Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty tnhh hamaden việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.65 KB, 112 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




HOÀNG THỊ THU HUYỀN



HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY TNHH HAMADEN VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



HOÀNG THỊ THU HUYỀN




HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY TNHH HAMADEN VIỆT NAM



CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.01.02




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI BẰNG ĐOÀN


HÀ NỘI – 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho vệc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015

Tác giả luận văn



Hoàng Thị Thu Huyền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình, ngoài sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều
cá nhân, tập thể.
Trước hết tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy
cô giáo Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong khoa Kế
toán & Quản trị kinh doanh đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản. Đặc
biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS Bùi Bằng
Đoàn (Bộ môn Kế toán quản trị và kiểm toán) đã giành nhiều thời gian trực
tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể nhân viên, nhà
quản lý các phòng ban của Công ty TNHH Hamaden Việt Nam đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Tác giả luận văn




Hoàng Thị Thu Huyền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC HÌNH viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1 Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm 4
2.1.1 Khái niệm về kế toán trách nhiệm 4
2.1.2 Phân cấp quản lý là điều kiện để thực hiện kế toán trách nhiệm trong
quản lý 7
2.1.3 Vai trò của kế toán trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin quản trị 9
2.2 Nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 11

2.2.1 Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 11
2.2.2 Các trung tâm trách nhiệm 11
2.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm 20
2.2.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm 26
2.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 36
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.3.1 Kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp trên thế giới 36
2.3.2 Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 39
2.3.3 Một số công trình nghiên cứu liên quan 40
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 44
3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Hamaden Việt Nam 44
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 44
3.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 45
3.1.3 Kết quả hoạt động SXKD của Công ty 50
3.2 Phương pháp nghiên cứu 55
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 55
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 56
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 56
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 58
4.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của Công ty 58
4.1.1. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của công ty 58
4.1.2 Sự phân cấp quản lý tại công ty 58
4.1.3. Xác định mô hình các trung tâm trách nhiệm tại công ty 62
4.2 Thực trạng kế toán trách nhiệm ở công ty TNHH Hamaden. 65
4.2.1 Tổ chức công tác kế toán các Trung tâm trách nhiệm 65
4.2.2 Hệ thống chỉ tiêu, báo cáo đánh giá trung tâm trách nhiệm 67
4.3 Giải pháp hoàn hiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty 88

4.3.1 Công tác tổ chức kế toán 88
4.3.2 Đánh giá các trung tâm trách nhiệm 88
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
5.1 Kết luận 92
5.2 Kiến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 96
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v


DANH MỤC VIẾT TẮT

KTTN: Kế toán trách nhiệm
HDVN: Hamaden Việt Nam
CBCNV: Cán bộ công nhân viên.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
PTTH: Phổ thông trung học
CP NVL TT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NCTT: Chi phí nhân công trực tiếp
CP SXC: Chi phí sản xuất chung.
SXKD: Sản xuất kinh doanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang


Bảng 2.1.Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức 32

Bảng 2.2 Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức 32

Bảng 2.3 Báo cáo của trung tâm chi phí tự do 32

Bảng 2.4. Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu 33

Bảng 2.5. Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận 34

Bảng 2.6. Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư 35

Hình 2.7: Thước đo đo lường kết quả hoạt động quản lý của các trung tâm
trách nhiệm 38

Bảng 3.1: Quy mô, cơ cấu, chất lượng lao động của HDVN 47

Bảng 4.1: Bảng trung tâm trách nhiệm tại công ty 63

Bảng 4.2 Mã bộ phận tại công ty TNHH Hamaden Việt Nam 65

Bảng 4.3: Mã dây chuyền tại công ty TNHH Hamaden Việt Nam 66

Bảng 4.4: Phân loại trung tâm chi phí tại công ty TNHH Hamaden VN 70

Bảng 4.5 : Quy trình báo cáo thực hiện trong hệ thống báo cáo trách nhiệm
trung tâm chi phí định mức 72

