Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

phân lập vi khuẩn clostridium spp. từ mẫu đất tại huyện phú tân và châu phú tỉnh an giang, kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được với một số loại kháng sinh và thử độc tố botulin trên chuột bạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 67 trang )







HỒ HỒNG NGÂN





PHÂN LẬP VI KHUẨN CLOSTRIDIUM SPP. TỪ MẪU
ĐẤT TẠI HUYỆN PHÚ TÂN VÀ CHÂU PHÚ TỈNH
AN GIANG, KIỂM TRA TÍNH NHẠY CẢM CỦA
VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC VỚI MỘT SỐ
LOẠI KHÁNG SINH VÀ THỬ ĐỘC TỐ
BOTULIN TRÊN CHUỘT BẠCH





Luận văn tốt nghiệp
Ngành: DƯỢC THÚ Y







TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 2014







Luận văn tốt nghiệp
Ngành: DƯỢC THÚ Y





Tên đề tài:
PHÂN LẬP VI KHUẨN CLOSTRIDIUM SPP. TỪ MẪU
ĐẤT TẠI HUYỆN PHÚ TÂN VÀ CHÂU PHÚ TỈNH
AN GIANG, KIỂM TRA TÍNH NHẠY CẢM CỦA
VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC VỚI MỘT SỐ
LOẠI KHÁNG SINH VÀ THỬ ĐỘC TỐ
BOTULIN TRÊN CHUỘT BẠCH



Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.S NGUYỄN THU TÂM HỒ HỒNG NGÂN

MSSV: 3102965
Lớp: Dược Thú Y K36










TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 2014
i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: “Phân lập vi khuẩn Clostridium spp. từ mẫu đất tại huyện Phú Tân và
Châu Phú tỉnh An Giang, kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được
với một số loại kháng sinh và thử độc tố botulin trên chuột bạch”. Do sinh viên:
Hồ Hồng Ngân thực hiện tại phòng Vi trùng và Miễn dịch của Bộ môn Thú Y,
Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ từ

07/2014 đến 11/2014.

Cần Thơ, Ngày…Tháng…Năm 2015 Cần Thơ, Ngày…Tháng…Năm 2015
Duyệt Bộ Môn Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn


NGUYỄN THU TÂM


Cần Thơ, Ngày…Tháng…Năm 2015
Duyệt Khoa Nông nghiệp & SHƯD






ii

LỜI CẢM ƠN
Trãi qua những tháng năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ và thời gian thực tập
luận văn tốt nghiệp tại phòng Vi trùng và Miễn dịch của Bộ môn Thú Y, Khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ. Hôm nay nhìn vào bài luận
văn tốt nghiệp- bài viết cuối cùng của em trong quãng đời sinh viên, ngẫm lại chặng
đường đã đi qua em không biết nói gì hơn, chỉ xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất
đến những người đã quan tâm, thương yêu và giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin
cảm ơn:
Người đầu tiên là cha mẹ em- đấng sinh thành đã tạo ra em, nuôi dạy em khôn lớn,
chỉ cho em những điều hay, lẽ phải để em có thể được như ngày hôm nay.
Ngoài ra còn có Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Bô môn Thú Y Khoa Nông

Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, cùng các quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy em trong
suốt thời gian học tập ở trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thu Tâm đã hết lòng hướng dẫn,
truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành biết ơn tất cả các anh, chị đang công tác tại phòng Vi sinh của
công ty Vemedim đã tận tình tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn Dược Thú Y K36 đã chia sẻ cùng em những buồn vui trong quá trình
học tập cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt thời gian thưc hiện đề tài.
Cuối cùng xin chúc quý thầy cô và các anh chị sức khỏe và thành công để dìu dắt
từng lớp sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!






iii

MỤC LỤC
Mục Trang
Trang duyệt i
Lời cảm tạ ii
Mục lục iii
Danh sách bảng vi
Danh sách hình vii
Danh sách sơ đồ vii
Tóm lược viii

Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Tình hình nghiên cứu và các ghi nhận về sự ảnh hưởng của vi khuẩn
Clostridium spp. 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu Clostridium spp. trên thế giới 2
2.1.5 Tình hình nghiên cứu Clostridium spp. trong nước 5
2.2 Giới thiệu về vi khuẩn Clostridium spp 6
2.2.1 Phân loại 6
2.2.2 Hình thái của vi khuẩn 7
2.2.3 Đặc tính nuôi cấy 8
2.2.4 Đặc tính sinh hóa 8
2.2.5 Sức đề kháng của vi khuẩn 9
2.2.6 Sự phân bố và những ảnh hưởng của vi khuẩn Clostridium spp. trong
tự nhiên 9
2.3 Độc tố Clostridium spp. 10
2.3.1 Độc tố Clostridium botulinum 10
2.3.2 Độc tố Clostridium perfringens 11
2.3.3 Độc tố Clostridium tetani 12
2.3.4. Độc tố Clostridium difficile 13
2.3.5 Độc tố Clostridium colinum 13
2.4 Bệnh do nhiễm độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum 14
iv

2.4.1 Phân loại độc tố botulin 14
2.4.2 Ảnh hưởng của botulin lên con người 16
2.4.3 Ảnh hưởng của botulin trên động vật 20
2.5 Ứng dụng của độc tố botulin vào y học 24
2.6 Đặc điểm sinh học của chuột bạch 26
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Phương tiện nghiên cứu 28

3.1.1 Nội dung, thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu 28
3.1.2 Dụng cụ, thiết bị và máy móc 28
3.1.3 Hóa chất và môi trường 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu 29
3.2.1 Phương pháp lấy mẫu 29
3.2.2 Phương pháp nuôi cấy, phân lập mẫu 29
3.2.3 Kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Clostridium spp 30
3.2.4 Phương pháp kiểm tra độ nhạy của vi khuẩn đối với kháng sinh 33
3.2.5 Nuôi chuột thử độc tố 34
3.2.5.1 Bố trí thí nghiệm 34
3.2.5.2 Phương pháp lấy mẫu 35
3.2.5.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 35
3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu 36
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
4.1 Tổng quan về địa điểm lấy mẫu 37
4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn Clostridium spp. trên đất ruộng tại huyện Phú Tân
và Châu Phú, tỉnh An Giang 38
4.3 Kết quả phân lập các chủng vi khuẩn Clostridium spp. thông qua các đặc tính
sinh hóa 39
4.4 Kết quả kiểm tra độ nhạy của vi khuẩn Clostridium spp. phân lập được đối với
một số loại kháng sinh 40
4.4.1 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Clostridium spp. phân lập được
v

