Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 122 trang )

Bộ Giáo dục Liên bang Nga
Trường Đại học Năng lượng Moscva

O.M. Kovalevich

NGUYÊN LÝ
ĐẢM BẢO
AN TOÀN
CÁC CƠ SỞ HẠT NHÂN
Giáo trình môn học
“Đảm bảo an toàn các cơ sở hạt nhân”
dùng cho sinh viên ngành
“Nhà máy điện và các cụm thiết bị hạt nhân”



Người dịch: Nguyễn Đức Kim

Moscva
Nhà xuất bản МЭИ
1999
О.М.Ковалевич
ОВНОВЫ
ОБЕСПЕЧЕНИЯ
БЕЗОПАСНОСТИ
АТОМНЫХ СТАНЦИЙ
Учебное пособие по курсу
«Обеспечение безопасности атомных станций»
Для студентов, обучающихся по специальности
«Атомные электростанции и установки»


Москва
Издательство МЭИ
1999




Giáo trình học tập này cung cấp những khái niệm về
vấn đề an toàn các nhà máy điện hạt nhân trong khuôn
khổ cách tiếp cận hiện đại trên thế giới. Đã thảo luận
các phần cơ bản và đã xem xét các giải pháp của vấn đề
này áp dụng cho các nhà máy điện hạt nhân của nước
Nga.
Dùng cho các sinh viên năm cuối chuyên ngành “ Các
nhà máy điện và các cụm thiết bị hạt nhân ”
 2

LỜI NÓI ĐẦU
Môn học “Nguyên lý đảm bảo an toàn các nhà máy điện hạt nhân” đứng trước nhiệm vụ
đào tạo các nhà chuyên môn trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và giúp họ làm quen với
một loạt các vấn đề thuộc về an toàn các nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn hiện tại.
Ngày nay, các sinh viên cần hiểu rõ bản chất khái niệm “an toàn nhà máy điện hạt nhân”,
tầm quan trọng của các nền tảng luật pháp và tiêu chuẩn đối vớ
i việc đảm bảo an toàn,
quán triệt các cách tiếp cận có tính quyết định và tính khả năng, các tiêu chí và các
nguyên tắc để đạt đến mức độ an toàn chấp nhận được, cũng như nắm chắc các nội dung
thuộc lĩnh vực an toàn, như văn hóa an toàn, đảm bảo chất lượng và yếu tố con người.
Chương trình học tập cung cấp cho sinh viên kiến thức về các quá trình vật lý và thủy
nhiệt của Nhà máy đ
iện hạt nhân, các sơ đồ công nghệ và các chế độ hoạt động của thiết

bị. Trong khuôn khổ chương trình học tập sẽ làm quen với những cách thức, phương
pháp thực hiện các yêu cầu về an toàn.
Danh mục các tài liệu tham khảo và các tài liệu định mức được giới thiệu ở cuối sách.
Khi trình bày sẽ có trích dẫn. Trong khi đó, các số liệu được trình bày theo cách để người
đọc tham gia khóa học không nhất thiết ph
ải thường xuyên trở lại nguồn tài liệu này.
Những người lưu tâm đến vấn đề an toàn nhà máy điện hạt nhân hoặc những người có
nguyện vọng đi sâu vào vấn đề này cũng có thể sử dụng tài liệu này.
 3

PHẦN MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển của ngành năng lượng hạt nhân và các yếu tố đi đôi với
sự phát triển của ngành
Khi bắt đầu nghiên cứu các vấn đề an toàn của cơ sở hạt nhân (Nhà máy điện hạt nhân)
cần phải giới thiệu cội nguồn lý luận nhận thức của ngành năng lượng hạt nhân, quá trình
phát triển của ngành và quy mô sử dụng ở các quốc gia khác nhau, các yếu tố đi kèm và
quyết định sự phát triển của ngành.
Vào đầu những năm 90, quy mô phát triển ngành năng lượng hạt nhân trên thế giới vào
khoảng 320 GW, tổng thời gian vận hành các lò phản ứng năng lượng – 500 năm-lò, tỷ
phần năng lượng hạt nhân trong tổng điện năng ở các nước phát triển – 17%. Các số liệu
cho từng nước được đưa ra trong bảng B.1.
Như đã thấy, năng lượng hạt nhân đóng vai trò hoặc là rõ rệt hoặc là nổi trội trong cân
bằng năng lượng của các nước phát triển.
Bảng B.1. Sự
phát triển năng lượng hạt nhân ở một số nước, tính đến 01.01.98
Tên nước
Công suất
lắp đặt, GW
Số cơ sở
Tỷ phần năng lượng hạt nhân

trong tổng điện năng, %
Anh
Đức
Tây Ban Nha
Hàn Quốc
Nga
Mỹ
Pháp
Nhật Bản
12,9
21,1
7,3
10,7
19,8
99,6
62,9
43,6
14
19
9
13
29
107
59
54
27
36
29
34
13

20
78
35

 4
Do việc nhìn nhận có phần phức tạp về năng lượng hạt nhân, giống như về một ngành sản
xuất nguy hiểm tiềm ẩn, do quy mô của nó, ngành năng lượng hạt nhân đang gây ra một
sự bất an nhất định của xã hội đối với việc sử dụng an toàn nguồn năng lượng này. Lúc
đầu ngành năng lượng hạt nhân được ứng dụng cho các mục đích quân sự (Hiroshima,
Nagashaki, thử
vũ khí hạt nhân), điều đem đến chết chóc cho nhiều người. Điều đó không
thể không ảnh hưởng đến thái độ của công chúng đối với việc sử dụng năng lượng hạt
nhân vì mục đích hòa bình. Những sự cố lớn nhỏ ở các nhà máy điện hạt nhân cũng đóng
vai trò nhất định trong mối quan hệ giữa một mặt là sự thiếu tin tưở
ng và nỗi hoảng sợ
với mặt khác là ưu thế và lợi ích khi sử dụng năng lượng hạt nhân.
Một số giai đoạn phát triển năng lượng hạt nhân trong những thập kỷ gần đây, có tính đến
những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này được trình bày một cách định
tính và ước lệ trên hình B.1.


Hình B.1. Định tính các giai đoạn phát triển năng lượng hạt nhân
* – giai đoạn sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích quân sự (các vụ nổ hạt nhân, thử vũ
khí,…);
– Three Mile Island; – Chécnôbưn
Giai đoạn I – Hiroshima, Nagashaki, thử vũ khí hạt nhân, xây dựng cơ sở hạ tầng các tổ
hợp hạt nhân, các lò phản ứng và cụm thiết bị lò phản ứng công nghiệp cho các mục đích
quân sự; Giai đoạn II – khởi động và thử nghiệm các lò phản ứng năng lượng đầu tiên,
hình thành các cách tiếp cận ban đầu đối với an toàn nhà máy điện hạt nhân; Giai đoạn III
–xây dựng ồ ạt các c

ơ sở hạt nhân với các lò phản ứng dạng khác nhau; Giai đoạn IV –
tiếp tục tăng trưởng công suất năng lượng hạt nhân và sự cố bất ngờ ở Three Mile Island
(TMI) ở Mỹ (năm 1979), bắt đầu nhìn lại cách tiếp cận đối với đảm bảo an toàn năng
lượng hạt nhân, nhịp độ tăng trưởng năng lượng hạt nhân chậm lại; Giai đoạn V – tiếp t
ục
nghiên cứu các bài học của sự cố TMI, sự cố ở NMĐHN Chécnôbưn (năm 1986), nhìn
nhận sâu sắc hơn đối với việc phân tích các sự cố trầm trọng, nâng cao độ an toàn cho các
cơ sở đang hoạt động, thực tế chấm dứt tăng trưởng công suất; Giai đoạn VI – giai đoạn
không xác định sự phát triển tiếp theo của năng lượng hạt nhân (sau năm 2000).
 5

