Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương tây – sở giao dịch cần thơ (hiện nay là ngân hàng tmcp đại chúng việt nam – chi nhánh tây đô)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 81 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG TÂY – SỞ GIAO
DỊCH CẦN THƠ
(HIỆN NAY LÀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI
CHÚNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp
Mã số ngành: 52341010




Tháng 12 năm 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG
MSSV: LT11537

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG TÂY – SỞ GIAO
DỊCH CẦN THƠ
(HIỆN NAY LÀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI
CHÚNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ)



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52341010


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN PHẠM TUYẾT ANH



Tháng 12 năm 2013


i


LỜI CẢM TẠ


Trong suốt thời gian học tập tại trƣờng, đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của
thầy, cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ và ba tháng
thực tập tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phƣơng Tây – sở giao dịch Cần Thơ
(hiện nay là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô) với sự
giúp đỡ tận tình của cô, chú, anh chị tại Ngân Hàng, đặc biệt là phòng phát triển
kinh doanh, nơi em đƣợc tiếp cận và học hỏi trong suốt thời gian thực tập, nhờ đó
mà em đã mở rộng thêm kiến thức giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tuy nhiên, do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, luận văn không thể tránh
khỏi những sai sót. Kính mong đƣợc sự hƣớng dẫn thêm của quý thầy cô, quý cô
chú, anh chị tại Ngân Hàng.
Em xin cảm ơn các thầy, cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại
học Cần Thơ, đặc biệt là Cô Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Ban Giám Đốc cùng toàn
thể cô chú, anh chị trong Ngân hàng đã hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này.
Sự giúp đỡ của thầy cô, cô chú, anh chị thật sự là những đóng góp và bổ
sung to lớn về kiến thức thực tiễn cho em và là hành trang quý báo cho tƣơng lai
của em sau này.
Em xin kính chúc quý Thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trƣờng
Đại học Cần Thơ cùng quý cô chú, anh chị tại Chi nhánh Ngân hàng Thƣơng mại
cổ phần Phƣơng Tây – sở giao dịch Cần Thơ (hiện nay là Ngân hàng TMCP Đại
Chúng Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô) đƣợc dồi dào sức khỏe và luôn công tác
tốt.

Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Ngƣời thực hiện







Nguyễn Thị Cẩm Nhung

ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện




Nguyễn Thị Cẩm Nhung


iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP































Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị



iv

MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Phạm vi không gian 2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu 3

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 3
2.1 Phƣơng pháp luận 4
2.1.1 Khái quát phân tích hoạt động kinh doanh 4
2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 6
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 9
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 9

CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƢƠNG TÂY – SỞ GIAO DỊCH CẦN THƠ (HIỆN NAY LÀ NGÂN HÀNG
TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ) 12
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12
3.2 Cơ cấu tổ chức 15
3.2.1 Cơ cấu tổ chức 15

3.2.2 Chức năng các phòng ban 17
3.3 Lĩnh vực kinh doanh 20


v

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG TÂY – SỞ GIAO DỊCH
CẦN THƠ (HIỆN NAY LÀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH TÂY ĐÔ) 21
4.1 Phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 21
4.1.1 Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013 21
4.1.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013 28
4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 48
4.2.1 Phân tích tình hình thu nhập 49
4.2.2 Phân tích tình hình chi phí 52
4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận 55
4.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 57
4.2.5 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây (hiện
nay là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam) so với đối thủ cạnh tranh trong
ngành 60
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG
TÂY – SỞ GIAO DỊCH CẦN THƠ (HIỆN NAY LÀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI
CHÚNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ) 63
5.1 Thuận lợi và khó khăn 63

5.1.1Thuận lợi 63
5.1.2 Khó khăn 64
5.2 Những giải pháp khắc phục khó khăn để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng trong thời gian 64
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận 68
6.2 Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70


vi

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1: Hình thức huy động vốn của ngân hàng TMCP Phƣơng Tây-Sở
giao dịch Cần Thơ (hiện là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam-Chi nhánh
Tây Đô) từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 22
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của ngân hàng TMCP
Phƣơng Tây (hiện là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam-Chi nhánh Tây Đô)
từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 26
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013 29
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 33
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm
2013 38
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 40
Bảng 4.7: Doanh số dƣ nợ theo thời hạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm
2013 42

