PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ THÀNH VÀ
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY.
3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.
3.1.1. Quan điểm về tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Tiết kiệm chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm là mục tiêu chiến lược của
mọi doanh nghiệp, trên cơ sở đó tăng lợi nhuận, giảm giá bán để tăng sức cạnh
tranh về sản phẩm trên thị trường. Một số quan điểm về tiết kiệm chi phí như sau:
- Chi phí phải được tính đúng, tính đủ cho một đơn vị sản phẩm nhằm tránh
sự lãng phí từ đó giảm được giá thành và chỉ tiêu giá thành cũng được đảm bảo là
chỉ tiêu chất lượng để phản ánh hiệu quả sản xuất.
- Chi phí được tiết kiệm để giá thành sản phẩm hạ nhưng chất lượng sản phẩm
vẫn giữ nguyên.
- Chi phí được tiết kiệm, giá thành sản phẩm giữ nguyên và chất lượng sản
phẩm lại được nâng lên.
- Chi phí được tiết kiệm, giá thành sản phẩm hạ và chất lượng sản phẩm tăng
lên.
3.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Đồng thời còn có chức năng thông tin và kiểm tra chi phí giúp
cho người quản lý có cơ sở để ra quyết định đúng đắn kịp thời.
Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và các nhân
tố làm biến động, ảnh hưởng tới giá thành. Từ đó người sử dụng thông tin sẽ có
quyết định quản lý tối ưu hơn và có những biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Muốn
hạ giá thành sản phẩm thì phải hiểu được nguyên nhân làm tăng giảm giá thành sản
phẩm. Hay nói cách khác phải phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành
sản phẩm.
Để hiểu rõ hơn ta đi phân tích một số yếu tố chi phí sản xuất cấu thành sản
phẩm của công ty tháng 01 năm 2009
Biểu số 22: Phân tích giá thành sản phẩm Giầy.
Tháng 01/2009
Chỉ tiêu ĐVT KH TH
Chênh lệch
+ %
Sản lượng Đôi 64.800 65.150 350 100,54
Tổng giá thành Đồng 5.848.200.000 6.019.476.980 171.276.980 102,85
Giá thành đơn
vị SP
Đồng 90.250 92.394 2.144 102,32
Chi phí NVL
TT
Đồng 1.722.600.000 1.817.874.000 95.274.000 105,24
Chi phí
NC TT
Đồng 3.175.230.000 3.304.020.004 128.790.004 103,90
Chi phí SXC Đồng 950.370.000 897.582.976 -52.787.024 94,12
( Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính )
Qua biểu số ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm Giầy
như sau:
Gọi M là tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của sản phẩm Giầy
n
1i 1i
i 1
n
i1 0i
i 1
Q Z
M x100%
Q Z
=
=
=
∑
∑
Trong đó:
Q
1i
: Sản lượng sản phẩm thực tế
Z
1i
: Giá thành thực tế của sản phẩm
Z
0i
: Giá thành kế hoạch của sản phẩm
Từ bảng số liệu trên ta có
6.019.476.980
M x100% 102,85%
5.848.200.000
= =
M = 102,85% > 100% chứng tỏ công ty đã không hoàn thành mức hạ giá
thành sản phẩm với mức chênh lệch giá thành là:
ΔZ
(Z)
=
n n
1i 1i 1i 0i
i 1 i 1
Q Z Q Z
= =
−
∑ ∑
= 171.276.980
Tổng giá thành đơn vị tăng 171.276.980 (đồng)
Tỷ lệ giá thành là: 2,85%
Do vậy giá thành đơn vị cũng tăng lên:
Z
KH
= 90.250 (đồng/đôi)
Z
TT
= 92.394 (đồng/đôi)
Mức tăng giá thành sản phẩm là do sự ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Nhân tố thứ 1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
So với kế hoạch thì khoản chi phí NVL trực tiếp thực tế phải tính vào giá
thành sản phẩm Giầy tăng 171.276.980 đồng, với tỉ lệ tăng tương ứng là 5,24%.
Nguyên nhân chính là do giá trị nguyên liệu tăng làm cho khoản chi phí nguyên vật
liệu trong giá thành tăng. Sự thay đổi trong giá vật liệu tăng do ảnh hưởng của các
nguyên nhân:
- Do giá vải da và giá đế cao su mua vào tăng lên mà vải da, đế cao su lại
chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí NVL trực tiếp ( 65% ).