đối với một số loại kháng sinh 40
4.4.2 Kết quả kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn Clostridium phân lập
được đối với một số loại kháng sinh 41
4.4.3 Tính đa kháng của vi khuẩn Clostridium spp. đối với kháng sinh 41
4.5 Kết quả thử độc tố botulin trên chuột thí nghiệm 42
4.5.1 Kết quả thử độc tố botulin trên chuột thí nghiệm 43

4.5.2 Kết quả các triệu chứng lâm sàng trên chuột thí nghiệm 44
4.5.3 Kết quả các bệnh tích đại thể trên chuột thí nghiệm 45
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ CHƯƠNG 54







vi

DANH SÁCH BẢNG



Bảng
Tên bảng
Trang
1
Sự khác biệt về cấu trúc phân tử giữa các chủng vi khuẩn
Clostridium
7
2
Đặc tính sinh hóa của một số chủng vi khuẩn Clostridium
8
3
Bệnh do các type độc tố của Clostridium perfringens

12
4
Các nhóm kiểu hình của Clostridium botulinum
15
5
Độc tố botulin và các loài ảnh hưởng chủ yếu
16
6
Nhiệt độ phát triển của các type độc tố
16
7
Các chỉ tiêu định danh vi khuẩn Clostridium botulinum của
bộ API 20A
32
8
Đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại
kháng sinh
34
9
Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Clostridium spp. trong đất tại huyện
Phú Tân và Châu Phú, tỉnh An Giang
38
10
Tỷ lệ nhiễm các chủng vi khuẩn Clostridium từ các mẫu đã
phân lập
49
11
Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Clostridium spp.
phân lập được
40

12
Tính nhạy cảm của kháng sinh đối với các chủng vi khuẩn
Clostridium phân lập được
41
13
Tính đa kháng của vi khuẩn Clostridium spp. phân lập được
đối với một số loại kháng sinh
42
14
Kết quả thử độc tố của vi khuẩn Clostridium trên chuột thí
nghiệm
43
15
Kết quả biểu hiện triệu chứng lâm sàng trên chuột thí nghiệm
44
16
Kết quả bệnh tích đại thể trên chuột thí nghiệm
45
vii

DANH SÁCH HÌNH

DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
1
Quy trình phân lập vi khuẩn Clostridium spp.
30
2

Quy trình thử độc tố botulin trên chuột thí nghiệm
37

Hình
Tựa hình
Trang
1
Hình thái của vi khuẩn Clostridium
9
2
Cơ chế tác dụng của độc tố botulin
11
3
Ảnh hưởng của Clostridium tetani trên vật nuôi
13
4
Các báo cáo về ngộ độc thực phẩm do botulin ở Mỹ trong
năm 1988- 1995
17
5
Ngộ độc vết thương do botulin
19
6
Triệu chứng ngộ độc botulin trên người
20
7
Xác suất mùa vụ tương đối của botulin type C ở các loài
chim nước Bắc Mỹ
21
8

Mối tương quan giữa pH và độ mặn đến bùng phát botulin ở
gia cầm
22
9
Tiêm BoTX- A điều trị vết nhăn
25
10
Tác dụng của botox
26
11
Vi khuẩn Clostridium dưới kính hiển vi quang học ở vật kính
100
31
12
Hình dạng khuẩn lạc Clostridium spp. trên môi trường thạch
máu
31
13
Kết quả lên men đường của vi khuẩn Clostridium botulinum
31
14
Các bước làm phản ứng API 20A
33
15
Kết quả kháng sinh đồ
34
viii





TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ 07/2014 đến 11/2014, 46 mẫu đất ruộng được
thu thập từ các vùng có vịt bị bệnh “cúm cần” với các triệu chứng liệt cổ, liệt cánh,
liệt chân ở 2 huyện Phú Tân và Châu Phú tỉnh An Giang, tiến hành phân lập vi khuẩn
Clostridium spp. trên các mẫu đã thu thập theo phương pháp truyền thống trên môi
trường thạch máu, định type bằng phản ứng sinh hóa, API 20A. Kết quả phân lập
được 86,96% (40/46) vi khuẩn Clostridium spp., trong đó có 17,39% (8/46) là vi
khuẩn Clostridium botulinum, 69,57% (32/46) là vi khuẩn Clostridium colinum và
13,04% (6/46) chưa định type được. Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn với 5 loại
kháng sinh (norfloxacin, erythromycin, tetracyline, trimethoprime và penicillin) cho
thấy vi khuẩn Clostridium spp. phân lập được mẫn cảm cao với norfloxacin 100% và
100% kháng với penicillin và trimethoprime. Trong đó có 1 mẫu kháng với 4 loại
kháng sinh (erythromycin, tetracyline, trimethoprime và penicillin), 4 mẫu kháng với
3 loại kháng sinh (erythromycin, trimethoprime và penicillin) và 22 mẫu kháng với 2
loại kháng sinh (trimethoprime và penicillin). Kết quả thử độc tố của vi khuẩn
Clostridium botulinum trên chuột bạch cho thấy 13/16 con chuột có biểu hiện khác
thường (81,25%) và 3/16 con chuột chết (18,75%) sau khi tiêm 0,5ml canh trùng đã
ly tâm 12000 vòng/phút và không qua xử lý nhiệt của vi khuẩn Clostridium botulinum
phân lập được, trong đó 92,31% (12/13) có triệu chứng ủ rủ, chậm vận động, 38,46%
(5/13) biểu hiện sợ hãi, 23,08% (3/13) xuất hiện ăn ít, thở bụng và 7,69% (1/13) có
triệu chứng chân sau yếu. Với 3 con chuột chết có các bệnh tích phổ biến là phổi xuất
huyết chiếm 100% (3/3), phổi xung huyết chiếm 66,67% (2/3) và tim xung huyết
(2/3).



