Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nghiên cứu bệnh đốm vòng alternaria solani và đốm nâu stemphylium solani hại cà chua vụ đông 2014 tại vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.99 MB, 83 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






PHAN HẢI NAM



NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM VÒNG ALTERNARIA SOLANI
VÀ ĐỐM NÂU STEMPHYLIUM SOLANI HẠI CÀ CHUA
VỤ ĐÔNG 2014 TẠI VĨNH PHÚC





LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






PHAN HẢI NAM


NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM VÒNG ALTERNARIA SOLANI
VÀ ĐỐM NÂU STEMPHYLIUM SOLANI HẠI CÀ CHUA
VỤ ĐÔNG 2014 TẠI VĨNH PHÚC




CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN





HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một
học vị hay một công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều
đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được ghi
rõ các nguồn gốc, xuất xứ.

Tác giả luận văn




Phan Hải Nam
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi còn
nhận được nhiều rất nhiều sự giúp đỡ quý báu khác.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Viên đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, và các thầy cô giáo trong Bộ môn
Bệnh cây - Khoa Nông học.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh
Phúc đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, bạn bè và người
thân đã động viên khích lệ tôi trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài
tốt nghiệp.

Tác giả luận văn




Phan Hải Nam






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Những nghiên cứu ngoài nước. 3
1.1.1. Bệnh đốm vòng cà chua 4
1.1.2. Bệnh đốm nâu 6
1.1.3. Bệnh lở cổ rễ 7
1.1.4. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng cà chua 7
1.1.5.Bệnh héo vàng 8
1.1.6.Bệnh mốc sương 10
1.2. Những nghiên cứu về bệnh nấm hại cà chua ở trong nước 10
1.2.1. Bệnh đốm vòng (Alternaria solani Ell. & Mart.) 10
1.2.2. Bệnh đốm nâu (Stemphylium solani G.F. Weber) 11
1.2.3. Bệnh Lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kunh) 12
1.2.4. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc) 13
1.2.5. Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum Snyder) 13
1.2.6.Bệnh mốc sương cà chua (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary) 14
1.3. Biện pháp phòng trừ nấm hại cà chua. 14
1.3.1. Biện pháp canh tác. 14
1.3.2. Biện pháp sử dụng giống chống chịu bệnh 15

1.3.3. Biện pháp sinh học. 15
1.3.4. Biện pháp hóa học. 15
1.3.5. Biện pháp phòng chống bệnh hại cà chua trong bảo quản. 15
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.2. Phạm vi nghiên cứu 16
2.3.Nội dung nghiên cứu 16
2.3.1. Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh do nấm hại
cà chua vụ đông năm 2014 tại tỉnh Vĩnh Phúc. 16
2.3.2. Điều tra diễn biến bệnh đốm vòng, đốm nâu trên cà chua Savior
trồng đại trà trong vụ đông năm 2014 ở Vĩnh Phúc. 16
2.3.3. Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật canh tác, sinh
thái đến bệnh đốm vòng, đốm nâu hại cà chua vụ đông năm
2014 ở Vĩnh Phúc. 16
2.3.4.Nghiên cứu một số đặc điểm của nấm A. solani và nấm S. solani 17
2.3.5. Khảo sát hiệu lực của một số thuốc đối với nấm A. solani và nấm
S. solani trong phòng thí nghiệm và bệnh đốm vòng, đốm nâu
hại cà chua ngoài đồng ruộng. 17
2.4.Phương pháp nghiên cứu 17
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 17
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng 20
2.5. Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá và xử lý số liệu 23
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
3.1. Kết quả điều tra thành phần và mức độ phổ biến bệnh do nấm hại cà chua 25
3.2. Kết quả xác định nấm gây bệnh đốm vòng, nấm gây bệnh đốm nâu, điều tra
tỉnh hình bệnh đốm vòng và đốm nâu hại cà chua vụ đông ở Vĩnh Phúc. 31
3.2.1. Kết quả xác định nấm gây bệnh đốm vòng và nấm gây bệnh

đốm nâu hại cà chua 31
3.2.2. Kết quả điều tra diễn biến bệnh đốm vòng vụ đông năm 2014 tại
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 33
3.2.3. Kết quả điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố, kỹ thuật canh tác
và sinh thái đến bệnh đốm vòng và đốm nâu hại cà chua vụ
đông năm 2014 ở Vĩnh Phúc 36
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm của nấm A. solani và nấm S. solani 52
3.3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng phát triển của nấm A. solani và
nấm S. solani trên môi trường nhân tạo 52
3.3.2. Kết quả nghiên cứu khả năng nảy mầm của nấm A. solani, nấm
S. solani trong nước cất 53
3.3.3. Khả năng gây bệnh nhân tạo của nấm A. solani, nấm S. solani
đối với cà chua HT 144 56
3.4. Kết quả khảo sát hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng trừ bệnh đốm
vòng và đốm nâu hại cà chua 58
3.4.1. Ảnh hưởng của một số thuốc đến tỷ lệ nảy mầm của bào tử nấm
A. solani và nấm S. solani 58
3.4.2. Kết quả phòng trừ bệnh đốm vòng, đốm nâu hại cà chua trên
đồng ruộng bằng một số thuốc trừ nấm 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
Kết luận 63
Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC
68
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

A. solani
BVTV
CSB
CT
CV
LSD
S. solani
TLB

Alternaria solani
Bảo vệ thực vật
Chỉ số bệnh
Công thức
Hệ số biến động
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
Stemphylium solani
Tỷ lệ bệnh


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1. Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh nấm hại cây cà chua vụ

đông 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 25

3.2. Diễn biến bệnh đốm vòng trên cà chua Savior vụ đông năm 2014
tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 33

3.3. Diễn biến bệnh đốm nâu trên cà chua Savior vụ đông năm 2014 tại
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 35

3.4. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh đốm vòng hại cà chua
Savior vụ đông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc 37

3.5. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh đốm nâu hại cà chua
Savior vụ đông năm 2014 tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 39

3.6. Ảnh hưởng của giống cà chua đến bệnh đốm vòng hại cà chua vụ
đông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 40

3.7. Ảnh hưởng của giống cà chua đến bệnh đốm nâu hại cà chua vụ
đông năm 2014 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 41

