Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

đánh giá sinh trưởng phát triển và ưu thế lai của một số dòng bố mẹ lúa lai hai dòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 71 trang )


1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




HOÀNG THỊ HIẾN


ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ ƯU THẾ LAI
CỦA MỘT SỐ DÒNG BỐ MẸ LÚA LAI HAI DÒNG



CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THỊ THU HIỀN
TS. VŨ HỒNG QUẢNG





HÀ NỘI - NĂM 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn
gốc


Tác giả luận văn



Hoàng Thị Hiến


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô TS.Vũ Thị
Thu Hiền – Bộ môn Di truyền chọn giống cây trồng – Trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội. Cô đã luôn đi cùng tôi, hướng dẫn, truyền thụ cho tôi những
kiến thức học thuật quý giá cùng tinh thần làm việc hết mình để hoàn thành

khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Di truyền
chọn giống đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Hồng Quảng , chị Nguyễn Thị
Thu– Viện Nghiên cứu và phát triển cây trồng – Học viện Nông Nghiệp Hà
Nội, những người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán
bộ, nhân viên tại Viện Nghiên cứu và phát triển cây trồng đã tạo điều kiện và
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn những người bạn đã cùng tôi học tập và lao động tại
Viện Nghiên cứu và phát triển cây trồng, những người bạn đã sát cánh cùng
tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Học viên


Hoàng Thị Hiến


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii

Mục lục iii
Danh mục viết tắt v
Danh mục bảng vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.Một số khái niệm cơ bản về dòng TGMS và lúa lai 3
1.1.1 Thành tựu về nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới và Việt
Nam
3
1.1.2. Một số tồn tại trong nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam 17
1.1.3. Triển vọng lúa lai ở Việt Nam 19
1.2. Ưu thế lai 20
1.2.1. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai: 21
1.2.2. Sự biểu hiện ưu thế lai ở lúa 22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Vật liệu nghiên cứu 27
2.2. Phạm vi nghiên cứu 28
2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1. Thí nghiệm 1: 28
2.4.2. Thí nghiệm 2: 29
2.4.3.Phương pháp lây nhiễm và đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá
nhân tạo:
29
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi 30
2.5.1.Thời kì mạ 30
2.5.2.Thời kì lúa 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv


Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Kết quả đánh giá các dòng TGMS trong vụ xuân 2014 35
3.1.1 Thời gian từ gieo đến trỗ và thời gian sinh trưởng của các dòng
TGMS nghiên cứu.
35
3.1.2. Một số tính trạng số lượng của các dòng mẹ trong thí nghiệm
36
3.1.3. Đặc điểm về lá đòng của các dòng mẹ trong thí nghiệm 38
3.1.4. Một số đặc điểm hình thái của các dòng mẹ trong vụ xuân 2014
39
3.1.5. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các dòng mẹ
trong thí nghiệm
41
3.1.6. Một số đặc điểm về bông của các dòng mẹ trong vụ xuân 2014
43
3.1.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng
TGMG.
44
3.2. Kết quả đánh giá sơ bộ các con lai trong vụ mùa 2014 44
3.2.1. Thời gian từ gieo đến trỗ và thời gian sinh trưởng của các tổ hợp
lai trong vụ mùa 2014
44
3.2.2. Một số đặc điểm về bông của các tổ hợp lai trong thí nghiệm 45
3.2.3. Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai trong thí nghiệm. 47
3.2.4. Đặc điểm 3 lá cuối cùng của các tổ hợp lai trong thí nghiệm. 48
3.2.5. Đặc điểm cấu trúc thân của các tổ hợp lai 50
3.2.6. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các tổ hợp lai 51
3.2.7. Phản ứng của các tổ hợp lai với các chủng vi khuẩn bạc lá lây
nhiễm

52
3.2.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai
vụ xuân 2014
54
3.2.9. Đánh giá ưu thế lai của các tổ hợp lai trong thí nghiệm vụ Mùa
2014 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
1. Kết luận 58
2. Đề nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A Dòng bất dục đực tế bào chất
B Dòng duy trì tính trạng bất dục đực tế bào chất
BTB Bắc trung bộ
Cs Cộng sự
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
EGMS
Bất dục đực chức năng di truyền nhân cảm ứng với điều kiện
môi trường ( Enviroment Sensitive Genic Male Sterile)
FAO Tổ chức nông lương quốc tế ký hiệu tiếng Anh
FAOSTAT

Thống kê của tổ chức nông lương thế giới (Food and Agrical-
ture Organization of the United Nation Statistics)
KNKH Khả năng kết hợp
NST Nhiễm sắc thể
PGMS


Bất dục đực mẫn cảm với chu kỳ chiếu sáng ký hiệu theo tiếng
Anh (Photoperoid sensitive Genic Male Sterility)
TDMNPB Trung du và miền núi phía Bắc
TGMS

Bất dục đực mẫn cảm với nhiệt độ ký hiệu theo tiếng Anh
(Themo-sensitive Genic Male Sterility)
ƯTL Ưu thế lai
R
Dòng phục hồi tính hữu dục đực ký hiệu theo tiếng Anh (Res-
torer)



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
3.1. Thời gian từ gieo đến trỗ và thời gian sinh trưởng của các dòng TGMS
trong vụ xuân 2014 36
3.2. Một số đặc điểm nông sinh học của các dòng mẹ trong thí nghiệm vụ
xuân 2014 37
3.3. Đặc điểm về lá đòng của các dòng mẹ trong thí nghiệm vụ xuân 2014 39
3.4. Một số đặc điểm hình thái của các dòng mẹ trong vụ xuân 2014 40
3.5. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các dòng mẹ trong thí
nghiệm 43
3.6. Đánh giá tính kháng bạc lá của các dòng TGMS bằng lây nhiễm nhân tạo
với các chủng vi khuẩn bạc lá lây nhiễm trong vụ xuân 2014 42

