Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

nghiên cứu hiện trạng môi trường các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.39 MB, 107 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



PHẠM TRUNG ĐỨC



NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ









HÀ NỘI, 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





PHẠM TRUNG ĐỨC



NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HỒ THỊ LAM TRÀ




HÀ NỘI, 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi và cộng sự cùng thực

hiện. Nghiên cứu và kết luận nghiên cứu trình bày trong khóa luận chưa từng được
công bố ở các nghiên cứu khác. Các đoạn trích dẫn và số liệu thứ cấp sử dụng
trong khóa luận đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2015
Học viên


Phạm Trung Đức













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, để hoàn thành được luận văn này, tôi
đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, và các bạn. Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Hồ Thị Lam
Trà người đã dành nhiều thời gian, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên và tạo
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Môi
trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn chính quyền địa phương và các chủ trang trại
chăn nuôi lợn tại huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội đã nhiệt tình cộng tác và giúp
đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát, lấy mẫu và thu thập thông tin tại địa
phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã luôn
sát cánh, đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi


Danh mục hình viii

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 1

3. Yêu cầu của đề tài 2

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Tổng quan tình hình phát triển chăn nuôi trên Thế giới và Việt Nam 3

1.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trên thế giới 3

1.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam 5

1.1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội 11

1.2. Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam 16

1.2.1 Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động chăn nuôi 16

1.2.2. Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi 19

1.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trong chăn nuôi. 25

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29


2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 29

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 29

2.2. Nội dung nghiên cứu 29

2.3. Phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: 30

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 30

2.3.3. Phương pháp lựa chọn các trang trại nghiên cứu chuyên sâu 31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.4. Phương pháp ước tính nguồn thải 32

2.3.5. Phương pháp lấy mẫu nước 32

2.3.6. Phương pháp phân tích chất lượng nước 33

2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu 34

2.3.8. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường nước 34


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 36

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 36

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 37

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. 38

3.2. Tình hình phát triển và đặc điểm các trang trại nuôi lợn trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 39

3.2.1. Tình hình phát triển 39

3.2.2. Đặc điểm chuồng trại 39

3.2.3. Quy trình chăn nuôi của các trang trại lợn huyện Gia Lâm 45

3.3. Các vấn đề môi trường chính tại các trang trại chăn nuôi lợn trên
địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 48

3.3.1. Hiện trạng phát sinh các nguồn thải tại các trang trại chăn nuôi lợn 48

3.3.2. Hiện trạng xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn 51

3.3.3. Hiện trạng môi trường nước tại các trang trại chăn nuôi lợn 53

3.4.


Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho các trang trại chăn nuôi
huyện Gia Lâm 58

3.4.1. Các giải pháp đối với các cơ quan Nhà nước 58

3.4.2. Giải pháp khôi phục chất lượng môi trường nước 59

3.4.3. Các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả xử lý chất thải. 59

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 62

Kết luận 62

Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 68


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



AC Hệ thống trang trại Ao - Chuồng
BOD
5

Nhu cầu ôxy sinh hóa
BVMT Bảo vệ Môi trường
C Hệ thống trang trại Chuồng
COD Nhu cầu ôxy hóa học
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
DO Ô xy hòa tan trong nước
FAO Tổ chức Nông lương Thế giới
HDPE Màng chống thấm (High Density Poly Etylen – HDPE)
KT - XH Kinh tế - xã hội
NXB Nhà xuất bản
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
SXSH Sản xuất sạch hơn
TCTK Tổng cục thống kê
TDMN Trung du miền núi
TN Tổng Nitơ
TNC Tiêu chuẩn ngành
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Tổng photpho
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
TTCN Trang trại chăn nuôi
UBND Ủy ban Nhân dân
UNEP
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations
Environment Programme – UNEP)
UNIDO Tổ chức phát triển công nghệ của Liên Hợp Quốc
VAC Hệ thống trang trại Vườn - Ao - Chuồng
VC Hệ thống trang trại Vườn - Chuồng
VOCs Chất hữu cơ bay hơi
VSV Vi sinh vật
BTB DHMT Bắc trung bộ Duyên hải miền trung

TN Tây Nguyên
ĐNB Đông nam bộ
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất ở nước ta 5

Bảng 1.2. Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm 6

Bảng 1.3. Phân bố trang trại chăn nuôi phân theo vùng miền năm 2013 8

Bảng 1.4. Số lượng hộ chăn nuôi lợn theo quy mô số con lợn củacác vùng
KT – XH năm 2011 9