Giáo trình trình bày về các nguyên lý cơ bản để đảm bảo an toàn nhà máy điện hạt
nhân
Như đã nói, giáo trình này sử dụng phương pháp hình thức luận đến các nguyên lý cơ bản
để đảm bảo an toàn các nhà máy điện hạt nhân. Sau đây có một số ý kiến nhận xét:
Thứ nhất, không nên thảo luận vấn đề an toàn nhà máy điện hạt nhân theo cách tách rời
khỏi quan niệm chung của sự phát triển sử dụng an toàn nă
ng lượng hạt nhân. Vì vậy
chúng ta sẽ đề cập đến các vấn đề tổng quát của một đặc trưng có tính pháp lý, tính pháp
quy và thuộc luận điểm. Các vấn đề này vốn phổ biến đối với việc sử dụng năng lượng
hạt nhân.
Thứ hai, an toàn nhà máy điện hạt nhân không phải là vấn đề duy nhất đảm bảo an toàn
của các quan điểm đa diện sử dụ
ng năng lượng hạt nhân. Không phủ định tính nghiêm túc
của vấn đề đảm bảo an toàn nhà máy điện hạt nhân, do hàm lượng các sản phẩm phóng
xạ trong lò phản ứng rất cao và các điều kiện làm việc của các thiết bị trong điều kiện
nhiệt độ, áp suất, bức xạ cao, cũng cần thiết phải có khái niệm cả về các vấn đề trong các
công đoạn khác của chu trình nhiên liệu h
ạt nhân.
Thứ ba, giáo trình này không có kỳ vọng làm sáng tỏ mọi vấn đề đảm bảo an toàn nhà

máy điện hạt nhân. Nếu muốn vậy, cần xuất bản tài liệu chi tiết gồm nhiều tập. Giáo trình
này góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản và ở một mức độ nào đó, làm hướng đạo về
lĩnh vực hoạt động rộng lớn có liên quan đến vấn đề an toàn hạt nhân.
 6
Chương 1.
CÁC VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN
CHU TRÌNH NHIÊN LIỆU HẠT NHÂN
Nước Nga, một trong số không nhiều các cường quốc hạt nhân có tất cả các công đoạn
của chu trình nhiên liệu hạt nhân (CTNLHN) – từ khai thác urani và sản xuất năng lượng
ở các cơ sở hạt nhân (Nhà máy điện hạt nhân), tái xử lý nhiên liệu đã cháy của các nhà
máy điện hạt nhân và tách các vật liệu phân hạch và các nuclit phóng xạ, thích hợp cho
việc sử dụng trong công nghiệp, y tế,… đến tái xử lý các phế thải phóng xạ và chôn giữ

chúng trong lớp địa chất ở dưới sâu. Điều đó yêu cầu giải quyết vấn đề an toàn CTNLHN
như là một nhiệm vụ duy nhất, có hệ thống, với cách tiếp cận thỏa đáng cho mọi công
đoạn của chu trình. Cái khó là ở chỗ, các cơ sở sản xuất nằm trong CTNLHN lại rất đa
dạng về công nghệ và thuộc các ngành công nghiệp khác nhau (khai khoáng, chế tạo
máy, năng lượng hóa h
ọc,…), cũng như yêu cầu nghiên cứu triển khai các nguyên lý
khoa học khác nhau.
Phần lớn các cơ sở sản xuất của CTNLHN có liên quan trực tiếp với việc sử dụng năng
lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và với ngành công nghiệp nguyên tử quốc phòng.
Vì vậy mà ảnh hưởng từ phía công đồng xã hội quốc tế và quốc gia đến các cơ sở sản
xuất của CTNLHN bị hạn chế, cả
ở nền tảng định mức tương xứng, cả ở các nguyên tắc
và các cách tiếp cận đảm bảo an toàn khi thiết kế, xây dựng và vận hành chúng. Trong
bảng 1.1 đưa ra một số chỉ tiêu đối với các công đoạn khác nhau của CTNLHN, đặc trưng
cho ảnh hưởng của chúng đến độ an toàn [1].
Chúng ta bình luận về các chỉ tiêu này.
Số cơ sở ở Nga quyết định mức độ nguy hiểm tiề

m ẩn đối với đất nước từ các cơ sở sản
xuất CTNLHN. Khi có ít cơ sở (hàng đơn vị) thì các khu vực riêng biệt phải chịu nguy
hiểm, vì vậy, quan trọng là vị trí địa lý. Khi có nhiều cơ sở (hàng chục) thì ảnh hưởng lan
rộng đến nhiều khu vực của đất nước.
Chỉ có các nhà máy điện hạt nhân và các phương tiện vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã
cháy là có chỉ
số hàng chục, còn lại – hàng đơn vị.
Số lượng chất phóng xạ ở cơ sở sản xuất trong CTNLHN cụ thể thể hiện mối nguy
hiểm tiềm ẩn của cơ sở đó. Dải hoạt hóa phóng xạ được chia thành các bậc. Theo chỉ tiêu
đó thì các nhà máy điện hạt nhân và các nhà máy hóa phóng xạ là đứng đầu. Mối nguy
hiểm thực sự ở đó là phát thải phóng x
ạ lớn có thể có khi sự cố nghiêm trọng, cũng như
các hợp chất chứa phóng xạ.
 7
Bảng 1.1. Các thông số của các cơ sở sản xuất CTNLHN đặc trưng cho mối nguy hiểm
tiềm ẩn của chúng
Thông số
Tổ hợp
mỏ-
luyện
kim
Nhà
máy
làm giàu
Chế tạo
nhiên
liệu hạt
nhân
Nhà
máy

điện hạt
nhân
Vận
chuyển
nhiên
liệu hạt
nhân
Nhà
máy
hóa-
phóng
xạ
Bãi
chôn giữ
thải
phóng
xạ
Số cơ sở ở Nga



Hoạt hóa phóng xạ
nằm trong cơ sở



Các thông số công
nghệ chịu tải lớn



Diện tích nhiễm
bẩn khi sự cố, km
2


Tính dễ bị tổn
thương do tác động
bên ngoài

Tính dễ bị tổn
thương do sai lầm
của nhân viên

Bảo vệ thực thể các
nuclit phóng xạ
phân hạch

Hàng
đơn vị


0,3
Ci/t.U
*
















Yếu



Không
cần

Hàng
đơn vị


1,0
Ci/t.U
*



P








ДЧ



Yếu



Cần
thiết

Hàng
đơn vị


1,0
Ci/t.U
*



П



10








Yếu



Cần
thiết

Hàng
chục


10
8

10
9
Ci



Р,Т,В,П




100



С, Г,М
ДЧ


Mạnh



Cần
thiết

Hàng
chục


10
4

10
5
Ci








10



ДЧ



Trung
bình


Cần
thiết

Hàng
đơn vị


10
9

10
10
Ci




Т,В,П



50



С, Г,М
ДЧ


Mạnh



Cần
thiết

Hàng
đơn vị


trên
10
8
Ci








10



С, Г,М



Mạnh



Cần
thiết

*
Hoạt độ tính theo các nguồn bức xạ γ
Ghi chú: P – áp suất; T – nhiệt độ; П – hỏa hoạn; B – nổ; C, Г – địa chấn và địa chất; ДЧ – hoạt
động của con người; M – hiện tượng thời tiết; СЦР – phản ứng dây chuyền tự duy trì.