3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng cà chua đến bệnh đốm vòng hại cà
chua Savior vụ đông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc 43

3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng cà chua đến bệnh đốm nâu hại cà chua
Savior vụ đông năm 2014 tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 44

3.10. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh đốm vòng hại cà chua
Savior vụ đông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh

Phúc 46

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.11. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh đốm nâu hại cà chua
Savior vụ đông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc 48

3.12. Ảnh hưởng của địa hình (tiểu vùng sinh thái) đến bệnh đốm vòng
hại cà chua Savior vụ đông năm 2014 tại tỉnh Vĩnh Phúc 49

3.13. Ảnh hưởng của địa hình đến bệnh đốm nâu hại cà chua Savior vụ
đông năm 2014 tại tỉnh Vĩnh Phúc 50

3.14. Khả năng phát triển của nấm Alternaria solani trên một số môi
trường nhân tạo 52

3.15. Khả năng phát triển của nấm Stemphylium solani trên một số môi
trường nhân tạo 53

3.16. Khả năng nảy mầm của bào tử nấm A. solani, nấm S. solani trong
nước cất 54

3.17. Khả năng gây bệnh nhân tạo của nấm A. solani trên lá đối với một
số giống cà chua lai HT 144 trong nhà lưới 56

4.18. Khả năng gây bệnh nhân tạo của nấm S. solani trên giống cà chua
lai HT 144 trong nhà lưới 57


3.19. Ảnh hưởng của một số thuốc đến tỷ lệ nảy mầm của bào tử nấm
A. solani trên môi trường PSA 58

3.20. Ảnh hưởng của một số thuốc đến tỷ lệ nảy mầm của bào tử nấm
S. solani trên môi trường PSA 59

3.21.Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bệnh đốm vòng hại cà chua
Savior vụ đông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc 60

3.22. Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bệnh đốm nâu hại cà chua
Savior vụ đông năm 2014 tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1. Triêu chứng bệnh lở cổ rễ gây hại trên cây cà chua 26

3.2. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây cà chua 27

3.3. Triệu chứng bệnh đốm vòng hại cây cà chua 29

3.4. Triệu chứng bệnh đốm nâu gây hại cây cà chua 30

3.5. Bào tử nấm Alternaria solani 32


3.6. Bào tử nấm Stemphylium solani 32

3.7. Diễn biến bệnh đốm vòng trên cà chua Savior vụ đông năm 2014
tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 34

3.8. Diễn biến bệnh đốm nâu trên cà chua Savior vụ đông năm 2014 tại
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 35

3.9. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh đốm vòng hại cà chua Savior
vụ đông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 37

3.10. Ảnh hưởng của giống cà chua đến bệnh đốm nâu hại cà chua vụ
đông năm 2014 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 42

3.11. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh đốm vòng hại cà chua
Savior vụ đông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 47

3.12. Ảnh hưởng của địa hình đến bệnh đốm nâu hại cà chua Savior vụ
đông năm 2014 tại tỉnh Vĩnh Phúc 51

3.13. Bào tử nấm A. solani nảy mầm 55

3.14. Bào tử nấm S. solani nảy mầm 55

3.15. Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bệnh đốm vòng hại cà chua
Savior vụ đông năm 2014 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 60

3.16. Hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bệnh đốm nâu hại cà chua
Savior vụ đông năm 2014 tại huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc 62


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu được trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con
người trên khắp hành tinh. Nó cung cấp phần lớn các khoáng chất, vitamin và nhiều chất
dinh dưỡng khác. Rau xanh còn chứa nhiều xenlulose giúp cho cơ thể tiêu hóa thức ăn được
dễ dàng, phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp cao.
Trong các loại rau thì cà chua là loại rau ăn quả được ưa chuộng trên toàn thế
giới. Cây cà chua (Solanum lycopersicum L.) thuộc họ Cà (Solanaceae) là loại rau
an quả, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Là cây dài ngày, tự thụ phấn. Quả cà chua mọng,
khi chin có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: tròn, dẹt, có cạnh, có múi…
Cà chua có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong quả cà chua hội tụ đầy đủ các loại
vitamin A, C, D, B1, B12…. Ngoài ra, trong quả cà chua còn có các chất khoáng Ca,
Na, Mg, đường. Cà chua có thể sử dụng với nhiều cách khác nhau như ăn tươi, nấu
chín, chế biến cà chua khô, bột cà chua, tương cà chua, nước ép cà chua và dùng để
trang trí làm tăng phần hấp dẫn trong bữa ăn, đồng thời có thể làm mỹ phẩm.
Tuy nhiên, áp lực bệnh hại ngày càng gia tăng làm giảm mạnh năng suất của
cây trồng. Bởi vậy để bảo vệ sản xuất, chúng ta phải áp dụng hàng loạt các biện pháp
như canh tác, cơ giới vật lý… Đặc biệt biện pháp hiện nay đang được sử dụng phổ biến
các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để bảo vệ năng suất và chất lượng sản phẩm.
Việc lạm dụng, sử dụng chúng bừa bãi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm ô
nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, làm hủy diệt các
sinh vật có ích trong đất là nước.
Vì vậy việc tìm kiếm những sản phẩm thuốc BVTV có nhiều ưu điểm vừa
phòng trừ tốt dịch hại vừa có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, tăng năng suất cây
trồng, đồng thời ít ảnh hưởng môi trường trong tình hình lạm dụng thuốc hiện nay
là một trong những hướng đi đúng đắn và cần thiết nhằm tiến tới một nền nông

nghiệp sạch và bền vững.
Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng sản xuất cà chua lớn nhất cả
nước. Điều kiện khí hậu và đất đai nơi đây có thể cho phép sản xuất cà chua nhiều
vụ trong năm, đem lại lợi nhuân cao cho người sản xuất. Tuy nhiên, một thách thức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

