Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

nghiên cứu khả năng kết hợp của một số dòng, giồng hoa lan huệ (hippeastrum sp.) năm 2014 tại gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.92 MB, 93 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ĐINH THỊ THU TRANG


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG,
GIỒNG HOA LAN HUỆ (HIPPEASTRUM SP.)
NĂM 2014 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI, NĂM 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




ĐINH THỊ THU TRANG



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG,
GIỒNG HOA LAN HUỆ (HIPPEASTRUM SP.)
NĂM 2014 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI





CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HẠNH HOA


HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc

sỹ nông nghiệp này là trung thực, chưa từng được sử dụng trong bất kỳ tài liệu


nào trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn thạc

sỹ này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi

rõ nguồn gốc.

Học viên

Đinh Thị Thu Trang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sỹ nông nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản

thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ đạo tận tình của các Thầy giáo, Cô giáo.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Hạnh Hoa - Bộ

môn Thực vật - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã

hướng dẫn tận
tình, chỉ bảo cặn kẽ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận

văn thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo cùng toàn thể các


cán
bộ nhân viên trong Bộ môn Thực vật - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã quan tâm giúp đỡ tôi và tạo mọi điều kiện thuận lợi

trong quá trình tôi
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, Cô giáo trong

Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện để tôi

hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động

viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này.

Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2015

Học viên

Đinh Thị Thu Trang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
1
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giới thiệu chung về chi Hippeastrum 3
1.1.1 Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố 3
1.1.2 Đặc điểm thực vật học của chi Hippeastrum 4
1.1.3 Đặc điểm bộ nhiễm sắc thể 5
1.2 Cơ sở khoa học của lai hữu tính 5
1.2.1 Khái niệm lai hữu tính 5
1.2.2 Vai trò của lai hữu tính trong chọn giống 6
1.2.3 Các phương pháp lai hữu tính 8
1.3 Tình hình nghiên cứu lai tạo các giống cây hoa ở trên Thế giới và ở Việt Nam 11
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên Thế giới 12
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 14
1.4 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn tạo giống lai cây hoa thuộc
chi Lan huệ. 17
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới 17
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 19
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 22
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 22
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 23
2.1.4 Thời gian nghiên cứu 23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.2 Nội dung, phương pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu 24

2.2.1 Nội dung nghiên cứu 24
2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu 24
2.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 28
2.3.4 Xử lý số liệu 29
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1 Đặc điểm của các dòng, giống hoa Lan huệ bố, mẹ 31
3.1.1 Đặc điểm thân hành của các dòng, giống hoa Lan huệ bố, mẹ 31
3.1.2 Chiều cao cây, kích thước lá của các dòng, giống hoa Lan huệ bố, mẹ . 32
3.1.3 Thời gian ra hoa, đặc điểm hoa, cụm hoa của các dòng, giống hoa Lan
huệ bố, mẹ 34
3.1.4 Đặc điểm hạt phấn của các dòng, giống hoa Lan huệ bố, mẹ 44
3.2 Khả năng kết hợp của các dòng, giống LH thí nghiệm 50
3.2.1 Khả năng đậu quả và đặc điểm quả lai của các tổ hợp lai khi cho lai các
dòng, giống hoa Lan huệ thí nghiệm 50
3.2.2 Đặc điểm kết hạt của các tổ hợp lai khi cho lai các dòng, giống hoa Lan
huệ thí nghiệm 54
3.2.3
Tỷ lệ nảy mầm của hạt Lan huệ thu được từ một số THL
57
3.2.4 Khả năng sinh trưởng của cây con LH trong các THL 59
3.3 Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các THL Lan Huệ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm thân hành của các dòng, giống hoa Lan huệ thuộc chi
Hippeastrum Herb. 31
Bảng 3.2 Chiều cao cây, kích thước lá của các dòng, giống hoa Lan huệ thuộc
chi Hippeastrum Herb. 33
Bảng 3.3 Thời gian ra hoa của các dòng, giống hoa Lan huệ thuộc chi
Hippeastrum Herb. 34
Bảng 3.4 Đặc điểm về cụm hoa của một số dòng, giống hoa Lan huệ thuộc chi
Hippeastrum Herb 38
Bảng 3.5 Đặc điểm về hoa của các dòng, giống hoa Lan huệ thuộc chi
Hippeastrum Herb. 42
Bảng 3.6 Đặc điểm về hình thái hạt phấn của một số dòng, giống hoa Lan huệ
thuộc chi Hippeastrum Herb. 45
Bảng 3.7 Đặc điểm về độ hữu dục hạt phấn của các dòng, giống hoa Lan huệ
thuộc chi Hippeastrum Herb. 49
Bảng 3.8 Khả năng đậu quả của các tổ hợp lai khi cho lai các dòng, giống hoa
Lan huệ thuộc chi Hippeastrum Herb. 51
Bảng 3.9 Đặc điểm quả lai của các tổ hợp lai khi cho lai các dòng, giống hoa
Lan huệ thuộc chi Hippeastrum Herb 53
Bảng 3.10 Đặc điểm kết hạt của các tổ hợp lai khi cho lai các dòng, giống hoa
Lan huệ thuộc chi Hippeastrum Herb. 54
Bảng 3.11 Đặc điểm hạt của các tổ hợp lai khi cho lai các dòng, giống hoa Lan
huệ thuộc chi Hippeastrum Herb. 56
Bảng 3.12 Tỷ lệ nảy mầm của hạt Lan huệ thu được từ một số THL 58
Bảng 3.13 Động thái ra lá của cây con LH trong các THL 61
Bảng 3.14 Động thái tăng trưởng đường kính thân hành của cây con LH trong

các THL 63
Bảng 3.15 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây con LH trong các THL 65
Bảng 3.16 Thế lá và kích thước lá của cây con LH trong các THL 67
Bảng 3.17 Tình hình nhiễm sâu, bệnh hại trong thí nghiệm 70
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Sơ đồ lai thuận nghịch 10
Hình 3.1 Biểu đồ kích thước thân hành của các dòng, giống LH bố, mẹ 32
Hình 3.2 Biểu đồ chiều cao cây của các dòng, giống LH bố, mẹ 32
Hình 3.3 Thời gian ra hoa của các dòng, giống hoa Lan huệ thuộc chi
Hippeastrum Herb. 36
Hình 3.4 Hoa của các dòng, giống LH bố, mẹ thuộc chi Hippeastrum Herb. 41
Hình 3.5 Biểu đồ kích thước hạt phấn của các D/G LH làm bố 45
Hình 3.6 Hạt phấn của các dòng, giống LH bố mẹ 46
Hình 3.7 Độ hữu dục hạt phấn của các dòng, giống LH bảo quản trong điều
kiện lạnh khô (-18
0
C) 48
Hình 3.8 Đồ thị động thái ra lá của cây con LH trong các THL 60
Hình 3.9 Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính thân hành của cây con LH
trong các THL 62
Hình 3.10 Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây con LH trong các
THL 64