1

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
An Giang là vùng đất phù sa màu mỡ, trù phú, có các điều kiện tự nhiên thuận lợi như
nhiều ao, hồ, kênh rạch, đồng ruộng, với khối lượng lúa rơi vãi lớn thì con người nơi đây
đã biết tận dụng để chăn nuôi vịt chạy đồng, đây là phương thức chăn nuôi có giá thành
rẻ nhất vì vịt tận dụng lúa rơi vãi sau mỗi vụ thu hoạch và nguồn thức ăn tự nhiên như
cá, cua, ốc… nên đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống
của người dân không những thế còn giúp tiêu diệt ốc, côn trùng gây hại. Tuy nhiên, theo
phương thức chăn nuôi này, vịt phải di chuyển từ đồng ruộng này sang đồng ruộng khác,
chính vì thế nên khả năng lây lan mầm bệnh rất cao.
Trong vài năm gần đây, những đàn vịt chạy đồng thường xảy ra một căn bệnh tuy không
phát triển thành dịch nhưng cũng đã gây tổn thất nặng nề cho người chăn nuôi bởi bệnh
phát triển nhanh, tỷ lệ mắc bệnh và chết khá cao. Vịt mắc bệnh sẽ có các triệu chứng liệt
mềm cổ, liệt mí mắt trong, liệt cánh và chân được người chăn nuôi địa phương gọi với
tên là bệnh “cúm cần”, hay còn được gọi là chứng cổ mềm (limberneck) đây là bệnh do
vịt đã nhiễm độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum. Clostridium botulinum là vi
khuẩn có khả năng sản sinh độc tố (botulin), làm ức chế sự dẫn truyền thần kinh gây ra
liệt cơ, độc chất này là nguyên nhân gây ra các bệnh ngộ độc thực phẩm trên người và
nhiều loài động vật khác. Theo nghiên cứu của Peck (2009) cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn
Clostridium spp. trong môi trường đất thường rất cao, cao hơn cả sự hiện diện trong ruột
của gia súc, điều đó phản ánh đất như là một mối nguy cơ to lớn ảnh hưởng đến sức khỏe
cho con vật. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về vi khuẩn Clostridium spp. gây ảnh
hưởng to lớn cho gia súc, gia cầm, tuy nhiên, sự nghiên cứu trong nước còn rất ít và hạn
chế.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phân lập vi
khuẩn Clostridium spp. từ mẫu đất tại huyện Phú Tân và Châu Phú tỉnh An Giang,
kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được với một số loại kháng sinh và
thử độc tố botulin trên chuột bạch”.
Đề tài được thực hiện với mục tiêu:
Phân lập vi khuẩn Clostridium spp. từ mẫu đất ruộng ở huyện Phú Tân và Châu Phú tỉnh
An Giang.

Kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được với một số loại kháng sinh.
Thử độc tố botulin trên chuột bạch thí nghiệm.

2

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu và ghi nhận về sự ảnh hưởng của vi khuẩn Clostridium
spp.
Vi khuẩn Clostridium spp. xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và có nhiều trong
môi trường tự nhiên. Chúng tồn tại trong đất, phân, nước thải và trầm tích biển. Mặc dù
có hơn 100 loài đã được mô tả trong chi Clostridium, nhưng chủ yếu có 4 loài chính gây
bệnh ảnh hưởng đến gia súc và gia cầm là: Clostridium botulinum- gây ngộ độc thực
phẩm, Clostridium perfringens- gây các bệnh đường ruột phổ biến ở gia cầm và nặng
nhất là viêm ruột hoại tử, Clostridium tetani- gây bệnh uốn ván và Clostridium difficile-
gây viêm ruột nặng và nhiễm độc đường ruột.
2.1.1 Một số nghiên cứu và ghi nhận về sự ảnh hưởng của vi khuẩn Clostridium ssp. trên
thế giới
 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về vi khuẩn Clostridium botulinum
Bắc Mỹ
Qua nghiên cứu của M. W. Eklund et al. năm 1982 và 1984 trong một đợt bùng phát
dịch bệnh tại các ao nuôi cá trên các vùng trầm tích ở các hồ lớn tại Hoa Kỳ cho thấy có
sự tồn tại số lượng lớn của Clostridium botulinum type E.
Năm 1989, A. H. W. Hauschild đã khảo sát ở New York và tìm thấy từ các mẫu đất lấy
ở khu vực phía Tây có sự hiện diện của C. botulinum type A nhiều hơn, trong khi đó ở
khu vực phía Đông chủ yếu tìm thấy lại là C. botulinum type B. Ông ghi nhận rằng tại
các vùng đất có tính hơi kiềm (pH trung bình 7,5) sẽ phân lập được các chủng C.
botulinum type A và từ các vùng đất có tính hơi chua (pH trung bình 6,25) sẽ phân lập
được các chủng C. botulinum type B.
Châu Âu

Năm 1936 qua báo cáo của Website Michigan DEQ về ngộ độc cho thấy Clostridium
botulinum type C lần đầu tiên được tìm thấy trong hồ Michigan ở Great Lakes.
Theo sự nghiên cứu của Johannsen vào năm 1963 về tình hình nhiễm vi khuẩn
Clostridium botulinum ở Thụy Điển và các vùng biển lân cận cho thấy sự hiện diện khá
phổ biến của vi khuẩn Clostridium botulinum type E trong các trầm tích thủy sản ở Na
Uy và Thụy Điển.

3

Sau đó trong một đợt ngộ độc ở hồ Michigan, năm 1964, Kaufmann đã xác định nguyên
nhân là do type E gây ra.
Bên cạnh đó Huss & H. H. cũng đã chứng minh được sự xuất hiện của vi khuẩn C.
botulinum type E ở Đan Mạch vào năm 1980.
Đến năm 1989, A. H. W. Hauschild đã tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn C. botulinum
type E ở Hà Lan, bờ biển Baltic của Ba Lan và Nga. Từ đó, ông cho rằng các vi khuẩn
Clostridium botulinum type E chính là một sinh vật thủy sản và mức độ nhiễm vi khuẩn
C. botulinum type E tương quan với tình trạng ngập lục của đất vùng biển, do đó khi ở
trên đất liền mức độ nhiễm type E thấp và type B trở nên chiếm ưu thế hơn. Điều đó
được chứng minh khi trong các mẫu đất và trầm tích ở Vương quốc Anh mức độ vi khuẩn
Clostridium botulinum type B được tìm thấy tương đối nhiều hơn so với các type khác.
Nhưng nhìn chung, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum trong đất thường thấp
hơn trong trầm tích.
Ở Italia, qua cuộc khảo sát của Creti et al. (1990) về mức độ nhiễm Clostridium tại các
khu vực xung quanh Rome đã cho thấy có sự nhiễm Clostridium botulinum và tất cả các
chủng phân lập được là C. botulinum type A và B.
 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về vi khuẩn Clostridium perfringens
Qua nghiên cứu của
Parish &
W. E (1961) lần đầu tiên
ghi nhận

