Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.47 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

------------------

NGUYỄN MẬU QUANG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành:
Mã số
:

Quản trị kinh doanh
60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ðỗ Văn Viện

HÀ NỘI - 2010

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…i.


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và tơi
xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu này. Mọi sự giúp ñỡ cho việc


thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn
ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà nội, ngày

tháng 11 năm 2010

Tác giả luận văn

Nguyễn Mậu Quang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…ii.


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo trong Khoa Kế tốn
và Quản trị kinh doanh, Bộ môn Quản trị kinh doanh, các thầy cô trong Viện
đào tạo sau ðại học, Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội; cảm ơn các Sở,
Ban, Ngành của UBND Thành phố Hà Nội; cảm ơn các phòng, ban, ngành
thuộc huyện Gia Lâm; cảm ơn Phịng Thương mại Cơng nghiệp Việt Nam ñã
tạo mọi ñiều kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn này.
ðặc biệt, tơi bày tỏ lịng cảm ơn và sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
ðỗ Văn Viện, Người ñã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài và hồn chỉnh luận văn của mình.
ðể hồn thành luận văn, tơi cịn nhận được sự động viên, khích lệ của
bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm cao q đó./.


Hà nội, ngày

tháng 11 năm 2010

Tác giả luận văn

Nguyễn Mậu Quang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…iii.


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan...........................................................................................

i

Lời cam đoan...........................................................................................

ii

Mục lục...................................................................................................

iii

Danh mục các chữ viết tắt......................................................................


vii

Danh mục các bảng và sơ đồ..................................................................

ix

Danh mục các hình vẽ............................................................................

ix

PHẦN I: MỞ ðẦU...............................................................................

1

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài ...............................................................

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài....................................................

2

1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................

2


1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài .............................

3

1.3.1. ðối tượng nghiên cứu .......................................................

3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................

3

1.4. Ý nghĩa khoa học của ñề tài .........................................................

3

1.5. Kết cấu của ñề tài .........................................................................

3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
DVHTKD CHO DNNVV ............................................................................

4

2.1. Cơ sở lý luận..................................................................................

4


2.1.1. Lý luận về DVHTKD ........................................................

4

2.1.1.1. Khái niệm về DVHTKD ................................................

4

2.1.1.2. Các loại hình DVHTKD .................................................

5

2.1.1.3. Vai trị của DVHTKD trong việc hỗ trợ phát triển các
DNNVV .................................................................................................

7

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…iv.


2.1.2. Phát triển DVHTKD cho các DNNVV .............................

12

2.1.2.1. Khái niệm, ñặc ñiểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ......

12

2.1.2.2. Vai trò của DNNVV ......................................................


12

2.1.2.3. Sự cần thiết phát triển DVHTKD cho DNNVV ............

14

2.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển DVHTKD cho DNNVV .......

16

2.2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................

25

2.2.1. Khái quát về DVHTKD cho DNNVV ở các nước và Việt
Nam ......................................................................................................

25

2.2.2. Bài học kinh nghiệm trong phát triển DVHTKD .............

30

PHẦN III: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................

34

3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu ......................................................


34

3.1.1. ðiều kiện tự nhiên của Huyện ...........................................

34

3.1.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................

34

3.1.1.2. ðịa hình ..........................................................................

34

3.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn ............................................................

34

3.1.2. ðiều kiện kinh tế - xã hội của Huyện ................................

35

3.1.2.1. ðất ñai ............................................................................

35

3.1.2.2. Lao ñộng, dân số ............................................................

36


3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ....................................................

37

3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ...............................

37

3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................

39

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ..................................

39

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................

39

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp .................................................

39

3.2.2.2. Thu thập thơng tin sơ cấp ...............................................

40

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ..........................................


40

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…v.


PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............

42

4.1. Phân tích thực trạng DVHTKD cho các DNNVV trên địa bàn .........

42

4.1.1. Sơ lược thực trạng hoạt ñộng của các DNNVV trên ñịa
bàn huyện Gia Lâm trong thời gian qua ................................................

42

4.1.1.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các
DNNVV .................................................................................................

