Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.5 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD



VÕ THỊ MỸ NHÂN





KHẢ NĂNG CHỊU MẶN VÀ PHẨM CHẤT
CỦA CÁC DÒNG NÀNG QUỚT BIỂN
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M5 ĐẾN M6




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NÔNG HỌC













2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD



Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Nông Học




KHẢ NĂNG CHỊU MẶN VÀ PHẨM CHẤT
CỦA CÁC DÒNG NÀNG QUỚT BIỂN
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M5 ĐẾN M6





Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGs.TS. Võ Công Thành Võ Thị Mỹ Nhân
Ths. Trần Thị Phương Thảo MSSV: 3113325
Lớp: TT1119A2








2014


i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP



Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Nông Học với đề tài:




KHẢ NĂNG CHỊU MẶN VÀ PHẨM CHẤT
CỦA CÁC DÒNG NÀNG QUỚT BIỂN
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M5 ĐẾN M6


Do sinh viên Võ Thị Mỹ Nhân thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp











Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn



PGs. Ts. Võ Công Thành



ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ
sư chuyên ngành Nông Học với đề tài:


KHẢ NĂNG CHỊU MẶN VÀ PHẨM CHẤT
CỦA CÁC DÒNG NÀNG QUỚT BIỂN
ĐỘT BIẾN THẾ HỆ M5 ĐẾN M6



Do sinh viên Võ Thị Mỹ Nhân thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Luận văn tốt nghiệp được đánh giá: ……………………………………

Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2014
Hội Đồng





DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD






iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong quá trình làm luận văn nào trước đây.




Tác giả luận văn




Võ Thị Mỹ Nhân


iv

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và Tên: Võ Thị Mỹ Nhân Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 10/4/1992 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng
Họ và tên cha:
Họ và tên mẹ:
Địa chỉ thường trú: ấp Bào Lớn, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại: 01693788805
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu Học
Thời gian: 1998 – 2003
Trường: Tiểu học Phú Lộc 1
Địa điểm: Thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
2. Trung Học Cơ Sở
Thời gian: 2003 – 2007

Trường: Trung học cơ sở Phú Lộc
Địa điểm: Thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
3. Trung Học Phổ Thông
Thời gian: 2007 – 2010
Trường: Trung học phổ thông Trần Văn Bảy
Địa điểm: huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
4. Đại học
Thời gian : 2011-2014
Trường : Đại học Cần Thơ
Địa điểm : Đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần
Thơ.



Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Người khai



Võ Thị Mỹ Nhân



v

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng
Cha, mẹ hai đấng sinh thành đã tận tụy lo cho tương lai của chúng con.
để chúng con có thể vững bước trên đường đời này.

Anh hai người đã bước cùng em trong suốt thời gian em đi học.
Chân thành ghi ơn
PGs.Ts. Võ Công Thành, Ths. Trần Thị Phương Thảo một người thầy
(người cô) đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ cho em trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành biết ơn
Cô Quan Thị Ái Liên, cố vấn học tập lớp Nông Học K37A2 đã quan tâm,
giúp đỡ em trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn
Ktv. Đái Phương Mai, Ktv. Võ Quang Trung, Ks. Nguyễn Thành Tâm,
Ks. Lê Trí Đức, Ks. Nguyễn Tuấn Vũ, Ks. Lê Trung Hiếu, Ktv. Đặng Thị
Ngọc Nhiên, và tập thể cán bộ trong phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng
Dụng Công Nghệ Sinh Học, bộ môn Di truyền- Giống Nông Nghiệp đã giúp
đỡ và hỗ trợ tôi trong thời gian thực tập và làm thí nghiệm trong phòng thí
nghiệm.
Chân thành cám ơn các anh chị lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng khóa
36 đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm thí nghiệm.
Thân thương gởi về
Các bạn sinh viên Nông Học K37, Lý Thị Diễm Kiều, Nguyễn Ngọc
Mai, Phạm Hoàng Nam, Trần Thị Lệ Thu, Nguyễn Bé Hiếu, Nguyễn Thị Lan,
Thị Nghiệp những người bạn đã luôn ở bên tôi khi tôi gặp khó khăn, luôn cùng
tôi chia sẽ niềm vui nỗi buồn và động viên, giúp đỡ tôi từ mặt tinh thần cũng
như những công việc trong lúc tôi đã làm thí nghiệm.




vi

VÕ THỊ MỸ NHÂN. 2014. “Khả năng chịu mặn và phẩm chất của các

dòng Nàng Quớt Biển đột biến từ thế hệ M5 đến M6”. Luận văn tốt nghiệp
kỹ sư ngành Nông Học. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường
Đại Học Cần Thơ 77 trang. Giảng viên hướng dẫn: PGs. Ts. Võ Công Thành,
Ths. Trần Thị Phương Thảo.

TÓM LƯỢC
Đất trồng lúa bị nhiễm mặn, phẩm chất lúa cũng bị ảnh hưởng do mặn,
là một trong những vấn đề rất cấp thiết cần được giải quyết hiện nay. Do đó,
đề tài “Khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng Nàng Quớt Biển đột
biến từ thế hệ M5 đến M6” đã được thực hiện nhằm mục tiêu chọn ra được ít
nhất 1 dòng Nàng Quớt Biển đột biến có khả năng chịu mặn, phẩm chất tốt.
Đề tài này đã kế thừa 3 dòng Nàng Quớt Biển đột biến ở thế hệ M
4
, tiến hành
trồng qua 2 vụ (từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2014). Qua 2 thế hệ M
5
và M
6
,
ghi nhận đặc tính nông học, đánh phẩm chất, khả năng chống chịu mặn ở nồng
độ 8, 10, 12, 14‰ (IRRI,1997), trắc nghiệm tính kháng rầy nâu (IRRI, 1980 ).
Kết thúc thế hệ M6 chọn ra được 2 dòng M5-9-1, M5-10-1, có khả năng chống
chịu mặn trung bình ở nồng độ 10‰, độ cứng lóng 4 cao (17,74; 16,51 N/cm),
hàm lượng amylose thấp (16,88; 16,45%), protein 10,28; 9,76%; Hơi kháng
rầy.