đối với người trồng cà chua, cà chua tập hợp rất nhiều bệnh hại từ giai đoạn vườn
ươm đến khi thu hoạch và cả sau thu hoạch.
Các bệnh hại cà chua do nấm, vi khuẩn, virus gây ra. Bệnh lở cổ rễ, héo rũ
gốc mốc trắng, héo xanh vi khuẩn, héo vàng ngọn cà chua, đốm vòng, đốm nâu,
thán thư,…là những bệnh hại nguy hiểm thường xuyên gây tổn thất nặng nề trên
cây cà chua ở tỉnh Vĩnh Phúc. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của
Bộ môn Bệnh cây, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Viên, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài:"Nghiên cứu bệnh đốm vòng Alternaria solani và đốm
nâu Stemphylium solani hại cà chua vụ đông 2014 tại Vĩnh Phúc"
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
- Nhằm nắm được tình hình phát sinh, gây hại của bệnh đốm vòng, đốm nâu
hại cà chua và xác định hiệu lực của một số thuốc phòng trừ bệnh hại.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của nấm bệnh hại cà chua tại Vĩnh
Phúc vụ đông năm 2014.
- Điều tra diễn biến bệnh đốm vòng A. solani và bệnh đốm nâu S. solani hại
cà chua giống Savior trồng đại trà trong vụ đông năm 2014 tại Vĩnh Phúc.
- Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật canh tác và sinh thái đến bệnh
đốm vòng và bệnh đốm nâu hại cà chua vụ đông năm 2014 tại Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu một số đặc điểm của nấm A. solani và nấm S. solani.
- Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh đốm vòng và đốm nâu hại cà chua bằng
một số thuốc hoá học.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Những nghiên cứu ngoài nước.
Cà chua là cây rau có giá trị kinh tế cao được gieo trồng ở hầu hết các nước trên
thế giới từ các nước hàn đới đến các nước nhiệt đới. Diện tích trồng cà chua toàn thế
giới năm 2007 là 4.626.232 ha với sản lượng 126.246.708 tấn, đứng đầu trong các loại
rau trồng trên toàn cầu. (Tomato - Wikipedia, 2007)
Cà chua là cây ăn quả dễ trồng và có giá trị dinh dưỡng cao. Cà chua là loại
cây rau quan trọng thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau cây khoai tây, được phân bố hầu
như khắp các nước trên thế giới. Thống kê của FAO (2009) cho thấy: Sản lượng cà
chua được sản xuất ra trên thế giới là 152.956.115 tấn, trong đó Trung Quốc là nước
sản xuất cà chua lớn nhất với sản lượng là 45.365.543 tấn, chiếm khoảng một phần tư
sản lượng toàn cầu. Tiếp theo là Hoa Kỳ: 14.141.900 tấn, Ấn Độ: 11.148.800 tấn,
Thổ Nhĩ Kỳ: 10.745.600 tấn và Ai Cập: 10.000.000 tấn. Các khu vực chế biến tại
California chiếm 90% lượng sản xuất ở Mỹ và 35% lượng sản xuất thế giới.
Có khoảng 173 nước trên thế giới được FAOSTAT thống kê sản lượng trồng
cà chua vào 02/2012. Cà chua được phát triển trên toàn thế giới do sự tăng trưởng
tối ưu của nó trong nhiều điều kiện phát triển khác nhau. Năm 2012 tốp mười nước
đứng đầu thế giới về sản lượng sản xuất cà chua là: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Thổ
Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Iran, Ý, Tây Ban Nha, Brazil, Mexico. Trong đó sản lượng cà chua
của Trung Quốc là 50.000.000 tấn, Ấn Độ:17.500.000 tấn, Mỹ: 13.206.950 tấn
(FAOSTAT, 2012).
Cà chua dù trồng ở vùng sinh thái nào, thời vụ nào cũng bị nhiều loài sâu, bệnh
hại tấn công như : bệnh mốc sương, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm vòng, bệnh xoăn vàng lá,
bệnh héo xanh, sâu xanh đục quả trong đó nhóm bệnh hại đã được nhiều nhà khoa
học trên thế giới nghiên cứu. Theo En.wikipedia (03/2013) đã đưa ra danh sách các
bệnh hại cà chua, có 59 loại bệnh hại cà chua do vi khuẩn, nấm, tuyến trùng, virus,

viroid, phytoplasma và các loại bệnh sinh lý khác, trong đó thành phần nấm bệnh hại cà
chua rất phong phú, có 28 loài nấm hại trên rễ, thân, lá, quả cà chua ở ngoài sản xuất
cũng như vận chuyển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

1.1.1. Bệnh đốm vòng cà chua
Bệnh đốm vòng hại cà chua gây ra do nấm Alternaria solani Ell. & Mart.
Thuộc họ: Dematiacea
Bộ: Monniliales
Lớp: Nấm Bất Toàn Fungi imperfecti
Megan Kennelly (2009) nghiên cứu bệnh đốm vòng cà chua do nấm
Alternaria solani gây hại trên lá và quả, bệnh hại các lá già, rồi đến các lá phía trên.
Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư, trên hạt giống và cỏ dại. Trong điều kiện mùa
xuân, mùa hè, thời tiết ấm, ẩm hoặc mưa nhiều, rất thuận lợi cho bệnh đốm vòng
phát triển.
Bệnh phổ biến ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, trên cà chua, khoai tây và cây họ
cà khác, ngoài ra bệnh còn hại trên một số cây khác như bắp cải, hướng dương
(Ellis, M.B. và Gibson, I.A.S., 1975). Bệnh gây hại nặng trên cà chua ở Anh, Ấn
Độ, Úc và Mỹ (Jones, J.P., 1993). Theo Singh, J.H. và Cheema, D.S. (1989) ở Ấn
Độ bệnh đốm vòng gây thiệt hại 57% năng suất cà chua khi bệnh nặng, bệnh còn
làm rụng lá khoai tây từ 25 - 100% gây thiệt hại nặng năng suất từ 6 - 40%.
Bệnh đốm vòng gây hại trên cả thân, lá, quả. Thậm chí trong một số trường
hợp bệnh gây thiệt hại nặng có thể làm cho 100% lá bị nhiễm bệnh,gây rụng quả và
làm giảm năng suất một cách đáng kể (Andy Wyenandt., 2005).
Ở trên lá lúc đầu là các chấm màu nâu hoặc hơi đen, sau đó vết bệnh có màu
vàng, lan rộng, đường kính có thể tới 6 mm hoặc lớn hơn, tạo thành các vòng tròn
đồng tâm, ở giữa các vòng đồng tâm có màu xám nhạt (Purseglove, J.V., 1968).
Trong điều kiện thích hợp, vết bệnh nhiều và phát triển mạnh liên kết với nhau làm
cho lá khô chết (Jone, J.P., 1993).