vi khuẩn Clostridium
perfringens

nguyên nhân gây

bệnh viêm ruột hoại tử hay còn gọi bệnh NE với các
triệu chứng lâm sàng trong các vụ dịch bao gồm ủ rủ, vận động chậm, giảm sự thèm ăn,
lười vận động, tiêu chảy và xù lông. Bệnh lâm sàng thường là rất ngắn, chim được tìm
thấy đa số đã chết. Ngoài ra, các bệnh tích mổ khám khi chết đã được Droua et al. (1995)
miêu tả với bệnh tích chủ yếu là viêm ruột xuất huyết.
Theo Balauca & N (1978) đã nghiên cứu về bệnh viêm ruột hoại tử ở gà và chim cút tại
Nhật Bản, các kết quả đều dương tính với vi khuẩn C. perfringens.
Qua nghiên cứu của Droual et al. (1994) về khả năng gây bệnh của vi khuẩn Clostridium
perfringens

cho thấy vi khuẩn có thể gây bệnh ở gia cầm, nhất là gà tây.
Năm 1995 Droual et al. đã tiến hành nghiên cứu trên đàn gà tây đã được chẩn đoán nhiễm
bệnh NE, ông phát hiện gà trống có biểu hiện khỏe mạnh hơn gà mái khi nhiễm bệnh,
điều này chứng minh giới tính ảnh hưởng đến khả năng nhiễm vi khuẩn Clostridium
perfringens.
 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về vi khuẩn Clostridium tetani

4

Carle và Rattone là người đầu tiên thử nghiệm độc tố uốn ván trên động vật, năm 1884,
ông đã tiến hành tiêm mủ của người nhiễm bệnh vào con vật.
Năm 1889, Kitasato đã tiến hành nghiên cứu về bệnh uốn ván và nhận thấy rằng các độc
tố uốn ván có thể được trung hòa bởi kháng thể đặc hiệu.
Thời gian ủ bệnh uốn ván là từ 2 ngày đến vài tháng, nhưng hầu hết các trường hợp tiến
triển trong vòng chưa đầy 14 ngày. Thời gian ủ bệnh ngắn hơn tương đương với khả

năng tử vong lớn. Bào tử uốn ván sẽ nảy mầm trong điều kiện yếm khí, sản xuất chất
độc lây lan qua máu và hệ bạch huyết.
Theo thống kê của World Health Oganization (WHO) cho biết trên thế giới đã có một
sự suy giảm đáng kể bệnh uốn ván nhờ vào cải tiến trong việc tiêm phòng uốn ván, các
báo cáo đã giảm từ hơn 30.000 trường hợp cách đây 10 năm (năm 2002) để còn dưới
10.000 trường hợp được báo cáo trong năm 2011. Sự sụt giảm này có liên quan với việc
tiêm phòng. Mặc dù có những cải tiến trong phạm vi tiêm phòng uốn ván tuy nhiên vẫn
còn số người chết do bệnh uốn ván, đặc biệt là ở trẻ em. Báo cáo của WHO ước tính có
72.000 ca tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi trên toàn thế giới vào năm 2011.

Tình hình nghiên cứu và ghi nhận về vi khuẩn Clostridium difficile

Qua nghiên cứu của Frazier et al. (1993) cho thấy vi khuẩn Clostridium difficile có khả
năng gây ra bệnh viêm ruột nặng và nhiễm độc đường ruột.
Năm 2009, Alvarez-Perez S. et al. đã tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Clostridium
dificile ở heo con tiêu chảy, kết quả phân lập được 25,9% vi khuẩn C. difficile ở lợn con
sơ sinh tại Tây Ban Nha với triệu chứng lâm sàng điển hình là tiêu chảy.
Theo kết quả nghiên cứu của Hopman et al. (2011) về vi khuẩn Clostridium difficile trên
lợn phát hiện 100% lợn con được thử nghiệm đều cho kết quả dương tính với C. difficile.
Ngoài ra, qua kết quả của Debast SB et al. (2009) các giống chủng C. difficile không chỉ
được tìm thấy trên gia súc mà còn gặp ở trên con người.
 Tình hình nghiên cứu và ghi nhận về vi khuẩn Clostridium colinum
Clostridium colinum được coi là tác nhân chính của bệnh viêm ruột loét ở một số loài
gia cầm, trong kết quả nghiên cứu của Peckham (1959, 1960, 1978) và Kondo et al.
(1988) về tình hình bệnh ở một số đàn gà thịt rất nhỏ ở vùng Negev của Israel trong
những năm gần đây cho kết quả xác định C. colinum được coi là nguyên nhân chính gây
bệnh.

5


Viêm ruột loét hay còn gọi là UE là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở gà non, gà tây,
các loài chim ở vùng cao, bệnh khởi phát đột ngột và tử vong nhanh chóng.
Theo Morse & G. B. (1970)
b
ệnh UE lần đầu tiên được báo cáo tại Hoa Kỳ trong năm
1907
. Ngoài ra,
trong 2 thập kỷ qua, dựa trên các báo cáo của Gallagher & B. A (1924)
và LeDune (1935) xuất hiện bệnh ở chim cút, gà gô và gà tây hoang dã. Các loài gia cầm
khác dễ bị tìm thấy bao gồm chim bồ câu và chim cút ở California (Glover & J. S, 1951).
Qua kết quả nghiên cứu của Peckham & M. C (1960) về tính gây bệnh của C. difficile
thì viêm ruột loét thường xuyên được tìm thấy ở chim non, gà từ 4-12 tuần tuổi, gà tây
3-8 tuần tuổi cũng nằm trong số động vật dễ bị nhiễm và chim cút 4-12 tuần tuổi, không
chỉ ảnh hưởng đến những con non mà bệnh còn gây nhiễm ở cả những con lớn, điển hình
là báo cáo của Kirkpatrick et al. (1953)
cho thấy m
ột dịch bệnh đã được báo cáo ở chim
cút lớn.

Sự phổ biến của bệnh UE xuất hiện hầu hết trên thế giới, một số báo cáo của Harris &
A. H năm 1961 cho thấy dịch bệnh xuất hiện ở nước Anh, Nhật Bản, Canada, Đức và
Ấn Độ.
2.1.2 Một số nghiên cứu và ghi nhận về sự ảnh hưởng của vi khuẩn Clostridium
spp. trong nước

Theo nghiên cứu của Phan Thanh Phượng et al. (1996) và Nguyễn Bá Hiên (2001) về tỷ
lệ nhiễm vi khuẩn
Clostridium
perfringens trên mẫu phân lợn bị tiêu chảy, kết quả phân
lập cho thấy 100% mẫu đều có sự hiện diện của vi khuẩn C. perfringens.