Bảng 4.6 Báo cáo dự toán các loại chi phí năm 2014 74


Bảng 4.7 Báo cáo biến động chi phí năm 2014 74

Bảng 4.8 Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch theo đơn vị sản phẩm ở phân xưởng 1 tại
công ty TNHH Hamaden Việt Nam 75

Bảng 4.9: Báo cáo dự toán cho các bộ phận năm 2014 77

Bảng 4.10: Báo cáo biến động trung tâm doanh thu theo từng dây chuyền sản
xuất tháng 2, quý I, năm 2015 79

Bảng 4.11: Báo cáo trung tâm doanh thu theo từng khách hàng của dây
chuyền sản xuất NCS 80

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

Bảng 4.12: Báo cáo biến động trung tâm lợi nhuận tháng 1 năm 2015 82

Bảng 4.13 Báo cáo lợi nhuận tháng 2 năm 2015 của từng dây chuyền sản xuất
83

Bảng 4.14 So sánh giá trị sản lượng và chi phí của 2 tổ sản xuất. 90

Bảng 4.15 Một số chỉ tiêu về hai dây chuyền ở tổ sản xuất của công ty 91


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 3.1: Mô hình cơ cấu tổ chức công ty 49

Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Hamaden Việt Nam 53

Sơ đồ 4.1: Các trung tâm chi phí tại nhà máy sản xuất của công ty 69


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng nhân sự của Công ty HDVN 46

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tuổi của cán bộ công nhân viên trong Công ty năm 2014
48

Biểu đồ 3.3: Tổng tài sản – nguồn vốn năm 2012 – 2014 50

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tài sản năm 2014 51

Biểu đồ 3.5 Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014 52


DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang


Hình 2.1: Dòng thông tin của trung tâm trách nhiệm 12

Hình 2.2: Dòng thông tin của báo cáo trách nhiệm theo cấp độ quản trị. 27

Hình 2.3: Mức độ kiểm soát phụ thuộc vào cấp độ quản trị 37

Hình 3.1: Quy trình sản xuất các sản phẩm của nhà máy 47

Hình 4.1: Tỉ lệ doanh thu/ tổng chi phí sản xuất của dây chuyền sản xuất NCS
tại công ty TNHH Hamaden Việt Nam 4 tháng đầu năm 2015 76

Hình 4.2: Báo cáo tỷ lệ doanh thu trên tổng vốn đầu tư của dây chuyền NCS 4
tháng đầu năm 2015 81

Hình 4.3: Báo cáo chu kỳ luân chuyển tiền trong 4 tháng liên tiếp. 85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kỳ một lĩnh vực nào thì quyết định của các nhà quản trị ảnh
hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, những quyết
định đó được xác lập dựa vào thông tin kế toán. Kế toán cung cấp rất nhiều
những thông tin quan trọng cho việc ra quyết định của nhà quản trị, trong đó
thông tin kế toán gắn với trách nhiệm của từng nhà quản trị các cấp được các
doanh nghiệp rất quan tâm.
Kế toán trách nhiệm được thiết lập để ghi nhận, đo lường kết quả hoạt

động của từng bộ phận trong tổ chức nhằm giúp các nhà quản trị kiểm soát
được hoạt động và chi phí của họ, đồng thời qua đó đánh giá được trách
nhiệm của nhà quản trị ở từng cấp quản lý khác nhau. Kế toán trách nhiệm là
nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Càng ngày kế toán trách nhiệm càng có
vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các doanh nghiệp trên thế giới. Đối
với các doanh nghiệp Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và kế toán trách
nhiệm nói riêng là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu và
tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là các
doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức
gắn với phân cấp theo trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân.
Công ty TNHH Hamaden Việt Nam là công ty thuộc tập đoàn
Hamanakodenso, với 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, công ty có quy mô lớn,
bộ máy chức năng rõ ràng, sự phân cấp ở công ty đã có sự hoàn thiện tương
đối và phù hợp với yêu cầu quản lý của ban giám đốc. Hệ thống kế toán được
kiểm soát rất chặt chẽ và bộ máy kế toán rất được chú trọng tại công ty
TNHH Hamaden Việt Nam, đây là vấn đề mà tại Việt Nam chưa được quan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

