TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN NGỌC TRÚC QUỲNH
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Cần Thơ – 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN NGỌC TRÚC QUỲNH
MSSV: 3083750
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN NGỌC LAM
Cần Thơ – 2014
i
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học Cần Thơ với
sự dạy dỗ tận tình của quý Thầy Cô, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các Anh, Chị tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Cần Thơ đã giúp em
cũng cố những kiến thức đã học và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn bổ sung cho lý
luận học vấn của mình, điều đó giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Kinh tế và Quản
trị kinh doanh - Trường Đại học Cần Thơ, đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích
về chuyên ngành, giúp em có được nền tảng vững chắc hỗ trợ đắc lực cho việc làm của
em sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Ngọc Lam,
người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp kiến thức và giúp đỡ em hoàn thành tốt quyển
luận văn này.
Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Ngân hàng Thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Cần Thơ đã tiếp nhận và hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua để hoàn thành tốt đợt thực tập.
Hơn hết là lời cảm ơn chân thành nhất đến các Anh và các Chị tại Phòng Quản lý
khách hàng doanh nghiệp, đã tận tình chỉ bảo, giải đáp những thắc mắc, truyền đạt
những kiến thức thực tế bổ ích và cần thiết cho em hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè cùng tôi học tập, trao đổi trong suốt quá trình học
tập.
Cuối lời em xin kính chúc quý thầy cô Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh dồi dào
sức khoẻ và công tác tốt. Kính chúc các cô chú, anh chị trong Ngân hàng gặp nhiều
thuận lợi trong việc kinh doanh và trong cuộc sống.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN NGỌC TRÚC QUỲNH
ii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên
cứu nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN NGỌC TRÚC QUỲNH
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
NGUYỄN NGỌC LAM
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
vi
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ i
Nhận xét của cơ quan thực tập ii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iii
Nhận xét của giáo viên phản biện v
Mục lục vi
Danh mục biểu bảng ix
Danh mục hình x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
Không gian 2
Thời gian 2
1.4 Đối tương nghiên cứu 2
1.5 Lược khảo tài liệu 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về tín dụng 4
2.1.1 Khái niệm về tín dụng 4
2.1.2 Khái niệm cho vay và các phương thức cho vay 4
2.1.2.1 Cho vay 4
2.1.2.2 Nguyên tắc cho vay 4
2.1.2.3 Điều kiện cấp tín dụng 5
2.1.2.4 Các phương thức cho vay 5
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 6
2.1.3.1 Chỉ tiêu nợ xấu/dư nợ 8
2.1.3.2 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 8
2.1.3.3 Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay 8
vii
2.1.3.4 Thu nhập lãi/Chi phí lãi vốn 8
2.1.3.5 Thu nhập lãi/Dư nợ 8
2.1.3.6 Thu nhập lãi/Tổng thu nhập 9
2.1.3.7 Hệ số năng lực cho vay 9
2.1.3.8 Hệ số thanh khoản 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
Cần Thơ 11
3.1.1 Vài nét về Ngân hàng 11
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban thuộc BIDV Chi nhánh 11
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 12
3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban 13
3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng BIDV 19
3.2 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Cần Thơ từ
năm 2011 - 2013 20
3.2.1 Thu nhập 20
3.2.2 Chi phí 22
3.2.3 Lợi nhuận 23
3.3 Thuận lợi và khó khăn 24
3.3.1 Thuận lợi 24
3.3.2 Khó khăn
24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 Phân tích nguồn vốn của BIDV Chi nhánh Cần Thơ (2011 – 2013) 26
4.1.1 Vốn huy động 28
4.1.2 Vốn điều chuyển 28
4.1.3. Vốn và các quỹ khác 29
