Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ DÂN GIAN TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.38 KB, 126 trang )

A. phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
I.1. Về khoa học cơ bản
Thơ ca có một sức hấp dẫn kì lạ đối với con ngời. Thơ ca có thể nói hộ những
điều mà có khi trong giao tiếp hàng ngày con ngời ta không dám bộc bạch. Thơ ca lại
còn có thể giúp chúng ta đi từ chân trời của một ngời đến chân trời của tất cả mọi ng-
ời.
Thơ ca mỗi nớc có một hành trình phát triển dài lâu với những biến đổi, những
cách tân không ngừng cả về hình thức và nghệ thuật. ở Việt Nam, thơ ca không ngừng
vơn mình phát triển, và đặc biệt, những ngời yêu thơ và nghiên cứu thơ đợc chứng kiến
sự đổi thay mạnh mẽ nhất của thơ ca bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX cho
đến 1930-1945. Đánh một dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới thơ ca ấy là
sự phát triển của thơ trữ tình điệu nói.
Bên cạnh những thành tựu về mặt nội dung, ngời ta nhận thấy thơ ca còn có sự
cách tân về hình thức biểu hiện, mà quan trọng nhất là chuyển đổi hình thức thơ từ thơ
trữ tình điệu ngâm (cổ - trung đại) sang thơ trữ tình điệu nói (cận - hiện đại). Sự thay
đổi về hình thức câu thơ đó có nguyên nhân chính từ sự biến đổi trong nguyên tắc
phản ánh thực tại của các nhà thơ. Đó cũng chính là sự hiện đại hoá t duy thơ (bao
gồm quan niệm nghệ thuật và thi pháp sáng tác - trong đó có sự nảy nở của cái tôi cá
nhân).
Nghiên cứu thơ trữ tình điệu nói cũng là nghiên cứu sâu thêm một quy luật vận
động của ngôn ngữ văn học Việt Nam: từ công thức ớc lệ dần dần hớng về sự giản dị,
dân dã, tạo nên cái hiện thực hàng ngày trong thơ.
Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng là những tác giả lớn của văn học
trung đại Việt Nam. Đó là những tác giả có đóng góp mang ý nghĩa cách tân, một
trong những biểu hiện là thơ trữ tình điệu nói. Qua thơ trữ tình điệu nói của ba tác giả,
ngời đọc thấy đợc vai trò tiếp nối của ba tác giả từ trung đại đến hiện đại.
I.2. Về thực tiễn s phạm
Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng là ba tác giả có tác phẩm đợc đa
vào sách giáo khoa. Do vậy, tìm hiểu thơ trữ tình điệu nói của ba nhà thơ, chúng ta sẽ
có thêm nhiều hiểu biết có giá trị thực tiễn trong giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời


1
việc tìm hiểu đó cũng cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật của
mỗi nhà thơ. Xem xét thơ trữ tình điệu nói của ba nhà thơ, chúng ta có điều kiện đi sâu
vào thế giới tâm trạng phong phú của họ.
II. Lịch sử vấn đề
Những hớng nghiên cứu sau có liên quan tới đề tài:
1. Hớng nghiên cứu về tác giả có liên quan tới đề tài.
Trong hớng nghiên cứu về tác giả có không ít những nhà nghiên cứu đã đề cập
đến cuộc đời, thân thế, con ngời tác giả qua những vần thơ trữ tình điệu nói.
1.1. Nghiên cứu về tác giả Hồ Xuân Hơng
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu cuộc đời, thân thế tác giả Hồ
Xuân Hơng. Tuy nhiên hớng nghiên cứu về tác giả liên quan tới thơ trữ tình điệu nói
thì không nhiều.
Báo cáo khoa học Vẻ đẹp ngôn ngữ dân gian trong thơ Hồ Xuân Hơng (trên cơ sở
so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Bạch vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn
Bỉnh Khiêm) có đề cập đến đặc điểm con ngời Hồ Xuân Hơng qua ngôn ngữ dân gian -
một bộ phận của ngôn ngữ thơ điệu nói: Tâm hồn Hồ Xuân Hơng truyền lửa sống cho
ngôn ngữ, tâm hồn ấy là tâm hồn trong trẻo, hồn hậu, mạnh mẽ, táo bạo và nhạy cảm.
Nó phù hợp với ngôn ngữ dân gian bình dị, tự nhiên. Mợn cách cảm, cách nghĩ của ca
dao, tục ngữ, Xuân Hơng bày tỏ lòng mình, tình mình và khát vọng của mình trên thơ
(15, 54). Duyên phận nữ sĩ, thân phận nữ sĩ cũng đợc tìm hiểu qua những dẫn chứng
lấy từ tục ngữ, ca dao: Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé / Ngàn năm khôn chuộc dấu bôi
vôi (Khóc Tổng Cóc), Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm (Làm lẽ).
Có thể nói, tìm hiểu cuộc đời, số phận, con ngời Hồ Xuân Hơng qua những đặc
điểm của thơ trữ tình điệu nói là một hớng nghiên cứu về tác giả khá lí thú, nó cho ng-
ời đọc cái nhìn ứng chiếu giữa con ngời nhà thơ với những độc đáo mà nhà thơ thể
hiện trong tác phẩm.
1.2. Nghiên cứu về tác giả Nguyễn Khuyến có liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Khuyến có nhiều và có ngay từ
những năm đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên không phải công trình nào nghiên cứu về tác gia

Nguyễn Khuyến cũng liên quan đến hình thức thơ trữ tình điệu nói. Chúng tôi chỉ xin
điểm qua một số nghiên cứu về tác gia Nguyễn Khuyến có liên quan đến đề tài:
2
Trần Ngọc Vơng trong Thơ Nôm đến Nguyễn Khuyến đã tìm hiểu về con ngời
Nguyễn Khuyến và đa ra nhận xét: Nguyễn Khuyến có một tấm lòng đồng cảm rộng rãi
() Ông vui vẻ tặng thơ cho ông lão hàng thịt nhân dịp ông lão thọ bảy mơi, chia sẻ với
nhà nông những lo toan khốn khó, và cũng cùng họ ớc mơ một cách giản dị. Đọc thơ
Nguyễn Khuyến, bỗng dng ta phải chợt nghĩ: có thật đây là lời một ông quan đại thần,
danh tiếng văn chơng sinh thời đã lừng lẫy: Năm nay cày cấy vẫn chân thua / Chiêm
mất đằng chiêm mùa mất mùa Nhận định này về con ngời Nguyễn Khuyến của Trần
Ngọc Vơng đợc gắn liền với đặc điểm về lời, về giọng điệu thơ trữ tình điệu nói của
Nguyễn Khuyến mà chính nhà nghiên cứu đã chỉ ra ngay sau đó: Nguyễn Khuyến là
con ngời nói cái giọng rất nhà quê bởi có cái xúc cảm cũng rất nhà quê (52, 311),
Nguyễn Khuyến có biệt tài dùng những chữ nghĩa bông lơn để diễn đạt những cơn sóng
lòng dữ dội: Lúc hứng đánh thêm dăm chén rợu / Khi buồn ngâm láo một câu thơ / Tấm
thân xiêm áo sao mà nhẹ / Cái giá khoa danh ấy mới hời (52, 313)
Đặng Khánh Hiền trong luận văn thạc sỹ: Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến và Tú
Xơng từ góc nhìn so sánh cũng đã đề cập đến đặc điểm con ngời Nguyễn Khuyến từ
việc phân tích những đặc sắc về ngôn ngữ đời sống trong thơ trữ tình của ông. Ngôn
ngữ đời sống là một đặc trng của thơ trữ tình điệu nói mà tác giả luận văn đã chú trọng
nghiên cứu và đa ra đánh giá khái quát: Thơ ông (Nguyễn Khuyến) mang màu sắc âm
điệu mộc mạc, chân chất nh chính tâm hồn của ngời dân quê. Trong các bài thơ tự trào,
ngôn ngữ đời sống mang đậm nét trữ tình chứa đựng tâm trạng nhà thơ. Tác giả luận
văn đã phân tích hiệu quả của nghệ thuật sử dụng đại từ nhân xng ngôi thứ nhất: ông ở
hai câu thơ: Bây giờ đến bậc ăn dng nhỉ / Có rợu thời ông chống gậy ra trong việc thể
hiện chân dung tâm hồn Nguyễn Khuyến: ông cảm thấy mình nh một ngời thừa, một kẻ
vô tích sự, không còn giá trị cho cuộc sống mà vẫn phải tồn tại, tồn tại nh một bậc ăn d-
ng (13, 84). Con ngời với ý thức khẳng định bản thân, sống trên đời phải có ích cho
đời cũng đợc tác giả luận văn khám phá qua cách sử dụng đại từ ta: Ông trời có lẽ cho
ta nhỉ / Có ý sinh ta phải có ta (Về nhà nghỉ); Trời đã sinh ta ắt có ta (Vịnh lụt).