Bảng 1.5. Số lượng trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí kinh tế trang trại 10

Bảng 1.6. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2012 12

Bảng 1.7. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo nhóm ngànhgiai đoạn 2005
-2012 12

Bảng 1.8. Tình hình chăn nuôi thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 – 2014 13

Bảng 1.9. Số lượng trang trại chăn nuôi thành phố Hà Nội 15

Bảng 1.10. Đặc trưng nước thải của một số loài vật nuôi 17


Bảng 1.11. Thành phần chính trong phân tươi của một số loài vật nuôi (giá
trị trung bình) 17

Bảng 1.12. Một số hình thức sử dụng phân thải tại các trang trại 24

Bảng 1.13. Giá trị BOD, COD và Coliform tổng số trong nước ao tại các
trang trại chăn nuôi lợn tại ba miền 26

Bảng 1.14. Kết quả quan trắc nước mặt tại xã Lai Vu tỉnh Hải Dương 27

Bảng 2.1. Danh sách các trang trại nuôi lợn được lựa chọn để nghiên cứu
sâu 31

Bảng 2.2. Phương pháp phân tích các thông số chất lượng nước 34

Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết huyện Gia Lâm 37

Bảng 3.2. Thời gian thành lập các trang trại chăn nuôi lợntrên địa bàn
huyện Gia Lâm, Hà Nội 39

Bảng 3.3. Đặc điểm các trang trại chăn nuôi lợn theo loài vật nuôi 40

Bảng 3.4. Quy mô của các loại hình trang trại chăn nuôi lợn huyện Gia
Lâm 41

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

Bảng 3.5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng tại các trang trại chăn nuôi lợnhuyện Gia
Lâm 42


Bảng 3.6. Sử dụng đất trong các hệ thống trang trại tại Gia Lâm, Hà Nội 44

Bảng 3.7. Lượng phát thải phân thải bình quân/đầu lợn nuôi của các trang
trại huyện Gia Lâm 49

Bảng 3.8. Định mức phát thải nước thải bình quân trên đầu lợn tại các trang
trạihuyện Gia Lâm 49

Bảng 3.9. Đặc trưng nước thải phát sinh từ các chuông nuôi lợn tại các
trang trại huyện Gia Lâm 50

Bảng 3.10. Ước tính lượng phân thải và nước thải phát sinh từ các trang trại
chăn nuôi lợn huyện Gia Lâm 50

Bảng 3.11. Tình hình quản lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên
địa bàn huyện Gia Lâm 52

Bảng 3.12. Kết quả phân tích nước mặt tại các trang trại chăn nuôi lợnhuyện
Gia Lâm 54

Bảng 3.13. Kết quả chất lượng nước ngầm tại các trang trại chăn nuôi lợn 57




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii



DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô nuôi trong từng vùng kinh tế -
xã hội, thời điểm năm 2011 10

Hình 1.2. Sơ đồ hiện trạng phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội 14

Hình 1.3. Các chất khí tạo ra từ chất thải gia súc và thức ăn gia súc 18

Hình 2.1. Vị trí lấy mẫu nước thải tại các chuồng nuôi lợn 33

Hình 3.1. Vị trí huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 36

Hình 3.2. Tỷ lệ các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bànhuyện Gia Lâm, Hà
Nội 40

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình sản xuất chănnuôi lợntại 3 trang trại nghiên cứu
sâu 46

Hình 3.4. Tỷ lệ phân tách và không phân tách chất thải trong các hệ thống
trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội. 51

Hình 3.5. Tỷ lệ sử dụng biogas trong các trang trại chăn nuôi lợn tại các
kiểu hình khác nhau 53

Hình 3.6. Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của một số thông số quan trắc
chất lượng nước mặt với QCVN 08.2008/A2 55

Hình 3.7. Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước mặt xung quanh trang trại
chăn nuôi lợn tại Văn Đức – Gia Lâm 56


Hình 3.8. Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của NH
4
+
trong nước ngầm
vớiQCVN 09.2008 58

