Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây hồng (diospyros kaki l.) tại tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 119 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




HÁN THỊ HỒNG XUÂN



ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT CÂY HỒNG
(DIOSPYROS KAKI L.)
TẠI TỈNH PHÚ THỌ





LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG





HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






HÁN THỊ HỒNG XUÂN


ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT CÂY HỒNG
(DIOSPYROS KAKI L.)
TẠI TỈNH PHÚ THỌ




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐOÀN VĂN LƯ



HÀ NỘI, NĂM 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn: “Điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện
pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây hồng (Diospyros kaki L.) tại tỉnh Phú Thọ là
do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy Đoàn Văn Lư.
Mọi số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ
trong bất cứ một công trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 04 năm 2015
HỌC VIÊN CAO HỌC




HÁN THỊ HỒNG XUÂN















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Phòng quản lý đào tạo Sau Đại học, Khoa Nông học, các thầy giáo, cô giáo đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đoàn Văn Lư đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi
phía Bắc, Trung tâm nghiên cứu phát triển Rau Hoa Quả nơi tôi đang công tác đã
tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành khóa học cũng như thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan, các
hộ đã cung cấp thông tin và gia đình tôi đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.


Hà Nội, tháng 04 năm 2015
HỌC VIÊN CAO HỌC




HÁN THỊ HỒNG XUÂN







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích nghiên cứu 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1 Cơ sở khoa học của việc điều tra hiện trạng sản xuất 3
1.1.2 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm sinh học 3
1.1.3 Cơ sở khoa học của việc điều tra thành phần sâu bệnh hại hồng 3
1.1.4 Cơ sở khoa học của việc tác động các biện pháp kỹ thuật 4
1.2 Một số kết quả nghiên cứu về cây hồng trong nước và trên thế giới 6
1.2.1 Nguồn gốc, phân loại, phân bố và tình hình sản xuất hồng ăn quả 6
1.2.2 Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật 19

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Vật liệu và địa điểm nghiên cứu 27
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27
2.3 Nội dung nghiên cứu 28
2.4 Phương pháp nghiên cứu 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.5 Chỉ tiêu theo dõi 31
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 33
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 Kết quả điều tra hiện trạng sản xuất cây hồng tại Phú Thọ 34
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ 34
3.1.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và đặc điểm đất trồng hồng ở tỉnh Phú
Thọ 36
3.1.3 Tình hình sản xuất cây ăn quả 37
3.2 Kết quả đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống
hồng Hạc Trì tại Phú Thọ 39
3.2.1 Đặc điểm hình thái 39
3.2.2 Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc 41
3.2.3 Đặc điểm ra hoa, đậu quả 42
3.2.4 Đặc điểm hình thái và năng suất, chất lượng quả 43
3.2.5 Tình hình sâu bệnh hại 43
3.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến
năng suất và chất lượng quả hồng 45
3.3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón bổ sung qua rễ
đến năng suất và chất lượng quả 45
3.3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến năng
suất và chất lượng quả 49

3.3.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của che phủ đến năng suất và chất
lượng quả 53
3.3.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cắt tỉa đến năng suất và chất
lượng quả 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
1 Kết luận 61
2 Đề nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
FAO Food Agriculture Organization
CT Công thức
ĐC Đối chứng
ĐK Đường kính
TT Thứ tự
























Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3. 1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ 36
3. 2. Diện tích một số cây ăn quả chủ yếu tỉnh Phú Thọ 37
3. 3. Sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu tỉnh Phú Thọ 37
3. 4. Kết quả điều tra số hộ, tỷ lệ hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm
sóc hồng 39
3. 5. Đặc điểm hình thái cây hồng Hạc Trì 10 năm tuổi 40
3. 6. Một số chỉ tiêu định lượng lá cây hồng Hạc Trì 40
3. 7. Thời gian ra lộc và chất lượng cành lộc hồng Hạc Trì năm 2014 41
3. 8. Đặc điểm ra hoa đậu quả của giống hồng Hạc Trì 42
3. 9. Một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất, chất lượng quả hồng Hạc Trì 43
3. 10. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu bệnh hại 44

3. 11. Ảnh hưởng của các công thức bón phân qua rễ đến ra hoa, đậu quả của
giống hồng Hạc Trì 45
3. 12. Ảnh hưởng của các công thức bón phân qua rễ đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất hồng Hạc Trì 46
3. 13. Ảnh hưởng của các công thức bón phân qua rễ đến chất lượng quả
hồng Hạc Trì 47
3. 14. Thành phần sâu, bệnh hại chính trên cây hồng Hạc Trì ở các công thức thí
nghiệm 48
3. 15. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón qua rễ 48
3. 16. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến ra hoa, đậu quả của
giống hồng Hạc Trì 49
3. 17. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất hồng Hạc Trì 50
3. 18. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến chất lượng quả hồng
Hạc Trì 51
3. 19. Thành phần sâu, bệnh hại chính trên cây hồng Hạc Trì ở các công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

thức thí nghiệm 52
3. 20. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón lá 52
3. 21. Ảnh hưởng của các biện pháp che phủ đến ra hoa, đậu quả của giống
hồng Hạc Trì 54
3. 22. Ảnh hưởng của các biện pháp che phủ đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất hồng Hạc Trì 54
3. 23. Ảnh hưởng của các biện pháp che phủ đến chất lượng quả hồng Hạc Trì 55
3. 24. Thành phần sâu, bệnh hại chính trên cây hồng Hạc Trì ở các công thức
thí nghiệm 56
3. 25. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp che phủ gốc hồng Hạc Trì 56