 8
Khả năng phát triển phản ứng dây chuyền tự duy trì (СЦР) đã và vẫn là vấn đề cơ
bản đảm bảo an toàn cơ sở sản xuất CTNLHN (an toàn hạt nhân). Ở phần lớn các cơ sở
sản xuất CTNLHN, việc xuất hiện phản ứng dây chuyền hạt nhân ở mức độ tiềm ẩn là có

thể.
Cường độ các thông số công nghệ. Mối nguy hiể
m tiềm ẩn do sự có mặt của các sản
phẩm phóng xạ ở các cơ sở phụ thuộc rất nhiều vào cường độ các thông số của các quá
trình công nghệ bình thường và các hiện tượng hóa lý đồng hành. Thuộc các thông số đó,
trước hết là áp suất P và nhiệt độ T, ở đó các rào cản đang hoạt động, các rào cản này lưu
giữ các vật liệu phóng xạ trong vùng biên giới đã
định. Thiết bị đang hoạt động dưới áp
suất tự nó cần được chú ý và có định mức đặc biệt, nhất là khi hoạt động cùng với các vật
liệu phóng xạ.
Các quá trình công nghệ, diễn ra gần vùng mất điều khiển, kèm theo tỏa nhiệt bổ sung và
tăng áp suất ở dạng nổ, sẽ tạo ra nguồn nguy hiểm bổ sung và cần có, một mặt, nghiên
cứu bổ sung các quá trình biên (giới h
ạn) và các điều kiện rơi vào vùng đó, mặt khác –
các biện pháp ngăn ngừa các hiện tượng này và làm giảm đến tối thiểu hậu quả của chúng
(xem bảng 1.1, ký hiệu B).
Nguy hiểm cháy nổ ngụ ý không phải khả năng cháy nói chung ở một cơ sở nào đó, mà là
các vụ hỏa hoạn có thể dẫn đến phá hủy các rào cản trên đường lan truyền các sản phẩm
phóng xạ (xem bảng 1.1, ký hiệu П).
Tính dễ bị tổn thương do tác động bên ngoài. Chúng ta coi hoạt động địa chấn và các
điểm đặc biệt của mặt bằng địa chất (C và Г), các hiện tượng khí tượng (M), kể cả bão
lốc, mưa tuyết nhiều,… và các tác động do con người gây ra (ЧД), trong đó có máy bay
rơi, các vụ nổ ở các cơ sở sản xuất lân cận, phá hoại,…thuộc các tác động từ bên ngoài có
khả năng dẫn
đến phá hủy các rào cản trên đường phát thải các chất phóng xạ.
Tính dễ bị tổn thương do sai lầm của nhân viên. Chúng ta bị hạn chế bởi đánh giá có
tính giám định và định tính của chỉ tiêu phức tạp này khi đưa ra các tiêu chí yếu, trung
bình, mạnh, và một lần nữa cũng ngụ ý các sai sót trong các hành động của nhân viên, có
khả năng dẫn đến sự cố kèm theo hậu quả nặng nề.
Diện tích nhiễm bẩ

n khi sự cố đặc trưng cho quy mô các hậu quả có thể có của các sự
cố đối với môi trường xung quanh và quyết định sự cần thiết và quy mô thực hiện các kế
hoạch bảo vệ cư dân.
 9
Chương 2
CÁC CẤU THÀNH CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ AN TOÀN NHÀ MÁY
ĐIỆN HẠT NHÂN
2.1. Các khái niệm chủ quan và khách quan “an toàn”
Cái gì được coi là nguy hiểm và cái gì không nguy hiểm – câu hỏi không phải là vô tích
sự. Nó không chỉ có sắc thái khoa học kỹ thuật mà còn có sắc thái triết học. Các yếu tố
khách quan cho phép xác nhận một cách đơn nghĩa và đầy đủ ưu thế của một thiết bị này
so với một thiết bị khác, theo quan điểm an toàn. Ví dụ, đối với một Nhà máy điện hạt
nhân, đó là thiết bị có chất lượ
ng, có các hệ thống an toàn được phân nhánh và được nhân
đôi, các nhân viên chuyên nghiệp,… Cách tiếp cận chủ quan của một cá nhân khi đánh
giá an toàn của một cơ sở này hoặc một cơ sở khác không phải bao giờ cũng liên quan
đến cách tiếp cận chính thống đối với đảm bảo an toàn. Những sự kiện như Hiroshima,
Chécnôbưn nhất định còn lưu dấu trong nhận thức của con người, trình độ học vấn có ảnh
hưở
ng đến sự tiếp nhận hay không tiếp nhận lời tuyên bố của những nhà bác học về mức
độ nguy hiểm thấp do cơ sở này so với các yếu tố khác. Các yếu tố lợi ích xã hội từ việc
xây dựng cơ sở này trong khu vực (mà không chú ý đặc biệt đến các vấn đề an toàn) được
chọn làm giải pháp thay thế. Cách tiếp cận đang thịnh hành hiện nay tiến tới việc định giá
độ an toàn, ở một mức độ nào đó đã hướng vào giải quyết các vấn đề này, nhưng nó vẫn
chưa toàn diện.
2.2. Các định nghĩa có thể có về khái niệm “an toàn nhà máy điện hạt nhân”
Điều mong muốn tự nhiên của con người là định nghĩa được khái niệm “an toàn”, nói
chung và “an toàn nhà máy điện hạt nhân”, nói riêng. Tác giả vẫn giữ cho mình ý kiến
rằng, về nguyên tắc không thể có một định nghĩa duy nhấ
t, bao hàm mọi mặt, và không

cần thiết làm rõ định nghĩa của ai tốt hơn. Khái niệm đó còn đa diện và đa phương bao
nhiêu, sẽ còn được đánh giá bằng việc kết hợp chừng đó những yếu tố khác nhau, mọi cố
gắng đều quy về một định nghĩa chung, ví dụ như trong các tài liệu của IAEA [2]: “Cơ
sở hạt nhân được coi là an toàn, nếu như cư dân không phải chị
u rủi ro quá mức”,
hoặc giả ở một thái cực khác, vốn tồn tại trong giới chuyên môn ở Nga: “Cở sở hạt nhân
được coi là an toàn, nếu như nó thỏa mãn các nguyên tắc và các định mức hiện
hành”. Trong khi đó có thể xuất phát từ các văn bản pháp quy khác nhau và mọi cái đều
tùy thuộc vào việc, điều gì được viết ra trong đó và điều đó được lấy ra từ đâu
. Về điều
này sẽ tiếp tục nói đến, nhưng ở đây chỉ muốn hướng sự quan tâm đến tính cấp thiết của
cách tiếp cận có trí tuệ đối với vấn đề.
 10
Sự tiến hóa được hình thành có tính lịch sử của các khái niệm như vậy ở Liên Xô, và sau
đó là ở Nga như “an toàn hạt nhân”, “an toàn phóng xạ”, “an toàn kỹ thuật”, những cố
gắng của các cơ quan quản lý nhà nước gán cho chúng những ranh giới chính thức,
những lý giải khác nhau cho các thuật ngữ đó trong tiếng Nga và tiếng Anh – tất cả các
việc đó đều dẫn đến một điều, mà ngày nay có thể là minh chứng c
ủa các cuộc bàn luận
trong cộng đồng các nhà chuyên môn thuộc các thế hệ khác nhau, của các cơ quan quản
lý nhà nước khác nhau, của các trường học khác nhau, do đã hiểu các thuật ngữ đó theo
các cách khác nhau.
Lúc đầu, thuật ngữ “an toàn hạt nhân” xuất hiện ở nước ta với một ý nghĩa nhất định, sau
đó giống như dịch từ tiếng Anh khái niệm nuclear safety. Ở nước ngoài, an toàn được
hiểu là mọi
điều có liên quan với việc sử dụng năng lượng hạt nhân (nguyên tử). Như
vậy, từ rất nhiều các khía cạnh của an toàn (chính trị, quân sự, kinh tế, hỏa hoạn, biển
đảo, giao thông,…) chỉ tách riêng an toàn ra khi sử dụng năng lượng của hạt nhân. Ở
Nga, khái niệm “an toàn hạt nhân” từ buổi đầu đã có ý nghĩa khác và sau khi chuyển hóa
nhiều lần, nó đã mang sức nặng ngữ nghĩa khác.