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CCC Chiều dài lá
CD Chiều dài
CDL Chiều rộng
CDTH Chiều dài trục hoa
CR Chiều rộng
CRL Chiều rộng lá
ĐB1CH Độ bền một cụm hoa
CCTH Chiều cao thân hành
ĐKTH Đường kính thân hành
ĐC Đối chứng
KH Kí hiệu
LH Lan Huệ
MSTH Màu sắc thân hành
NST Nhiễm sắc thể
SCH/C Số cụm hoa/cây
SH/C Số hoa/cụm
TG Thời gian
TG BD-KTRH Thời gian từ khi bắt đầu – kết thúc ra hoa
TG BDRH Thời gian bắt đầu ra hoa
TG RHR Thời gian ra hoa rộ
THL Tổ hợp lai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Thế giới hoa cây cảnh vô cùng phong phú, đa dạng và diệu kỳ. Mỗi loài mang
một nét đẹp riêng. Chi Lan huệ (Hippeastrum Herb.) có những loài có tiềm năng phát
triển do có hoa to, màu sắc hấp dẫn, thích hợp để sử dụng làm hoa cắt cành, trồng
chậu hoặc trồng thảm (Nguyễn Hạnh Hoa và cs., 2009).
Theo công bố gần đây có 2 loài thuộc chi Hippeastrum, thứ nhất là loài
Hippeastrum equestre (Aiton) Herb., cây nguyên sản ở Nam Mỹ, Việt Nam gọi là
Lan huệ hay Loa kèn đỏ bởi các dòng giống chủ yếu có hoa màu đỏ; thứ hai là loài
Hippeastrum reticulatum (Aiton) Herb., cây nguyên sản ở Braxin, ở Việt Nam gọi
là Lan huệ Mạng. Cả 2 loài Lan huệ được nhập trồng làm cảnh ở nhiều nơi của
nước ta do có khả năng thích nghi cao, cho hoa đẹp và thường nở vào mùa xuân -
hè, nhưng chưa thấy hình thành quả (Nguyễn Thị Đỏ, 2007; Võ Văn Chi, 2004).
Hoa Lan huệ được sử dụng nhiều ở các nước châu Âu, ngày càng được
yêu thích vì nhiều giống hoa với màu sắc bắt mắt đã được du nhập từ nước ngoài
vào Việt Nam. Với nhiều người sành chơi, họ còn biết cách kích lan huệ đỏ ra
hoa đúng dịp Tết để mang lại may mắn. Giá bán trên thị trường từ 250.000 tới
500.000 đồng/củ.
Tuy nhiên, so với thế giới thì bộ giống hoa thuộc chi Hippeastrum ở Việt
Nam còn quá nghèo nàn về màu sắc. Hơn nữa, các dòng, giống Lan huệ ở Việt
Nam trong điều kiện tự nhiên thì thời gian ra hoa của chúng chưa mang lại giá trị
kinh tế. Một trong những nguyên nhân là do hình thức nhân giống chủ yếu được
sử dụng là nhân giống vô tính làm cho cây con không có sự khác biệt di truyền so
với cây mẹ. (Nguyễn Hạnh Hoa & cs., 2014)
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, ý niệm về cái đẹp của con
người cũng yêu cầu cao hơn. Người thưởng thức hoa không những yêu cầu về
màu sắc mới lạ, hấp dẫn mà còn yêu cầu thời gian chơi hoa lâu. Đáp ứng nhu
cầu của người thưởng thức, nghiên cứu lai và chọn tạo ra các dòng, giống hoa
mới là hết sức cần thiết. Việc kết hợp các nguồn gen hoa Lan huệ bằng phương
pháp lai hữu tính và chọn lọc chắc chắn sẽ làm tăng sự đa dạng và phong phúc bộ
giống hoa Lan huệ ở Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Lai hữu tính là phương pháp được áp dụng rộng rãi cho nghiên cứu chọn
tạo giống mới, đặc biệt là đối với những cây hoa lưỡng tính. Theo nghiên cứu
của TS.Nguyễn Hạnh Hoa và cộng sự, giống hoa Lan huệ thuộc loài Hippeastrum
equestre trong điều kiện Miền Bắc Việt Nam có thể kết hạt và nhân giống bằng
hình thức sinh sản hữu tính. Đây là hình thức nhân giống tạo ra nhiều biến dị tổ
hợp, trong đó có thể xuất hiện những biến dị mới lạ về màu sắc, hình thái cấu trúc
hoa hay thời gian ra hoa.
Từ những lí do đã nêu trên, góp phần vào công tác chọn tạo giống cây hoa
thuộc chi Lan huệ (Hippeastrum Herb.) chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
khả năng kết hợp của một số dòng, giống hoa Lan huệ (Hippeastrum sp.)
năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội”.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1 Mục đích
Nhằm đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng, giống Lan huệ mới, tạo
nguồn vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống cây hoa Lan huệ.
2.2 Yêu cầu
- Nắm được đặc điểm thực vật học cơ bản của 10 dòng, giống Lan huệ bố, mẹ
(đặc điểm thân hành, chiều cao cây, kích thước lá, sinh học ra hoa, )
- Lai hữu tính và đánh giá khả năng đậu quả, kết hạt, khả năng nảy mầm
của hạt lai (sức sống hạt phấn, khả năng bảo quản hạt phấn, khả năng tạo hạt
của

tổ hợp lai, khả năng nảy mầm của hạt lai, sức sống của cây con.
- Đánh giá sinh trưởng và tình hình nhiễm sâu bệnh hại của cây con trong
từng tổ hợp lai.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Việc nghiên cứu khả năng kết hợp và chọn lọc các tổ


