Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.8 KB, 5 trang )

Nguyễn Viết Hƣng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 99 - 102
99


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG GẤC NĂM 2009 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Nguyễn Viết Hưng, Nguyễn Thế Hùng, Thái Thị Ngọc Trâm
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT
Chiết xuất tinh dầu gấc và các sản phẩm từ gấc hiện nay đang là một hƣớng sản xuất mới trong
nông nghiệp. Hiện nay gấc đƣợc trồng trên quy mô nhỏ lẻ, không đồng đều về giống cũng nhƣ
chƣa có giống gấc phù hợp nên năng suất và chất lƣợng gấc thu đƣợc chƣa cao. Một thí nghiệm
nghiên cứu về sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng của 5 giống gấc đƣợc tiến hành tại trƣờng Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống gấc đều có khả
năng sinh trƣởng tốt với năng suất đạt từ 0,83 đến 1,88 tấn/ha trong đó giống Gấc Trâu và Gấc
Nếp Tròn có năng suất cao nhất, đạt 1,53 đến 1,88 tấn/ha. Hàm lƣợng Carotene của các giống từ
109,71 đến 162,08 mg/kg, cao nhất là các giống Gấc Ta, giống Gấc Nếp Dài và Gấc Lai.
Từ khóa: Cây gấc, giống, năng suất, phẩm chất, hàm lượng.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây gấc (Momordica cochinchinensis LS.) là
một trong những cây đã đƣợc trồng từ lâu ở
Việt Nam. Không thể phủ nhận vị trí quan
trọng của cây gấc trong nếp sống truyền thống
ngƣời Việt cũng nhƣ giá trị dinh dƣỡng to lớn


của gấc đối với sức khỏe con ngƣời.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, càng có nhiều công
dụng kì diệu của quả gấc đƣợc phát hiện, đặc
biệt là dầu gấc có chứa một lƣợng rất lớn
carotenoid (nhƣ alpha-caroten, lycopene,
lutein, canthaxanthin, zeaxanthin, và
cryptoxanthin) - chất chống oxy hóa quan
trọng cần thiết cho sức khỏe và làm chậm tác
động của lão hóa, phòng chống và kiểm soát
bệnh ung thƣ... Hiện nay có nhiều công ty
cũng nhƣ đơn vị trong và ngoài nƣớc thực
hiện việc chiết tách dầu gấc, tạo ra các sản
phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu
của ngƣời tiêu dùng [1], [3], [4].
Gấc là cây dễ trồng, dễ sống, không đòi hỏi
nhiều công chăm sóc, ít bị nhiễm sâu bệnh, lại
có thể để gốc đến vài chục năm nên đƣợc trồng
khá phổ biến ở hầu hết các địa phƣơng trên cả
nƣớc. Tuy vậy chất lƣợng nguyên liệu gấc chƣa
cao và không đồng đều, do gấc đƣợc trồng với
những giống khác nhau trên quy mô nhỏ lẻ [2].
Nhằm giới thiệu giống gấc có năng suất cao,
phẩm chất tốt, phù hợp với các tỉnh trung du
miền núi phía Bắc, góp phần nâng cao độ
đồng đều chất lƣợng nguyên liệu gấc, chúng


Tel:0912386574
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu

đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm
chất của một số giống gấc năm 2009 tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Vật liệu
- 04 giống gấc đƣợc trồng phổ biến trên địa
bàn các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, 01
giống đối chứng (Gấc ta).
I – Gấc trâu
II – Gấc nếp tròn ta (Đối chứng)
III – Gấc nếp dài
IV – Gấc lai
V – Gấc
- Địa điểm gieo trồng: Trung tâm Thực
hành thực nghiệm trƣờng Đại học Nông
Lâm - ĐH Thái Nguyên.
- Thời gian: Năm 2009.
Phương pháp
* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm
đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
với 5 công thức, 3 lần nhắc lại.
- Diện tích ô thí nghiệm: 5 m x 10 m = 50 m
2
.
- Số ô thí nghiệm: 15 ô.
- Diện tích thí nghiệm: 50 m
2
/ô x 5 CT x 3
NL= 750 m

2
(không tính rải bảo vệ).
* Chỉ tiêu theo dõi:
- Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng: Dài
thân chính, số nhánh trên cây, số nhánh cấp 1.
- Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất: Khối lượng quả, khối lượng
màng bao cơm, đường kính quả, chiều cao
quả, dày cùi, số hạt, năng suất thực thu.
Nguyễn Viết Hƣng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 99 - 102
100


