Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng lòng trung thành của người dân quận ninh kiều đến trung tâm truyền hình việt nam tại tpct

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 90 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




THẠCH HÀ THỤC HIỀN



PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
LÕNG TRUNG THÀNH CỦA NGƢỜI DÂN
QUẬN NINH KIỀU ĐẾN TRUNG TÂM
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TẠI TPCT




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản trị Marketing
Mã số ngành: 52340115













Tháng 12 - 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




THẠCH HÀ THỤC HIỀN
MSSV: 4104824


PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
LÕNG TRUNG THÀNH CỦA NGƢỜI DÂN
QUẬN NINH KIỀU ĐẾN TRUNG TÂM
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TẠI TPCT




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản trị Marketing
Mã số ngành: 52340115



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
LÊ QUANG VIẾT


Tháng 12 - 2013
i

LỜI CẢM TẠ

Thời gian bốn năm học tại trƣờng Đại Học Cần Thơ là quãng thời gian
giúp tôi trƣởng thành lên rất nhiều. Từ các kiến thức chuyên môn của các
Thầy Cô tại trƣờng, từ những mối quan hệ xã hội mới mẻ hay các buổi từ thiện
cùng các chi hội, mọi thứ đều giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm sống và bài
học chuyên môn. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các Thầy Cô
khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh đã dạy tôi trong suốt 4 năm vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Quang Viết. Thầy đã luôn nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận Văn, luôn sửa những lỗi nhỏ mà tôi vấp
phải để hôm nay tôi có thể hoàn thành Luận Văn này.
Xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến cha mẹ của tôi, những
ngƣời đã nuôi tôi khôn lớn, đã động viên và khuyến khích mỗi khi tôi cảm
thấy chán nản. Cám ơn những ngƣời bạn đã luôn bên cạnh tôi, giúp đỡ tôi và
góp ý vào những lỗi nhỏ của tôi. Cám ơn cô chú trong Đài Truyền hình đã
giúp đỡ tôi hoàn thiện bài Luận Văn này một cách tốt nhất.
Cuồi lời, xin cảm ơn và chúc mọi ngƣời có nhiều sức khoẻ, thành công
trong cộng việc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện




Thạch Hà Thục Hiền
ii

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện



Thạch Hà Thục Hiền
iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


























Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Giáo viên hƣớng dẫn



Lê Quang Viết

iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


























Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Giáo viên phản biện





v

MỤC LỤC

Trang

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian (địa bàn nghiên cứu) 2
1.3.2 Thời gian (giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu) 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu 2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 7
2.1.1. Khái niệm truyền hình 7
2.1.2. Khái niệm sự hài lòng 7
2.1.3. Khái niệm lòng trung thành 8
2.1.4. Quan hệ giữa sự hài lòng và lòng trung thành 9
2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 9
2.2.1. Mô hình lòng trung thành 9
2.2.2. Xây dựng thang đo 10
2.2.3. Mô hình đề xuất về lòng trung thành của ngƣời xem đài đến VTV
Cần Thơ 16
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 16
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu 17
CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH VIỆT
NAM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ( VTV CẦN THƠ ) 21
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 21
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 23
3.3. CHỨC NĂNG, VAI TRÕ, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN 24
3.3.1. Chức năng 24

3.3.2. Vai trò - nhiệm vụ - quyền hạn 24
3.4. HƢỚNG PHÁT TRIỀN TRONG TƢƠNG LAI CỦA VTV CẦN THƠ 25
vi

3.5. GIỚI THIỆU CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐANG PHÁT SÓNG TRÊN
VTV CẦN THƠ 25
3.5.1. Thời sự 25
3.5.2. Giải trí 25
3.5.3. Khoa giáo 25
3.5.4. Các chƣơng trình thuộc Hãng phim Tây Đô 26
3.5.5. Các chƣơng trình tiếng Khmer 26
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÕNG
TRUNG THÀNH CỦA NGƢỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU ĐẾN VTV
CẦN THƠ 27
4.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 27
(NGƢỜI XEM ĐÀI) 27
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu 27
4.1.2. Thói quen xem truyền hình chung của đáp viên 29
4.2. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ THÓI QUEN XEM ĐÀI VTV CẦN THƠ 33
4.2.1. Mức độ xem truyền hình 33
4.2.2. Chƣơng trình truyền hình đƣợc xem nhiều nhất 35
4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG LÕNG TRUNG THÀNH
CỦA NGƢỜI XEM ĐÀI ĐẾN VTV CẦN THƠ 36
4.3.1. Đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach Alpha 36
4.3.2. Kiểm định thang đo chất lƣợng kênh truyền hình 38
4.3.3. Kiểm định thang đo sự hài lòng và lòng trung thành 49
4.3.4. Kiểm định mối quan hệ giữa chất lƣợng kênh truyền hình, sự hài
lòng và lòng trung thành của ngƣời xem đài đến VTV Cần Thơ 52
4.3.5. Kiểm định độ tin cậy của ƣớc lƣợng bằng Bootstrap 56
4.4. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ ĐE DỌA CỦA VTV CẦN

THƠ TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU LÕNG TRUNG THÀNH CỦA NGƢỜI
XEM ĐÀI 57
4.1.1. Điểm mạnh của VTV Cần Thơ 58
4.1.2. Điểm yếu của VTV Cần Thơ 58
4.1.3. Cơ hội của VTV Cần Thơ 58
4.1.4. Đe doạ của VTV Cần Thơ 59
CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LÕNG TRUNG
THÀNH VÀ THU HÖT NGƢỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU 61
vii