3. 26. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa, đậu quả của
giống hồng Hạc Trì 57
3. 27. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất hồng Hạc Trì 58
3. 28. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến chất lượng quả hồng Hạc Trì 59
3. 29. Thành phần sâu, bệnh hại chính trên cây hồng Hạc Trì ở các công thức
thí nghiệm 59
3. 30. Hiệu quả kinh tế của các công thức cắt tỉa 60













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

3. 1. Đồ thị tỷ lệ các loại lộc của giống hồng Hạc Trì
41

3. 2. Năng suất thực thu hồng Hạc Trì ở các công thức bón phân qua rễ
46
3. 3. Năng suất thực thu hồng Hạc Trì ở các công thức bón phân qua lá
50
3. 4. Năng suất thực thu hồng Hạc Trì ở các công thức che phủ gốc
55
3. 5. Năng suất thực thu hồng Hạc Trì ở các công thức cắt tỉa
58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây hồng (Diospyros kaki L.) là một trong những cây ăn quả á nhiệt đới có
giá trị dinh dưỡng cao. Quả hồng chứa 10 – 16% đường, trong đó chủ yếu là đường
glucose và fructose. Đường saccarose có rất ít vì thế hồng thuộc loại quả giành cho
người ăn kiêng. Lượng axit thấp khoảng 0,1%, ít khi đạt 0,2%. Ngoài ra, trong quá
trình chín còn chứa vitamin C, PP, B1, B2, caroten, hợp chất hữu cơ có chứa sắt và
chất tanin.
Quả hồng được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô. Trong khi phơi
khô chúng được phủ một lớp đường và lượng đường có thể tăng lên đến 60 – 62%.
Ở nhiều nước châu Á người ta đánh giá hồng có giá trị dinh dưỡng và phẩm
vị ngon hơn nhiều loại quả khác. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, hồng là một trong
những thứ quả chính trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Người châu Âu và vùng Địa Trung Hải quen với cây hồng và đánh giá nó
khá cao, họ cho rằng hồng ăn ngọt, hương vị rất đậm đà.
Quả hồng còn được dùng làm thuốc bổ chống suy nhược, chữa ho, nấc, đầy
bụng. Khi làm mứt, đường tiết ra dùng chữa đau và khô cổ họng. Nước ép từ quả
hồng chưa chín phơi hay sấy khô dùng chữa huyết áp cao.

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đông khô và lạnh,
có những tiểu vùng khí hậu đặc trưng từ đó đã hình thành nên những loại cây trồng
mang tính bản địa trong đó, nổi tiếng với 2 giống hồng ngâm không hạt, hồng Gia
Thanh và hồng Hạc Trì. Giống hồng Hạc Trì được coi là giống cây ăn quả đặc sản
quý hiếm của tỉnh Phú Thọ, là một loại quả thơm, ngon, quý ngày xưa cung tiến các
Vua Hùng và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây cây hồng có dấu hiệu sinh trưởng kém, rụng quả
nhiều, năng suất giảm. Vì vậy, nhiều hộ dân đã chuyển đổi dần sang cây trồng khác
dẫn đến diện tích trồng hồng giảm mạnh, cây hồng ngâm Hạc Trì ngày càng bị mai
một, nguy cơ bị sói mòn nguồn gen.
Hiện tại chưa có những nghiên cứu đầy đủ về quy trình chăm sóc cho giống
cây trồng này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Xuất phát từ thực tế trên để bảo tồn và tiếp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

tục phát triển nguồn gen hồng ngâm quý, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra
hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây hồng
(Diospyros kaki L.) tại tỉnh Phú Thọ”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở Điều tra hiện trạng sản xuất và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
phù hợp nhằm góp phần nâng cao năng suất cây hồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Yêu cầu
* Điều tra, đánh giá hiện trạng cây hồng tại Phú Thọ;
* Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống hồng Hạc Trì
tại Phú Thọ;
* Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật (bổ xung phân bón
qua rễ, phun các chế phẩm qua lá, che phủ gốc, cắt tỉa) nhằm tăng năng suất cây
hồng Hạc Trì trồng tại Phú Thọ;

1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định có cơ sở khoa học tác động của ngoại cảnh và các biện pháp kỹ
thuật đối với cây ăn quả nói chung và cây hồng nói riêng, bảo tồn và tiếp tục phát
triển nguồn gen cây ăn quả quý, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng quả. Từ
đó hoàn thiện quy trình chăm sóc thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế.





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc điều tra hiện trạng sản xuất
Giống hồng không hạt Hạc Trì là một nguồn gen cây ăn quả quý, là cây ăn
quả đặc sản của địa phương. Tuy nhiên đến nay các nghiên cứu về giống hồng này
còn rất hạn chế, các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm sóc hầu như chưa được áp
dụng hoặc nếu có thì cũng không đồng bộ nên năng suất, chất lượng quả thấp đang
có nguy cơ mai một sói mòn nguồn gen. Thông qua việc điều tra hiện trạng sản xuất
hồng chúng ta sẽ biết được mức độ áp dụng các biện pháp nhân giống, kỹ thuật
canh tác, chăm bón, quản lý dịch hại Từ đó từng bước bổ xung hoàn thiện quy
trình chăm sóc, giúp tăng năng suất cây hồng mang lại thu nhập cho người dân địa
phương, đồng thời giúp duy trì bảo tồn nguồn gen một cách hiệu quả.