Bảng 4.8: Doanh số dƣ nợ theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013 46
Bảng 4.9: Tình hình thu nhập của ngân hàng TMCP Phƣơng Tây (hiện là
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam-Chi nhánh Tây Đô) từ năm 2010 đến
sáu tháng đầu năm 2013 50
Bảng 4.10: Tình hình chi phí của ngân hàng TMCP Phƣơng Tây (hiện là
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam-Chi nhánh Tây Đô) từ năm 2010 đến
sáu tháng đầu năm 2013. 54
Bảng 4.11: Tình hình lợi nhuận của ngân hàng TMCP Phƣơng Tây (hiện là
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam-Chi nhánh Tây Đô) từ năm 2010 đến
sáu tháng đầu năm 2013 55
Bảng 4.12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng TMCP Phƣơng Tây (hiện là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam-Chi
nhánh Tây Đô) từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 58
Bảng 4.13: Hiệu quả hoạt động của WesternBank (hiện là PVcomBank) so
với Ngân hàng An Bình 61
Bảng 4.14: hiệu quả hoạt động của WesternBank (hiện là PVcomBank) so
với Ngân hàng Phƣơng Đông 62


vii

DANH SÁCH HÌNH


Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây – Sở
giáo dịch Cần Thơ (hiện là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam-Chi nhánh
Tây Đô) 16
Hình 4.1: Hình thức huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây – Sở
giao dịch Cần Thơ (hiện là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam-Chi nhánh

Tây Đô) từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 23
Hình 4.2: Thời hạn huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây – Sở
giao dịch Cần Thơ (hiện là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam-Chi nhánh
Tây Đô) từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 27
Hình 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013 30
Hình 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 34
Hình 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm
2013 39
Hình 4.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013 41
Hình 4.7: Doanh số dƣ nợ theo thời hạn từ năm 2010 đến 6 tháng đ ầu năm
2013 44
Hình 4.8: Doanh số dƣ nợ theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013 47
Hình 4.9: Tình hình thu nhập của ngân hàng TMCP Phƣơng Tây (hiện là
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam-Chi nhánh Tây Đô) từ năm 2010 đến
sáu tháng đầu năm 2013 49
Hình 4.10: Tình hình chi phí của ngân hàng TMCP Phƣơng Tây (hiện là
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam-Chi nhánh Tây Đô)từ năm 2010 đến sáu
tháng đầu năm 2013 55
Hình 4.11: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng từ 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013 56







viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TMCP : Thƣơng Mại Cổ Phần
NHNN : Ngân Hàng Nhà Nƣớc
NHTM : Ngân Hàng Thƣơng Mại
TP : Thành phố
DN : Doanh Nghiệp
PTKD : Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh
HĐKD : Hoạt Động Kinh Doanh
HĐQT : Hội Đồng Quản Trị
TCTD : Tổ Chức Tín Dụng
WesternBank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phƣơng Tây
PVcomBank : Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
ABBank : Ngân hàng An Bình
OCB : Ngân hàng Phƣơng Đông




1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng, muốn tồn tại
và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Muốn vậy yêu cầu

các doanh nghiêp phải thƣờng xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh,
nhằm đánh giá đúng đắn mọi hoạt động kinh doanh trong trạng thái thực của
chúng. Trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp có ích nhằm lựa chọn phƣơng án
giúp tối ƣu hóa hoạt động kinh doanh.
Chịu sự ảnh hƣởng từ những biến động lớn của nền kinh tế thế giới với
mong muốn không để nền kinh tế trƣợt dốc quá đà gây ảnh hƣởng lớn đến đời
sống ngƣời dân, để giúp ổn định nền kinh tế nƣớc nhà Chính phủ nƣớc ta đã áp
dụng nhiều biện pháp nhƣ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM (Ngân hàng
thƣơng mại) tại NHNN (Ngân hàng Nhà nƣớc), bắt buộc tăng lãi suất cho vay để
hạn chế lƣợng tiền trong lƣu thông, sáp nhập các NHTM không đủ lƣợng vốn
pháp định theo quy định tuy giúp nƣớc ta không rơi vào tình trạng khủng hoảng
trầm trọng nhƣng lại ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các
NHTM.
Đứng trƣớc những thay đổi đó các NHTM phải nổ lực để vƣợt qua khó
khăn và thử thách trong quá trình cạnh tranh với các NHTM trong nƣớc và các
NHTM có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Xuất phát từ những vấn đề thực tế đó, Ban
giám đốc Ngân hàng TMCP (thƣơng mại cổ phần) Phƣơng Tây – Sở giao dịch
Cần Thơ (hiện nay là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Tây
Đô) đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho Ngân hàng của mình là phải làm sao thu hút
đƣợc nhiều nhất lƣợng vốn nhàn rỗi trong dân và sử dụng lƣợng vốn đó một cách
có hiệu quả nhất để vừa mang đến lợi ích tốt nhất cho khách hàng vừa mang lại
lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng để có thể đứng vững trên thị trƣờng. Để hoạt
động kinh doanh ổn định phát triển, đặc biệt là có hiệu quả đồng thời cũng hạn
chế đƣợc rủi ro đòi hỏi Ngân hàng phải quản lý tốt những khoản thu chi của
mình, nắm đƣợc tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian vừa qua và
để nắm bắt đƣợc thị trƣờng thị trƣờng thực tế, xác định đƣợc phƣơng hƣớng, mục
tiêu đầu tƣ đầu tƣ trong tƣơng lai thì việc phân tích hoạt động kinh doanh là việc
làm không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp, trong đó có Ngân hàng.
Nhận thức tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng, tôi chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng TMCP Phƣơng Tây – sở giao dịch Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng

2

đầu năm 2013 (hiện nay là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi
nhánh Tây Đô)” để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Phƣơng Tây – sở giao dịch Cần Thơ (hiện nay là PVcomBank – Chi
nhánh Tây Đô) từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Từ kết quả của việc
phân tích đánh giá đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng, tạo sự phát triển bền vững cho Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
i. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thông qua phân
tích các hoạt động huy động,t ín dụng và các chỉ tiêu thu nhập, chi phí, lợi nhuận.
ii. Các tác động của môi trƣờng kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn
của ngân hàng, trên cơ sở đó đề ra những phƣơng án cụ thể để khắc phục khó
khăn và phát triển thị trƣờng cho Ngân hàng trong thời gian tới.
iii.Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây – sở giao dịch Cần Thơ (hiện nay là PVcomBank
– Chi nhánh Tây Đô) trong thơi gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
i. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013 nhƣ thế nào? Tốc độ tăng trƣởng doanh thu, chi phí và lợi nhuận
của Ngân hàng ra sao? Ngân hàng hoạt động có hiệu quả không?
ii. Những giải pháp nào có thể giúp Ngân hàng nâng cao năng lực cạnh
tranh và hạn chế rủi ro trong kinh doanh để hoạt động có hiệu quả hơn? Ai là
ngƣời chịu trách nhiệm giải quyết và cần đƣợc hỗ trợ nhƣ thế nào?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây – sở giao dịch
Cần Thơ (hiện nay là PVcomBank – Chi nhánh Tây Đô), số 127 Lý Tự Trọng,
phƣờng An Phú, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài là số liệu từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 tại Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây – sở giao dịch Cần Thơ
(hiện nay là PVcomBank – Chi nhánh Tây Đô).

3

Thời gian thực hiên nghiên cứu đề tài từ ngày 12/8/2013 đến ngày
18/11/2013.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng TMCP Phƣơng Tây – sở giao dịch Cần Thơ (hiện nay là PVcomBank – Chi
nhánh Tây Đô) qua các năm 1010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 bằng các
số liệu tổng hợp từ quá trình kinh doanh của đơn vị.


4

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Trịnh Văn Sơn và Đào Nguyên Phi (2006, trang 1) nhận định rằng “Phân
tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tƣợng trong mối

quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tƣợng đó.
Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh
giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; Các nguồn tiềm năng
cần khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phƣơng án và giải
pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Trƣớc đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô
nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chƣa nhiều và chƣa phức tạp, công việc
phân tích thƣờng đƣợc tiến hành giản đơn có thể thấy ngay trong công tác hạch
toán. Khi sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển thì thông tin cho nhà quản trị
càng nhiều, đa dạng và phức tạp. PTKD hình thành và phát triển nhƣ một môn
khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
Phân tích nhƣ là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trƣớc quyết định
và là cơ sở cho việc ra quyết định. PTKD nhƣ là một ngành khoa học, nó nghiên
cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề
xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi DN.
Nhƣ vậy, PTKD là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các
mặt của hoạt động kinh doanh , là quá tr
́
nh nhận thức và cải tạo hoạt động kinh
doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN
và phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu
quả kinh doanh cao”.
PKTD là hoạt động cần thiết để đánh giá quá trình hoạt động của DN,
không chỉ giúp cho bản thân DN mà còn là cơ sở để thu hút các tổ chức kinh tế
khác hay các cá nhân hợp tác với DN. Hoạt động kinh doanh (HĐKD) của DN
đƣợc phản ánh thông qua chỉ tiêu hiệu quả hoạt động. Hiệu quả hoạt động kinh
doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có
của đơn vị cũng nhƣ của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đề ra. Hiệu quả
hoạt động kinh doanh của đơn vị phụ thuộc vào chi phí đầu vào và kết quả đầu ra