5.1. TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƢỜI DẪN CHƢƠNG
TRÌNH CỦA VTV CẦN THƠ 61
5.2. CẢI TIẾN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH CỦA
VTV CẦN THƠ 61
5.3. NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGƢỜI XEM ĐÀI VÀ CỦNG
CỐ KẾT CẤU CHƢƠNG TRÌNH CỦA VTV CẦN THƠ 62
5.4. TĂNG CƢỜNG HỢP TÁC GIỮA VTV CẦN THƠ VÀ CÁC ĐÀI
TRUYỀN HÌNH TRONG KHU VỰC ĐBSCL 63
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
6.1. KẾT LUẬN 64
6.2. KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 1 68
PHỤ LỤC 2 75
viii

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1 Bảng các tiêu chí đo lƣờng đƣợc lƣợc khảo 12
Bảng 4.1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu 27

Bảng 4.2 Mối liên hệ giữa nghề nghiệp và tổng thời gian xem truyền hình 30
Bảng 4.3 Các chƣơng trình truyền hình ngƣời xem đài thƣờng xem 31
Bảng 4.4 Khoảng thời gian ngƣời xem đài thƣờng xem truyền hình 32
Bảng 4.5 Mối quan hệ giữa chƣơng trình đƣợc thích nhất nói chung và mức độ
theo dõi VTV Cần Thơ của ngƣời xem đài. 34
Bảng 4.6 Kết quả Cronbach Alpha 36
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo chất lƣợng kênh truyền hình 37
Bảng 4.8 Kiểm định KMO và Bartlett’s của thang đo chất lƣợng kênh truyền
hình trong EFA lần 1 39
Bảng 4.9 Bảng nhân tố của thang đo chất lƣợng kênh truyền hình
đã xoay lần 1 39
Bảng 4.10 Bảng nhân tố của thang đo chất lƣợng kênh truyền hình đã xoay
lần cuối 42
Bảng 4.11 Bảng các nhân tố của thang đo chất lƣợng kênh truyền hình sau khi
đƣợc điều chỉnh. 43
Bảng 4.12 Các trọng số chƣa chuẩn hoá trong CFA của thang đo chất lƣợng
kênh truyền hình (Regression Weights) 46
Bảng 4.13 Các trọng số đã chuẩn hóa của thang đo chất lƣợng kênh truyền
hình (Standardized Regression Weights) 47
Bảng 4.14 Hệ số tƣơng quan trong CFA của thang đo chất lƣợng kênh truyền
hình 47
Bảng 4.15 Hệ số tƣơng quan trong CFA của thang đo chất lƣợng kênh truyền
hình 48
Bảng 4.16 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo chất lƣợng kênh truyền hình 48
Bảng 4.17 Kết quả phân tích EFA cho thang đo SHL và TT 49
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định hệ số tƣơng quan trong CFA của mô hình tới
hạn 51
Bảng 4.19 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo của sự hài lòng và lòng trung
thành 51
ix


Bảng 4.20 Kết quả ƣớc lƣợng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong
mô hình nghiên cứu (chƣa chuẩn hóa) lần 1 53
Bảng 4.21 Kết quả ƣớc lƣợng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong
mô hình nghiên cứu (chƣa chuẩn hóa) lần 2 53
Bảng 4.22 Khả năng giải thích của biến phụ thuộc 54
Bảng 4.23 Các trọng số chuẩn hoá trong SEM của mô hình 54
Bảng 4.24 Kết quả ƣớc lƣợng bằng bootstrap với N = 500 56
Bảng 4.25 Ma trận SWOT các nhân tố ảnh hƣởng đến Trung tâm Truyền hình
Việt Nam tại TPCT – VTV Cần Thơ 60
x

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ, sự hài lòng,
và lòng trung thành của khách hàng. 9
Hình 2.2 Mô hình lòng trung thành với kênh truyền hình 10
Hình 2.3. Mô hình lý thuyết đo lƣờng sự thỏa mãn ngƣời xem đài 11
của Lƣơng Thu Trang 11
Hình 2.4 Mô hình lòng trung thành của ngƣời xem đài đến VTV Cần Thơ 16
Hình 2.5 Mô hình SEM 20
Hình 3.1 Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TPCT – VTV Cần Thơ 21
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VTV Cần Thơ 23
Hình 4.1 Thời gian xem truyền hình/ngày của ngƣời xem đài 29
Hình 4.2 Các chƣơng trình truyền hình ngƣời xem đài thích xem nhất 32
Hình 4.3 Mức độ theo dõi VTV Cần Thơ của ngƣời dân Q.Ninh Kiều, TPCT 33
Hình 4.4 Chƣơng trình đƣợc thích nhất trên VTV Cần Thơ 35
Hình 4.5 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 44
Hình 4.6 Kết quả CFA của thang đo chất lƣợng kênh truyền hình (chuẩn hoá) 46
Hình 4.7 Kết quả CFA của mô hình tới hạn 50

Hình 4.8 Kết quả mô hình SEM của chất lƣợng kênh truyền hình, sự hài lòng
và lòng trung thành của ngƣời xem đài đến VTV Cần Thơ 52
Hình 4.9 Mô hình cấu trúc SEM cuối cùng (chuẩn hoá) 55


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
TPCT Thành phố Cần Thơ
1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế và đời sống, nhu cầu giải trí
và cập nhật thông tin của con ngƣời cũng ngày càng cao hơn, các phƣơng tiện
thông tin giải trí cũng đƣợc đầu tƣ và phát triển không ngừng để đáp ứng nhu
cầu ấy. Với lƣợng khán giả “đông đảo” so với các phƣơng tiện thông tin - giải
trí khác, truyền hình là một trong những phƣơng tiện nhanh và mang lại hiệu
quả cao trong hệ thống thông tin đại chúng. Các đài truyền hình tại các tỉnh,
thành phố luôn cố gắng đƣa đến khán giả những thông tin thời sự, giải trí
thông qua các chƣơng trình đƣợc phát sóng mỗi ngày. Mỗi đài truyền hình đều
mang bản sắc và phong cách nội dung chƣơng trình khác nhau, cụ thể ở đây
chúng ta sẽ nói đến “Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Cần Thơ
(TPCT)”.
Ra đời từ khá sớm (2/5/1975), Trung tâm truyền hình VTV Cần Thơ đã
quen thuộc với các khán giả xem đài tại TPCT nói riêng và Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) nói chung. VTV Cần Thơ đang ngày càng nâng cao cả về
cơ sở vật chất, kỹ thuật lẫn chất lƣợng chƣơng trình để phục vụ nhu cầu thông