tâm đầy đủ và cần phải học hỏi rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài. Nhận
thấy tầm quan trọng của hệ thống kế toán trách nhiệm đối với doanh nghiệp,
Công ty đã bước đầu hình thành nên hệ thống kế toán trách nhiệm nhưng
chưa rõ ràng.
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn nội dung “Hoàn thiện Hệ thống
kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH Hamaden Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra một số bài học hữu ích
cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc quản lý và tổ chức bộ máy kế
toán, điều mà rất được coi trọng trong các doanh nghiệp nước ngoài.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán trách nhiệm
trong quản lý, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện Hệ thống kế toán trách
nhiệm tại công ty TNHH Hamaden Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về kế toán nhiệm trong các doanh
nghiệp hiện nay;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại
Công ty TNHH Hamaden Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm
theo đặc thù của tổ chức, giúp cho công tác quản lý các đơn vị, bộ phận trong
Công ty cùng hướng tới mục tiêu chung.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống kế toán trách nhiệm và giải
pháp hoàn thiện nội dung này tại Công ty TNHH Hamaden Việt Nam.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ
bản về kế toán trách nhiệm, nghiên cứu thực trạng công tác kế toán phục vụ
quản trị nội bộ trong doanh nghiệp.
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại Công ty TNHH Hamaden
Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng thông tin, số liệu các năm 2012 đến
2014; thời gian thực hiện đề tài từ 2014 đến 2015.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4


PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm
2.1.1 Khái niệm về kế toán trách nhiệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập để ghi nhận, đo lường kết
quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở đó lập các báo cáo
thực hiện nhằm phục vụ cho các nhà quản lý kiểm soát được hoạt động và chi
phí của họ. Nói cách khác, kế toán trách nhiệm là một phương pháp kế toán
thu thập và báo cáo các thông tin dự toán và thực tế về các “đầu vào” và “đầu
ra” của các trung tâm trách nhiệm. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải lượng hóa
được “đầu vào” và “đầu ra” của các trung tâm trách nhiệm. Trên sơ sở đó, xác
định các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm.
Việc đo lường thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm sẽ tạo điều
kiện cho việc đánh giá chất lượng hoạt động của nhà quản trị các trung tâm,
đồng thời khích lệ họ điều khiển hoạt động của trung tâm mình phù hợp với
mục tiêu cơ bản của toàn đơn vị (Phú, 2014).
Một số quan điểm nổi bật:
Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị mà liên quan
đến việc kiểm soát, báo cáo về thu nhập và chi phí, trên cơ sở nhà quản lý có
quyền đưa ra các quyết định trong hoạt động hàng ngày về các vấn đề đó
(Weygandt, 2002).
Kế toán trách nhiệm là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin
tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức (những trung tâm
trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng
sinh lợi. Nó lần theo các chi phí, thu nhập hay lợi nhuận đến những nhà quản
lý riêng biệt, những người chịu trách nhiệm cho việc đưa ra các quyết định về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5