Ở Nga, vào nh
ững năm 1950 – 1970, an toàn hạt nhân đã được hiểu là không cho phép
phản ứng dây chuyền mất điều khiển (kiểm soát độ tới hạn) ở các cụm thiết bị hạt nhân
(lò phản ứng, làm giàu nhiên liệu, chế tạo và lưu giữ nhiên liệu, xử lý nhiên liệu đã qua
bức xạ,…) các dạng khác nhau. Ủy ban Giám sát an toàn quốc gia (Госатомнадзор)
thuộc Bộ Chế tạo máy Hạng trung (Минсредмаш) trước đ
ây, đã chuyên hoạt động về các
vấn đề ngăn ngừa sự cố hạt nhân coi mất an toàn hạt nhân là mất kiểm soát độ tới hạn.
Song song với việc đó, Bộ Chế tạo máy Hạng trung của CCCP (Nga) dưới ngọn cờ an
toàn phóng xạ đã tiến hành các nghiên cứu tác động của bức xạ lên cấu trúc cơ thể người
và môi trường xung quanh, cũng như nghiên cứu triể
n khai, dưới sự kiểm soát của Ủy
ban Giám sát an toàn quốc gia, các phương pháp ngăn ngừa bức xạ quá liều đối với nhân
viên và cư dân nhờ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh và các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Thực tế ở phương tây, các hoạt động tương tự thuộc khái niệm “an toàn phóng xạ”
(“radiation protection”).
Vào đầu những năm 1980, do nâng cao hiểu biết không chỉ về ngăn ngừa phản ứng hạt
nhân mất điều khiển, mà còn về mức độ cần thiết làm nguội vùng hoạt, khái niệm “an
toàn hạt nhân” đã được mở rộng. Bổ sung vào sự cố hạt nhân còn có có các vấn đề ngăn
ngừa hư hại các thanh nhiên liệu do các biến cố và các hiện tượng khác nhau. Có điều ở
đây chỉ nói về các nhà máy điện hạt nhân.
 11
Sự hiểu biết ở tầm quốc gia, rằng mối nguy hiểm ở ПТЦ CTNLHN xuất phát không chỉ
từ phản ứng dây chuyền mất điều khiển mà còn do nhiều yếu tố khác nhau, đáng tiếc là
đến muộn hơn nhiều, khi đã xảy ra các sự cố nghiêm trọng và thời hạn hoạt động của
CTNLHN đã kết thúc. Kết quả là đã xuất hiện những vấn
đề về đảm bảo an toàn cơ sở
sản xuất ПТЦ với cách tiếp cận tương tự như đối với Nhà máy điện hạt nhân.
Đồng thời với khái niệm an toàn hạt nhân và an toàn phóng xạ, tồn tại khái niệm “an toàn
kỹ thuật”. Từ cuối những năm 70 nó bao gồm chế tạo có chất lượng các thiết bị cho Nhà

máy điện hạt nhân. Việc kiểm soát nó trong thời gian ch
ế tạo và vận hành, trước hết là
kiểm soát các thiết bị hoạt động dưới áp suất, được trao cho Ủy ban Giám sát kỹ thuật
quốc gia CCCP. Sau khi thành lập Ủy ban Giám sát an toàn quốc gia Liên Xô (sau này là
Ủy ban Giám sát công nghiệp nguyên tử quốc gia, Nga), mọi vấn đề về kiểm soát chất
lượng chế tạo và hoạt động của thiết bị đều chuyển sang cơ quan này. Kết quả là, những
định nghĩa đó, như n
ằm ở vạch giới giữa các chức năng của hai cơ quan quản lý nhà
nước, đã không còn đóng vai trò gì nữa, mặc dù về ý nghĩa, vấn đề này đã và vẫn còn là
một trong số những vấn đề quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn. Trong bộ luật về
sử dụng năng lượng hạt nhân [3] vẫn còn khái niệm “an toàn kỹ thuật” nhưng nó được
gắn vào Ủy ban Giám sát công nghiệp nguyên tử
quốc gia, mặc dù được áp dụng chủ yếu
cho các thiết bị bậc hai vốn không ảnh hưởng đáng kể đến an toàn (cầu trục, thang máy,
cấp nhiệt,…).
Ngày nay việc kiểm soát an toàn phóng xạ do Ủy ban Giám sát an toàn quốc gia Bộ Y tế
thực hiện. Để phân vùng hoạt động, trong các văn bản chính thống đã mở ngoặc sau an
toàn phóng xạ là chữ các vấn đề kỹ thuật cho Ủy ban Giám sát an toàn quốc gia và các
vấn đề vệ sinh phòng bệnh cho Bộ Y tế
2.3. Những bên tham gia quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân
Cần phải giới thiệu những “gương mặt” có tác động và bị động chạm đến của quá trình
sử dụng năng lượng hạt nhân, cũng như các tổ chức đảm bảo an toàn nhà máy điện hạt
nhân:
những cơ quan cấp nhà nước điều hành các cơ sở sử dụng năng lượng hạt nhân (bởi vì
quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước);
các tổ chức vận hành (nhà nước hoặc tư nhân);
các tổ chức khoa học, thiết kế và chế tạo;
các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ;
ban giám đốc của cơ sở và nhân viên phụ
c vụ;

cư dân và các cơ quan chính quyền địa phương;
cơ quan điều tiết;
 12
hiệp hội quốc tế.
Bộ luật về sử dụng năng lượng hạt nhân [3], ở một mức độ nào đó, đã xác định tất cả các
bên tham gia. Quyết định của Chính phủ Liên bang Nga quy định những quyền lợi và
trách nhiệm của các bên. Danh mục các “gương mặt” đó và vai trò của họ khác nhiều so
với tình hình trước đây. Ví dụ, trước đây có ai hỏi cư dân về việc xây dựng các cơ sở hạt
nhân? Ngày nay vi
ệc trưng cầu dân ý ở Novgorot, Roctov, Koctrom về việc xây dựng
Nhà máy điện hạt nhân đã cho thấy vai trò của yếu tố đó. Nhân thể nói thêm rằng, có vấn
đề khó nói có tính khoa học và tính đạo lý trong việc tiến hành các cuộc trưng cầu như
vậy trong công đồng cư dân. Đa số áp đảo dân chúng không hiểu rõ những vấn đề đặc
biệt này. Tiến hành các cuộc trưng cầu dân ý và núp sau lưng các quyết định của họ
– cái
đó, đằng nào chẳng thế, như đề nghị người không biết chơi cờ đi nước quyết định trong
lúc chung cuộc, rồi sau đó đổ hết cho họ là thành công hoặc không thành công. Phải
chăng đó chẳng là tấm bình phong của các nhà chính trị và những người chạy chọt giải
quyết công việc của mình? Nghĩ rằng, cần có cách ứng xử mới đối với các cuộc trưng cầu
dân ý ki
ểu này và đối với hình thức tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý.
2.4. Các cấu thành cơ bản của vấn đề an toàn nhà máy điện hạt nhân
Chúng ta sẽ thống kê các cấu thành cơ bản đảm bảo an toàn nhà máy điện hạt nhân (các
cụm thiết bị hạt nhân). Chúng bao gồm:

nền tảng pháp lý;
các hệ thống:
điều khiển việc sử dụng năng lượng hạt nhân;
điều tiết (giám sát) việc sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân;
các định mức và các nguyên tắc, thể chế hóa các khía cạnh khác nhau của việc sử

dụng năng lượng hạt nhân và, trước tiên là các vấn đề an toàn;
cơ sở khoa học của các giải pháp kỹ thuật được áp dụng và nh
ững nghiên cứu khoa học
tương xứng;
đảm bảo chất lượng và văn hóa an toàn;
sự tham gia của các cơ quan chính quyền địa phương;
công tác dân vận
Việc phân loại như vậy không kỳ vọng vào tính duy nhất và một định nghĩa đa năng, bởi
lẽ có thể tiếp cận theo cách khác nhau với việc phân chia và tính ưu tiên của các cấu
thành khác nhau. Tuy nhiên, tất cả chúng đều đặc trưng cho tính tổng hòa của các vấn đề
đảm bảo an toàn. Loại trừ một cấu thành bất kỳ nào trong số đó là khó có thể có sự thành
công của mục đích cuối cùng. Và điề
u đó lý giải sự khó khăn của các cố gắng đưa ra một
định nghĩa toàn diện về an toàn nhà máy điện hạt nhân, điều đã nói ở trên.
 13