tin, giải trí của ngƣời xem đài. Năm 2011, ngoài việc tăng cƣờng phát triển
vùng phủ sóng và chất lƣợng phát sóng, phát huy hiệu quả thiết bị kỹ thuật
hiện có, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển,
VTV Cần Thơ cũng đang dồn sức cho việc xã hội hóa các chƣơng trình theo
hƣớng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu lành mạnh của khán giả, giữ vững định
hƣớng chính trị, xứng tầm là một Đài truyền hình khu vực.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc ngƣời xem
đài không còn giữ “thói quen” xem VTV Cần Thơ. Thứ nhất đó là sự ra đời
các kênh truyền hình vào thời gian gần đây. Việc có thêm nhiều kênh truyền
hình mới đồng nghĩa với việc nhiều chƣơng trình mới có thể đáp ứng tốt hơn
thị hiếu của ngƣời xem đài. Thứ hai là sự phát triển của công nghệ ngày nay
đã phục vụ đầy đủ các nhu cầu và sở thích của con ngƣời. Ví dụ, ở nƣớc Mỹ,
thói quen xem truyền hình đang tiếp tục giảm theo từng năm, nhiều ngƣời xem
đài đã sử dụng các sản phẩm công nghệ khác để xem những gì họ thích
(Nielsen, 2012). Mặt khác chúng ta có thể hiểu, ngƣời xem đài không phải “rời
bỏ” VTV Cần Thơ để chuyển sang kênh truyền hình khác hoặc phƣơng tiện,
công cụ khác, chỉ là Đài truyền hình chƣa đáp ứng đƣợc sở thích và nhu cầu
của họ. VTV Cần Thơ phải có khả năng đáp ứng nhu cầu ngƣời xem đài cao
hơn các đài truyền hình khác thì mới có thể giữ chân ngƣời xem đài đồng thời
tìm thêm nhiều khán giả hơn nữa. Để làm đƣợc việc đó, chúng ta cần tìm hiểu
2

xem sở thích, nhu cầu và mong muốn của ngƣời xem đài hiện nay ra sao, đồng
thời phân tích ý kiến của ngƣời xem đài về chƣơng trình của VTV Cần Thơ
nhƣ thế nào. Từ những lý do nêu trên, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích
các nhân tố ảnh hƣởng lòng trung thành của ngƣời dân Quận Ninh Kiều
đến Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TPCT” làm nội dung nghiên cứu
cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng lòng trung thành của ngƣời dân Quận
Ninh Kiều đến Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TPCT. Thông qua đó có
thể hiểu hơn những gì họ muốn và đƣa ra giải pháp giữ chân họ, nâng cao lòng
trung thành, đồng thời tìm thêm ngƣời xem đài mới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Mục tiêu 1: Tìm hiểu thói quen và hành vi xem truyền hình của ngƣời
xem đài để biết rõ hơn về nhu cầu của họ.
 Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của
ngƣời xem đài đến VTV Cần Thơ.
 Mục tiêu 3: Từ các yếu tố phân tích đƣợc, tìm hiểu nguyên nhân và tìm
giải pháp nâng cao lòng trung thành của ngƣời xem đài và thu hút nhiều khán
giả xem đài khác.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian (địa bàn nghiên cứu)
Phạm vi phát sóng của VTV Cần Thơ tập trung chủ yếu là ĐBSCL, do
phạm vi quá rộng so với khả năng nhân lực và thời gian làm đề tài, nên đề tài
này sẽ chỉ tập trung vào quận Ninh Kiều TPCT.
1.3.2 Thời gian (giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu)
Đề tài bắt đầu đƣợc thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
Số liệu sơ cấp sẽ đƣợc thu thập trong 2 tuần từ 23/09/2013 đến 07/10/2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung vào khu vực quận Ninh Kiều TPCT, ngƣời dân có
nhiều sự lựa chọn về kênh truyền hình, có nhu cầu và thói quen xem truyền
hình.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
 Tài liệu nƣớc ngoài:
Một nghiên cứu “New Measures and a New Model for Television
Network Loyalty (MOTNL)” của Denny Meyyer và Siva Muthaly, 2003 nói
3