Hình 3.9. Sơ đồ phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp xử lý chất thải chăn
nuôi 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta phát triển một
bước nhảy vọt cả về số lượng các trang trại cũng như vật nuôi. Đặc điểm nổi
bật nhất trong thời gian qua của ngành chăn nuôi nước ta là chuyển từ hình
thức chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình sang chăn nuôi tập trung theo quy mô
trang trại. Cả nước hiện có 9206 trang trại chăn nuôi, trong đó có 4293 trang
trại chăn nuôi lợn (chiếm 45,6%) (Tổng cục Thống kê, 2013). Đây là xu hướng
phổ biến trên thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp của nước ta.
Trong các loại vật nuôi, thì lợn được chăn nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam với
số lượng khoảng 26.493,9 nghìn con trong tổng số 34.624,4 nghìn vật nuôi (Tổng
cục Thống kê, 2013).Chăn nuôi lợn đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ
gia đình và là một trong những nguồn thu chủ yếu của nông hộ. Việc hình thành và
phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi lợn ở nước ta đã đem lại hiệu quả kinh tế
cao, tăng năng suất lao động và thu nhập của người nông dân. Tuy nhiên xét về khía
cạnh môi trường của ngành chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mức. Trong quá

trình phát triển sản xuất chăn nuôi với qui mô ngày càng lớn như hiện này, một
lượng chất thải sinh ra gây tác hại xấu đến môi trường xung quanh bởi các loại chất
thải rắn, lỏng và khí phát sinh ngày càng nhiều và không được xử lý triệt để. Vì vậy
cần phải nghiên cứu đánh giá toàn diện hiện trạng ô nhiễm môi trường do chất thải
chăn nuôi gây ra để góp phần phát triển trang trại chăn nuôi theo hướng bền vững.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và các vấn đề bức xúc của môi trường chúng
tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng môi trường các trang trại chăn nuôi
lợn trên địa bàn Huyện Gia Lâm, Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
 Khảo sát đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường của trang chăn nuôi lợn
gây ra.
 Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững
trang trại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

3. Yêu cầu của đề tài
 Chỉ rõ đặc điểm, hiện trạng phát triển của các trang trại chăn nuôi lợn.
 Đánh giá đặc điểm quy trình chăn nuôi lợn của các trang trại lợn tập.
 Chỉ rõ nguồn thải và hiện trạng môi trường nước của các trang trại chăn
nuôi lợn.
 Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường nước cho các trang trại chăn
nuôi lợn.




















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình phát triển chăn nuôi trên Thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Liên hiệp quốc, năm 2011 dân số toàn cầu đã tiến
tới con số 7 tỷ người.Số lượng dân số tác động trực tiếp đến các vấn đề nông
nghiệp, thực phẩm, lương thực, môi trường.
1.1.1.1.Số lượng vật nuôi
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) năm 2014
(FAO, 2014), số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn
gia súc khoảng 3.608,5 triệu con, phân bố chủ yếu ở các nước châu Á (khoảng
1.647,9 triệu con, chiếm 45,7%); tổng đàn gia cầm khoảng 21.744,4 triệu con, số
lượng gia cầm này cũng phân bố tập trung phần lớn ở châu Á (khoảng 12.061,8
triệu con, chiếm 55,5%).
Về số lượng đàn Bò, nhiều nhất ở Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4
triệu con, thứ ba là Hoa Kỳ 94,5 triệu con, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu con.Chăn

nuôi trâu thì số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số trâu trên Thế
giới), thứ hai là Pakistan 29,9 triệu con, và Việt Nam đứng thứ 7 với 2,8 triệu
con.Về chăn nuôi lợn thì hàng đầu thế giới đó là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì là
Hoa Kỳ 67,1 triệu con, Việt Nam đứng thứ 4 với 27,6 triệu con.Đối với chăn nuôi gà
và vịt thì Trung Quốc luôn đứng ở vị trí số một, Việt Nam đứng thứ 13 về chăn nuôi gà
và đứng số 2 về chăn nuôi vịt.
1.1.1.2.Sản phẩm chăn nuôi
Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2010 của
thế giới trên 296,1 triệu tấn; trong đó thịt trâu bò chiếm 67,7 triệu tấn; thịt dê và cừu
13,5 triệu tấn; thịt lợn 109,3 triệu tấn; thịt gia cầm 99,1 triệu tấn và còn lại là các
loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa Cơ cấu về thịt của thế giới nhiều nhất là
thịt lợn chiếm 36,9%; thịt gia cầm 33,5%; thịt trâu bò 22,7% tổng sản lượng thịt,
còn lại 6,9% là thịt dê, cừu, ngựa và các vật nuôi khác.Sản lượng thịt ở châu Á lớn
nhất thế giới với 123,5 triệu tấn (chiếm 41,7%), tiếp đó là châu Mỹ là 92,9 triệu tấn
(chiếm 31,4%) (FAO, 2014).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2000 là 55,1 triệu tấn; năm 2010 là
69,1 triệu tấn. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2000 – 2010 là 2,5%/năm.
Châu Á là châu lục có sản lượng trứng đứng đầu thế giới với 42,6 triệu tấn (chiếm
77,3%) và Trung Quốc là quốc gia sản xuất trứng lớn nhất thế giới với 28 triệu tấn
(chiếm 50,8% sản lượng thế giới) (FAO, 2014).
Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2000 khoảng 579 triệu tấn, đến năm 2010
là 719 triệu tấn. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 – 2010 là 2,7%/năm. Sản lượng
sữa được sản xuất nhiều nhất ở châu Á (261,5 triệu tấn) và châu Âu (213,3 triệu tấn)
(FAO, 2014).
1.1.1.3.Phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình
thức cơ bản đó là:Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao; chăn