1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm sinh học
Cây hồng không phải là cây thường xanh mà cần có một thời gian ngừng
sinh trưởng. Thời kỳnày cây rụng toàn bộ lá đểchuẩn bị cho thời kỳ phát lộc, ra hoa.
Hồng ra lộc vào mùa xuân khi tiết trời đã có mưa và ấm hơn. Lộc ra cùng với
hoa…Chính vì vậy, khi hiểu biết rõ các đặc điểm sinh học ởhồng sẽ có các biện
pháp kỹ thuật hợp lý điều khiển quá trình ra lộc, ra hoa, đậu quả, hạn chếhoặc loại
bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quảcách năm, bồi dưỡng cành mẹ của cành quả năm sau,
điều chỉnh cân đối giữa bộphận dưới mặt đất và trên mặt đất, hạn chếsâu bệnh, góp
phần nâng cao năng suất và chất lượng hồng (Phạm Văn Côn, 2001).
Cây ăn nói chung và cây hồng nói riêng, quá trình sinh trưởng phát triển và
ra hoa kết quả phụ thuộc vào cả yếu tố nội tại và ngoại cảnh như tuổi cây, giống,
phương pháp nhân giống, yếu tố đất đai, khí hậu… Do vậy, nghiên cứu các đặc
điểm sinh học của cây hồng giúp ta hiểu biết sâu sắc hơn, từđó làm tiền đềxây dựng
các biện pháp kỹ thuật thâm canh.
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc điều tra thành phần sâu bệnh hại hồng

Cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng đều có những đối tượng sâu
bệnh hại riêng gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm thu hoạch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

(Đường Hồng Dật, 2008). Nghiên cứu, điều tra thành phần sâu bệnh hại trên cây
hồng để có cơ sở áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp nhằm bổ sung hoàn
chỉnh quy trình trồng và thâm canh cây hồng trên địa bàn tỉnh.
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc tác động các biện pháp kỹ thuật
1.1.4.1. Cơ sở khoa học của việc bón phân qua lá và qua rễ
C
ây ăn quả nói chung, cây hồng nói riêng trong suốt quá trình sinh trưởng,
phát triển cần hút một lượng dinh dưỡng nhất định để nuôi cây. Thiếu dinh dưỡng

hoặc dinh dưỡng không cân đối sẽ làm cho cây sinh trưởng kém, làm giảm năng
suất và phẩm chất nông sản nhưng thừa dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng quá
mạnh cũng làm giảm năng suất và gây ô nhiễm môi trường (Nguyễn Ngọc Nông
,1997; Phạm Văn Côn, 2004).
Việc bổ xung phân bón qua rễ là phương pháp phổ biến, đã có rất nhiều các
công trình nghiên cứu trên các loại cây trồng khác nhau, tuy nhiên đối với cây hồng
Hạc Trì chưa có nhiều nghiên cứu.
Phun phân bón lá là một biện pháp hữu hiệu trong việc bổ xung dinh dưỡng
cho cây hồng. Thường sau khi hoa nở rộ hoặc tàn cây ở trong tình trạng thiếu dinh
dưỡng trầm trọng. Lúc này bộ rễ ở dưới đất phát triển yếu vì vậy nếu có bón phân
cây cũng chưa hấp thu dinh dưỡng được. Vì vậy việc bổ xung ding dưỡng quả lá là
việc làm cần thiết. Mặt khác, để cung cấp đầy đủ các yếu dinh dưỡng cho cây đặc
biệt là các yếu tố trung vi lượng thì sử dụng phương pháp bón qua lá mang lại hiệu
quả cao, cây hấp thu tốt.
Do vậy việc nghiên cứu bón phân qua rễ và qua lá cho cây hồng giúp hoàn
thiện quy trình chăm sóc cho cây hồng Hạc Trì.
1.1.4.2. Cơ sở khoa học của biện pháp cắt tỉa
Sự sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp ứng yêu cầu về
cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây. Người làm vườn cần phải tác
động tích cực để tạo dựng hệ thống cành khung, nửa khung và cành nhánh của cây
cho phù hợp với cấu trúc của vườn. Cắt tỉa nhằm mục đích điều hòa sinh trưởng, ra
hoa kết quả của cây. Cắt tỉa làm giảm đi chiều dài, tỉa bớt cành nhánh, hướng cành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

ra phía ngoài khiến cho trong tán cây giảm số lượng mầm sinh trưởng dẫn tới việc
phân phối lại các chất dinh dưỡng giữa các cơ quan còn lại làm cho quả phát triển to
hơn. Trong kỹ thuật làm vườn, cắt tỉa là khâu kỹ thuật then chốt, yêu cầu có kinh
nghiệm và tay nghề (Phạm Văn Côn, 2004).

Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt khi nó nhận được đầy đủ dinh
dưỡng từ 2 nguồn:
- Dinh dưỡng được hút nuôi cây từ bộ rễ
- Dinh dưỡng cung cấp cho cây từ bộ lá do quá trình quang hợp
Sự cân đối giữa 2 nguồn dinh dưỡng này giúp cho cây trồng sinh trưởng phát
triển tốt và do đó con người tác động vào cây để có tỉ lệ C/N thích hợp (C là nguồn
các bon, N là nguồn đạm). Tỷ lệ C/N cao thường xảy ra ở cây già bộ rễ hoạt động
kém nên cung cấp nhựa nguyên không đủ, trong khi bộ khung tán lớn, lá nhiều,
quang hợp cũng không tốt do vậy việc vận chuyển nhựa khó khăn. Tỉ lệ C/N thấp
thì nhựa luyện ít do quang hợp yếu, lá quá dày hơn nữa thường xảy ra vào trường
hợp cây còn trẻ bộ rễ sung sức, hút các chất dinh dưỡng mạnh và bón quá nhiều
phân nhất là đạm.
Đối với nghề trồng cây ăn quả cắt tỉa hàng năm cho cây là một công việc cần
thiết và tiến hành thường xuyên. Cắt tỉa ở giai đoạn kiến thiết cơ bản để tạo ra bộ
khung tán cây, còn cắt tỉa ở giai đoạn kinh doanh (cây đã cho thu hoạch) là một biện
pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất, khắc phục hiện tượng ra quả
cách năm, kéo dài thời gian thu hoạch và làm tăng hiệu quả kinh tế.
1.1.4.3. Cở sở khoa học của biện pháp tủ gốc
Việc tủ gốc cho cây ăn quả nói chung và cây hồng nói riêng làm tăng khả năng
giữ và thoát nước bề mặt. Đặc biệt tăng thoát nước về mùa mưa và giữ nước về mùa
khô làm cho cây ít bị ảnh hưởng do úng cục bộ về mùa mưa và hạn về mùa khô.
Vật liệu tủ gốc sử dụng trong đề tài là các phụ phẩm cây trồng (rơm rạ, cỏ tế)
và cây lạc lưu niên.
Khi sử dụng rơm, cỏ tế để tủ gốc ngoài tác dụng nêu trên chất hữu cơ phân
hủy sẽ bổ xung vào đất làm cho đất tơi xốp, tạo thuận lợi cho bộ rễ phát triển, hạn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