về việc có quá nhiều sự lựa chọn cùng lúc khi xem truyền hình, dẫn đến sự
chuyển kênh nhiều hoặc ít trong một chu kỳ thời gian nhất định. Lòng trung
thành đối với kênh truyền hình trong bài nghiên cứu này đƣợc cho là rất quan
trọng trong việc lập kế hoạch phát sóng và với các nhà quảng cáo. Tác giả
phân tích số liệu của People Meter
1
đƣợc tổng hợp bởi Nielsen Media
Research ở New Zealand trong suốt tháng 7/2003. Trong nghiên cứu đƣa ra
mô hình về lòng trung thành đối với kênh truyền hình đƣợc ảnh hƣởng bởi 4
yếu tố: nhân khẩu học, thời gian xem đài, sự lựa chọn kênh truyền hình, thể
loại chƣơng trình. Nghiên cứu này cũng đƣa ra ý kiến rằng sự trung thành với
dịch vụ truyền hình đƣợc chia ra làm ba loại: trung thành dài hạn, trung thành
ngắn hạn và trung bình nhƣ nhau vào mỗi ngày. Do điều kiện tốt và số liệu
đầy đủ từ Nielsen, bài nghiên cứu không sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực
tiếp mà sử dụng các số liệu lấy từ People Meter để tiến hành phân tích các giả
thiết và số lƣợng mẫu điều tra thông qua People Meter từ Nielsen là 1067
ngƣời xem đài. Nhóm tác giả đã sử dụng các số liệu có sẵn và chạy số liệu
bằng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai ANOVA để kiểm định sự tƣơng quan
giữa các giả thiết (nhân khẩu học, thời gian xem đài, sự lựa chọn kênh truyền
hình, thể loại chƣơng trình) đến ba loại của lòng trung thành, sau đó sử dụng
mô hình SEM để kiểm tra toàn bộ mối tƣơng quan giữa các yếu tố. Kết quả
cho thấy, phần lớn những ngƣời sống trong các hộ gia đình nhỏ khoảng 1 - 2
ngƣời sẽ xem truyền hình trung bình nhƣ nhau vào mỗi ngày (3,9h –
3,7h/ngày). Ngoài ra nghiên cứu cũng chứng minh các yếu tố thu nhập, độ tuổi
cũng ảnh hƣởng mật thiết đến lòng trung thành với kênh truyền hình. Tuy
nhiên, kết quả so sánh giữa ảnh hƣởng của các yếu tố nhân khẩu học, thời gian
xem và thể loại chƣơng trình đến ba loại lòng trung thành cho thấy yếu tố nhân
khẩu học chiếm phần lớn trong loại “xem truyền hình trung bình nhƣ nhau vào
mỗi ngày” (16,5%), và lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong hai loại “trung thành
dài hạn” và “trung thành ngắn hạn” (4,9% và 6,5%).

 Tài liệu trong nƣớc:
Đề tài “Giải pháp thu hút khán giả xem truyền hình và nâng cao hiệu
quả quảng cáo qua truyền hình của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại
TP.Cần Thơ” của Đặng Lê Phƣơng Liên, sinh viên K31 ĐHCT, 2009 trên cơ
sở khảo sát mức độ hài lòng của khán giả xem đài VTV Cần Thơ từ đó đƣa ra


1
People Meter là một hệ thống gồm: (a) một home unit (còn gọi là hộp đen - nhƣ một máy vi tính nhỏ
có modem), (b) một bộ cảm biến nhận tín hiệu từ remote, (c) Một remote vừa để cho khán giả chọn
kênh TV vừa phát tín hiệu cho bộ cảm biến. Hệ thống People Meter thu thập dữ liệu bấm remote của
khán giả cứ 30 giây một. Dữ liệu này đƣợc lƣu lại ở hộp đen và cứ 2 ngày một lần, toàn bộ dữ liệu sẽ
chuyển về trung tâm.
4

những giải pháp, kế hoạch phù hợp nhằm tăng cao doanh thu quảng cáo cho
đài. Do một số lý do khách quan, tác giả chỉ tiến hành phỏng vấn với cỡ mẫu
106 mẫu và đều khắp các quận của TPCT. Dữ liệu đƣợc xử lý bằng phƣơng
pháp phân tích tần số và hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ hài lòng của
ngƣời xem đài, sau đó sử dụng phƣơng pháp thống kê và so sánh để đánh giá
thực trạng đáp ứng nhu cầu ngƣời xem đài của VTV Cần Thơ. Cuối cùng, tác
giả thông qua ma trận SWOT và kết hợp với các kết quả từ các phƣơng pháp
trên để đƣa ra giải pháp thu hút ngƣời xem đài, nâng cao hiệu quả quảng cáo.
Thông qua bảng câu hỏi kết hợp với các phƣơng pháp phân tích nêu trên, tác
giả đã thu đƣợc các kết quả về những yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn xem
một kênh truyền hình để làm tiền đề cho việc đƣa ra giải pháp thu hút ngƣời
xem đài. Trong đó, yếu tố “Cập nhật thông tin kịp thời, nhanh chóng” chiếm
nhiều nhất với điểm trung bình là 4,24 trên thang đo Likert 5 mức độ. Ngoài ra
còn thu đƣợc các kết quả về chƣơng trình truyền hình khán giả thƣờng xem
(“Phim truyện” đứng đầu với tỉ lệ 26,4% trong 106 mẫu), đài truyền hình đƣợc

xem nhiều nhất (đứng đầu là “VTV Cần Thơ” với tỉ lệ 28,3% trong 106 mẫu)
để đánh giá thực trạng đáp ứng nhu cầu khán giả của VTV Cần Thơ. Bài
nghiên cứu chỉ sử dụng các phƣơng pháp đơn giản để phân tích các nhân tố rời
rạc với nhau nhằm phục vụ cho vấn đề tìm giải pháp thu hút khán giả mà
không đƣa ra đƣợc mô hình nghiên cứu rõ ràng để phân tích rõ hơn về mức độ
hài lòng hay các nhân tố ảnh hƣởng việc xem đài để có thể đƣa ra giải pháp
sâu hơn và đáp ứng nhu cầu khán giả tốt hơn. Tuy nhiên, bài viết có đƣa ra các
yếu tố đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời xem đài: (1) Tính hấp dẫn của
chƣơng trình, (2) Tính thời sự của chƣơng trình, (3) Mức độ đa dạng của
chƣơng trình, (4) Chất lƣợng chƣơng trình khi xem, (5) Thời lƣợng của
chƣơng trình, (6) Chất lƣợng nhân viên phục vụ. Yếu tố (3), (5) và (6) không
có ý nghĩa và kết quả qua phân tích hồi quy cho thấy yếu tố thời sự của
chƣơng trình ảnh hƣởng cao nhất đến mức độ hài lòng của ngƣời xem đài, sau
đó là chất lƣợng chƣơng trình và tính hấp dẫn của chƣơng trình.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Lƣơng Thu Trang, 2006 thực hiện nghiên
cứu “Đo lường sự thỏa mãn của khán giả TP.HCM đối với kênh truyền hình
VTV3”. Tác giả tiến hành nghiên cứu theo hai bƣớc: nghiên cứu khám phá
(thảo luận nhóm) và nghiên cứu chính thức (phỏng vấn trực tiếp). Nghiên cứu
khám phá đƣợc tiến hành với số lƣợng ngƣời tham gia là 24 ngƣời, chia làm 3
nhóm và 8 ngƣời/nhóm. Kết quả của nghiên cứu khám phá cho ra các yếu tố
tác động đến sự thỏa mãn của khán giả đối với một kênh truyền hình là: chất
lƣợng của kênh, quảng cáo, những nhân tố hoàn cảnh, những nhân tố cá nhân.
Từ các yếu tố trên, tác giả đƣa ra mô hình lý thuyết với 5 giả thuyết: (1) cảm
nhân về nội dung chƣơng trình (nội dung), (2) cảm nhận về hình thức thể hiện
5