nuôi trang trại bán thâm canh; chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất
hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu
Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh
các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ
sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và
công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả
năng sinh sản và điều khiển giới tính.
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn các nước
đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông.Trong
chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng xuất
thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ.
Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát
triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng.Xu hướng chăn nuôi
gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn nuôi gà công
nghiệp trên lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền xi măng. Tuy nhiên chăn
nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là mâu thuẫn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức của nhân loại trong
mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.
1.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam
1.1.2.1. Xu hướng phát triển
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất quan trọng của nền nông nghiệp
nước ta. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh cả
về quy mô và số lượng. Điều này góp phần quan trọng đảm bảo phát triển kinh tế
nông nghiệp – nông thôn ở nước ta. Tổng sản phẩm trong nước theo giá trị thực tế
của khu vực nông nghiệp không ngừng tăng kể từ năm 1990 và sơ bộ đạt 558.284 tỷ
đồng vào năm 2011, chiếm 22.02% tổng sản phẩm trong nước (Tổng cục Thống kê,

2011). Trong đó, chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn. Kể từ năm 1990 đến nay, ngành chăn
nuôi có hướng phát triển tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến
5,27% năm (Trần Khải Châu, 2010).
Ngày 13/04/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng
nhận kinh tế trang trại. Theo tiêu chí này, số lượng trang trại nước ta giảm mạnh từ
145.880 trang trại vào năm 2010 xuống còn 20.078 trang trại vào 01/07/2011, và
đến năm 2013 thì tổng số trang trại đang được tăng thêm.
Bảng 1.1: Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất ở nước ta
CẢ NƯỚC
2010

2011

2013

Tổng số 145.880

20.078
23.774
Trang trại trồng cây hàng năm 42.613

2.587

Trang trại trồng cây lâu năm 25.655

6.048

Trang trại chăn nuôi 23.558


6.267
9.206
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 37.142

4.440
4.690
Trang trại khác(*)

736
1.133
(*) Bao gồm: Trang trại lâm nghiệp và trang trại tổng hợp
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Trong 10 năm từ 2001 đến 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân của một số
loại gia súc, gia cầm đều cao. Số lượng trâu, bò tăng bình quân một năm là 2,15%,
lợn tăng 2,41%, gia cầm 4,79%. Chỉ có số lượng ngựa giảm dần với tốc độ bình
quân 2,23%/năm.
Năm 2012, do chi phí đầu vào tăng cao mà đầu ra giá thành phẩm chăn nuôi
lại giảm, do vậy ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn về vốn nên số lượng chăn
nuôi của các hộ và các doanh nghiệp cũng như trang trại bị ảnh hưởng.
Số lượng gia súc, gia cầm trong các năm từ 2001 đến 2014 được thể hiện
qua bảng 1.2.
Bảng 1.2: Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm

Trâu Bò Ngựa Dê, cừu Lợn Gia cầm
(Nghìn con) (Triệu con)
2001 2.807,9 3.899,7 113,4 571,9 21.800,1 218,1
2002 2.814,5 4.062,9 110,9 621,9 23.169,5 233,3