vii


MỤC LỤC


Lời cam đoan iii
Quá trình học tập iv
Lời cảm tạ v
Tóm lược vi
Danh sách bảng ix
Danh sách hình x
Danh sách từ viết tắc xii




MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa 2
1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng 2
1.1.2 Giai đoạn sinh sản 2
1.1.3 Giai đoạn lúa chín 2
1.2 Đặc điểm của các giống lúa mùa 3
1.3 Một số đặc tính nông học của cây lúa 4
1.3.1 Thời gian sinh trưởng 4
1.3.2 Chiều cao cây 5
1.3.3 Số bông trên bụi 5
1.3.4 Số hạt chắc trên bông 6
1.3.5 Trọng lượng 1000 hạt 6
1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá phẩm chất hạt gạo 7

1.4.1 Tổng quan về phẩm chất hạt gạo 7
1.4.2 Chiều dài, hình dạng hạt gạo 7
1.4.3 Hàm lượng protein 8
1.4.4 Hàm lượng amylose 8
1.4.5 Độ trở hồ 9
1.4.6 Độ bền thể gel 9
1.5 Khả năng thích ứng với điều kiện mặn của cây lúa 10
1.5.1 Ảnh hưởng bất lợi của mặn đối với cây lúa 10
1.5.2 Tính chống chịu mặn của cây lúa 11
1.5.3 Di truyền tính chống chịu mặn 13
1.6 Một số kết quả nghiên cứu tính chống chịu mặn của cây lúa 14
1.7 Sự đổ ngã trên lúa 14
1.7.1 Các dạng đổ ngã trên lúa và vị trí lóng gãy của lúa bị đổ ngã 14
1.7.2 Các nguyên nhân gây đổ ngã trên lúa 15
1.7.3 Kiểu hình cây lúa kháng đổ ngã và cho năng suất cao 18


viii

1.7.4 Đỗ ngã ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng lúa 18
CHƯƠNG 2 20
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 20
2.1 Thời gian và địa điểm 20
2.2 Phương tiện 20
2.2.1 Vật liệu nghiên cứu 20
2.2.2 Thiết bị và hóa chất 20
2.3 Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1 Chỉ tiêu nông học 21
2.3.2 Phương pháp phân tích phẩm chất 22
2.3.3 Phương pháp thử rầy 25

2.3.4 Phương pháp đánh giá khả năng chịu mặn 26
2.3.5 Phương pháp đánh giá độ cứng cây 27
2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 27
CHƯƠNG 3 27
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 28
3.1 Thế hệ M5 28
3.1.1 Một số chỉ tiêu nông học của các cá thể NQBĐB thế hệ M5 28
3.1.2 Các đặc tính liên quan đến sự đổ ngã thế hệ M5 31
3.1.3 Một số chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo ở thế hệ M5 36
3.2.1 Một số chỉ tiêu nông học của các cá thể NQBĐB thế hệ M6 41
3.2.2 Một số chỉ tiêu phẩm chất của các dòng NQBĐB thế hệ M6 43
3.2.3 Đánh giá khả năng chịu mặn của các dòng NQBĐB thế hệ M6 47
Bảng 3.15 Khả năng chịu mặn của các cá thể NQBĐB thế hệ M6 50
3.2.4 Đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu của các dòng NQBĐB thế hệ
M6 51
CHƯƠNG 4 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
4.1 Kết luận 53
4.2 Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Tài liệu Tiếng Việt 54
Tài liệu Tiếng Anh 55
Trang wed 56
PHỤ CHƯƠNG 56
Thế hệ M5 57













ix

DANH SÁCH BẢNG


Bảng 1.1 Phân bố chu kỳ sinh trưởng các giống lúa địa phương tại vùng
đồng bằng sông Cửu Long 4
Bảng 1.2 Phân bố giống địa phương theo chiều cao thân cây lúa 5
Bảng 1.3 Phân bố số hạt chắc/bông của tập đoàn giống lúa mùa địa phương 6
Bảng 1.4 Trọng lượng 1000 hạt (g) của các giống lúa trong tập đoàn giống 6
Bảng 1.5 Kết quả điều tra dạng đổ ngã của cây lúa trong khu vực tỉnh
Đồng Tháp (Nguyễn Trọng Cần, 2010) 15
Bảng 1.6 Tỉ lệ (%) của sự nứt gãy trên mỗi giống (Hoshikawa và Wang,
1990) 15
1.7.2 Các nguyên nhân gây đổ ngã trên lúa 15
Bảng 1.7 So sánh chiều dài lóng và chiều dài lóng thân(cm) giữa cây lúa dễ
đổ ngã và cây lúa không đổ ngã của giống Sasanishiki (Hoshikawa và
Wang, 1990) 16
Bảng 2.1 Một số đặc tính của giống Nàng Qướt Biển địa phương 20
Bảng 2.2 Phân loại theo số đo chiều dài hạt gạo (Tiêu Chuẩn Việt Nam,
2001) 21
Bảng 2.3 Phân loại theo tỉ số chiều dài/rộng hạt (Tiêu Chuẩn Việt Nam,
2001) 21

