Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu khả năng sử dụng đặc điểm hạt phấn hoa trong kiểm nghiệm dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 48 trang )

BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGÔ THỊ MỸ HẰNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG sử DỤNG
ĐẶC ĐIỂM HẠT PHẤN HOA
TRONG KIỂM NGHIỆM Dược LIỆU
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DUỢC sĩ KHOÁ 1999 - 2004)
Người hướng dẫn : TS. NGƯYẼN VIÊT t hâ n
TS. BÀNH NHƯCUƠNG
Noi thực hiện : Bộ môn Dược liệu
• • • • •
Thời gian thực hiện : 2- 5/ 2004
Hà Nội, tháng 5- 2004
t
LỜI CẢM ƠN
Với sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, tôi đã hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới:
TS. Nguyễn Viết Thân
TS. Bành Như Cương
Đã hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, dìu dắt, chỉ bảo cho tôi, giúp tôi trong
suốt thời gian làm khoá luận và hoàn thành khóaluận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
DS. Lê Đình Bích
Người đã chỉ bảo, đóng góp những ý kiến quí báu, giúp tôi hoàn thành khoá
luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các kỹ thuật viên Bộ môn
Dược liệu, các phòng ban trong trường đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá
trình thực hiện khoá luận này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên khích lệ tôi- là
chỗ dựa tinh thần cho tôi trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2004


Sinh viên
Ngô Thị Mỹ Hằng
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN
3
1.1. Một số nghiên cứu về hạt phấn 3
1.2. Sơ lược về hạt phấn
Ì.2.Ỉ. Nguồn gốc, sự hình thành hạt phấn 6
1.2.2. Ý nghĩa của hạt phấn 7
1.2.3. Cầu tạo màng hạt phấn 7
1.3. Những đặc điểm nhận dạng hạt phấn cơ bản 8
1.3.1. Hình dạng 8
1.3.2. Kích thước 11
1.3.3. Màu sắc 12
1.3.4. Cấu trúc bề mặt 12
1.3.5. Các kiểu miệng, vị trí của miệng 15
1.4. Phương pháp xử lí mẫu phấn hoa và ỉàm tiêu bản hạt phấn 17
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 19
2.1. Nguyên liệu, phương pháp thực nghiệm 19
2.1.1. Nguyên liệu 19
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm 21
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét 23
2.2.1. Kết quả thực nghiệm 23
2.2.2. Nhận xét 37
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 40
1. Kết luận 40
2. Đề xuất 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỂ
Thuốc là loại hàng hoá đặc biệt, liên quan trực tiếp tới sức khoẻ con
người. Nhưng, “thuốc như con dao hai lưỡi”, sử dụng đúng thuốc, đúng cách
sẽ có kết quả điều trị tốt, an toàn. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng thuốc,
không đúng cách và đặc biệt là nhầm lẫn thuốc, có thể dẫn đến những hậu quả
tai hại, thậm chí tử vong, về mặt này, trên thực tế, thuốc Tân dược (thuốc
Tây) được quan tâm nhiều hơn so với thuốc Đông dược.
Thuốc thảo dược có tác dụng phòng chữa bệnh kỳ diệu, nhất là đối các
bệnh "thời đại" thuộc cơ địa, nội tiết, chuyển hoá. Do nguồn gốc thảo mộc,
thuốc Đông dược thường được cho là lành tính, nên ngày càng được nhiều
thầy thuốc và người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên, cũng vì vậy, về chủ quan,
thuốc Đông dược dễ bị "xem nhẹ" về tác dụng phụ, độc tính, đặc biệt là phía
người bệnh. Đã từng xẩy ra nhiều trường hợp đau lòng do sử dụng nhầm lẫn
dược liệu. Khách quan, do thuốc Đông dược (dược liệu) phong phú, đa dạng
(cả về chủng loại, nguồn gốc, thành phần), vấn đề quản lý, kiểm soát chất
lượng khó khăn hơn nhiều so với Tân dược. Thực tế, vấn đề chống nhầm lẫn,
chống giả mạo đối với thuốc Đông dược, dược liệu chưa được quan tâm đúng
mức, chưa được đầu tư khoa học nhiều.
Chính vì vậy, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng thuốc Đông dược thực
sự trở thành vấn đề cấp bách. Góp phần vào công tác đó, công trình này
nghiên cứu khả năng sử dụng đặc điểm hạt phấn làm tiêu chuẩn nhận dạng,
chống nhầm lẫn dược liệu.
Bản thân phấn hoa thiên nhiên là vị thuốc do chứa nhiều men sinh học,
acid amin và các loại sinh tố cần thiết mà cơ thể con người không thể tự tổng
hợp được. Trong y học cổ truyền, dân gian, phấn hoa được dùng để chữa đau
đầu, mất ngủ, viêm đại tràng, táo bón, dạ dày, tá tràng Ngoài ra, có nhiều
vị thuốc, dạng thuốc là hoa hay có hoa nên có chứa hạt phấn.
1
Hạt phấn hoa có nhiều đặc điểm độc đáo về hình dạng, kích thước, màu