2003 2.834,9 4.394,4 112,5 780,4 24.884,6 254,6
2004 2.869,8 4.907,7 110,8 1.022,8 26.143,7 218,2
2005 2.922,2 5.540,7 110,5 1.314,1 27.435,0 219,9
2006 2.921,1 6.510,8 87,3 1.525,3 26.855,3 214,6
2007 2.996,4 6.724,7 103,5 1.777,7 26.560,7 226,0
2008 2.897,7 6.337,7 121,2 1.483,4 26.701,6 248,3
2009 2.886,6 6.103,3 102,2 1.375,1 27.627,7 280,2
2010 2.877,0 5.808,3 93,1 1.288,4 27.373,3 300,5
2011 2.712,0 5.436,6 88,1 1.267,8 27.056,0 322,6
2012 2.627,8 5.194,2 26.500,0 308,5
2013 2559,5 5156,7 79,0 1.466,2 26.264 317,7
2014 2511,9 5234,3 66,9 1.68,8 26761,5 327,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014
Năm 2011 số hộ chăn nuôi lợn giảm gần 35% so với năm 2006, song chủ
yếu là ở nhóm các hộ nuôi nhỏ lẻ. Những năm gần đây, chăn nuôi lợn nước ta đang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn. Do đó tổng đàn lợn cả
nước năm 2011 vẫn đạt xấp xỉ năm 2006 và sản lượng thịt lợn hơi tăng gần 24%
trong 5 năm (Tổng cục Thống kê, 2011). Đây là xu hướng tiến bộ đáng ghi nhận vì
sự phù hợp với yêu cầu chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, ứng dụng tiến bộ
khoa học và kỹ thuật chăn nuôi, tăng số lứa xuất chuồng cũng như khả năng phòng
trừ dịch bệnh.
1.1.2.2.Hình thức chăn nuôi.
Hiện nay, ở nước ta có 2 hình thức chăn nuôi chính là chăn nuôi hộ gia
đình và chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung.
Sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các hộ quy mô nhỏ.
Đây là hình thức chăn nuôi đã có từ lâu đời, chủ yếu là chăn nuôi tận dụng và sử
dụng lao động gia đình. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chính sách Lương thực

Quốc tế (IFPRI), hơn 92% người sản xuất chăn nuôi chỉ sử dụng lao động của hộ
gia đình trong sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên, các hộ không chỉ tập trung vào chăn
nuôi mà còn kết hợp với trồng trọt và các hoạt động phi nông nghiệp khác. Trong
các hộ gia đình, phần lớn nông dân chỉ nuôi dưới 3 con lợn.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê (2011) số hộ nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ (từ 1- 5
con) còn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số hộ có chăn nuôi lợn ở nước ta (77,5%), trong đó
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có đến 85%, số hộ nuôi từ 6 – 10 con chiếm 20%,
từ 11 con trở lên chiếm 30% .Điều này thể hiện chăn nuôi lợn của các hộ ở nước ta phổ biến
vẫn là nhỏ lẻ.Hình thức chăn nuôi này yêu cầu mức đầu tư thấp, không đòi hỏi cao về
mặt kỹ thuật nhưng năng suất chăn nuôi thấp.
Những năm gần đây, bên cạnh phương thức chăn nuôi lợn truyền thống mà
đặc trưng là chăn nuôi hộ gia đình với quy mô nhỏ, năng suất thấp, chăn nuôi theo
kiểu trang trại tập trung đã hình thành và có xu hướng ngày càng phát triển. Nhất là
từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển
kinh tế trang trại. Đây là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp nước ta (Cục Chăn nuôi, 2007).
Chăn nuôi trang trại, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn,
năng suất, hiệu quả chăn nuôi cao, từng bước kiểm soát được chất lượng sản phẩm,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

kiểm soát dịch bệnh. Chăn nuôi trang trại, tập trung tận dụng, khai thác tiềm năng
quỹ đất, nhất là các vùng đồi gò, đất trũng, đất hoang hóa; khai thác tiềm năng vốn
của mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư mạnh mẽ vào chăn nuôi công nghiệp, tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.Hiện nay nhiều địa phương trên cả
nước đã và đang hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn và dần xoá
bỏ phương thức chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, quy mô nhỏ kiểu tận dụng.
Xét theo tiêu chí kinh tế trang trại, tại thời điểm 01/7/2011, cả nước có 6.202
trang trại chăn nuôi trong tổng số 20.065 trang trại (chiếm 30,9%), trong đó: 29
trang trại nuôi bò thịt, 3.418 trang trại nuôi lợn, 1.497 trang trại nuôi gà thịt. Đến