chế cỏ dại và tạo nơi cư trú và sinh sản cho các loài sinh vật có lợi trong đất.

Lạc lưu niên (Lạc dại) có tên khoa học Arachis pintoi là cây cỏ họ đậu có
khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ ni tơ có trong không khí, chúng
phát triển sinh khối (thân, lá) nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất.
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây hồng trong nước và trên thế giới
1.2.1. Nguồn gốc, phân loại, phân bố và tình hình sản xuất hồng ăn quả
1.2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
* Nguồn gốc
Cây hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc (nguyên sản ở lưu vực sông Trường
Giang), phân bố tự nhiên từ 32
0
– 37
0
vĩ độ bắc.

Loài được trồng phổ biến nhất hiện nay là hồng Phương Đông (Diospyros
kaki Linn), có nơi gọi là “hồng Á nhiệt đới” hay “hồng Nhật Bản”, chi Diospyros
bao gồm gần 200 loài thân gỗ, ở Nhật Bản người ta gặp hơn 40 loài, ở Trung Quốc
30 loài (Bird.R, 1991).
* Phân loại
Cây hồng (Diospyros) thuộc họ thị (Ebenaceae), phân lớp sổ (Dilleniaceae),
thuộc lớp hai lá mầm (Dicotylledoneae), ngành thực vật hạt kín (Angiospermae).
Theo Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) trích dẫn kết quả nghiên cứu của các
nhà phân loại học Nhật Bản cho biết: hiện nay có 800-1000 loài hồng. Cây hồng
được trồng phổbiến ở các nước có khí hậu ôn hoà thuộc châu Á, bắc Mỹvà chỉ có 4
loài được trồng đểlấy quả đó là: Diospyroskaki linn: D. oleifera Cheng: D.
virginiana Linn: D. lotus Linn. Chi Diospyros gồm 400 loài, chủ yếu phân bố ở
vùng á nhiệt đới châu Á, châu Phi và nam Mỹ, một số loài trong đó có hồng phương
đông phân bố rộng trên các vùng ôn đới (Kitagawa H and Glucina PG, 1984).Cây
hồng (Diospyros kaki linn) được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
và một số vùng khí hậu ôn hoà, cận nhiệt đới như Califonia (Mỹ), Italia, Israen,

Braxin, Niudilân, Úc có hai nhóm hồng chính là hồng chát và hồng không chát.
Mori (1953) chia hồng thành 4 nhóm là:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

+ Nhóm 1: Nhóm PCNA (Pollination constant Non-Astringnt): những giống
không chát và không biến đổi với sựthụ phấn, gồm các giống Fuju, Jiro, Gosh,
Suruga, thịt quả gồm những đốm tanin sẫm.
+ Nhóm 2: nhóm PVNA (Pollination Variant Non-Astringnt): những giống
không chát và biến đổi với sựthụ phấn, gồm các giống: Zenjimaru, Shogatsu,
Mizushima, Anahya kume, thịt quả có những đốm tanin sẫm và khi không có hạt thì
thịt quả có vị chát.
+ Nhóm 3: nhóm PCA (Pollination constant Astringent): những giống chát,
không biến đổi với sựthụ phấn, gồm những giống: Yokomo, Yotsumizo, Shakokaski,
Hagakushi, Hachiya, Ghionho, thịt quả không có những đốm tanin sẫm.
+ Nhóm 4: nhóm PVA (Pollination Variant Astringnt): những giống chát
biến đổi với sựthụ phấn, gồm các giống: Azumi Shirazu, Emon, Kosshuhya kume,
Hiratanenashi, có thể chát khi được thụphấn và có một vài đốm tanin sẫm xung
quanh hạt. ỞViệt Nam, những điều tra ban đầu từnăm 1990 vềcây hồng đã phát hiện
3 loài hồng sau:
+ Hồng lông (D. Tokinensis L.) được phân bốrải rác khắp nơi ởmiền
Bắc.Thân cao to thường có màu trắng tro, cây phân cành ngang, tạo nhiều tầng
cành, tán hình tròn. Lá thuôn dài, mặt trên màu sẫm, có lông vàng màu xanh, mặt
dưới màu xanh nhạt, có lông màu hơi vàng. Quảto tròn hoặc tròn dẹt, khi còn xanh,
mặt ngoài quả có lông tơmàu xanh, khi chín, lông màu vàng nhạt, trong quả có
nhiều hạt (6 - 9 hạt), to dày, màu vàng nâu.
+ Hồng cậy (D. lotus L.) được trồng rải rác ởcác tỉnh phía Bắc Việt Nam
nhưNam Định, Ninh Bình, Thái Bình. Thân cây cao to, tán lớn, lá nhỏ hẹp, mặt trên
màu xanh đậm nhẵn nhưng không bóng, mặt lá màu xanh trắng có ít lông. Quả hình