sắc, những đường nét hoa văn tự nhiên tinh tế, đặc sắc trên bề mặt đặc trưng
cho mỗi họ, mỗi chi, mỗi loài thực vật có thể khai thác. Thêm vào đó, nói
chung, hạt phấn hoa có độ bền hoá học, cơ học, nhiệt học cao - ít biến dạng
qua chế biến, bảo quản - là đặc điểm nhận dạng ổn định, đầy triển vọng.
Đề tài “Nghiên cứu khả năng sử dụng đặc điểm hạt phấn hoa trong kiểm
nghiệm dược liệu” này được tiến hành hướng các mục tiêu:
■ Tạo cơ sở dữ liệu cho việc kiểm nghiệm một số dược liệu bộ phận
dùng có hoa, ưu tiên chọn những dược liệu dễ nhầm lẫn, nội dung kiểm
nghiệm dựa đặc điểm hạt phấn. Kết quả nghiên cứu được hệ thống hoá dưới
dạng sơ đồ phân loại.
■ Sử dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật như các kĩ thuật chụp ảnh
hiển vi tạo nên những bức ảnh có tính khách quan, độ chuẩn xác cao phù hợp
với yêu cầu kiểm nghiệm chung của khu vực về kiểm nghiệm dược liệu bằng
phương pháp hiển vi.
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu HẠT PHẤN CÂY THUỐC
Từ lâu, đặc điểm phấn hoa đã được sử dụng trong mô tả hình thái và phân
loại thực vật. Vì còn thiếu tính hệ thống nên chưa được sử dụng trong so sánh,
đối chiếu. Gần đây, các đặc điểm của phấn hoa đã được đúc kết, phân loại
thành các nhóm, mỗi đặc điểm được chỉ tiêu hoá, tạo thành một hệ thống nhất
quán. Đã có những tài liệu chuyên khảo sâu sắc, toàn diện, có giá trị giáo
khoa [16]. Nhờ đó, cách mô tả hạt phấn nhất quán, có hệ thống, thuận lợi cho
việc đối chiếu, tham khảo, so sánh các loại hạt phấn.
Ở nước ta, việc nghiên cứu hạt phấn hoa chưa được quan tâm nhiều. Các
tài liệu nghiên cứu về hạt phấn hoa chiếm tỉ lệ nhỏ, đặc biệt chưa có những tài
liệu có tính hệ thống nghiên cứu về hạt phấn các dược liệu.
Trong Dược điển Việt Nam III, trong số 273 chuyên luận dược liệu, có
21 chuyên luận kiểm nghiệm dược liệu bộ phận dùng có hoa. Kết quả thống

kê liên quan đến phấn hoa như sau:
- Mô tả hình dạng, kích thước hạt phấn: 7 chuyên luận.
- Mô tả hình dạng hạt phấn (không nêu kích thước): 9 chuyên luận.
- Chưa mô tả đặc điểm hạt phấn: 2 chuyên luận.
- Chưa đề cập đến hạt phấn trong
bột dược liệu bộ phận dùng có hoa: 3 chuyên luận.
Một số nghiên cứu khác [3], [4], [8], [9], [13], [14], [15] đã mô tả hình
dạng, kích thước hạt phấn, nhưng chưa nêu con số cụ thể về kích thước hạt
phấn và chưa có tính hệ thống.
Đặc điểm hạt phấn của một số dược liệu đã được mô tả trong một số tài
liệu nghiên cứu theo Bảng I:
3
Bảng Ị: Đặc điểm hạt phấn được mô tả trong một số tài liệu
STT Tên cây
Đặc điểm hạt phấn
TLTK
1
Cỏ ngọt
To, hình cầu gai
[4]
2
Cỏ nhọ nồi
Hình cầu, màu vàng, mặt ngoài có gai
nhọn
[4], [14]
3s Cúc hoa vàng
Hình cầu, cố gai, màu vàng
[4]
4 Hoa đại
Hình cầu, màu vàng nhạt, mép nhẵn, có

3 lỗ nảy mầm, đường kính khoảng 25 ụm
[4], [14]
5
Đinh hương
Hình 3 cạnh, màu vàng nhạt, đường kính
15 ụm.
[4], [14]
6 Hoè hoa
Hình cầu riêng lẻ hay tập trung thành
từng đám, đường kính 12-16 ụm
[4], [14]
7
Hồng hoa
Hình cầu, hình trái xoan, hình bầu dục,
vỏ ngoài hạt phấn cố gai, đường kính 60-
70 ụm.
[4], [14]
8
Hương nhu tía
Hình cầu, hình bầu dục, bề mặt sần sùi,
kích thước 0,03 mm
[4], [14],
[8]
9
Hương nhu trắng
Tương tự như hạt phấn Hương nhu tía
[4]
10 Hy thiêm
Hình cầu gai tương đối to, gai thưa và
nhọn, đường kính khoảng 30 ụm