năm 2012, số lượng trang trại chăn nuôi tăng tới 8.133 trang trại trong tổng số
22.655 trang trại trong cả nước (chiếm 35,9%), sang năm 2013 thì số lượng trang
trại chăn nuôi tiếp tục được mở rộng là 9206, trong đó có 4293 trang trại chăn nuôi
lợn (chiếm 45,6%) (Tổng cục Thống kê, 2012, 2013).
1.1.2.3.Tỷ lệ phân bố
Những năm gần đây, trang trại chăn nuôi phát triển nhanh về số lượng, chủng
loại và quy mô. Ta có thể thấy rằng các trang trại tập trung không đồng đều giữa các
vùng với nhau.
Bảng 1.3: Phân bố trang trại chăn nuôi phân theo vùng miền năm 2013
Vùng miền Trang trại chăn nuôi
CẢ NƯỚC 9.206
Đồng bằng sông Hồng 3.779
Đông Nam Bộ 2.204
Trung du và miền núi phía Bắc 917
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 886
Tây Nguyên 478
Đồng bằng sông Cửu Long 942
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013
Tínhđếnhết năm 2011 cảnướccótrên4,13triệuhộ cóchănnuôilợn, tổng đàn
lợn của nước ta khoảng 27 triệu con.Tínhchung
3vùngởmiềnBắcvàmiềnTrungchiếmhơn80%tổngsốhộcó nuôilợn:Bắc Trung Bộ và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Duyên hải miền Trung(30%),Trung du và miền núi phía Bắc(29,1%)vàĐồng bằng
sông Hồng(21,1%). Trong3vùngcònlại, Đồng bằng sông Cửu Longchiếm12%,Tây
Nguyênchiếm5,1%vàĐông Nam Bộchiếm2,7%(Tổng cục Thống kê, 2011).
Bảng 1.4: Số lượng hộ chăn nuôi lợn theo quy mô số con lợn của
các vùng KT – XH năm 2011
Đơn vị: 1.000 hộ


Tổng số
Chia theo quy mô số con lợn
1 đến 2
con
3 đến 5
con
6 đến 9
con
Từ 10 con
trở lên
Cả nước 4.131,6 2144,0 1.060,0 367,2 560,4
Đồng bằng sông Hồng 870,7 454,4 170,4 66,1 179,9
Trung du và miề
n núi phía
Bắc
1.204,3 615,5 351,0 120,6 117,2
Bắc Trung Bộ và Duyênhả
i
miền Trung
1238,8 709,9 343,4 95,5 90,0
Tây Nguyên 210,8 106,3 50,7 20,5 33,3
Đông Nam Bộ 110,2 30,1 17,5 11,7 51,0
Đồng bằng sông Cửu Long 496,7 227,9 127,0 52,8 89,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012
Qua bảng 1.4 cho thấy,nhóm hộnuôinhỏlẻtừ1đến2convẫn
chiếmđếntrên50%trênphạmvicả nước.Tỷlệ sốhộnuôi1-2concaonhấtlà vùng Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung(57,3%)vàthấpnhấtlà Đông Nam Bộ(27,3%).
Nhómcóquy mônhỏ (từ3đến5con)cũngchiếm đếnhơn ¼ sốhộcóchănnuôilợntrên
phạmvicả nước tập trung chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (29,1%).

Số hộ nuôi từ 6 đến 9 con lợn chiếm tỷ lệ thấp nhất cả nước (8,9%).
Học viện Nông nghiệp Việt
Nam

Hình 1.1: Cơ cấu hộ
nuôi l
Đối với hình thứ
c trang tr
những vùng đồng bằ
ng có
đồng bằng sông Hồng v

Nam Bộ với 2.
204 trang tr
trại (chiế
m 10,2%). Vùng Tây Nguyên có m
cả nước (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Số lượ
ng trang tr
Vùng
Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miề
n núi phía B
Bắc Trung Bộ
và duyên h
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cử
u Long

Cả

0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Nam
– Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

nuôi l
ợn theo quy mô nuôi trong từ
ng vùng kinh t
hội, thời điểm năm 2011
Nguồn: Tổng cụ
c Th
c trang tr
ại chăn nuôi được tập trung phát tri

ng có đi
ều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hộ
i phát tri

i 3.779 trang trại (chiếm 41% trang trạ

i trên c
204 trang tr
ại (chiếm 24%), đồng bằng sông Cử
u Long v
m 10,2%). Vùng Tây Nguyên có m
ật độ tậ
p trung chăn nuôi th
ng trang tr
ại chăn nuôi đạt tiêu chí kinh tế
trang tr
(thời điểm năm 2013)
Vùng
Số trang trại
T