- Do việc kiểm tra, kiểm soát và sử dụng NVL chưa tốt.
- Do giá trị vật tư thu hồi tăng lên.
- Khâu bảo quan NVL chưa tốt.
Tuy khoản chi phí vật liệu thực tế trong giá thành tăng so với dự kiến nhưng
không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Nhân tố thứ 2: Chi phí nhân công trực tiếp
So với kế hoạch tiền lương thực tế về nhân công của sản phẩm tăng
128.790.004 đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là: 3,90% . Chi phí nhân công trực tiếp
tăng là do hệ số Hj trong tháng tăng, công ty có những chính sách đãi ngộ với nhân
viên làm thêm giờ. Điều này đã làm cho tiền lương phải trả tăng lên. Khoản chi phí
về nhân công cũng là một điều khoản chiếm tỷ trọng tương đối lớn cho nên tăng
chi phí nhân công đã làm tăng chi phí sản xuất.
Nhân tố thứ 3: Chi phí sản xuất chung
Mặt khác, so với kế hoạch khoản chi phí sản xuất chung trong kỳ thực hiện
giảm 52.787.024 đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng là 5,88% so với kỳ kế hoạch. Chi
phí sản xuất chung giảm là do quy trình công nghệ sản xuất tương đối ổn định,
công ty khống chế các điều kiện công nghệ tối ưu…
Giá thành sản phẩm tăng không phải là điều không tốt với công ty vì đây là
xuất nhập khẩu hướng chung đối với hầu hết các mặt hàng trên thị trường. Do các
yếu tố đầu vào đều tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm tăng.
Biểu số 23: So sánh giá thành sản phẩm Giầy với cùng kỳ.
Chỉ tiêu ĐVT KH TH
Chênh lệch
+ %
Sản lượng Đôi 62.250 65.150 2900 104,45
Tổng giá thành Đồng 4.656.300.000 6.019.476.980 1.363.176.980 122,65
Giá thành đơn
vị SP
Đồng 74.800 85.204 10.404 112,21
Chi phí NVL
TT
Đồng 1.423.024.360 1.817.874.000 394.849.640 121,72
Chi phí NC TT Đồng 2.451.885.920 3.304.020.004 852.134.084 125,79
Chi phí SXC Đồng 781.389.720 897.582.976 116.193.256 112,95
( Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính )
Qua biểu số ta thấy so với cùng kỳ tháng 01/2008 sản lượng sản phẩm Giầy
tăng 2.900 đôi, tương ứng với 4,45%. Tổng giá thành sản phẩm tăng 1.363.176.980
đồng, tương ứng tăng 22,65%. Giá thành đơn vị sản phẩm tăng 10.404 đồng,
tương ứng tăng 12,21%. Các chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung cùng tăng đều là do các điều kiện khách quan của thị trường
nhưng công ty vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh.
3.2. Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Từ khi thành lập đến nay công ty cổ phần Giầy - Phúc Yên đã tìm được cho
mình một hướng đi đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát
triển. Để đạt được thành tích như vậy là nhờ vào sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác
quản lý và sự đóng góp không thể thiếu của công tác kế toán.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, phòng kế toán thống kê tài
chính luôn sát cánh và là trợ thủ đắc lực đánh dấu những trưởng thành của công ty.
Những năm qua, công ty luôn luôn củng cố, hoàn thiện và không ngừng nâng cao
mọi mặt về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tổ chức công tác kế toán… nhất
là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng. Và
giờ đây công ty đã thể hiện khả năng trụ vững, không ngừng đi lên với 100% sản
phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đã thể hiện tính ưu việt về giá cả, chất
lượng sản phẩm của công ty là đã được khách hàng chấp nhận và tin dùng.
3.2.1. Những ưu điểm.
3.2.1.1. Về Công nghệ sản xuất.
Công nghệ sản xuất giầy của công ty được chuyên môn hoá cao với trình độ
kỹ thuật công nghệ hiện đại, ổn định đã tạo điều kiện tốt cho việc tính toán và xây
dựng định mức, dự toán chi phí cho từng đơn đặt hàng trong tháng. Điều này góp
phần vào việc ổn định chi phí, ổn định lợi nhuận cho công ty từ đó tìm ra các biện
pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
3.2.1.1. Về công tác kế toán chung tại công ty.
* Về tổ chức bộ máy kế toán.