[4]
11
ích mẫu
Hình cầu, bề mặt lấm chấm, mang lỗ nảy
mầm
[4]
12
Kim ngân hoa
Hình cầu, màu vàng, 3 lỗ nảy mầm rõ
[4],[14]
13
Khoản đông hoa
Hình cầu, màu vàng, mặt ngoài cố gai
nhọn
[4]
14
Kinh giới
Màu vàng
[4]
15 Sài đất
Hình cầu gai, màu vàng nhạt, mặt ngoài
xù xì, rõ 3 lỗ nảy mầm
[3], [4],
[14]
16
Tầm gửi
Hình 3 cạnh
[9], [14],
[15]
4

Trên cơ sở những dược liệu đã từng được nghiên cứu về phấn hoa, ngoài
hình dạng, kích thước, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, hệ thống hơn, bổ
sung những đặc điểm khác quan sát thấy dưới kính hiển vi thông thường như:
- Những yếu tố chạm trổ (hoa văn) trên bề mặt hạt phấn
- Gai hạt phấn: dạng, chiều cao, khoảng cách giữa các gai, số lượng gai
trên vòng tròn xích đạo
- Kích thước hạt phấn - số đo cụ thể.
Đồng thời, chúng tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu mở rộng phấn hoa của
một số dược liệu bộ phận dùng có hoa khác, ưu tiên lựa chọn các dược liệu dễ
nhầm và hệ thống hoá lại, giới thiệu sơ đồ phân loại dựa vào đặc điểm hạt
phấn.
Trong thực tế sử dụng dược liệu, dễ có sự nhầm lẫn giữa các dược liệu ví
dụ như [10]:
1 - Sài đất -Weddia calendulacea (L.) Less., họ Cúc (Asteraceae) với
Sài lan - Tridax procumbens L., họ Cúc (.Asteraceae), Sài gục = Lỗ địa cúc -
Wedelia prostata Hemsl., họ Cúc (Asteraceae).
2 - Mò hoa đỏ - Clerodendron infortunatum L., họ cỏ roi ngựa
(Verbenaceae) với Mò hoa trắng - Clerodendron paniculatum L., họ cỏ roi
ngự* (Verbenaceae), Mò mâm xôi - Clerodendron fragrans Vent., họ cỏ roi
ngựa (Verbenaceae).
3 - Hy thiêm - Siegesbeckia orientalỉs L., họ Cúc (Asteraceae) vói cây
Cứt lợn - Agératum conyzoides L., họ Cúc (Asteraceae).
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, so sánh các đặc điểm của hạt phấn hoa
của các dược liệu dễ nhầm lẫn trên, nhằm khắc phục tình trạng giả mạo, nhầm
lẫn dược liệu trên thị trường. Còn các dược liệu cùng chi, cùng họ có hạt phấn
hoa giống nhau không? Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng tôi cũng đã tiến hành
nghiên cứu thêm hạt phấn hoa của các dược liệu cùng chi, cùng họ như:
5
4 - Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.), Cúc hoa Trung quốc
(Chrysanthemum morifolium Ram.), Cải cúc (Chrysanthemum

coronarium L.) cùng thuộc họ Cúc (Asteraceae)
5- Hương nhu tía (Ocimum tenuifolium L.), Hương nhu trắng (O.
gratissimum L.), Húng quế (o . bacilicum L.) cùng thuộc họ Hoa môi
(Lamiaceae).
6 - Mò mâm xôi, Mò hoa đỏ, Mò hoa trắng.
7 - Hai loài Kim ngân: Kim ngân Lonicera japónica, Kim ngân lẫn - L.
confusa DC., họ Kim ngân (Caprifoliaceae) [1].
Với mong muốn mang lại tầm nhãn quan mới về hạt phấn hoa và giúp
cho công tác kiểm nghiệm dược liệu trở nên thuận lợi hơn, chúng tôi đã hệ
thống hoá kho tư liệu hình ảnh hạt phấn hoa của 36 dược liệu nghiên cứu
thành sơ đồ phân loại.
1.2. Sơ LƯỢC VỀ HẠT PHẤN
1.2.1. NGUỒN GỐC, Sự HÌNH THÀNH HẠT PHẤN
Hạt phấn được sinh ra từ những tế bào mẹ hạt phấn nằm trong các ô
phấn. Tế bào mẹ hạt phấn phân chia hai lần liên tiếp để hình thành một bộ
bốn, gồm 4 bào tử nhỏ đơn bội. Đó là hạt phấn [7]. Đôi khi chỉ một hạt phấn
phát triển, ba hạt còn lại tiêu giảm, màng hạt phấn xuất hiện trực tiếp từ màng
của tế bào mẹ sinh bào tử tạo nên kiểu giả (họ Cyperaceae).
Hạt phấn thường tách rời nhau rất sớm và sắp xếp tự do trong khoang của
ô phấn. Ở đại đa số thực vật hạt kín, hạt phấn thường gặp dưới dạng đơn độc.
Một vài trường hợp, các hạt phấn có thể dính liền nhau thành bộ 8, bộ 64
(nhiều đại diện của họ Mimosaceae), hoặc tạo thành khối phấn (họ
Asclepiadaceae, Orchidaceae) [2].
6
1.2.2. Ý NGHĨA CỦA HẠT PHẤN
Hình thái hạt phấn rất đa dạng, tương đối đặc trưng cho mỗi họ, mỗi chi,
mỗi loài thực vật. Do cấu trúc màng hạt phấn rất bền vững nên chúng có thể
tồn tại dưới dạng hoá thạch.
Nghiên cứu, so sánh phấn hoa hoá thạch và phấn hoa hiện đại giúp cho
các nhà thực vật xây dựng mối liên hệ giữa thực vật cổ đại với thực vật hiện