42

4.1.1.2. Những tồn tại, hạn chế của các DNNVV trên địa bàn
Huyện ....................................................................................................

47

4.1.2. Phân tích thực trạng DVHTKD trên ñịa bàn Huyện .........


50

4.1.2.1. Sự phát triển của DVHTKD trên ñịa bàn Huyện ..........

50

4.1.2.2. Một số DVHTKD chủ yếu ñược các DNNVV sử dụng
trên ñịa bàn huyện Gia Lâm ..................................................................

54

4.1.2.3. Phân tích thực trạng sử dụng DVHTKD của các
DNNVV trên ñịa bàn Huyện..................................................................

62

4.1.2.4. Nhận xét, ñánh giá của các DNNVV khi sử dụng
DVHTKD của các ñơn vị cung ứng ...........................................................

68

4.1.2.5. Những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng cung
ứng DVHTKD trên ñịa bàn Huyện .............................................................

69

4.1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng ñến sự phát triển của
DVHTKD ñối với DNNVV ở huyện Gia Lâm .....................................

74


4.2. ðịnh hướng và giải pháp phát triển DVHTKD cho các
DNNVV trên ñịa bàn huyện Gia Lâm ...............................................

79

4.2.1. ðịnh hướng mục tiêu phát triển DVHTKD cho các
DNNVV trên ñịa bàn huyện Gia Lâm ...................................................

79

4.2.1.1. ðịnh hướng phát triển DVHTKD cho DNNVV trên ñịa
bàn Huyện ..............................................................................................

80

4.2.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và DNNVV giai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…vi.


ñoạn 2010-2015 .....................................................................................

82

4.2.2. Giải pháp phát triển DVHTKD trên ñịa bàn huyện Gia
Lâm trong thời gian tới ..........................................................................

82


4.2.2.1. Hoàn thiện cơ chế vận hành DVHTKD cho các DNNVV
trên ñịa bàn Huyện .................................................................................................

82

4.2.2.2. Tăng cường nhận thức và khả năng tiếp cận DVHTKD
ñối với các DNNVV trên ñịa bàn Huyện ..............................................

86

4.2.2.3. Tăng cường kiểm soát chất lượng DVHTKD cung ứng
trên thị trường ........................................................................................

91

4.2.2.4. Tạo lập khung pháp lý và xây dựng cơ chế quản lý nhà
nước ñối với DVHTKD trên ñịa bàn Huyện .........................................

95

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................

98

5.1. Kết luận .........................................................................................

98

5.2. Kiến nghị .......................................................................................


99

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................

101

PHỤC LỤC A: Bảng câu hỏi ñiều tra ..................................................

104

PHỤC LỤC B: Phân loại DV của Việt Nam và thế giới .....................

111

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…vii.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BDS

Business Development services - Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

CNTT

Công nghệ thông tin.

DN

Doanh nghiệp.


DNDD

Doanh nghiệp dân doanh.

DV

Dịch vụ.

DVHTKD Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh/Dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh.
GATS

General Agrement on trade in services - Hiệp hội chung về
thương mại dịch vụ.

GTZ

German Agency for Technical Cooperation - Tổ chức hỗ trợ kỹ
thuật ðức.

IFC

International Financial Corporation - Tập đồn tài chính quốc tế.

ILO

International Labour Organisation - Tổ chức lao ñộng thế giới.

MPDF

Mekong Project Development Facility – Chương trình phát triển

dự án Mêkơng.

SEEP

Small Enterprise Education and Promotion Network - Mạng lưới
ñào tạo xúc tiến các DN nhỏ.

SIYB

Start and Improve Your Business – Chương trình khởi sự và
tăng cường khả năng kinh doanh.

SME

Small and Medium Enterprise – Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

UNCTAD Hội nghị của Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển.
VCCI

Vietnam Chamber of Commrce anh Industry – Phịng thương
mại cơng nghiệp Việt Nam.

VPSSP

Vietnam Private Sector Support Programe – Chương trình hỗ trợ
khu vực tư nhân Việt Nam.