3.7. Một số đặc điểm về bông của các dòng mẹ trong vụ xuân 2014 45
3.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng TGMS trong vụ
xuân 2014 44
3.9. Thời gian từ gieo đến trỗ và thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai trong
vụ mùa 2014 45
3.10. Đặc điểm về bông của các tổ hợp lai trong thí nghiệm vụ mùa 2014 46
3.11: Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai trong thí nghiệm vụ Mùa
2014 47
3.12. Đặc điểm 3 lá cuối cùng của các tổ hợp lai trong vụ mùa 2014 49
3.13. Đặc điểm cấu trúc thân các tổ hợp lai trong vụ mùa 2014 50
3.14. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các tổ hợp lai trong vụ
mùa 2014 52
3.15. Phản ứng của các tổ hợp lai với các chủng vi khuẩn bạc lá lây nhiễm vụ
Mùa 2014 53
3.16 . Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số tổ hợp lai vụ
mùa 2014 54
3.17. Đánh giá ưu thế lai chuẩn trên một số tính trạng số lượng của các tổ hợp
lai trong thí nghiệm vụ Mùa 2014 55
3.18. Giá trị UTL chuẩn trên các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 56
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới
(lúa mì, lúa gạo, ngô), có tầm quan trọng sống còn với hơn nửa dân số thế giới. Việt
Nam là một nước nông nghiệp truyền thống, trong đó cây lúa được coi là cây trồng chủ
đạo. Nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Nhưng ngày nay, đứng trước
sức ép của vấn đề dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra
mạnh mẽ dẫn đến diện tích trồng lúa bị thu hẹp đáng kể, hàng năm nước ta vẫn phải

nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn gạo chất lượng cao để cung ứng cho các thành phố lớn,
các siêu thị, nhà hàng khách sạn với giá cao. Điều đó cho thấy các giống lúa đang sản
xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của thị trường nội địa. Do vậy,
trong những năm gần đây các nhà chọn tạo giống lúa đã quan tâm nhiều đến việc chọn
tạo giống lúa chất lượng cao, lai tạo giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, cơm
ngon, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh là đòi hỏi cấp bách của sản xuất.
Tuy nhiên việc chọn tạo giống lúa năng suất cao tốn nhiều thời gian, cần tập hợp nguồn
vật liệu đa dạng, thực hiện nhiều phép lai và chọn lọc liên tục để cố định những đặc
điểm cần thiết vào các dòng bố mẹ tạo tiền đề tại những giống lúa lai cho hiệu quả cao.
Hiện nay trên thị trường,các giống lúa lai có thể cho năng suất cao hơn 20-
30% so với các giống lúa thường.Chúng ta đang sử dụng hai hệ thống lúa lai là hệ
thống lúa hai dòng và hệ thống lúa lai ba dòng. Nhưng lúa lai hai dòng vượt trội hơn
hẳn như: cơ hội chọn tạo các dòng bố lớn thuận lợi cho việc cải tạo chất lượng gạo,
không có hiệu ứng đồng tế bào chất nên ít bị sâu hại hơn, năng suất cao hơn lúa lai
ba dòng từ 5-10%, chỉ cần hai dòng khác nhau về bản chất di truyền, một số là dòng
TGMS hoặc PGMS, hai là dòng cho phấn. Để chọn tạo lúa lai hai dòng thành công
thì nhu cầu cần thiết và cấp bách là cần phải có nhiều và phong phú các dòng
TGMS, từ đó mới tạo ra được tổ hợp cho ưu thế lai cao. Vì vậy để giải quyết vấn đề
này chúng tôi thực hiện đề tài: "Đánh giá sinh trưởng phát triển và ưu thế lai của
một số dòng bố mẹ lúa lai hai dòng ".



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

2. Mục đích nghiên cứu
- Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của 1 số dòng
TGMS để tuyển chọn dòng triển vọng.
- Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các con lai F1

của 1 số dòng TGMS và dòng bố R.
3. Yêu cầu của đề tài
- Tiến hành lai các dòng TGMS với một số dòng bố chính.
- Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của các dòng TGMS và
con lai F1.
- Đánh giá tính kháng bệnh bạc lá thông qua lây nhiễm nhân tạo với 3 chủng
vi khuẩn gây bệnh bạc lá của 1 số dòng TGMS và con lai F1.
- Đánh giá tính chống chịu sâu bệnh hại chính trong điều kiện tự nhiên của 1
số dòng TGMS và con lai F1.













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Một số khái niệm cơ bản về dòng TGMS và lúa lai
"Lúa lai" (hybrid rice) là danh từ dùng để gọi các giống lúa ứng dụng "ưu thế
lai đời F1". Lúa lai khác với "lúa thuần"(conventional rice) ở chỗ hạt giống chỉ sử
dụng một lần.Hiện trên thế giới có hai loại lúa lai đang phổ biến đó là "lúa lai 3

dòng" và "lúa lai 2 dòng".
- Lúa lai hệ ba dòng là hệ lúa lai khi sản xuất hạt lai F1 phải sử dụng ba dòng
có bản chất di truyền khác nhau và hai lần lai. Các dòng đó là : Dòng bất dục đực tế
bào chất CMS (Cytoplasmic Male Sterile – dòng A, tức dòng ‘Mẹ’); dòng duy trì
bất dục đực (Maintainer – dòng B) và dòng phục hồi hữu dục Restorer (dòng R tức
dòng ‘Bố’).
- Lúa lai hệ hai dòng là phát hiện mới của khoa học về công nghệ lai lúa. Hai
công cụ cơ bản để phát triển lúa lai hai dòng là dòng bất dục đực chức năng di
truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ TGMS (Thermosensitive Genic Male Sterile) và
bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với chu kỳ chiếu sáng PGMS
(Photoperoid sensitive Genic Male Sterile). Tính chuyển hoá từ bất dục sang hữu
dục và ngược lại ở TGMS và PGMS gây ra do điều kiện môi trường. Vì thế bất dục
đực kiểu này gọi là bất dục đực chức năng di truyền nhân cảm ứng với điều kiện
môi truờng EGMS (Enviroment Sensitive Genic Male Sterile).
TGMS là các chữ viết tắt của "Thermosensitive Genic Male Sterility" và
được dịch ra tiếng Việt là "dòng mẹ bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm
với nhiệt độ". Khái niệm TGMS hiện được vận dụng phổ biến ở chuyên ngành "lúa
lai" và được định nghĩa như một "công cụ di truyền" (genetic tool) giúp tạo ra các
giống lúa lai hai dòng.
1.1.1 Thành tựu về nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới và Việt Nam
1.1.1.1 Thành tựu về nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới
Trung Quốc phát triển lúa lai thành công đầu tiên trên thế giới với diện tích
cao điểm 70% so tổng diện tích trồng lúa và ổn định trên 15 triệu ha với năng suất
7,2 tấn/ha. Hiện nay, các tổ hợp siêu cao sản như Peiai64S/E32, Peiai64S/9311,
II32A/Minh khôi 86… đang được mở rộng diện tích rất nhanh. Trung Quốc trồng
240 nghìn ha siêu lúa lai vào năm 2000, đạt năng suất bình quân là 9,6 tấn/ha. Đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

năm 2002, diện tích siêu lúa lai của quốc gia này lên đến 1,4 triệu ha với năng suất