5


O
Hiệu quả = (2.1)
I
Trong đó:
O: đầu ra (output)
I : đầu vào (input)
Chi phí đầu vào của đơn vị có thể bao gồm: vốn kinh doanh (vốn lƣu
động, vốn cố định), chi phí tiền lƣơng, chi phí kinh doanh…
Kết quả đầu ra đƣợc đo bằng các chỉ tiêu nhƣ: doanh thu, lợi nhuận
(Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2011).
2.1.1.2 Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh
Trịnh Văn Sơn và Đào Nguyên Phi (2006, trang 2) phát biểu rằng
“PTKD là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàng trong HĐKD.
Thông qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ đƣợc các
nguyên nhân, nhân tố cũng nhƣ nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và
nhân tố ảnh hƣởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ
chức và quản lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh
doanh.
PTKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng nhƣ
những hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định
đúng đắn mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả.
PTKD là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra
các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng
kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Tài liệu PTKD còn rất cần thiết cho các đối tƣợng bên ngoài, khi họ có

các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ mới
có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tƣ, cho vay…đối với DN
nữa hay không?”.
2.1.1.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
Đánh giá quá trình hoạt động của Ngân hàng, xem xét mức độ hoàn
thành những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thông qua các chỉ tiêu kinh tế dƣới sự
tác động của các nhân tố ảnh hƣởng.

6

Phân tích hoạt động kinh doanh còn là cơ sở để các nhà quản lý xây dựng
mục tiêu cho thời kỳ kế tiếp, hoạch định những việc cần làm để thực hiện mục
tiêu, nhận diện những rủi ro có thể xảy ra và phòng ngừa rủi ro (Thái Hán Bích,
2008, trang 6).
2.1.1.4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh
Thái Hán Bích (2008, trang 6) phát biểu rằng “Kiểm tra đánh giá một
cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hình thƣc hiện các mục tiêu kinh
doanh của Ngân hàng thông qua mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã xây
dựng của Ngân hàng.
Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng và nguyên ngân gây nên các nhân tố đó.
Đề xuất những giải pháp nhằm khai thác những tiềm năng của Ngân
hàng, khắc phục những tồn tại yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng trong thời gian tới và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế
cho địa phƣơng.
Hoạch định phƣơng án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định”.
2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 Doanh thu (Thu nhập)
Thái Hán Bích (2008, trang 6) phát biểu rằng “Thu nhập của Ngân hàng
là các khoản thu từ quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhƣ: cho vay,

đầu tƣ, cung cấp dịch vụ…
Thu nhập của một Ngân hàng bao gồm các khoản thu nhƣ sau:
 Thu từ hoạt động tín dụng: tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu, quan
trọng nhất cho Ngân hàng, chiếm khoản 80% tổng thu nhập cho Ngân hàng. Bao
gồm tiền lãi thu về khi cho vay tín dụng (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), tiền lãi
khi cho các tổ chức tín dụng khác vay.
 Thu từ hoạt động kinh doanh: các khoản thu từ đầu tƣ chứng khoán, hùn
góp vốn liên doanh, thu từ kinh doanh ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá…
 Thu từ các khoản tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác.
 Thu từ các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng nhƣ các phí thanh toán qua
Ngân hàng cho khách hàng là các tổ chức kinh tế và các khách hàng cá nhân.
 Các khoản thu không thƣờng xuyên nhƣ: nhƣợng bán hoặc thanh lý tài
sản cố định, các khoản tiền phạt theo quy chế do khách hàng vi phạm hợp đồng,
chênh lệch tăng về tài sản do đánh giá lại…

7

 Phân tích tỷ trọng của từng khoản mục này giúp xác định đƣợc cơ cấu
thu nhập, từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận cho Ngân hàng,
đồng thời có thể kiểm soát đƣợc rủi ro trong kinh doanh”.
Tô Thị Bích Nhi (2009, trang 13) phát biểu rằng
Số thu nhập cho từng khoản mục
Tỷ trọng % từng khoản mục thu nhập= x 100
Tổng thu nhập
Chỉ số này giúp nhà phân tích xác định đƣợc cơ cấu của thu nhập để từ
đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của Ngân hàng, đồng thời kiểm
soát đƣợc rủi ro trong kinh doanh”.
2.1.2.2 Chi phí
Thái Hán Bích (2008, trang 6-7) phát biểu rằng “Chi phí là toàn bộ tài
sản và tiền bỏ ra để thực hiện một quá trình sản xuất kinh doanh.