nay, giúp các nhà khảo cổ xác định các niên đại lịch sử, giúp các nhà địa chất
xác định các thời kì địa chất [2].
Trong ngành y dược, phấn hoa vừa được dùng làm thuốc vừa là tác nhân
gây dị ứng. Trong ngành pháp y, ứng dụng các phương pháp xác định hình
thái phấn hoa để phát hiện các vật phẩm gây án có nguồn gốc cây cỏ. Mặt
khác, nghiên cứu hình thái phấn hoa cũng góp phần đánh giá chất lượng các
chế phẩm có chứa phấn hoa như mật ong.
Các đặc điểm hình thái hạt phấn hoa được dùng để xác định, phân loại
thực vật, kiểm nghiệm dược liệu có hoa.
Vì vậy, nghiên cứu và nắm vững hình thái hạt phấn hoa có ý nghĩa rất
quan trọng đối với các Dược sĩ đặc biệt là những người làm công tác phân loại
thực vật và kiểm nghiệm dược liệu.
1.2.3. CẤU TẠO CỦA MÀNG HẠT PHẤN.
Màng hạt phấn ở các cây thực vật hạt kín có 3 lớp chính: lớp màng trong
(intin), lớp giữa (exin), lớp màng ngoài (perin) [16].
a. Lớp màng trong (intin):
Lớp màng trong được cấu tạo chủ yếu bằng chất pectin và xenluloza. Nó
tham gia hình thành ống phấn, kém bền vững về mặt hoá học và cơ học,
thường dễ bị hoà tan trong kiềm và acid, bị phân huỷ trong quá trình hoá
thạch.
7
¿7. LỚP màng giữa (exin):
Lớp màng giữa là lớp màng chính, được cấu tạo chủ yếu bởi chất
sporopollenin rất bền vững [16], không tan trong acid, kiềm, chịu được áp lực
và nhiệt độ cao nên có thể tồn tại ở trạng thái hoá thạch. Bề mặt của lớp màng
này có cấu trúc rất phức tạp, đặc trưng cho từng loài. Ngoài các đường chạm
trổ gai nhỏ, u nhỏ còn có các miệng. Miệng là chỗ để ống phấn đi ra khi
hạt phấn nảy mầm [7].
Theo quan niệm của Reitsma [2], lớp giữa gồm có sexin và nexin.
c. L('fp màng ngoài (perin):

Lớp màng ngoài là lớp mỏng trong suốt, cấu tạo bằng chất calloza bao
phủ hạt phấn, được hình thành từ ngoại sinh chất của hạt phấn, kém bền vững
về mặt hoá học, dễ bị phá huỷ trong khi xử lí, hoá thạch (chỉ còn 30-40 % hạt
phấn hoá thạch còn lại lớp ngoài) [2].
1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG cơ BẢN CỦA HẠT PHẤN
■ ■ ■ ■
Hạt phấn có những đặc điểm cơ bản sau:
1. Hình dạng: dẹt, cầu, dài.
2. Kích thước: lớn, nhỏ, rất nhỏ.
3. Màu sắc: thường vàng nhạt.
4. Bề mặt: nhẵn, lõm, lồi.
5. Miệng: rãnh, lỗ, rãnh- lỗ
1.3.1. HÌNH DẠNG
Hạt phấn là vật thể không gian có hình dạng rất phong phú (Hình 1).
Chúng có thiết diện: hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông hoặc
hình nhiều cạnh. Erdtman dùng tỉ lệ trục cực / trục xích đạo (P/E) để mô tả
hình dạng hạt phấn [16]:
8
Hinh dang
Mo ta
Chi so
Rat det (peroblate)
P/E < 4/8
Det
Det
(oblate)
P/E = 4/8 - 6/8
Hod det
(suboblate)
P/E = 6/8 - 7/8