hợp lai có khả
năng sinh trưởng, phát triển tốt sẽ tạo được nguồn vật liệu khởi đầu, góp phần
cho công tác chọn tạo những giống Lan huệ có đặc tính mới, phù hợp với yêu cầu
sản xuất ở Việt Nam.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu chung về chi Hippeastrum
1.1.1 Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố
Theo Nguyễn Tiến Bân (1997), chi Hippeastrum thuộc họ Hành
(Liliaceae), bộ Hành (Liliales), phân lớp Hành (Liliidae), lớp thực vật một lá
mầm (Liliopsida). Chi này có khoảng 90 loài và hơn 600 dạng lai. Tuy nhiên,
tính đến tháng 11 năm 2013, Wcs.P (World Checklist of Selected Plant
Families) đã chấp nhận Hippeastrum có 91 loài (Wcs.P World Checklist of
Selected Plant Families, 2013).
Trong tiếng Hy Lạp, “Hippeastrum” có nghĩa là “ngôi sao kỵ sĩ”,
(William Herbert, 1827). Ngày nay, nó cũng được biết đến với cái tên “ngôi sao
của chàng hiệp sĩ” và đã được đặt tên từ năm 1837 bởi mục sư William Herbert.
Không ai biết lý do chắc chắn tại sao vị mục sư lại lựa chọn tên này mặc dù
người ta cho rằng cụm hoa khi chưa nở được bao bọc bởi 2 lá mo trông rất giống
mắt ngựa và khi bông hoa nở trông rất giống ngôi sao (Uphof and J.C.T., 1938;
Mathew and Brian, 1999; Carter and Kathie, 2010)
Hoa Lan huệ được tìm thấy đầu tiên vào năm 1828, bởi Eduard Frederick

Poepping trong quá trình tìm kiếm ở Chilê. Chi Hippeastrum có rất nhiều dạng lai
tạo, với màu sắc phong phú, cánh hoa lớn hơn, dày hơn và đẹp (Pacific Bulb Soci,
2013).
Sự mua bán các cây hoa thuộc chi Hippeastrum diễn ra lần đầu khi những
người trồng hoa ở Hà Lan nhập khẩu một vài loài từ Mexico và Nam Mỹ. Quá
trình nhân giống và lai tạo được diễn ra trong suốt thế kỷ 18, sau đó loài hoa này
được chú ý đến ở Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 19. Năm 1946, hai người trồng hoa ở
Hà Lan mang cây hoa này đến Nam Phi và bắt đầu trồng trọt tại đây (Carter and
Kathie, 2010).
Mặc dù, hầu hết các cây hoa trong chi Hippeastrum đều xuất phát từ Hà
Lan và Nam Phi nhưng ngày nay chúng lại rất phát triển ở Anh, Nhật, Isarel, Ấn
Độ, Brazil và Australia (Mathew and Brian, 1999).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Hiện nay, hoa Lan huệ được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Trung
Quốc, người ta gọi là Hoa Lan huệ, Châu Âu là hoa tình yêu - (tiếng Anh là
Valentine Flower). Hoa Lan huệ nở đầu năm, đúng vào dịp Lễ hội tình yêu 14/2
theo phong tục của nhiều nước Châu Âu. Do có nhiều loại hoa, mỗi loại có màu
sắc đẹp riêng nên được các bạn trẻ ưa thích và tặng nhau. Cái tên Hoa tình yêu ra
đời từ đó. Tất cả đều thuộc chi Lan Huệ (Hippeastrum Herb.). Cây Lan huệ hồng
sọc đỏ có tên khoa học là Hippeastrum reculatum Herb. Mùa hoa từ tháng 2 đến
tháng 11 dương lịch (Trần Việt Hưng, 2006).
Hippeastrum equestre được trồng khắp Châu Mỹ nhiệt đới, từ Mexico và

phía nam Tây Ấn đến Braxin và Chi lê. Hoa nở xòe có màu đỏ cam tươi sáng

với một ngôi sao màu trắng hơi vàng nơi gốc phía trong bao hoa. Một cành hoa

cao khoảng 15 – 20 inch ( 38,1 – 50,8 cm), thường có hai đến bốn bông hoa.

Mỗi cây hoa

thường có 6 đến 8 lá, lá dẹt dài khoảng 18 inch (45,72 cm), màu
lục. Những cây thuộc giống

loa kèn Hippeastrum equestre là loài dễ trồng nhất,
tươi tốt nhất và màu sắc rực

rỡ nhất (Garden and Forest, 1897).
Tại Mỹ, Lan huệ gần như nở thường xuyên trong các ngày lễ tết và rất được
ưa chuộng. Hiện đã có rất nhiều dạng được lai tạo, có những dạng cho mùi thơm
và có từ 4 - 12 hoa/ngồng. Một số loại đặc sắc được ưa thích như: Lady Jane (hoa
màu đỏ salmon, sọc trắng); Picotee (hoa trắng viền đỏ); White Peacock (hoa trắng
rất thơm) (Trần Việt Hưng, 2006).
Ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều loài trong chi Hippeastrum nhưng sự
phân bố của chúng là khá đa dạng, có thể bắt gặp các loài hoa trong chi này khắp
nơi trên cả nước từ Bắc vào Nam, từ vùng núi đến đồng bằng. Ở miền Nam thấy
xuất hiện các loài hoa thuộc chi này nhiều hơn miền Bắc, việc trồng trọt, nhân
giống, mua bán các loại cây này cũng diễn ra khá phổ biến trong khi đó ở miền
Bắc còn chưa nhiều. Cây Lan huệ (Hippeastrum Herb) ở Việt Nam còn gọi là
Loa kèn đỏ, Lan huệ, Mạc chu lan hay Tứ diện thuộc chi Hippeastrum. Ở miền
Nam, xuất hiện một số loài khá đẹp như: Hippestrum esquestre var. alba: hoa
trắng; Hippestrum esquestre var. fulgidum: hoa màu vàng cam tươi, có viền màu
trắng; Hippestrum esquestre var. major: hoa màu vàng cam tươi, gốc cánh có
màu xanh (Võ Minh Châu, 2013).
1.1.2 Đặc điểm thực vật học của chi Hippeastrum
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Hippeastrum là một trong những chi có tiềm năng phát triển của họ