Một con ngời dân dã khi về sống với thôn quê cũng đợc nhà nghiên cứu Lã
Nhâm Thìn trong Thơ Nôm Đờng luật phát hiện qua những từ láy mang đậm sắc điệu
nói: Nguyễn Khuyến khi về già, sau bao năm gắn bó với chốn quê, đã giản dị rồi, đã là
lão nông rồi, không còn là ông Tam Nguyên đạo mạo nữa: Nhập nhèm bốn mắt tranh
3
mờ tỏ / Khấp khểnh ba chân dở tỉnh say (Than già). Những từ láy trong hai câu thơ trên
đã nói đúng chất dân dã của cụ Thợng Và Nguyễn Khuyến (56, 163)
Qua việc tìm hiểu hớng nghiên cứu này, chúng tôi thấy đặc điểm tính cách, con
ngời nhà thơ Nguyễn Khuyến đợc biểu hiện sâu sắc và có căn cứ xác thực hơn.
1.3. Nghiên cứu về tác giả Trần Tế Xơng
Trong cuốn Tú Xơng con ngời và nhà thơ, NXB Văn hoá, 1961, Trần Thanh Mại
và Trần Tuấn Lộ đã trình bày những nghiên cứu về cuộc đời, con ngời nhà thơ Trần Tế
Xơng dựa trên những vần thơ mang điệu nói của ông. Chẳng hạn, hai ông căn cứ vào
câu thơ đầy dân dã, đậm chất khẩu ngữ: Bức sốt nhng mình vẫn áo bông của ông Tú và
cho rằng: Nhất là vào khoảng những năm cuối cùng, thì lúc ra đi, hoặc lúc ở nhà, nhà
thơ cũng chỉ có mỗi một chiếc áo bông thâm (31, 48)
Cuộc đời Trần Tế Xơng còn đợc nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đề cập đến qua
việc phân tích giá trị của những câu thơ trữ tình điệu nói: Vịnh cảnh thất nghiệp nằm
nhà chơi cái trò bốn con làm lính bố làm quan, ông kết thúc hóm hỉnh: Hỏi ra quan ấy
ăn lơng vợ / Đem chuyện trăm năm giở lại bàn (). Ông khoe có lần đợc vợ khen, trong
mấy câu thơ đơn giản, ý vị: Rằng hay thì thật là hay / Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài /
Xa nay em vẫn chịu ngài. Cái hôm ông đi hát mất ô, ông có mấy câu thơ tình tứ, nhẹ
nhàng: Hỏi ô, ô mất bao giờ / Hỏi em, em cứ ậm ờ không tha / Sợ khi rày gió mai ma /
Lấy gì đi sớm về tra với tình? (42, 119)
Một số nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về con ngời Trần Tế Xơng qua những bài tự
trào, tự thán, qua các câu thơ mang sắc thái lời nói trong những bài thơ đó. Tiêu biểu
là Tú Mỡ. Tú Mỡ đã chỉ ra Tú Xơng là ngời hay giễu cợt chính bản thân mình: nói
toạc móng heo, không giấu giếm những tật xấu của mình: Vị Xuyên có Tú Xơng / Dơ dở
lại ơng ơng / Cao lâu thờng ăn quịt / Thổ đĩ lại chơi lờng. Ông diễn tả không úp mở cái
cảnh vô công rồi nghề, ăn bám vợ, mà ông gọi là làm quan tại gia (42, 292)

Nguyễn Tuân với Giọng cời trong tiếng nói Tú Xơng đã tổng kết cuộc đời, con ng-
ời Tú Xơng qua giọng thơ mang điệu nói: giọng mỉa mai: Tóm lại, trong cuộc đời 37
năm của mình, Tú Xơng đã đi thi liền 8 khoa, nh Tú Xơng đã tự mỉa rằng: Tám khoa cha
khỏi phạm trờng quy (42, 320)
Nghiên cứu con ngời cá nhân Tú Xơng trong thơ Nôm, Phan Thị Sen - tác giả
luận văn thạc sĩ Phơng thức thể hiện con ngời cá nhân trong sáng tác của Tú Xơng đã
4
chỉ ra những từ mang sắc thái khẩu ngữ nh nhạt nhèo, rầy chuyện, giở tuồng, ngủ
quách đợc nhà thơ sử dụng rất tinh tế, giúp ngời đọc hiểu đợc con ngời cá nhân nhà
thơ với những nỗi buồn, nỗi dằn vặt, nỗi lo đời và ý thức trách nhiệm trớc cuộc đời:
Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông / Khăn khăn, áo áo thêm rầy chuyện / Bút bút
nghiên nghiên khéo giở tuồng / Ngủ quách sự đời thây kẻ thức / Chùa đâu chú trọc đã
hồi chuông (Đêm hè) (45, 31)
Tựu chung lại, những nghiên cứu về ba tác giả: Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến,
Trần Tế Xơng có liên quan đến thơ điệu nói là những t liệu quý giúp chúng tôi thực
hiện đề tài luận văn của mình.
2. Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật thơ
2.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật thơ nói chung
2.1.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hơng có liên quan
đến đề tài
Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hơng đã đợc đánh giá rất cao. Các nhà
nghiên cứu đều khẳng định cái tài của Hồ Xuân Hơng trong việc sử dụng ngôn ngữ,
đặc biệt là tài sử dụng ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ bình dân, mang điệu nói.
Đỗ Lai Thuý khi viết về Hồ Xuân Hơng hoài niệm phồn thực đã chỉ ra những ảnh
hởng của văn hoá phồn thực trong dân gian Việt Nam đến cấu trúc ngôn ngữ và các
lớp ý nghĩa tầng bậc trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng. Đồng thời tác giả cũng cắt nghĩa,
lí giải nguyên do của kiểu ngôn ngữ đặc biệt này.
Trong công trình nghiên cứu Con đờng giải mã văn học trung đại Việt Nam,
PGS Nguyễn Đăng Na cũng đã phân tích cấu trúc ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hơng,
làm nổi bật tính dân tộc và gần gũi của hệ thống ngôn ngữ này.

Nhận xét về ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hơng, PGS.TS Lã Nhâm Thìn đặc biệt lu ý
đến ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ dân tộc trong thơ bà, coi đó là thành tựu xuất sắc tạo
nên cá tính sáng tạo, bản lĩnh nghệ thuật độc đáo phi thờng nh việc Hồ Xuân Hơng sử
dụng tiếng chửi, ngôn ngữ thông tục, các đại từ nhân xng Tác giả cho rằng: Thành
ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Hồ Xuân Hơng là phơng tiện thể hiện tình cảm, làm chức
năng để biểu đạt tâm trạng (56, 170)
Nguyễn Hữu Sơn trong bài Tâm lý sáng tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng (Tạp
chí văn học, số 2, 1991) nghiên cứu về bản lĩnh sáng tạo Hồ Xuân Hơng đề cập đến
5
phơng diện con ngời cá nhân biểu hiện qua ngôi chỉ định thứ nhất để bộc lộ cảnh ngộ
riêng và thái độ ứng xử.
Trơng Xuân Tiếu trong công trình Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm truyền
tụng Hồ Xuân Hơng đã nghiên cứu ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hơng về từ loại (tính từ,
danh từ, số từ, từ láy), ngoa ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, và phát hiện ra những đặc
sắc riêng trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hơng cũng nh những điểm kế thừa của thơ bà
từ văn học dân gian.
Đặng Thanh Hoà trong bài Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng
đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, 4/2001 (dẫn theo vnthuquan.net) đã đa ra
những dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng,
chỉ ra những phơng thức đa thành ngữ, tục ngữ vào thơ của Hồ Xuân Hơng, khẳng
định vai trò, giá trị của thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng.
Về một khía cạnh nhỏ khác nữa trong ngôn ngữ Xuân Hơng đó là hiện tợng sử
dụng từ láy, Trần Thị Ngọc Thảo trong báo cáo khoa học Khảo sát từ láy trong thơ
Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hơng đã khảo sát quy mô, số lợng từ láy, phân loại từ
láy, nêu vị trí, chức năng của từ ngữ đi kèm từ láy, bớc đầu tìm hiểu ý nghĩa, giá trị
của từ láy trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hơng.
2.1.2. Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến có liên quan
đến đề tài
Đã có không ít những nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến có
liên quan đến đề tài thơ trữ tình điệu nói.