Cau
Hinh cau (spheroidal) P/E = 7/8 - 8/7
Hoi dai
(subprolate) P/E = 8/7-8/6
Dai
Dai
(prolate)
§
II
00
Ov
i
00
Rat dai
(perprolate) P/E > 8/4
9
NHÌN TỪ cực
NHÌN TỪ XÍCH ĐẠO
Không góc
a. tròn
b. bầu dục
Có góc
a. hình tam giác
1. nhọn
2.tù
b. tứ giác
1. nhọn
2. tù
c. ngũ giác
1. nhọn

2. tù
Không góc
a. tròn v„y
b. bầu dục
có mũi nhọn ^ ^
lõm đầu *** o *
cắt cụt Q
Có góc
a. hình chữ nhật
l.nhọn o Q □
* *i
a ỏ ỏ
DỌO
□ □□
o o
o
2. tù
b. hình thoi
1. nhọn
o o
2. tù * * * 0
ếấm
Hình 1: Hình dạng cơ bản của hạt phấn
10
1.3.2. KÍCH THƯỚC
Kích thước của hạt phấn rất khác nhau giữa các loài cây từ một vài |im
(Myosotis) đến 200 |j.m thậm chí hơn nữa như một số loài của họ
Cucurbitaceae, Nyctaginaceae). Các họ nguyên thủy thường có hạt phấn to
hơn, các họ tiến hoá càng cao thì có hạt phấn càng nhỏ hơn. Đặc biệt, ở một
số họ tiến hoá cao nhưng kích thước hạt phấn lại lớn như vài chi trong các họ

Nyctaginaceae, Malvaceae, Cucurbitaceae, hoặc ở chi Morinda, hạt phấn rất
to có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hạt phấn lớn thường gặp ở thực vật có
hoa to. Hạt phấn nhỏ chiếm ưu thế ở thực vật có hoa nhỏ và cụm hoa. Hoa nhỏ
nên bao phấn cũng nhỏ dẫn đến kích thước hạt phấn cũng nhỏ. Kích thước hạt
phấn phụ thuộc vào độ dài của khoảng cách mà ống phấn cần phải đi và một
số yếu tố khác như điều kiện sinh lý của quá trình phát triển ống phấn ở phía
trong các mô của nhụy. Những loài có vòi nhụy dài, hạt phấn phải lớn để dự
trữ nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của ống phấn [2].
Dựa vào số đo kích thước trục lớn nhất của hạt phấn để phân chia chúng
thành các nhóm [16]:
STT
Nhóm
Kích thước hạt phấn
Phân bố
1
Rất nhỏ
< 10 |im
2 Nhỏ
10- 25 |um
Đa số ở thực vật Hạt kín
3
Trung bình
25- 50 |j.m
4
Lớn
50- 100 ịim
Đặc biệt ở thực vật Hạt trần
5
Rất lớn
100- 200 |im

Nhiều ở thực vật Hạt trần,
ít ở thực vật Hạt kín,
6
Khổng lồ
> 200 fim
11
1.3.3. MÀU SẮC
Hạt phấn có màu sắc rất đa dạng: màu trắng, xanh, xám, da cam, tím,
vàng đậm nhạt khác nhau. Màu hạt phấn phụ thuộc vào chất cấu tạo màng.
Thông thường, chất cấu tạo màng là sporopollenin có màu vàng nhạt hoặc
không màu. Ở một số thực vật trong màng hạt phấn còn có các sắc tố như
anthocyan, carotenoid, anthoxanthine v.v [2].
1.3.4. CẤU TRÚC BỀ MẶT [2]
/. Nhẵn: Bề mặt nhẵn đều, không lồi lõm
2. Lõm: Có yếu tố lõm sâu xuống bề mặt:
STT
Yếu tố lõm sâu
xuống bề mặt
Mô tả
Ví dụ
1 LỖ
Bề mặt có lỗ đường kính lớn hơn 1
Ịim hạt phấn
Taraxacum,
Calystegia
2
Hốc lõm
Có lỗ nhỏ hoặc chỗ lõm có đường
kính nhỏ hơn 1 ụ,m, khoảng cách
giữa chúng luôn lớn hơn bề rộng

của chúng.
T ilia
3 Máng
Những máng thẳng hay cong, song
song trên bề mặt hạt phấn.
Moỉlia
Aneimia
4 Rãnh nhỏ
Những lỗ kéo dài, là những rãnh
có thể thẳng hay uốn lượn
Huperzia
selago
5
Lưới lõm
Nhiều máng liên kết với nhau
thành lưới, mắt lưới nhiều cạnh.
Dracaena
3. Lồi.
STT
Yếu tố lồi lên
trên bề măt
Mô tả
Ví dụ
1
Hạt nhỏ
Chỉ các phần tử nhỏ chồi lên, đường
kính nhỏ hơn Hình dạng có thể
thay đổi.
Populus
2