tròn dẹt, bé, chiều cao quả trung bình 2,2 cm, đường kính quảtrung bình 2,6cm.
Hiện nay, nông dân thường thu hoạch quảchín đểlấy hạt gieo làm gốc ghép.
+ Hồng trơn có lá nhẵn (D. kaki L.) được trồng nhiều ởcác tỉnh phía Bắc và
vùng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Thân cây thường có màu nâu, cành hẹp, tán hình tròn
hoặc hình tháp, lá hình bầu dục hoặc elip, mặt trên màu xanh sẫm, nhẵn, mặt dưới
có lông màu xanh nhạt hoặc trắng. Quảto, nhỏ tuỳ giống, khi còn xanh vỏ nhẵn, trơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

màu xanh lục, khi chín màu vàng đỏ. Trong quảcó ít hạt hơn 2 loài trên (0 - 6 hạt).
Hạt nhỏ, mỏng màu nâu cánh gián. (Phạm Văn Côn, 2001).
1.2.1.2. Tình hình phân bố và sản xuất hồng ăn quả
* Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới hồng được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc, khắp lãnh thổ đều
trồng được hồng. Từ Trung Quốc hồng được đưa đến trồng quanh Địa Trung Hải và
đưa sang trồng ở Mỹ từ năm 1852, được nhập vào châu Âu năm 1789 (Vũ Công
Hậu, 1999). Như vậy, mặc dù có nguồn gốc ở Trung Quốc nhưng cây hồng đã được
di thực và trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Điều đó chứng tỏ, cây hồng có khả
năng
thích ứng khá tốt với điều kiện khí hậu ở nhiều vùng khác nhau.
Qua bảng 1.1. cho thấy qua các năm từ 1970 đến năm 2011, 3 nước đứng đầu
về sản xuất hồng là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Bảng 1.1. Sản lượng quả hồng của một sốnước trên thếgiới qua các thời kỳ
Sản lượng quả (tấn/năm)

Quốc gia

1970


1990

1995

2000

2005

2011

Trung Quốc

457,341

640,23

985,803

1,615,797

2,212,151

3,259,334

Hàn Quốc

30,31

95,758


194,585

287,847

363,822

390,82

Nhật Bản

342,7

285,7

254,1

278,8

285,9

207,5

Bra xin

21,659

46,712

51,685


63,3

164,849

154,625

A Giác Bay Dan -

-

-

96

108,965

146,084

Tây Ban Nha

-

-

-

30

-


70

Ý

59,6

68,77

61,3

42,45

51,332

50,236

Israel

-

17,2

11

14

48

29,271


Pakistan

-

-

-

19

19

19

New Zealand

-

972

1,6

1,352

3

2,526

Iran


25

925

1

1,331

1,748

2,123

Úc

-

329

640

759

943

642

Mexico

-


275

274

247

369

223

(Nguồn FAO, 2011)


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Mỗi loại cây trồng đều có một biên độsinh thái nhất định. Khi được trồng
trong điều kiện sinh thái phù hợp, cây trồng đó sẽsinh trưởng phát triển tốt và cho
năng suất cao. Các loài thuộc chi Diospyos có các vùng phân bố khác nhau nhưng
tập trung chủyếu ở Châu Á và Bắc Mỹ. Tuỳ đặc điểm của các loài khác nhau mà
hướng sửdụng khác nhau.
Bảng 1.2. Sự phân bố và sử dụng của các loài thuộc chi Diospyros
Loài

Phân bố

Sử dụng

Diospyros kaky Linn


Nhật Bản, Trung
Quốc,Hàn Quốc, Việt
Nam
Ăn tươi và chế biến

Diospyros lotus Linn

Châu Á

Sản xuất tanin, làm
gốc ghép

Deospyros virginiana Linn

Bắc Châu Mỹ

Ăn tươi, làm gốc
Ghép

Diospyros oleifera Cheng

Trung Quốc

Sản xuất tannin

Nguồn: Đào Thanh Vân (2002)
Loài D.kali phân bố chủ yếu ở 4 nước: Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt
Nam. Vì loài Diospyros kaki có thịt quả mềm nên có thể dùng đểchế biến. Về mặt
tiêu thụ và chế biến: Quả hồng chủ yếu được ăn tươi với thị trường tiêu thụ là các

nước Châu Á. ỞTrung Quốc và Nhật Bản, hồng là một trong những món tráng
miệng chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sản phẩm hồng khô chế biến được sản
xuất nhiều ởcác nước Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên Các sản phẩm chếbiến từ
hồng tiêu thụ mạnh ở thị trường Châu Âu. Người Châu Âu ởvùng Địa Trung Hải đã
quen với cây hồng và cho rằng quả hồng chín rất ngọt, hương vịđậm đà.
* Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam chưa xác định được nguồn gốc và xuất xứcủa cây hồng, tuy
nhiên hiên nay hồng được trồng nhiều ởcác tỉnh phía Bắc và vùng cao của miền
Nam nhưĐàt Lạt - Lâm Đồng. Cây hồng được trồng từrất lâu đời ởViệt Nam, đây là
một trong những cây ăn quảquan trọng trong sản xuất nông nghiệp bởi khả năng
thích ứng rộng với các vùng sinh thái, năng suất cao và ổn định, chất lượng quảtốt,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

hiệu quả kinh tế cao phù hợp với khẩu vị của người phương Đông.
Bảng 1.3. Diện tích hồng của một số tỉnh trong cả nước năm 2004
TT