Trong Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ, trang 36-39, Nguyễn Huệ Chi với bài
Sự đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động của một phong cách và dấu hiệu
chuyển mình của t duy thơ dân tộc đã khẳng định: Nguyễn Khuyến lại đa ngôn ngữ
thông tục vào thơ với tất cả vẻ đẹp thanh tao, trang nhã, với những cảm xúc không căng
mà dịu, nhng dịu mà thấm vào ngời đọc rất sâu.
Trịnh Bá Đĩnh trong bài Phong cách dân gian trong thơ Yên Đổ có viết: Một
phơng diện khác nữa tạo nên phong cách dân gian cho thơ Nguyễn Khuyến là nhà thơ
đa trực tiếp vào thơ mình vốn tục ngữ ca dao của nhân dân (52, 300)
6
Nguyễn Phơng Chi trong bài viết: Ngòi bút tả thực đột xuất khẳng định: ông
(Nguyễn Khuyến) có ý thức đa lời ăn tiếng nói hàng ngày, đa ca dao, tục ngữ vào thơ,
làm cho một số bài thơ trở nên gần gũi, có một sức sống mới (52, 328)
Nguyễn Hữu Sơn trong Sự kết hợp phức điệu trào phúng với trữ tình nhận xét:
() nhà thơ khai thác kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, cải tạo chúng lại trong cơ
cấu của thơ Đờng luật, đồng thời làm cho câu thơ Đờng luật mất cái vẻ đờng bệ, trang
trọng của mình (52, 345)
Đào Thản trong Tài chơi chữ phát hiện: Trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, có khi
có một khía cạnh chơi chữ rất nhỏ len vào trong cách diễn đạt nh một thao tác của ngôn
ngữ nghệ thuật hết sức tinh tế, nhng lại có thể là điểm trọng tâm để lý giải toàn bộ ngữ
nghĩa của bài (52, 364)
Lê Trí Viễn với bài viết Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng khẳng định: Ngôn ngữ của
ông có tính chất dân tộc và đại chúng rõ rệt () tiếng Việt ông dùng đều thuộc ngôn
ngữ phổ thông, lắm khi là những danh từ, cách nói, những thành ngữ, tục ngữ thờng
dùng trong nông thôn: xôi bánh trâu heo, anh em làng xóm, thửa mạ, làn ao, ổ lợn ()
Cũng nh Nguyễn Du, ông rất có tài khai thác khả năng diễn tả của các tiếng ghép: thấp
le te, đóm lập lòe, bà quan tênh nghếch (21, 195)
2.1.3. Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật thơ Trần Tế Xơng có liên quan đến
đề tài
Những đặc điểm về ngôn ngữ thơ trữ tình điệu nói của thơ Nôm Trần Tế Xơng đã
đợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Đỗ Đức Hiểu trong Thơ văn Trần Tế Xơng khẳng định: Tú Xơng còn vận dụng
tiếng Tây, tiếng Tàu một cách bất ngờ, diễn tả đợc cái hoàn cảnh oái oăm, dở mếu dở c-
ời của mỗi nhân vật (); Tú Xơng vận dụng ngôn ngữ dân tộc một cách tài tình (42,
121)
Trần Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ trong bài Nghệ thuật Tú Xơng chỉ rõ: thơ văn Tú
Xơng còn thể hiện đợc thứ ngôn ngữ của nhân dân Việt Nam thời toàn quyền Đume ()
Cho nên những tiếng Tàu, tiếng Tây, tiếng lóng, tiếng lái, tiếng xỏ, tiếng chửi không
phải là không có trong thơ văn Tú Xơng (42, 208); Một thành ngữ thông thờng, một
tiếng nói hàng ngày dới ngòi bút nhà thơ trở nên có một sức sinh động kì diệu (42, 216);
7
Nguyễn Đình Chú với bài viết Tú Xơng, nhà thơ lớn của dân tộc đã hết sức đề
cao Tú Xơng: Trong thơ Tú Xơng, ngôn ngữ của cuộc sống bình thờng, khẩu ngữ dân
gian đã chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật một cách triệt để, bề thế và vẻ vang (42, 434).
Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX khẳng
định: () Tú Xơng tiếp thu sâu sắc truyền thống sử dụng ngôn ngữ trong văn học trào
phúng của những giai đoạn trớc, và trong văn học dân gian nh lối nói lái, dùng lộng
ngữ, chơi chữ, dùng từ ngữ tục Đặc biệt, ông đa những từ ngữ Tây, Tàu theo lối nói
bếp bồi vào thơ ca (bản thân lối nói bếp bồi này đã khôi hài rồi) làm cho hình tợng thơ
trào phúng không những đạt đợc hiệu quả gây cời mà còn mang rõ nét tính cụ thể lịch
sử của nó nữa (29, 798)
Hồ Giang Long trong công trình Thi pháp thơ Tú Xơng có trình bày về cách sử
dụng hệ thống đại từ nhân xng của Tú Xơng, đề cập đến chất giọng dân gian đợc đợc
tạo nên từ sự tiếp thu hệ thống thành ngữ, tục ngữ.
Những nghiên cứu này là định hớng quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài.
2.2. Nghiên cứu về câu thơ điệu nói nói riêng
Ngời đầu tiên sử dụng khái niệm thơ trữ tình điệu nói là giáo s Trần Đình Sử.
Trong Thi pháp thơ Tố Hữu ông viết: Ngôn ngữ thơ Tố Hữu thuộc ngôn ngữ thơ trữ
tình điệu nói khác với lời thơ cổ điển thuộc lối thơ trữ tình điệu ngâm (49, 214)
Trần Minh Thơng trong bài Các bộ phận trong cơ thể ngời qua ca dao dân ca ng-
ời Việt khẳng định: Câu thơ dân gian cơ bản là câu thơ điệu nói (vnthuquan.net/dien

