Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu ĐẢM BẢO AN TOÀN BỨC XẠ VÀ KIỂM CHUẨN CÁC THIẾT BỊ PHÁT BỨC XẠ TRONG Y TẾ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.36 KB, 7 trang )

ĐẢM BẢO AN TOÀN BỨC XẠ VÀ KIỂM CHUẨN CÁC THIẾT BỊ PHÁT BỨC XẠ
TRONG Y TẾ
Để có thể đảm bảo tốt việc thực hiện pháp lệnh và nghị định về An toàn và kiểm soát bức
xạ, pháp lệnh đo lường của Chính phủ, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã xây
dựng được một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật dưới đây.
1- Thiết lập phòng chuẩn liều bức xạ quốc gia tại Trung tâm Kỹ thuật an toàn bức
xạ và môi trường, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân

Từ những năm 80 việc ứng dụng bức xạ ion hoá vào y tế và công nghiệp đã tăng lên
nhanh chóng. Việc đo liều bức xạ chính xác trong là hết sức cần thiết cho việc đảm bảo
chất lượng xạ trị và so sánh kết quả xạ trị trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Điều này
chỉ có thể thực hiện được nếu các thiết bị đo liều tại các cơ sở y tế được kiểm tra và
chuẩn định kỳ một cách tin cây. Hiện có rất nhiều thiết bị đo bức xạ như máy theo dõi
phông bức xạ, máy kiểm soát khu vực, liều kế môi trường và liều kế cá nhân đang hoạt
động tại các bệnh viện, viện nghiên cứu, nhà máy để theo dõi múc phóng xạ tại các cơ sở
này. Các thiết bị đo bức xạ này phải được chuẩn một cách chính xác thì mới cho ta các
kết quả đáng tin cậy. Đó chính là lý do để Phòng chuẩn liều bức xạ quốc gia được thiết
lập vào năm 1990 tại Trung tâm Kỹ thuật an toàn bức xạ và môi trường, Viện Khoa học
và kỹ thuật hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Nhờ có các dự án VIE /9/004 và VIE /6/019 Trung Tâm An Toàn Bức Xạ đã thiết lập
được phòng chuẩn bức xạ Quốc Gia ở mức An Toàn gồm phòng chuẩn Cs -137 ( OB
6/Bucher - nguồn có hoạt độ 20Ci), và phòng chuẩn X - ray với máy phát của hãng
PANTAK - HF 160 (160kV-19mA). Phòng chuẩn được trang bị các hệ chuẩn cấp hai với
máy FAMER - DOSIMETER 2570A, 2570B cùng các buồng Ion hóa NE 2571, 2581 ...
đã được chuẩn với chuẩn cấp hai của phòng chuẩn cấp hai (SSDL) của Nguyên tử năng (
IAEA). Với các phòng chuẩn bức xạ trên, đã giúp cho việc chuẩn liều kế cá nhân ( TLD)
và chuẩn thang độ của các máy đo liều xách tay giúp cho việc đọc liều trở nên chính xác
hơn điều đó đã được khẳng định tốt qua các kỳ so sánh quốc tế IAEA - RAS 1990, IAEA
- RCA 1991, 1993, 1995 - 1996 về đo liều cá nhân, kết quả cho thấy các phép đo liều bức
xạ cho cán bộ nghề nghiêp là tin cậy (với sai số không vượt quá 30v% trong khi đó sai số


được phép là 50% ).

Phòng chuẩn hiện có khả năng chuẩn cho các máy đo liều dùng để theo dõi an toàn bức
xạ tại các khoa X -quang, y học hạt nhân, xạ trị của các cơ sở y tế. Phòng chuẩn cũng có
khả năng chuẩn các thiết bị đo liều điều trị đòi hỏi độ chính xác cao cho các khoa xạ trị.
Phòng chuẩn cũng có thể chuẩn được các thiết bị kiểm tra chức năng của máy X -quang
mà hiện nay một số Sở Khoa học & Công nghệ, và một số bệnh viện vừa mới mua được.
Hiện nay phòng chuẩn cũng có thể đáp ứng được nhu cầu chuẩn các liều kế đo liều môi
trường và cá nhân.
2- Kiểm soát liều cá nhân và các khu vực có nguồn phóng xạ
a. Đo liều cá nhân và kiểm soát ATBX
Việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hoà bình đã được áp dụng rộng rãi
trên thế giới cũng như ở nước ta trong nhiều lĩnh vực như: trong công nghiệp (kiểm tra
không phá mẫu NDTk, các dây chuyền công nghệ có sử dụng nguồn phóng xạ để kiểm
tra chất lượng sản phẩm), trong y tế (dùng nguồn xạ để điều trị ung thưd, chẩn đoán bệnh
bằng máy phát X - quang, y học hạt nhân ....) trong nghiên cứu (lò phản ứng hạt nhânl,
máy gia tốc, các nguồn phóng xạ ...) và trong tương lai ở nước ta sẽ có nhà máy điện
nguyên tử . Vì vậy vấn đề ATBX trở nên cấp thiết đặc biệt là đối với những nhân viên
làm việc tiếp xúc với bức xạ ion hoá.