Qua kết quả của Nguyễn Văn Sửu et al. (2008) khi ông làm nghiên cứu bệnh viêm ruột
hoại tử trên mẫu phân lợn cho thấy tỷ lệ trung bình phân lập được Clostridium
perfringens trong phân lợn nghi bị tiêu chảy do bệnh viêm ruột hoại tử là 57,43%.
Từ kết quả của Trần Thị Hạnh et al. (2000) cho thấy khi lợn chết vì tiêu chảy thì tỷ lệ
phân lập được vi khuẩn Clostridium perfringens cao nhất là ở ruột non 85,7% kế đến ở
gan là 71,43%, và không tìm thấy vi khuẩn trong mẫu hạch ruột, lách, thận, máu tim.
Năm 2008, khi nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con tại một số
huyện của tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Văn Sửu và Nguyễn Quang Tuyên cho biết có thể
phân lập được vi khuẩn Clostridium perfringens từ phủ tạng (lách, thận, hạch, gan, máu
tim) của lợn chết do viêm ruột hoại tử, tỷ lệ phân lập được cao nhất ở ruột già (84,62%),
ruột non (46,15%) và gan (38,46%).
Với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiền về mức độ nhiễm của vi khuẩn
Clostridium botulinum, kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với các loại kháng sinh

6

ở vịt và môi trường chăn thả tại thành phố Cần Thơ năm 2012 đã phân lập được vi khuẩn
này từ 14,7% mẫu chất chứa trong ruột vịt và 27,71% mẫu bùn, kết quả kháng sinh đồ
cho thấy 100% vi khuẩn nhạy cảm với ceftiofur, fosformycin và cephalexin, 80% nhạy
cảm với norfloxacin.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Hiền (2012) sử dụng vi khuẩn Clostridium botulinum
phân lập được từ mẫu ruột vịt mắc bệnh “cúm cần” ở các trại chăn nuôi vịt Cần Thơ và
từ ao bùn trại nuôi vịt có thể gây chết 100% chuột thí nghiệm khi tiêm vào xoang bụng
1m/con dịch nổi ly tâm canh khuẩn nuôi cấy 5 ngày trong điều kiện yếm khí trên môi
trường MCMM pha loãng 1/10. Ngược lại, nếu xử lý nhiệt dịch này trước khi tiêm thì
tất cả chuột đều sống bình thường.
Năm 2013, với đề tài nghiên cứu phân lập Clostridium spp. tại tỉnh Trà Vinh và Long
An của Trương Minh Trung cho kết quả 31,25% có sự hiện diện của vi khuẩn trong bùn
đất, trong đó C. colinum chiếm 31,25%, không có sự hiện diện của vi khuẩn C.
botulinum.

2.2 Giới thiệu về vi khuẩn Clostridium spp.
2.2.1 Phân loại
Vi khuẩn Clostridium spp. thuộc
 Giới (regnum): Bacteria
 Ngành (phylum): Firmicutes
 Lớp (class): Clostridia
 Bộ (order): Clostridiaceae
 Họ (family): Clostridiaceae
 Chi (genus): Clostridium
(Van Ermengem, 1896)
Bên cạnh đó thì sự phân chia của các chủng vi khuẩn cũng được dựa vào hình thái tế
bào, vị trí bào tử, các phản ứng sinh hóa và cấu trúc phân tử.






7

Bảng 1: Sự khác biệt về cấu trúc phân tử giữa các chủng vi khuẩn Clostridium
Đặc điểm
Các loài Clostridium
botulinum
difficile
perfringens
tetani
Kích thước (bp)
3.886.916
4.290.252

3.031.430
2.799.250
Chất G+C (%)
28,24
29,06
28,60
28,75
Chuỗi mã hóa
3650
3774
2660
2368
Mật độ mã hóa
0,93
0,87
0,87
0,85
Kích thước gen
trung bình (bp)
875
943
946
1011
r ARN
9
11
10
6
t ARN
80

87
96
54
(Mohammed Sebaihial et al., 2007)
2.2.2 Hình thái của vi khuẩn
Vi khuẩn Clostridium là trực khuẩn kỵ khí, bắt màu Gram dương, có kích thước 0,3- 1,3
x 3- 10 micromet (Quinn et al., 1999) có khả năng hình thành bào tử, khi thành bào tử
thì tế bào có hình thoi hoặc hình dùi trống. Trong quá trình hoạt động một vài vi khuẩn
có khả năng tiết ra độc tố mạnh đó là nguyên nhân gây ra các bệnh như bệnh ngộ độc
uốn ván, viêm ruột hoại tử, viêm ruột loét,…
Hầu hết các loài vi khuẩn Clostridium đều có khả năng di động nhờ vào lông nhung, chỉ
riêng C. perfringens là loài duy nhất không di động.

Hình 1: Hình thái của vi khuẩn Clostridium

8


2.2.3 Đặc tính nuôi cấy của vi khuẩn Clostridium spp.
Trong loài vi khuẩn Clostridium khi nuôi cấy đều yêu cầu môi trường yếm khí, tuy nhiên
một số loài yếm khí triệt để và không phát triển khi có sự hiện diện của oxy, một số loài
khác vẫn có thể phát triển với một mức oxy trong điều kiện cho phép, trong khi đó một
vài chủng vẫn có thể phát triển trong điều kiện môi trường bình thường.
Các môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn Clostridium là môi trường thạch
máu và được nuôi trong điều kiện yếm khí. Bên cạnh đó, các môi trường lỏng hoặc bán
lỏng như Cooked Meat Broth và môi trường Thioglycollate thường được sử dụng để
nuôi cấy và giữ giống.
Trong phòng thí nghiệm, Clostridium botulinum thường được phân lập và tăng trưởng
trong môi trường Tryptose Sulfite Cycloserine (TSC) ở một điều kiện yếm khí với ít hơn
2% oxy.