Chương 3
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỘ AN TOÀN
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
3.1. Nền tảng pháp lý và vai trò của chính phủ
Nền tảng pháp lý trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân cần xác định những vấn đề
nền móng như, vai trò các bên tham gia quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân, tác động
của lập pháp đến các cơ sở và các dạng hoạt động của chúng, các vấn đề quyền sở hữu
các vật liệu hạt nhân và phóng xạ và các cụm thiết bị hạt nhân ch
ức năng khác nhau, mối
quan hệ qua lại giữa các bên liên quan và trách nhiệm (pháp lý, kinh tế,…), việc đảm bảo
an toàn và bảo vệ các quyền lợi cư dân, đền bù thiệt hại (trong và ngoài),…
Vào năm 1999, ở Nga, Luật sử dụng năng lượng hạt nhân [3] và Luật về an toàn phóng
xạ cho cư dân [4] đã có hiệu lực.
Luật về phế thải phóng xạ và Luật về bồi thường thiệt hại hạt nhân hiện đang trong quá

trình xem xét của Duma Quốc gia.
Vai trò của chính phủ trong việc xây dựng nền tảng pháp lý, hệ thống điều hành và điều
tiết an toàn sử dụng năng lượng hạt nhân có tính quyết định và đảm bảo:

soạn thảo các văn kiện pháp lý cần thiết;
xây dựng cơ sở pháp lý cần thiết và hệ thống tương tác giữa các bên;
xác lập hệ thống điều hành sử dụng năng lượng hạt nhân đối với các dạng sở hữu khác
nhau, sử dụng các vật liệu hạt nhân và phóng xạ, các cụm thiết bị hạt nhân cho các dạng
sở hữu khác nhau;
xây dựng và hỗ trợ các hoạt độ
ng của cơ quan điều tiết;
hệ thống đền bù thiệt hại bằng vật chất cho sức khỏe nhân viên, cư dân và môi trường
xung quanh khi có các tác động phóng xạ không lường trước và các tác động khác;
tham gia và phối hợp hành động của chính quyền địa phương các cấp và cư dân trong quá
trình sử dụng năng lượng hạt nhân.
3.2. Các cơ quan điều hành sử dụng năng lượng hạt nhân cấp nhà nước
Theo Luật về sử dụng năng lượng hạt nhân [3], nhà nước là chủ sở hữu các vật liệu hạt
nhân và các cụm thiết bị hạt nhân. Nhiệm vụ của chính phủ Liên bang Nga – thành lập
các cơ quan điều hành cấp nhà nước, toàn quyền lãnh đạo lĩnh vực sử dụng năng lượng
hạt nhân, phê chuẩn chính sách kinh t
ế, kỹ thuật, khoa học cần thiết. Trong chức trách
 14
của các cơ quan điều hành có việc xây dựng hệ thống các chủ thể đủ tính pháp lý, được
trao quyền kiểm soát hoạt động của các cơ sở sản xuất CTNLHN. Ở Nga, cơ quan điều
hành trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân lớn nhất, nhưng không phải duy nhất, là
Bộ Nguyên tử (Минатом). Các cơ quan quản lý nhà nước khác, như các bộ Quốc phòng,
Kinh tế, Đại h
ọc, Y tế, Giao thông,…cũng thuộc các cơ quan điều hành cấp nhà nước.
3.3. Tổ chức vận hành
Theo thực tế thế giới [2], tổ chức vận hành (ЭО) – đó là tổ chức chịu toàn bộ trách nhiệm

an toàn nhà máy điện hạt nhân (cụm thiết bị hạt nhân) và được cơ quan điều tiết (PO) cho
phép đầu tư và vận hành các cụm thiết bị hạt nhân. Cơ quan điều hành cấ
p nhà nước
tương ứng bổ nhiệm tổ chức vận hành PO, cấp giấy chứng nhận (cho phép) hoạt động ở
một dạng đã định. Tổ chức vận hành có thể bao gồm một số Nhà máy điện hạt nhân
(trong trường hợp này không nên đồng nhất ЭО với ban giám đốc Nhà máy điện hạt
nhân), hoặc một Nhà máy điện hạt nhân (chức năng ЭО và Nhà máy đi
ện hạt nhân trùng
nhau).
Trách nhiệm chủ yếu của ЭО:
tiến hành các quá trình công nghệ trong các điều kiện đã định;
phân cấp trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức;
nghiên cứu triển khai cơ cấu và chương trình điều hành hành chính và kiểm soát việc
thực hiện nhiệm vụ;
đảm bảo trình độ cần thiết trong việc đào tạo nhân viên;
phối hợp hành động với cơ quan điều tiết;
thiết lập quan hệ với các nhà máy cung cấp;

ng hộ ban giám đốc Nhà máy điện hạt nhân (khi ЭО gồm một số Nhà máy điện hạt
nhân);
thiết lập quan hệ với các cơ quan chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội;
đảm bảo đền bù thiệt hại cho nhân viên, cư dân và môi trường xung quanh trong khuôn
khổ luật định.

Ở nước ta, khái niệm “tổ chức vận hành” kèm theo bổn phận và trọng trách của nó xuất
hiện lần đầu tiên trong chính lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân. Nó cho phép hiện
thực hóa hệ thống, đang hiện hành ở phương tây, thực hiện trọng trách đảm bảo an toàn
và đền bù thiệt hại. Các ngành nguy hiểm tiềm ẩn khác của nền kinh tế quốc dân ở Nga
vẫn còn chưa có h
ệ thống và thủ tục ràng buộc pháp lý như vậy và đang dựa vào cách

diễn đạt chung của Luật dân sự.
3.4. Tổ chức điều tiết
 15
Thuật ngữ “tổ chức điều tiết” được du nhập từ từ vựng thuật ngữ phương tây, xuất hiện ở
Nga vào những năm 90, sau khi thay cho khái niệm “giám sát” trong lĩnh vực sử dụng
năng lượng hạt nhân. “Giám sát” được dùng ở Nga và được giữ lại trong các lĩnh vực
khác (giám sát an toàn quốc gia, giám sát hàng không, giám sát năng lượng, giám sát
cháy nổ,…).
Ở nước ngoài PO đi vào các thứ bậc cơ cấu khác nhau c
ủa các công sở chính phủ (từ các
cơ quan trực tiếp chính phủ hoặc các phòng ban dưới bộ), nối kết các lĩnh vực hoạt động
khác nhau, sử dụng các hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau. Ở mọi nơi, mục
đích chính xây dựng và tác động của PO vẫn giữ nguyên – kiểm soát việc thực hiện các
yêu cầu về an toàn công nghiệp và con người thực thể. Theo quy chế và tình trạng thực
tại của mình, PO cầ
n phải được độc lập, không chịu trách nhiệm phát triển công nghiệp
nguyên tử ở đất nước, có nguồn dự trữ vật chất đầy đủ để thực hiện nghề nghiệp của
mình.
Ba nhiệm vụ cơ bản của PO:
tổ chức nghiên cứu và đưa ra các quy tắc và định mức để đảm bảo an toàn nhà máy điện
hạt nhân (các cụm thiết bị hạt nhân);
thẩm định các tài liệu, vốn làm cơ sở cho an toàn nhà máy điện hạt nhân (các cụm thiết bị
hạt nhân);
thanh tra quá trình thực hiện các yêu cầu về an toàn
Quyền hạn của PO:
cấp phép (giấy chứng nhận) cho hoạt động liên quan đến bất kỳ giai đoạn nào của vòng
đời Nhà máy điện hạt nhân;
liên hệ trực tiếp với cơ quan nhà nước cấp trên;
hợp tác với các cơ quan nhà nước khác về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường xung
quanh, an toàn xã hội,…;