Tỉnh

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Bắc Giang

1.093,0


22,52

2

Hoà Bình

534,0

11,00

3

Lạng sơn

628,0

12,94

4

Yên Bái

418,0

9,92

5

Thái Nguyên


373,0

7,68

6

Bắc Cạn

100,0

2,06

7

Lâm Đồng

700,0

14,43

8

Các tỉnh khác

1.007,0

20,75

Tổng số


4.853,0

100

Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh
Do cây hồng có khả năng thích nghi rộng, chủng loại phong phú nên hồng
được trồng ởrất nhiều tỉnh trong cả nước, nhưng tập trung chủyếu ở các tỉnh Trung
du, miền núi phía Bắc và tỉnh Lâm Đồng.
Mỗi giống hồng đều có vùng phân bố riêng, khả năng mởrộng diện tích trồng
hồng còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nơi trồng. Những nơi có điều kiện sinh
thái gần tương tựnhau đều có thểtrồng cùng một giống hồng. Nhìn chung, các giống
hồng chính ở Việt Nam được trồng chủyếu ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc
và một số tỉnh đồng bằng. Hồng Thạch Thất là giống có diện tích trồng lớn nhất
(chiếm 25,1% diện tích trồng của cả nước), trồng chủyếu ở Thái Nguyên, hồng
Nhân Hậu là giống có diện tích trồng lớn thứ 2 (sau hồng Thạch Thất). Hầu hết các
tác giả nghiên cứu và điều tra vềcây ăn quảđều thống nhất nhận xét ởViệt Nam hiện
nay có nhiều vùng trồng hồng và các giống hồng rất phong phú, có những giống
hồng rất nổi tiếng (Ashworth E. N. and Wisniewski M. E., 1991).
Dưới đây là một sốgiống hồng được trồng phổbiến: hồng trứng lốc, hồng
trứng muộn, hồng Pome tròn, hồng chén, hồng ăn liền, hồng Nhật, hồng vuông không
hạt, hồng tròn, hồng cậy vuông, hồng nứa, hồng tiên, hồng tròn dài, hồng gáo, hồng
chuối, hồng Nhân Hậu, hồng Văn Lý, hồng Yên Thôn, hồng Hạc Trì, hồng Tiến,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

hồng Thạch thất, hồng ngâm quả hình trứng, hồng ngâm quả hình trụ dài.
1.2.1.3. Các nghiên cứu về đặc điểm thực vật học
* Đặc điểm rễ

Sự phân bố của rễ theo chiều sâu và chiều ngang phụ thuộc vào giống và các
loại đất khác nhau. Kết quảnghiên cứu của Phạm Văn Côn cho thấy giống hồng
Thạch Thất có hệrễ tập trung nhất ở tầng đất 20 - 30 cm, giống hồng Hạc Trì có
tầng rễ tập trung chủ yếu ở tầng đất 30 - 40 cm. Việc xác định được tầng rễtập trung
nhất là yếu tố quan trọng đểquyết định biện pháp bón phân hợp lý thúc đẩy sinh
trưởng phát triển của cây hồng (Phạm Văn Côn, 2001).
Nhiệt độthích hợp cho bộ rễ hoạt động là 12 -25
0
C. Trong mùa lá rụng, rễ
hồng hầu nhưkhông hoạt động, hấp thu dinh dưỡng rất chậm, từmùa xuân rễ hồng
mới bắt đầu hoạt động. Hoạt động mạnh nhất vào 2 thời kỳ cuối tháng 6 - 7 và giữa
tháng 9 đầu tháng 10. Rễhồng chứa nhiều tanin, cường độ hô hấp yếu, nhu cầu
vềhàm lượng oxy trong đất thấp, vì vậy cây hồng có thể chịu úng tốt. (Vũ Công
Hậu, 1999; Trần NhưÝ và cs., 2000; Phạm Văn Côn, 2001).
* Về đặc điểm thân cành hồng
Hồng là loại cây ăn quảthân gỗ lâu năm, tán cây có dạng hình tròn mâm xôi
hoặc hình tháp, tốc độsinh trưởng chậm, thường một cây hồng 30 tuổi đường kính
thân chỉđạt 25 - 30 cm. Hồng là cây thay lá hàng năm vềmùa đông, có thời gian
ngủnghỉ rõ rệt. Trong các loại cây thay lá, hồng ưa nhiệt độtương đối cao, vì vậy
rụng lá sớm và nảy mầm muộn.
Ở miền Bắc nước ta, hồng bắt đầu rụng lá vào đầu tháng 10, đến giữa tháng 2
mới ra lộc, thời gian ngủnghỉ khoảng 2 - 3 tháng (Vũ Công Hậu, 1999).
Thời gian ra lộc của hồng phụ thuộc vào nhiệt độ, nơi nào có nhiệt độcao
hồng sẽ ra lộc sớm hơn, nơi nào có nhiệt độthấp sẽ ra lộc muộn hơn (VũCông Hậu,
1999; Nguyễn Thế Huấn, 2006). Trong một năm hồng ra 3 - 4 đợt lộc tuỳthuộc
vàotuổi cây. Cây ở giai đoạn kinh doanh chỉra một đợt cành chủ yếu là cànhxuân.
Cây ở giai đoạn kiến thiết cơbản một năm có thểra 3 - 4 đợt cành.Nhưng các đợt
cành sau có sốlượng cành ít hơn (VũCông Hậu, 1999; Trần NhưÝ và cs., 2000) hồng có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12