Chi phí của một Ngân hàng nói chung bao gồm những khoản sau:
 Chi phí trả lãi tiền gửi và tiền vay: đây là khoản chi phí lớn nhất từ trƣớc
đến nay, sẽ là chi phí lớn trong tƣơng lai và khoản chi phí này sẽ thay đổi khi lãi
suất thay đổi.
 Chi phí cho các khoản tiền lƣơng và phúc lợi của nhân viên.
 Các khoản thuế phải nộp cho nhà nƣớc.
 Chi phí cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhƣ: chi phí phát hành
kỳ phiếu trái phiếu, chi phí cho hoạt động mua bán ngoại tệ, chi phí về hoạt động
mua bán chứng khoán…
 Các khoản chi phí khác nhƣ: chi phí in ấn, quảng cáo, các khoản bảo
hiểm và thiết bị văn phòng, chi về giảm giá trị tài sản, giảm giá trị ngoại tệ…”.
Tô Thị Bích Nhi (2009, trang 14) phát biểu rằng
Số thu nhập cho từng khoản mục
Tỷ trọng % từng khoản mục chi phí = x100
Tổng chi phí
Chỉ số này giúp nhà phân tích biết đƣợc kết cấu các khoản chi để có thể
hạn chế các khoản chi bất họp lý, tăng cƣờng các khoản chi có lợi cho hoạt động
kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lƣợc mà hội đòng quản trị Ngân hàng đề
ra”.
2.1.2.3 Lợi nhuận
Thái Hán Bích (2008, trang 7) phát biể rằng “Giống nhƣ lợi nhuận thu
đƣợc của doanh nghiệp lợi nhuận của Ngân hàng cũng là khoản thu nhập sau khi
trừ hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh.

8

Công thức tính lợi nhuận:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí (2.2)
Việc tạo ra lợi nhuận là cần thiết và quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của tất cả các doanh nghiệp trong đó có Ngân hàng, giúp Ngân hàng duy

trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo động lực cho nhà quản lý đẩy mạnh
chiến lƣợc kinh doanh và gia tăng các dịch vụ”.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM. Lợi nhuận có thể là những khoản hữu hình nhƣ tài sản cố
định, tiền… và những giá trị vô hình nhƣ uy tín của Ngân hàng đối với khách
hàng, phần trăm thị phần của khách hàng trên thị trƣờng, uy tín thƣơng hiệu
(Thái Hán Bích, 2008).
2.1.2.4 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Profit margin on sale)
Nguyễn Minh Kiều (2012, trang 93-94) phát biểu rằng “Tỷ lợi nhuận
trên doanh thu (ROS) phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho
biết một đồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đứng trên góc độ
Ngân hàng, lợi nhuận ở đây thƣờng đƣợc sử dụng là lợi nhuận trƣớc thuế, trong
khi đứng ở góc độ cổ đông lợi nhuận sau thuế thƣờng đƣợc sử dụng.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu đƣợc tính bằng cách lấy lợi nhuận (lợi
nhuận ròng hoặc trƣớc thuế) chia cho doanh thu nhân 100, theo công thức sau:
Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông
ROS = x 100 (2.3)
Doanh thu
Lợi nhuận ròng và doanh thu đều có thể lấy số liệu từ kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh
thu hay cứ 100 đồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận”.
2.1.2.5 Tổng chi phí trên tổng thu nhập
Tô Thị Bích Nhi (2008, trang 15) phát biểu rằng “Chỉ số này tính toán
khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ số đo lƣờng
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Thông thƣờng chỉ số này phải
nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang
có nguy cơ phá sản trong tƣơng lai”.
2.1.2.6 Thu nhập lãi trên chi phí lãi
Tô Thị Bích Nhi (2008, trang 15) phát biểu rằng “Chỉ số thu nhập lãi trên
chi phí lãi thể hiện một đồng chi phí trả lãi trong một thời gian nhất định tạo ra

đƣợc bao nhiêu thu nhập từ lãi.