chi phí, thu nhập hay lợi nhuận đang được nói đến, và thực thi những hành
động về chúng. Kế toán trách nhiệm tỏ ra phù hợp ở những tổ chức mà ở đó
nhà quản lý cấp cao thực hiện chuyển giao quyền ra quyết định cho các cấp
thuộc quyền. Theo đó, ý tưởng đằng sau kế toán trách nhiệm là kết quả hoạt
động của mỗi nhà quản lý, nên được đánh giá bởi việc họ đã quản lý những
công việc được giao nằm trong sự ảnh hưởng của họ tốt hoặc xấu như thế nào
(Clive Ammanuel và David Otley, 1990).
“Kế toán trách nhiệm là một phương pháp kế toán thu thập và báo cáo
các thông tin dự toán và thực tế về các “đầu vào” và “đầu ra” của các trung
tâm trách nhiệm” (Tài, 2003).
“Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông
tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt
được mục tiêu chung của tổ chức” (Quế, 2011).
Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về kế toán trách nhiệm, tuy nhiên,
có thể thấy rằng sự khác nhau giữa các quan điểm trên được thể hiện ở cách
thức nhìn nhận của mỗi tác giả về đặc điểm, phạm vi, ý nghĩa và cơ chế tổ
chức kế toán trách nhiệm ở doanh nghiệp mà thôi. Đặc biệt, sự khác nhau đó
không mang tính đối nghịch mà chúng cùng bổ sung cho nhau nhằm giúp
chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về kế toán trách nhiệm. Từ các quan niệm
trên có thể khái quát một số nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản
trị và là một quá trình tập hợp và báo cáo các thông tin có thể kiểm soát, được
dùng để kiểm tra các quá trình hoạt động và đánh giá thực hiện nhiệm vụ ở
từng bộ phận trong một tổ chức. Hệ thống kế toán trách nhiệm là một hệ
thống thông tin sử dụng các thông tin tài chính và phi tài chính trong phạm vi
hệ thống kiểm soát của ban quản lý một đơn vị.
Thứ hai, kế toán trách nhiệm chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6


cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải có sự phân quyền rõ ràng. Bởi lẽ, mục
tiêu chính của hệ thống kế toán trách nhiệm là hạn chế tối đa những bất lợi,
đồng thời giúp cho tổ chức gặt hái được những lợi ích từ việc phân cấp trong
quản lý.
Thứ ba, một hệ thống kế toán trách nhiệm hữu ích phải thỏa mãn lý
thuyết phù hợp; nghĩa là có một cấu trúc tổ chức thích hợp nhất với môi
trường tổ chức hoạt động, với chiến lược tổng hợp của tổ chức, và với các giá
trị và sự khích lệ của quản trị cấp cao.
Thứ tư, tùy theo cơ cấu tổ chức của đơn vị, tùy vào phạm vi nghiên cứu
và mục đích quản lý mà các nội dung, thành phần của kế toán trách nhiệm có
thể là khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là đánh giá trách nhiệm
của các cấp quản lý có sự phân quyền trong hệ thống tổ chức hoạt động của
đơn vị.
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị do vậy
kế toán trách nhiệm có các đặc điểm như:
- Tính đặc thù nội bộ của các sự kiện.
- Tính linh hoạt, tính thích ứng với sự biến biến đổi hàng ngày của các
sự kiện.
- Tính chất phi tiền tệ được sử dụng trong các chỉ tiêu báo cáo.
- Tính dự báo (phục vụ việc lập kế hoạch).
- Tính pháp lý đối với tài liệu gốc và tính hướng dẫn ở thông tin trên
báo cáo quản trị.
Tóm lại, kế toán trách nhiệm là việc thiết lập những quyền hạn, trách
nhiệm của mỗi bộ phận, thành viên thông qua những công cụ, hệ thống chỉ
tiêu để phản ánh thành quả hoạt động kinh tế của từng đơn vị thành viên
trong hệ thống tổ chức (Đoàn, 2014).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7