các đợt cành chính sau:
- Cành xuân: Nảy đồng loạt vào trung tuần tháng 2 đến tháng 3, trên cành lúc
này có cả cành hoa và cành dinh dưỡng.
- Cành hè: Nảy lộc vào tháng 6, tháng 7.
- Cành thu: Nảy lộc và tháng 8, tháng 9. Cần chú ý đợt cành này đểđảm bảo
sốlượng cành mẹcho vụ quả năm sau.
Đối với những cây đã ra hoa kết quả trong đợt cành xuân thường có 3loại
cành; cành sinh trưởng, cành mang hoa đực và cành mang hoa cái (cànhquả). (Phạm
Văn Côn, 2001).
+ Cành sinh trưởng: Là những cành không mang hoa quả, chỉmang lá làm
nhiệm vụ tăng khối lượng cành, cây, lá và tích luỹ dinh dưỡng nuôi quả.
+ Cành mang hoa đực: Loại cành này thường nhỏ, mọc từgốc cành năm
trước, sinh trưởng yếu, là nguồn cung cấp phấn cho hoa nhờ côn trùng.
+ Cành mang hoa cái và hoa lưỡng tính: Là những cành mang quả, phần lớn
phát sinh ởphần trên gần ngọn của cành sinh trưởng năm trước chưa ra quảhoặc từ
chồi nách thứ 1 - 2 của cành mẹ.
* Đặc điểm lá
Lá là bộ phận quan trọng của cây. Nhiệm vụ chính của lá là quang hợp tạo ra
chất hữu cơcho cây. Lá thường xuất hiện vào mùa xuân, sau khoảng 1 tháng thì phát
triển đầy đủ, lúc này màu lá đã chuyển dần từ xanh lục sang xanh đậm, cây sung sức
bước vào thời kỳ hoạt động mạnh, một sốgiống mặt dưới lá có nhiều lông tơmàu
vàng xanh, lá có hình elíp đến tròn ovan. Cuối tháng 10, lá bắt đầu chuyển sang
màu vàng rồi chuyển sang màu đỏrồi rụng, tháng 12 - 1 trên cây hoàn toàn không có
lá (Trần NhưÝ và cs., 2000).
* Đặc điểm hoa
Khoảng 30 - 40 ngày sau khi ra lộc thì hoa bắt đầu nhú, thông thường hoa
ởnách lá thứ 3 - 8 tính từ chân cành quả đến ngọn. Vì lộc nảy vào tháng 2, hoa xuất
hiện sau khoảng 1 tháng tức là vào cuối tháng 3, thời kỳ ra hoa kéo dài 20 - 25 ngày.

- Hoa cái: Nhị đực thoái hoá hoặc không có hạt phấn, nhụy rất phát triển,
mọc ởnách lá thứ 3 - 8 tính từ chân cành quả lên ngọn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

- Hoa lưỡng tính: Tồn tại cảnhụy lẫn nhị, có thể tự thụ phấn cùng hoa.
- Hoa đực: Nhịcái thoái hoá, hoa đực nhỏbằng 1/3 hoa cái, mọc thành chùm
ở nách lá.
Hoa đực và hoa cái có thể phát sinh trên cùng một cây, nhưng tỷlệ không ổn
định. Nếu cây khoẻ, dinh dưỡng đầy đủthì hoa cái thường phát sinhnhiều hơn,
ngược lại khi cây già, thiếu dinh dưỡng hoa đực sẽra nhiều hơn (VũCông Hậu,
1999; Trần NhưÝ và cs., 2000; Phạm Văn Côn, 2001).Những giống hồng trồng
bằng hạt phổ biến ở vùng trung du Bắc Bộ thường có hoa lưỡng tính, có thểtự thụ
phấn và tạo quả dễ dàng nhưng quảcónhiều hạt, chất lượng kém. Những giống hồng
tốt có hoa đơn tính hoặc đựchoặc cái.
Một số tác giả khi nghiên cứu về hoa của cây hồng cho thấy: có những giống
không cần thụ phấn vẫn có thể đậu quảđược (Parthenocarpy), quảhoàn toàn không hạt và
kích thước khá đồng đều (hồng Lạng Sơn, hồng Hạc Trì). Có những giống đểđạt được
năng suất cao nhất thiết phải được thụphấn, nếu không được thụphấn hoặc thụ phấn
không tốt thì quả nhỏ, không có hoặc có 1 - 2 hạt, rõ nhất là hồng Thạch Thất.
Đặc điểm quả, hạt
Theo tác giả Huxley. A. (1992)
:
Hồng là cây phân tính
(b
iệt chu), nhưng hoa cái
có thể tạo quả
không
hạt khi không có cây thụ phấn. Tuy nhiên, quả được hình thành

không qua quá trình thụ phấn, thụ tinh

xu hướng nhỏ hơn.
Tuy nhiên, theo Bown D. (1995), với đa số giống hồng, quả được hình thành
phải thông qua quá tình thụ phấn, thụ
tinh
thì phải trồng xen cây thụ phấn (một cây
cho phấn với 8 - 10 cây lấy quả) là thích hợp.
Cây hồng sau trồng 3-5 năm bắt đầu bói quảvà thời gian ra quả rất dài. Tỷ lệ
đậu quảcủa hồng tương đối cao vì hoa ra đều, ít bịphụ thuộc vào thời gian rét dài
hay ngắn; hoa to, được thụphấn dễ dàng nhờ ong, bướm, ruồi; hoa nởvào thời gian
tương đối muộn, lúc thời tiết đã ấm áp (ở miền Bắc vào tháng 3 - 4) nên dễ đậu quả
(VũCông Hậu, 1999).
Vị chát của quả hồng là do chất tanin chứa trong tế bào tanin, kích thước và
mật độ tế bào tanin khác nhau rất rõ rệt ở các giống hồng khác nhau. Những giống
hồng không chát không biến đổi với sự thụ phấn, có những tế bào tanin nhỏ. Những