WTO

World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…viii.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các loại hình dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
Bảng 3.1: Diện tích đất tự nhiên
Bảng 3.2: Dân số - Lao ñộng của huyện Gia Lâm
Bảng 3.3: Kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm
Bảng 4.1: Số lượng DNVVN ñăng ký thành lập giai ñoạn 2005-2009
Bảng 4.2: Nguồn vốn vay của các DNVVN qua 05 năm
Bảng 4.3: Số lượng các ñơn vị cung ứng DVHTKD trên địa bàn Huyện
Bảng 4.4: Các loại hình dịch vụ thường xuyên sử dụng năm 2009
Bảng 4.5: Số lượng các ñơn vị cung ứng DVHTKD chủ yếu ñược sử dụng
trên ñịa bàn Huyện
Bảng 4.6: Số lần DN ñã sử dụng DVHT CNTT
Bảng 4.7: Dịch vụ hỗ trợ công nghệ thông tin
Bảng 4.8: Số lần DN ñã sử dụng dịch vụ hỗ trợ quảng cáo
Bảng 4.9: Dịch vụ hỗ trợ quảng cáo
Bảng 4.10: Số lần DN ñã sử dụng dịch vụ kế toán / kiểm toán
Bảng 4.11: Dịch vụ hỗ trợ kế tốn / kiểm tốn
Bảng 4.12: Số lượng DN đã sử dụng và chưa sử dụng DVHTKD
Bảng 4.13: Số lần DN ñã sử dụng DVHTKD
Bảng 4.14: Lý do DN sử dụng và chưa sử dụng DVHTKD
Bảng 4.15: Số DN ñã và chưa thay ñổi nhà cung cấp dịch vụ
Bảng 4.16: Lý do các DN thay ñổi nhà cung cấp dịch vụ
Bảng 4.17: Cảm nhận của chủ DN ñối với DVHTKD
Bảng 4.18: ðiều tra các DNNVV về tính chuyên nghiệp của nhà cung cấp
Bảng 4.19: Kênh thơng tin để tiếp cận nhà cung cấp dịch vụ


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…ix.


DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ
Sơ ñồ 2.1: Các nhân tố cơ bản của DVHTKD
Sơ ñồ 4.1: Các tổ chức cung ứng DVHTKD cho các DNNVV
Sơ đồ 4.2: Mơ hình liên kết giữa các chủ thể tham gia thị trường DVHTKD

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Vốn bình qn của một doanh nghiệp qua 5 năm
Hình 4.2: Số lượng lao động sử dụng trong các DN
Hình 4.3: Doanh thu của các DNNVV
Hình 4.4: Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của các DNVVN năm 2009
Hình 4.5: Các loại DVHTKD thường xun được sử dụng năm 2009
Hình 4.6: Nguồn dịch vụ mà các DNVVN thường xuyên sử dụng
Hình 4.7: Lý do sử dụng DVHTKD
Hình 4.8: Hiểu biết về nhà cung cấp DVHTKD

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…x.


PHẦN I: MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (DVHTKD) là chỉ những dịch vụ phi tài chính
mà doanh nghiệp (DN) sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt ñộng, mở rộng thị
trường và tăng khả năng cạnh tranh, ñem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh.
DVHTKD đóng vai trị hết sức cần thiết ñể tạo ñiều kiện và thúc ñẩy
mọi mặt hoạt ñộng của nền kinh tế. Nếu những dịch vụ hạ tầng cơ sở như: dịch
vụ vận tải, viễn thơng,…. Có tác dụng hỗ trợ cho tất cả các loại hình kinh
doanh; các dịch vụ giáo dục, ñào tạo, y tế và lưu trú, giải trí có ảnh hưởng đến