chƣơng trình (hình thức thể hiện), (3) cảm nhận về sự hợp lý của kết cấu
chƣơng trình (kết cấu chƣơng trình), (4) cảm nhận về chất lƣợng phủ sóng
(chất lƣợng phủ sóng), (5) cảm nhận về số lƣợng quảng cáo (quảng cáo). Tiếp
theo tác giả tiến hành tiếp bƣớc nghiên cứu chính thức bằng cách phỏng vấn

trực tiếp với kích thƣớc mẫu là 300 ngƣời. 5 giả thuyết nêu trên đƣợc kiểm
định qua 38 biến quan sát và đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Sau khi phân tích nhân tố để kiểm định tính tƣơng quan của các biến, các biến
đƣợc sắp xếp lại thành 6 nhóm giả thiết (không phải 5 nhƣ ban đầu): (1) nội
dung chƣơng trình, (2) sự thể hiện của các chƣơng trình, (3) quảng cáo, (4)
hình ảnh trên kênh, (5) kỹ thuật truyền hình ảnh của kênh, (6) kỹ thuật truyền
âm thanh của kênh; kiểm định Cronbach Alpha trong lần đầu các biến trong 6
nhóm đều lớn hơn 0,4 và đều đạt tiêu chuẩn cho việc nghiên cứu. Trong lần
tiến hành phân tích nhân tố EFA lần thứ 2 đã loại bỏ đƣợc 4 biến có trọng số
nhỏ hơn 0,4 và tiếp tục kiểm định Cronbach Alpha lần 2, các biến đều có hệ số
Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên và phù hợp để thực hiện những phân tích tiếp
theo. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy thành phần biến quảng cáo có hệ số
cao nhất (0,491), tiếp đến là hình ảnh của chƣơng trình (0,159), kỹ thuật
truyền hình ảnh (0,181), kỹ thuật truyền âm thanh (0,118) và nội dung (0,14),
cuối cùng là sự thể hiện của các chƣơng trình (0,053). Một số phân tích
phƣơng sai một yếu tố cho biết sự ảnh hƣởng của những yếu tố cá nhân đối
với sự thỏa mãn của họ về kênh truyền hình, đồng thời kết hợp một số phân
tích bảng tần suất cung cấp thông tin về thói quen xem truyền hình của ngƣời
xem đài ở TP.HCM.
 Nhìn chung, hai bài nghiên cứu trên của Việt Nam đều thực hiện
mô hình hồi quy để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến sự hài
lòng của ngƣời xem đài. Tuy nhiên, bài nghiên cứu của tác giả Lƣơng Thu
Trang đi sâu hơn và tập trung vào các yếu tố. Thêm vào đó, bài nghiên cứu
của tác giả Lƣơng Thu Trang cũng đã sử dụng phân tích phƣơng sai một yếu
tố để cho biết rõ hơn sự ảnh hƣởng của những yếu tố cá nhân đối với sự thỏa
mãn của họ về kênh truyền hình, đồng thời kết hợp với phân tích bảng tần suất
để cung cấp thông tin về thói quen xem truyền hình của ngƣời xem đài ở
TP.HCM. Hạn chế của cả hai đề tài đều là phạm vi nghiên cứu khá hẹp đối với
vùng phủ sóng của một kênh truyền hình quốc gia. Bài nghiên cứu của nhóm
tác giả nƣớc ngoài gần nhƣ tập trung đánh giá các yếu tố thuộc về phía ngƣời

xem đài chứ không đánh giá các yếu tố thuộc về đài truyền hình, và sự trung
thành ở đây đƣợc đánh giá trên công thức (tổng thời gian xem)/(số lần chuyển
kênh) và việc này khá khó với điều kiện nghiên cứu hiện tại. Tuy nhiên, bài
nghiên cứu đã kết hợp mô hình SEM để kiểm tra toàn bộ mối tƣơng quan giữa
6

các yếu tố. Đây là mô hình chƣa đƣợc nhà nghiên cứu nào về kênh truyền hình
tại Việt Nam sử dụng.
Vì biết đƣợc sự hạn chế trong bài nghiên cứu của bản thân là không thể
nghiên cứu định tính các yếu tố trƣớc khi nghiên cứu chính thức nên em sẽ
tiếp tục sử dụng các yếu tố đã qua nghiên cứu định tính trong “Đo lƣờng sự
thỏa mãn của khán giả TP.HCM đối với kênh truyền hình VTV3” và kết hợp
các yếu tố đƣợc đƣa ra trong bài “Giải pháp thu hút khán giả xem truyền hình
và nâng cao hiệu quả quảng cáo qua truyền hình của Trung tâm Truyền hình
Việt Nam tại TP.Cần Thơ” cùng “New Measures and a New Model for
Television Network Loyalty (MOTNL)” để làm rõ thêm các biến quan sát. Em
sẽ tiếp tục sử dụng các phƣơng pháp thống kê mô tả và phƣơng pháp so sánh
để mô tả nhân khẩu học, thói quen và hành vi của một ngƣời xem truyền hình.
Tiếp tục sử dụng phƣơng pháp truyền thống để đánh giá lòng trung thành nhƣ
kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, thay vì sử dụng mô hình hồi quy
tuyến tính em sẽ sử dụng mô hình SEM vào bài nghiên cứu của mình. Mô hình
SEM trong lĩnh vực truyền hình đƣợc xem là khá mới nên bài nghiên cứu sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót.
7