dan chinh/ Những cảm nhận về ca dao dân ca Việt Nam)
Trần Văn Toàn và Nguyễn Xuân Diên trong bài nghiên cứu ảnh hởng của thơ Đ-
ờng đối với thơ Mới (vietvan.vn) nhận xét: Đúng là trong thơ Mới, tính chất hớng ngoại
và câu thơ điệu nói của lời thơ là rất đậm nét.
Một nhận xét khá tổng quát về câu thơ điệu nói tiếp tục đợc đa ra: Thơ Mới chỉ b-
ớc đầu làm cuộc vợt mình khỏi điệu ngâm, mà cha thoát đợc bao nhiêu () Nhng chỉ
bắt đầu từ kháng chiến chống Pháp trở đi, thơ hiện đại mới dứt khoát cự tuyệt với sự
vấn vít của điệu ca ngâm () Câu thơ hiện đại bấy giờ mới trút bỏ hẳn lốt y phục tha
thớt của điệu ngâm một cách cơng quyết và tự chủ để trở thành điệu nói thực thụ (Bài
thơ Đồng chí của Chính Hữu nhìn từ cấu trúc và ngôn ngữ, nvbchannel.net).
8
Trên duytan.edu.vn (9/10/2009) có bài Bản chất thể loại trong bài thơ Lau (Di
cảo thơ) của Chế Lan Viên của Th.S Trần Thị ánh Nguyệt, trong đó Th.S khẳng định:
Câu thơ định nghĩa là đặc trng của kiểu câu thơ hiện đại, đó là câu thơ điệu nói, khác
với kiểu câu thơ điệu ngâm của tứ tuyệt Đờng thi.
PGS.TS La Khắc Hoà, Giảng viên khoa Ngữ văn Đại học S phạm Hà Nội trong
bài viết: Nhìn lại các bớc đi, lắng nghe những tiếng nói (dẫn theo hangnga14.violet.vn)
có nhận định: Trớc 1945, phong trào thơ Mới có công chuyển câu thơ điệu ngâm trung
đại thành câu thơ điệu nói hiện đại.
Trần Văn Toàn trong Tản Đà từ góc nhìn thể loại nhận xét: Trong một chừng mực
nào đó, với Tản Đà, câu thơ vốn thiên về điệu ngâm của thể Đờng luật cổ điển đậm đà
những âm vực của câu thơ điệu nói - một thành tựu mà thơ Mới sau này sẽ triệt để khai
thác (my opera.com)
TS Lê Văn Tùng, Khoa Ngữ văn, Đại học Vinh có bài viết: Tính năng động nghệ
thuật của văn học hiện đại Việt Nam và một cách nhìn từ thể loại, tổng kết về cuộc
cách mạng về thơ những năm 1932-1945, về sự thâm nhập của văn xuôi vào thơ và
khẳng định: Cuộc thâm nhập này làm chuyển hoá căn bản kiểu câu thơ điệu ngâm
trung đại sang câu thơ điệu nói hiện đại (dẫn theo vn.360plus.yahoo.com /cao_anh80)
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều đề cập đến câu thơ điệu nói trên cơ sở đối
sánh với câu thơ điệu ngâm, từ đó làm nổi bật sự đổi mới theo hớng hiện đại của thơ

điệu nói.
3. Nghiên cứu so sánh văn học trung đại và văn học hiện đại ở phơng
diện thơ trữ tình điệu nói
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu so sánh văn học trung đại và văn học hiện
đại. Có công trình lấy sự so sánh đó làm đối tợng nghiên cứu chính, có công trình chỉ
so sánh sơ qua. Một số nhà nghiên cứu cũng đã tập trung vào việc so sánh văn học
trung đại và văn học hiện đại ở phơng diện thơ trữ tình điệu nói.
Trong công trình Thi pháp thơ Tố Hữu, giáo s Trần Đình Sử nhận xét: Ngôn ngữ
thơ Tố Hữu thuộc ngôn ngữ thơ trữ tình điệu nói khác với lời thơ cổ điển thuộc lối thơ
trữ tình điệu ngâm (49, 214 )
Giáo s Nguyễn Đình Chú trong bài nghiên cứu Từ công cuộc hiện đại hoá văn
học Việt Nam nghĩ thêm đôi điều về sự tơng đồng và tơng dị giữa Việt Nam và Nhật
9
Bản chung quanh vấn đề hiện đại hoá văn học đọc tại Hội thảo khoa học quốc tế về
Quá trình cận đại hoá văn học 11-2009 (dẫn theo khoavanhoc - ngonngu.edu.vn) đã có
sự so sánh hai phạm trù văn học trung đại và hiện đại ở nhiều phơng diện: lực lợng
sáng tác, ý thức hệ chi phối, quan niệm văn học, ngôn ngữ Khi so sánh ở phơng diện
ngôn ngữ, nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh đến vai trò, vị trí của ngôn ngữ đời thờng -
thứ ngôn ngữ mang điệu nói: thời trung đại () ngôn ngữ đời thờng tuy đã có mặt và
càng về sau càng tăng trởng nhng nhìn chung vẫn lép vế so với phong cách ngôn ngữ
bác học. Đến thời hiện đại hoá () đã có sự chiến thắng, lên ngôi của ngôn ngữ đời th-
ờng, ngôn ngữ toàn dân. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng ngôn ngữ văn học.
Trên đây là sự điểm qua một số công trình tiêu biểu có nghiên cứu so sánh văn
học trung đại và hiện đại ở phơng diện thơ trữ tình điệu nói.
III. Phạm vi và đối tợng nghiên cứu
1. Đối tợng nghiên cứu:
Đối tợng nghiên cứu của luận văn là thơ Nôm của ba tác giả
2. Phạm vi nghiên cứu:
2.1. Các bình diện nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu thơ trữ tình điệu nói của Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế

Xơng, chúng tôi tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Những biểu hiện của hình thức thơ trữ tình điệu nói trong thơ Nôm của ba tác
giả
- So sánh sự giống và khác nhau trong hình thức thơ trữ tình điệu nói của Hồ
Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng, sự phát triển từ Hồ Xuân Hơng đến Trần
Tế Xơng.
- So sánh thơ trữ tình điệu nói của ba nhà thơ trên với thơ hiện đại.
2.2. Về văn bản:
Để triển khai đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát các văn bản sau: Thơ văn
Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971; Thơ văn Trần Tế Xơng, NXB Văn học, 1970; Hồ
Xuân Hơng thơ và đời, NXB Văn học, 2004 do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn và biên
soạn
IV. Những đóng góp và cấu trúc của luận văn:
1. Những đóng góp của luận văn:
10
1.1. Nghiên cứu thơ trữ tình điệu nói của ba tác giả về các phơng diện:
- Những biểu hiện về hình thức nghệ thuật
- Đặc điểm chung và đặc sắc riêng về hình thức nghệ thuật
- Diễn tiến và phát triển
1.2. So sánh với thơ hiện đại:
- Những đóng góp mang ý nghĩa cách tân của ba tác giả
- Sự tiếp nối giữa trung đại và hiện đại
2. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm ba phần: mở đầu, nội dung, kết luận. Nội dung luận văn gồm ba
chơng
Chơng I: Những vấn đề chung về thơ trữ tình điệu nói
Chơng II: Những biểu hiện về hình thức thơ trữ tình điệu nói của Hồ Xuân Hơng,
Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng
Chơng III: Tơng đồng và khác biệt trong hình thức thơ trữ tình điệu nói của Hồ
Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng

V. Phơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phơng pháp sau:
Phơng pháp thống kê, phân loại: Tiến hành thống kê, xác định tần số xuất hiện
của một số yếu tố nội dung, nghệ thuật của thơ trữ tình điệu nói, từ đó đánh giá vai trò,
ý nghĩa của chúng.
Phơng pháp so sánh: so sánh những biểu hiện của thơ trữ tình điệu nói ở Hồ
Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng để thấy những điểm chung cũng nh thành
công riêng của mỗi nhà văn.
Phơng pháp phân tích, tổng hợp: Vừa đi sâu tìm hiểu từng tác phẩm của từng
nhà thơ để thấy rõ những biểu hiện cụ thể của thơ trữ tình điệu nói vừa hệ thống những
vấn đề cơ bản trong toàn bộ sáng tác của từng nhà thơ cũng nh trong toàn bộ sáng tác
của ba nhà thơ.
Một số phơng pháp khác nh phơng pháp hệ thống, phơng pháp phân tích theo thể
loại
11
B. phần Nội dung
Chơng I: những vấn đề chung về thơ trữ tình điệu nói
I. Khái niệm thơ trữ tình điệu nói
1. Khái niệm thơ trữ tình
- Khái niệm trữ tình: Trữ tình là có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu
hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng riêng của con ngời (44, 1054)
12
- Khái niệm thơ trữ tình:
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu văn học đa ra khái niệm thơ trữ tình. Chúng tôi
theo khái niệm thơ trữ tình đợc trình bày trong Từ điển thuật ngữ văn học: Thơ trữ tình
là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình trong đó những cảm xúc và suy t
của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trớc các hiện tợng đời sống đợc thể hiện trực
tiếp. Tính chất cá thể hoá của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hoá của sự thể hiện là
những dấu hiệu biểu hiện của thơ trữ tình. Là tiếng hát tâm hồn, thơ trữ tình có khả
năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc tình cảm