2.3.2 Phương pháp phân tích phẩm chất 22
Bảng 2.4 Phân cấp độ bền thể gel theo thang đánh giá của IRRI (1996) 23
Bảng 2.5 Phân cấp độ trở hồ (IRRI, 1979) 23
Bảng 2.6 Cấp độ trở hồ được đánh giá theo thang điểm của IRRI (1979) 24
Bảng 2.7 Đánh giá hàm lượng amylose theo thang đánh giá của IRRI
(1988) 25
Bảng 2.8 Phân loại theo số đo chiều dài/rộng hạt gạo (Tiêu chuẩn Việt
Nam, 2001) 25
Bảng 2.9 Đánh giá khả năng kháng rầy theo tiêu chuẩn quốc tế (1980) 25
Bảng 2.10 Bảng đánh giá chịu mặn của IRRI, 1997 26
Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng. chiều cao cây, số chồi hữu hiệu của 12 cá
thể NQBĐB thế hệ M5 29
Bảng 3.2 Trọng lượng 1000 hạt, chiều dài bông, số hạt chắc trên bông và
tỷ lệ hạt chắc của các cá thể Nàng Quớt Biển đột biến. 30
Bảng 3.3 Độ cứng (N/cm) các lóng của 12 các cá thể NQBĐB 31
Bảng 3.4 Chiều dài (cm) lóng 1, 2, 3, 4 của 12 cá thể NQBĐB so với đối
chứng 33
Bảng 3.5 Đường kính (mm) cây 1, 2, 3, 4 của 12 dòng NQBĐB 34
Bảng 3.6 tương quan giữa chiều dài lóng, đường kính lóng và độ cứng lóng
của các dòng NQBĐB thế hệ M5. 36
Bảng 3.7 Hàm lượng amylose và protein của 8 cá thể NQBĐB được tuyển
chọn từ các dòng cứng cây của thế hệ M5 37
Bảng 3.8 nhiệt trở hồ và độ bền thể gel của các dòng NQBĐB thế hệ M5 37
Bảng 3.9 chiều dài và hình dạng hạt gạo 8 dòng NQBĐB thế hệ M5 40


x

Bảng 3.10 Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và tổng số chồi trung bình
của các dòng NQBĐB thế hệ M6. 41

Bảng 3.11 Trọng lượng 1000 hạt, chiều dài bông, hạt chắc/bông và tỷ lệ
hạt chắc của các dòng NQBĐB thế hệ M6 42
Bảng 3.12 Hàm lượng amylose và protein của 8 dòng NQBĐB M6 43
Bảng 3.13 nhiệt trở hồ và độ bền thể gel của các dòng NQBĐB thế hệ M6 44
Bảng 3.14 Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 8 dòng NQBĐB thế hệ M6 46
Bảng 3.15 Khả năng chịu mặn của các cá thể NQBĐB thế hệ M6 50
Bảng 3.16 Kết quả đánh giá khả năng kháng rầy 51




xi

DANH SÁCH HÌNH

Hình Tựa hình Trang
3.1 Độ cứng lóng 4 các dòng NQBĐB và đối chứng 33

3.2 Dài lóng 4 các dòng NQBĐB và đối chứng 35

3.3 Đường kính lóng 4 các dòng NQBĐB và đối chứng 38

3.4 Nhiệt trở hồ của các dòng NQBĐB thế hệ M5 40

3.5 Độ bền gel của các dòng NQBĐB thế hệ M5 41

3.6 Chiều dài và chiều rộng hạt gạo của các dòng NQBĐB thế hệ M5 42

3.7 Nhiệt trở hồ của các dòng NQBĐB thế hệ M6 47


3.8
Độ bền gel của các dòng NQBĐB thế hệ M6
48

3.9 Chiều dài hạt gạo của các dòng NQBĐB thế hệ M6 49

3.10
Khả năng chịu mặn của các dòng NQBĐB thế hệ M6 ở nồng
độ 10‰
50

3.11 Tính kháng rầy của các dòng NQBĐB thế hệ M6 53




























xii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮC

Dl Dương lịch
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ctv Cộng tác viên
CC Chống chịu
CCT Chống chịu tốt
CCTB Chống chịu trung bình
CK Chuẩn kháng
CN Chuẩn nhiễm
ĐHCT Đại học Cần Thơ
HK Hơi kháng
IRRI Viện Nghiên cứu lúa quốc tế
N Nhiễm
ĐC Đối chứng
NXB Nhà xuất bản
RN Rất nhiễm
TGST Thời gian sinh trưởng
TL 1000 hạt Trọng lượng 1000 hạt

NQBĐB

Nàng Quớt Biển đột biến
1



MỞ ĐẦU
Theo dự báo, Việt nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu, đến năm 2050 sẽ có 37% diện tích đất đang canh tác
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn. Để đảm bảo được năng
suất, sản lượng lúa gạo và giải quyết những khó khăn cho người nông dân thì
việc tìm ra giống lúa có khả năng chống chịu mặn, phẩm chất tốt là điều rất
cần thiết.
Trước những tình hình trên. Bước đầu Phòng thí nghiệm Di truyền-Chọn
giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh học, Bộ môn Di truyền-Giống Nông
Nghiệp, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ đã nghiên cứu xử lý đột biến hóa chất thành công cho ra NQBĐB có khả
năng chống chịu mặn, phẩm chất tốt đến thế hệ M
4
, tuy nhiên đặc tính này
cũng như phẩm chất vẫn chưa ổn định và các dòng này vẫn chưa thuần.
Chính vì những nguyên nhân trên nên đề tài “Khả năng chịu mặn và
phẩm chất tốt của Nàng Quớt Biển đột biến thế hệ M
5
đến M
6
” đã được thực
hiện nhằm mục tiêu chọn dòng Nàng Quớt Biển đột biến, có khả năng chịu
mặn , phẩm chất tốt, kháng rầy nâu từ các dòng ưu tú ở thế hệ M

4
.



