chất lượng lao ñộng trong xã hội, thì các DVHTKD như: dịch vụ nghiên cứu
thị trường, hạch toán kế toán, tư vấn quản lý và kinh doanh, xây dựng các quy
chế quản lý, ñiều hành doanh nghiệp; tìm kiếm ñối tác, xây dựng hệ thống,
mạng lưới phân phối; sáp nhập doanh nghiệp; tư vấn thuế ... sẽ cung cấp nhưng
kỹ năng chuyên sâu ñể nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,
góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường chun mơn hố
trong nền kinh tế.
Vai trị của DVHTKD ñối với sự phát triển của doanh nghiệp ñã ñược
khẳng ñịnh trên thế giới. Ở nền kinh tế phát triển như đất nước Singapore,
DVHTKD đóng góp tới 20% tổng sản phẩm quốc nội, ở nhiều nước phát triển
khác, một số DVHTKD có mức tăng trưởng trung bình 15%/năm. Tuy nhiên,
ở Việt Nam, những dịch vụ này mới chỉ bắt ñầu và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
trong tổng sản phẩm quốc nội, khoảng gần 2%, mức tăng trưởng dao ñộng từ
2-3%/năm và chủ yếu tập trung ở những Thành phố lớn như: Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh.
DVHTKD có thể giúp các DNNVV khắc phục được những nhược ñiểm
do không ñủ sức tự bản thân thực hiện một số hoạt động sản xuất kinh doanh
có chất lượng và hiệu quả, ñặc biệt ñối với DN muốn mở rộng quy mơ hoạt
động và đổi mới thiết bị cơng nghệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh... Các

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…1.


DNNVV có thể hưởng lợi ích từ những DVHTKD với mức ñộ hiệu quả cao
nhất so với kết quả mà DN tự thực hiện tính trên một đồng chi phí bỏ ra.
DVHTKD sẽ giúp DN tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt ñộng, tiếp cận thị
trường mới, tăng doanh thu, cải tiến năng suất và tăng trưởng.
Phát triển DVHTKD có tính cạnh tranh cao, với các loại dịch vụ phong
phú, chất lượng và giá cả hợp lý cho các DN, ñặc biệt là DNNVV trên ñịa bàn
huyện Gia Lâm trong bối cảnh hội nhập là một trong những yêu cầu có tính

thực tế, phù hợp với mục tiêu chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện
CNH - HðH của huyện Gia Lâm theo Nghị quyết ðại hội ñại biểu lần thứ XX
ðảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 – 2015, trong đó, cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ
trọng giá trị sản xuất CN – TTCN, TM-DV, giảm dần một cách hợp lý tỷ trọng
giá trị sản xuất nơng nghiệp. Xuất phát từ đó, chúng tơi lựa chọn nghiên cứu ñề
tài: “Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên ñịa bàn huyện Gia Lâm”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nguyên cứu, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các DNNVV ở huyện
Gia Lâm, từ đó đề xuất giải pháp phát triển DVHTKD cho các DNNVV trên
ñịa bàn của Huyện trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hố những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh, DNNVV và phát triển DVHTKD ñối với DNNVV.
- ðánh giá thực trạng hoạt ñộng của các DVHTKD cho DNNVV trên
ñịa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian qua, ñồng thời chỉ ra những nguyên
nhân ảnh hưởng làm hạn chế sự phát triển dịch vụ này tại Huyện.
- ðề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DVHTKD cho các
DNNVV trên ñịa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…2.


1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
Các hoạt ñộng cung ứng và sử dụng DVHTKD ñối với các DNNVV
trên ñịa bàn huyện Gia Lâm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: chỉ tập trung vào một số dịch vụ hỗ trợ chủ yếu

và thiết thực cho DNNVV (do những hạn chế nhất ñịnh về thời gian và các
ñiều kiện khác) như kế tốn, kiểm tốn, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, tư
vấn về quản trị doanh nghiệp, tư vấn pháp lý, quảng cáo, ñiều tra, nghiên cứu
thị trường, thiết kế sản phẩm, tổ chức, tư vấn tham gia triển lãm hội chợ,
hướng dẫn thực hiện ISO, hỗ trợ công nghệ thơng tin, cung cấp thơng tin, đào
tạo chun mơn và kỹ thuật, tư vấn công nghệ. Các dịch vụ này được nghiên
cứu một cách tổng qt, khơng phân tích chi tiết từng loại hình dịch vụ nào.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu phát triển DVHTKD cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên ñịa bàn huyện Gia Lâm.
- Phạm vi về thời gian: các số liệu thu thập ñược chủ yếu từ năm 2005-2009.
Thời gian nghiên cứu ñề tài: từ tháng 6/2009 ñến tháng 10/2010.
1.4. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ bổ sung và làm phong phú cho tư liệu
về DVHTKD ở huyện Gia lâm; gợi ý những giải pháp cần thiết, chủ yếu ñể
phát triển DVHTKD tại huyện Gia Lâm nhằm hỗ trợ cho các DNNVV trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
1.5. Kết cấu của ñề tài
Phần I: Mở ñầu
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển DVHTKD cho DNNVV
Phần III: ðặc ñiểm ñịa bàn và phương pháp nghiên cứu
Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần V: Kết luận và kiến nghị

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…3.