Các phương tiện tốt nhất để phân lập vi khuẩn C. colinum là môi trường Agar Tryptose
Phosphate được thêm vào 0,2% glucose, 0,5% chiết xuất nấm men và 8% huyết tương
ngựa. Nuôi cấy phải được ủ trong môi trường kỵ khí 24-48 giờ ở nhiệt độ 35-42°C, khuẩn
lạc tạo thành có màu trắng, tròn và lồi. Theo Cato et al. (1986) khi nuôi cấy vi khuẩn C.
colinum trên môi trường thạch máu sẽ xuất hiện dung huyết dạng alpha điển hình. Tuy
nhiên cũng có trường hợp xuất hiện dạng dung huyết beta (Timoney et al., 1988).
2.2.4 Đặc tính sinh hóa
Bảng 2: Đặc tính sinh hóa của một số chủng vi khuẩn Clostridium
Chủng vi khuẩn
Clostridium
Glucose
Lactose
Maltose
Saccarose
Indole
C. perfringens
+
+
+
+
-
C. tetani
-
-
-
-
-
C. septicum
+
+

+
-
-
C. difficile
+
-
-
-
-
C. colinum
+
-
+
+
-
C. botulinum
+
-
+
-
-
(Nguyễn Như Thanh, 1977)


9

2.2.5 Sự đề kháng của vi khuẩn
Theo nghiên cứu của Peck vào năm 2009 cho thấy khi vi khuẩn Clostridium bị rơi vào
môi trường bất lợi như nhiệt độ, pH, ẩm độ hay thiếu dinh dưỡng thì chúng có khả năng
tạo thành bào tử để tồn tại, bào tử có khả năng chịu nhiệt và thường được tìm thấy trong

môi trường đất.
Tính nhạy cảm/ kháng với kháng sinh: Johnson et al. (2007) cho thấy tính nhạy cảm của
vi khuẩn Clostridium spp. với kháng sinh Clostridium spp. có thể thay đổi tùy theo thời
gian và địa điểm; tuy nhiên, hầu hết các chủng đều rất nhạy cảm với kháng sinh như
penicillin, chloramphenicol, metronidazole, amoxicillin, erythromycin.
Chất khử trùng: Các chất khử trùng có thể giết chết bào tử Clostridium như rượu ethyl
và proply, 8% formaldehyde, 20 ppm sodium hypochlorite.
Tác nhân vật lý: Mặc dù các bào tử Clostridium chịu được nhiệt độ cao nhưng theo
Slovis CM & Jones ID (1998) nghiên cứu khi đặt chúng ở nhiệt độ 80
0
C trong 30 phút
hoặc 100
0
C trong 10 phút thì các bào tử và cả độc tố sẽ bị tiêu diệt. Dựa trên nghiên cứu
của Segner (1971) cho thấy bào tử type C được báo cáo là dễ bị xử lý nhiệt nhất khi so
sánh với các bào tử của type A và B, ngoài ra độc tố type C được sản sinh trong điều
kiện kỵ khí ở nhiệt độ từ 10
0
C đến 47°C với sản xuất độc tố tối ưu giữa 35
0
C và 37°C
(Mitchell et al., 1987).
Đối với vi khuẩn C. colinum, theo nghiên cứu của Berkhoff & H. A (1991) và Cato et
al. (1986) kết luận rằng C. colinum thường nhạy cảm với tetracylin, chloramphenicol,
clindamycin, erythromycin, penicillin G và bacitracin. Trong tự nhiên, bào tử C. colinum
có thể tồn tại trong môi trường đến 16 năm ở 20°C và có thể chịu được nhiệt độ ở 70°C
trong 3 giờ, 80°C trong 1 giờ và 100°C trong 3 phút (Peckham & M. C, 1960).
Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu cho kết quả khác nhau về tính mẫn cảm và đề kháng
của vi khuẩn Clostridium botulinum đối với kháng sinh, Robert (1974) và Sato (1987)
kết luận rằng sự mẫn cảm và đề kháng của C. botulinum phụ thuộc vào thời điểm và địa

phương khảo sát.
2.2.6 Sự phân bố và những ảnh hưởng của vi khuẩn Clostridium spp. trong tự nhiên
Kết quả nghiên cứu của Poxton et al. (2006) và Johnson et al. (2007) cho thấy vi khuẩn
Clostridium spp. tập trung sinh sống chủ yếu ở đất, nước thải và trầm tích biển, đôi khi
có ở ruột của cả động vật và con người. Một số loài khác của Clostridium có thể hiện
diện trong các vật liệu mục nát, xác các loài gặm nhấm nhỏ, xác chết con chim hoặc
trong phân bón. Vì vậy, việc phân lập vi khuẩn Clostridium spp. từ nhiều nguồn khác

10

nhau là rất cần thiết trong chăn nuôi thú y, nó góp phần hạn chế, giảm bớt được một phần
nào mối nguy hiểm cho sức khỏe của vật nuôi.
Sự khuếch tán oxy trong đất là điều kiện cần thiết và quan trọng đối với vi khuẩn yếm
khí. Vi khuẩn Clostridium thường ngừng phát triển trong sự hiện diện của O
2
, nhưng sự
tăng trưởng lại tiếp tục khi nồng độ O
2
nằm trong mức thích hợp của từng chủng. Mức
độ giới hạn oxy cho sự tăng trưởng ở mỗi chủng khác nhau, một số chủng có thể chịu
được nồng độ cao đến 3% O
2
. Các loại đất đại diện cho sự khuếch tán oxy trong đất tốt
là đất ruộng, đất phù sa, đất đầm lầy,…
Theo P. W. Inglett (2005) đất chua là do các ion NO
3-
, Fe
3+
, Mn
2+

…. hoạt động, cùng
với sự hình thành các acid hữu cơ trong quá trình phân giải xác động vật và các loại thực
vật thủy sinh.

2.3 Độc tố của vi khuẩn Clostridium spp.
Phần lớn các vi khuẩn Clostridum không gây bệnh cho người và động vật, chỉ hơn 10
loài Clostridium có khả năng sinh độc tố, đáng chú ý là C. botulinum, C. perfringens, C.
tetani, C. difficile và C. colinum.