2.1.2 Phân cấp quản lý là điều kiện để thực hiện kế toán trách nhiệm trong
quản lý
Phân cấp quản lý là sự ủy nhiệm quyền được ra quyết định trong một tổ
chức bằng cách cho phép các nhà quản lý ở các cấp hoạt động khác được ra
những quyết định trong phạm vi cấp mà mình có trách nhiệm. Sự phân cấp
quản lý giao việc ra quyết định đến cấp quản lý thấp nhất nhằm làm cho mọi
quyết định đều được thực hiện. Các nhà nghiên cứu cho rằng kế toán trách
nhiệm gắn liền với sự phân cấp quản lý. Hệ thống kế toán trách nhiệm hoạt
động thực sự hiệu quả trong các tổ chức mà sự phân quyền được thực hiện
đúng mức và phù hợp với cơ cấu tổ chức.
Mục tiêu chính của hệ thống kế toán trách nhiệm là hạn chế tối đa bất
lợi, đồng thời giúp cho tổ chức gặt hái được những lợi ích của việc phân cấp
quản lý thông qua việc xây dựng các trung tâm trách nhiệm.
Lợi ích của phân cấp quản lý:
- Thứ nhất, sự phân chia trách nhiệm giúp tổ chức sử dụng chuyên môn
của các nhà quản lý đúng hơn và khoa học hơn.
- Thứ hai, việc trao quyết định cho từng cấp quản lý sẽ giúp ban quản
lý cấp cao có nhiều thời gian hơn để lập các kế hoạch lâu dài và có điều kiện
tốt hơn cho việc đánh giá trách nhiệm của từng cấp quản lý.
- Thứ ba, giao trách nhiệm và quyền được ra quyết định cho từng cấp
riêng biệt sẽ khuyến khích người quản lý quan tâm đến công việc của mình
hơn từ đó sẽ có quyết định phù hợp nhất. Và đây cũng chính là một sự chuẩn
bị khi được giao trách nhiệm ở vị trí cao hơn.
Khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi phân cấp quản lý:
- Cấp trên không muốn từ bỏ lợi ích do quyền hạn và vị trí của mình
đem lại. Điều tất nhiên là việc phân quyền đi chung với việc ít kiểm soát hơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

đối với các quyết định của các bộ phận.

- Sự phân cấp tạo nên sự độc lập tương đối ở các bộ phận, nên các nhà
quản lý ở từng bộ phận thường không biết được các quyết định của họ ảnh
hưởng như thế nào đến các bộ phận khác trong tổ chức. Hơn nữa, họ thường
quan tâm đến thành quả của bộ phận mình hơn là tính hiệu quả của tổ chức.
Do đó để đạt được sự hướng đến mục tiêu chung của các nhà quản lý khác
nhau, tổ chức phải hướng đến mục tiêu của người quản lý cấp cao hơn. Các
nhà quản lý không những phải có tầm nhìn đến các mục tiêu của tổ chức mình
mà còn phải có động cơ tích cực để đạt được chúng. Hệ thống kế toán trách
nhiệm được coi là tốt hơn khi nó hướng sự cố gắng của nhà quản lý đến mục
tiêu của tổ chức nhiều hơn.
- Phân cấp còn dẫn đến sự trùng lặp không cần thiết đối với các trung
tâm trách nhiệm. Bộ máy quản lý cồng kềnh, lãng phí nguồn nhân lực của
doanh nghiệp.
Phân cấp quản lý gắn liền với nội dung kế toán trách nhiệm. Qua phân
cấp quản lý sẽ xác định được quyền hạn và trách nhiệm ở mỗi cấp rõ ràng,
nên có cơ sở cho việc đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận, tìm ra
nguyên nhân và hướng khắc phục. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải
nằm trong tầm kiểm soát của nhà quản trị theo sự phân cấp từ cao đến thấp.
Phân cấp quản lý vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy sự hình thành kế
toán trách nhiệm.
Nội dung của phân cấp quản lý tài chính được thể hiện qua các mặt
như: phân cấp về quyền và trách nhiệm quản lý, sử dụng các tài sản; quyền và
trách nhiệm về huy động vốn; quyền về phân phối kết quả hoạt động kinh
doanh; quyền và nghĩa vụ về tài chính với cấp trên, với nhà nước. Tùy theo
điều kiện về quy mô và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, về địa bàn hoạt
động của các đơn vị trực thuộc mà mức độ phân cấp quản lý tài chính qua các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

nội dung trên ở các đơn vị cũng khác nhau.