4.2 Phân tích hoạt động cho vay chung của BIDV Chi nhánh Cần Thơ 29
4.2.1 Doanh số cho vay 30
viii
4.2.2 Tình hình thu nợ 31
4.2.3 Tình hình dư nợ 32
4.2.4 Tình hình nợ xấu 32
4.3 Phân tích tình hình cho vay của BIDV Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2011–2013)
33
4.3.1 Doanh số cho vay của ngân hàng 33
4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn 33
4.3.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 36
4.3.1.3 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 39
4.3.2 Doanh số thu nợ của Ngân hàng 42
4.3.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn 42
4.3.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 43
4.3.2.3 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 46
4.3.3 Dư nợ của Ngân hàng 49
4.3.3.1 Dư nợ theo thời hạn 49
4.3.3.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế 50
4.3.3.3 Dư nợ theo ngành kinh tế 52
4.3.4 Nợ xấu của Ngân hàng 55
4.3.4.1 Nợ xấu theo thời hạn 55
4.3.4.2 Nợ xấu theo thành phần kinh tế 56
4.3.4.3 Nợ xấu theo ngành kinh tế 59
4.4 Đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng 62
4.4.1 Phân tích tình hình hoạt động cho vay 62
4.4.1.1 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ 62
4.4.1.2 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 63
4.4.1.3 Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay 64
4.4.1.4 Hệ số năng lực cho vay 65
4.4.1.5 Hệ số thanh khoản 66
4.4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay 67
4.4.2.1 Thu nhập lãi/Chi phí lãi 67
4.4.2.2 Thu nhập lãi/Dư nợ 67
4.4.2.3 Thu nhập lãi/Tổng thu nhập 68
ix
4.5 Phân tích thị trường hoạt động của BIDV 68
4.5.1 Thị phần cho vay 68
4.5.2 Chính sách lãi suất 70
4.5.3 Chính sách thu hút khách hàng 73
4.5.4 Chính sách chăm sóc khách hàng 76
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIÊT NAM CHI NHÁNH
CẦN THƠ
5.1. Đánh giá chung hoạt động của Ngân hàng 77
5.1.1 Thành tựu 77
5.1.2 Tồn tại 78
5.2. Những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại BIDV Chi nhánh Cần Thơ . 78
5.2.1 Giải pháp trong hoạt động cho vay 78
5.2.2 Giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu 79
5.2.3 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng 79
5.2.4 Biện pháp nâng cao công tác thu hồi nợ 80
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận 82
6.2. Kiến nghị 83
6.2.1 Đối với NHNN 83
6.2.2 Đối với Chi nhánh Cần Thơ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
x
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm (2011–2013) 20
Bảng 3.2: Tình hình Chi phí của Ngân hàng qua 3 năm (2011–2013) 22
Bảng 3.3: Lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm (2011–2013) 23
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của BIDV Chi nhánh Cần Thơ (2011–2013) 27
Bảng 4.2: Hoạt động cho vay chung của BIDV Cần Thơ (2011–2013) 30
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của BIDV Cần Thơ (2011–2013)33
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của BIDV Cần Thơ
(2011–2013) 36
Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ (2011–2013) 39
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của BIDV Cần Thơ (2011–2013) 42
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của BIDV Cần Thơ (2011–2013) . 43
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của BIDV Cần Thơ
(2011– 2013) 46
Bảng 4.9: Dư nợ theo thời hạn của BIDV Cần Thơ (2011–2013) 49
Bảng 4.10: Dư nợ theo thành phần kinh tế của BIDV Cần Thơ (2011–2013) 50
Bảng 4.11: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế của BIDV Cần Thơ (2011–2013) 52
Bảng 4.12: Nợ xấu theo thời hạn của BIDV Cần Thơ (2011–2013) 55
Bảng 4.13: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của BIDV Cần Thơ (2011–2013) 56
Bảng 4.11: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của BIDV Cần Thơ (2011–2013) 59
Bảng 4.15: Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ từ năm 2011-2013 62
Bảng 4.16: Vòng quay vốn tín dụng từ năm 2011-2013 63
Bảng 4.17: Hệ số thu nợ từ năm 2011-2013 64
Bảng 4.18: Hệ số năng lực của Ngân hàng qua 3 năm (2011–2013) 65