Lilliaceae. Chi này rất đa dạng, phong phú về hình thái, màu sắc hoa, rất thích
hợp để sử dụng làm hoa cắt cành, trồng chậu hoặc trồng thảm (Nguyễn Hạnh
Hoa & cs., 2009).
Dạng thân hành, hình cầu, có áo mỏng bao ngoài. Lá tập trung ở gốc gần
như thành 2 dãy; phiến lá hình dải, hình kiếm, hình mũi mác, hơi khum thành
lòng máng, dài, cứng, có nhiều gân song song. Cụm hoa tán có từ 2 đến nhiều
hoa. Trục hoa (cành mang hoa) hình trụ, thẳng đứng, rỗng. Lá bắc tổng bao dạng
mo, gồm 2 cái, mỏng, tồn tại. Hoa to, đều, lưỡng tính, màu sắc sặc sỡ, có cuống.
Bao hoa hình phễu, nằm ngang hoặc rũ xuống, 6 mảnh, dạng tràng, phần dưới
dính nhau thành ống, ngắn, họng có 1 vòng vảy ngắn hoặc một vòng tràng phụ
cụp vào trong, phần trên 6 thuỳ, xếp 2 vòng, các thuỳ bằng nhau hoặc các thuỳ
vòng trong hẹp hơn. Nhị 6; chỉ nhị tách rời nhau, đính ở họng ống bao hoa; bao
phấn 2 ô, đính lưng, hướng trong, mở bằng khe dọc. Bầu hạ, 3 ô, đính noãn trung
trụ, mỗi ô nhiều noãn; vòi nhụy dài, mảnh; đầu nhụy dạng đầu hoặc 3 thuỳ. Quả
nang hình cầu hoặc hình thuôn, mở ở khe lưng ô thành 3 mảnh. Hạt nhiều, dẹp,
màu đen nội nhũ nạc bao lấy phôi nhỏ (Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
1.1.3 Đặc điểm bộ nhiễm sắc thể
Các nhà khoa học đã xác định được bộ NST đơn bội của các loài trong chi
Hippeastrum là n = 11. Hầu hết các loài đều có bộ NST lưỡng bội 2n = 22, tuy
nhiên người ta cũng bắt gặp một số loài có bộ NST tam bội, tứ bội thậm chí là
ngũ bội (bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là 33, 44, 55). Loài H.blumenavia thì
lại được tìm thấy có bộ NST 2n = 20 (Williams and M. Dudley, T.R, 1984).
Bộ NST của một số dạng Lan huệ được xác định một cách tương đối như
sau: Lan huệ đỏ thường, Lan huệ đỏ nhung, Lan huệ lá sọc có bộ NST 2n = 22,
Lan huệ trắng và trắng sọc đỏ có 2n = 44 (Vũ Thị Hoài Anh, 2008).
1.2 Cơ sở khoa học của lai hữu tính
1.2.1 Khái niệm lai hữu tính
Khái niệm: Là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực (tinh tử của
hạt phấn) và giao tử cái (noãn) thông qua sự thụ tinh tạo thành hợp tử. Con lai tổ hợp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6

các đặc tính của cả bố và mẹ. Đây là hình thức nhân giống tạo ra các dòng, giống
mới và ưu việt hơn bố mẹ của chúng (Thư viện sinh học).
Cấu tạo của hoa lưỡng tính gồm có nhị và nhuỵ. Hoa Lan huệ thuộc loại
hoa lưỡng tính, nhị thấp hơn nhuỵ.
Sự thụ phấn: Thụ phấn là quá trình vận chuyển của hạt phấn từ nhị sang
đầu vòi nhuỵ của các loài hoa cùng loài (Thư viện sinh học).
Do hoa Lan huệ là hoa lưỡng tính có nhị thấp hơn nhuỵ và nhị, nhuỵ
không chín cùng lúc nên sự thụ phấn là gián tiếp (thụ phấn chéo) khi hạt phấn rơi
trên đầu nhuỵ hoa của cây khác cùng loài.
Sự nảy mầm của hạt phấn: Hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ gặp điều kiện thuận
lợi sẽ nảy mầm mọc ra một ống phấn. Ống phấn theo vòi nhuỵ đi vào bầu. Nhân của
tế bào ống phấn chuyển ra đầu ống, còn nhân của tế bào phát sinh tạo thành 2 tinh tử
có n nhiễm sắc thể nằm ở ống phấn, được ống phấn mang tới noãn (Thư viện sinh
học).
Sự thụ tinh: Khi ống phấn đến noãn, qua lỗ noãn tới túi phôi, đầu ống
phấn vỡ ra, một tinh tử kết hợp với noãn cầu thành hợp tử (2n), sau phát triển
thành phôi, còn một tinh tử thứ 2 sẽ kết hợp với nhân thứ cấp 2n (nhân phụ) để
hình thành nên nội nhũ (3n). Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt. Hạt gồm
có phôi, phôi nhũ và vỏ bọc ngoài (Lê Tiến Dũng, 2009).
1.2.2 Vai trò của lai hữu tính trong chọn giống
Lai hữu tính là phương pháp cơ bản, có hiệu quả, chắc chắn, chủ động,
có thể định hướng được và được sử dụng rộng rãi nhất để tạo ra giống mới. Lai
hữu tính mở ra khả năng sáng tạo của chọn lọc, thúc đẩy quá trình tiến hóa của
sinh vật.
Lai hữu tính là phương pháp cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp phục vụ cho
chọn lọc. Nhờ lai giống mà có thể phối hợp được các đặc trưng đặc tính có lợi
của các dạng bố mẹ vào cây lai. Bố mẹ truyền cho cây lai bộ gen của chúng và
kết quả của quá trình tái tổ hợp mà nhiều kiểu gen mới được tạo ra, sau khi

tương tác với môi trường đã tạo ra những kiểu hình mới.
Những tác động đi truyền khi lai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

- Hiện tượng tái tổ hợp gen và phân ly: Ở cây lai là những biến đổi về
di truyền có thể dẫn đến sự phát sinh vô số kiểu gen và kiểu hình mới. Đây là cơ
sở cho chọn giống.
- Hiện tượng gen liên kết: Cũng có những tác động có lợi và tác động bất
lợi cho chọn giống. Sự liên kết chặt chẽ giữa các gen có lợi và gen bất lợi là
những trở ngại lớn trong chọn giống.
- Sự tác động qua lại giữa các gen khác locus: Ở cây lai có thể đưa đến
những kết quả khác nhau. Do tác động này cây lai có thể xuất hiện những đặc
tính mới không có ở bố, mẹ hoặc có ở mức biểu hiện gia tăng hay giảm một tính
trạng nào đó theo hướng mong muốn hay không mong muốn đối với mục tiêu
chọn giống. Về mặt hóa sinh biểu hiện của sự tương tác giữa các gen khác locus
thường là một alen ở locus này kiểm soát quá trình tổng hợp một chất nào đó là
cơ chất đối với quá trình khác do alen ở locus khác kiểm soát.
- Quan hệ kiểu hình, kiểu gen và môi trường: Gen không tác động trực
tiếp lên tính trạng mà thông qua chuỗi những phản ứng hóa sinh do các gen
đó kiểm soát và chịu ảnh hưởng của các gen khác cũng như điều kiện ngoại
cảnh. Tác động của mỗi gen thường chịu ảnh hưởng ít nhiều của kiểu gen chung
và môi trường. Mặt khác mỗi gen cũng thường có tác động nhiều mặt (tính đa
hiệu của gen). Do đó một gen có thể đồng thời tác động có lợi hoặc có hại.
Một hiệu ứng đặc biệt nhận được trong lai giống là hiệu ứng ưu thế lai
biểu hiện ở thế hệ F
1
. Nhờ hiệu ứng này mà phương pháp tạo giống ưu thế lai đã
ra đời và cây hoa cho màu sắc đẹp, hoa lớn, thời gian chơi hoa kéo dài, khả năng
chống chịu tốt Ngày nay, nhiều giống cây trồng mới đã được tạo ra bằng