cho tới những thành kiến, những t tởng triết học (12, 317)
2. Thơ trữ tình điệu ngâm
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2006, ngâm có
nghĩa là:
1/ Đọc và hát với giọng điệu ngâm nga diễn cảm nhng một cách tự do, không phải
theo một khuôn nhịp cố định: ngâm thơ
2/ Ngâm vịnh: Làm thơ, ngâm thơ để thởng thức để miêu tả, ca ngợi hoặc biểu lộ
một tâm trạng nào đó (44, 672)
Khái niệm thơ trữ tình điệu ngâm: Là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc
sống, thể hiện những tâm trạng, cảm xúc của con ngời bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh,
lời lẽ trau chuốt, mợt mà, hàm súc, nhịp điệu ngân nga, giàu ý nhạc. Dấu ấn cá nhân
của chủ thể trữ tình trong thơ mờ nhạt và những quy định chặt chẽ về niêm, luật thơ là
những đặc điểm nổi bật của hình thức sáng tác này.
Đặc điểm của thơ trữ tình điệu ngâm:
- Ngôn ngữ hàm súc, không có từ ngữ đa đẩy, không có từ thừa, không có khẩu
ngữ, quan hệ từ, không có lời tự xng của chủ thể.
- Câu thơ ngắt nhịp theo công thức
- Có yêu cầu về niêm, luật vần đối, về số câu, số chữ
3. Thơ trữ tình điệu nói
- Khái niệm thơ trữ tình điệu nói: Là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc
sống, thể hiện những tâm trạng, cảm xúc của nhà văn bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, từ
ngữ thuộc ngôn ngữ nói và ngữ điệu nói là đặc điểm hình thức nổi bật của hình thức
sáng tác này
13
- Đặc điểm của thơ trữ tình điệu nói:
+ Về từ ngữ: Sử dụng lớp từ thuộc ngôn ngữ nói: Từ đệm, khẩu ngữ, quan hệ từ,
thán từ, phụ từ, hô ngữ Có lời tự xng của chủ thể - chủ thể xuất hiện trực tiếp trong
các từ: tôi, ta nh lời nói thờng ngày
+ Về câu thơ: Câu thơ tự do phù hợp với nội dung biểu đạt. Câu thơ có thể vắt
dòng theo cảm xúc của ngời nói. Sử dụng câu phân theo mục đích nói linh hoạt, đa

dạng: câu mệnh lệnh, nghi vấn, cảm thán, câu trần thuật
+ Về dấu câu: sử dụng đa dạng: chấm câu giữa dòng, chấm phẩy, hai chấm,
chấm than, vị trí dấu câu linh hoạt, biểu hiện ngữ điệu nói.
+ Về thể thơ: Sử dụng thể thơ mới lạ nh thể tám chữ, bốn chữ, thơ tự do
+ Về nhịp thơ: ngắt nhịp theo cảm xúc
II. Nguyên nhân hình thành và khái quát sự phát triển của thơ trữ tình điệu
nói
1. Nguyên nhân hình thành
Thơ truyền thống vốn là thơ điệu ngâm. Đặc điểm này xuất phát từ quan niệm
thơ không đợc coi nh lời nói. Ngời xa sáng tác thơ với mục đích bày tỏ cái chí, cái
lòng chứ không phải với mục đích phản ánh hiện thực đời sống. Do vậy, thơ ca truyền
thống mất đi cái hơi thở của cuộc sống hàng ngày mà nghiêng nhiều về việc chứa
đựng ý tình của nhà thơ.
Lực lợng sáng tác thơ ca xa chủ yếu là các nhà nho vốn sống theo khuôn thớc
đạo đức Nho giáo, lời lẽ phải mẫu mực, trang trọng, nghiêm cẩn, thơ ca họ viết cũng y
nh vậy, không thể có những câu từ thông tục mà tất cả phải đợc trau chuốt theo những
ớc lệ, tợng trng khuôn sáo.
Công chúng thởng thức thơ ca cũng chính là các nhà nho, các tao nhân mặc
khách. Họ làm thơ cho mình và cho những ngời bạn văn thơ am hiểu thơ ca, am hiểu
luật thơ, phép làm thơ chứ không phải cho đông đảo quần chúng nhân dân. Thơ là
món quà họ tặng nhau, là phơng tiện truyền cảm giao tiếp rất cao sang của những ngời
có học. Do vậy thơ ca cổ trung đại không mấy khi có trong mình lời ăn tiếng nói hàng
ngày của nhân dân, không mấy khi thoải mái suồng sã. Ngữ điệu nói hầu nh rất ít
trong thơ.
Yêu cầu, quy định ngặt nghèo của thi pháp văn học trung đại cũng chi phối và
góp phần hình thành nên thơ trữ tình điệu ngâm.
14
Cụ thể, yêu cầu về nội dung thơ: ngời xa quan niệm văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn
chí. Thơ là để nói chí chứ ít khi là sự nhận thức, phản ánh đời sống. Thơ cũng không
phải là nơi để trí tởng tợng, cảm xúc tự do bay bổng, phóng túng mà là nơi để thể hiện

những suy t, chiêm nghiệm sâu sắc, nghiêm cẩn về thời thế, thân thế. Thơ không phải
là chỗ để ngời làm thơ tự do bộc lộ cái tôi cá nhân của mình mà cái tôi nhà thơ phải h-
ớng đến cái ta chung. Thơ ca vì thế không có lời nói tự nhiên, thoải mái tự do của chủ
thể, không có sự sáng tạo, bị gò bó trong những quy định ngặt nghèo.
Yêu cầu về hình thức: thơ xa là thứ thơ cô đúc, ý tại ngôn ngoại, lời thơ bóng
bẩy, mĩ lệ, ngời làm thơ sử dụng bút pháp ớc lệ tợng trng, công thức. Do vậy, câu chữ
trong thơ xa vô cùng súc tích, thơ không có những từ không mang nghĩa. Điệu nói vì
thế ít có trong thơ xa.
Vậy thơ trữ tình điệu nói vì sao có thể hình thành đợc trong điều kiện nh thế? Có
thể nói chính những quy định ngặt nghèo của luật thơ thời trung đại lại khiến cho một
số nhà thơ tài năng tìm cách phá cách, không theo lối cũ. Thơ của họ vẫn là thơ trữ
tình, nhng không phải điệu ngâm mà trong thơ xuất hiện điệu nói, cách nói thông tục,
lời nói thông tục. Thơ trữ tình điệu nói hình thành do nhu cầu muốn đa cái hàng ngày
vào thơ ở một số nhà thơ. Nói cách khác, thơ của họ hình thành từ ý thức tạo nên một
thứ thơ trữ tình gần gụi với hiện thực đời sống, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của
mọi ngời, hoặc từ mục đích trào phúng, châm biếm, đả kích. Các tác giả tiêu biểu đã
đa lời ăn tiếng nói của đời sống thông tục vào thơ đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Hồ Xuân Hơng.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam trải qua biến đổi lớn. Thực
dân Pháp xâm lợc dẫn tới biến đổi to lớn về văn hóa, xã hội. Sự xâm nhập của văn hoá
phơng Tây ngày càng sâu sắc đến đời sống văn học, yêu cầu văn học cũng phải đổi
mới. Quan niệm làm thơ thay đổi: phải đa cái hiện thực hàng ngày vào thơ. Thơ trữ
tình điệu nói của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng ra đời.
Đến những năm 1930-1945, tầng lớp trí thức Tây học cùng với luồng gió của văn
học phơng Tây đã đen đến một kiểu tâm lí mới trong văn học. Thanh niên có ý thức
sâu sắc hơn về cái tôi cá nhân. Các nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về cái tôi trong thơ.
Công cuộc hiện đại hoá văn học diễn ra mạnh mẽ. Thơ Mới ra đời. Các nhà thơ mới
đấu tranh với thơ cũ. Thơ mới dần thoát ra khỏi những quan điểm thẩm mĩ và hệ thống
thi pháp văn học trung đại để hoà nhập vào quỹ đạo phát triển chung của văn học thế
15