2.3.1 Độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum
Botulin là một bệnh ngộ độc gây bại liệt do nuốt phải một loại độc tố được sản xuất bởi
vi khuẩn Clostridium botulinum.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo Holdeman & L. V (1970) các yếu tố cần thiết cho một con vật bị ngộ độc là sự hiện
diện của sinh vật gây bệnh, điều kiện môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng và sản
xuất độc tố, sự hấp thu chất độc và tính nhạy cảm của cơ thể đối với vật chủ.
Nghiên cứu của Peck & MW (2009) cho thấy C. botulinum có khả năng hình thành bào
tử khi gặp điều kiện bất lợi và chúng thường được tìm thấy trong đất. Vì thế, khi động
vật tìm kiếm thức ăn, vô tình chúng sẽ ăn các bào tử của vi khuẩn cùng với nước, đất và
trầm tích. Các bào tử của vi khuẩn khi vào cơ thể gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển
và gây bệnh cho vật chủ. Theo thống kê của
Rosen &
M. N (
1971) t
rong các vụ dịch
thì vịt là loài thường xuyên bị ảnh hưởng nhất.
Cơ chế gây bệnh
Năm 1949, Burgen et al. phát hiện ra rằng độc tố botulin tác động như một độc tố thần
kinh mạnh làm ức chế phóng thích acetylcholine. Các độc tố ức chế hoạt động sản xuất


11

của acetylcholine trong các tế bào thần kinh kết nối tới các cơ, dẫn đến tê liệt của phổi
hay các cơ vận động khác. Độc tố thần kinh botulin đến thiết bị đầu cuối thần kinh ở các
khớp thần kinh, nơi mà nó liên kết với các màng tế bào thần kinh, di chuyển vào trong
tế bào chất của các thiết bị đầu cuối sợi trục và ngăn chặn dẫn truyền qua synap, dẫn đến
liệt mềm (Halpern & Neale, 1995).
Độc tố của Clostridium botulinum tác dụng qua 3 giai đoạn: kết nối, thâm nhập, ức chế
sự phóng thích chất dẫn truyền thần kinh. Độc tố này không ảnh hưởng vào tổng hợp
hay dự trữ acetylcholine nhưng ảnh hưởng vào sự phóng thích chất này ở sợi tận cùng
đầu tiếp hợp.

Hình 2: Cơ chế tác dụng của độc tố botulin
(Arnon et al., 2001).

2.3.2 Độc tố của vi khuẩn Clostridium perfringens
Vi khuẩn Clostridium perfringens phân bố rộng rãi trong tự nhiên, thường được tìm
thấy trong đất, nước và chất thải. Vi khuẩn cũng thường cư trú trong đường tiêu hóa
của các loài gia súc, gia cầm như dê, cừu, trâu, bò, heo, gà. Chúng là nguyên nhân gây
các bệnh nhiễm độc máu, viêm ruột tiêu chảy, hoại thư sinh hơi và gây ngộ độc thực
phẩm cho cả động vật và con người. Điển hình C. perfringens là nguyên nhân chính
gây ra bệnh viêm ruột hoại tử ở gà. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, xảy ra đột ngột
với tỷ lệ chết rất cao.
Vi khuẩn có khả năng sản sinh độc tố, theo Hatheway (1990) cho thấy đã xác định
được 14 loại độc tố của vi khuẩn C. perfringens gây bệnh, tuy nhiên chỉ có 4 loại chính
thường gặp là alpha, beta, epsilon, iota và được chia thành 5 type độc tố A, B, C, D và
E.


12



Bảng 3: Bệnh do các type độc tố của Clostridium perfringens
Type độc tố
Loài mắc bệnh
Tên bệnh
A
Gà, lợn con, cừu
Trúng độc thức ăn, hoại thư sinh hơi, viêm ruột hoại
tử
B
Cừu non, bê non,
ngựa non
Bệnh lỵ, nhiễm độc xuất huyết đường ruột
C
Lợn, cừu, bê,
ngựa non, gà
Viêm ruột hoại tử, nhiễm độc xuất huyết đuòng ruột
D
Cừu trưởng thành,
dê, bê
Bệnh nhuyễn thận
E
Bê, cừu
Nhiễm độc xuất huyết đường ruột
(Songer JG et al., 1998)
2.3.3. Độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani
Uốn ván hay khóa hàm là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium
tetani gây ra, vi khuẩn sản sinh ra độc tố ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh. Trong đó,
các độc tố dẫn đến cứng khớp trong cơ hàm cũng như các cơ khác, bệnh cũng có thể gây

ra co thắt cơ, khó thở nghiêm trọng và cuối cùng có thể gây tử vong.
Cơ chế
Bào tử xâm nhập vào cơ thể thông qua bất kỳ loại tổn thương nào ở da, trong môi trường
yếm khí, các bào tử sẽ nảy mầm và cuối cùng tạo thành bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
hoạt động. Các vi khuẩn sau đó tạo ra một ngoại độc tố gọi tetanospasmin, ảnh hưởng
đến hệ thống thần kinh, các chất độc khác như tetanolepsin cũng được sản xuất, nhưng
không đáng kể về mặt lâm sàng. Cơ xương co do sự tắc nghẽn thần kinh điều tiết sự co
cơ, điều này dẫn đến sự co cơ liên tục và chủ yếu ở cơ cổ và cơ hàm. Nếu không được
điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong của bệnh này rất cao.
Các triệu chứng thường xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi bị nhiễm, tuy nhiên điều này
có thể khác nhau từ 4 ngày đến khoảng 3 tuần và trong một số trường hợp có thể mất vài
tháng. Bệnh nhân có thời gian ủ bệnh ngắn hơn thì các triệu chứng bệnh sẽ nặng hơn.
Độ cứng thường bắt đầu với các cơ nhai gây khóa hàm, co thắt cơ bắp sau đó lây lan đến
cổ họng gây khó nuốt, cổ và cơ ngực co cứng có thể dẫn đến việc thở khó khăn và gây
tử vong.

13


Hình 3: Ảnh hưởng của Clostridium tetani trên vật nuôi.

2.3.4 Độc tố của Clostridium difficile
Độc tố C. difficile đã được phân lập từ phân của ít hơn 1% của 161 ngựa con khỏe mạnh
và 10% từ mẫu phân mắc bệnh tiêu chảy của ngựa con và ngựa trưởng thành, C. difficile
đã được Beier et al. (1994) kết luận rằng nó là nguyên nhân chính của bệnh tiêu chảy ở
động vật.
C. difficile có thể sản sinh ra độc tố, các độc tố thường gây viêm ruột nặng và nhiễm độc
đường ruột, xuất huyết được xem là bệnh tích phổ biến, manh tràng phình to, tiêu chảy
có máu và có khi gây tử vong.
Nghiên cứu của Jones et al. (1987 và 1988) cho kết quả ngựa con bị nhiễm bệnh thường

biểu hiện nặng ở ruột bị xuất huyết và hoại tử, triệu chứng đau bụng, suy nhược và mất
nước. Tử vong thường trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu có dấu hiệu lâm sàng, tỷ lệ tử
vong trong các vụ dịch thường rất cao với con số lớn hơn 90%.
Bệnh tiến triển nhanh chóng gây tiêu chảy cấp tính, các loài chim thường chết trong vòng
3 ngày kể từ ngày khởi phát triệu chứng.