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH CHO DNNVV
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Lý luận về DVHTKD
2.1.1.1. Khái niệm về DVHTKD
Những năm cuối thế kỷ 20, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (DVHTKD) đã
trở thành một lĩnh vực quan trọng, đóng vai trị khơng thể thiếu đối với sự
phát triển của các doanh nghiệp (DN), ñặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV) ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Vậy, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là gì? Theo cách hiểu phổ biến nhất
hiện nay, DVHTKD là một thuật ngữ dùng chỉ những dịch vụ phi tài chính
mà các DN sử dụng ñể nâng cao hiệu quả hoạt ñộng, mở rộng thị trường và
tăng khả năng cạnh tranh.
Do tính chất ña dạng và phức tạp của DVHTKD nên việc ñưa ra một
ñịnh nghĩa chung thống nhất về DVHTKD là khơng đơn giản. Mỗi quốc gia
hay mỗi tổ chức đều có định nghĩa riêng và cụ thể về DVHTKD dựa trên các
nhân tố riêng về ñiều kiện kinh tế - xã hội và mục đích phát triển DVHTKD.
Trong những năm gần đây, đã có những nghiên cứu về DVHTKD được
thực hiện, vì vậy nhiều định nghĩa về DVHTKD cũng được ñưa ra. Dưới ñây
là một số ñịnh nghĩa về DVHTKD ñược sử dụng nhiều tại Việt Nam.
* Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là những dịch vụ nhằm cải thiện hoạt ñộng
của các doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp. DVHTKD bao gồm các dịch vụ mang tính
chiến lược và các dịch vụ kinh doanh mang tính tác nghiệp. DVHTKD được
tạo ra nhằm phục vụ từ bên ngồi đối với mỗi tổ chức kinh doanh riêng lẻ,
thay vì các doanh nghiệp đó mở rộng quy mơ kinh doanh để tự phục vụ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…4.


* DVHTKD là bất kỳ một dịch vụ phi tài chính nào được cung cấp cho
các tổ chức kinh doanh một cách chính thức hoặc khơng chính thức.
* DVHTKD là bất kỳ dịch vụ nào ñược các doanh nghiệp sử dụng

nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng kinh doanh.
* DVHTKD bao gồm các dịch vụ ñào tạo, tư vấn và cố vấn, hỗ trợ tiếp
thị, thông tin, phát triển và chuyển giao cơng nghệ, thúc đẩy liên kết kinh
doanh. ðơi khi sự khác biệt được thể hiện giữa dịch vụ kinh doanh “tác
nghiệp” và dịch vụ kinh doanh “chiến lược”. Dịch vụ kinh doanh “tác nghiệp”
là những dịch vụ cần thiết cho hoạt ñộng hàng ngày của DN, ví dụ như: thơng
tin liên lạc, quản lý sổ sách kế tốn và thuế, tn thủ Luật lao động và các quy
định phát lý có liên quan khác. Dịch vụ kinh doanh “chiến lược” lại ñược các
DN sử dụng ñể ñưa ra các vấn ñề mang tính trung và dài hạn nhằm cải thiện
khả năng hoạt ñộng của các DN, khả năng tham gia thị trường và khả năng
cạnh tranh của các DN.
Trong luận văn, DVHTKD ñược hiểu là “bất kỳ dịch vụ phi tài chính nào
được cung cấp một cách chính thức hay khơng chính thức và được các DN sử
dụng ñể hỗ trợ nhằm thực hiện chức năng kinh doanh hoặc tăng trưởng”.
2.1.1.2. Các loại hình DVHTKD
Theo hướng dẫn của Mạng lưới hỗ trợ và giáo dục các DN nhỏ (SEEP)
thuộc Tổ chức lao ñộng thế giới (ILO) về các dịch vụ hỗ trợ ñể phát triển kinh
doanh và các nguồn lực thì các DVHTKD được phân loại làm 07 hạng mục:
tiếp cận thị trường, cơ sở hạ tầng, chính sách/tư vấn pháp lý, cung ứng đầu
vào, hỗ trợ đào tạo và kỹ thuật, phát triển cơng nghệ và sản phẩm, xúc tiến tài
chính. Dưới đây là các dịch vụ thuộc từng hạng mục.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…5.