Hột cơm
Thường rộng hơn, cao và không thắt ở
gốc, cỡ lớn hơn 1 ỊLim, rctì xa nhau
(đường kính nhỏ hơn khoảng cách giữa
chúng).
Plantago
Acer
3
Nhú
Nhô ra như ngón tay, dài hơn rộng, lõm
Tsuga
12
quanh chân và luôn cao hơn 1 |am.
4 Gậy
Với những phần tử dạng gậy, dài hơn
rộng, cao hơn 1 |j,m.
Viscum.
5 Chồi
Các phần tử chạm trổ cao hơn 1 |im,
rộng và cao bằng nhau, thắt lại ở gốc.
Linum
6
Chuỳ
Những chạm trổ hình chuỳ, cao >1 |nm,
giống như gậy nhưng ở đỉnh to hơn ở
gốc.
Ilex
7
Đầu đinh
Các roi của phần tử phồng lên dạng đầu

đinh lớn hơn 1 |j.m.
Nymphaea
8 Gai
Các phần tử chạm trổ nhọn cao > 1 |Lim.
Lonicera
9
Sọc
Các mấu lồi kéo dài, chiều dài ít nhất
gấp đôi chiều rộng, nối tiếp nhau thành
dải đơn hay phân nhánh, chạy song
song.
Potentilla
10
Lưới lồi
Các phần tử chạm trổ dạng gờ sắp xếp
thành mạng lưói, bề rộng các mắt lớn
hơn 1 ịim, các gờ lổm hơn hoặc bằng bề
măt các mắt.
Biểu đồ các kiểu chạm trổ khi nhìn bề mặt và trên lát cắt quang học được trình
bày theo Hình 2 dưới đây:
Các khu vực nhô lên có màu sáng, các khu vực thấp hơn hoặc các hố thì tối.
Mỗi kiểu chạm trổ (ví dụ: hột cơm) có thể tạo ra bởi 3 kiểu cấu trúc exin khác
nhau. Kiểu khác (ví dụ: lỗ) chỉ tạo ra bởi mỗi một kiểu exin.
13
è& Ĩ & ĩ r
a & g &
Nhẵn
(Psilate)
j ä " “ i g
Vd: Aconitum

Hạt nhỏ
(Granulate)
Rugulate
Sọc (vân)
(Striate)
Lưóti lồi
Reticulate
Hột cơm
(Verrucate)
Lỗ
(Perforate)
s s s s p ?
f f lÄ Ä ß
S S s H iS
taĩaĩưl@
Vd: Gramineae
Vd: Populus
Vd: Nymphoides
Vd: Polemonỉum
Vd: Menyanthes
Vd: Helianthemum
Vd: Helỉanthemum, Gentiana
Vd: Trifolium
Vd: Salix
Vd: Plantago
Vd: Cyperaceae
Vd: Nymphaea
Vd: Cerastium
Hốc lõm r a O U i a
(Foveolate) ■ ^ Vd: Fagopyrum

Gai j \ A A 4
(Echinate) ig w o n df Vd: Malva
14
1.3.5. CÁC KIỂU MIỆNG, VỊ TRÍ CỦA MIỆNG
Miệng là đặc điểm quan trọng nhất để nhận biết hạt phấn. Miệng là phần
mỏng của exin hoặc vùng exin có cấu tạo đặc biệt là nơi đi ra của ống phấn.
Có các dạng miệng sau [2]:
■ Lỗ (porus): là chỗ thủng nhỏ của sexin, có dạng tròn, bầu dục, nhưng
không bao giờ trục dài lớn hơn 2 lần trục ngắn.
■ Rãnh (colpus) : là chỗ thủng nhỏ dài, hình lòng thuyền với các đầu nhọn,
bờ mép phẳng hoặc có dạng lượn sóng. Lỗ tiến hoá hơn rãnh.
■ Ồ- ra: là chỗ nứt trên nexin nằm dưới rãnh hoặc lỗ, hình thái giống rãnh
hoặc lỗ nhưng khác về nguồn gốc.
Hệ thống NPC [16] là hệ thống phân loại hạt phấn dựa vào các tiêu chuẩn:
- (Number): Đặc trưng cho số lượng miệng của hạt phấn.
Chỉ số N (number)
Đặc điểm số lượng tương ứng
- NO
Không có miệng.
-N1,N2 ,N6
Có số miệng tương ứng là 1,2 6.
-N7
Có số miệng nhiều hơn 6.
-N8
Miệng không đều.
- p {Position): Vị trí của miệng.
Chỉ số vị trí
p 0Position)
Vị trí miệng tương ứng
-PO

Chưa biết vi trí.
-PI
Miệng ở cực dưới (catatreme).
- P2
Miệng ở cực trên (antreme).
-P3
Miệng ở cả hai cực (anacatatreme).
- P4
Miệng xếp một vòng quanh xích đạo
(zonotreme).
- P5
Miệng xếp thành hai vòng song song với
xích đạo (dizonotreme).
- P6
Miệng tản mạn trên hạt phấn
(pantotreme).
15
- c (Characteristic): Đặc điểm của miệng:
Chỉ tiêu
Đặc điểm tương ứng
-CO
Không rõ ràng.
-C l Vùng miệng (-lept).
- C2
Rãnh 3 tia (- trichomotocolpate).
-C3 Rãnh (colpate).
- C4
Lỗ (porat).
-C5
Rãnh - ora (- colporate).