2



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Đời sống cây lúa được tính từ lúc hạt nảy mầm đến khi chín. Có thể chia
làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai

đoạn sinh sản (giai đoạn sinh dục), và giai đoạn chín (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng
Tính từ khi hạt nảy mầm đến bắt đầu phân hóa đòng. Giai đoạn này cây
phát triển về thân lá, tăng chiều cao dần và ra nhiều chồi (nở bụi). Trong điều
kiện dinh dưỡng, ánh sáng đầy đủ cây nở bụi từ khi lúa có lá thứ 5-6. Thời
gian sinh trưởng của các giống lúa dài hay ngắn phụ thuộc vào giai đoạn tăng
trưởng này dài hay ngắn.
Thông thường, số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu) thấp hơn số chồi
tối đa và ổn khoảng 10 ngày trước khi đạt số chồi tối đa. Các chồi ra sau
thường bị rụi không cho bông được (chồi vô hiệu) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn này tính từ lúc lúa phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai
đoạn này kéo dài từ 27 – 35 ngày, trung bình là 30 ngày, giai đoạn này phụ
thuộc vào giống. Lúc này chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao cây tăng rõ rệt
do sự vươn dài của lóng trên cùng. Đòng lúa hình thành và phát triển qua
nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ: lúa trổ bông (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
1.1.3 Giai đoạn lúa chín
Giai đoạn này tính từ lúc lúa trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này
là 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, nếu đất
ruộng thừa nước, bón thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong giai đoạn
này thì giai đoạn chín dài hơn và ngược lại. Giai đoạn này chia lam 4 thời kỳ:
Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): Các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm
quang hợp được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô trong hạt là sản
phẩm quang hợp trong giai đoạn sau khi trổ. Kích thước và trọng lượng hạt
gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu. Bông lúa nặng cong xuống nên gọi là lúa “cong
trái me”, hạt gạo chứa một chất dịch lỏng màu trắng đục như sữa, nên gọi là
thời kỳ lúa ngậm sữa.
Thời kỳ chín sáp: Hạt mất nước, gạo cứng dần, dịch lỏng trong hạt từ từ

cô đặc lại. Lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn xanh.
Thời kỳ chín vàng: Hạt lúa tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển
sang màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót
3



bông lan dần xuống các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đỏ đuôi”, lá già rụi
dần.
Thời kỳ chín hoàn toàn: Hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20%
hoặc thấp hơn, tùy ẩm độ môi trường, lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Thời
điểm thu hoạch tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngã sang màu trấu đặc trưng của
giống (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Đối với cây lúa có thời gian sinh trưởng là 120 ngày thì 60 ngày đầu là
thời gian sinh trưởng, 30 ngày kế tiếp là giai đoạn sinh sản bao gồm sự vươn
lóng và gia tăng chiều cao và sự tàn lụi của chồi vô hiệu, 30 ngày cuối là giai
đoạn chín với sự gia tăng trọng lượng hạt.
Sự vươn lóng của cây lúa có liên quan mật thiết với thời gian sinh
trưởng, ở những giống chín sớm và chín vừa, sự vươn lóng thường bắt đầu
tượng khối sơ khởi của bông và tiếp tục đến trổ gié. Năm lóng ngọn kéo dài
lúc trổ gié, khi đó chiều cao cây sẽ tăng lên rõ rệt (Nguyễn Ngọc Đệ, 1993).
Còn ở những giống chín muộn, sự vươn lóng bắt đầu trước sự tượng khối sơ
khởi của bông.
Chiều cao của cây lúa thích hợp nhất là 80 – 100 cm vì chiều cao cây cao
quá sẽ làm tăng khả năng đổ ngã và giảm tỉ lệ chắc (Khush, 2002; Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
1.2 Đặc điểm của các giống lúa mùa
Theo Nguyễn Văn Hoan (2000), đặc điểm nổi bậc nhất và riêng biệt nhất
ở nhóm giống lúa mùa là tính phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Tuy nhiên,
chỉ có điều kiện ngày ngắn thì vẫn chưa đủ để giống này hoàn thành chu kỳ

sinh trưởng của chúng. Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã rút ra
kết luận là: Để nhóm lúa mùa hoàn thành chu trình sinh trưởng bình thường
cần có đủ 3 yếu tố:
1/ Yếu tố ngày ngắn.
2/ Sinh trưởng đủ số lá tối thiểu.
3/ Không gặp nhiệt độ quá thấp ở giai đoạn trổ-chín.
Ở các tỉnh phía Nam, điều kiện ngày ngắn đến muộn hơn 30 ngày so với
vùng Đồng bằng Trung du Bắc bộ rơi vào thời kì khô hạn, tuy vậy không có
nhiệt độ thấp ở giai đoạn từ trổ đến chín. Để các giống lúa mùa các tỉnh phía
Nam đạt năng suất cao cần hết sức chú ý cung cấp đủ nước ở giai đoạn cuối,
đồng thời vẫn đảm bảo điều kiện để các giống đạt số lá cần thiết và vẫn sung
sức bước vào giai đoạn phân hóa hoa (xung quanh 23-25 tháng 10) và trổ bông
(13-15 tháng 11).
Lúa mùa là nhóm lúa có cảm ứng với quang kỳ, chỉ ra hoa trong điều
kiện ánh sáng ngày ngắn, tức chỉ trổ và chín theo mùa. Phần lớn các giống lúa
cổ truyền của ta đều là giống lúa mùa. Dựa vào mức độ mẫn cảm với kỳ
4



người ta chia lúa mùa thành ba nhóm chính: lúa mùa sớm, ,lúa mùa lỡ, lúa
mùa muộn.
Lúa mùa sớm là giống lúa cảm ứng yếu với quang kỳ,sẽ bắt đầu trổ hoa
sau khi ngày bắt đầu ngắn dần, trổ hoa vào khoảng tháng 9-10 dl và thu hoạch
trong khoảng tháng 10-11 dl khi trồng trong điều kiện ĐBSCL.
Lúa mùa lỡ có phản ứng trung bình với quang kỳ, trổ hoa vào khoảng
tháng 11 dl và thu hoạch trong khoảng tháng 12 dl. Lúa có thể trổ hoa khi
trồng trái vụ ở điều kiện ĐBSCL nhưng thời gian sinh trưởng thay đôi nhiều
và lúa phát dục không bình thường.
Lúa mùa muộn là giống có phản ứng rất mạnh với quang kỳ, chỉ trổ hoa