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

giống hồng chát, tanin hoà tan thường 0,8 - 1,94% (trung bình là 1,42%) trọng
lượng thịt quả tươi (Nguyễn Thế Huấn, 2006).
Theo nghiên cứu của các tác giả tại Quảng Tây, Trung Quốc (dẫn theo
LưuVinhQuang(1995)
:
Ở tất cả các giống hồng, trong quả đều có lượng tanin nhất
đ
ịnh, hàm lượng tanin nhiều hay ít
tuỳ
thuộc theo từng giống làm cho người sử

dụng
khi
ăn cảm thấy chát. Khi chín chất tanin trong quả tự chuyển hoá từ dạng
tanin hoà tan thành dạng tanin không hoà
tanvà
khi ăn sẽ không cảm thấy chát. Tuy
nhiên hầu hết chất tanin đều không chuyển hoá triệt để, do
vậy
không thể ăn được
ngay sau khi thu hoạch, mà phải tiến hành khử chát cho quả hồng.
Theo Harima S. et al. (2001): Sự tích luỹ dinh dưỡng vào quả của các giống
hồng
phụ
thuộc vào thời vụ chín và điều kiện trồng
trọt.
* Về hiện tượng rụng quả
Theo Lưu
Vinh Quang (1995): Hiện tượng rụng quả diễn ra rất phổ biến gây
ảnh hưởng lớn tới năng suất và hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ rụng quả cao nhất có thể tới
70%, trong đó giống hồng vuông có tỷ lệ rụng cao nhất. Chính vì vậy mà trong thực
tế sản xuất, sản lượng hồng
thu
hoạch được còn chưa cao, và không ổn định.
Theo Lê Văn Tri (2002), có đến 97% tỷ lệ rụng quả là do rụng sinh lý. Rụng
quả sinh lý bao gồm:
Quả
không thụ tinh, hoa nở muộn, thiếu nắng, mất cân đối về
dinh dưỡng, mất cân đối về chất điều hoà
sinh
trưởng. Để khắc phục nguyên nhân

này có thể dùng phân bón lá và một số chất điều hoà sinh trưởng phun lên cây
trong
những giai đoạn nhất định nhằm giảm tỷ lệ rụng quả. Phun phân bón lá và
chất điều hoà
s
inh trưởng không những
thúc
đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây, mà còn làm chậm việc hình thành tầng rời, bảo đảm
choviệc
vận chuyển
các chất dinh dưỡng vào nuôi quả, do đó
giảm
được tỷ lệ rụng quả.
Theo Phạm Văn Côn (1995, 2001, 2002): Tỷ lệ rụng quả nhiều hay ít, tập
trung hay kéo dài tuỳ thuộc
vào
giống, thời tiết, đất đai và số lượng hoa trên cây. Ở
vùng đất cao thoát nước tốt, đủ dinh dưỡng thường
rụng
quả ít và tập trung vào đợt
đầu. Còn vùng đất thấp mực nước ngầm cao, cây bị thiếu
d
inh dưỡng, thiếu
không

khí quả thường rụng nhiều và rụng rải rác cho đến khi quả
chín.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Theo Vũ Công Hậu (1999), để chống rụng quả có thể thụ phấn bổ khuyết
cho hoa cái và hoa
lưỡng
tính. Cần phải thụ phấn bổ khuyết thì quả mới to, mẫu mã
đẹp, chất lượng quả tốt. Do vậy, trong
điềukiện
thời tiết xấu cây không thụ phấn tự
nhiên được, ta cần thụ phấn bổ sung cho
cây.
Hồng có 2 đợt rụng quảsinh lý; lần 1 vào tháng 5 khi quả to bằng đầu ngón
tay; lần 2 vào tháng 7, lần này tuy nhẹ hơn tháng 5 nhưng vẫn ảnh hưởng đáng kểtới
năng suất vì quả đã lớn. Quả hồng còn rụng rải rác cho đến trước thu hoạch do các
nguyên nhân nhưsâu bệnh, gió bão. Trong các nguyên nhân gây rụng quả thì rụng
quả sinh lý là nguyên nhân chủ yếu, chiếm 97% số quả rụng. Các nguyên nhân khác
do không đủphấn, kết quả quá nhiều, quả ra muộn thiếu dinh dưỡng (Phạm Văn
Côn, 2001; Vũ Công Hậu, 1999).
Trong khi đó Elizabeth H. A. (1991) lại cho rằng hiện tượng rụng quả diện ra
mạnh nhất vào 2 giai đoạn 55 và 77 ngày sau nở hoa khi mà quả đạt kích thước 2.6
và 4.5 cm trùng với giai đoạn phát triển nhanh về kích thước quả.
1.2.1.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây hồng
Cây hồng (Diospiros kaki L.) cũng như tất cả cây lâu năm, có đặc điểm ổn
định chu kỳ phát triển trong năm, có nghĩa là ổn định hiện tượng lặp lại có tính di
truyền hàng năm – hay là pha vật hậu. Nhưng sự trải qua các pha vật hậu sớm, muộn,
nhanh chậm, có thể thay đổi lớn tuỳ thuộc vào vị trí địa lý nơi trồng, tuỳ thuộc vào
đặc tính giống, vùng khí hậu, tình trạng của cây Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của các yếu tố ngoại cảnh đến cây hồng, hầu hết các tác giả đều thống nhất:
* Nghiên cứu về ánh sáng

Ánh sáng cần thiết cho cây như cơ sở năng lượng của quang hợp, nó làm ảnh
hưởng đến sự thoát hơi nước của lá, có quan hệ với hiện tượng chu kỳ quan, thay đổi
phương hướng và sức sinh trưởng của cành và lá.
Theo tác giả Bird. R. (1991): Hồng là cây rất ưa sáng, ở vùng đồi núi người ta
thường chọn hướng đồi có nhiều ánh sáng. Những vùng có đủ ánh sáng cây phân cành
thấp hơn, tán lá rộng, quả phân bố đều trên tán. Trồng chỗ thiếu ánh sáng cây mọc
vống, tán bé, mảnh, lóng dài, lá vàng, mầm sinh thực không phát triển và tạo hoa dị

×