giới. Văn học thoát khỏi "văn dĩ tải đạo", "thi dĩ ngôn chí" tiến gần đến quan niệm của
văn học hiện đại thế giới: nhận thức, phản ánh quy luật của đời sống hiện thực.
Hệ thống thi pháp thay đổi. Câu thơ điệu ngâm chuyển thành câu thơ điệu nói.
Đi cùng với nó là sự xuất hiện của h từ, quan hệ từ, thán từ. Giọng điệu phong phú:
giọng cảm thán, nghi vấn, giọng trăn trở, giọng kêu gào tha thiết Câu thơ giờ đây
cũng là câu thơ cảm xúc với dòng thơ mở, mất tính độc lập của câu thơ cũ, nhịp điệu
linh hoạt theo dòng cảm xúc.
Các nhà thơ mới quan niệm chất thơ gắn liền với đời sống. Thơ mới mang tính
nhân dân và dân chủ. Tính nhân dân và tính dân chủ về mặt thi pháp của văn học lãng
mạn cho phép ngời làm thơ đa ngữ khí lời nói vào trong sáng tác của mình.
Có thể nói thơ trữ tình điệu nói hình thành từ ý thức về cái tôi cá nhân, ý thức về
việc đa thơ trở về gần gũi với đời sống hiện thực.
2. Khái quát sự phát triển:
2.1. Trong văn học dân gian:
Theo nhiều nhà nghiên cứu thơ trữ tình điệu nói có từ văn học dân gian. Ca
dao, dân ca là nơi chng cất những suy nghĩ, tình cảm của nhân dân lao động. Đó là nơi
mà lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân đợc cất lên thành lời ca, điệu hát. Do vậy,
ca dao mang hơi thở của đời sống lao động. Ngôn từ ca dao chính là ngôn ngữ đời
sống. Ca dao mang ngữ điệu nói rất rõ. Rất nhiều bài ca dao sử dụng hô ngữ, quan hệ
từ, từ tục, từ chửi: Hỡi cô tát nớc bên đàng / Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi; Đi đâu
mà vội mà vàng / Mà vấp phải đá mà quàng phải dây; Làng trạch đi lính anh ôi / Đêm
nằm nghĩ lại khúc nhôi đoạn trờng
Ca dao thờng đợc kết cấu theo lối đối thoại giữa hai nhân vật. Kiểu kết cấu này
khiến cho ca dao mang tính chất thông tục, mang ngữ điệu lời nói rất rõ: Đêm khuya
thiếp mới hỏi chàng / Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?; Trầu vàng nhá với cau
xanh / Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời
Nhiều bài ca dao mang tính chất kể chuyện, thuật lại một câu chuyện nào đó.
Ngôn ngữ kể khiến cho bài ca dao giống nh lời chuyện trò của ngời lao động trong đời
sống hàng ngày: Sáng ngày tôi đi hái dâu / Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn; Đêm hè
gió mát trăng thanh / Em ngồi chẻ lạt cho anh chắp thừng.

Hình thức kể chuyện trong ca dao xen lẫn với miêu tả tâm trạng làm ca dao mang
tính chất hiện thực, mang hơi thở đời sống.
16
2.2. Trong văn học trung đại
Đến thế kỉ XV, giữa dòng chảy chung của văn học trung đại, Nguyễn Trãi đã tạo
ra một sự phá cách khi đa lời nói thờng ngày vào trong thơ. Hình dáng câu thơ cũng
thay đổi. Câu thơ lục ngôn chen lẫn với câu thơ thất ngôn. Đây là sự cách tân của
Nguyễn Trãi. Ông đã vợt qua khuôn khổ khắt khe của hình thức thơ Đờng, đem lại cho
câu thơ Nôm dáng vẻ Việt Nam với nét riêng không pha trộn:
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa bợ cây
Ông sử dụng thi liệu dân gian trong thơ, khiến cho điệu nói trong thơ ông vì
thế mà càng trở nên sắc nét: ở bầu thì dáng ắt nên tròn; Dễ hay ruột bể sâu cạn / Khôn
biết lòng ngời ngắn dài
Những câu thơ đậm chất liệu dân gian bởi nó mang âm hởng từ lời tục ngữ: ở
bầu thì tròn, ở ống thì dài; từ lời ca dao: Bể sâu còn có kẻ dò / Lòng ngời nham hiểm ai
đo cho cùng
Đó cũng chính là lời nói hàng ngày của nhân dân lao động đợc đa vào tục ngữ, ca
dao và vào cả thơ Nguyễn Trãi - một bậc đại nho.
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng sử dụng điệu nói trong thơ:
Vuốt mặt còn chừa qua mũi nọ
Rút dây còn để động rừng chăng?
Hai câu thơ trên mang điệu nói nhờ việc sử dụng sáng tạo tục ngữ: Vuốt mặt phải
nể mũi, rút dây động rừng và sử dụng ngữ điệu hỏi còn chăng khiến cho câu thơ rất
gần với lời nói thờng.
Đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm truyện thơ Đoạn trờng tân thanh cũng góp
một tiếng nói vào sự phát triển của thơ trữ tình điệu nói:
- Thôi đà cớp sống chồng min đi rồi
- Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Nguyễn Công Trứ - con ngời hào hoa, phóng túng, ngang tàng cũng không chịu

để thơ mình mãi chỉ đi theo một lối, ca theo một điệu. Thơ ông mang cả lời chửi thờng
ngày vào thơ. Ông nói một cách thô lỗ theo kiểu ca đứt, đục suốt (57, 412):
- Không quân thần phụ tử đếch nên ngời
- Đ. mẹ nhân tình đã biết rồi
17
Nhạt nh nớc ốc, bạc nh vôi
Ông không chịu để thơ mãi bị nhốt trong khuôn khắc khổ của Đờng luật. Thơ
luật của ông lời văn, chữ dùng rất nôm na, thông tục. Ông dùng nhiều thành ngữ, tục
ngữ và cả tiếng địa phơng: răng, rứa, mô, chừ: Một lng một vốc kém chi mô / Cho biết
chanh chua khế cũng chua / Đã chắc bữa tra chừa bữa tối / Mà tham con diếc tiếc con
rô / Trăm điều đổ lại cho nhà oản / Lắm sãi không ai quét cửa chùa / Khó bó cái khôn
còn nói khéo / Dẫu ai có quấy vấy nên hồ
Ông dùng cả những khẩu ngữ mang tính chất mệnh lệnh, hô hào: Nào:
Tổ tôm tên chữ gọi hà sào
Đánh thì không thấp cũng không cao
Đợc thời vơ cả, thua thời chạy
Nào !
Thơ Nguyễn Công Trứ tràn ngập những từ mang sắc điệu cảm thán:
Thế thái nhân tình gớm chết thay
Nhạt nồng trông chiếc túi vơi đầy
Thơ gửi cho tình nhân của ông cũng đậm đà âm điệu nói:
Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi nên phải bớc chân đi
Đặc biệt, cái tạng của ông thích hợp với hát nói. Bài hát nói có kích thớc dài rộng
và co dãn. ở đây ý tởng của ông có thể tùy hứng trải ra ngân dài rộng hẹp, một cách tự
do () Nhất là thơ Đờng là thứ thơ nhằm dẫn khởi hơn là nói thẳng. Ông a nói huỵch
toẹt ra ráo (57, 240). Bài hát nói cũng có âm điệu biến đổi hơn, thích hợp với khuynh
hớng ngang tàng của ông.
Cái giọng của ông trong rất nhiều bài thơ ta thấy nó giống giọng nói thờng ngày,
thoải mái, suồng sã, hơn là giọng trữ tình thờng gặp trong thơ:

Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các, cho ngời biết tay
Tài tình dễ mấy xa nay
(Chơi cho phỉ chí)
18
Ông làm thơ bằng tiếng nói của nhân dân: Đánh ba chén rợu khoanh tay giấc /
Ngâm một câu thơ vỡ bụng cời; Giả giả vay vay lâu cũng hết / Ky ky cóp cóp chắc hơn
ai
Ông sử dụng cả cách kể lể, liệt kê, đếm đong quen thuộc trong ngôn ngữ nói
hàng ngày:
Nào nhục nào vinh nào hiển hối
Mặt ra hề thay đổi mấy mời phen
(Nợ phong lu)
Cao Bá Quát cũng là ngời có những sáng tạo mới mẻ khi đa ngôn ngữ thơ trở về
gần với ngôn ngữ đời sống hàng ngày. Sự thoát sáo, mới mẻ theo hớng gia tăng chât
liệu đời sống, chất văn xuôi đã khiến cho thơ văn Cao Bá Quát trở nên độc đáo, sáng
tạo khác thờng. Về phơng diện này, nhà thơ họ Cao cùng Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân H-
ơng, Nguyễn Du là những cây cầu nối để văn học trung đại bớc sang thời kì hiện đại
sau này (39, 229)
Thơ hát nói Cao Bá Quát mang đậm ngữ điệu nói:
Làm chi cho mệt một đời
(Thú nhàn)
Cách nói phủ định: Làm chi, cách dùng từ thông tục khiến cho thơ hát nói của
ông phong phú về chất liệu đời sống.
Từ ngữ trong thơ hát nói Chu Thần có cái vẻ đời thờng, điệu thơ là điệu nói
ngang tàng: Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy / Cảnh phù du trông thấy cũng nực cời /
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời /Tiêu khiển một vài chung lếu láo (Uống rợu tiêu sầu)
Chữ dùng của ông táo bạo, mạnh mẽ, kì thú và rất trần tục: Hãy chơi cho lăn lóc
đá kẻo hoài (Hội ngộ)
Quả là sử dụng thơ trữ tình điệu nói, Cao Bá Quát đã kéo văn chơng gần với đời

sống (37, 229). Lối thơ này cũng phản ánh quan niệm văn thơ phải phản ánh cuộc sống
bằng chính chất liệu cuộc sống, thoát ly những công thức khuôn sáo, cũ mòn.
Nhng thể hiện rõ nhất hình dáng câu thơ điệu nói phải là ở mảng thơ trào phúng
mà ngời đi đầu là Hồ Xuân Hơng. Thơ bà học theo lối nói thờng ngày:
Chàng Cóc ơi!Chàng Cóc ơi
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
19
(Khóc Tổng Cóc)
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa (Cái quạt II)
Thơ bà bắt đầu có những quan hệ từ, từ nối - điều cấm kị trong thơ luật Đờng:
Ví đây đổi phận làm trai đợc
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Điều đặc biệt ở thơ Hồ Xuân Hơng là tác giả đã sử dụng câu thơ vắt dòng, câu
thơ tràn từ dòng trớc xuống dòng sau nh câu thơ hiện đại. Chính vì vậy tính chất của
câu thơ điệu ngâm bị phá vỡ. Câu thơ, dòng thơ đợc mở rộng, ý tứ đợc thoả thuê giãi
bày, lời thơ mang tính chất kể lể nh lời nói, lời tâm sự.
Đến Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xơng, thơ trữ tình điệu nói tiếp tục đợc hoàn
chỉnh với những sắc diện mới.
Nguyễn Khuyến đa vào thơ lời nói hàng ngày của ngời dân quê:
Tháng chạp hai mơi bốn chợ Đồng
Năm nay chợ họp có đông không
Giở giời ma bụi còn hơi rét
Uống rợu tờng đình đợc mấy ông
(Chợ Đồng)
Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến mộc mạc, bình dị, dân dã nh lời nói hàng ngày
bởi nhà thơ sử dụng những từ ngữ rất thông dụng, quen thuộc: Đã bấy lâu nay bác tới
nhà / Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa / Ao sâu nớc cả khôn chài cá / Vờn rộng rào tha khó
đuổi gà / Cải chửa ra cây cà mới nụ / Bầu vừa rụng rốn mớp đơng hoa (Bạn đến chơi
nhà)

Ông có cách nói hết sức đời thờng:
Vờn Bùi chốn cũ
Bốn mơi năm lụ khụ lại về đây
(Trở về vờn cũ)
Nguyễn Khuyến táo bạo trong cách xng hô đợm chất ngôn ngữ nói:
Quyết chí phen này trang trải sạch
Cho đời rõ mặt cái thằng tao
(Than nợ)
20
Ông sử dụng nhiều trợ từ làm gia tăng chất liệu đời sống trong thơ:
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
(Vịnh tiến sĩ giấy)
Câu thơ của Tú Xơng cũng có nhiều quan hệ từ: thì, mà, là giống nh lời ăn tiếng
nói hàng ngày của nhân dân lao động:
ở phố Hàng Song thật lắm quan
Thành thì đen kịt, đốc thì lang
(Phố Hàng Song)
Điều đáng chú ý là câu thơ điệu nói của Tú Xơng mang đặc trng riêng của điệu
nói đời sống đô thị thời thuộc Pháp. Ông đa vào thơ lời nói hàng ngày của nhân dân
Nam Định mà lời nói ấy có khi chịu ảnh hởng của tiếng bồi Tây:
Hẩu lố khách đà năm bẩy chú
Mét xì Tây cũng bốn năm ông
(Phòng không)
Ông đa vào thơ những ngôn từ ấm nóng hơi thở cuộc sống thờng nhật và đó là
ngôn ngữ thời đại ông: xanh căng, mét xì, hẩu lố
Ông ngắt nhịp không theo công thức đã quy định mà ngắt theo ngữ điệu nói:
Ô hay! Trời chẳng nể ông Tây
(Mồng hai Tết viếng cô Ký)
Ngôn ngữ ớc lệ đã vắng bóng ở thơ Tú Xơng. Ngôn ngữ của ông là thứ ngôn ngữ
đợc xây nên từ ngôn ngữ trong cuộc sống bình thờng, trần trụi.

2.3. Trong văn học hiện đại
Đầu thế kỉ XX có thơ Tản Đà nhiều bài mang âm hởng thơ trữ tình điệu nói. Câu
thơ, ngôn từ thơ bớt đi sự gò bó. Ông đa vào thơ các h từ: thời, mà, là nhng chúng đợc
vận dụng một cách khéo léo, duyên dáng, tự nhiên: Nhớ ai ta nhớ nhng đờng thời xa
(Nhớ bạn sông Thơng). Giọng điệu thơ Tản Đà bên cạnh những bài trữ tình còn có bài
mang giọng điệu tự nhiên, hài hớc với kiểu nói trào phúng mang tính chất bình dân:
Thối om sọt phẩn nhiều cô gánh / Tanh ngắt hơi đồng lắm cậu yêu (Sự đời). Thơ Tản Đà
cũng sử dụng lối vắt dòng nối ý: Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám / Tựa nhau trông
xuống thế gian cời (Muốn làm thằng Cuội)
21
Đến 1930-1945 có thơ điệu nói của các nhà thơ mới. Sự xuất hiện của chủ thể
trữ tình trong thơ Mới rất rõ. Nhân vật trữ tình trong thơ 1930-1945 tự xng tôi. Đây là
sự ý thức cao độ về cái tôi cá nhân. Câu thơ với các đại từ nhân xng bỗng trở nên gần
hơn với lời nói hàng ngày bởi đó là tiếng nói mà bản thân chủ thể cất lên. Đó là lời nói
thực, tự nhiên, xuất phát từ tâm hồn của một cá nhân muốn tự bộc bạch, giãi bày: Tôi
muốn sống đời thi sĩ để / Dốc chén mơ màng nhng chỉ thấy chua cay (Lựa tiếng đàn -
Thế Lữ)
Trong thơ cổ ngôn ngữ không có yếu tố của lời nói tự nhiên. Câu thơ không có
lời tự xng, ít có dấu hiệu của ngữ điệu nói. Ngợc lại, Thơ mới 1930-1945 sử dụng
nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong thơ. Chẳng hạn nh sử dụng thán từ, hô ngữ,
quan hệ từ: thì, là, mà, với, và khiến thơ mang điệu thức của lời nói hàng ngày rất rõ:
Và non nớc, và cây và cỏ rạng ; Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất (Vội vàng - Xuân
Diệu). Câu thơ của thơ Mới mang nhiều yếu tố của lời văn. Các nhà thơ mới đã giải
phóng câu thơ, tạo lại dáng cho câu thơ tiếng Việt. Dòng thơ mở rộng. Câu thơ không
khúc chiết nh câu thơ trong thơ trung đại mà dàn trải nh câu nói thờng ngày: Cát bụi
tung trời - Đờng vất vả / Còn dài. Nhng hãy tạm dừng chân (Giây phút chạnh lòng - Thế
Lữ). Nếu hai, ba câu trên ghép lại thành một dòng thì sẽ chẳng khác gì lời văn xuôi, lời
nói hàng ngày.
Điểm khác biệt nữa của thơ Mới 1930-1945 so với thơ trung đại là đã đa vào thơ
tất cả các loại câu phân theo mục đích nói. Về dấu câu, các nhà thơ mới sử dụng nhiều