những phương pháp khác nhau nhưng giống lai chiếm một tỷ lệ rất lớn. Giống lai
đã đóng góp lớn trong việc nâng cao năng suất và sản lượng nông nghiệp (Tài
liệu chọn giống).
Theo Đào Thanh Vân & cs. (2007), đã viết trong cuốn “Giáo trình cây
hoa” thì: Nhân giống hoa bằng phương pháp hữu tính là hình th

c nhân giống
t
ư
ơng đối phổ bi
ế
n của một số loài hoa có h

t nh
ư
(c

m ch
ư
ớng, cúc, magic,
mõm chó, su xi, h
ư
ớng d
ư
ơng ). Một số loài hoa khác m

c dù ph
ư
ơng pháp
nhân giống vô tính là chủ y

ế
u nh
ư
ng đ

phục vụ công tác nghiên c

u ho

c lai t

o
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

ng
ư
ời ta cũng dùng ph
ư
ơng pháp nhân giống h

u tính layơn, lily… Ph
ư
ơng pháp
nhân giống b

ng gieo h

t có các
ư

u, nh
ư
ợc đi

m sau:
- Ưu đi

m: Nhân giống nhanh, số l
ư
ợng nhi

u, h

số nhân giống cao,
có th

t

o giống mới .
- Nh
ư
ợc đi

m: Do thụ ph

n t

do trong t

nhiên nên d


l

n giống, cây
con không đồng đ

u, n
ă
ng su

t th

p, h

t hoa th
ư
ờng nhỏ, không hoàn ch

nh
nên tỷ l

n

y m

m th

p. Nhân giống b

ng gieo h


t ngoài áp dụng đối với một
số cây hoa còn dùng để t

o cây gốc ghép t

cây th

c sinh với bộ r

khoé, sinh
tr
ư
ởng m

nh. M

t khác tuổi sinh lý của gốc ghép tr

do v

y tuổi thọ của cây dài.
Tuỳ theo t

ng giống hoa, sau khi thu ho

ch có th

ph


i gieo ngay, ho

c
có th

b

o qu

n một thời gian đ

h

t hoàn thành quá trình chín sinh lý. Kích
th
ư
ớc h

t và độ dày vỏ h

t có

nh h
ư
ởng lớn đ
ế
n ch

t l
ư

ợng h

t giống, s

c sống
và kh

n
ă
ng n

y m

m. Nh

ng giống hoa có h

t quá nhỏ nh
ư
h

t hoa phong lan
và đ

a lan, h

t th
ư
ờng có cấu tạo không đ


y đủ có phôi nh
ư
ng không có nội nhũ
nên ch

t dinh d
ư
ỡng ch

a trong h

t không đủ cung c

p n
ă
ng l
ư
ợng cho quá
trình n

y m

m của h

t. H

t hoa lan cũng nh
ư
một số lo


i h

t t
ư
ơng t

th
ư
ờng
không b

o qu

n đ
ư
ợc lâu, ph

i gieo ngay sau khi thu ho

ch h

t d
ư
ợc một vài
ngày, muốn b

o qu

n được lâu phải có ph
ư

ơng ti

n kỹ thu

t b

o qu

n đ

c bi

t
(Đào Thanh Vân & cs., 2007).


1.2.3 Các phương pháp lai hữu tính
Lai giống là một quá trình phức tạp của việc tạo các dạng mới trên cơ sở
sự phát triển của kiểu gen trong điều kiện của môi trường. Chọn đúng bố mẹ để
lai quyết định phần lớn sự thành công trong quá trình chọn tạo giống. Đây là
công việc khó khăn, phức tạp nhất trong quá trình tạo giống. Chọn được bố mẹ
để thoả mãn yêu cầu đặt ra là cơ sở để tạo ra các biến dị tổ hợp mong muốn, đảm
bảo cho chọn lọc thành công (Vũ Đình Hòa & cs., 2008).
Lai gần là lai giữa các cá thể cùng loài, hoặc giữa những cá thể có quan hệ
họ hàng gần nhau, phát sinh trong những vùng sinh thái tương tự nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Lai xa là lai giữa các cá thể khác loài, khác thứ, khác dạng hình sinh
thái phát sinh từ những vùng có điều kiện sinh thái rất khác nhau. Lai xa có 2

trường hợp: Lai xa huyết thống (không tương hợp) và lai xa địa lý sinh thái
(tương hợp).
Trong quá trình chọn tạo giống tuỳ theo kết quả cần đạt mà thực hiện
các phương pháp lai khác nhau. Các phương pháp lai theo sự tham gia của bố
mẹ mà phân thành lai một lần và lai nhiều lần. Trong trường hợp đầu công tác
chọn lọc được tiến hành trong quần thể cây lai, còn trong trường hợp thứ hai thì
cây lai được sử dụng để lai thêm với các dạng khác hoặc lai lặp lại với
bố hoặc mẹ theo một hệ thống.
Các phương pháp lai

Một lần

Nhiều lần

Lai đơn


Lai trở lại


Lai thuận nghịch


Lai hồi quy


Lai đỉnh


Lai nhiều bậc



Lai luân phiên


Lai nhiều bố mẹ

(Vũ Đình Hòa & cs., 2008)

 Các phương pháp lai được sử dụng trong thí nghiệm
(1). Lai đơn giản:
Trong phương pháp lai đơn chỉ có sự tham gia của một bố và một mẹ và
chỉ tiến hành một lần. Đây là phép lai được sử dụng rộng rãi vì bố và mẹ được
nghiên cứu tỉ mỉ thông qua các tính trạng. Người ta tiến hành phép lai giữa 2 bố
mẹ có các tính trạng bổ sung. Có thể lai giữa 2 giống cùng loài hoặc khác loài.
Nếu ký hiệu các dạng bố mẹ là A, B, C, D, E, F thì công thức của lai đơn giản
có các trường hợp như sau:
(1) Nếu chỉ có một bố và một mẹ thì công thức lai là: A x B; C x D
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

(2) Nếu một giống làm mẹ các giống khác làm bố thì công thức lai là: A x
(B+C+D+E+ )
(3) Nếu cho thụ phấn tự do các giống với nhau thì công thức lai là (A x B x
C x D x E x )
Các công thức (2) và (3) thường được áp dụng để tạo ra quần thể mới ở cây
giao phấn hoặc để tổng hợp nhiều tính trạng của nhiều giống vào tổ hợp lai tạo ra
quần thể lai có nền di truyền rộng nhằm nâng cao hiệu quả của chọn lọc.
(2). Lai thuận nghịch:
Lai thuận nghịch thì mỗi dạng trong phép lai đều được làm bố và làm mẹ.