truyền đạt cách giải quyết các vấn đề cho các tổ chức bên ngoài để thực hiện các nhiệm
vụ của PO;
đòi hỏi và nhận đủ tất cả các tài liệu cần thiết có liên quan đến đảm bảo an toàn;
tự do vào lãnh địa của mọi Nhà máy điện hạt nhân;
khi cần sẽ ban hành mệnh lệnh có tính bắt buộc đối với tất cả chủ sở hữu giấy phép Nhà
máy điện hạt nhân.
Trách nhiệm của PO gồm nghiên cứu các nguyên tắc và các tiêu chí về đảm bảo an toàn.
Các giai đoạn sau đây của vòng đời Nhà máy điện hạt nhân (cụm thiết bị hạt nhân) thuộc
các nguyên tắc và tiêu chí đó:
chọn mặt bằng;
 16
thiết kế;
xây dựng;
đưa vào vận hành;
vận hành;
ngừng vận hành.
Đến lượt mình, những giai đoạn nói trên bao quát các vấn đề, như:
đảm bảo chất lượng;
sẵn sàng cho trường hợp các tình huống bất thường;
nâng cao trình độ chuyên môn và đào tạo nhân viên;
giám sát, thử nghiệm và bảo dưỡng kỹ thuật Nhà máy điện hạt nhân;
hiện đại hóa Nhà máy điện hạt nhân hoặc thay thế các dạng thiết bị nào đó;
an toàn hạt nhân và phóng xạ;
bảo vệ thực thể các vật liệu hạt nhân và cụm thiết bị hạt nhân;
kiểm tra và th
ống kê các vật liệu hạt nhân;
lưu thông và vận chuyển các chất phóng xạ trong địa giới Nhà máy điện hạt nhân;
xem xét và đánh giá các thông tin về đảm bảo an toàn do người đăng ký hoặc người sở
hữu giấy phép Nhà máy điện hạt nhân đệ trình;
cấp và từ chối cấp giấy phép khi có đơn đề nghị;

áp dụng chế tài khi sai phạm các yêu cầu an toàn và các điều kiện của giấy phép.
Năm 1999, ở Nga, theo quyết định của chính phủ đã xác định bốn PO trong lĩnh vực sử
dụng năng lượng hạt nhân:
1. Giám sát Nguyên tử Quốc gia (Ủy ban Giám sát an toàn quốc gia) – an hạt nhân
và phóng xạ (các khía cạnh kỹ thuật).
2. Bộ Y tế – an toàn phóng xạ (các khía cạnh vệ sinh-phòng bệnh).
3. Bộ Nội vụ – an toàn cháy nổ.
4. Giám sát Kỹ thuật Khai khoáng Quốc gia – an toàn kỹ thuật.
*

_______________
*
Theo ghi chú trang 13, lĩnh vực hoạt động của Giám sát Kỹ thuật Khai khoáng Quốc gia ở Nhà máy
điện hạt nhân co hẹp lại nhiều và liên quan đến cái gọi là an toàn “công nghiêp” trong phạm vi
NMĐHN.
 17

Chương 4
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ VĂN HÓA AN TOÀN
4.1. Công tác đảm bảo chất lượng
Nên nhớ rằng đảm bảo chất lượng, cũng như văn hóa an toàn là một trong số những cấu
thành của vấn đề đảm bảo sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân. Mặc dù vấn đề đảm bảo
chất lượng không mới, năng lượng hạt nhân và ngành công nghiệp liên quan đến nó đã
phát triển và cụ thể hóa khái niệm đó khá rộ
ng rãi. Đã xây dựng các tài liệu định mức
quốc gia và quốc tế, vốn quy định hoạt động đảm bảo chất lượng, đã hình thành thứ bậc
các nhà chuyên môn chỉ tham gia vào các vấn đề chất lượng.
Trong các tài liệu của IAEA [3] khái niệm đảm bảo chất lượng được định nghĩa như sau:
“Tất cả các hành động đã được định trước và có tính hệ thống, cần thiết để đả
m bảo

độ tin tưởng thỏa đáng vào việc, tất cả các đầu mối và các dịch vụ đều thỏa mãn các
yêu cầu về chất lượng”.
Như vậy, mọi hoạt động đảm bảo chất lượng đều hướng đến khẳng định nguyên tắc, điều cần
thiết làm, quả thực sẽ được làm. Đầu tiên, ấn định các quy tắc và các định mức, các tài liệu
hướng dẫn, các chỉ dẫn phương pháp,…Để thực hiện điều thứ hai yêu cầu việc tổ chức lao
động thích hợp, môi trường cần thiết, tâm huyết cá nhân của tất cả những người tham gia,
cũng như sự kiểm soát. Các chương trình đảm bảo an toàn tuân theo nguyên tắc sau đây:
ghi chép điều cần làm;
làm điều đã ghi chép;
ghi chép điều đã làm.
Trong thực tế phương tây và trong thời gian gần đây ở Nga, ở các cơ sở công nghiệp nguyên
tử xuất hiện các nhóm chuyên gia chuyên nghiên cứu và kiểm soát mọi vấn đề liên quan đến
đảm bảo chất lượng theo sơ đồ nêu trên.
Nhận thấy rằng, các biện pháp đảm bảo chất lượng được phổ biến không chỉ ở các cơ sở công
nghiệp, khi mà PO tiến hành kiểm soát việc thực hiện chúng, mà còn chính hoạt
động của
PO.
4.2. Hệ thống chung đảm bảo chất lượng trong ngành năng lượng hạt nhân
 18
Khái niệm “các hệ thống đảm bảo chất lượng” trong ngành năng lượng hạt nhân xuất hiện ở
Nga chưa lâu và nhiều người đồng nhất khái niệm này với hệ thống chất lượng đã tồn tại từ
lâu, với hệ thống kiểm tra chất lượng,…
Bộ luật “Về sử dụng năng lượng hạt nhân” [3] và các tài liệu [5] đặt ra nhu cầu thành lập một
t
ổ chức vận hành “Các chương trình đảm bảo chất lượng cho Nhà máy điện hạt nhân” và các
chương trình riêng đảm bảo chất lượng cho các giai đoạn riêng. Hiện đang tồn tại một tài liệu
định mức phù hợp “Các yêu cầu đối với chương trình đảm bảo chất lượng cho Nhà máy điện
hạt nhân”.
Trong tài liệu [6] trình bày những khác biệt trong cách tiếp cân hệ thống chất lượng chung
trong nước được Tổ

chức Tiêu chẩn Nhà nước đưa vào, và cách tiếp cận hệ thống đảm bảo
chất lượng trong ngành năng lượng hạt nhân, hơn nữa, ở cùng một nhà máy của tổ hợp hạt
nhân các hệ thống này đồng thời tồn tại.
Khác biệt đầu tiên là ở sự hiểu biết và ở cách tiếp cận tương ứng. Chương trình đảm bảo chất
lượng hướng đến các hệ th
ống và hoạt động của nhân viên có liên quan đến an toàn. Nhiệm
vụ của hệ thống chất lượng chung là nâng cao chất lượng sản phẩm xuất xưởng (đối với Nhà
máy điện hạt nhân thì đó là điện năng) và hiệu quả kinh tế các hoạt động của chính nhà máy .
Các hệ thống điều khiển các hoạt động của hệ thống này khác nhau cả theo cấp ngang, cả
theo ngành dọc. Các kết quả
của các dạng hoạt động này thể hiện ở các chỉ số khác nhau về
chất lượng và được điều chỉnh bởi các hệ thống nhà nước khác nhau.
Nói cách khác, mỗi hệ thống có “sân chơi” riêng với các quy tắc riêng và cần phân biệt
chúng. Nhưng điều đó không loại trừ các điểm trùng hợp của hai hệ thống này, ở những mức
độ khác nhau, theo cùng một phương pháp kiểm tra chất lượ
ng, cùng các phương pháp luận
được sử dụng,…
4.3. Khái niệm “văn hóa an toàn”
Khái niệm “văn hóa an toàn” đã xuất hiện trong ngành năng lượng hạt nhân từ sau thảm họa
Chécnôbưn. Khái niệm này, theo định hướng của mình, rất gần với khái niệm “đảm bảo chất
lượng”, còn theo một số quan điểm, chúng trùng nhau.
Có thể chia các cấu thành của văn hóa an toàn làm ba cấp:
cấp quốc gia;
cấp lãnh đạo các tổ chức;
cấp cá nhân.
Tài liệu [7] mô tả các điểm chính của văn hóa an toàn như sau:
 19
“Văn hóa an toàn – đó là tập hợp các đặc tính và các đặc điểm hoạt động của các tổ chức và
cách ứng xử của các cá nhân, nó xác định, các vấn đề an toàn của các cơ sở hạt nhân vốn là
ưu tiên cao nhất, dành được mối quan tâm quyết định đến ý nghĩa của các hoạt động và ứng