Bảng 4.19: Hệ số thanh khoản của Ngân hàng qua 3 năm (2011–2013) 66
Bảng 4.20: Thu nhập lãi/Chi phí lãi 67
Bảng 4.21: Thu nhập lãi/Dư nợ từ năm 2011-2013 67
Bảng 4.22: Thu nhập lãi/Tổng thu nhập từ năm 2011-2013 67
xi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng BIDV Cần Thơ 12
Hình 4.1: Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của BIDV 38
Hình 4.2: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế của BIDV (2011-2013) 41
Hình 4.3: Cơ cấu thu nợ theo thành phần kinh tế của BIDV (2011-2013) 45
Hình 4.4: Cơ cấu thu nợ theo ngành nghề kinh tế của BIDV (2011-2013) 48
Hình 4.5: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của BIDV (2011-2013) 51
Hình 4.6: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh tế của BIDV (2011-2013) 54
Hình 4.7: Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế của BIDV (2011-2013) 58
Hình 4.8: Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của BIDV (2011-2013) 61
Hình 4.9: Thị phần cho vay của các ngân hàng năm 2013 69
xii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
TMCP Thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng nhà nước
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
TCTD Tổ chức tín dụng
PDG Phòng giao dịch
KH DN Khách hàng doanh nghiệp
KH CN Khách hàng cá nhân
DVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DN Doanh nghiệp
VHĐ Vốn huy động
VĐC Vốn điều chuyển
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
DNCV Dư nợ cho vay
ISO International Organization for Standardization (Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn
hóa)
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí
trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên có hệ thống cơ sở hạ tầng
khá thuận lợi cho các doanh nghiệp hợp tác đầu tư cũng như các Ngân hàng phát
triển hoạt động kinh doanh. Trong các hoạt động của Ngân hàng, thì hoạt động
cho vay của các ngân hàng thương mại thực sự rất quan trọng, đảm nhận vai trò
giữ cho mạch máu của nền kinh tế được lưu thông. Ngân hàng cho vay đối với
doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty tư nhân…. Đối với các ngân
hàng, hoạt động cho vay đem lại thu nhập lớn, bù đắp các chi phí hoạt động khác
và là một trong những hoạt động tính chiến lược của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt
động cho vay của ngân hàng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nên thường yêu cầu
khách hàng vay phải tuân thủ những điều kiện mang tính chất pháp lý nhằm đảm
bảo trả nợ khi đến hạn.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
là một ngân hàng thương mại nhà nước có vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị
trường tài chính, tiền tệ. Ngân hàng đã giúp cho các khách hàng tháo gỡ
vướng mắc trong kinh doanh nhằm đáp ứng kịp thời và bổ sung nguồn vốn
cho các doanh nghiệp, duy trì quá trình sản xuất được liên tục góp phần thúc
đẩy mạnh đầu tư và sự phát triển của kinh tế cả nước. Hoạt động cho vay là
việc ngân hàng thực hiện việc tài trợ cho các nhu cầu sử dụng vốn của khách
hàng trong nền kinh tế, dựa trên nguyên tắc có hoàn trả, có thời hạn và có lãi cho
ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất
cho ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên theo dõi và quản lý chặt
chẽ hoạt động này. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
Cần Thơ là một trong những ngân hàng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường trên, việc cho vay mang lại hiệu quả thiết thực cho cả khách hàng và ngân
hàng là một trong những mục tiêu hoạt động hàng đầu của hệ thống BIDV nói
chung và Chi nhánh Cần Thơ nói riêng.
Chính vì vậy, việc phân tích hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng là
rất cần thiết và quan trọng. Nó giúp ngân hàng thấy được điểm mạnh cũng như
điểm yếu của mình so với các ngân hàng đối thủ trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Từ đó, Chi nhánh sẽ có những giải pháp để tiếp tục đầu tư và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của mình.