Công thức: A x B và B x A
Nếu xét về di truyền nhân thì kết quả lai thuận và lai nghịch là như nhau.
Nếu xét về di truyền tế bào chất thì kết quả lai thuận và lai nghịch là khác nhau.
Mục đích của lai thuận nghịch là xác định dạng nào làm mẹ, dạng nào làm bố để
cho cây lai tốt. Phép lai này đặc biệt quan trọng khi lai xa, giữa lai thuận và lai
nghịch trong lai xa.
Trong chọn tạo giống cách lai thuận nghịch được áp dụng ở 2 trường hợp sau
đây: Khi tính di truyền của một đặc trưng, đặc tính nào đó liên quan đến tế bào chất;
khi khả năng kết hạt phụ thuộc vào cách lấy cây nào trong cặp để làm mẹ.

Hình 1.1: Sơ đồ lai thuận nghịch

(3). Lai đỉnh (Top cross):
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Lai đỉnh thường sử dụng để xác định khả năng kết hợp chung nhằm loại
bỏ các dòng, giống không có khả năng kết hợp tốt. Các dòng, giống đem lai
thử được dùng làm bố và lai với 1 hoặc 2 mẹ là các dạng thử (Tester) có phổ
di truyền rộng. Giữa dòng hoặc giống và Tester tạo thành những cặp lai đơn.
(4). Lai trở lại (lai tích luỹ, backross):
Điểm đặc biệt của phương pháp lai trở lại là sau khi nhận được cây lai F
1
tiếp tục đưa nó lai với bố hoặc mẹ với số lần lặp lại cần thiết.
Lai trở lại với bố: A x B Lai trở lại với mẹ: A x B
↓ ↓

AB x B AB x A
↓ ↓


ABB x B ABA x A
Trong nghiên cứu di truyền cách lai trở lại nhằm xác định bố mẹ là đồng
hợp tử hay dị hợp tử (gọi là lai phân tích).
Cách lai này thường được áp dụng khi một giống nào đó có hàng loạt tính
trạng tốt song cần bổ sung thêm một vài tính trạng khác để hoàn thiện giống đó.
Trong lai trở lại giống cần được cải tiến gọi là thể nhận, còn giống dùng để bổ sung
tính trạng gọi là thể cho (thường là giống có tính chống chịu tốt).
Để tăng cường vào cây lai những tính trạng cần thiết của bố hoặc mẹ. Khi
lai cần chú ý trong các thế hệ lai cây được chọn làm mẹ phải mang những đặc
trưng, đặc tính cơ bản của thành phần không được lai trở lại.
Trong chọn tạo giống cách lai trở lại được sử dụng ở những trường hợp sau:
- Khắc phục hiện tượng bất dục ở cây lai F1 khi lai xa.
- Tạo giống chống sâu bệnh, giống chống chịu tốt với điều kiện bất thuận.
Trong trường hợp này nên dùng giống bố mẹ có đặc tính tốt, nhưng chống
chịu kém lai với bố chống chịu tốt.
- Lai giữa cây trồng với cây dại nhằm đưa thêm một tính trạng nào đó
của cây dại (thường là các tính trạng chống chịu hoặc tính trạng thích ứng). Khi
lai giữa cây trồng với cây dại cần chọn cây trồng làm mẹ. Sau đó lai
trở lại với mẹ (tức là dùng cây trồng làm bố).
1.3 Tình hình nghiên cứu lai tạo các giống cây hoa ở trên Thế giới và ở Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Trên Thế giới, vấn đề lai tạo hoa được xem như là một ngành sản xuất
trong dây chuyền sản xuất công nghiệp hoa. Nhờ kỹ thuật lai tạo và chọn lọc
nhân tạo ngày càng tiến bộ nên các sản phẩm lai tạo được đổi mới liên tục, đa
dạng về màu sắc, hình dạng, chủng loại đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người
tiêu dùng.
Các loài hoa cảnh hiện đại đều có nguồn gốc từ hoang dại, chúng được

chọn lọc theo những quy luật điều chỉnh sự tiến hoá tự nhiên của các loài hay là
chọn lọc nhân tạo có sự định hướng của con người nhằm đạt được sự ổn định của
một số đặc điểm mà con người mong muốn. Nguyên tắc cơ bản trong lai tạo,
chọn lọc là sự chọn lọc chỉ tác động vào những biến dị có thể di truyền được cho
thế hệ sau và sự chọn lọc không tạo ra biến dị ở các đặc tính mà chỉ tác động vào
những biến dị sẵn có ở các đặc tính của các cá thể trong quần thể.
Mục đích chủ yếu của lai tạo chọn giống nhằm đáp ứng các mong muốn
như: tạo ra nhiều màu sắc hấp dẫn mới lạ, hình dáng đa dạng, cây dễ cho hoa,
nhiều hoa, hoa đẹp và lâu tàn, thời gian thu hoạch đồng đều; cây thích nghi với
các điều kiện nuôi trồng, điều kiện tự nhiên.
Hội nghị hoa hồng Thế giới 2006 được tổ chức tại thành phố Osaka từ ngày
11-17/5/2006. Trong hội nghị ban tổ chức đưa ra triển lãm nhiều giống hoa hồng mới
rất đẹp và ấn tượng. Tuy nhiên, nổi trội nhất trong hội nghị lần này chính là thành quả
của sau gần 20 năm nghiên cứu, hoa hồng xanh được tạo ra bằng kỹ thuật RNAi do sự
hợp tác giữa các nhà khoa học của hai công ty Florigene (Astralia) và Suntory (Nhật
Bản) dưới sự trợ giúp về mắt kỹ thuật của Viện Khoa học Kỹ thuật Úc Châu
(SCIRO). Các nhà khoa học đã cấy vào hoa hồng loại gen Delphinidin tạo nên sắc tố
xanh, được tách ra những loài hoa có màu xanh khác. Gen Delphinidin không tồn tại
ở hoa hồng tự nhiên. Hoa hồng xanh có thể được coi là chén thánh (Holy Grail) của
những nhà lai tạo hoa hồng kể từ năm 1840. Khi đó hiệp hội làm vườn của Anh và Bỉ
đã treo giải thưởng 500,000 francs. cho người đầu tiên tạo được hoa hồng màu xanh
(datvietflower.com; quatanghoahongxanh.com).
Các nước có nền sản xuất hoa công nghiệp rất chú trọng việc lai tạo giống
mới song song với việc sản xuất hoa bán trên thị trường và dự đoán hướng phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