Trên quả lúc đầu vết bệnh là các chấm đen, lõm, sau lan rộng thành vòng tròn
đồng tâm trên vết bệnh có lớp nấm màu hơi đen (Ellis, M.B. và Gibson, I.A.S, 1975).
Theo Jones, J.P. (1993) nấm xâm nhiễm đầu tiên do nguồn bệnh ở tàn dư
thực vật, trong đất hoặc bào tử phân sinh do gió đưa tới. Bệnh xuất hiện trong thời
kỳ có nhiệt độ 24 - 29
o
C, có mưa, bào tử nảy mầm trong khoảng 2 giờ trong nước
nhiệt độ 6 - 34
o
C, ở nhiệt độ tối thích 28 - 30
o
C thời gian nảy mầm là 35 - 45 phút.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Nấm xâm nhập qua cutin hoặc qua vết thương, điều kiện thích hợp sau xâm nhiễm 2
- 3 ngày, triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện. Đường kính vết bệnh khoảng 3 mm thì hình
thành bào tử phân sinh. Sương mù nhiều hoặc thỉnh thoảng có mưa là điều kiện tốt
nhất để hình thành nhiều bào tử. Lá già bị bệnh trước, lá bánh tẻ bị bệnh sau, cà
chua trồng ở đất cao được bón phân ít thì bị bệnh nặng.
Theo Mabbett, T.H. và Phelps, R.H. (1985) thí nghiệm tại Trimidad và
Tobago cho thấy, thuốc trừ nấm đồng vô cơ cho hiệu quả tốt phòng chống bệnh
đốm vòng do nấm Alternaria solani trên cà chua khi phun thể tích cực nhỏ
(ULV) với lượng 0,2 kg Cu
2+
/17 l/ha cho hiệu quả cao hơn so với phương pháp
phun ở thể tích nhỏ (LV) vì phương pháp phun thể tích nhỏ phải dùng 1,23 kg
Cu
++
trong 350 lít/ha. Ở Ấn Độ, theo

Nedumeran S
và Vidhyasekran, P. (1982)
thì dùng thuốc Dithan M45, Difolatan ở nồng độ 0,1%, phun cách nhau 15 ngày
tính từ 1 tháng sau trồng đã phòng bệnh đốm vòng đạt hiệu quả tốt. Miyao, E.M.
và CTV (1986) cho biết ở California dùng các thuốc Difolatan (Captafol), Bravo
(Chlorothalonil) và Dithan (Mancozeb) cho hiệu quả tương đương đã làm giảm
chỉ số bệnh từ 12 - 13% xuống 2 - 6% trong năm 1983 và từ 22% xuống 4 - 9%
trong năm 1985; phun 4 lần tốt hơn so với phun 2 lần. Theo Mohammad, S.E.
(1988) ở Irắc thuốc Polygam ở nồng độ 0,15g/lít, Dithan M45 2,5g/lít có hiệu lực
tốt để phòng chống bệnh đốm vòng, còn thuốc Carbendazim ở nồng độ 0,5g/lít,
Captan 2,5 g/lít cho hiệu quả kém hơn.
Theo tác giả Wyenandt (2005) các biện pháp canh tác có thể sử dụng để làm
giảm mức độ nhiễm bệnh như dọn sạch tàn dư cây bệnh, cỏ dại, làm đất kỹ và có
thể ngâm nước một vài ngày để giảm bớt nguồn bệnh tồn tại trong đất (đốm vòng,
mốc sương). Luân canh cây trồng có ý nghĩa lớn trong việc làm giảm nguồn bệnh,
không nên luân canh cây cà chua với các cây họ cà như khoai tây, cà tím, ớt, nếu
luân canh thì thời gian cách ly là 3 năm mới có tác dụng phòng trừ tốt (sau 3 năm
trồng lại). Nên vệ sinh đồng công thức, tỉa bỏ lá già lá bị bệnh để giảm bớt nguồn
bệnh trên cây.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

1.1.2. Bệnh đốm nâu
Bệnh đốm nâu hại cà chua gây ra do nấm Stemphylium solani G.F.Weber
Thuộc họ: Dematiacea
Bộ: Monniliales
Lớp: Nấm bất toàn Fungi imperfecti
Bệnh xuất hiện ở nhiều vùng trồng cà chua trên thế giới nơi có điều kiện
nóng, ẩm. Bệnh đốm nâu phát triển thuận lợi ở nhiệt độ cao, mưa nhiều, nhiệt độ
thích hợp là 20-30

0
C. Biện pháp phòng chống tốt nhất là chọn giống có khả năng
kháng bệnh đốm nâu, chọn hạt khỏe, xử lý hạt trước khi gieo, chọn cây con khỏe
trước khi trồng. Ở ngoài sản xuất không luân canh với các cây họ cà, dọn sạch tàn
dư, làm đất kỹ và lựa chọn mùa vụ có điều kiện thời tiết không thuận lợi cho bệnh
phát triển.
Bệnh đốm nâu hại cà chua là bệnh phổ biến ở Venezuela, bệnh hại trên lá, thân,
khi bệnh nặng năng suất giảm, bệnh nặng cây bị vàng và chết sớm. Bệnh đốm nâu là
yếu tố cản trở lớn trong sản xuất cà chua, bệnh hại cả giai đoạn cây con và cây trưởng
thành (Carrero, 1997).
Cà chua (Solanum lycopersicum) của cao nguyên Cameron ở Malaysia đã bị
ảnh hưởng bởi một bệnh đốm lá. Tỷ lệ mắc bệnh vượt quá 80% ở một số vùng bị
nhiễm bệnh nặng. Các triệu chứng trên 50 cây quan sát ban đầu xuất hiện trên lá nhỏ,
đốm đen nâu, mà sau này đã trở thành màu nâu xám, tổn thương góc bao quanh bởi
một đường viền màu vàng. Khi tổn thương trưởng thành, các lá bị ảnh hưởng khô lên
và trở thành giòn và sau đó phát triển vết nứt ở trung tâm của các vết bệnh. Một cuộc
khảo sát được thực hiện tại các khu vực đang phát triển và 27 mẫu phân lập tác nhân
gây bệnh được phân lập từ lá cà chua trên môi trường thạch cà rốt khoai tây (PCA).
Việc phân lập được thực hiện bằng các kỹ thuật đơn bào tử và đã được chuyển lên
PCA và V8 agar và bào tử đặt dưới sáng tối xen kẽ (8 giờ sáng và 16 giờ tối mỗi ngày).
Tản nấm trên môi trường PCA và V8 thạch có màu xám và rất nhiều bào tử được hình
thành. Các bào tử có chiều dài lên đến 240 mm dài. Bào tử là hình chữ nhật với 1-6
vách dọc và kích thước khoảng 24-69,6 mm × 9,6-14,4 mm. Các tác nhân gây bệnh
được xác định là Stemphylium solani trên cơ sở các tiêu chí về hình thái và thông qua
kỹ thuật phân tử PCR (
A. Nasehi so, 2001)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