Trong nhiều năm qua, Viện Năng Lượng Nguyên Tử Việt Nam (VNLNTVN) được sự
giúp đỡ của cơ quan Năng lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA) đã quan tâm nhiều đến
lĩnh vực an toàn bức xạ (ATBX) và đã xem nó như là một trong những nhiệm vụ chủ yếu
để đảm bảo sự phát triển của khoa học và công nghệ hạt nhân trong các lĩnh vự kinh tế
quốc dân.
Để thực hiện mục tiêu trên, theo đề nghị của VNLNTVN, TTATBX đã được IAEA viện
trợ thiết bị thông qua các dự án trợ giúp kỹ thuật như: dự án " Phát triển ATBX " VIE -9-
004, dự án “Bảo đảm chất lượng cho các thiết bị xạ trị trong Y Tế" VIE -6-019 và dự án
mẫu "Nâng cao cơ sở hạ tầng ATBX " INT -143, và đề tài nhà nước "Nghiên cứu áp
dụng các biện pháp ATBX cho các cơ sở bức xạ" KC - 09 16 thuộc chương trình khoa

học công nghệ nhà nước KC - 09 của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường.

Phòng đo liều và chuẩn bức xạ ion hoá thuộc TTATBX đẫ được thành lập từ năm 1986
với mục đích đảm bảo dịch vụ đo liều bức xạ cá nhân cho các cán bộ làm việc tiếp xúc
với phóng xạ. Việc kiểm tra cá nhân là dựa trên đề nghị quốc tế của ICRP - (ủy ban quốc
tế về An Toàn trong chẩn đoán phóng xạ). Mục tiêu chính của việc kiểm tra liều bức xạ
cá nhân cho những người tiếp xúc với bức xạ là để đánh giá và giới hạn liều bức xạ cho
những người tiếp xúc với bức xạ. Ngoài ra việc kiểm tra liều bức xạ cá nhân còn cung
cấp thông tin và về những điều kiện ở nơi làm việc và thông tin trong trường hợp mất an
toàn (tai nạn t).

Từ ngày đầu thành lập với máy đo nhiệt phát quang TOLEDO - 654 và sự nỗ lực cố
gắng của các cán bộ trong phòng đã nghiên cứu chế tạo thành công liều kế nhiệt phát
quang -TLD-VINATOM trên cơ sở CaF2 thiên nhiên của Việt Nam, nên phòng thí
nghiệm đã có khả năng đáp ứng làm dịch vụ đo liều cho 300 cán bộ trong 1 tháng từ năm
1992-1994. Liều kế nhiệt phát quang là các chất nhiệt phát quang (TL) như LiF, CaSO4,
CaF2 ... ở dạng bột hoặc viên hoặc thanh nhỏ được chứa trong Cattsess có độ dày thích
hợp để cân bằng điện tích. Khi có bức xạ ion hoá chiếu vào các chất TL trên thì một
phần năng lượng của nó sẽ được hấp thụ trong vật liệu TL và tích luỹ ở đó, khi nung
nóng các vât liệu TL này, chúng sẽ phát sáng và toàn bộ ánh sáng thu được sẽ tỷ lệ với
năng lượng hấp thụ và tỷ lệ với liều hấp thụ. Máy đo nhiệt phát quang là máy nung vật
liệu TL theo chương trình định sẵn và đo cường độ ánh sáng. Các cán bộ nghiên cứu của
phòng đo liều cá nhân đã nghiên cứu và thiết lập được các phương pháp dùng các TLD
trên để phục vụ việc đo liều cá nhân. Từ năm 1995 phòng đã nhận thêm hai máy đo nhiệt
phát quang HARSHAW 4000 và HARSHAW 4500 của Mỹ cùng hàng nghìn liều kế
nhiệt phát quang TLD - LiF cho nên khả năng đáp ứng dịch vụ đo liều bức xạ đến nay có
thể đáp ứng cho 1500 cán bộ trong 1 tháng.