9,1 tấn/ha (Yuan, 2004) ( Trần Văn Đạt, 2005). Từ sự thành công của Trung Quốc
cây lúa lai lan tỏa đến nhiều nước trồng lúa chủ yếu trên thế giới.
Từ năm 1979 Trung Quốc đã chuyển giao công nghệ lúa lai cho Hoa Kỳ.Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã lựa chọn 15 quốc
gia để tài trợ phổ biến lúa lai. Trong đó có Ấn Độ và Việt Nam là hai nước phát
triển lúa lai sớm nhất ngoài Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đã giúp đỡ các nước Đông Nam Á phát triển lúa lai theo
công nghệ Trung Quốc. Trong năm 2001, Trung Quốc thử nghiệm và chứng minh các
giống lúa lai ở Việt Nam, và lúa lai năng suất cao hơn 30% sản lượng hơn so với các
giống lúa địa phương phổ biến. Hơn nữa, các quốc gia Châu Á và Châu Phi như
Indonesia, Sri Lanka, Myanmar, Campuchia, Lào, và Nam Phi đã thành công với lúa
lai đang phát triển.
Đến năm 2009, lúa lai đã được giới thiệu đến 110 quốc gia trồng lúa và tổng
diện tích trồng lúa lai bên ngoài Trung Quốc chỉ mới đạt 3 triệu ha. Vì vậy, sự phát
triển của lúa lai của Trung Quốc ở nước ngoài vẫn còn ở quy mô hạn chế và doanh số
bán hạt giống của Trung Quốc ra nước ngoài chỉ đạt khoảng 15.000 tấn/năm, chủ yếu ở
Việt Nam, Bangladesh, Pakistan và các quốc gia Châu Á khác.
Ở Ấn Độ, năm 1996 đã sản xuất được 1300 tấn hạt giống lai F1 và gieo cấy
khoảng 50000 ha lúa lai thương phẩm. Đến năm 2002, diện tích lúa lai đã tăng lên
200000 ha. Cho đến nay đã tạo được 6 dòng CMS mới bằng tiến hành lai xa giữa
lúa trồng với các loài lúa dại. Trong nghiên cứu lúa lai 2 dòng đã gây tạo và xác
định được 12 dòng TGMS, tạo được 2 tổ hợp lai hiện đang tiến hành khảo nghiệm
cơ bản, chuẩn bị đưa ra sản xuất (Trần Văn Đạt, 2005).
Kinh nghiệm thành công với công nghệ lúa lai Trung Quốc khuyến khích IRRI
khám phá những triển vọng và các vấn đề của việc sử dụng lúa lai để tăng sản lượng
từ năm 1979.
Đến năm 1989, hai dòng thương mại CMS là IR58025A và IR62829A với
gen "WA",được tạo ra tại IRRI và chia sẻ với các chương trình quốc gia trên toàn
thế giới (Virmani, 1996). IR58025A ổn định ở các nước nhiệt đới, trong khi
IR62829A có khả năng kết hợp tốt nhưng bất dục của nó là không đủ ổn định để sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

xuất hạt giống lai ở nhiệt độ cao hơn. Trong những năm gần đây, IRRI phóng thích
mỗi năm từ 10-20 dòng di truyền CMS mới để cung cấp dòng đầu nguồn cho các
nước trồng lúa lai.
Công nghệ hạt giống lai cho vùng nhiệt đới đã được phát triển tại IRRI phối
hợp với các chương trình quốc gia và các gói công nghệ của Viện này có thể dẫn
đến năng suất hạt giống lai lên đến 2 tấn /ha ở vùng nhiệt đới.
Bên cạnh đó, FAO cũng xem xét công nghệ lúa lai như một cách tiếp cận
quan trọng để tăng sản lượng lúa gạo toàn cầu để giúp đáp ứng nhu cầu lương thực
của thế giới ngày càng tăng. Do đó, Tổ chức FAO đã hổ trợ chương trình phát triển
lúa lai ở các nước Mỹ Latinh và Caribê (ví dụ như Columbia và Brazil) và cung cấp
hỗ trợ thông qua Chương trình Hợp tác Kỹ thuật (TCP) hoạt động ở một số nước
Đông Nam Á như Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar, Philippines và Việt Nam. Hy
vọng rằng lúa lai có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống nạn đói
trên thế giới trong tương lai gần.
Hiện tại: Lúa lai, chủ yếu phát triển ở Trung Quốc, bây giờ đã có hầu hết các
nước trồng lúa. Lãi tăng khoảng 25 % và năng suất tăng 15-20%. Phương pháp lai
ba dòng cổ điển có thể được áp dụng phổ biến trong khi phương pháp lai hai dòng,
mặc dù cao cấp hơn, chỉ có thể được sử dụng trong một số khu vực nơi các điều
kiện khí hậu phù hợp cho cả sản xuất hạt giống lai và dòng đực bất thụ nhạy cảm
với ánh sáng và nhiệt độ (PTGMS) để nhân ra. Lúa lai hiện có của Trung Quốc có
thể được thích nghi với vùng ôn đới và cận nhiệt đới để sản xuất thương mại. Tại
các khu vực nhiệt đới, cần thiết phát triển các dòng lai với lúa địa phương thích ứng
hoặc với các giống lai của IRRI cho thử nghiệm và sản xuất.
-Những nước có chương trình phát triển lúa lai vẫn đang trong giai đoạn ban
đầu với các giống lúa lai 3 dòng. Một số nước như Ấn Độ và Việt Nam đang tiến
hành công nghệ lúa lai có thể bắt đầu chương trình nghiên cứu lúa lai ba dòng và
hai dòng.