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1. Khái niệm truyền hình
Truyền hình là một loại hình phƣơng tiện truyền thông đại chúng chuyển

tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Truyền hình còn đƣợc gọi là
báo hình có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại
phƣơng tiện khác. Với truyền hình, sự kiện đƣợc phản ánh ngay lập tức khi nó
vừa mới diễn ra, thậm chí khi nó đang diễn ra, ngƣời xem có thể quan sát một
cách chi tiết, tƣờng tận qua truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Truyền
hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24 trong ngày, luôn mang đến cho
ngƣời xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật
những tin tức mới nhất. Đây là ƣu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại
hình báo chí khác.
2.1.2. Khái niệm sự hài lòng
Theo Philip Kotler (Quản trị Marketing, 2001), sự hài lòng (thoả mãn) là
mức độ của trạng thái cảm giác của một ngƣời bắt nguồn từ việc so sánh kết
quả thu đƣợc từ sản phẩm (hay sản lƣợng) với những kỳ vọng của ngƣời đó.
Mức độ hài lòng là hàm của sự khác biệt giữa kết quả nhận đƣợc và kỳ vọng.
Khách hàng có thể cảm nhận một trong ba mức độ thỏa mãn khác nhau:
 Kết quả thực tế kém hơn so với kỳ vọng thì khách hàng sẽ không hài
lòng.
 Kết quả thực tế tƣơng xứng với kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng.
 Kết quả thực tế vƣợt quá sự mong đợi thì khách hàng sẽ rất hài lòng,
vui sƣớng và thích thú.
Cũng theo Philip Kotler, những kỳ vọng của ngƣời mua đƣợc hình thành
trên cơ sở kinh nghiệm mua sắm trƣớc kia, từ những ý kiến của bạn bè và
đồng nghiệp, những thông tin, hứa hẹn của ngƣời làm marketing và của đối
thủ cạnh tranh.
Cụ thể hơn, Parasuraman (1994) định nghĩa sự hài lòng là kết quả tổng
hợp của yếu tố chất lƣợng dịch vụ, yếu tố chất lƣợng sản phẩm và yếu tố giá.
Còn theo Mittal et al (Shih-Ping JENG, 2003), sự hài lòng là kết quả tổng hợp
của yếu tố chất lƣợng dịch vụ cốt lõi, yếu tố dịch vụ cá nhân và yếu tố giá.
Trong đó, chất lƣợng dịch vụ có thể đo lƣờng thông qua thang đo Serqual gồm
5 thành phần của Parasuraman.

Trong lĩnh vực dịch vụ truyền hình, yếu tố giá chỉ đúng khi đó là lĩnh
vực dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số. Truyền hình VTV là
8

kênh truyền hình trung ƣơng nên không thu phí lắp đặt hay bất kỳ phí hàng
tháng nào. Yếu tố giá sẽ không đƣợc nói đến khi đo lƣờng mức độ hài lòng
của ngƣời xem đài.
2.1.3. Khái niệm lòng trung thành
Không ít các nghiên cứu trƣớc đây đã đƣa ra nhiều khái niệm về lòng
trung thành của khách hàng, nhƣ Oliver (1999), ông cho rằng lòng trung thành
là sự cam kết sâu sắc mua lại hoặc ghé thăm lại sản phẩm hoặc dịch vụ ƣa
thích trong tƣơng lai, do đó gây ra sự lặp lại cùng nhãn hiệu hoặc đặt hàng lại,
dù những ảnh hƣởng hoàn cảnh và nỗ lực marketing có khả năng dẫn đến việc
chuyển đổi hành vi. Một tác giả khác là Chaudhuri (1999) cũng đƣa ra khái
niệm lòng trung thành: khách hàng đƣợc xem là trung thành với thƣơng hiệu
khi họ có xu hƣớng mua nhiều sản phẩm của một thƣơng hiệu nào đó và mua
lặp lại. Engel và Blackwell (1982) cũng định nghĩa lòng trung thành là thái độ
và hành vi đáp ứng tốt hƣớng tới một hoặc một vài nhãn hiệu đối với một loại
sản phẩm trong một thời kỳ bởi một khách hàng. Terry McKenna (National
Petroleum News, Mar 2007) lại khẳng định: Con đƣờng đúng đắn để khách
hàng trung thành là thông qua trái tim chứ không phải là ví tiền.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về sự trung thành, nhƣng ta có thể
nhận thấy một điểm chung đó là các khái niệm về lòng trung thành tập trung
vào hai khía cạnh: hành vi trung thành và thái độ trung thành.
Theo Oliver (1999), sự trung thành thái độ thể hiện sự ràng buộc về cảm
nhận giác quan của ngƣời tiêu dùng và có thể bao gồm sự khen ngợi, ý định
mua, sự đề nghị những ngƣời khác tiêu dùng đối với một sản phẩm hoặc dịch
vụ. Thái độ trung thành đƣợc thể hiện ở đơn đặt hàng cao hơn hoặc dài hạn,
lời cam kết của khách hàng đối với tổ chức mà không thể suy ra đƣợc chỉ từ
việc quan sát hành vi mua hàng lặp lại của khách hàng (Shankar Smith