Các số liệu đo liều cá nhân đều được lưu trữ vào máy tính để kiểm soát liều mà nhân viên
nhận được hàng tháng, hàng năm và trong suốt cả thời gian dài tiếp xúc với phóng xạ, giá

trị liều cho phép đánh giá mức độ nguy hiểm so với giá trị liều cho phép được đưa ra ở
trong Pháp lệnh và Nghị định của chính phủ về An toàn và kiểm soát bức xạ
(AT&KSBX). Như vậy nếu nhân viên bức xạ bị nhiễm liều vượt mức cho phép sẽ được
phát hiện ngay và được thông báo kịp thời.
b. Kiểm soát An Toàn Bức Xạ

Song song với việc kiểm tra liều cá nhân đối với các nhân viên bức xạ, còn cần phải
kiểm soát sự rò bức xạ hay còn gọi là phông bức xạ ở các khu vực có nguồn phóng xạ
xem có ở mức cho phép hay không. Theo Pháp lệnh và Nghị định về AT & KSBX, mức
liều hiệu dụng cho phép đối với dân chúng là 1mSv/năm, đối với nhân viên bức xạ là
20mSv/năm.

Để thực hiện dịch vụ này này TTATBX được trang bị một số máy đo liều xách tay
VictoReen - Mỹ, FAG- Đức, DINEUTRON (đo liều neutron ®) của Pháp. Các máy này
cho biết kết quả nhanh trong thời gian kiểm soát và đã được chuẩn với hệ chuẩn quốc gia
của phòng chuẩn liều. Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng các liều kế nhiệt phát quang để
kiểm soát môi trường phông phóng xạ, việc treo các liều kế này xung quanh các khu vực
có nguồn phóng xạ hoặc trong nhà ở trong thời gian đủ dài (khoảng 1k-3 tháng) và sau đó
đọc tín hiệu liều tích luỹ của nó, chúng ta sẽ nhận được số liệu phông môi trường trung
bình một cách tin cậy hơn.

Bằng việc kiểm soát này chúng ta có thể đánh giá được thiết kế và bố trí của các cơ sở có
hợp lý không, có đảm bảo ATBX không.
3 - Kiểm tra chất lượng và ATBX cho máy chẩn đoán X - Quang
Hơn 70% liều bức xạ nhân tạo mà dân chúng phải chịu là do bị chiếu trong quá trình làm
các xét nghiệm X - quang. Bởi vậy vấn đề đảm bảo chất lượng các máy X - quang dùng
trong chẩn đoán có một tầm quan trọng lớn trong công tác phòng chống bức xạ. Tổ chức
Y tế thế giới ( WHO) đã định nghĩa đảm bảo chất lượng trong chẩn đoán tia X như sau:
“Đảm bảo chất lượng trong chẩn đoán X - quang là những cố gắng có tổ chức của các
cán bộ vận hành thiết bị sao cho các hình ảnh chẩn đoán tạo bởi thiết bị đó đạt được chất

lượng đủ tốt để cung cấp lượng thông tin đầy đủ ở mức chi phí ít nhất và bệnh nhân chịu
mức liều bức xạ ion hoá thấp nhất có thể được”.

Định nghĩa này đề cập tới ba yếu tố cơ bản cấu thành nguyên tắc chung của công tác an
toàn bức xạ đó là: giá thành - rủi ro - ích lợi.
Chương trình đảm bảo chất lượng gồm hai vấn đề
1/ Thiết lập các qui trình, tiêu chuẩn và chỉ tiêu kỹ thuật để các thiết bị đang vận hành và
xuất xưởng làm việc tốt (QA)
2/ Kiểm tra định kỳ các thiết bị sao cho chúng luôn luôn đạt được các chỉ tiêu và tiêu
chuẩn đã đề ra (QC)