-Ngoài việc sử dụng phương pháp ba dòng và hai dòng. Phương pháp sử
dụng ưu thế lai xa là vẫn còn ở giai đoạn thử nghiệm và chỉ có các viện công nghệ
sinh học tiên tiến mới có khả năng thực hiện nghiên cứu trong các lĩnh vực này ( Hồ
Đình Hải).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới từ 2004 đến 2013
(Nguồn FAOSTAT)
1.1.1.2 .Thành tựu về nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam
Thực tiễn phát triển lúa lai hơn 18 năm qua cho thấy chủ trương đẩy mạnh phát
triển lúa lai ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết trước yêu cầu an ninh lương
thực quốc gia và thế giới; lúa lai sinh trưởng phát triển khỏe, tiềm năng năng suất cao,
tính thích ứng rộng, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như hạn, rét,
úng Năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần khoảng 1 tấn/ha (vùng ĐBSH), khoảng 1-1,5
tấn/ha (vùng BTB, TDMNPB); diện tích lúa lai tăng từ 100 ha năm 1991 đến năm
2009 đạt cao nhất 710 nghìn ha (vụ Đông xuân 404 nghìn ha, vụ Hè thu và vụ Mùa 306
nghìn ha); năm 2011 diện tích có giảm nhưng vẫn đạt 595 nghìn ha (vụ đông xuân 395
nghìn ha, vụ hè thu- mùa khoảng 200 nghìn ha).
Lúa lai giúp gia tăng sản lượng lúa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho
các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây nguyên. Hiện nay lúa lai đang được mở rộng
từng bước vào các tỉnh phía Nam.
Việt Nam có nhiều vùng có điều kiện khí hậu thời tiết và đất đai của phù hợp
cho phát triển sản xuất lúa lai thương phẩm cũng như nhân dòng và sản xuất hạt
giống lúa lai F1 đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)
2004 150,6 40,4 608,0
2005 155,0 40,9 634,4
2006 155,6 41,2 641,2
2007 155,0 42,4 657,0
2008 160,0 43,0 688,4
2009 158,1 43,4 687,0
2010 161,2 43,6 702,0
2011 162,8 44,6 726,1
2012 162,3 45,5 738,2
2013
164,7 45,3 745,7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

So với diện tích lúa cả nước, lúa lai chỉ chiếm khoảng 12%; tuy nhiên lúa lai
đóng vai trò quan trọng ở phía Bắc với diện tích chiếm 32-33% trong vụ Đông xuân và
khoảng 17-20% trong vụ Hè thu - Mùa, đặc biệt ở các tỉnh TDMNPB, BTB.
Tỉnh phía Bắc có diện tích lúa lai lớn trong vụ Đông xuân là Thanh Hóa 57-
60% diện tích, Nghệ An 72-73%, Lào Cai 80%, Tuyên Quang 60-70%, Yên Bái 60-
65%, Phú Thọ khoản 50%
Diện tích sản xuất lúa lai thương phẩm các tỉnh phía Bắc 2010-2011
Vùng
Vụ Đông xuân Vụ Hè thu,Mùa
2010

2011

2010


2011

ha % ha % ha % ha %
ĐBSH
127,261 22,6
140,162 25,0
69,999
12,7
66 11,5
BTB
138,862 40,9
138,120

40,7 43,130 13,5
92 26,3
TDMNPB 91,544 39,3 92,180 39,4
118,087 26,8
118 27,6
Tổng số 357,667

31,5 370,466

32,6 231,220

17,6 276,000 20,3

Lúa lai đang được mở rộng vào các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ
(DHNTB), Tây Nguyên (TN) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tạo ra một
hướng sản xuất mới, làm thay đổi tập quán canh tác và tăng sản lượng lúa gạo. Vụ

Đông xuân 2010, diện tích lúa lai tại DHNTB 14.600 ha (8,4%), TN là 4.400 ha
(6%), ĐBSCL 6000 ha (0,3%); tương ứng vụ đông xuân 2011 là 8.445 ha (4,8%),
6.728 ha(9,0%), 9.550 ha (0,6%). Tỉnh có diện tích lúa lai lớn là Quảng Nam 12-16%,
Bình Định 7-15%, Đắc Lắc 6-14%, Đắc Nông 30-45%.
1.1.1.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống và sản xuất hạt lai F1 tại Việt Nam
Trong những năm gần đây công tác nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật
sản xuất hạt lai đã được đầu tư mạnh; Việt Nam đã chọn tạo, tuyển chọn và phát
triển vào sản xuất nhiều tổ hợp lúa lai mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thời
gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất
thuận; đến nay có 55 giống đã được công nhận chính thức, trong đó có giống do các
đơn vị trong nước chọn tạo: VL20, VL24, TH3-3, TH3-4, TH3-5, HYT83,
HYT100, HYT 108, HC1, Nam ưu 603, Nam ưu 604, Thanh ưu 3, CT16, LC25,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

LC212, Bắc ưu 903 KBL; số còn lại của trên 30 công ty nước ngoài đang hoạt động
tại Việt Nam, trong đó chủ yếu là các công ty Trung Quốc.
Với sự phong phú và đa dạng của bộ giống lúa lai, nông dân có nhiều sự lựa
chọn giống lúa lai tốt để sản xuất; tỷ trọng lúa lai thương hiệu Việt Nam đã tăng lên
rõ rệt và bước đầu khẳng định khả năng cạnh tranh với các giống ngoại. Các giống
lúa lai do Việt Nam chọn tạo có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh và
điều kiện bất thuận tốt, tính thích ứng rộng; nhiều giống có chất lượng cơm gạo tốt
nên được nông dân mở rộng nhanh chóng vào s
ản xuất.
Xu hướng chuyển nhượng bản quyền tác giả các tổ hợp lúa lai trong nước
bước đầu tạo ra động lực khuyến khích các nhà khoa học tập trung nghiên cứu chọn
tạo các sản phẩm mới, từng bước hình thành thị trường khoa học công nghệ hạt
giống lúa lai trong nước, góp phần tạo động lực thúc đẩy chương trình phát triển
lúa lai.
Đến nay, công nghệ duy trì dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1 của 19 tổ hợp