Ngoài 2 bệnh trên, cà chua ở Việt Nam còn bị một số bệnh khác do nấm gây
hại. Đó là:
1.1.3. Bệnh lở cổ rễ
Trong số các loài nấm gây bệnh, phổ biến có nguồn gốc trong đất, chủ yếu
hại vùng rễ là nấm Rhizoctonia solani (R. Solani) gây bệnh lở cổ rễ. Nguồn bệnh
tồn tại chủ yếu trong đất, trong tàn dư thực vật, cây ký chủ, cỏ dại và trong các vật
liệu giống bị nhiễm bệnh dưới dạng sợi nấm, hạch nấm. Hạch nấm tồn tại từ năm
này qua năm khác ở tầng đất bề mặt và là nguồn gây bệnh phổ biến cho các cây
trồng vụ sau, năm sau.
Nấm Rhizoctonia được bắt đầu biết đến bởi De Candolle vào năm 1815. Khi
đó nấm R. crocorum (Pers.) DC được coi là loài điển hình (Akira Ogoshi, 1996).
Nấm Rhizoctonia solani là loài quan trọng nhất của loại Rhizoctonia chỉ được mô tả
lần đầu khi Julius Kühn nghiên cứu về bệnh lở cổ rễ trên cây khoai tây năm 1958
(Paulo Ceresini, 1999).
Loài R. solani là tác nhân gây bệnh có nguồn gốc trong đất. Chúng phân bố ở
khắp nơi trên thế giới và gây hại trên rất nhiều loại cây trồng. Theo Farr., et al.
(1989) chỉ riêng ở Mỹ có đến hơn 500 loài thực vật là ký chủ của nấm này. Ở Nhật
loài R. solani gây hại hơn 142 loài thuộc 52 họ thực vật. Một số cây ký chủ có thể
kể đến như: Đậu tương, đậu lima, đu đủ, dưa chuột v.v đặc biệt là cây họ cà, họ đậu,
họ bầu bí (Akira Ogoshi, 1996). Với phạm vi ký chủ và phân bố rộng, nấm R. solani
thực sự là một loài dịch hại nguy hiểm, đe hoạ nghiêm trọng đến sản xuất nông
nghiệp trên toàn thế giới.
Nấm R. solani là loài nấm đất, sản sinh ra nhiều hạch nấm trên mô ký chủ, hạch
nấm được đan kết lại từ những sợi nấm. Chúng tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng
và nảy mẩm khi được kích thích bởi những dịch tiết ra từ cây ký chủ bị nhiễm bệnh
hoặc việc bổ sung chất hữu cơ vào đất.
1.1.4. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng cà chua
Một trong những loài nấm đất điển hình hại vùng rễ cây cà chua là
nấm Sclerotium rolfsii Sacc (S. rolfsii Sacc) gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng. Nguồn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8

bệnh của nấm tồn tại chủ yếu trong đất, trong tàn dư thực vật, cây ký chủ và trong
các vật liệu giống bi nhiễm bệnh dưới dạng sợi nấm, hạch nấm. Hạch nấm tồn tại từ
năm này qua năm khác ở tầng đất bề mặt và là nguồn gây bệnh phổ biến cho các
cây trồng vụ sau, năm sau. Việc điều tra nghiên cứu xác định tình hình bệnh héo rũ
gốc mốc trắng hại một số cây trồng cạn, mức độ phổ biến và tác hại cũng như
nghiên cứu những biện pháp phòng trừ bệnh là hết sức cần thiết.
Nấm S. rolfsii được Rolfs phát hiện và nghiên cứu đầu tiên vào năm 1892 trên
cây cà chua. Những phát hiện sau đó chứng minh nấm này có khả năng gây hại trên các
cây trồng khác nhau như củ cải đường, lạc, cà rốt.
Loài nấm Sclerotium có sự khác nhau nhiều về hình thái nhưng chúng có đặc
điểm chung là đều hình thành hạch nấm với kích thước khác nhau, màu sắc từ nâu sáng
đến nâu đen (Punja và Rahe, 1992). Nấm Sclerotium thuộc lớp nấm đảm
(Basidiomycetes) (Punja và Grogan, 1981). Trong nhóm nấm này thì nấm S. rolfsii Sacc
được biết đến là loài nấm có phổ ký chủ khá rộng ngoài tự nhiên và là loài nấm bệnh
gây hại lớn cho cây trồng (Anycook, 1966).
Theo Stephen et al., (2000), trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu, xác định
được phạm vi ký chủ của nấm S. rolfsii Sacc với ít nhất 500 loài cây trồng thuộc
100 họ thực vật. Những cây ký chủ mẫn cảm nhất với bệnh này bao gồm: họ cà
(cà chua, khoai tây, cà pháo v.v), họ hoa thập tự (cải bắp, súp lơ trắng, súp lơ
xanh, cải dầu), họ đậu đỗ (đậu tương, lạc, đậu xanh), họ bầu bí (dưa chuột, dưa
hấu, bí đao, bí ngô).
Nấm S. rolfsii Sacc thường tấn công vào bộ phận cây sát mặt đất. Trước khi
nấm xâm nhập vào mô ký chủ, chúng sản sinh tản nấm trên bề mặt gốc thân, quá trình
xâm nhập gây hại có thể từ 2 – 10 ngày (Townsend và Willetts, 1954).
1.1.5. Bệnh héo vàng
Bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporium f.sp.lycopersici (Sacc.) W.C.
Snyder & H.N. Hans. gây hại là một trong những bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn
cho các loài cây trồng lấy rau, củ, quả ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc,