triển thị hiếu mà có bước chuẩn bị ngân hàng giống trước nhiều năm. Lợi nhuận
thu được từ lĩnh vực giống rất lớn nên các nhà sản xuất giống tìm cách chiếm
lĩnh thị trường và tìm nhiều phương cách để độc quyền và bảo vệ bản quyền

giống. Sau hoa hồng màu xanh dương, đến lượt hoa cẩm chướng màu tím vừa
được lai tạo thành công. Công ty Sinh học Florigene của New Zealand đã cho ra
đời bông hoa này bằng việc cấy một gen tạo màu tím có tên gọi flavonoid vào
thân cây (Hoa cẩm chướng, yume.com.vn).
Hoa trà lai được tạo ra bởi Hybrid Perpetuals x Tea roses. Sự ra đời hoa
trà lai đầu tiên, ở ‘La France’ tạo ra vào năm 1867. Được Jean- Baptiste Andre’
Guillot gieo trồng trong một vườn ươm ở Pháp. Ông cho lai giữa hoa hồng trà
“Madame Bravy” x Madame Victor Verdier. Những loài trồng sớm nhất là Lady
Mary Fitzwilliam, Souvenir of Wooton và bà Caroline Testout được giới thiệu
bởi Pernet Ducher năm 1890. Hoa trà lai không trở nên phổ biến cho đến đầu thế
kỷ 20, khi Pernet-Ducher tại Lyons, Pháp, lai tạo các giống cây trồng 'Soleil
d'Or'' 1900. Tuy nhiên, các loại trà lai phổ biến làm quà tặng vào thế kỷ 20 là
rose Peace ('Bà A. Meilland'), được giới thiệu bởi Francis Meilland vào cuối Thế
chiến II. Một số loài trà lai phổ biến hiện nay là 'Chrysler Imperial', 'Double
Delight', 'Elina', 'Fragrant Cloud', Mister Lincoln and 'Peace' (Autumn and
Stanley, 1995).
Năm 1697, Relomen phát hiện thấy hoa đồng tiền ở vùng phía Nam châu
Phi (Delánia) và ông đã đưa về vườn thực vật nước Anh. Irwin Luynch là người
đầu tiên tiến hành lai tạo các giống đồng tiền với nhau (Đặng Văn Đông & cs.,
2003). Sau đó người Pháp và người Hà Lan cũng tiến hành lai tạo và dần dần 2
nước này đã trở thành trung tâm tạo giống đồng tiền thế giới. Từ năm 1980, mỗi
năm thế giới đã tạo ra được trên 80 chủng loại giống khác nhau, hoa có đường
kính 8 cm trở lên và tạo ra những giống lai cánh hoa kép. Hiện nay, các giống
hoa đồng tiền to đang được trồng rộng rãi trong sản xuất, phần lớn các giống hoa
đồng tiền mới là do các nhà tạo giống Hà Lan tạo ra (Nguyễn Văn Hồng, 2009).
Ở Hà Lan, bằng việc kết hợp các kĩ thuật thụ phấn để khắc phục sự cản

trở trước thụ tinh và các phương pháp in vitro để khắc phục sự cản trở sau thụ

tinh, sự lai xa có thể được thực hiện có hiệu quả hơn. Từ thành quả tạo ra các


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

giống lai mới đã dẫn tới kết quả tạo ra những nhóm giống lai hoàn toàn mới

trong hệ thống phân loại hoa Lily. Để khắc phục sự bất dục của con lai F1 do

không có sự bắt cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân, Colchicin và

Oryalin đã được sử dụng để gây tứ bội hóa. Sự lai giống giữa các con lai tứ bội

hóa của Lilium longiflorum, Lilium henryi, Lilium cadidum đã tạo ra các giống
Lily lai Asiatic

và Oriental (Umberto Quattrocchi, 2012).
Van Tuyl (1988) dùng giống L. longiflorum và giống Á Châu trắng
(Mont

Blanc) lai với nhau tạo ra giống chịu ánh sáng yếu, hoa trắng, hoa nở
hướng lên

trên và chứng minh rằng L. longiflorum có đặc tính chịu ánh sáng yếu
(Jaap M. van Tuyl, Ingrid W.G.M. Maas and Ki-Byung Lim, 1988).
Một nghiên cứu để chứng minh hiệu quả của kỹ thuật cứu phôi đến con lai

khác loài ở Lilium do Bộ môn Hoa- Cây cảnh; Trường Đại học Chiayi, Trung

Quốc đã được tiến hành vào năm 2002. Nghiên cứu này được thực hiện trên 6


cặp lai khác loài riêng biệt của chi Lilium, đó là (Lilium longiflorum X Asiatic

hybrid (LA); Oriental hybrid X Asiatic hybrid (OA); Oriental hybrid X Lilium

longiflorum (OL); Lilium longiflorum X Oriental hybrid (LO); Asiatic hybrid x

Oriental hybrid (AO); and Asiatic hybrid X Lilium longiflorum (AL). Nếu đáp
ứng được hai điều kiện: Tìm được thời gian thích hợp để

cứu phôi và môi trường
cho phôi phát triển bình thường thì một số luợng lớn các

cây con sẽ được tạo ra
nhờ phương pháp ESR. Trong khi, phương pháp OSC và

OPC yêu cầu thao tác
phức tạp hơn. Dựa trên những kết quả thu được ở trên, ESR

được xem là phương
pháp hiệu quả nhất để thu được cây lai khác loài ở lily (Kỹ thuật cứu phôi,
avri.org.vn).
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Giống hoa cúc cắt cành C07.7 được chọn lọc từ tổ hợp lai Chevrolet x
C05.5, C07.16 từ tổ hợp lai C05.1 x Sunny Yellow, năm 2007, trong điều kiện
Đà Lạt. Các khảo nghiệm chính quy tiến hành trong vụ Đông Xuân 2008-2009
và Hè Thu 2009 cho thấy C07.7 và C07.16 là những giống có nhiều triển vọng do
có hoa đẹp, khả năng thích ứng tốt với điều kiện địa phương và khả năng chống
chịu tốt với ruồi đục lá và rỉ sắt trắng. C07.7 cókiểu hoa bán kép cỡ trung bình,
màu đỏ vàng với vòng tâm vàng, sâu. C07.16 có bông hoa kiểu thược dược cỡ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15