dấu câu phức tạp: dấu chấm câu, dấu hỏi, dấu gạch ngang biểu thị lời đối thoại hoặc
bổ sung ý giải thích.
Đến văn học thời kì 1945 - 1975: Thời chống Pháp, Nguyễn Đình Thi có những
đột phá với thơ không vần. Đó là tiếng nói của trí tuệ, của giác quan gắn với tiếng nói
tự nhiên của con ngời thể hiện. Hồng Nguyên đa văn xuôi vào thơ: Đằng nớ vợ cha /
Đằng nớ? / Tớ còn chờ độc lập (Nhớ - Hồng Nguyên). Giai đoạn chống Mỹ, thơ trữ
tình điệu nói đợc đánh dấu bởi ngôn ngữ thơ Lê Anh Xuân - ngôn ngữ mang sắc thái
Nam Bộ với những câu chữ thật mộc mạc, tự nhiên nh lời nói thờng ngày: Nớc rộng /
Gặp em đi xúc cá / (Chắc lại về nấu canh chua)
Nếu nh thơ 1945-1975 còn đầy ắp tính công dân thì thơ sau 1975 thơ trở về với
đời thờng, thơ đòi hỏi sự thức tỉnh nhu cầu cá thể, khẳng định cá tính, khẳng định cái
tôi, cái tôi trở về với chính nó: Tôi uống bao nhiêu phiền muộn/ Dài đặc sao cuộc kiếm
22
tìm mình (Dơng Kiều Minh). Thơ trữ tình điệu nói tiếp tục phát triển. Thơ tự nhiên nh
lời nói hàng ngày: Viết cho mình một chấm xanh (Phùng Khắc Bắc), Tự bạch (Lê Huy
Quang) Nhiều bài thơ của Phùng Khắc Bắc ngay ở tên bài thơ đã mang ngữ điệu
nói, chẳng hạn bài Ta chết đây. ở Khối vuông ru bích, Thanh Thảo lấy chất liệu thuần
tuý đời thờng để xây dựng trờng ca này. Phùng Quán viết Trờng ca trái cà với cảm
hứng đối thoại. Quá trình dân chủ hoá trong lĩnh vực trữ tình cũng nảy sinh một xu h-
ớng lấy tính giải trí làm cảm hứng, một kiểu giải phóng cá nhân đối với sáng tác thơ ca
(26, 24), gia tăng sử dụng các chất liệu trào lộng, hài hớc ngụ ngôn trong thơ trữ tình,
do vậy bớt dần chất thơ (tiêu biểu: thơ tình Bùi Chí Vinh)
Nh vậy, thơ trữ tình điệu nói đã có một quá trình phát triển lâu dài từ văn học dân
gian đến văn học viết thời trung đại và hiện đại. Sự tồn tại qua thời gian của thơ trữ
tình điệu nói chứng tỏ nó có một giá trị không hề nhỏ đối với sự phát triển của thơ ca
dân tộc, bên cạnh vai trò của thơ trữ tình điệu ngâm.
Tiểu kết ch ơng:
ở chơng I, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và trình bày khái niệm thơ trữ tình,
thơ trữ tình điệu ngâm, thơ trữ tình điệu nói cùng với những đặc điểm tiêu biểu của
chúng. Nguyên nhân hình thành và sự phát triển theo dòng thời gian của thơ trữ tình

điệu nói cũng đợc khái quát ở chơng này.
23
Nội dung quan trọng đầu tiên mà chúng tôi đã đề cập, đó là xác lập một khái
niệm về thơ trữ tình điệu nói. Thơ trữ tình điệu nói đã đợc nhắc đến nhiều và từ lâu,
ngời đầu tiên đa ra cách gọi này là giáo s Trần Đình Sử. Tuy nhiên cha có một khái
niệm trọn vẹn, hoàn chỉnh về thơ trữ tình điệu nói. Ngời đầu tiên xác lập khái niệm thơ
trữ tình điệu nói là Văn Thị Thuỳ An trong báo cáo khoa học: Thơ trữ tình điệu nói
trong sáng tác của Xuân Diệu và Thế Lữ trớc cách mạng tháng Tám năm 1945. Chúng
tôi cũng đã đa ra cách hiểu của riêng mình về khái niệm thơ trữ tình điệu nói dựa trên
cơ sở khái niệm chung về thơ trữ tình và đặc điểm riêng về hình thức của thơ trữ tình
điệu nói.
Về nguyên nhân hình thành thơ trữ tình điệu nói, chúng tôi nhận thấy chính
những quy định ngặt nghèo của văn học trung đại lại là yếu tố thúc đẩy một số nhà thơ
tài năng, không chịu gò mình trong khuôn khổ, tìm cách vợt thoát khỏi những ớc lệ, t-
ợng trng, tạo nên một thứ thơ mang điệu nói hàng ngày của quần chúng nhân dân. Đến
cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, những biến động về văn hoá, chính trị, xã hội tiếp tục
là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một cách hoàn thiện của thơ trữ tình điệu nói.
Từ đó, thơ trữ tình điệu nói tiến những bớc dài trên con đờng phát triển song song với
sự phát triển chung của văn học hiện đại dân tộc. Quá trình phát triển của thơ trữ tình
điệu nói từ văn học dân gian, qua văn học trung đại và đến văn học hiện đại đợc đánh
dấu bởi sự cách tân không ngừng cả về hình thức và nội dung ở thơ của rất nhiều nhà
thơ có chung điệu hồn, điệu nghĩ, điệu nói với nhân dân.
Chơng 2:
Những biểu hiện về hình thức thơ trữ tình điệu nói của
Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng
I. Về từ ngữ
1. Từ phân theo từ loại và loại từ
1.1. Đại từ nhân x ng mang sắc thái điệu nói
24
Đại từ nhân xng dùng thay thế và biểu thị các đối tợng tham gia quá trình giao

tiếp, đợc phản ánh trong nội dung ý nghĩa của thực từ hay tổ hợp từ tơng ứng (2, 111)
Đại từ nhân xng vốn tha thớt trong văn chơng nhà nho trung đại. Trong thơ cổ
nói chung, các tác giả rất ít khi sử dụng đại từ nhân xng, lời thơ của họ dờng nh không
là lời của ai cả. Do đó, sợi dây kết nối giữa cảm xúc đợc trình bày với bản thân nhà thơ
thờng ẩn kín (28, 95). Đặc biệt là đại từ nhân xng thể hiện thái độ thân tình, suồng sã
thì lại càng hiếm. Thế nhng ở thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xơng, đại từ nhân xng đợc sử dụng khá nhiều. Đại từ nhân xng có khả năng biểu hiện
sắc thái tình cảm rất rõ, nhất là sắc thái điệu nói. Phát huy đặc tính này của đại từ nhân
xng, ba nhà thơ đều sử dụng hết sức đa dạng và linh hoạt các đại từ nhân xng. Bảng
thống kê sau sẽ cho thấy điều đó:
* Hồ Xuân Hơng:
- Đại từ nhân xng ngôi 1:
Ta Tôi
Xuân H-
ơng
Chị Đây Em Thiếp
1 1 1 2 1 5 4
- Đại từ nhân xng ngôi 2:
Cô mình Anh đồ Ông Cô bay Chàng Chị em Mình
1 3 7 1 6 2 1
- Đại từ nhân xng ngôi 3:
Thằng Kẻ Chị em Cô Nó
1 11 1 1 4
- Một số đại từ nhân xng khác:
Ai Nhau
23 4
* Nguyễn Khuyến:
- Đại từ nhân xng ngôi 1:
Tớ Tôi Ta Mình Ông Em Thầy
9 18 35 3 12 2 8

Thiếp Lão Anh Thằng tao Tao Bố
1 1 2 1 1 1
- Đại từ nhân xng ngôi 2:
25

×