- C6 Lỗ - ora (- pororate).
AĨRE-
ME
NOMOTREME
ANOMO-
TREME
No
Õ
Nt Nỉ N3 Ni Ns Ne N7
G ơ ) © Q ® ® 0
MONO- Di- IRI- TETRA- PENTA- HEXA- POLY-
No
Po Pi Pĩ P3 Pí Ps P6
CATA- ANACATA- ANA-
__
ZONO- DIZONO- PANTO-
Co C/ c'2 Cj c< Cs Cổ
-TREME -LEPT -TRICHO- -COLPATE -PORATE -COIP- -POR-
TOMO- ORATE ORATF
COIPATE
Hình 1: Hệ thống NPC.
16
1.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ MẪU PHẤN HOA VÀ LÀM TIÊU BẢN
HẠT PHẤN [11]
a. Phương pháp xử lí mẫu phấn hoa
Phương pháp xử lí mẫu phấn hoa hiện đại của Erdtman, một phương pháp
được dùng phổ biến trên thế giới hiện nay.
- Pha dung dịch axetolize:
Anhydrit axetic tinh khiết 9 phần
Axit sunfuric đặc 1 phần

Đổ từ từ axit sunfuric vào anhydrit axetic với tỉ lệ như trên, rồi trộn
đều. Dung dịch pha xong phải dùng ngay.
- Cách tiến hành:
* Cho nguyên liệu có mang phấn hoa vào ống ly tâm thuỷ tinh đáy nhọn.
Dùng đũa thuỷ tinh nghiền nhỏ nguyên liệu, thêm 5 ml dung dịch axetolize
mới pha. Đun cách thuỷ. Giữ ở nhiệt độ 70° - 80° c khoảng 10-15 phút. Luôn
khuấy đều trong khi đun.
* Ly tâm trong 5-10 phút, tốc độ 2500 vòng/ phút. Gạn lấy cặn. Cho vào
cặn 10 ml nước cất, lắc đều. Ly tâm lại. Gạn đổ nước đi. Làm hai lần để rửa
sạch cặn.
* Cho 10 ml nước cất mới vào cặn, lắc đều. Lọc qua rây lọc bằng đồng
hoặc vải nylon, kích thước lỗ rây phụ thuộc vào độ lớn của phấn hoa (để loại
bỏ những phần tử thô không phải là phấn hoa). Nước lọc có chứa phấn hoa
được hứng vào ống ly tâm mới. Trường hợp ít nguyên liệu thì tráng phần cặn
còn nằm lại trên rây bằng một ít cồn.
* Cho vào cặn này 5 ml dd nước glycerin (tỉ lệ 1/1). Lắc đều, để yên độ
15 phút. Ly tâm lại để lấy cặn.
* Úp ngược ống ly tâm có chứa cặn trên tờ giấy lọc. Để khoảng vài giờ
Chú ý:
- Có một số phấn hoa không thể áp dụng phương pháp này, vì chúng dễ bị
phá huỷ hoặc ít nhất cũng bị hư hại trong khi xử lí. Có thể dùng phương pháp
khác như đun nóng trong dung dịch KOH, NaOH loãng (2-5%), hoặc chỉ cần
tẩy màu trước khi soi.
- Nụ hoặc hoa khô, to, trước khi xử lí cần ngâm trong nước nóng vài giờ.
Sau đó, tách riêng bao phấn xử lí theo phương pháp nói trên.
b. Phương pháp làm tiêu bản hạt phấn.
- Lau sạch lá kính, phiến kính. Đặt phiến kính lên trên khung có đánh dấu
vị trí cần đặt phấn hoa.
- Đốt đỏ que lấy hạt phấn trên ngọn lửa đèn cồn, để nguội.
- Dùng đầu kim lấy một miếng gelatin- glixerin bằng đầu tăm, chấm vào

đáy ống li tâm có hạt phấn đã được xử lí. Đặt miếng gelatin- glixerin lên chỗ
đã định trên phiến kính.
- Hơ nhẹ phiến kính trên ngọn lửa đèn cồn cho gelatin đủ chảy ra. Dùng
đầu kim ngoáy nhẹ cho hạt phấn phân tán đều trên đó. Khi gelatin đang chảy
lỏng, đậy ngay lá kính lại (tránh không tạo bọt khí). Đặt một số mảnh vụn
parafin lên phiến kính, cạnh mép kính, hơ phiến kính trên đèn cồn cho parafin
đủ chảy ra. Khi parafin bắt đầu chảy, hơ nóng nhẹ ngay dưới lá kính, để
parafin chảy lỏng trải đều dưới lá kính mà không bị đông giữa chừng. Lật
ngược ngay tiêu bản úp lên giá gỗ, để nguội. Khi phiến kính nguội thì cạo
sạch parafin thừa ở quanh mép lá kính bằng lưỡi dao cạo mỏng, lau sạch lại
bằng khăn có tẩm xylen.
18
PHẦN 2
THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM
■ * m m
2.1.1. NGUYÊN LIỆU
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số dược
liệu mà bộ phận dùng có hoa và các dược liệu dễ nhầm lẫn sau:
STT Tên Việt nam
Tên khoa học
1
Bạch hoa xà'
Plumbago zeylanica L. ợhela alba Lour.), họ
Đuôi công (Plumbaginaceae)
2
Cà đôc dươc1
Datura metel L., họ Cà (,Solanaceae)
3
Cam thảo nam1

