháp của Shorygin (1952) và Desai (1970)
● Công thức của Shorygin (1952)

Trong đó W
i
: Khối lượng thức ăn trong ruột cá.
BW: Khối lượng tổng của cá.

×