9

Thu nhập lãi là khoản thu nhập từ lãi tiền gửi và lãi cho vay. Chi phí lãi
là khoản chi từ lãi tiền gửi và lãi cho vay”
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu thứ cấp đƣợc thu thập chủ yếu
thông qua cáo tổng kết tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây –
Sở giao dịch Cần Thơ (hiện nay là PVcombank – Chi nhánh Tây Đô) từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 .
Thu thập số liệu thông tin về Ngân hàng và một số tài liệu có liên quan
nhƣ giáo trình, tạp chí.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Nghiên cứu dùng một số phƣơng pháp sau để đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây – sở giao dịch Cần Thơ
(hiện nay là PVcomBank – Chi nhánh Tây Đô).
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Theo Trịnh Văn Sơn và Đào Nguyên Phi (2006, trang 3-4) thì “so sánh là
một phƣơng pháp đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong PTKD. Sử dụng phƣơng pháp
so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc
lƣợng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tƣơng tự để xác định xu hƣớng và
mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tập hợp đƣợc những
nét chung, tách ra đƣợc những nét riêng của các hiện tƣợng kinh tế đƣa ra so
sánh, trên cơ sở đó đánh giá đƣợc các mặt phát triển hay mặt kém phát triển, hiệu
quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp nhằm quản lý tối ƣu trong mỗi
trƣờng hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề
cơ bản sau đây:
a. Lƣa chọn tiêu chuẩn so sánh

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để làm căn cứ so sánh, đƣợc
gọi là kỳ gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh
cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:
- Tài liệu của năm trƣớc (kỳ trƣớc hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu
hƣớng phát triển các chỉ tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kê hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh
giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức.

10

- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu
hoặc đơn đặt hàng của khách hàng… nhằm khẳng định vị trí của các DN và khả
năng đáp ứng nhu cầu.
Các chỉ tiêu của kỳ đƣợc chọn đƣợc chọn để so sánh với kỳ gốc đƣợc gọi
là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt đƣợc.
b. Điều kiện so sánh
Để thực hiện phƣơng pháp này có ý nghĩa thì điều kiện kiên quyết là các
chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần
quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so
sánh đƣợc giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Về thời gian: là các chỉ tiêu đƣợc tính trong cùng một khoảng thời gian
hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:
- Phản ánh cùng nội dung kinh tế.
- Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phƣơng pháp tính toán.
- Phải cùng một đơn vị đo lƣờng.
Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đƣa ra phân tích cần
phải đƣợc quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhƣ nhau”.
c. Kỹ thuật so sánh
Theo Trịnh Văn Sơn và Đào Nguyên Phi (2006, trang 4) thì “để đáp ứng
các mục tiêu nghiên cứu, ngƣời ta thƣờng sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:

 So sánh bằng số tuyệt đối:
- Số tuyệt đối: là số biểu hiện quy mô, khối lƣợng của một chỉ tiêu kinh
tế nào đó ta thƣờng gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính toán các
lại số liệu khác.
- So sánh bằng số tuyệt đối: là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ
phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biên sđộng khối lƣợng, quy
mô của các hiện tƣợng kinh tế”.
Bùi văn Trịnh (2013, trang 2) phát biểu rằng “kết quả so sánh tuyệt đối
phản ảnh tổng hợp quy mô, khối lƣợng của sự kiện
Tác dụng của so sánh
Phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối
lƣợng.
Tăng (+) giảm (-) tuyệt đối = chỉ tiêu thực tế - chỉ tiêu kế hoạch”.
 So sánh bằng số tƣơng đối:

11

Theo Trịnh Văn Sơn và Đào Nguyên Phi (2006, trang 5) phát biểu rằng
“Có nhiều loại số tƣơng đối, tùy theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù
hợp:
+ Số tƣơng đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ:
- Số tƣơng đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ là kết quả của phép
chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản
ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
Chỉ tiêu kỳ phân tích
Số tƣơng đối hoàn thành kế hoạch= x100
Chỉ tiêu kỳ gốc
So sánh số tƣơng đối hoàn thành kế hoạch là so sánh kết quả vừa tính
đƣợc với 100%”.