lúa lai được chọn tạo trong nước và nhập nội đã nghiên cứu hoàn thiện, với năng
suất nhân dòng A/B đạt 1-1,5 tấn/ha, nhân dòng TGMS đạt 1,5-3 tấn/ha; sản xuất
hạt lai F1 có thể đạt năng suất 2-4 tấn/ha tùy điều kiện thời tiêt và vùng sản xuất.
Qua nghiên cứu,đánh giá đã xác định được 1 số vùng sản xuất dòng bố mẹ
và hạt lai F1: vùng Bắc Hà - Lào cai; huyện Eaka-Đắc Lắc, vùng Thanh Hóa, vùng
Nam Định, vùng Yên Bái, Thái Nguyên, Mộc Châu - Sơn la Đã phê duyệt 4 dự án
xây dựng vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 thuộc Chương trình giống tại Lào Cai,
Eaka -Đắc Lắc, Đại Lộc - Quảng Nam, Yên Định- Thanh Hóa.
Trong quá trình sản xuất hạt lai F1 dần hình thành các làng nghề chuyên sản
xuất hạt giống F1 như: HTX Định Tường, Hoằng Quỳ, Đồng Tiến, Minh Nghĩa của
Thanh Hóa; Xuân Kiên, Trực Thái, Trung Lao, Minh Tân của Nam Định; các HTX
Đại Lộc, Điện Hồng, Tân Thành 2, Thị trấn Ái Nghĩa của Quảng Nam và một số
HTX tại Hải Phòng, Yên Bái, Lào Cai….
Diện tích sản xuất hạt lai F1 năm 2006 đạt 1.915 ha, trong đó vụ xuân: 1.250
ha, vụ mùa: 664,8 ha, sản lượng đạt khoảng 3.867 tấn. Năm 2010 đạt 2.576 ha,
trong đó vụ xuân: 1.728 ha và vụ mùa: 848 ha; sản lượng đạt khoảng 5.000 tấn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

chiếm khoảng 25% so với tổng nhu cầu giống lúa lai trong nước. Năm 2011 đạt
2.100 ha, trong đó vụ xuân: 1.400 ha và vụ mùa khoảng 700 ha; cả năm có khoảng
4000 tấn hạt lai, chiếm khoảng 20% so với tổng nhu cầu giống lúa lai.
Hiện nay, các tổ chức tham gia vào nghiên cứu lúa lai gồm Viện nghiên cứu
và phát triển cây trồng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu lúa gạo
ĐBSCL, Viện di truyền nông nghiệp, Trung tâm lúa lai – Viện cây lương thực và
Cây thực phẩm….
Các nhà khoa học Việt Nam đã lựa chọn và sản xuất các dòng bố, mẹ với
nguồn gen trong nước, chẳng hạn như các dòng 103S, T1s-96, T4S, T23S, T70S,
T100, AMS27S (Nguyễn Thị Trâm, 2007). Những dòng này được sử dụng để sản
xuất hạt giống F1 của Việt Nam như VL20 , VL24, TH3-3, TH3-4, HYT83,

HYT92.
Giống lúa lai Việt Nam đầu tiên được trồng thương mại hóa vào năm 1992,
sản xuất trong một khu vực giới hạn dưới 200 ha.Với năng suất rất thấp (trung bình
là 302 kg/ha), tổng số lượng hạt giống F1 phát hành vào năm 1992 được ghi nhận
vào khoảng 52 tấn . Hạt giống F1 của Việt Nam giảm nhẹ trong năm 1992-1995,
nhưng sau đó phục hồi và mở rộng một cách nhanh chóng sau khi đạt 1.920 ha vào
năm 2006.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Diện tích, năng suất, sản lượng hạt F1 sản xuất tại Việt Nam thời kỳ 2001-2012

Năng suất hạt giống lúa lai Việt Nam được cải thiện đáng kể, từ 302 kg/ha
năm 1992 đã tăng lên 2,2 tấn / ha trong năm 2006 (gấp7 lần). Các khu vực sản xuất
chính của hạt giống lúa lai Việt Nam là các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Hải
Phòng, Hà Nam, Nam Định.
Năm 2005, diện tích giống lúa lai Việt Nam đã tăng lên 820 ha, cung cấp
60% nhu cầu giống lúa lai trong nước. Điều này cho thấy lúa lai Việt Nam có chất
lượng, uy tín và được nông dân Việt Nam ưa chuộng. Phần còn lại được trồng các
giống lúa lai Trung Quốc.
Sản lượng sản xuất hạt giống lúa lai ở Việt Nam chỉ đạt 200-680 kg/ha vào
năm 1992, nhưng công nghệ đã được cải thiện bởi nhiều năm nghiên cứu trong
nước sau đó.
Năm 1996, hạt giống F1 đạt năng suất 2,1 tấn/ha đã thu được trên một khu
vực rộng lớn. Sản lượng sản xuất hạt giống F1với giống Boyou 64 cao nhất là 3
tấn/ha. Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách lớn giữa sản xuất hạt giống và sự cần
Năm
Diện
tích
(ha)

Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Lượng hạt F1
nhập khẩu
(tấn)
Tỷ lệ hạt F1 SX
trong nước
(%)
2001 1,450 17 2,400 11660 20,58
2002 1,600 24 3,840 12682 30,28
2003 1,700 21 3,485 12113 28,77
2004 1,500 22 3,225 14392 22,41
2005 1,380 21 2,700 13594 21,33
2006 1,850 24 4,440 13000 21,3
2007 1,900 21 3,990 12700 25,8
2008 1,200 22 2,640 14600 21,5
2009 1,525 25 3,812 13300 20,7
2010 2,200 27 5,940 16600 21,9
2011 2,260 22 4,972 13100 28,0
2012 2,100 23 4,830 12900 26,3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