3779

n núi phía B
ắc 917

và duyên h
ải miền Trung 886

478

2204

u Long
942



ớc 9206

Nguồn: Tổng cụ
c Th
T

10 con tr

6 đến 9 con
3 đến 5 con
1 đến 2
con
Page 10

ng vùng kinh t
ế - xã
c Th
ống kê, 2012

n mạnh nhất tại
i phát tri
ển như vùng
i trên c
ả nước), Đông
u Long v
ới 942 trang
n nuôi th
ấp nhất trong
trang tr

ại
T
ỷ lệ (%)
41,0
9,9
9,7
5,2
24
10,2
100,0
c Th
ống kê, 2014

lên
n 9 con
n 5 con
con
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.1.2.4.Đặc điểm chuồng trại
Trong những năm gần đây, các trang trại chăn nuôi đã có sự đầu tư đáng
kể về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi theo các tiêu chuẩn tiên tiến. Trong chăn
nuôi lợn, chuồng trại kiên cố chiếm tỷ lệ cao nhất trong quy mô trang trại, đạt
71,88%; sau đến gia trại 68,75%; trong khi đó ở hình thức nuôi nông hộ tỷ lệ này
chỉ đạt 48,21%. Chăn nuôi nông hộ chủ yếu là bán kiên cố và đơn giản với tỷ lệ
tương ứng là 41,70 và 10,71% (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009).
Đối với lợn sinh sản thì một số trang trại sử dụng chuồng kín, chuồng
sàn có hệ thống làm mát để giảm nóng về mùa hè, sưởi ấm cho gia súc non, góp
phần cải thiện đáng kể năng suất,chất lượng vật nuôi. Đối với lợn thịt áp dụng

phổ biến cả hai kiểu chuồng kín và chuồng hở. Máng ăn tự động, bán tự động;
máng uống, thiết bị cung cấp nước uống cũng có sự cải tiến phù hợp với độ tuổi
vật nuôi (Cục Chăn nuôi, 2007).
Trong chăn nuôi gia cầm quy mô nông hộ chuồng trại chủ yếu là loại
chuồng đơn giản, tận dụng chiếm 71,67%; chuồng kiên cố chỉ có 1,67%. Với
chăn nuôi gia trại và trang trại chủ yếu là loại hình bán kiên cố với tỷ lệ tương
ứng là 56,25% và 53,57%. Ở trang trại chuồng kiên cố cao nhất cũng chỉ đạt
10,71% (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009).
1.1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.1.3.1.Xu hướng phát triển
Bước vào thập kỷ 90, ngành chăn nuôi cả nước nói chung và Hà Nội nói
riêng vẫn là ngành sản xuất nhỏ, phân tán, chăn nuôi theo phương thức tận dụng
là chính. Sau năm 2000, Hà Nội (chủ yếu là tỉnh Hà Tây cũ) đã trở thành tỉnh có
ngành sản xuất chăn nuôi đứng đầu trong cả nước. Mặc dù gặp nhiều khó khăn
do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh; diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm, song
sản xuất chăn nuôi vẫn phát triển và đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tốc
độ tăng trưởng giai đoạn 2005-2012 đạttăng trưởng 7,31%/năm (cao hơn so với
tốc độ tăng trưởng bình quân tổng giá trị sản xuât nông nghiệp của Thành phố là
4,20%) (Bảng 1.6).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Bảng 1.6. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2012
(theo giá so sánh 2010 phân theo ngành kinh tế)
Năm

Ngành
2005

(tỷ đồng)
2012
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng bình quân (%)

Nông nghiệp 20.471 27.299 4,20
Trồng trọt 11.550 12.403 1,02
Chăn nuôi 8.491 13.915 7,31
Dịch vụ 430 981 12,50
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, 2013
Bảng 1.7. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo nhóm ngành
giai đoạn2005 -2012
Năm

Ngành
2005
(tỷ đồng)
2012
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng bình quân (%)

Chăn nuôi 8.491 13.915 7,31
Trâu, bò 221 488 11,98
Lợn 5.981 8.450 5,06
Gia cầm 1.974 4.700 13,19
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, 2013
Từ bảng 1.7 ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng bình quân (7,31%) đối với
ngành chăn nuôi. Tuy vậy thì ngành chăn nuôi lợn chỉ đạt 5,06%. Tuy tốc độ tăng
trưởng thấp hơn các nhóm khác nhưng lại có giá trị sản xuất lớn nhất, góp phần lớn
trong phát triển chăn nuôi của Hà Nội.