12

CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƢƠNG TÂY – SỞ GIAO DỊCH CẦN THƠ
(HIỆN NAY LÀ PVCOMBANK – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ)

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây – Sở giao dịch Cần Thơ (hiện nay là Ngân
hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô) nằm ngay trung tâm
Thành phố Cần Thơ.
Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây – Sở giao dịch Cần Thơ
(hiện nay là Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô).
Tên viết tắt: Ngân hàng Phƣơng Tây (hiện nay là PVcomBank).
Tên tiếng Anh: Western Bank (Vietnam Public Bank).
Trụ sở chính: 127 Lý Tự Trọng, phƣờng An Phú, quận Ninh Kiều, Thành
phố Cần Thơ.
Điện thoại: (84-710) 373 2424
Fax: (84-710) 373 1768
Email: hiện nay là ()
Website: www.westernbank.vn (hiện nay là www.pvcombank.com.vn).
Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây (hiện nay là Ngân hàng TMCP Đại Chúng
Việt Nam) tiền thân là Ngân hàng Cờ Đỏ, đƣợc thành lập từ cuối năm 1988 tại
Thành phố Cần Thơ với số vốn điều lệ ban đầu là 320 triệu đồng. Sau gần 20
năm hoạt động liên tục có hiệu quả, Western Bank đƣợc sự chấp nhận của
NHNN Việt Nam chuyển đổi thành Ngân hàng đô thị vào tháng 6 năm 2007 và
vốn điều lệ của Ngân hàng nâng lên 1.000 tỷ đồng. Với định hƣớng phát triển ổn
định và bền vững để từng bƣớc xây dựng Ngân hàng dựa trên công nghệ hiện đại,

sau hơn 5 năm chuyển đổi mô hình với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên Ngân
hàng, Western Bank:
 Đã có bƣớc tăng trƣởng về tài chính, nhân sự và mạng lƣới hoạt động với
tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2 lần, cụ thể:
o Vốn điều lệ đạt 1.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 10.000 tỷ dồng
tính đến 31/12/2009.
o Vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng vào năm 2011.
o Đạt hơn 78 điểm giao dịch tại 20 tỉnh thành trên cả nƣớc.

13

o Hơn 890 cán bộ công nhân viên trẻ (hơn 90% dƣới 40 tuổi) và tất cả
nhân viên giao dịch đều trải qua quá trình đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng của
Ngân hàng.
 Ngày 04/10/2013 Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank)
– Chi nhánh Tây Đô đã chính thức đi vào hoạt động, trên cở sở hợp nhất giữa
Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP
Phƣơng Tây (WesternBank) theo quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013.
o PVcomBank có tổng tài sản đạt 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ
đồng, trong đó cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và
cổ đông chiến lƣợc Morgan Stanley (6,7%). Quy mô hoạt động tại 30 chi nhánh,
67 phòng giao dịch và 04 quỹ tiết kiệm tại các tỉnh thành trọng điểm của cả nƣớc.
o PVcomBank tự hào lọt vào top 18 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt
Nam, với tiềm lực tài chính, khả năng ứng dụng công nghệ và thế mạnh dịch vụ
chuyên nghiệp cả trên 2 mảng bán buôn và bán lẻ.
o Tận dụng ƣu thế về công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lƣợng
cao và bề dày kinh nghiệm trong cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp trong
ngành Dầu khí, năng lƣợng, hạ tầng cũng nhƣ sự yêu mến và tin tƣởng của quý
khách hàng, PVcomBank đặt mục tiêu vƣơng tới vị trí top 5 ngân hàng có chỉ số
an toàn nhất Việt Nam trƣớc năm 2015, đứng đầu về cung cấp dịch vụ trong lĩnh

vực năng lƣợng của khu vực với tổng tài sản đến năm 2015 đạt 235.000 tỷ đồng.
o Với phƣơng châm “khách hàng là trọng tâm”, PVcomBank cam kết
không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, năng lực quản trị điều hành,
ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, hứa hẹn mở ra cơ hội phát triển bền
vững, gia tăng lợi ích cho cổ đông, khách hàng với dịch vụ linh hoạt, thông minh
và an toàn.
o Bằng những thế mạnh sẵn có và những nõ lực không ngừng nhằm
mang tới trải nghiệm về chất lƣợng dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng,
PVcomBank đang từng bƣớc khẳng định uy tín và thƣơng hiệu trên thị trƣờng tài
chính tiền tệ, trở thành một trong những ngân hàng lớn mạnh và quen thuộc với
Đại Chúng Việt Nam – PVcombank “Ngân hàng không khoảng cách”.
 Công nghệ Ngân hàng
o Đã triển khai thành công hệ thống quản trị nghiệp vụ Ngân hàng trực
tuyến (hệ thống Corebanking với tên gọi Microbank) với cơ sở dữ liệu tập trung
và xử lý giao dịch theo thời gian thực.
o Là Ngân hàng duy nhất có trang web riêng dành cho sinh viên.