2.1.3 Vai trò của kế toán trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin quản trị
Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, có hai mặt
quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là:
- Cung cấp thông tin cho quản lý.
- Đánh giá trách nhiệm của quản lý
Kế toán trách nhiệm thể hiện các vai trò sau:
- Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng
tổ chức và điều hành doanh nghiệp.
Kế toán trách nhiệm xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà
quản lý có thể hệ thống hóa các công việc của từng trung tâm mà thiết lập các
chỉ tiêu đánh giá. Kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị đánh giá và điều
chỉnh các bộ phận cho thích hợp.
- Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng
kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý.
Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà quản lý có thể phân tích đánh giá
chi phí đã chi, doanh thu và lợi nhuận thực hiện của bộ phận. Báo cáo trách
nhiệm phản hồi cho người quản lý biết kế hoạch thực hiện ra sao, nhận diện
các vấn đề hạn chế để có sự điều chỉnh các chiến lược mục tiêu sao cho kết
quả kinh doanh là tốt nhất. Đây là nguồn thông tin để nhà quản lý nâng cao
hiệu suất sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chi phí một cách hợp lý, tối đa
hóa lợi nhuận.
- Kế toán trách nhiệm khuyến khích nhà quản lý hướng đến mục tiêu
chung của tổ chức
Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp được gắn với các trung tâm trách
nhiệm. Khi kế toán trách nhiệm có thể kiểm soát được tài chính và quản lý thì
nhà quản lý sẽ điều chỉnh hoạt động hướng đến các mục tiêu chung. Đồng
thời bản thân các giám đốc trung tâm trách nhiệm được khích lệ hoạt động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10


sao cho phù hợp với các mục tiêu cơ bản của toàn công ty.
- Kế toán trách nhiệm cung cấp cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về
kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

2.2 Nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
2.2.1 Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Sự phát triển cả về quy mô và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp
đã đặt ra yêu cầu cho các nhà quản trị phải kiểm soát và đánh giá được hoạt
động của chúng. Vì tính phức tạp trong các hoạt động nên rất khó khăn cho
các nhà quản trị cấp cao trong kiểm soát hoạt động trực tiếp. Kết quả là quy
mô và sự phức tạp về cơ cấu tổ chức của công ty tăng lên đòi hỏi những hoạt
động của họ phải được phân quyền. Việc sáng tạo ra lần lượt những bộ phận
của công ty khác nhau yêu cầu kế toán phải cung cấp những phương pháp đo
lường hiệu quả ở mỗi cấp, mỗi bộ phận. Trong trường hợp này, kế toán trách
nhiệm có đủ điều kiện và đáp ứng được yêu cầu.
Bên cạnh vấn đề về quy mô, hệ thống kế toán trách nhiệm còn phải căn
cứ vào đặc thù sản xuất và quản lý từng doanh nghiệp mà tổ chức cho phù
hợp. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phân quyền sẽ hình thành các trung
tâm trách nhiệm; các trung tâm này gắn liền với trật tự phân cấp quản lý trong
tổ chức.
Hiểu rõ đặc thù sản xuất kinh doanh, quy mô và cấu trúc tổ chức của
doanh nghiệp là điều kiện để xây dựng thành công kế toán trách nhiệm tại
doanh nghiệp
2.2.2 Các trung tâm trách nhiệm
2.2.2.1 Khái niệm về trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức hoạt động mà
nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phận mình
đối với nhà quản trị cấp cao (Quang, 2010).