xử này.
Ở đây, ngụ ý tính trách nhiệm và sự tận tụy cá nhân của tất cả mọi ngườ
i đối với công việc,
trong mọi hoạt động có ảnh hưởng đến an toàn của cơ sở nguyên tử, cũng như tư duy hướng
đến an toàn để tạo ra tâm thế vững vàng, loại trừ tính chủ quan, tiến tới sự hoàn thiện, phát
huy tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp và tự điều chỉnh trong mọi vấn đề an toàn.
Trong mọi hoạt động quan trọng, các hành động của con người xuất phát từ
các yêu cầu
được đặt ra ở mức cao. Mức cao nhất có ảnh hưởng đến an toàn các cơ sở nguyên tử là cấp
lập pháp, vốn đảm bảo một nền tảng quốc gia đối với văn hóa an toàn.
Cách tiếp cận như vậy được áp dụng để tiếp cận các tổ chức khác nhau. Chính sách được
thực thi ở cấp cao có khả năng tạo ra môi trường và các điều kiện công tác cho mọi ngườ
i
làm việc.
Chính những người lãnh đạo chịu trách nhiệm về việc làm cho thực tế này phù hợp với các
mục đích và chính sách của các tổ chức của họ trong các vấn đề an toàn”.
Dưới đây đưa ra các cấp thực hiện văn hóa an toàn và các nhiệm vụ tương ứng.
Cấp Nhiệm vụ
Cấp 1
Chính phủ



Cấp 2
Các lãnh đạo nhà máy






Cấp 3
Cá nhân
tuyên bố về chính sách
cấu trúc điều hành
nguồn dự trữ
tự điều chỉnh

xác định trách nhiệm
xác định và kiểm tra thực tế việc thực hiện công việc
đào tạo chuyên môn và huấn luyện cán bộ
khen thưởng và kỷ luật
kiểm tra, tổng quan và so sánh
tạo môi trường cho mọi ngườ
i làm việc

tâm thế vững vàng
tiếp cận thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt
hòa hợp cộng đồng

4.4. Các chỉ số văn hóa an toàn
 20
Chỉ số (chỉ tiêu) của văn hóa an toàn, hoặc nói cách khác, khuynh hướng đối với văn hóa an
toàn ở những cung bậc khác nhau có thể khắc họa bằng các đặc điểm sau:
1. Xác định các mục đích, nhiệm vụ chính và tính trách nhiệm;
2. Xây dựng cấu trúc điều hành hợp lý với không nhiều mối liên hệ của mỗi phòng ban
và với việc xác định nghĩa vụ và trách nhiệm cho các phòng ban;
3. Đào tạo nhân viên có kinh nghi
ệm và thu hút họ giúp làm cố vấn và trợ lý lãnh đạo
(chính sách cán bộ cần phải đảm bảo cho những người am hiểu nắm giữ những vị trí
then chốt);

4. Với mục đích tránh sai lầm, áp dụng các biện pháp mới với sự giúp đỡ của người am
hiểu và của các cơ quan, không nằm trong hệ thống điều hành sẵn có.
Đối với cấp cá nhân, diễn giải các nhiệm vụ có thể
dẫn đến câu trả cho các câu hỏi sau đây:
1. Tôi có hiểu nhiệm vụ không?
2. Trách nhiệm của tôi ở đâu?
3. Công việc tôi được giao có mối liên hệ nào với an toàn?
4. Những sai lầm nào có thể có?
5. Tôi có cần hỗ trợ không?
6. Hiểu quy trình để thực hiện công việc.
7. Bám sát quy trình.
8. Sự căng thẳng chờ đợi khi nhận các quy trình không quen.
9. Ngừng công việc và suy nghĩ sau khi xuất hiện các khó khăn.
10. Nhậ
n thông tin cần thiết từ các người khác.
11. Chuyển thông tin cho các người khác.
12. Soạn thảo và đệ trình báo cáo về kết quả công việc không phụ thuộc vào đặc tính của công
việc (cũ và dị thường).
13. Kiến nghị các hoạt động mới hướng tới đảm bảo an toàn.
 21

Chương 5

HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN ĐỊNH MỨC Ở NGA
TRONG LĨNH VỰC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
5.1. Cấu trúc của hệ thống các văn bản định mức và pháp lý
Cấu trúc thứ bậc của các văn bản và văn kiện định mức và pháp lý nhà nước trong lĩnh vực sử
dụng năng lượng hạt nhân gồm các cấp sau đây:
1. Các bộ luật.
2. Các văn kiện pháp lý định mức của Tổng thống và Chính phủ Liên bang Nga.

3. Các định mức và quy tắc cấp liên bang trong lĩnh vự
c sử dụng năng lượng hạt nhân.
4. Các văn bản định mức của các cơ quan điều tiết an toàn cấp nhà nước.
5. Các tiêu chuẩn, định mức và quy tắc xây dựng, các văn bản định mức của các cơ quan
điều hành cấp nhà nước về sử dụng năng lượng hạt nhân.
5.1. Các bộ luật liên bang
Ở Liên bang Nga, 01.06.1999, hai bộ luật có hiệu lực, trực tiếp đ
iều chỉnh việc sử dụng năng
lượng hạt nhân: “Về sử dụng năng lượng hạt nhân” và “Về an toàn phóng xạ cư dân”.
Đã soạn thảo và đang xem xét các bộ luật “Về phế thải phóng xạ” và “Về bồi thường thiệt hại
hạt nhân”. Ngoài ra, có cả các bộ luật liên bang chung khác, điều chỉnh các mối quan hệ pháp
lý trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân.
Lu
ật liên bang “Về sử dụng năng lượng hạt nhân” quy định:
các đối tượng sử dụng năng lượng hạt nhân;
cơ sở pháp lý và các nguyên tắc điều chỉnh các mối quan hệ xuất hiện khi sử dụng năng lượng
hạt nhân;
quyền hạn của Tổng thống Liên bang Nga, của các cơ quan cao cấp của các nhà đương cục dân
cử, lập pháp và hành pháp của chính quyền Liên bang Nga và các chủ thể Liên bang, các cơ
quan điều hành sử dụng năng lượng hạt nhân cấ
p nhà nước, các cơ quan điều tiết an toàn cấp
nhà nước, quy chế pháp lý của các tổ chức thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng
lượng hạt nhân, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của công dân và các tổ chức xã hội;
các nguyên tắc điều chỉnh có tính pháp lý trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân;
chức trách của nhân sự thực thể và pháp lý trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân;
chủ sở hữu các cơ sở sử dụng năng lượng hạt nhân, các vật liệu hạt nhân, các chất phóng xạ;
hệ thống cấp phép trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân.
 22

Các nguyên tắc sử dụng năng lượng hạt nhân:

đảm bảo an toàn;
thông thoáng thông tin cho công dân và các tổ chức có liên quan về việc sử dụng năng
lượng hạt nhân;
sự tham gia của công dân và các tổ chức khác nhau trong việc thảo luận chính sách nhà
nước, xây dựng các bộ luật liên bang, các văn kiện pháp lý và hoạt động thực tế trong lĩnh
vực sử dụng năng lượng hạt nhân;
đền bù thiệt hại do tác động phóng xạ cho công dân và nhân viên của các cơ sở sử dụng
năng lượng hạ
t nhân, cũng như đảm bảo bảo hiểm xã hội cho công dân đã sống và (hoặc)
lao động trong các vùng bố trí các cơ sở đó.

Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật “về sử dụng năng lượng hạt nhân”:
cụm thiết bị hạt nhân;
các nguồn phóng xạ;
các tram lưu giữ vật liệu hạt nhân và các chất phóng xạ;
các vật liệu hạt nhân;
các chất phóng xạ;
các phế thải phóng xạ.
Luật quy định, tất cả các vật liệu hạt nhân, các phế thải phóng xạ chứa vật liệu hạt nhân,
các cụm thiết bị hạt nhân có giá trị quốc phòng thuộc quyền sở hữu liên bang. Các cụm
thiết bị hạt nhân và các trạm lưu giữ không có giá trị quốc phòng cũng thuộc sở hữu liên
bang, nếu như luật không quy định khác.
Luật đã định, tổ chức vận hành chịu toàn b
ộ trách nhiệm về an toàn của cụm thiết bị hạt
nhân, nguồn phóng xạ và các trạm lưu giữ, cũng như về việc xử lý cần thiết các vật liệu
hạt nhân và các chất phóng xạ. Các tổ chức, vốn thực hiện các công việc và cung cấp các
dịch vụ cho tổ chức vận hành, chịu trách nhiệm về chất lượng thực hiện công việc và
cung cấp dịch vụ trong toàn bộ
thời hạn phục vụ theo thiết kế của cụm thiết bị hạt nhân,
của nguồn phóng xạ, của trạm lưu giữ hoặc của các thiết bị đã chế tạo.

Các tổ chức vận hành và các tổ chức thực hiện các công việc và cung cấp các dịch vụ cho
các tổ chức vận hành trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân hoạt động trên cơ
sở
chấp thuận (cấp phép) của các cơ quan điều tiết an toàn cấp nhà nước.
Danh mục các dạng hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân được cấp
phép; trình tự cấp phép và thu hồi giấy phép được chính phủ Liên bang Nga quy định.
 23
Bộ luật liên bang “Về an toàn phóng xạ cư dân” quy định:
nguyên lý đảm bảo an toàn phóng xạ cư dân với mục đích bảo vệ sức khỏe cư dân;
các nguyên tắc đảm bảo an toàn phóng xạ;
các biện pháp đảm bảo an toàn phóng xạ;
quyền hạn của Liên bang Nga và của các nhà đương cục liên bang trong lĩnh vực đảm bảo
an toàn phóng xạ;
hệ thống các cơ quan chính quyền hành pháp trong lĩnh vực đảm bảo an toàn phóng xạ;
các định mức vệ sinh chủ yếu (giới hạn li
ều chiếu cho phép) của chiếu xạ, cũng như các
yêu cầu chung đối với đảm bảo an toàn phóng xạ, kể cả các sự cố phóng xạ;
quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, hội liên hiệp xã hội trong lĩnh vực đảm bảo an toàn
phóng xạ.
5.3. Các văn kiện định mức pháp lý của Tổng thống và Chính phủ Liên bang Nga
Các văn bản cấp này gồm có:
sắc lệnh và mệnh lệnh của Tổng thống.
quyết định của Chính phủ.
quy chế về các Cơ quan chính quyền hành pháp liên bang, thực hiện việc điều hành sử
dụng năng lượng hạt nhân cấp nhà nước và việc điều tiết vấn đề an toàn khi sử dụng năng
lượng hạt nhân cấp nhà nước.
các văn bản khác, cần được soạn thảo theo trình tự triể
n khai bộ luật “Về sử dụng năng
lượng hạt nhân” (gần 30 văn bản).
5.4. Các định mức và quy tắc cấp liên bang trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt

nhân
Các định mức và quy tắc cấp liên bang trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân được
các cơ quan điều tiết sử dụng năng lượng hạt nhân cấp nhà nước quy định. Thuộc các cơ
quan này có Ủy ban Giám sát nguyên tử quốc gia (Ủy ban Giám sát an toàn quốc gia), Ủy
ban giám sát vệ sinh dịch tễ quốc gia, Ủ
y ban Giám sát Kỹ thuật Khai khoáng và Tổng
cục phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ Nội vụ Nga.
Những văn bản nêu trên đưa ra các nguyên tắc, tiêu chí, các yêu cầu chung đảm bảo an
toàn hạt nhân và phóng xạ, cũng như các yêu cầu cụ thể quan trọng đối với các hệ thống
và các thành phần của các cơ sở sử dụng năng lượng hạt nhân. Cách diễn đạt các văn bản
này cần định rõ các điều kiện tố
i thiểu về đảm bảo an toàn hạt nhân và phóng xạ và hạn
chế những suy diễn của các nhà chuyên môn, làm việc trong lĩnh vực sử dụng năng lượng
hạt nhân.
 24
Mới đây, các định mức và các quy tắc liên bang, được quy định cho các cơ sở sử dụng
năng lượng hạt nhân đang xây dựng, đang được đưa vào vận hành và đang vận hành cần
được tính trước lợi ích kinh tế của các biện pháp tổ chức và kỹ thuật đã đề xuất. Theo đó,
quá trình đưa từng cơ sở vào áp dụng các văn bản định mức có thể được thực hi
ện một
cách toàn diện hoặc nhờ các biện pháp điều hòa. Mọi nội dung và thời hạn cần thiết phải
áp dụng đều do tổ chức vận hành, bên cấp phép hoặc bên pháp lý khác, vốn chịu hoàn
toàn trách nhiệm về an toàn của cơ sở sử dụng năng lượng hạt nhân, quyết định. Các hoạt
động dự định cần được Ủy ban Giám sát nguyên tử quốc gia Nga phê chuẩn.
5.5. Các văn bản đị
nh mức của Ủy ban Giám sát nguyên tử quốc gia Nga
Các văn bản định mức của Ủy ban Giám sát nguyên tử quốc gia Nga bao gồm các hướng
dẫn về đảm bảo an toàn sử dụng năng lượng hạt nhân (các hướng dẫn về an toàn, РБ) và
các văn bản hướng dẫn (РД).
Ủy ban Giám sát nguyên tử quốc gia Nga quy định nghĩa vụ của bên sở hữu giấy phép

(bên đăng ký) thực hiện các yêu cầu trong các hướng d
ẫn về an toàn theo luận chứng an
toàn của cơ sở sử dụng năng lượng hạt nhân. Trong trường hợp sử dụng các giải pháp
thay thế, bên đăng ký có nghĩa vụ đệ trình các luận cứ cần thiết, trên cơ sở các luận cứ
đó, Ủy ban Giám sát nguyên tử quốc gia sử dụng quyền quyết định về tính đầy đủ của các
giải pháp thay thế được đề xuất cho đảm b
ảo an toàn của cơ sở sử dụng năng lượng hạt
nhân.
Các văn bản hướng dẫn của Ủy ban Giám sát nguyên tử quốc gia Nga có thể chia thành
năm nhóm theo chức năng và mức độ nghĩa vụ:
quy chế-tổ chức;
thể chế hóa công tác cấp phép;
về giám sát an toàn hạt nhân và phóng xạ;
chứa đựng các phương pháp và các chỉ dẫn có tính phương pháp để thực hiện công tác giám
sát và cấp phép của các chuyên gia
Ủy ban Giám sát nguyên tử quốc gia Nga;
chứa đựng các thông tin về công tác của
Ủy ban Giám sát nguyên tử quốc gia.
5.6. Các tiêu chuẩn, các định mức và các quy tắc xây dựng, các văn bản định mức
của các cơ quan điều hành việc sử dụng năng lượng hạt nhân cấp nhà nước
Các văn bản được ban hành để áp dụng, nếu chúng không mâu thuẫn với các nguyên tắc,
các tiêu chí, các yêu cầu chung, các quy tắc và các định mức đã được quy định trong Các
định mức và các quy tắc liên bang trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân.
 25

×