2
Bởi vì tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình
cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Cần Thơ” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của
mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng cho vay của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV), phân tích hiệu quả cho vay, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả cho vay tại BIDV.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay của ngân hàng qua 3
năm 2011–2013.
- Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ tiêu tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động
cho vay của ngân hàng.
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro để
nâng cao hiệu quả cho vay tại BIDV.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian:
Địa bàn nghiên cứu chủ yếu tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Cần Thơ, tập trung mảng cho vay của ngân hàng.
- Thời gian:
Đề tài được nghiên cứu từ 6/1/2014 – 28/4/2014.
Số liệu để nghiên cứu được tôi thu thập qua 3 năm là năm 2011, năm 2012
và năm 2013.
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bộ phận tín dụng, phòng tín dụng, ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung phân tích tình
hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Cần Thơ
thông qua các chỉ tiêu về tín dụng như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư
nợ, nợ xấu và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng.
3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đề tài luận văn của tác giả Dương Thế Lân (2009), “Phân tích hiệu quả
hoạt động tín dụng Ngân hàng Kiên Long - Chi nhánh Cần Thơ”. Luận văn
đã phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Kiên Long Chi nhánh
Cần Thơ trong thời gian từ 2007 – 2009, từ những cơ sở lý luận đã nghiên cứu và
trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, luận văn đã đưa
ra một số giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện hoạt động tín dụng của Ngân
hàng Kiên Long Chi nhánh Cần Thơ. Tuy nhiên, luận văn chỉ phân tích hiệu quả
tín dụng của Ngân hàng ở hoạt động cho vay, còn những hoạt động khác thì chưa
được tác giả đề cập đến.
Nguyễn Thị Niềm (năm 2011) “Phân tích hoạt động tín dụng đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”. Tác giả dùng phương pháp so sánh,
thêm vào đó là sử dụng các chỉ số và hệ số để đánh giá hoạt động tín dụng của
ngân hàng. Tuy nhiên, đề tài này chỉ phân tích một lĩnh vực là đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ chưa đưa ra biện pháp hiệu quả cho toàn hoạt động tín dụng
tại ngân hàng.
4
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG
2.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế dưới hình thức
vay mượn và có hoàn trả. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tín dụng:
+ Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái
tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và
lãi sau một thời gian nhất định.
+ Định nghĩa 2: Tín dụng là một phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử
dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
+ Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên
(trái chủ – người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán dựa vào lời
hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người vay) (Thái Văn
Đại, 2012, trang 36).
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ
ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí
nhất định (Nguyễn Minh Kiều, 2013, trang 177).
2.1.2 Khái niệm cho vay và các phương thức cho vay
2.1.2.1 Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất
định theo thỏa thuận có hoàn trả gốc và lãi (Nguyễn Minh Kiều, 2013, trang
199).
2.1.2.2 Nguyên tắc cho vay
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng:
người vay bắt buộc phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, nếu ngân hàng phát
hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn
trước hạn để tránh tình trạng rủi ro cho bản thân ngân hàng. Khách hàng tuân thủ
đúng nguyên tắc sẽ giúp khách hàng sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh và sẽ
tạo ra được lợi nhuận. Đồng thời giúp ngân hàng tạo ra lợi nhuận và góp phần
phát triển sản xuất.
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận
trên hợp đồng tín dụng: ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh và cũng hoạt
động vì mục tiêu lợi nhuận nên để tồn tại và phát triển cần phải thu hồi cả gốc và
lãi sau thời gian cấp tín dụng cho khách hàng. Bất kỳ rủi ro sai hẹn nào từ phía
5
người vay cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, có thể làm cho
ngân hàng thua lỗ, thậm chí phá sản và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội.