thiết phải nhanh chóng mở rộng diện tích canh tác. Việt Nam phụ thuộc vào hạt
giống nhập khẩu từ Trung Quốc và sự khan hiếm của hạt giống thích nghi với khu
vực phía Nam là hạn chế lớn để tăng cường sử dụng lúa lai.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã lai tạo ra Việt Lai 20 vào năm 2004
đã được công nhận là giống quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Từ đó đến nay, có
nhiều giống lúa lai khác được ra đời như TH3-3, TH5-1, TH 3-4 và Việt Lai 24,
những giống này cũng đã được công nhận là giống quốc gia và đang được sản xuất
trên diện tích hàng chục nghìn héc-ta là những thành công ban đầu của canh tác
giống tự lai tạo và sản xuất hạt giống lúa lai tại Việt Nam.
Từ chương trình lai tạo 29 dòng giống lúa thuần, dòng B hiện có với các
dòng TGMS: CL64S, 7S, CN26S và TQ125S, chọn lọc các dòng bất dục từ những
cặp lai đơn, lai lại một lần, hai lần và ba lần với các dòng bố lúa thuần, các dòng B.
Các dòng TGMS được chọn tạo có độ bất dục ổn định, dòng TGMS mới ở các thế
hệ F4BC1, F5BC1, F5 và F6 được theo dõi về hình thái sinh trưởng, năng suất và
đặc tính nở hoa trên đồng ruộng. Hầu hết các dòng có TGST ngắn, thấp cây, tỷ lệ
thò vòi nhuỵ khá và tốt, độ thuần khá. Bước đầu cho thấy các dòng TGMS ở thể hệ
F1BC3 (98,75% kiểu gen của dòng bố) có dạng hình thuần giống với các dòng bố
tương ứng. Các dòng TGMS tạo ra từ IR58025B, II32B có khả năng đậu hạt cao ở
nhiệt độ ≤23
0
c. Ngược lại, các dòng có nguồn gốc từ BoB có tỷ lệ đậu hạt thấp
trong điều kiện ≤23
o
. Nghiên cứu cũng cho thấy các dòng TGMS tạo ra từ gen tms
của dòng 7S là ổn định hơn gen tms được chuyển từ CL64S (peiai 64S) (Bùi Chí
Bửu, 2007).
Trong giai đoạn 2001- 2005, Viện KHKTNN Việt Nam đã lai tạo được 3 dòng
TGMS mới: AMS31S, AMS32S, AMS33S từ các tổ hợp lai: CL64S/VN292,
CL64S/BM9820, phục vụ cho công tác chọn tạo giống. Phân lập từ vật liệu phân ly
nhập nội chọn tạo ra các dòng TGMS: CL64S, P47S, 7S, AMS27S, 11S, 534S
(AMS29S), 827S (AMS30S) đưa vào lai tạo giống lúa lai 2 dòng (Nguyễn Trí Hoàn,
2006).
Trong kết quả lai tạo bố mẹ có gen tương hợp rộng. Dòng Peiai 64S có gen

tương hợp rộng WCG được lai với các dòng TGMS (T1s96, 7S, 21S, 827S, 534S).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Các dòng lúa thuần-Thế hệ phân ly được chọn theo hai hướng: Tạo TGMS có gen
tương hợp rộng và dòng bố có gen tương hợp rộng. Kết quả bước đầu chọn được 8
dòng TGMS tốt có độ thuần khá, bất dục hạt phấn 100%, tỷ lệ thò vòi nhuỵ tốt,
nghiên cứu đang xác định dòng TGMS nào mang gen tương hợp rộng thông qua lai
thử với dòng Indica và Japonica chuẩn. Kết quả cũng lai tạo được 7 dòng bố tốt có
gen tương hợp rộng. Đây là những vật liệu rất cần thiết cho phát triển lúa lai Indi-
ca/Japonica hay còn gọi là lúa lai siêu cao sản trong những năm sắp tới. Ở viện di
truyền Nông nghiệp trong giai đoạn 2001- 2005 đã lai tạo được 4 dòng TGMS mới
là D101S, D102S, D103S và TGMS 18-2 (Bùi Chí Bửu, 2007).
Những nghiên cứu ngoài nước và trong nước trước đây đều xác nhận rằng:
khi lai giữa 2 loài phụ lúa trồng indica và japonica, con lai sẽ cho ưu thế lai cao hơn
hẳn so với trong loài, nhưng nhược điểm là tỉ lệ kết hạt thấp, lép lửng rất cao. Các
nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm gien tương hợp rộng (Wide Compartibility: WC)
làm “cầu nối” để lai giữa hai loài. Đến nay 5 dòng TGMS mang gien WC với những
đặc tính ưu việt: độ thuần cao, ngưỡng nhiệt độ chuyển đổi tính dục, khả năng nhận
phấn ngoài cao và con lai có tiềm năng suất cao hơn hẳn giống đối chứng nên có thể
đáp ứng được việc chọn tạo các tổ hợp lúa lai siêu cao sản ở Việt Nam. Nghiên cứu
sử dụng phương pháp lai Peiai’64S (có gien WC) và 7S (không có gien WC) với
các giống lúa thuần, theo phương pháp thủ công, thu hạt F1, gieo và chọn cá thể bất
dục trong quần thể phân li F2, chuyển vụ liên tục để làm thuần theo phương pháp
chọn lọc cá thể. Các dòng TGMS chọn thuần đến thế hệ F10, F12 thì lai với hai
dòng thử: IR36 (indica) và Daikoku (japonica) để xác định dòng mang gien WC,
theo phương pháp của Ikehashi và Maruyama (1994), đánh giá tỷ lệ đậu hạt của F1
đạt >70% là dòng mang gien WC. Thí nghiệm trên đồng ruộng được bố trí theo
Phạm Chí Thành (1998). Kết quả nghiên cứu cho thấy các dòng TGMS mới (D52,
D59, D60, D64, D116), được chọn tạo tại Trung tâm Nghiên cứu Lúa lai, Viện Cây

Lương thực và CTP có một số đặc điểm nông sinh học quý: có ngưỡng nhiệt độ
chuyển đổi tính dục ở 24
0
C và 25
0
C, cây thấp (70,3-72,8cm), thời gian từ gieo đến
trỗ từ 75-78 ngày, số lá/thân chính 13,2-14,2 lá, số bông 6,3-8,6 bông/khóm. Khi lai
các dòng này với dòng thử thuộc loài phụ Indica và Japonica, con lai F1 đều có tỉ lệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