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Các chỉ tiêu về phẩm chất thịt quả: Vật chất
khô, vitamin C, đường tổng số, caroten.
* Kỹ thuật chăm sóc: Theo quy trình của Bộ
NN&PTNT.
* Phương pháp xử lý số liệu: - Phân tích kết
quả thí nghiệm theo IRRISTAT, 2.0. và phần
mềm Micosoft Excel [5].
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm sinh trưởng của các giống gấc
trong thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng của
các giống gấc đƣợc thể hiện ở bảng 1
Bảng 1. Một số đặc điểm sinh trƣởng của các
giống gấc trong thí nghiệm
Chỉ tiêu


Giống gấc
Chiều
dài thân
chính
(m)
Số nhánh
trên cây
(nhánh)
Số nhánh
cấp I
(nhánh)
Gấc Trâu 7,67 26 12
Gấc Nếp Tròn 4,83 19 19
Gấc Nếp Dài 7,3 24 11
Gấc Lai 7,52 25 11
Gấc Ta (ĐC) 6,82 21 9
Pro < 0,001 < 0,005 < 0,005
CV (%)
4,5 4,73 13,5
LSD
.05

0,58 11,3 6,8
Qua Bảng 1. ta thấy: các giống khác nhau có
chiều dài thân chính khác nhau ở độ tin cậy
99% (Pr > F) < 0,001). Chiều dài thân chính
dao động từ (4,83 – 7,67 m). Giống Gấc
Trâu có chiều dài thân chính đạt 7,67 m;
Giống Gấc lai đạt 7,52 m; dài hơn giống đối

chứng ở độ tin cậy 95%. Giống Gấc Nếp
Tròn đạt 4,83 m, ngắn hơn giống đối chứng
ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại tƣơng
đƣơng đối chứng.
- Số nhánh trên cây dao động trong khoảng
(19 - 26 nhánh). Các giống gấc đều có số
nhánh tƣơng đƣơng Giống đối chứng là 21
nhánh ở độ tin cậy 95%. Giống Gấc Nếp Tròn
có số nhánh ít nhất đạt 19 nhánh; Giống Gấc
Trâu có số nhánh nhiều nhất đạt 26 nhánh.
- Số nhánh cấp I của các giống tham gia trong
thí nghiệm dao động từ 9 – 19 nhánh. Giống
Gấc Nếp Tròn có số nhánh cấp I nhiều nhất đạt
19 nhánh và nhiều hơn đối chứng ở độ tin cậy
95%. Các giống khác tƣơng đƣơng đối chứng.
Tốc độ sinh trưởng của các giống gấc trong
thí nghiệm
Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trƣởng chiều dài thân của
các giống gấc trong thí nghiệm

Qua biểu đồ ta thấy, tốc độ tăng chiều dài
thân dao động từ 0,89 đến 5,61 cm/ngày. Giai
đoạn đầu sinh trƣởng các giống gấc tăng dần
và đạt tốc độ lớn nhất vào thời kỳ 30 ngày sau
trồng, cao nhất là giống Gấc Nếp Dài đạt 5,61
cm/ngày ở giai đoạn 30 ngày. Các thời kỳ sau
tốc độ dài thân giảm dần, tuy vậy giai đoạn
đầu 15 ngày Gấc ta (đối chứng) lại có tốc độ
lớn nhất đạt 3,98 cm/ngày, nên các giống gấc
trong thí nghiệm vẫn không có đƣợc tính

thích nghi bằng giống đối chứng.
Biểu đồ 2. Tốc độ tăng trƣởng lá của các giống
gấc trong thí nghiệm

Qua biểu đồ 2 ta nhận thấy tốc độ ra lá từ
0,07 đến 0,36 lá/ngày, các giống gấc có tốc độ
ra lá không đồng đều, giai đoạn 30 ngày sau
trồng tốc độ ổn định và gấc cho ra lá nhiều
nhất vào giai đoạn 60 ngày sau trồng.
Năng suất và một số yếu tố cấu thành
năng suất
Qua kết quả Bảng 2 cho thấy các giống gấc
khác nhau có chiều cao quả - đƣờng kính quả
khác nhau ở mức ý nghĩa 0,01. Đƣờng kính
quả dao động từ 9,62 – 15,3 cm. Tất cả các
giống đều có đƣờng kính quả lớn hơn đối
chứng ở độ tin cậy 95%. Chiều cao quả biến
động từ 13,0 – 17,07 cm trong đó giống Gấc
Lai có chiều cao quả lớn nhất.
Chiều dày cùi của các giống trong thí nghiệm
biến động từ 1,07 – 2,03 cm, trong đó giống dày
cùi nhất là Gấc Nếp Tròn, các giống khác cao
hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%. Số hạt trên quả
dao động từ 21 -55 hạt. Các giống đều tƣơng
đƣơng đối chứng ở mức 25 hạt/quả.
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00