Mỹ, Ý, Anh, Nam Phi, Ấn Độ, Australia…Bệnh này có phạm vi ký chủ rộng , xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

hiện và gây hại ở nhiều nơi nhất là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Bệnh héo vàng cà chua được mô tả đầu tiên do Massee. G. E. ở Anh năm 1895,
đây là bệnh hại quan trọng trên cây cà chua ở ít nhất 32 nước trên thế giới. Ở phía nam
nước Mỹ bệnh này đã gây hại nghiêm trọng trên đồng ruộng (Jone, J.P., 1993).
Nấm Fusarium oxysporum (F. oxysporum )có sợi đa bào, màu sắc tản nấm
trắng phớt hồng, sinh sản vô tính tạo ra hai loại bào tử lớn và bào tử nhỏ. Bào tử lớn
cong nhẹ một đầu thon nhọn, một đầu thon gẫy khúc dạng hình bàn chân nhỏ,
thường có 3 ngăn ngang. Bào tử nhỏ đơn bào hình trứng, bầu dục dài hoặc hình quả
thận được hình thành trong bọc giả trên cành bào tử không phân nhánh, trong khi đó
bào tử lớn hình thành từ cành bào tử phân nhánh nhiều, xếp thành tầng. Nấm còn
sinh ra bào tử hậu hình cầu, màng dày màu nâu nhạt, kích thước bào tử lớn 35 - 50 x
3,5 – 5,5 nm và bào tử hậu 9 - 10µm.
Nấm phát triển ở nhiệt độ 25 – 30
0
C. Bệnh phá hại trong điều kiện ấm và
ẩm. Trong điều kiện nhiệt độ đất 25 – 30
0
C và độ ẩm đất quá cao kết hợp với cây
sinh trưởng yếu là điều kiện để nấm xâm nhập gây bệnh. Nấm F. oxysporum là
loại nấm sống trong đất và phân bố rộng rãi trong các loại đất trồng trọt và đất
cỏ. Loài nấm này bao gồm hơn 100 dạng chuyên hóa và chủng nấm gây bệnh héo
đối với nhiều loại rau, chuối, hồ tiêu, cây họ dưa và nhiều loại cây cảnh khác
(Nelson và CS, 1981).
Nguồn bệnh của nấm trong đất là dạng bào tử hậu, sợi nấm và bào tử lớn
phân bố tập trung ở tầng canh tác.
Nấm F. oxysporum có sẵn trong đất và rễ cây. Trong môi trường nuôi cấy

PDA, nấm F. oxysporum phát triển nhiều dạng khuẩn lạc. Nhìn chung, sợi nấm khí
sinh ban đầu có màu trắng, sau đó thay đổi trạng thái màu sắc khác nhau từ màu tím
đến màu tía hoặc có màu cá hồi và xanh nhạt có sắc đỏ, hay màu cá hồi đến màu da
cam, tùy thuộc vào chủng hay dạng đặc biệt của nấm. Đường tính tản nấm sau cấy 3
ngày ở nhiệt độ 25 – 30
0
C có thể đạt từ 2,5 cm đến 4,0 cm. Nấm F. oxysporum sản
sinh ra 3 loại bào tử vô tính đại bào tử, tiểu bào tử và bào tử hậu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Các bào tử hậu có dạng hình tròn, có thành bào tử dày do các sợi nấm tạo
thành loại bào tử này thường có 1 dến 2 ngăn, chúng được sinh ra trong các đại bào
tử hoặc xen giữa các sợi nấm già.
Bào tử phân sinh nhỏ là loại bào tử có 1 đến 2 ngăn, có hình trứng, hình bầu
dục, đây là loại bào tử có nhiều nhất và được sản sinh trong tất cả các điều kiện,
thường được sinh ra trong các mạch dẫn của cây bị bệnh.
Bào tử phân sinh lớn là loại bào tử có từ 3 – 5 ngăn. Bào tử lớn có hình bán
nguyệt, hình lưỡi liềm, đại bào tử có thể tồn dư trong đất lâu đến 30 năm và nó
chính là nguồn lan truyền bệnh cho năm sau và các cây chủ khác.
1.1.6.Bệnh mốc sương
Bệnh mốc sương (sương mai) do nấm Phytophthora infestans (Mont.) de
Bary gây bệnh là bệnh hại rất phổ biến trên cây cà chua, đặc biệt là khi trời lạnh,
đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, hoặc có mưa nhỏ, ban ngày trời âm u, ít nắng.
Ở Hawaii bệnh này gây hại rất nghiêm trọng và là đối tượng chính cần được
phòng trừ. Bệnh này gây hại nặng trên các cây họ cà. Nelson (2008) khẳng định
bệnh hại trên tất cả các bộ phận của cây. Ngoài biện pháp sử dụng các thuốc chứa
hoạt chất Chlorothalonin, Copper, Mancozeb để phòng trừ thì biện pháp quản lý
dịch hại tổng hợp có hiệu quả phòng trừ tốt bệnh mốc sương cà chua.
Erselius et al., (1997 – 1998) thông báo về sự biến đổi tính gây bệnh của các