Scoparia dulcis L., họ Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae)
4
Cải cúc2
Chrysanthemum coronarỉum L., họ Cúc
(Asteraceae)
5
Cúc hoa vàng2
Chrysanthemum indicum L., họ Cúc
(Asteraceae)
6
Cúc hoa Trung quốc4
Chrysanthemum morifolium Ram., họ Cúc
(Asteraceae)
7
Cỏ ngọt 2
Stevia rebaudỉana (Bert.) Hemsl., họ Cúc
(Asteraceaè)
8
Cỏ nho nồi1
Eclipta alba Hassk., họ Cúc (Asteraceae)
9
Cây cứt lợn2
Ageratum conyioides L., họ Cúc (Asteraceae)
10
Cây cối xay2
(Abutilon indicum (L.) Sweet.), họ Cúc
(Asteraceae)
11
Chó đẻ răng cưa'

Phyllanthus urinaria L., họ Thầu dầu
(Ẹuphorbiaceaè)
12
Da cẩm3
Oldenlandia eapừellata Kuntze., họ Cà phê
7^
19
(Rubiaceaè)
13
Đinh hương4
Syzygium aromaticum (L.) Merill et L. M.
Pery., họ Sim (Myrtaceae)
14
Hoa đại2
Plumería acutifolia Poir., họ Trúc đào
(Apocynaceae)
15
Hoa tam thất 4 Panax pseudo-ginseng Wall., họ Nhân sâm
(Araliaceae)
16
Hoahoè 4 Sophora japónica L., họ Đậu (Fabaceae)
17
Hồng hoa4 Carthamus tinctorius L., họ Cúc
(Asteraceae)
18
Hương nhu tía2 Ocimum tenuifolium L., họ Hoa môi
(Lamiaceae)
19
Hương nhu trắng2 0. gratissimum L., họ Hoa môi (Lamiaceae)
20

Húng quế2 0. bacilicum L., họ Hoa môi (Lamiaceae)
21
Hy thiêm2
Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc
(Asteraceae)
22
ích mẫu2
Leonurus heterophyllus Sw., họ Hoa môi
(Lamiaceae)
23
Kinh giới2
Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland., họ Hoa
môi (Lamiaceae)
24
Kim ngân1
Lonicera japónica Thunb., họ Kim ngân
(Caprifoliaceae)
25
Kim ngân lẫn2
Lonicera confusa DC, họ Kim ngân
(Caprifoliaceae )
26
Khoản đông hoa4
Tussilago farfara L họ Cúc (Asteraceae)
( 27
Lạc tiên1
Passiflora foetida L ., họ Lạc tiên
(Passifoliaceae
28
Mò hoa trắng2

Clerodendron paniculatum L., họ cỏ roi ngựa
(Verbenaceae)
29
Mò hoa đỏ2
Clerodendron infortunatum L., họ cỏ roi
ngựa (Verbenaceae)
20
30
Mò mâm xôi 1
Clerodendron fragrans Vent., họ cỏ roi ngựa
(V erbenaceae)
31
Râu mèo1 Orthosiphon stamineus Benth., họ Hoa môi
(Lamiaceae)
32
Rau má lá rau muống1
Emilia sonchifolia (L.) DC., họ Cúc
(Asteraceae)
33
Sài đất1 Wedelia calendulacea (L.) Less., họ Cúc
(Asteraceae)
34
Sài lan'
Tridax procumbens L., họ Cúc (Asteraceae)
35
Tầm gửi1
Loranthus parasiticus (L.) Merr., họ Tầm gửi
(Loranthaceae)
36
Tía tô2

Perillafrutescens (L.) Britt., họ Hoa môi
(Lamiaceae)
2.1.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
Với mỗi vị dược liệu được tiến hành theo các bước sau:
a. Thu mẫu và bảo quản
Thu thập các cây thuốc bộ phận dùng có hoa ở một số nơi:
1: Vườn Thực vật Trường ĐH Dược HN.
2: Vườn thuốc Văn Điển.
3: Tỉnh Hoà Bình.
4: Phố Lãn Ông.
Lấy nụ hoa, cả hoa hoặc chỉ lấy riêng bộ nhị của chúng. Sau khi lấy, cho
ngay từng loại mẫu vào các túi giấy nhỏ riêng. Một phần mẫu được dùng tươi.
Một phần để khô, bảo quản trong túi PE.
21

×