5.00
6.00
15 30 45 60 75 90
Số ngày sau trồng
Cm/ngày
G.Trâu G.Nếp Tròn G.Nếp Dài G.Lai G.Ta
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
15 30 45 60 75 90
Số ngày sau trồng
lá/ngày
G.Trâu G.Nếp Tròn G.Nếp Dài G.Lai G.Ta
Nguyễn Viết Hƣng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 99 - 102
101


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Khối lƣợng màng bao cơm dao động từ 125 –
374,2 g. Màng bao cơm của giống Gấc Nếp
Tròn, Gấc Trâu và Gấc Lai hơn đối chứng ở
độ tin cậy 95%. Khối lƣợng quả các giống
gấc tham gia thí nghiệm khác nhau chắc chắn
ở mức tin cậy 99%. Khối lƣợng quả dao động
từ 495,4 – 1520,9 g/quả. Các giống đều có

khối lƣợng quả cao hơn đối chứng ở mức tin
cậy 95%. Năng suất của các giống gấc tham
gia thí nghiệm khác nhau ở mức tin cậy 99%.
Năng suất thực thu dao động từ 0,83 – 1,88
tấn/ha. Giống Gấc Trâu và Gấc Nếp Tròn có
năng suất thực thu từ 1,53 – 1.88 tấn/ha cao
hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống
còn lại có năng suất tƣơng đƣơng đối chứng.
Phẩm chất các giống gấc trong thí nghiệm
Hàm lƣợng vật chất khô của các giống gấc
khác nhau ở mức tin cậy 99%, dao động từ
21,34 – 27,52 %. Các giống gấc có hàm
lƣợng vật chất khô tƣơng đƣơng đối chứng.
Vitamin C trong các giống gấc tham gia thí
nghiệm biến động từ 0,2382 – 0,4580
mg/100g, cao nhất là giống Gấc Trâu, thấp
nhất là giống Gấc Nếp Dài. Các giống đều có
hàm lƣợng vitamin C tƣơng đƣơng đối chứng
ở mức tin cậy 95%.
Hàm lƣợng đƣờng tổng số dao động từ 9,39 –
12,19 % khác nhau có ý nghĩa ở mức tin cậy
99% trong đó giống Gấc Nếp Dài có hàm lƣợng
đƣờng cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%,
giống Gấc Lai và Gấc Trâu có hàm lƣợng
đƣờng thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%,
giống Gấc Nếp tròn tƣơng đƣơng đối chứng.
Caroten là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh
giá chất lƣợng gấc. Hàm lƣợng Caroten của
các giống gấc tham gia thí nghiệm biến động
từ 109,71 - 162,08 mg/kg. Giống Gấc Trâu và

Gấc Nếp Tròn có hàm lƣợng Caroten thấp
hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, các giống
còn lại tƣơng đƣơng đối chứng.
Qua bảng 2, 3 ta thấy hai giống Gấc Trâu và
Gấc Nếp Tròn có năng suất cao hơn đối
chứng từ 84,34 – 126,51%. Nhƣng hàm lƣợng
Caroten lại thấp hơn so với đối chứng từ
26,85 – 32,31%.

Bảng 2. Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất các giống gấc tham gia trong thí nghiệm
Chỉ tiêu

Giống gấc
Chiều
cao quả
(cm)
Đường
kính quả
(cm)
Dày cùi
quả (cm)
Số hạt/
quả
(hạt)
Khối lượng
màng bao
cơm (g)
Khối
lượng
quả (g)

NSTT
(tấn/ha)
Gấc Trâu 16,78 12,09 1,67 43 232,1 947,5 1,88
Gấc Nếp Tròn 15,53 15,3 2,03 55 374,2 1520,9 1,53
Gấc Nếp Dài 15,63 11,43 1,53 21 153,0 719,1 0,96
Gấc Lai 17,07 11,55 1,68 43 274,1 1169,2 0,96
Gấc Ta (ĐC) 13,0 9,62 1,07 25 125,0 495,4 0,83
Pro < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01
CV (%) 7,3 6,4 13,2 8,4 7,8 10,6 5,8
LSD.05 2,16 1,44 0,39 5,95 33,93 193,76 0,14