đậu hạt cao (70-95%) nên các dòng này chắc chắn mang gien tương hợp rộng. Con
lai F1 giữa các dòng TGMS mới các giống lúa thuần thuộc loài phụ Indica và Japo-
nica có TGST ngắn 121-135 ngày (vụ xuân), cây thấp 98-106cm, năng suất cao
vượt hơn đối chứng từ 27-54% (vụ xuân 2008) và vượt hơn đối chứng D. ưu 527 từ
18,4-31,5% (vụ xuân 2011) (Tạp chí NN&PTNN kỳ 1, tháng 10/2012).
Việc tạo các dòng TGMS mới thông qua nuôi cấy túi phấn, ở Viện khoa học
Nông nghiệp đã tạo đựơc 9 dòng TGMS mới bằng nuôi cấy túi phấn, qua nghiên
cứu chọn tạo được 2 dòng tốt nhất CNSH1 và CNSH2 đưa vào sử dụng. Viện cây
lương thực và cây thực phẩm tạo được dòng TGMS H20 và TGMS H7. Qua nuôi
cấy hạt phấn con lai TGMS x lúa thuần, Viện di truyền Nông Nghiệp đã thành công
trong việc tạo TGMS mới như TGMS CN1 và TGMS CN2. Cả hai dòng này đều
cho TGST ngắn, số lá thân chính 13- 13,7 lá, độ bất dục hạt phấn tốt (100%), đặc
biệt tỷ lệ thò vòi nhuỵ cao >80%. Đây là những dòng dễ sản xuất hạt lai đạt năng
suất cao (Bùi Chí Bửu, 2007).
Việt Nam đã tự sản xuất được hạt giống lúa lai trong nước với quy mô lớn,
tuy nhiên không đáp ứng được nhu cầu mở rộng diện tích lúa lai nhanh chóng ở
miền Bắc và miền Trung do đó phải chi ngoại tệ nhập khẩu hạt giống lúa lai từ nước
ngoài, chủ yếu là hạt giống lúa lai từ Trung Quốc.
Trong năm 1998 Việt Nam đã nhập 4.106 tấn hạt giống lúa lai, năm 2006

nhập 13.316 tấn. Như vậy lượng hạt giống lúa lai của Việt Nam chỉ đáp ứng được
18,54% nhu cầu trong nước trong năm 2006 và tỷ lệ này còn tiếp tục giảm trong
những năm tới với nhiều lý do, trong đó chủ yếu là sự cạnh tranh về chất lượng.
Sự thành công của lúa lai ở Việt Nam phụ thuộc vào số lượng lớn hạt giống
nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các giống lúa lai được giới thiệu từ Trung
Quốc không phù hợp với điều kiện nhiệt đới của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở
phía Nam, nơi mà lúa lai và các dòng bố mẹ từ IRRI có thể phát triển rất tốt.
Lúa lai Trung Quốc được đánh giá cao khả năng thích nghi trong khu vực
miền núi phía Bắc Việt Nam, nơi có điều kiện tương tự như ở miền nam Trung
Quốc, và nông dân thu hoạch lên đến 10 tấn/ha ở Diễn Châu (Nghệ An) và Phú
Xuyên (Hà Tây). Một số giống lúa lai Trung Quốc năng suất lên đến 14 tấn/ha ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Điện Biên (tỉnh Lai Châu), 12 tấn /ha ở Hòa An (Cao Bằng) và 12,6 tấn / ha ở Văn
Quan (tỉnh Lạng Sơn).
Nhìn chung ở Việt Nam lúa lai có khả năng phát triển tốt ở miền Bắc và
miền Trung, ở miền Nam việc trồng lúa lai không phát huy hiệu quả giống như các
vùng trong phạm vi từ vĩ độ 10 Nam đến vĩ độ 10 Bắc ở các nước Châu Á.
Việt Nam đã mở rộng diện tích trồng lúa lai từ 11.000 ha năm 1992 lên
600.000 ha vào năm 2003 và 670.000 ha trong năm 2008.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15



Nguồn: Cục Trồng trọt-BVTV, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

*Những tác động do trồng lúa lai ở Việt Nam
Một công trình điều tra nghiên cứu cấp quốc gia về sản xuất cây lúa lai trong
giai đoạn 1992-2007 được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai đã
đưa ra toàn cảnh về tình hình sản xuất lúa lai ở Việt Nam như sau:
- Lúa lai đã mang lại khoảng 600.000 tấn lúa tăng thêm hàng năm so với kịch
bản không có lai, tương đương với 2,1% tổng sản lượng lúa của đất nước và cung
cấp đủ lương thực cho 1,88 triệu dân.
- Sản xuất hạt giống F1 đã tạo ra một việc làm thêm khoảng 15.000 ngày
công lao động cho lao động nông thôn mỗi năm .
-Chi phí cho nhập khẩu hạt giống lúa lai hàng năm khoảng 14,5 triệu USD
(khoảng 1,55% kim ngạch xuất khẩu gạo) và trong giai đoạn 1992-2006 đã chi thuê
mướn chuyên gia, đào tạo cán bộ và mua nguyên liệu đầu dòng hơn 5,5 triệu USD.
Tuy nhiên, nó đã chỉ ra rằng lúa lai đã đóng góp rất ít vào việc cải thiện tổng thể
năng suất lúa trong nước và tỷ lệ diện tích trồng giống lúa lai F1 ở mức 8 % vào
năm 2006.
-Trong năm 1992, tổng diện tích dành cho sản xuất lúa lai đã được ghi nhận
là 11.094 ha, chiếm 0,17% tổng diện tích sản xuất lúa. Cho đến năm 2006 lúa lai
được trồng trong khoảng 40 trong số 64 tỉnh trong cả nước. Đồng bằng sông Hồng
dẫn đầu trong sản xuất lúa lai với tỷ lệ 51,25% so cả nước trong năm 2000. Tỷ lệ
này đã giảm xuống còn 36 % vào năm 2006. Bắc Trung Bộ đã trở thành khu vực
với tỷ lệ cao nhất trong nước vào năm 2006 (38,23%).
-Trong vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Ninh Bình có diện tích trồng lúa lai
lớn nhất là 94.800 ha (năm 2000), nhưng khu vực này đã giảm còn 84.000 ha vào
năm 2006. Các tỉnh như Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc diện
tích sản xuất lúa lai giảm nhẹ, một số tỉnh khác có tốc độ tăng trưởng nhanh như
tỉnh Hưng Yên hàng năm tăng 14%, và tỉnh Bắc Ninh tăng 7,35% diện tích.
- Ở đồng bằng sông Hồng trong thời gian 2000-2006 diện tích lúa lai giảm