vào khoảng thời gian nhất định trong năm,khi quang kỳ ngắn nhất vào khoảng
tháng 12-1 dl, giống lúa này thường cấy ở những vùng trũng nước rút muộn.
Thời gian sinh trưởng của các giống này thay đổi rất lớn tùy theo thời gian
gieo cấy sớm hay muộn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Trần Hữu Phúc (2008), cũng cho rằng hầu hết các giống lúa mùa đều có
tính cảm ứng đối với ánh sáng, chỉ thu hoạch vào một thời điểm nhất định
trong năm dù thời gian cấy khác nhau.
1.3 Một số đặc tính nông học của cây lúa
1.3.1 Thời gian sinh trưởng
Khảo sát đặc tính chu kỳ sinh trưởng của các giống lúa mùa được tổng
kết qua 4 năm (1977-1981) cho thấy tính từ ngày gieo (20-23/6) đến ngày thu
hoạch (lúa 80% hạt chín). Các giống lúa mùa có thời gian sinh trưởng biến
thiên từ 110 ngày (giống sớm) đến 220 ngày (giống muộn). Đa số giống có
thời gian sinh trưởng từ 161-220 ngày (Bảng 1.1).
Bảng 1.1 Phân bố chu kỳ sinh trưởng các giống lúa địa phương tại vùng đồng
bằng sông Cửu Long
STT Chu kỳ sinh trưởng

Số giống

Tỷ lệ %

1 100-120

17

1.6

2 121-140


74

7.0

3 141-160

50

4.8

4 161-181

278

26.4

5 181-200

33

32.0

6
201-220

263

25.0

7 >220


34

3.2

Tổng cộng

1050

100

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long trường Đại Học Cần Thơ, 1982
Đối với phần lớn giống lúa địa phương chu kỳ sinh trưởng được tính
bằng số ngày thường thay đổi theo thời gian gieo trồng do đặc tính quang cảm
của các giống lúa này (trừ giống sớm).
5



Thời gian để nhóm giống phản ứng nhẹ với ánh sáng ngày ngắn trổ bông
thích hợp nhất là 3-6 tháng 10 còn với nhóm phản ứng chặt là 15-18 tháng 10,
nếu trổ muộn, năng suất rất thấp (Nguyễn Văn Hoan, 1998).
Thời tiết và tập quán canh tác sẽ quyết định phần lớn đến số ngày từ khi
gieo đến khi thu hoạch lúa. Tập đoàn giống có số giống khác nhau rất nhiều về
thời gian sinh trưởng. Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), các giống có
thời gian sinh trưởng quá ngắn có thể cho năng suất không cao vì sự sinh
trưởng dinh dưỡng bị hạn chế, còn những giống có thời gian sinh trưởng quá
dài cũng không cho năng suất cao vì sự thừa dinh dưỡng có thể gây đổ ngã.
Võ Tòng Xuân (1979) cho rằng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ
110-135 ngày luôn cho năng suất cao hơn các giống lúa chin sớm hơn và các

giống muộn hơn ở phần lớn các điều kiện canh tác.
1.3.2 Chiều cao cây
Trồng ở nước cạn (10-20 cm) chiều cao của các giống lúa biến thiên từ
50 cm đến trên 190 cm, tập trung nhiều ở khoảng 110-130 cm.
Bùi Chí Bửu và ctv. (1992) kết luận rằng có ít nhất năm nhóm gen điều khiển
tính trạng chiều cao cây lúa. Chiều cao cây được kiểm soát bởi đa gen và chịu
ảnh hưởng của hoạt động cộng tính (Kailaimani and Sundaram, 1987).
Jennings et al. (1979) thì cho rằng đặc điểm thân rạ cũng là một trong
những yếu tố quyết định năng suất. Thân rạ thấp và cứng là hai yếu tố quyết
định tính đổ ngã. Thân rạ cao, ốm yếu, dễ đổ ngã sớm làm rối bộ lá, tăng hiện
tượng rợp bông, cản trở sự chuyển vị các dưỡng liệu và các chất quang hợp
làm hạt bị lép và giảm năng suất.
Bảng 1.2 Phân bố giống địa phương theo chiều cao thân cây lúa
Nhóm STT Cao cây

Sớm

Lỡ

Muộn

Số giống

Tỷ lệ (%)

1 50-70

9

1


0

10

1.1

2 71-90

42

2

1

45

4.3

3 91-110

58

40

25

213

12.2


4 111-130

26

228

213

467

46.0

5 131-150

5

116

168

289

28.5

6 151- 170

0

25


47

72

7.1

7 171- 190

0

4

3

7

0.7

8 >190

0

0

1

1

0.1


Tổng cộng


1014

100.0

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long trường Đại học Cần Thơ, 1982
1.3.3 Số bông trên bụi
Trong bốn yếu tố tạo thành năng suất thì số bông trên bụi là yếu tố quyết
định nhất và sớm nhất. Nó có thể đóng góp 74% năng suất (Nguyễn Đình Giao
6



và ctv, 1997). Khảo sát ở bộ giống lúa cao sản, Nguyễn Thị Lang (1994) cho
rằng tính trạng số bông trên bụi mang tính trội rất cao. Số bông trên bụi có
quan hệ nghịch với số hạt trên bông và trọng lượng hạt. Nên khi trồng với mật
độ dày, số bông trên một đơn vị diện tích sẽ tăng nhưng số hạt trên bông và
trọng lượng hạt sẽ giảm. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) để nâng cao năng suất
cây lúa cần có số bông trên m
2
vừa phải, gia tăng số hạt chắc trên một đơn vị
diện tích là một biện pháp gia tăng năng suất tốt hơn là gia tăng số bông trên
m
2
.
1.3.4 Số hạt chắc trên bông
Đặc tính số hạt trên bông chịu tác động rất lớn của điều kiện môi trường.

Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié hoa phân hóa và không phân
hóa. Nguyễn Ngọc Đệ (1998) cho rằng lúa sạ có trung bình từ 80-100 hạt/bông
và 100-120 hạt đối với lúa cấy là tốt cho Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trên
cùng một cây lúa, những bông chính thường có nhiều hạt, những bông phụ
phát triển sau thường có ít hạt hơn.
Theo Nguyễn Thạch Cân (1997) và Lê Thị Dư (2000), tính trạng số hạt
chắc/bông do hoạt động của gen không cộng tính điều khiển. Ngoài ra còn phụ
thuộc vào số hoa/bông, đặc tính sinh lý cây lúa và ảnh hưởng của điều kiện
ngoại cảnh mà tỉ lệ hạt chắc cao hay thấp.
Số hạt chắc biến thiên từ 64 hạt (Thanh Trà Dài, Gò Công) đến 339 hạt
(Bạch Kỳ Nho, Sóc Trăng). Tập trung 101-150 hạt/bông (489 giống) chiếm tỉ
lệ 54%, giống có nhiều hạt/bông thường có hạt nhỏ (Bảng 1.3).
Bảng 1.3 Phân bố số hạt chắc/bông của tập đoàn giống lúa mùa địa phương
STT Số hạt/bông

Số giống

Tỷ lệ(%)

1 ≤ 90

337

15.10

2 91-100

98

10.80


3 101-150

489

54.00

4 151-200

148

16.4

5 ≥ 200

33

3.7

Tổng cộng

1095

100.0

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long trường Đại học Cần Thơ, 1982
1.3.5 Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng 1000 hạt của các giống lúa biến thiên từ 16,7-38,5 g, tập
trung nhiều nhất ở cỡ hạt 25-27 g (239 giống, chiếm tỉ lệ 26,2%). Có sự tương
quang giữa số hạt trên bông và trọng lượng 1000 hạt của các giống lúa địa

phương vùng ĐBSCL (Bảng 1.4).
7



Bảng 1.4 Trọng lượng 1000 hạt (g) của các giống lúa trong tập đoàn giống
STT Trọng lượng 1000 hạt (g)

Số giống

Tỷ lệ (%)

1 ≤ 23

130

15,3

2 23-25

199

21,8

3 25-27

239

16,2


4 27-29

180

19,7

5 ≥ 29

165

17,0

Tổng cộng

913

100,0

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long trường Đại học Cần Thơ,1982
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) đã khẳng định, trọng lượng hạt được quyết định
ngay từ thời kỳ phân hóa hoa cho đến khi lúa chín. Trọng lượng hạt tùy thuộc
vào cỡ hạt và độ dày mẩy (no đẩy) của hạt lúa.
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), đối với lúa, người ta thường
biểu thị trọng lượng bằng trọng lượng của 1000 hạt với đơn vị là gram. Đặc
tính trọng lượng 1000 hạt chịu tác động của điều kiện môi trường và hệ số di
truyền rất cao, nó phụ thuộc hoàn toàn vào giống. Trọng lượng 1000 hạt của
một giống có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định nhưng giá trị trung
bình thì luôn ổn định.
1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá phẩm chất hạt gạo
1.4.1 Tổng quan về phẩm chất hạt gạo

Phẩm chất hạt gạo được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu. Các chỉ tiêu đó có
thể xếp thành ba nhóm thuộc ba lĩnh vực chất lượng: (a) chất lượng dinh
dưỡng gồm có các chỉ tiêu hóa sinh của hạt gạo như: amylose, protein, độ bền
thể gel, nhiệt trở hồ…; (b) chất lượng thương phẩm hay chất lượng kinh tế
được đánh giá qua các chỉ tiêu cơ lý và hình thái như chiều dài hạt, chiều rộng
hạt, tỷ lệ chiều dài/chiều rộng hạt…; (c) chất lượng gạo nấu và chế biến gồm
các chỉ tiêu như tỷ lệ cơm, sức hút nước…(Nguyễn Thị Trâm, 2001).
1.4.2 Chiều dài, hình dạng hạt gạo
Theo Jennings et al. (1979) chiều dài hạt gạo là một thông số để phân
loại gạo xuất khẩu và phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu người tiêu dung của từng
quốc gia.
Thị trường gạo tại các nước Trung Đông thích gạo rất dài, có mùi thơm.
Ngược lại, ở Châu Âu người tiêu thụ thích gạo dài, nhưng không có bất cứ
mùi gì. Thị trường gạo ở Châu Mỹ La Tinh thích gạo có vỏ lụa màu đỏ như
Huyết Rồng của Việt Nam. Chiều dài hạt gạo trên thị trường quốc tế hiện nay
là lớn hơn 7 mm với yêu cầu của hạt gạo dài (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị
Lang, 2000).
8



Chiều dài hạt gạo là tính trạng ổn định nhất ít bị ảnh hưởng của môi
trường và được điều khiển bởi đơn gene (Ramiah et al.,1931) hay hai gene
(Bollich, 1957).
1.4.3 Hàm lượng protein
Hàm lượng protein là một chỉ tiêu tương đối quan trọng với chất lượng
dinh dưỡng của hạt lúa (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).
Gạo có hàm lượng protein càng cao càng có giá trị dinh dưỡng cao và
ngày càng được lưu tâm trong giới tiêu dùng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Protein trong gạo có giá trị cao hơn các loại ngũ cốc khác vì hàm lượng lysine