Rangaswamy, 2000).
Theo Philip Kotler, hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một
cá nhân khi thực hiện các quyết định mua, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay
dịch vụ. Hành vi của khách hàng bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố: Văn hóa (nền
văn hóa, nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội); Xã hội (nhóm tham khảo, gia đình,
vai trò và địa vị); Cá nhân (tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống,
nhân cách và tự ý thức), Tâm lý (động cơ, nhận thức, hiểu biết, niềm tin và
thái độ). Các đánh giá thông thƣờng nhất về sự trung thành hành vi là tần số
hành vi hoặc đặc điểm mua hàng lặp lại (Jacoby và Chesnut, 1978).
Tuy nhiên, lòng trung thành trong lĩnh vực truyền hình rất khó để xác
định vì nó không mang tính ràng buộc nhƣ thông thƣờng. Khách hàng (ngƣời
xem đài) có thể chuyển kênh mà không quan tâm đến chi phí thay đổi, ngƣời
9

xem đài cũng có thể xem cùng lúc nhiều kênh tuỳ vào các chƣơng trình phát
sóng cùng thời điểm. Lòng trung thành ở đây có thể ngắn hạn hay dài hạn tuỳ
theo sở thích và thói quen xem đài. Để có đƣợc lòng trung thành của ngƣời
xem đài cần đáp ứng sở thích và làm hài lòng họ trong thời gian dài. Qua các
lý thuyết đã nêu trên, lòng trung thành của ngƣời xem đài cũng đƣợc thể hiện
qua các hành vi cụ thể nhƣ: quyết định xem đài, tần số xem đài, tiếp tục xem
hay chuyển kênh khác,…
2.1.4. Quan hệ giữa sự hài lòng và lòng trung thành
Theo Oliver (1999), sự thoả mãn của khách hàng xuất hiện thông qua
việc sử dụng sản phẩm, là một bƣớc cần thiết để xác định lòng trung thành.
Khách hàng sẽ trung thành nếu giá trị họ nhận đƣợc đƣợc xác định là tƣơng
đối lớn hơn sự mong đợi từ đối thủ cạnh tranh (Kandampully, 1998), mà việc
khách hàng nhận đƣợc giá trị lớn hơn mong đợi tạo ra sự thỏa mãn, từ đó có
thể suy ra, lòng trung thành đƣợc nảy sinh khi khách hàng có đƣợc sự thỏa
mãn với doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Oliver (1999) cũng nhấn mạnh sự thoả mãn là sự bắt đầu của chuỗi

chuyển tiếp đến cực độ của trạng thái trung thành.
2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1. Mô hình lòng trung thành
Không ít các nghiên cứu trƣớc đây đề cập đến mối quan hệ nhân quả
giữa chất lƣợng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung thành, điển hình là mô
hình tích hợp sự trung thành khách hàng của Lu ting Pong, Johnny (An
Intergrated Model of Service Loyalty, Academy of Business & Administrative
Sciences 2001 International Conferences, Brussels, Belgium 23-25 July,
2001).






Hình 2.1 Mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ, sự hài lòng,
và lòng trung thành của khách hàng.
Theo Anderson và Sullivan (1993), sự thỏa mãn cao sẽ giảm bớt lợi ích
cảm nhận của các dịch vụ thay thế và dẫn đến sự trung thành cao hơn, chất
lƣợng nhận thức và sự thỏa mãn ảnh hƣởng đến sự trung thành, sự thỏa mãn
dẫn đến hành vi mua lại và dẫn đến sự trung thành.
Chất lƣợng
dịch vụ
Hài lòng
Trung
thành
10

2.2.2. Xây dựng thang đo
Một nghiên cứu “New Measures and a New Model for Television

Network Loyalty (MOTNL)” của Denny Meyyer and Siva Muthaly năm 2008
nói về việc có quá nhiều sự lựa chọn cùng lúc khi xem truyền hình, dẫn đến sự
chuyển kênh nhiều hoặc ít trong một chu kỳ thời gian nhất định. Trong nghiên
cứu đƣa ra mô hình về lòng trung thành đối với kênh truyền hình đƣợc ảnh
hƣởng bởi 4 yếu tố: nhân khẩu học, thời gian xem đài, sự lựa chọn kênh truyền
hình, thể loại chƣơng trình.







Hình 2.2 Mô hình lòng trung thành với kênh truyền hình

Cũng trong bài nghiên cứu này đã nói lên tính không ràng buộc của loại
hình dịch vụ truyền hình, ngƣời xem đài có thể chuyển kênh bất cứ lúc nào mà
không cần quan tâm đến “chi phí chuyển đổi”. Nghiên cứu này cũng cho rằng
sự trung thành với dịch vụ truyền hình đƣợc chia ra làm ba loại: trung thành
dài hạn, trung thành ngắn hạn và trung bình nhƣ nhau vào mỗi ngày. Sự phân
chia trung thành dài hạn và trung thành ngắn hạn đƣợc hình thành trên công
thức: (tổng thời gian xem)/(số lần chuyển kênh). Áp dụng vào bài nghiên cứu
của mình, em sẽ thêm hai yếu tố: chấp nhận giữ kênh truyền hình và chuyển
kênh truyền hình để đánh giá sự trung thành. Ngoài hai yếu tố trên, lòng trung
thành đối với dịch vụ truyền hình còn đƣợc đánh giá trên yếu tố khác, đó là sự
lựa chọn đầu tiên khi mở TV.
Trong bài luận văn thạc sĩ kinh tế của Lƣơng Thu Trang, 2006 đã thực
hiện nghiên cứu “Đo lƣờng sự thỏa mãn của khán giả TP.HCM đối với kênh
Nhân khẩu học
(H1)

Thể loại chƣơng
trình (H4)
Sự lựa chon
kênh (H3)
Thời gian xem
(H2)
Trung thành
với kênh
truyền hình
11