Bảng 3. Một số chỉ tiêu về phẩm chất thịt quả của các giống gấc tham gia thí nghiệm
Chỉ tiêu

Giống gấc
Vật
chất
khô
(%)
Vitamin
C
(mg/100g)
Đường
tổng số
(%)
Caroten
(mg/kg)
Gấc Trâu 21,34 0,4580 9,39 109,71
Gấc Nếp
Tròn

21,51 0,3915 9,99 118,56
Gấc Nếp
Dài
27,52 0,2382 12,19 145,42
Gấc Lai 25,94 0,4059 9,81 148,00
Gấc Ta
(ĐC)
25,23 0,2713 11,07 162,08
Pro < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01
CV (%) 11,9 9,8 5,1 10,5
LSD
.05
5,43 0,65 1,09 26,9
Bảng 4. So sánh năng suất và hàm lƣợng Caroten của các giống gấc tham gia thí nghiệm
Nguyễn Viết Hƣng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 99 - 102
102


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chỉ tiêu
Giống gấc
NSTT
(tấn/ha)
So với
đối
chứng
(%)
Caroten
(mg/kg)

So với
đối
chứng
(%)
Gấc Trâu 1,88 226,51 109,71 67,69
Gấc Nếp
Tròn
1,53 184,34 118,56 73,15
Gấc Nếp Dài 0,96 115,66 145,42 89,72
Gấc Lai 0,96 115,66 148,00 91,31
Gấc ta (ĐC) 0,83 100 162,08 100
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Các giống gấc tham gia trong thí nghiệm đều có khả năng sinh trƣởng tốt và tốt hơn đối chứng, trong đó
giống Gấc Trâu và Gấc Nếp Dài có khả năng sinh trƣởng tốt hơn cả.
Năng suất thực thu của các giống gấc biến động từ 0,83 – 1,88 tấn/ha. Giống Gấc Trâu và Gấc Nếp Tròn có
năng suất thực thu từ 31,53 – 1,88 tấn/ha cao hơn đối chứng từ 84,34 – 126,51% ở mức tin cậy 95%.
Hàm lƣợng Caroten trong gấc biến động từ 109,71 – 162,08 mg/kg trong đó giống Gấc Nếp Dài và Gấc lai
có hàm lƣợng Caroten tƣơng đƣơng đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu các giống gấc tham gia thí nghiệm ở các năm tiếp theo để có những đánh giá chính xác
về năng suất, chất lƣợng của các giống gấc từ đó là cơ sở cho việc phát triển sản xuất gấc hàng hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Huy Bích, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004.
[2]. Đinh Ngọc Lâm, Cây gấc, Nxb Nông Nghiệp, 1986.
[3]. Lã Đình Mỡi, Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 2001.
[4] Do Bich Huy, Nguyen Van Dan, Nguyen Gia Chan, Selected medicinal plants in Vietnam, Science and
Technology Publishing House, 1999.
[5]. Đỗ Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Thị Bích Thảo (2004), Giáo trình phương
pháp thí nghiệm đồng ruộng, nhà xuất bản Nông nghiệp.



SUMMARY
RESEARCH THE GROWTH, YIELD AND QUALITY OF SOME VARIETIES OF GAC
AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY IN 2009

Nguyen Viet Hung

, Nguyen The Hung, Thai Thi Ngoc Tram
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University
Extracting oil and processing to other products from Momordica cochinchinensis LS. currently a
new and promising direction in agriculture. However, yield and quality harvested from grown
Momordica cochinchinensis LS. Is still low due to the small growth area and lack of suitable
varieties. An experiment conducted in Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry to
monitor growth, yield and quality of 05 varieties of Momordica cochinchinensis LS. .The results
showed that all of tested varieties have good growth and obtained yield ranging from 0.83 to 1.88
tons/ha of which Gac Trau and Gac Nep Dai have the highest yield (range from 1,53 – 1,58
tons/ha). Carotene content of the tested varieties ranging from 109.71 to 162.08 and the three
varieties, Gac Ta Gac Nep Dai and Gac Lai have the highest carotene content.
Key words: Spiny bitter -cucumber (gac), variety, yield, quality,contents.


Tel: 0912386574
Nguyễn Viết Hƣng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 99 - 102
103


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



×