Bảng 2.1: Các loại hình dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
TT Loại hình

Các dịch vụ cụ thể thuộc các loại hình dịch vụ


dịch vụ
1.

Tiếp cận

- Tiếp thị

- Các chuyến thăm và các

thị trường

- Liên kết thị trường

cuộc họp khách hàng với

- Hội chợ thương mại và mục đích maketing
triển lãm sản phẩm

- Nghiên cứu thị trường

- Thiết kế mẫu chào hàng

- Phát triển thị trường

- Thông tin thị trường

- Trưng bày hàng hóa

- Thầu phụ và đặt gia cơng - ðóng gói/bao bì
bên ngồi

2.

- Quảng cáo

Cơ sở hạ

- Bảo quản hàng hóa và kho - Dịch vụ chuyển tiền

tầng

bãi

- Thơng tin qua các ấn

- Vận tải và giao nhận

phẩm, ñài, TV

- Các lị đào tạo kinh doanh - Truy cập internet

3.

- Thơng tin liên lạc

- Dịch vụ máy tính

- Dịch vụ bưu điện

- Dịch vụ thư ký


Chính

- ðào tạo việc tư vấn chính - Tư vấn trực tiếp cho các

sách/dịch

sách và dịch vụ luật sư

vụ luật sư

- Phân tích và trao ñổi về - Tài trợ tổ chức các cuộc

DNNVV

những khó khăn và cơ hội hội nghị
của chính sách
4.

- Nghiên cứu chính sách

Cung ứng

- Mơi giới các DNNVV với - Hỗ trợ thành lập các

ñầu vào

các nhà cung ứng ñầu vào

nhóm mua hàng số lượng


- Nâng cao năng lực của lớn
nhà cung ứng để họ có thể - Thơng tin về các nguồn
cung cấp ñầu vào ổn ñịnh cung ñầu vào
và có chất lượng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…6.


5.

ðào tạo và

- Cố vấn

- ðào tạo kỹ thuật

hỗ trợ kỹ

- Nghiên cứu khả thi và kế - Các dịch vụ tư vấn

thuật

hoạch kinh doanh

- Các dịch vụ pháp lý

- Các chuyến thăm trao đổi - Tư vấn tài chính và thuế
kinh nghiệm và cơng tác

- Kế tốn và quản lý sổ


- Nhượng quyền kinh tiêu sách
(Franchising)
- ðào tạo quản lý
6.

Phát triển

- Chuyển giao/thương mại - Các chương trình bảo

cơng nghệ

hóa cơng nghệ

và sản

- Mơi giới các DNNVV với - Cho thuê và thuê thiết bị

phẩm

các nhà cung cấp công nghệ - Dịch vụ thiết kế

ñảm chất lượng

- Hỗ trợ mua cơng nghệ
7.

Xúc tiến tài - Tìm kiếm các Cơng ty cung cấp vốn lưu động theo đặt hàng
chính


- Trợ giúp vay vốn
- Xúc tiến vay tín dụng từ các nhà cung cấp
(Nguồn: www.seepnetwork.org/bdsguide.htm)