Nội dung
(H1)
Hình thức
thể hiện
(H2)
Kết cấu
chƣơng trình
(H3)
Chất lƣợng
phủ sóng
(H4)
Quảng cáo
(H5)
Chất lƣợng kênh
truyền hình
Sự thỏa mãn của ngƣời
xem đài
truyền hình VTV3”. Thông qua phân tích định tính tại địa bàn TP.HCM với số
lƣợng 24 ngƣời, đã đƣa ra đƣợc mô hình lý thuyết nhƣ sau:














Hình 2.3. Mô hình lý thuyết đo lƣờng sự thỏa mãn ngƣời xem đài
của Lƣơng Thu Trang
Còn trong bài luận văn tốt nghiệp của Đặng Lê Phƣơng Liên sinh viên
K31 ĐHCT, 2009 dù không tập trung phân tích kỹ vào các nhân tố ảnh hƣởng
đến sự thỏa mãn hay hài lòng của ngƣời xem đài, nhƣng vẫn có đề cập đến các
yếu tố và mức độ ảnh hƣởng. Các yếu tố có ý nghĩa sau khi qua phân tích là:
tính thời sự, tính hấp dẫn và chất lƣợng chƣơng trình khi xem. Ngoài ra còn có
các yếu tố liên quan đến tình hình quảng cáo và cách nhìn của ngƣời xem đài
đến với VTV Cần Thơ.
 Sau khi dựa vào các nghiên cứu trƣớc đây, em sẽ tiến hành chọn lọc
dựa trên các yếu tố của các nghiên cứu trƣớc để xây dựng thang đo chất lƣợng
kênh truyền hình VTV Cần Thơ. Các biến quan sát sẽ đƣợc đo lƣờng bằng
thang đo Likert 5 mức độ.
12

Bảng 2.1 Bảng các tiêu chí đo lƣờng đƣợc lƣợc khảo
TT

Biến
Tiêu chí
Lƣợc khảo
1
Nội dung
chƣơng
trình (ND)
ND1: VTV Cần Thơ có nhiều chƣơng trình
giải trí hấp dẫn
Lƣơng Thu Trang
(2006); Đặng Lê
Phƣơng Liên (2009)
ND2: VTV Cần Thơ có thể khiến tôi giải trí
và thoải mái sau những giờ làm việc, học
tập.
Lƣơng Thu Trang
(2006)
ND3: VTV Cần Thơ có nội dung sâu sắc và
ý nghĩa.
Lƣơng Thu Trang
(2006); Đặng Lê
Phƣơng Liên (2009)
ND4: VTV Cần Thơ có tính giáo dục cao
Lƣơng Thu Trang
(2006);
ND5: VTV Cần Thơ có nhiều thông tin bổ
ích
Lƣơng Thu Trang
(2006); Đặng Lê
Phƣơng Liên (2009)

ND6: VTV Cần Thơ thiết thực trong cuộc
sống
Lƣơng Thu Trang
(2006); Đặng Lê
Phƣơng Liên (2009)
ND7: VTV Cần Thơ gần gũi và phù hợp với
ngƣời dẫn TP.Cần Thơ
Lƣơng Thu Trang
(2006)
ND8: VTV Cần Thơ đƣa tin nhanh chóng và
chính xác.
Lƣơng Thu Trang
(2006); Đặng Lê
Phƣơng Liên (2009)
ND9: VTV Cần Thơ chọn lọc và phát sóng
chƣơng trình hay.
Lƣơng Thu Trang
(2006); Đặng Lê
Phƣơng Liên (2009)
ND10: VTV Cần Thơ có nhiều nội dung
phong phú và đa dạng.
Lƣơng Thu Trang
(2006)
2
Hình thức
thể hiện
của các
HT1: Các đoạn phim đƣợc quay và phát
sóng trên VTV Cần Thơ có hình ảnh rõ đẹp
Lƣơng Thu Trang

(2006)
13

chƣơng
trình trên
VTV Cần
Thơ (HT)
HT2: Các đoạn nhạc hiệu giới thiệu của
VTV Cần Thơ hay và dễ nghe.
Lƣơng Thu Trang
(2006)
HT3: MC của các gameshow chƣơng trình
của VTV Cần Thơ dẫn chƣơng trình hay.
Lƣơng Thu Trang
(2006)
HT4: Phát thanh viên trong các chƣơng trình
thời sự đọc chuẩn, rõ và hay.
Lƣơng Thu Trang
(2006)
3
Sự hợp lý
về kết cấu
của các
chƣơng
trình VTV
Cần Thơ
(KC)
KC1: Chƣơng trình phim truyện, giải trí,
thời sự đƣợc phát sóng đúng thời điểm hợp
lý và tôi có thể xem

Lƣơng Thu Trang
(2006)
KC2: Dù có bận rộn nhƣng tôi vẫn có thể
theo dõi các chƣơng trình hay trên VTV Cần
Thơ.
Lƣơng Thu Trang
(2006)
KC3: VTV Cần Thơ luôn phát sóng đúng
giờ đã đƣợc giới thiệu.
Lƣơng Thu Trang
(2006)
KC4: Tôi có thể nhớ đƣợc chƣơng trình nào
phát vào khung giờ nào và ngày nào trong
tuần.
Lƣơng Thu Trang
(2006)
KC5: Các chƣơng trình đƣợc sắp xếp hợp lý
khiến tôi không thấy nhàm chán khi xem.
Lƣơng Thu Trang
(2006)
KC6: Trong một tuần, không có tiết mục nào
đƣợc phát sóng quá nhiều.
Lƣơng Thu Trang
(2006)
KC7: Trong một tuần không có tiết mục nào
đƣợc phát sóng quá ít
Lƣơng Thu Trang
(2006)
4
Quảng cáo

trên kênh
VTV Cần
Thơ (QC)
QC1: Quảng cáo trên kênh VTV Cần Thơ
vừa phài, không phải quá nhiều.
Lƣơng Thu Trang
(2006); Đặng Lê
Phƣơng Liên (2009)

×