trung bình 1,07%.
- Nông dân ở miền Nam đã bắt đầu phát triển lúa lai gần đây. Giống lúa
lai Arize B-TE1 của Công Ty Bayer sản xuất từ Ấn Độ được khuyến cáo trồng do
có nhiều lợi thế như có năng suất và sức đề kháng với điều kiện đất đai không thuận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

lợi. Nông dân ở các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Kiên Giang đang ngày càng trở
nên thuyết phục hơn trong sử dụng lúa lai.
- Các giống lúa lai Trung Quốc không phù hợp ở Miền Nam, nguồn giống
lúa lai đơn điệu, phẩm chất hạt gạo giống B-TE1 có chất lượng kém nên không hấp
dẫn nông dân. Nông dân đang khao khát có nhiều giống lúa lai phù hợp.
Nhìn tổng thể việc trồng lúa lai ở Việt Nam có những tác động như sau:
- Sản xuất hạt giống F1 tạo ra thêm việc làm ở khu vực nông thôn. Theo
khảo sát mới nhất về sản xuất hạt giống F1 trong huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
vào tháng 4/ 2008, tổng số lao động cần thiết cho 1 ha sản xuất hạt giống F1 khoảng
400 ngày công. So với số ngày công trung bình cho 1 ha lúa thường ở miền Bắc
khoảng 300 ngày công. Mỗi ha sản xuất giống lúa lai tạo được thêm 100 ngày công
lao động ở nông thôn.
Đây là một cơ hội cho lao động thất nghiệp ở khu vực nông thôn, đặc biệt
là lao động phụ nữ. Sản xuất giống lúa lai F1 tạo ra khoảng 1,2 triệu ngày công lao
động trong giai đoạn năm 1992 - 2006.
-Trong giai đoạn 1992-2006, tổng sản lượng lúa của cả nước tăng từ 3,33 tấn
/ ha lên 4,89 tấn /ha. Bình quân tăng 0,1 % mỗi năm, qua phân tích số liệu cho thấy
lúa lai làm tăng năng suất trên phạm vi cả nước không đáng kể do tỷ lệ diện tích
trồng lúa lai ở Việt Nam còn quá thấp (chỉ đạt xấp xỉ 8%).
Tính trung bình, lúa lai làm tăng sản lượng 589.800 tấn lúa hàng năm trong
giai đoạn 1992 -2006, hoặc 2,1% sản lượng lúa so với trường hợp không có lúa lai.
- Lúa lai tiêu thụ tăng thêm khoảng 30 kg phân bón nguyên chất/ha (tương
đương tăng 16 -17 % ). Trong đó gồm 29 kg đạm nguyên chất.

-Về hiệu quả kinh tế, mỗi ha trồng lúa lai tăng thêm thu nhập 27,82 USD
trong vụ lúa xuân và 15,27 USD vào vụ mùa. Sự gia tăng thu nhập thấp là do chi
phí hạt giống lúa lai cao và giá lúa thương phẩm thấp hơn lúa thường.
1.1.2. Một số tồn tại trong nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam
Cây lúa lai phát triển chậm ở Việt Nam chủ yếu là thiếu nguồn hạt giống lúa
lai và chất lượng gạo của lúa lai còn thấp.
Những khó khăn chính của việc trồng lúa lai ở Việt Nam là:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 18

- Nguồn vật liệu để tạo dòng bố mẹ còn ít. Vì vậy còn thiếu hạt giống bố mẹ
để sản xuất hạt lai F1 của một số tổ hợp tốt. Mối liên kết giữa sản xuất bố mẹ và sản
xuất F1 chưa chặt chẽ.
Với gần 80% hạt giống nhập khẩu từ Trung Quốc, nông dân Việt Nam phụ
thuộc vào hạt giống cung cấp từ bên ngoài về số lượng, chủng loại, chất lượng và
giá cả.
Nguồn cung hạt giống không đáp ứng kịp nhu cầu do đó giá cả hạt giống
nhập nội tăng cao do giống trong nước như TH3-3, VL 20…không đủ cung cấp.
Nhiều khi giá hạt giống Trung Quốc tăng gấp đôi so với bình thường như trong vụ
Đông xuân 2005 và vụ Hè thu 2008.
Những hạn chế trong sản xuất hạt giống lúa lai ở Việt Nam là do:
- Nhiều công ty hạt giống thích nhập khẩu hạt giống thay vì sản xuất trong
nước bởi vì nó có nhiều lợi nhuận hơn và ít rủi ro.
- Năng lực hạn chế để mở rộng diện tích sản xuất hạt giống lai. Do thiếu các
nguyên liệu đầu dòng.
- Hạn chế kiến thức về sản xuất hạt giống lai cũng là một vấn đề. Bên cạnh
rủi ro gây ra bởi khí hậu không thuận lợi, nghèo các dòng bố mẹ đã dẫn đến năng
suất thấp (thậm chí không thu hoạch), chủ yếu là do kiến thức hạn chế về kỹ thuật.
- Sự phụ thuộc của các hạt giống bố mẹ nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam
không thể tự cung cấp những hạt giống bố mẹ cần thiết cho sản xuất.

- Chất lượng hạt giống trong nước chưa bảo đảm như trong năm 2008 có
46/219 mẫu kiểm tra hạt giống chưa đạt chất lượng, lỗi chủ yếu ở khâu gia công tại
ruộng giống và một số trường hợp các nguồn đầu dòng lai chưa tinh khiết.
- Kiểm tra chất lượng hạt giống nhập từ Trung Quốc năm 2006 cho thấy có
84,9 % lô hàng đạt chất lượng, 74,4% đạt yêu cầu độ tinh khiết.
- Nông dân thích trồng giống nhập hơn giống trong nước: tâm lý hàng hoá
nhập khẩu tốt hơn so với hàng hóa trong nước chấp nhận trả tiền gấp đôi để mua hạt
giống từ Trung Quốc. Thực tế có nhiều công ty vụ lợi dùng giống Việt Nam đóng
mác Trung Quốc để bán cho nông dân với giá cao hơn.

×