2.1.1.3. Vai trò của DVHTKD trong việc hỗ trợ phát triển các DNNVV
DVHTKD là một trong những ñầu vào quan trọng của doanh nghiệp, tác
ñộng mạnh mẽ ñến hiệu quả hoạt ñộng của doanh nghiệp. Tính chất hỗ trợ là đặc
điểm nổi bật của loại hình dịch vụ này, ñược hiểu là sự giúp ñỡ hay trợ giúp cho
hoạt ñộng của DN. Nhà nước và xã hội hỗ trợ DN thơng qua cung ứng DVHTKD
vừa vì mục tiêu phát triển DN, vừa vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong báo cáo tình hình thương mại thế giới của WTO năm 2004 đã
mơ tả DVHTKD như là một trong những ngành dịch vụ mang tính “đột phá”
có ảnh hưởng lan tỏa và tích cực trong việc thúc ñẩy sự phát triển của các
ngành kinh tế khác: “là một trong những ngành dịch vụ năng ñộng nhất toàn
cầu… các phân ngành DVHTKD cung cấp các yếu tố đầu vào có hàm lượng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…7.


tri thức cao cho các ngành kinh tế khác và là một kênh quan trọng để phổ
biến cơng nghệ, là nguồn tăng năng suất của các ngành kinh tế khác”
Vai trị của DVHTKD đối với sự phát triển của DN cũng được ghi nhận
rộng rãi trên tồn thế giới. Ở những nước phát triển như Singapore, DVHTKD
đóng góp tới 20% tổng sản phẩm quốc nội, ở những nước thuộc Tổ chức hợp
tác và phát triển kinh tế (OECD) một số DVHTKD mang tính chiến lược có tốc
độ tăng trưởng bình quân khoảng 18%/năm. Tuy vậy, ở Việt Nam, DVHTKD
mới bắt ñầu phát triển và hoạt ñộng kém hiệu quả, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
trong tổng sản phẩm quốc nội vào khoảng 2% với mức tăng trưởng rất thấp
khoảng từ 2% ñến 3%/năm. Nhận thức về DVHTKD như một cơng cụ phát
triển DN cịn khá thấp, khơng chỉ trong khối DN mà ngay cả ở các cấp chính

quyền. Sự yếu kém của thị trường dịch vụ kinh doanh cũng là một yếu tố làm
cho môi trường của Việt Nam kém hấp dẫn hơn với các nhà ñầu tư nước ngồi.
Trong một loạt nghiên cứu của mình, UNCTAD đã chỉ ra rằng “sự có
mặt hoặc thiếu vắng những DVHTKD chất lượng cao là nguyên nhân cơ bản
tạo nên sự khác biệt giữa một nền kinh tế phát triển và một nền kinh tế ñang
phát triển/chuyển ñổi. Trong nhiều nền kinh tế ñang phát triển/chuyển ñổi
những kiểu dịch vụ như vậy thường chỉ có trong các Cơng ty lớn hoặc cơ
quan nhà nước. Khi DVHTKD khơng sẵn có cho các DNNVV thuộc khu vực
tư nhân thì họ phải đi th dưới hình thức tuyển dụng nhân viên (điều này
làm tăng chi phí vận hành cố định) hoặc mua từ các nhà cung cấp nước ngoài
(như vậy làm tăng nhập khẩu)”.
Trong nền kinh tế đang phát triển, trung bình có ít nhất một phần ba
của giá trị ñầu vào mà các doanh nghiệp mua là những dịch vụ như: dịch vụ
hạch toán kế toán, luật pháp, bảo hiểm, nghiên cứu, thiết kế, maketing, vận
tải, bưu ñiện và ñiện nước. Chất lượng và mức độ sẵn có của chúng tác động
tới khả năng tăng trưởng và cạnh tranh trong xuất khẩu của các ngành công

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…8.


nghiệp trong nước có sử dụng đến những dịch vụ này và ảnh hưởng ñến khả
năng thu hút ñầu tư vào nước đó. DVHTKD giúp các DNNVV tăng trưởng
nhờ tạo cơ hội cho họ ký hợp ñồng nhận hỗ trợ chun mơn, ví dụ: luật thuế,
kiểm tốn, thiết kế đồ họa... Nếu thiếu các DVHTKD, các DNNVV phải tăng
chi phí hành chính để tuyển thêm nhân viên mới (mà những người này thường
chỉ biết chung chung chứ khơng có chun môn) hoặc nếu không sẽ tiến hành
kinh doanh và bỏ qua những khâu này.
DVHTKD cịn có vai trị rất quan trọng ñối với các DN, kể cả với DN
lớn. Tuy nhiên, do lợi thế về quy mô, cho nên các DN lớn thường có thể tự
đảm nhiệm được những DV ñó. Các DNNVV, ñặc biệt là các doanh nghiệp