trung bình, màu vàng tươi có tâm xanh và sâu. Trong khảo nghiệm sản xuất trên
vườn nông hộ vụ Thu Đông 2009 và Đông Xuân 2009 - 2010, C07.7 và
C07.16 đạt điểm cao về mức chấp nhận của người sản xuất và thị trường.
Giống hoa đồng tiền G05.76 và G05.82 được chọn tạo tại Trung tâm Nghiên
cứu Khoai tây, Rau & Hoa từ các quần thể lai F1 giữa hai giống thương
mại (Lambada và G04.6) và dòng ĐTH1. Các giống này được khảo nghiệm chính
quy và khảo nghiệm sản xuất qua bốn vụ tại Đà Lạt về các đặc tính nông học, hình
thái và thẩm mỹ chính, khả năng chống chịu ruồi trắng và nấm cổ hoa, năng suất
cành hoa và khả năng chấp nhận của thị trường. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các
giống mới này cho năng suất cành hoa cao (25 - 32 cành/m2/tháng) với cành hoa
cứng, đẹp với tuổi thọ trong bình dài (10 - 12 ngày) trong điều kiện bình thường và
đáp ứng được cả yêu cầu của người sản xuất và thị hiếu thị trường. Trong điều kiện
cả mùa khô (Đông Xuân) và mùa mưa (Xuân Hè và Hè Thu) ở Đà Lạt, các giống
đồng tiền mới này đều có khảnăng chống chịu khá tốt với ruồi trắng và thối cổ bông,
sâu bệnh hại quan trong nhất đối với hoa đồng tiền (Phạm Xuân Tùng và cs., 2013).
Đặng Văn Đông (2007), đã tổng kết m
ột

số

tiến

bộ

khoa

học


công

nghệ

mới

về

hoa,

cây

cảnh

phục

vụ

việc

chuyển

đổi



cấu

cây


trồng

vùng

đồng

bằng

sông

Hồng, như sau:

Giống Lay ơn: Đã ti
ế
n hành thu th

p t

p đoàn và lai t

o thành công 2
giống Lay ơn lai là ĐL
1
, và ĐL
2
, các giống này có đ

c đi

m là cây sinh

tr
ư
ởng phát tri

n khỏe, có trên 14 hoa t

trên bông (đủ tiêu chu

n xu

t kh

u),
chống ch

u sâu b

nh tốt, thích hợp với vùng sinh thái đồng b

ng sông Hồng.
Đã chọn lọc đ
ư
ợc một bộ giống layơn r

t có tri

n vọng bao gồm: Đỏ pháp m

p,
Đỏ cờ Hà Lan, Đỏ ChinFon Hà Lan, nh


ng giống này r

t đ
ư
ợc th

tr
ư
ờng mi

n
B

c
ư
a chuộng.
Giống cúc VCM1 được chọn tạo theo mục tiêu cải tiến giống từ việc chiếu
xạ in vitro trên giống gốc CN43 có hoa màu trắng được nhập nội từ Hà Lan, đã
tạo ra giống cúc mới có hoa màu vàng tươi. Giống được Bộ NN-PTNT công
nhận cho sản xuất thử tại Quyết định số 235/QĐ-TT-CLT, ngày 15/7/2010. Là
giống cúc để 1 bông/cây, hoa có màu vàng tươi. Thời gian sinh trưởng từ 90-95
ngày, cây cao 65-68cm, đường kính hoa 8-10cm, độ bền hoa cắt 10 - 12 ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Giống có ưu điểm trồng được cả vụ sớm và vụ muộn, góp phần rải vụ hoa nâng
cao hiệu quả kinh tế, thu nhập bình quân trong sản xuất là 150 - 160 triệu
đồng/ha. Đã được áp dụng thành công tại một số tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Bắc
Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Bình

Trong những năm 1990, một nhóm cán bộ kỹ thuật của thành phố Đà Lạt
đã thực hiện các phép lai đầu tiên trên cơ sở chọn lọc những bố mẹ mang đặc tính
ưu việt trong chi Renanthera và Vanda là các cây Bò cạp, Huyết nhung, Long
châu, Tóc tiên, Mỹ dung dạ hương với 4 phép lai trong đó có 2 phép lai khác loài
cùng chi và 2 cặp lai khác loài, khác chi. Qua thời gian thụ phấn gieo hạt, nuôi
trồng và cho ra hoa, nhận thấy có 2 cặp lai đã ra hoa đó là :
- Cặp lai: Renanthera Evrardii Guillaumin (Bò cạp) x Renanthera
Imschootiana Rofle (Huyết nhung). Hoa có hình dáng của hoa Bò cạp nhưng
ngắn hơn, mang màu đỏ của hoa Huyết nhung có vạch vàng như hoa Bò cạp.
- Cặp lai: Renanthera Evrardii Guillaun (Bò cạp) x Vanda denisoniana
Bens. et Rchb.f (Mỹ dung dạ hương). Hoa của cặp lai này có màu của cây hoa
Mỹ dung dạ hương, hình dáng của hoa Bò cạp nhưng nhỏ hơn (Trần Thị Kim
Duyên, 2004)
Để khai thác nguồn gen quý từ các giống lan rừng đang bị mất dần, Trung
tâm công nghệ sinh học Tp. Hồ Chí Minh đã lai tạo thành công 15 giống lan mới,
bằng phương pháp lai hữu tính giữa lan rừng Việt Nam với lan nhập nội. Trung
tâm đã sưu tập được hơn 300 giống hoa lan, trong đó có hơn 100 giống lan rừng
Việt Nam. Từ bộ sưu tập giống hoa lan đã có của Trung tâm công nghệ sinh học,
việc khai thác nguồn gen quý là nguồn nguyên liệu lai tạo giống mới, tạo ra các
giống lan có khả năng kháng virus - một bệnh gây hại nghiêm trọng trên hoa lan
và hiện chưa có thuốc đặc trị. Dùng công nghệ để chuyển gen có đặc tính mong
muốn vào giống đã có, ví dụ như giống lan kháng được bệnh virus. Đây là công
nghệ mới, kể cả trên cây trồng. Công nghệ chuyển gen bằng kỹ thuật ANA để tạo
giống Dendrobium kháng được virus, hiện đang phổ biến tại các nhà vườn
(Dương Hoa Xô, 2014).

×