chủng nấm hại trên các giống cà chua và khoai tây là khác nhau. Sự lai giữa các
chủng nấm này dẫn đến có tính độc và tính gây bệnh cao trên các giống cà chua,
khoai tây. Đặc biệt các chủng nấm lai với nhau có khả năng kháng thuốc Metalaxyl.
Tác giả cũng cho rằng sử dụng giống cà chua mang gen kháng có hiệu quả phòng
trừ cao bệnh mốc sương cà chua.
1.2. Những nghiên cứu về bệnh nấm hại cà chua ở trong nước
1.2.1. Bệnh đốm vòng (Alternaria solani Ell. & Mart.)
Ở nước ta, bệnh hại phổ biến ở nhiều nơi trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cà
chua (Lê Lương Tề, 2008). Bệnh đốm vòng phá hại tất cả các giống cà chua nhập nội,
tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh có khác nhau (Nguyễn Kim Vân, 1993). Bệnh phá hại
rất phổ biến và có khả năng hình thành dịch bệnh trên cà chua sớm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Bệnh đốm vòng cà chua do nấm Alternaria solani (Ell. & Mart.) L.R. Jone &
Grout gây ra. Nấm thuộc họ Dematiaceae, bộ Moniliales, lớp Nấm Bất Toàn. Sợi
nấm có vách ngăn, phân nhánh, màu nâu tối. Bào tử phân sinh hình quả lựu đạn có
nhiều vách ngăn ngang, dọc, có mỏ dài hơi khoằm, màu nâu tối, kích thước 120 –
296 x 12 – 20 µm. Trên môi trường PGA, nấm phát triển mạnh và hình thành sắc tố
hơi hồng hoặc hơi đỏ (Vũ Triệu Mân, 2007)
Ở nước ta, bệnh phát sinh và gây hại nặng vào cuối xuân hè. Đặc biệt, bệnh
gây hại nặng ở vụ muộn vì có ẩm độ cao, nhiệt độ cao, mưa nhiều thuận lợi cho
nấm lây lan, xâm nhiễm và bệnh phát triển.
Nấm có thể tồn tại trên hạt, trên tàn dư cây bệnh ở đất hoặc trên một số cây
họ cà như khoai tây, cà, v.v….
Phòng trừ bệnh đốm vòng cà chua chủ yếu bằng biện pháp canh tác. Thực hiện
chế độ luân canh trong khoảng 2 – 3 năm, không luân canh với cây họ cà. Bón phân
cân đối, cần chú trọng phân kali để cây sinh trưởng tốt (Vũ Triệu Mân, 2007).
1.2.2. Bệnh đốm nâu (Stemphylium solani G.F. Weber)
Phân bố địa lý: Bệnh đốm nâu xuất hiện ở nhiều vùng cà chua trên thế giới

nơi có điều kiện nóng, ẩm.
Triệu chứng bệnh: Bệnh hại trên lá, thân, hoa, quả nhưng chủ yếu là ở lá.
Trên lá, vết bệnh ban đầu là chấm nâu, nhỏ, khi vết bệnh to màu nâu nhạt hoặc nâu
đậm, bề mặt hơi lõm, mô bào bị rạn nứt, xung quanh có quầng vàng hẹp, vết bệnh
to, nhỏ, không đều, hình tròn, hoặc có nhiều cạnh. Trên thân, vết bệnh hình tròn,
hoặc hình bầu dục, thường phần thân già.
Trên quả, vết bệnh hình tròn, màu nâu, lúc đầu nhỏ sau đó lan rộng 5 –10
mm, trên vết bệnh có lớp nấm màu nâu đen đó là sợi nấm, cành bào tử và bào tử
phân sinh.
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Stemphylium solani G.F.Weber, nấm
thuộc họ Dematiaceae, bộ Moniliales, lớp nấm Bất Toàn Fungi imperfecti.
Stemphylium solani: Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn, đa bào. Dễ dàng
hình thành bào tử trên một số môi trường như PDA, PGA, MA. Cành bào tử phân
sinh mọc đơn, không phân nhánh, đa bào, đầu hơi tù, bào tử phân sinh hình quả dâu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

tây, nâu đậm, có nhiều vách ngăn dọc.
Các nấm này đa thực, kí sinh trên nhiều loại cây trồng. Sự phát sinh phát
triển của bệnh: Bệnh phát sinh từ giai đoạn cây con trong vườn ươm đến cây trồng
ngoài đồng ruộng. Vụ xuân hè bệnh nặng hơn vụ đông xuân.
Điều kiện thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển và gây hại là nhiệt độ 25 - 30
0
C
và ẩm độ 85 - 95%. Trong vụ xuân hè, giống cà chua múi bị bệnh nặng hơn cà chua
hồng, các giống cà chua Ba Lan, Hồng Lan đều bị nhiễm bệnh từ trung bình đến
nặng. Giống cà chua vàng có khả năng chống bệnh đốm nâu.
1.2.3. Bệnh Lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kunh)
Bệnh xuất hiện phá hại thường xuyên trên các cây trồng thuộc họ cà, họ đậu,
họ bầu bí. Đây là loài nấm đa thực, bán hoại sinh điển hình. Nấm có thể phát sinh,

phát triển trong phạm vi nhiệt độ khá rộng từ 10 - 40
0
C nhưng thuận lợi nhất ở 25 –
30
0
C và ẩm độ cao (Đỗ Tấn Dũng, 2001).
Bệnh lở cổ rễ phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện mưa nhiều, nóng ẩm,
trên những công thức trồng chăm sóc kém hoặc luân canh giữa các cây trồng là ký
chủ của nấm bệnh. Các isolates nấm R. solani phân lập trên cà chua, dưa chuột, đậu
tương đều có thể lây nhiễm chéo cho nhau. Trên chân đất thịt nặng, đất chặt, dễ
đóng váng do mưa, hoặc tưới quá ẩm hay trên đất trũng khó thoát nước, đất cát có
độ ẩm cao bệnh phát sinh gây hại nặng hơn ( Đỗ Tấn Dũng, 2001).
Trên đồng công thức bệnh gây hại cả ở giai đoạn cây con vườn ươm và giai
đoạn cây trưởng thành ngoài công thức sản xuất. Bệnh phá hại ở tất cả các thời vụ
trồng: vụ cà chua đông, đông xuân và xuân hè ở miền Bắc nước ta. Bệnh phát sinh
gây hại nhiều vào các tháng 4, 5 và các tháng 8, 9, 10 ở giai đoạn cà chua ra hoa -
quả non - quả già. Thời tiết nóng ẩm, phù hợp cho bệnh phát triển (Đỗ Tấn Dũng,
2001). Theo Lê Lương Tề (2001), bệnh gây hại nhiều trong điều kiện nhiệt độ cao
25 – 30
o
C xen kẽ những ngày mưa, thường xảy ra đối với cà chua sớm (tháng 8, 9,
10) và cà chua muộn (tháng 4, 5, 6). Bệnh hại nặng ở công thức chỉ luân canh với
cây trồng cạn, trên các chân đất thịt nhẹ hoặc cát pha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