nhỏ, rất hạn chế về yếu tố phi tài chính, như khơng ñược ñào tạo, năng lực kỹ
thuật thấp, tiếp thị kém, thiếu thông tin thị trường…nên lại càng cần các
DVHTKD. Sự cần thiết này ngày càng tăng lên trong ñiều kiện hội nhập kinh
tế và tồn cầu hóa với xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt. ðiều này lý
giải các lý do chủ yếu sau ñây:
Thứ nhất, sử dụng DVHTKD từ bên ngồi giúp các DNNVV giảm được
chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh.
Q trình “ngoại vi hóa” các DVHTKD để hình thành các đơn vị độc
lập, cung cấp DV cho các DN trên cơ sở “chi phí khả biến” gây tác ñộng lớn
ñối với cả cơ cấu chi phí và khả năng cạnh tranh nói chung của DN. Ở những
nơi sẵn có những DVHTKD ngoại vi, các DN có thể thuê những nghiệp vụ
cần thiết và nhờ đó giữ được tổng chi phí thấp và tránh được những tổn
thương do khủng hoảng kinh tế gây ra. Thêm vào đó, các DN tự do sử dụng,
khai thác trên một phạm vi rộng lớn hơn những nghiệp vụ tính theo giờ chứ
khơng phải đi th lao động làm tồn bộ thời gian – quá trình mà các doanh
nghiệp quy mơ nhỏ khó có thể đảm đương được.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…9.


DVHTKD ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với việc tăng cường hoạt
ñộng của doanh nghiệp, ñặc biệt là các DNNVV. Ở hầu hết các quốc gia, nhu cầu
về ban hành các chính sách phù hợp nhằm phát triển các thị trường DVHTKD và
khuyến khích việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ này ñang tăng lên.
Thứ hai, DVHTKD là một trong những nhân tố chủ chốt tăng cường
hoạt ñộng trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, một khu vực dịch vụ hỗ trợ
kinh doanh phát triển hiệu quả sẽ là rất có ích khơng chỉ ñối với các doanh
nghiệp, mà còn ñối với sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Trên thế giới hiện nay, DVHTKD là một lĩnh vực kinh tế quan trọng và
ñang phát triển nhanh, là trung tâm của “nền kinh tế mới” và đóng vai trị

quan trọng trong việc hỗ trợ q trình hiện đại hóa.
Trong bài viết của mình, Dorothy I Riddle nhận xét: “…sự nỗ lực của
các DN nhằm tăng hiệu quả sản xuất trong một thế giới tri thức sâu sắc, các
DN và Chính phủ có xu hướng tăng sử dụng các nguồn lực bên ngoài và th
ngồi các dịch vụ, giảm quy mơ của các DN ở một số ngành và tăng cầu ñối
với các doanh nghiệp nhỏ nhằm cải thiện hoạt ñộng kinh tế của các doanh
nghiệp này thông qua việc sử dụng các nguồn lực, các bí quyết và kỹ năng
bên ngồi để bổ sung cho các nguồn lực bên trong. Hiệu quả tăng lên trong
các dịch vụ kinh doanh sẽ khơng chỉ đem lại lợi ích cho chính các dịch vụ
kinh doanh mà nó cịn đưa đến hiệu ứng lan tỏa tích cực ñối với nhiều ngành,
lĩnh vực sản xuất và dịch vụ khác ở phạm vi rộng lớn và dẫn ñến lợi ích kinh
tế chung được nâng lên. Vì vậy, dịch vụ kinh doanh trở thành mối quan tâm
chính sách ngày càng cao”.
Thứ ba, DVHTKD thúc đẩy q trình chun mơn hóa của các doanh
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ñộng. Các doanh nghiệp sẽ tập trung
vào một số hoạt ñộng chính trong sản xuất kinh doanh chứ khơng phải đảm
nhận tất cả các khâu, các cơng việc như trước đây.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh……………….…10.



×