Với hình thức kế toán tập trung, bộ máy kế toán được tổ chức khoa học và
hợp lý, đã phát huy được hiệu quả của mình trong việc tăng cường quản lý công
tác kế toán. Sự phân công lao động kế toán hợp lý giúp cho khối lượng công việc
được san sẻ và phối hợp nhịp nhàng. Công tác kế toán được chuyên môn hoá cao,
có sự phối hợp hoạt động với các bộ phận khác trong công ty như: ban giám đốc,
phòng kinh doanh, phòng vật tư, xưởng, phân xưởng … giúp cho công việc được
thực hiện hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và thường xuyên có sự
kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau.
Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm vững.
nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên cập nhật những thay đổi
của chế độ và luật kế toán thông qua mạng Internet và các văn bản hướng dẫn
của Bộ tài chính, từ đó vận dụng chúng một cách sáng tạo, chủ động.
Ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm sát sao đến công tác của phòng kế toán
tài chính thống kê. Hiện nay cơ sở vật chất của phòng tương đối đầy đủ, trang thiết
bị được nâng cấp và đổi mới thường xuyên để phù hợp với yêu cầu công việc.
* Về tổ chức chứng từ kế toán.
Công ty sử dụng tương đối đầy đủ hệ thống chứng từ kế toán theo quy định
của Nhà nước. Tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được phản ánh kịp thời và
chính xác trên hệ thống chứng từ, đồng thời có sự phê duyệt của các bộ phận
có liên quan đảm bảo tính hiện hữu và đúng đắn của nghiệp vụ. Trong quá trình
hạch toán đã có sự vận dụng, lập các chứng từ một cách linh hoạt và việc luân
chuyển, bảo quản, lưu trữ chứng từ được thực hiện chặt chẽ, đúng chế độ. Chứng
từ kế toán được tổ chức luân chuyển hợp lý với hệ thống báo cáo tài chính và báo
cáo nội bộ được cung cấp kịp thời đã giúp cho Ban lãnh đạo công ty có đầy đủ
thông tin để có được các quyết định đúng đán. Hệ thống chứng từ giúp cho công ty
quản lý tất cả các đối tượng hạch toán và là căn cứ để kiểm tra, đối chiếu với sổ
sách kế toán.
* Về hệ thống tài khoản , sổ sách kế toán.
Hệ thống tài khoản của nhà máy được thiết kế khá đầy đủ và khoa học tạo
điều kiện cho việc mã hoá thông tin, phục vụ cho yêu cầu quản lý và là công cụ
hữu hiệu cho công tác hạch toán kế toán.
Công ty hạch toán theo hình thức Nhật ký-chứng từ đã đảm bảo cho việc hạch
toán đầy đủ, chính xác do đặc điểm của hình thức này là kết hợp hạch toán theo
thời gian và theo hệ thống trên cùng một sổ là nhật ký-chứng từ.
* Về hệ thống báo cáo kế toán.
Công ty cổ phần Giầy - Phúc Yên áp dụng đầy đủ hệ thống báo cáo tài chính
theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC với 4 báo cáo chính: Báo cáo kết quả kinh
doanh; Bảng cân đối kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài
chính.
Đây thực sự là nguồn thông tin quý giá cung cấp cho các nhà quản lý và các
đối tượng liên quan khác. Bên cạnh đó, để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý, kế
toán còn tiến hành lập một số báo cáo quản trị khác. Việc xây dựng đồng thời cả
hai hệ thống báo cáo này góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp và quản lý thông tin
tại công ty.
3.2.1.2. Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Nó phản ánh chất lượng hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cần thiết cho việc hạch
định chiến lược phát triển của công ty. Để làm được điều đó đòi hỏi phải tổ chức
công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng đầy đủt,
trung thực, kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Nhận thức được thực tế đó, tại công ty cổ phần Giầy - Phúc Yên, yếu tố chi phí và
tính giá thành sản phẩm luôn được coi trọng đúng mực, việc quản lý chi phí, quản
lý giá thành là mối quan tâm hàng đầu trong giai đoạn phát triển.