Trung tâm trách nhiệm được hình thành từ đặc điểm của tổ chức bộ
máy hoạt động của từng doanh nghiệp, mục tiêu của nhà quản trị và nó phụ
thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh theo từng ngành, từng lĩnh vực cụ
thể. Trung tâm trách nhiệm phát huy tác dụng khi cơ chế quản lý tài chính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

được phân cấp cụ thể cho từng người, từng bộ phận gắn với trách nhiệm,
quyền, nghĩa vụ trong từng hoạt động cụ thể.
2.2.2.2 Bản chất của trung tâm trách nhiệm
Một trung tâm trách nhiệm có bản chất như một bộ phận trong hệ thống
tổ chức có sự phân cấp phân quyền. Mỗi hệ thống được xác định để xử lý một
công việc cụ thể. Hệ thống này sử dụng các đầu vào là các giá trị vật chất như
nguyên vật liệu, số giờ công của các loại lao động và các dịch vụ khác kèm
theo …để có được đầu ra là các hàng hóa, dịch vụ … Hàng hóa và dịch vụ
được tạo ra bởi trung tâm trách nhiệm này có thể là đầu vào của một trung
tâm khác trong cùng tổ chức và cũng có thể được bán ra bên ngoài.

Trung tâm trách nhiệm





Hình 2.1: Dòng thông tin của trung tâm trách nhiệm
Nói một cách rộng hơn, bản chất của trung tâm trách nhiệm là mức độ
hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả công việc theo trách nhiệm của các cấp quản
lý. Ví dụ hội đồng quản trị không liên quan nhiều đến đầu vào nhưng lại gắn
liền với trách nhiệm về quyết định đầu tư (đầu tư vào đâu cho hiệu quả).
Trách nhiệm của hội đồng quản trị liên quan đến trách nhiệm quyết định đầu

tư do vậy hình thành nên trung tâm đầu tư. Kế toán đã xác định đây là trung
tâm đầu tư, vậy cần đưa ra những chỉ tiêu nào để đánh giá thành quả của trung
tâm này. Đó chính là nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm.
Có 2 tiêu chí để đo lường mức độ hoàn thành một trung tâm trách
nhiệm: hiệu quả và kết quả.

Công việc

Đầu vào
Các nguồn lực sử dụng
được đo lường bởi chi phí


Đầu ra

Hàng hoá hoặc dịch vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

Hiệu quả: là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm trách nhiệm.
Nói cách khác, đó chính là tỷ lệ giữa kết quả thực tế đạt được với nguồn lực
thực tế mà trung tâm đã sử dụng để tạo ra kết quả đó (Phú, 2014).
Kết quả: là mối quan hệ giữa kết quả đầu ra của một trung tâm trách
nhiệm so với mục tiêu của trung tâm đó. Nói cách khác, đây chính là mức độ
hoàn thành mục tiêu của trung tâm trách nhiệm.
2.2.2.3 Phân loại các trung tâm trách nhiệm
Căn cứ vào sự khác biệt trong việc lượng hóa giữa “đầu vào” và “đầu
ra” của các trung tâm trách nhiệm cũng như mức độ trách nhiệm của người
quản trị trung tâm, theo quan điểm truyền thống, có thể chia thành 4 loại trung
tâm trách nhiệm chính: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi

nhuận và trung tâm đầu tư.
Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là một loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm vi
cơ bản của hệ thống xác định chi phí có thể kiểm soát, là điểm xuất phát của
các hoạt động như:
(1) Lập dự toán chi phí;
(2) Phân loại chi phí thực tế phát sinh;
(3) So sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn.
Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tính chất tác nghiệp,
trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh (như
phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng). Theo đó, người quản lý chỉ
chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở bộ
phận mình, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn. Có 2
dạng trung tâm chi phí:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14