Do áp dụng các biện pháp đầu tư về khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
trong chăn nuôi, đồng thời với chủ trương của thành phố Hà Nội là chuyển hướng
chăn nuôi từ sản xuất nhỏ lẻ, trong khu dân cư sang chăn nuôi tập trung trang trại
quy mô lớn ngoài khu dân cư nên trong những năm trở lại đây, số lượng đầu con tuy
có giảm nhưng chất lượng và sản lượng gia súc, gia cầm có xu hướng cao hơn các
năm trước, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, thể hiện cụ thể tại bảng 1.8.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Bảng 1.8. Tình hình chăn nuôi thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 – 2014
TT
Loại gia
súc, gia
cầm
Hạng mục ĐVT 2005 2014
1 Lợn
Tổng đàn Con 1.790.763

1.420.469

+ Lợn thịt Con 1.608.710

1.269.829

+ Lợn nái Con 178.482

148.771


+ Lợn đực giống Con 3.571

2.169

Số con xuất chuồng Con 3.448.468

3.392.736

Sản lượng thịt hơi Tấn 221.027

247.440

2 Bò
Tổng đàn Con 205.242

140.525

+ Bò lai Con 129.144

122.478

+ Bò sữa Con 7.300

13.332

Số con xuất chuồng Con 37.710

40.817

Sản lượng thịt hơi Tấn 4.368


8.961

Sản lượng sữa Tấn 9.489

31.188

3 Gia cầm
Tổng đàn 1000 con 14.729

21.616

+ Đàn gà 1000 con 10.374

16.522

+ Đàn vịt, ngan, ngỗng 1000 con 1.378

5.094

Sản lượng thịt hơi xuất
chuồng
Tấn 25.062

75.305

Sản lượng trứng 1000quả 330.956

862.060


1.192.461

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, 2014
1.1.3.2.Một số nét đặc thù trong chăn nuôi của Hà Nội
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, hình thực tổ chức sản xuất trong chăn nuôi
được chia thành các hình thức sau: Chăn nuôi hộ gia đình, chăn nuôi trang trại, chăn
nuôi ở các khu chăn nuôi tập trung, chăn nuôi gia công, hợp tác xã chăn nuôi và doanh
nghiệp chăn nuôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Trong giai đoạn hiện nay, thành phố Hà Nội chú trọng phát triển chăn nuôi và
ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi theo
vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn tập trung xa khu dân cư, đảm bảo an
toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố. Vì vậy, chăn nuôi theo
hình thức trang trại được phát triển mạnh và được phân bố chủ yếu ở những vùng có
điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích rộng lớn, ngoài khu vực dân cư (hình 1.2).

Hình 1.2. Sơ đồ hiện trạng phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, 2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Trên địa bàn thành phố hiện có tổng số 919 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí
kinh tế trang trại (bảng 1.9), đã hình thành một số vùng, xã chăn nuôi trọng điểm
phục vụ chăn nuôi lợn, bò thịt, bò sữa và gia cầm. Điều đó có vai trò hết sức quan
trọng trong sản xuất thịt, trứng, giống vật nuôi, tạo tiền đề cho sự phát triển sản xuất
chăn nuôi hàng hóa ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020.
Bảng 1.9. Số lượng trang trại chăn nuôi thành phố Hà Nội
STT


Huyện/thị xã
Tổng số
trang trại
Chia theo loại gia súc, gia cầm
Chăn nuôi
lợn
Chăn
nuôi gà
Chăn nuôi
tổng hợp
Tổng cộng 919

216

398

305

1 Hoàng Mai 4

1

-

3

2 Sóc Sơn 13

9


-

4

3 Đông Anh 23

7

-

16

4 Gia Lâm 22

17

-

5

5 Thanh Trì 6

5

-

1

6 Mê Linh 7


6

-

1

7 Sơn Tây 102

29

70

7

8 Ba Vì 60

7

49

4

9 Phúc Thọ 59

29

2

28


10 Đan Phượng 22

22

-


11 Hoài Đức 4

2

-

2

12 Quốc Oai 272

18

126

124

13 Thạch Thất 12

6

5


1

14 Chương Mỹ 203

7

141

55

15 Thanh Oai 26

11

2

13

16 Thường Tin 27

18

2

7

17 Phú Xuyên 17

5


-

12

18 Ứng Hoà 30

11

-

19

19 Mỹ Đức 11

6

1

4

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, 2013

×