Về phương diện chẩn đoán chúng ta có hàng nghìn máy X -quang y tế. Hầu hết các máy
đã sử dụng lâu năm, sửa chữa nhiều lần, nhưng không được kiểm tra về chất lượng. Các
cơ quan lắp đặt và bảo dưỡng chưa có công nghệ và phương tiện kiểm tra máy thích hợp.
Chính vì lẽ đó mà nhiều máy kém chưa được kiểm tra chất lượng vẫn còn được sử dụng ở
một số nơi trong y tế.
Kiểm tra chất lượng máy X -quang nhằm đáp ứng những mục đích sau:
1/ Đảm bảo thiết bị làm việc tốt với độ chính xác cao.
2/ Đảm bảo các thiết bị cho phép thu được những bức ảnh có chất lượng hoàn hảo mang
đủ thông tin cần thiết để đảm bảo cho viêc chẩn đoán chính xác.
3/ Đảm bảo sự lặp lại chính xác của các bức ảnh.
4/ Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trên nguyên tắc:
+ Quyết định đúng hình thức xét nghiệm
+ Giảm liều càng nhiều càng tốt ( ALARA )
5/ Đảm bảo an toàn bức xạ cho nhân viên tiếp xúc trực tiếp với tia X
6/ Giảm giá thành xét nghiệm.
Các tham số cần được kiểm tra:
1/ Cao áp kVp: kiểm tra cao áp của máy phát X -quang nhằm xác định sự phù hợp giữa
các chỉ số trên bàn điều khiển và số đo cao áp thực tế giữa hai cực của bóng phát tia, tính
ổn định và độ chính xác của kV. Sai số cho phép là 10%.

Loại thiết bị đo gián tiếp:
- Máy đo độ suy giảm
- Phương pháp hai phim lọc
2/ Kiểm tra thời gian phát tia: Phép thử này bao gồm các phép thử về độ chính xác, độ ổn
định và độ tuyến tính của thời gian phát tia . Sai số cho phép là 10%. thiết bị đo thời gian
là đồng hồ đo thời gian phát tia
3/ Kiểm tra thông số dòng phát tia (mA): Phép thử này nhằm kiểm tra độ ổn định, độ
tuyến tính và độ chính xác của dòng phát tia. Sai số cho phép là 10%.
4/ Kiểm tra độ lặp lại của cao áp và thời gian phát tia. Sai số cho phép của các thông số
này là 5%
5/ Kiểm tra độ ổn định của suất liều phát ra từ ống phát tia. Sai số cho phép là 10%.
Thiết bị đo liều là buồng ion hóa, bút đo liều và liều kế nhiệt phát quang
6/ Kích thước tiêu điểm: Kích thước tiêu điểm là thông số quan trọng của ống phát tia.
Nó ảnh hưởng trực tiếp tới độ nét của hình ảnh. Để đo kích thước tiêu điểm người ta sử
dụng kỹ thuật pinhole hoặc các vạch chuẩn.
7/ Kiểm tra sự phù hợp giữa trường sáng và trường xạ.
8/ Kiểm tra độ đồng trục.
9/ Xác định độ dày hấp thụ một nửa ( HVL ). Thiết bị dùng để xác định HVL gồm máy
đo liều và các tấm nhôm và đồng.
10/ Kiểm tra dạng sóng cao áp.
Các thiết bị dùng trong kiểm tra chất lượng máy X - quang chẩn đoán hiện có:
- Multifuntion meter 240
- kVp meter. Model 07 - 494
- Exposure time meter. Model 07 - 457T
- Rad - check - TM - plus Model 06-252
- Focal Spot test tool
- Beam aligment test tool
- Máy đo liều xách tay FAG
Ngoài ra Trung Tâm An Toàn Bức Xạ còn được trang bị một số Phantom như CT -
Phantom, Leed Test Objects... để kiểm tra chất lượng hình ảnh của các máy X - quang

chụp ảnh cắt lớp CT, và các máy X - quang truyền hình tăng sáng là những máy chẩn
đoán X - quang hiện đại đã được sử dụng tại một số bệnh viện ở nước ta. Bên cạnh việc
kiểm tra chất lượng máy X - quang chẩn đoán chúng tôi còn tiến hành điều tra ATBX tại
các khoa X - quang như kiểm tra mức liều bức xạ tại buồng điều khiển, buồng xử lý và
đọc phim, buồng chờ của bệnh nhân, các cửa của buồng máy và khu vực xung quanh
buồng máy, các cửa sổ có người qua lại.

Các cán bộ nghiên cứu của phòng cũng đã bước đầu nghiên cứu đánh giá liều bệnh nhân,
và nghiên cứu các biện pháp giảm liều trong chẩn đoán X - Quang. Hiện chúng ta có thể
kết hợp với các thầy thuốc ở các cơ sở y tế để nghiên cứu các phác đồ chụp, chiếu X -
quang thích hợp bảo đảm giảm liều cho bệnh nhân mà vẫn cung cấp tốt thông tin chẩn
đoán.
4- Đảm bảo chất lượng và ATBX trong xạ trị
Ở Việt nam, trong mấy năm trở lại đây, nhờ sự cố gắng trong nước và sự giúp đỡ của
các tổ chức quốc tế mà số lượng máy xạ trị đã tăng lên một cách đáng kể và được phân

×