- Trung tâm chi phí định mức (tiêu chuẩn):
Là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí có thể kiểm soát và các mức
hao phí có thể kiểm soát về các nguồn lực sử dụng để sản xuất một đơn vị sản
phẩm, dịch vụ đều được xây dựng định mức cụ thể. Nhà quản trị trung tâm
chi phí định mức (tiêu chuẩn) có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát
sinh, để vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất cũng như đảm bảo kế hoạch chi phí
cho từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ và tính cho toàn bộ. Trung tâm chi phí
đinh mức (tiêu chuẩn) được nhận biết trên cơ sở chúng ta có thể xác định, đo
lường một cách chắc chắn đầu ra, và có thể xác định được định mức các đầu
vào cần thiết để sản xuất ra một đơn vị đầu ra đó. Theo đó, nhà quản lý không
chịu trách nhiệm về những biến động gây ra bởi các mức độ hoạt động cao
hơn tiêu chuẩn của trung tâm. Đối với trung tâm này thì hiệu suất được đo

lường bởi mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra, còn tính hiệu quả được đo
lường bằng mức độ trung tâm đạt được sản lượng mong muốn tại những mức
độ về chất lượng và thời gian đã định. Các trung tâm chi phí thường gắn với
cấp quản trị cơ sở và có thể là các nhà máy sản xuất, các phân xưởng sản
xuất, các tổ sản xuất …
Như vậy, đặc trưng của trung tâm này là sản lượng “đầu ra” có thể đo
lường được và phí tổn “đầu vào” sản xuất một sản phẩm đòi hỏi phải được
định rõ. Kiểm soát được thực hiện thông qua việc so sánh chi phí định mức
với chi phí thực tế. Sự khác nhau giữa chi phí định mức và chi phí thực tế
được thể hiện thông qua độ lệch.
- Trung tâm chi phí tự do
Là trung tâm chi phí mà ở đó kết quả “đầu ra” không thể đo lường bằng
các chỉ tiêu tài chính, và không có mối quan hệ rõ ràng giữa “đầu vào”(các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

nguồn lực sử dụng) và “đầu ra”(kết quả đạt được). Kiểm soát trong trường
hợp này nhằm đảm bảo rằng mỗi một loại chi phí thực tế đều liên quan chặt
chẽ với chi phí kế hoạch cũng như nhiệm vụ đã giao cho trung tâm. Một trong
những vấn đề chính của trung tâm chi phí dự toán là hiệu quả của phí tổn.
Tóm lại, mục tiêu của trung tâm chi phí là quản lý chặt chẽ, giảm thiểu
chi phí. Trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm chi phí là phải xây dựng được
kế hoạch chi phí trong ngắn hạn và dài hạn; nắm được số lượng sản phẩm sản
xuất, chi phí sản xuất thực tế, mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch,
nguyên nhân dẫn đến sai lệch …
Trung tâm chi phí còn thể hiện theo từng dây chuyền, công nghệ sản
xuất, sản phẩm… nhằm đánh giá chất lượng của từng dây chuyền, từng công
nghệ hay sản phẩm. Từ đó, nhà quản lý có thể lựa chọn được công nghệ nào
phù hợp, sản phẩm nào đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp của mình.
Trong quản lý điều hành, trung tâm chi phí có vai trò và tác dụng to lớn

bởi vì đây chính là cấp quản lý mang tính chất tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản
phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh. Nếu trung tâm chi phí
được quản lý điều hành tốt sẽ góp phần kiểm soát được các chi phí phát sinh,
gia tăng lợi nhuận trong đơn vị. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của trung tâm chi
phí là chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán hay định mức. Trách
nhiệm của trung tâm chi phí là phải hoàn thành sản phẩm, dịch vụ đúng
hạn, đảm bảo chất lượng và tối thiểu hóa chi phí. Vì vậy, người quản lý bộ
phận phải xác định được nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến quá
trình làm phát sinh chi phí (trọng tâm là biến phí) theo các khoản mục chi phí.
Nhà quản trị có thể phân tích và xác định nguyên nhân gây nên biến động chi
phí. Việc phân tích chi phí có thể chi tiết theo từng loại chi phí. Rõ ràng
những thông tin chi tiết như vậy rất quan trọng cho các nhà quản trị.
Trung tâm doanh thu

×