2.3.5 Độc tố của vi khuẩn Clostridium colinum
Viêm ruột loét (UE) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây ra bởi C. colinum ở gà non,
gà tây và các loài chim ở vùng cao, bệnh khởi phát đột ngột và gây tử vong nhanh chóng.
Chim thường chết sau 24-48h, ở những con có diễn biến lâm sàng dài hơn 7 ngày thường
thấy cơ thể hốc hác và cơ ngực teo. Theo nghiên cứu của Berkhoff & H. A (1991) cho

14

thấy tỷ lệ tử vong đạt 100% ở chim cút non, trong khi ở gà trưởng thành khoảng 10%,
có khi lên đến hơn 30% (Tsai et al., 1986).
Từ các kết quả nghiên cứu của Peckham (1960, 1978) thông thường những con gia cầm
bị ảnh hưởng ở độ giữa 4 đến 15 tuần tuổi, sự xuất hiện của viêm ruột loét thường được
xem là bệnh thứ phát sau một số bệnh chính như cầu trùng, thiếu máu, bệnh Gumboro.
Kể từ khi nhiễm trùng tái diễn hàng năm ở một số nơi thì sự tồn tại của C. colinum trong
đất đã được khẳng định.
Phát hiện bằng kính hiển vi cho thấy các dấu hiệu bong tróc các tế bào biểu mô niêm
mạc, phù nề thành ruột, ứ máu trong các mạch máu cục bộ và sự xâm nhập của các tế
bào lympho.
Tiêu chảy trắng thường xuất hiện, ủ rủ, chậm vận động, lờ đờ, lông xù, tiêu chảy ra máu
cũng được quan sát thấy.
Bệnh tích thường gặp là xuất huyết ở tá tràng, manh tràng hoại tử và loét, sự tắc nghẽn
lách, xuất huyết, hoại tử cũng có thể xảy ra, các tổn thương thường không được thấy
trong các cơ quan khác (Berkhoff & H. A, 1991).


2.4 Bệnh do nhiễm độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum
2.4.1 Phân loại độc tố botulin
Độc tố botulin là một protein và là chất độc thần kinh sản xuất bởi các vi khuẩn
Clostridium botulinum, botulin có thể gây ngộ độc, một căn bệnh nghiêm trọng và đe
dọa tính mạng ở cả con người và động vật. Các độc tố botulin có thể gây ra một căn bệnh
bại liệt trạng thái bình thường nghiêm trọng ở người và động vật (Lindström, 2006). Tuy
nhiên, độc tố của nó sẽ bị biến tính ở nhiệt độ lớn hơn 80°C và khi nhiệt độ thấp, cụ thể
là dưới 3°C sẽ làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn Clostridium botulinum.
Theo Peck et al. (2011) và Shukla HD & Sharma SK (2005) vi khuẩn C. botulinum được
chia thành bốn nhóm kiểu hình khác nhau (nhóm I-IV), bên cạnh đó dựa vào đặc tính
của độc tố thần kinh mà vi khuẩn được phân thành 7 type (A- G). Bốn trong số các type
(A, B, E và hiếm khi F) gây ngộ độc của con người, trong khi các type C, D và E gây
bệnh ở động vật có vú, chim và cá. Một độc tố thứ tám, type H được phát hiện bởi các
nhà nghiên cứu tại Khoa Y tế cộng đồng California vào năm 2013, với một liều gây chết
là 2ƞg khi tiêm hoặc 13ƞg khi hít phải, nó được coi là chất độc nhất trên Trái Đất
(MacKenzie & Debora, 2013).


15

Bảng 4: Các nhóm kiểu hình của Clostridium botulinum
Nhóm kiểu hình của Clostridium botulinum

Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Nhóm IV
Các type độc tố
A, B, F
B, E, F

C, D
G
Proteolysis
+
-
Yếu
-
Saccharolysis
-
+
-
-
Ký chủ
Con người
Con người
Động vật
-
Độc tố gen
Nhiễm sắc thể
Nhiễm sắc thể
Bacteriophage
Plasmid
Nhóm các chủng
Clostridium
sporogenes,
putrificum
butyricum,
beijerinickii
haemolyticum,
novyi type A

subterminale,h
aemolyticum
(Nguồn vi.wikipedia)
Nói chung, nhóm I và II là nguyên nhân gây ngộ độc ở người, trong khi nhóm III có liên
quan đến ngộ độc của động vật, nhưng có vài trường hợp ngoại lệ đã xảy ra và nhóm IV
đã không được xem là tác nhân gây bệnh. Dựa trên kiểu hình và đặc điểm di truyền, C.
botulinum nhóm IV đã được đề xuất để được đổi tên x (Suen et al., 1988). Các chủng
gây bệnh của con người, nhóm I sản xuất độc tố A, B hoặc F trong khi nhóm II sản xuất
độc tố B, E, F. Theo nghiên cứu của Franciosa et al. (1997) chỉ ra rằng có những loài
sản xuất được một loại độc tố nhưng mang một gen im lặng khác, các chủng Clostridium
khác, cụ thể là C. butyricum và C. baratii cũng được biết đến để sản xuất loại độc tố E
và F tương ứng.
Kiểu hình, chủng C. botulinum nhóm I và II khác nhau đáng kể. Sinh vật nhóm I dường
như có nhiều ở gốc trên cạn, ở vùng khí hậu ôn đới, trong khi các chủng nhóm II, đặc
biệt là type E, thường được tìm thấy trong môi trường thủy sản ở bán cầu phía Bắc.
Trong khi các bào tử nhóm I có khả năng chịu nhiệt cao và gây ra các vấn đề trong đóng
hộp và bảo quản các loại rau, thịt thì các bào tử nhóm II có khả năng chịu nhiệt thấp hơn
một chút lại là mối quan tâm lớn trong các loại thực phẩm chế biến đóng gói kệ ở nhiệt
độ lạnh.
Theo Smith & L. D (1975) các type gây bệnh ảnh hưởng con người chủ yếu là các type
A, B, E, F còn các type gây bệnh ảnh hưởng loài chim và động vật khác chủ yếu do các
type A, C và E. Động vật dễ bị ảnh hưởng nhất là loài chim hoang dã, gia cầm, gia súc,
ngựa và một số loài cá.

×