1.2.4. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc)
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng còn gọi là bệnh héo gốc mốc trắng, bệnh thối trắng
do nấm S. rolfsii Sacc gây ra, nấm gây hại không những trên cà chua mà còn ký sinh
phá hại trên nhiều loài cây trồng khác có giá trị kinh tế quan trọng như khoai tây, đậu

tương, lạc, ớt, đậu đỗ, bầu bí, hoa, cây cảnh (Đỗ Tấn Dũng, 2001).
Nấm S. rolfsii ưa hảo khí, ưa ẩm và nhiệt độ cao khoảng 30
0
C. Nấm tồn tại ở
trong đất và tàn dư cây bệnh, lan truyền do quá trình làm đất, cây giống nhiễm bệnh từ
vườn ươm. Nấm xâm nhập vào gốc cây con, cây trưởng thành, sử dụng chất hữu cơ
làm nguồn dinh dưỡng, sản sinh ra axit oxalic và men làm phân hủy mô cây chủ
(Nguyễn Văn Viên. Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Trên ruộng sản xuất bệnh thường xuất hiện nhiều sau khi trồng khoảng 50
ngày. Trên đồng ruộng bệnh phát sinh gây hại cả ở giai đoạn cây con vườn ươm và
giai đoạn cây trưởng thành ngoài ruộng sản xuất. Cây con bị bệnh chết nhanh hơn
cây trưởng thành. Bệnh phá hại ở tất cả các thời vụ trồng: vụ cà chua đông, đông
xuân và xuân hè ở miền Bắc nước ta. Bệnh phát sinh gây hại nhiều vào giai đoạn cà
chua ra hoa – quả non – quả già. Thời tiết nóng ẩm, phù hợp cho bệnh phát triển
(Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng, 2003).
1.2.5. Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum Snyder)
Ở nước ta nấm F. oxysporum đã được đề cập nghiên cứu từ lâu nhưng vẫn chưa
đem lại hiệu quả thực tiễn. Nấm F. oxysporum được cho là nguyên nhân gây bệnh héo
vàng cà chua, khoai tây (Vũ Triệu Mân,1987).
Vụ đông xuân 1994 ở Tiên Dương – Đông anh tỷ lệ cây nhiễm bệnh héo
vàng trung bình 4,0%, cà chua trồng trên đất vàn tỷ lệ cây nhiễm bệnh là 5,8%, ở
chân đất cao tỷ lệ cây nhiễm bệnh là 2,2%. Trên môi trường PDA thuốc Benlate
0,1% có tác dụng ức chế sự phát triển của tản nấm F. oxysporum (Nguyễn Văn
Viên, 1997).
Bệnh héo vàng cà chua đã gây ra một số bệnh đáng kể ở một số cơ sở sản
xuất cà chua vùng Hà Nội (Nguyễn Kim Vân, 1998).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

1.2.6.Bệnh mốc sương cà chua (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary)

Bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans (Mont.) de Bary, thuộc bộ
Peronsporales, lớp Phycomycetes có chu kỳ phát triển hoàn toàn bao gồm giai đoạn
sợi nấm, sinh sản vô tính (bào tử phân sinh – bào tử động) và sinh sản hữu tính tạo
ra bào tử trứng. Sợi nấm hình ống, đơn bào, có nhiều nhân. Bào tử phân sinh nảy
mầm theo hai kiểu: hoặc hình thành bào tử động, hoặc hình thành ống mầm.
Nhiệt độ thích hợp để bào tử nảy mầm hình thành bào tử động là 12 - 14
0
C,
18
0
C trở lên bào tử phân sinh nảy mầm tạo thành ống mầm. Khi nhiệt độ trên 28
0
C
hoặc dưới 4
0
C bào tử phân sinh không nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp để hình thành
bào tử dưới 18
0
C .
Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm có thể xâm nhập là 18 - 22
0
C. Thời kỳ tiềm
dục của nấm là 2 ngày trên lá, trên quả 3 - 10 ngày (Lê Lương Tề, 2008).
Tiểu khí hậu trong ruộng cà chua tạo điều kiện phát sinh các ổ bệnh, từ đó
bệnh lan ra ruộng và cánh đồng cà chua. Khi thời tiết thuận lợi, nhiệt độ ổn định
khoảng 20
0
C, trời có mưa phùn, có giọt sương và sau đó trở nên nồm, hửng nắng thì
sau 7 – 10 ngày bệnh phát sinh thành dịch (Nguyễn Văn Viên,1997).
1.3. Biện pháp phòng trừ nấm hại cà chua.

1.3.1. Biện pháp canh tác.
Phòng trừ bệnh đốm vòng chủ yếu bằng biện pháp canh tác. Cần thực hiện
chế độ luân canh trong khoảng 2 – 3 năm, không luân canh với cây trồng thuộc họ
cà. Bón phân cân đối, cần chú trọng phân kali để cây sinh trưởng phát triển tốt
(Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng, 1997).
Ruộng phải được tiêu nước tốt, luân canh với cây trồng khác không phải là
ký chủ của nấm, bón phân hợp lí kết hợp với xông hơi đất bằng thuốc có phổ tác
động rộng, phơi ải đất, sử dụng nấm đối kháng.
Ở Bắc Carolia (Mỹ) việc kết hợp phơi ải với bón nấm đối kháng Gliocladium
virens vào đất đã làm giảm số lượng hạch nấm Sclerotium rolfsii sống. Biện pháp
này có ý nghĩa trong phòng chống bệnh ở đồng bằng duyên hải. Trong biện pháp
phòng chống bệnh thối xám (Botrytis cinerea Pers) bắc giàn cho cà chua, cắt tỉa bỏ
lá già, cành nhỏ ở gốc, tạo cho luống cà chua thông thoáng (Nguyễn Văn Viên, Đỗ
Tấn Dũng, 2003).

×