14

o Ngân hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Ernst &
Young Việt Nam khi mới chuyển đổi mô hình (2007) và liên tiếp trong các năm
tiếp theo với ý kiến chấp nhận toàn phần.
o Là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tích hợp công nghệ sử dụng vân
tay trong các giao dịch Ngân hàng, và kèm theo ứng dụng hệ thống camera quan
sát thông qua internet (IP camera).
o Phát triển kênh phân phối dựa trên công nghệ hiện đại: ATM, TCD,
POS (khách hàng rút tiền mặt tại Ngân hàng bằng thẻ ATM) và đang phát triển
Kiosbanking…
o Kết nối thành công hệ thống SWIFT, hệ thống Banknet, VNBC và
Smartlink.

 Giải thƣởng, danh hiệu thi đua tiêu biểu của Ngân hàng
o Xếp thứ 3 về hạ tầng nhân lực công nghệ thông tin – truyền thông.
o Đúng thứ 4 về hạn tầng kỹ thuật công nghệ thông tin – truyền thông.
o Xếp thứ 9 trong top 10 Ngân hàng đứng đầu và trong 29 Ngân hàng
thƣơng mại về xếp hạng chung các Ngân hàng thƣơng mại do Vietnam ICT
Index 2005 xếp hạng.
 Đạt đƣợc những thành tựu từ đánh giá của các cơ quan hữu quan
o Đƣợc VietnamReport xếp trong VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp Tƣ
nhân lớn nhất Việt Nam năm 2011.
o Đƣợc VietnamReport xếp trong V1000 – Top 1000 Doanh nghiệp
đóng thuế thu nhập lớn nhất năm 2011.
o Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam xếp hạng A trong 3 năm liền (2009,
2008, 2007).
o Đứng thứ 1 trong tổng số 22 ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam về
mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông
(ICT Index 2007).
o Nhận giải thƣởng “Cúp vàng thƣơng hiệu chứng khoán uy tín” trong 3
năm liền (2010, 2009, 2008) và “Công ty Cổ phần hàng đầu Việt Nam” năm
2009.
o Nhận giải thƣởng "Thƣơng Mại dịch vụ Tiêu biểu Việt Nam" 2 năm
liền (2010, 2009).
o Đƣợc Cấp Chứng thƣ Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp 2010.

15

o Đƣợc Ngân hàng Thế giới dành cho nguồn vốn tài trợ phát triển nông
thôn 70 tỷ đồng và 20.000 USD cho việc đào tạo phát triển nhân lực.
o Đơn vị hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ nộp thuế 4 năm liền (2010, 2009,
2008, 2007.
o Tích cực đóng góp và tài trợ cho năm Du lịch Quốc gia Mê Kong

2008.
Ngân hàng đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và cho ra
những sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Sự hài
lòng và tin tƣởng của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của Western Bank. Sự
thành công của Western Bank, cũng đƣợc Ngân hàng Thế Giới (World Bank)
đánh giá cao và liên tục nhiều năm liền nhận đƣợc sự tài trợ từ World Bank cho
quỹ phát triển nông thôn, nâng cao năng lực và tài chính. Hƣớng đến sự phát
triển bền vững, Western Bank chọn công ty kiểm toán quốc tế cho hoạt động của
mình bắt đầu từ năm tài chính 2007. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
Western Bank, Công ty bất động sản Western Land cũng đã đi vào hoạt động và
đạt đƣợc những thành công nhất định. Với những thành công đã đạt đƣợc thì
Western Bank phấn đấu sẽ trở thành một trong những Ngân hàng có những sản
phẩm và dịch vụ tốt nhất, tạo đƣợc sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây – sở giao dịch Cần
Thơ (hiện nay là PVcomBank – Chi nhánh Tây Đô) đƣợc kết cấu với nhau rất
chặt chẽ nhằm vận hành tốt hoạt động kinh doanh và phục vụ tốt cho khách hàng.
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng gồm có: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban
điều hành và các phòng ban khác.
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo, điều hành, hƣớng dẫn
Quan hệ hợp tác, hỗ trợ
Quan hệ phục vụ
- BP: bộ phận
- NC & PTKD: nghiên cứu và phát triển kinh doanh
- KHKD: kế hoạch kinh doanh
- QHTTQT: quan hệ thanh toán quốc tế
- NCPT thẻ: nghiên cứu phát triển thẻ
- ATM: máy rút tiền tự động


×