2.1.2.3 Điều kiện cấp tín dụng
Theo Điều 7, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban
hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, để được vay vốn khách hàng
phải có các điều kiện sau:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và hành vi nhân sự.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và hiệu quả phù
hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.2.4 Các phương thức cho vay
Theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN các TCTD được phép thỏa thuận
với khách hàng các phương thức cho vay sau:
- Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn, khách hàng và TCTD thực hiện thủ tục
vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng cần thiết.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: TCTD và khách hàng sẽ xác định và thỏa
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản
xuất kinh doanh.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: ngân hàng sẽ cam kết dành cho
khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chối
cho vay.
- Cho vay theo dự án: là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng
phải thẩm định dự án trước khi cho vay.
- Cho vay trả góp: khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa
thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ
hạn trong thời hạn cho vay.
- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: TCTD chấp thuận cho
khách hàng được sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán
tiền mua hàng hóa, dịch vụ hay dùng để rút tiền mặt.
6
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng
văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán
của khách hàng phù hợp với quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam.
- Cho vay hợp vốn: một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn
hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một TCTD làm đầu mối
dàn xếp, phối hợp với TCTD khác.
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Theo Dương Hữu Hạnh (2012, trang 716-717), một số khái niệm sau:
- Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng đã cấp phát cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay
đó thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý,
năm.
- Doanh số thu nợ là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các
khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.
- Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và sẽ thu được
vào một thời điểm nhất định. Dư nợ bao gồm nợ trong hạn và nợ xấu.
Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số
cho vay và doanh số thu nợ.
- Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tố chức tín dụng ban hành theo Quyết
định số 493/2005/QĐ-NHNN, nợ ngân hàng được chia thành 5 nhóm như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn):
- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc, lãi đúng thời hạn còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (Khoản 2 Điều 6
quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý):
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng
trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
7
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (Khoản 3 Điều 6
quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (Khoản 3 Điều 6
quyết định18/2007/QĐ-NHNN ).
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ):
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (Khoản 3 Điều 6
quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (Khoản 3 Điều 6
quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
Như vậy, nợ xấu là nợ thuộc các Nhóm 3, 4 và 5.
8
2.1.3.1 Chỉ tiêu nợ xấu/dư nợ: Là chỉ tiêu đo lường chất lượng nghiệp vụ
tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng
cao. Công thức tính:
Nợ xấu
Tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ (%) = x 100(%) (2.1)
Dư nợ
2.1.3.2 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng (vòng): Là chỉ tiêu đo lường tốc
độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư quay vòng
nhanh hay chậm. Công thức tính:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = (2.2)
Dư nợ bình quân
Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân = (2.3)
2
2.1.3.3 Doanh số thu nợ /Doanh số cho vay (Hệ số thu nợ): Là chỉ tiêu
thể hiện sự so sánh giữa số tiền ngân hàng thu nợ với số tiền ngân hàng cho vay
trong một thời kỳ kinh doanh nhất định. Công thức tính:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu hồi nợ (lần) = (2.4)
Doanh số cho vay
2.1.3.4 Thu nhập lãi /Chi phí lãi: Là chỉ tiêu thể hiện sự so sánh giữa thu
nhập từ hoạt động cho vay với chi phí cho các khoản vay. Công thức tính:
Thu nhập lãi
R1 (lần) = (2.5)
Chi phí lãi
2.1.3.5 Thu nhập lãi /Dư nợ: Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sinh lời của
các khoản cho vay. Công thức tính:
Thu nhập lãi
R2 (lần) = (2.6)
Dư nợ
9
2.1.3.6 Thu nhập lãi /Tổng thu nhập: Là chỉ tiêu thể hiện sự so sánh giữa
thu nhập từ lãi vay với tổng thu nhập, đánh giá được hiệu quả của hoạt động tín
dụng so với các hoạt động khác. Công thức tính:
Thu nhập lãi
R3 (lần) = (2.7)
Tổng Thu nhập
2.1.3.7 Hệ số năng lực cho vay
Tỷ trọng này càng cao ảnh hưởng khả năng thanh khoản của ngân hàng
vì
cho vay và cho thuê tài chính được xem là những tài sản kém tính
thanh khoản
nhưng đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Dư nợ cho vay
Hệ số năng lực = (2.8)
Tổng tài sản
2.1.3.8 Hệ số thanh khoản
Tài sản thanh khoản – Vay ngắn hạn
Hệ số thanh khoản = (2.9)
Vốn tiền gửi
+ Tài sản thanh khoản bao gồm: Tiền mặt tại quỹ tiền, gửi tại Ngân hàng Trung
ương. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các chứng khoán
ngắn hạn
+ Vốn tiền gửi (vốn huy động): Tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư,
tiền gửi các tổ chức tín dụng khác
Hệ số thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho người
gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn lực thực sự hoặc tiền năng trong
thanh toán. Hệ số thanh khoản cho thấy rủi ro thấp và lợi nhuận giảm dần (Thái
Văn Đại, 2010, trang 27).