khá cao 3,5-4% (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). Các thành phần
protein trong hạt được phân ra làm bốn loại: albumin, globulin, prolamin,
glutelin (Jennings et al., 1979).
Protein chiếm tỉ lệ thấp trong hạt lúa (6-8%), thấp hơn so với lúa mì và
các loại ngũ cốc khác. Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protein biến
động trong khoảng 5,25%-13,84%, phần lớn nằm trong khoảng 7-8%. Lúa nếp
có hàm lượng Protein cao hơn tẻ, lúa chiêm cũng có hàm lượng protein cao
(Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).
Theo Jennings et al. (1979) hàm lượng protein di truyền rất phức tạp.
IRRI (1997) cho rằng hàm lượng protein thấp có tính trội cao hơn hàm lượng
protein cao. Có ý kiến cho rằng di truyền tính trạng protein do đa gen điều
khiển, có hệ số di truyền khá thấp, có thể do tương tác mạnh mẽ của kiểu gen
đối với môi trường (Chang and Sormith, 1979). Yếu tố môi trường ảnh hưởng
tới sự biến thiên hàm lượng protein như côn trùng, thời tiết, phân bón…và chỉ
có khoảng 20-25% sự biến thiên protein được đoán là do gen điều khiển
(Jennings et al., 1979).
1.4.4 Hàm lượng amylose
Amylose là chuỗi polysaccharide có cấu tạo mạch thẳng không phân
nhánh gồm các gốc α-D glucose kết hợp lại với nhau bằng liên kết α (1,4) O-
glycoside (Nguyễn Thị Bích Trâm, 2007).
Hàm lượng amylose ảnh hưởng chủ yếu lên đặc tính của cơm, nó tương
quang ngịch với độ dẻo, độ mềm, màu và độ cứng của cơm (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
Theo Vương Đình Tuấn (2001), những giống lúa địa phương thường có
hàm lượng amylose trung bình, mềm cơm. Trong gạo và hàm lượng amylose
biến thiên từ 15-35%. Gạo có hàm lượng amylose (>25%) cơm sẽ nở nhiều và
dễ tróc, nhưng cơm khô và cứng khi nguội, ngược lại, gạo có hàm lượng
amylose thấp thì nấu ít nở, cơm mềm và dẻo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Amylose được kiểm soát bởi một gen duy nhất, trong gạo nếp phần nội
nhũ chứa amylopectin được kiểm soát bởi gen lặn, trong gạo tẻ có cả amylose

9



và amylopectin được kiểm soát bởi gen trội (IRRI, 1976). Heda and Reddy
(1986) thì kết luận rằng hàm lượng amylose bị chi phối bởi hai cặp gen, hàm
lượng amylose cao trội so với hàm lượng amylose thấp.
Lượng amylose bị môi trường biến đổi một phần theo những phương
cách chưa được biết rõ như: nhiệt độ cao lúc lúa chín làm giảm hàm lượng
amylose hay hàm lượng amylose của một giống lúa có thể khác nhau đến 6%
từ mùa này sang mùa khác (Jennings et al., 1979).
1.4.5 Độ trở hồ
Độ trở hồ (nhiệt độ đông hồ) có liên hệ một phần với lượng amylose của
tinh bột, là yếu tố chính quyết định phẩm chất hạt gạo khi đã nấu. Sự liên hệ
này rất quan trọng vì một số trường hợp nó cho phép các nhà chọn tạo giống
dùng cách thử độ trở hồ đơn giản để ước lượng hàm lượng amylose mà nếu đo
trực tiếp thì rất khó (Jennings et al., 1979).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), độ trở hồ là nhiệt độ ở đó 90% hạt tinh
bột bị hóa hồ và phồng lên trong nước nóng không thể trở lại dạng cũ được.
Độ trở hồ xác định thời gian cần thiết để nấu gạo thành cơm.
Nhiệt độ trở hồ thường từ 55-79
o
C và được chia thành ba nhóm chính
(Jennings et al., 1979):
 Thấp: dưới 70
o
C
 Trung bình: 70-74
o
C

 Cao: trên 74
o
C
Gạo có độ trở hồ cao thường trở thành rất mềm và có khuynh hướng rã
nhừ ra khi nấu quá chín. Gạo có độ trở hồ cao cần nhiều thời gian và nước để
nấu hơn là gạo có độ trở hồ thấp hay trung bình. Như vậy độ trở hồ tương
quang với thời gian nấu cơm. Độ trở hồ có thể phản ánh độ cứng của hạt tinh
bột và phôi nhũ. Có một số bằng chứng cho thấy gạo có độ trở hồ cao thường
ít bị thiệt hại hơn so với gạo có nhiệt độ trở hồ thấp khi tồn trữ (Jennings et al.,
1979). Gạo đạt được phẩm chất tối hảo nếu có độ trở hồ trung bình (Bùi Chí
Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).
Độ trở hồ làm tính trạng rất dễ bị thay đổi bởi môi trường, nhiệt độ
không khí cao sau khi trổ làm tăng độ trở hồ và ngược lại (Jennings et al.,
1979).
1.4.6 Độ bền thể gel
Theo Jennning et al. (1979), các giống lúa có hàm lượng amylose cao
như nhau (trên 25%) có thể khác nhau về độ bền thể gel, lúa có hàm lượng
amylose thấp (dưới 24%) thường có thể gel mềm. Trong cùng một nhóm có
hàm lượng amylose giống nhau, giống lúa nào có độ bền thể gel mềm hơn,
giống đó sẽ được ưa chuộng hơn (Khush et al., 1979). Hàm lượng amylose và
độ bền thể gel có liên quan chặt chẽ với nhau. Gạo có thể gel mềm thường
10



tương đương với hàm lượng amylose thấp, gạo mềm cơm hơn (Vương Đình
Tuấn, 2001). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), độ bền thể gel cứng liên hệ chặt
với tính cứng cơm và thường thấy rõ ở những giống lúa có hàm lượng amylose
cao.
Tang et al. (1991) cho rằng độ bền thể gel được điều khiển bởi đơn gen