10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Cụ thể là:
Số liệu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua
các năm, bảng báo cáo tình hình cho vay qua các năm, tình hình thu nhập và chi
phí từ hoạt động cho vay.
Ngoài ra, thông tin còn được thu thập từ các bài nghiên cứu trên sách báo,
tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
. Là việc rút ra những kết luận hay đưa ra những nhận xét, phán đoán từ
những mô tả, so sánh và phân tích về đối tượng nghiên cứu trước đó.
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh số
tương đối, so sánh số tuyệt đối để thấy được tình hình thay đổi, biến động qua
các năm.
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để đánh
giá hiệu quả và rủi ro hoạt động cho vay.
- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp suy
luận, kết quả phân tích để tìm ra những điểm mạnh và hạn chế trong hoạt động
tín dụng đồng thời đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn
chế rủi ro cho ngân hàng.
11
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1.1 Vài nét về Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thành phố Cần Thơ
được thành lập năm 1977 theo quyết định số 32/CP của Chính Phủ, với tên gọi
ban đầu là Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang. Trong thời kỳ này, hoạt động chủ
yếu của Ngân hàng là cấp phát vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản được bố trí theo
kế hoạch của Nhà nước. Nhiệm vụ này được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa
các nguồn: vốn ngân sách cấp phát trực tiếp cho các công trình xây dựng cơ bản
mang ý nghĩa chiến lược; vốn đầu tư của các đơn vị kinh tế và các nguồn vốn tín
dụng cho các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực hiện thông qua
Quỹ Đầu tư Nhà nước.
Ngày 26/04/1981, Chính phủ ra quyết định 259/CP thành lập Ngân hàng Đầu
tư và Xây dựng Hậu Giang trên cơ sở chi nhánh Kiến Thiết và Quỹ Tín dụng
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hậu Giang hợp lại. Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ
trưởng ra quyết định 401/HĐBT chuyển Ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Hậu
Giang từ hoạt động theo cơ chế bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh Xã
Hội Chủ Nghĩa. Đầu năm 1992 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần
Thơ ra đời là do sự kiện tách tỉnh Hậu Giang ra làm hai tỉnh Cần Thơ và Sóc
Trăng.
Và từ ngày 1/1/1995 sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi
theo Quyết định 654/TTG của Thủ tướng Chính Phủ, hệ thống Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển chuyển hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo Quyết định
293/QĐ_NH9 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong thời kỳ
này, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là tạo được nhiều vốn và sử
dụng vốn với hiệu quả tối ưu, gắn chiến lược huy động và sử dụng vào trong một
chiến lược tổng thể nhằm đa dạng hóa và hữu hiệu hóa hoạt động Ngân hàng, mà
chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tư phát triển dự án theo mục tiêu kinh tế đề ra.
Đến nay, BIDV Cần Thơ là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần lớn
mạnh trên địa bàn Cần Thơ, tiên phong cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng hiện
đại và là một trong những Chi nhánh hoạt động có hiệu quả của hệ thống.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban thuộc BIDV Chi
nhánh Cần Thơ