nhưng có sự tương tác của một vài gen phụ ảnh hưởng đến việc thể hiện tính
trạng độ bền thể gel. Yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến độ bền thể gel,
nó biến động rất lớn giữa hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu, và giữa các điểm
canh tác khác nhau (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).
1.5 Khả năng thích ứng với điều kiện mặn của cây lúa
1.5.1 Ảnh hưởng bất lợi của mặn đối với cây lúa
Cây lúa trồng ở đất mặn phải đối mặt với stress thẩm thấu cao, nồng độ
cao của các ion độc tố như Na
+
và Cl
-
mà cuối cùng gây ra sự giảm sinh
trưởng (Martinez and Lauchli, 1993). Theo Zelensky (1999), có hai loại đất
mặn được hình thành do Cl
-
và SO
4
-
, nhưng NaCl thì độc nhất. Sự gia tăng
nồng độ muối gây ra việc giảm đối với trọng lượng khô của cây, hấp thu
dưỡng chất, và năng suất hạt lúa. Cả hai loại mặn đều ức chế sự sinh trưởng và
năng suất lúa.
Mặn gây ra những triệu chứng chính cho cây lúa như: đầu lá trắng theo
sau bởi sự cháy chóp lá, màu nâu của lá và chết lá, sinh trưởng của cây bị ức
chế, số chồi thấp, sinh trưởng của rễ kém, lá cuộn lại, tăng số hạt bất thụ, số
hạt trên bông thấp, giảm trọng lượng 1000 hạt, thay đổi khoảng thời gian trổ,
chỉ số thu hoạch thấp, năng suất hạ thấp (Nguyễn Văn Bo, 2010).
Thiệt hại do mặn thể hiên trước hết là giảm diện tích lá. Trong điều kiện
thiệt hại nhẹ, trọng lượng khô có xu hướng tăng lên trong một thời gian, sau
đó giảm nghiêm trọng do suy giảm diện tích lá. Trong điều kiện thiệt hại nặng

hơn, trọng lượng khô của chồi và của rễ suy giảm tương ứng với mức độ thiệt
hại. Ở giai đoạn mạ, lá già hơn sẽ mất khả năng sống sót sớm hơn lá non
(Akita, 1986).
Ảnh hưởng của mặn lên giai đoạn mạ
Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng tính chống chịu mặn xảy ra ở giai đoạn
hạt nảy mầm, sau đó trở nên rất mẫn cảm trong giai đoạn mạ (tuổi lá 2-3), rồi
trở nên chống chịu trong giai đoạn tăng trưởng, kế đến nhiễm trong thời kỳ thụ
phấn và thụ tinh, cuối cùng thể hiện chống chịu trong thời kỳ hạt chín
(Pearson và ctv. 1966).
Đầu giai đoạn mạ, mặn gây ra sự khô và cuộn tròn lá, màu nâu của chóp
lá và cuối cùng là sự chết cây mạ (Tagawa and Ishizaka, 1965). Nói chung,
triệu chứng gây hại của mặn xuất hiện trước hết trên lá thứ nhất, sau đó đến lá
thứ hai và cuối cùng đến lá trưởng thành. Mặn ngăn cản sự kéo dài lá và hình
11



thành lá mới (Akbar, 1975). Giá trị EC làm giảm 50% số cây ở một tuần tuổi
sau khi cấy dao động từ 20-30 mS/cm (12,8-19,2‰) trong khi mức tới hạn
(LD50) của mặn do sinh trưởng của cây mạ khoảng 5 mS/cm (3,2 ‰)
(Pearson at al., 1966).
Ảnh hưởng của mặn lên chiều cao cây, và chiều dài rễ lúa
Độ mặn cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây lúa như
chiều cao cây và chiều dài rễ, nồng độ muối càng cao thì chiều cao cây và
chiều dài rễ càng giảm (Phạm Thị Phấn, 1999). Chiều cao cây, chiều dài rễ, sự
xuất hiện của rễ mới, vật chất khô giảm đáng kể tại EC từ 5-6 dM/m (3,2-
3,84‰). Javed and Khan (1975), Saxena and Pandey (1981), đã kết luận rằng
chiều cao cây giảm một cách tuyến tính với việc gia tăng mức độ mặn. Chiều
cao cây giảm với việc gia tăng độ mặn. Ảnh hưởng của mặn lên sự kéo dài của
cây ở các giống khác nhau có thể do khả năng di truyền của giống

(Hasamuzaman et al., 2009).
Akita (1986), thì cho rằng thiệt hại do mặn thể hiện trước hết là giảm
diện tích lá. Trong điều kiện thiệt hại nhẹ, trọng lượng khô có xu hướng tăng
lên trong một thời gian sau đó giảm nghiêm trọng. Trong điều kiện thiệt hại
nặng hơn, trọng lượng khô của chồi và rễ suy giảm tương ứng với mức độ
thiệt hại. Ở giai đoạn mạ, lá già sẽ bị ảnh hưởng sớm hơn lá non.
Theo Akbar et al. (1972), sự sinh trưởng ở ngọn thường bị ngăn cản bởi
mặn hơn sự sinh trưởng ở rễ và mặn ảnh hưởng sự kéo dài rễ hơn sự sản xuất
vật chất khô ở rễ. Còn theo Phạm Thị Phấn (1999), thì cho rằng ở nồng độ
muối càng cao thì chiều cao cây và chiều dài rễ càng giảm. Shalhevet (1995),
cũng báo cáo rằng mặn làm giảm sự sinh trưởng của chồi hơn sự sinh trưởng
của rễ, dựa trên việc đo trọng lượng khô hơn việc đo chiều dài.
Một trong những lý do giảm chiều cao có thể là nồng độ cao thật sự của
muối hòa tan trong đất và áp suất thẩm thấu đã tạo ra sự xáo trộn trong việc
hấp thu nước và các chất dinh dưỡng khác (Gain et al., 2004). Akbar et al.
(1972), cũng cho rằng trong suốt giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, chiều cao
cây, trọng lượng rơm, trọng lượng khô của rễ và chiều dài rễ tất cả điều bị ảnh
hưởng bất lợi của mặn.
1.5.2 Tính chống chịu mặn của cây lúa
Ngưỡng chống chịu mặn
Ngưỡng chống chịu mặn là một khái niệm được phát triển bởi Maas and
Hoffam (1997). Khái niệm đã luận ra sự phản ứng lại với muối, nhờ đó một
vài sự biến thiên của nồng độ muối không làm suy giảm sinh trưởng và năng
suất của cây trồng, vượt quá ngưỡng thì năng suất cây trồng có tương quang
nghịch với nồng độ muối.

×