Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Biện pháp sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.99 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ THANH MAI
biÖn ph¸p sö dông
t¸c phÈm v¨n häc gi¸o dôc t×nh c¶m gia ®×nh
cho trÎ mÉu gi¸o 5 - 6 tuæi
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 60.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lã Thị Bắc Lý
Hà Nội, 2014
Lêi c¶m ¬ n
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo
PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục mầm non -
Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Trung tâm Thư
viện - trường Đại học sư phạm Hà Nội, Ban giám hiệu, các giáo viên dạy lớp MG 5-6
tuổi trường Mầm non Phúc Lợi, hệ thống trường mầm non tư thục Vinscholl, quận
Long Biên, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thiện đề
tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là những người thân trong
gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Lê Thị Thanh Mai
2


MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ và GDTCGĐ
chính là hạt nhân của giáo dục đạo đức, một trong những nhiệm vụ giáo dục trọng tâm
dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non.
Văn hóa truyền thống của Việt Nam là nền văn hóa trọng gia đình. Với nền giáo dục
trong các gia đình truyền thống, bao thế hệ con người Việt Nam đã tự hào lớn lên trưởng
thành, biết trọng lễ, nghĩa, biết yêu thương. Mỗi đứa trẻ sinh ra cần phải được sống trong
bầu không khí yêu thương, khởi nguồn của mọi tình cảm đạo đức tốt đẹp bởi nói như V.A
Xukhomlinxki “Con người lúc còn nhỏ có trái tim nguội lạnh lớn lên sẽ là kẻ đê tiện”.
Mặt khác, giáo dục gia đình là quá trình giáo dục có khởi đầu sớm nhất, diễn ra lâu dài
nhất được xuất phát từ tình cảm góp phần hình thành nên khung nhân cách, “gốc nhân
cách” của con người. Đánh giá về vai trò của giáo dục gia đình, chính trị gia Ấn Độ
Mahatma Gandhi đã phát biểu “Không có một ngôi trường nào tốt bằng gia đình và không
có người thầy nào tốt như cha mẹ” (Theo www.nhandan.com.vn). Nhận thức được điều này
chúng ta cần phải phát huy, bồi dưỡng những tình cảm vốn có của trẻ để khi trưởng thành
các em là nhân tố xây dựng nền tảng gia đình tốt đẹp, là tế bào để xã hội trong lành, phát
triển bền vững hơn.
Trong thời đại ngày nay, khi mà xã hội phát triển thì sự lo toan về cuộc sống vật chất
sẽ giảm bớt trong nhiều gia đình nhưng sự nuôi dưỡng đời sống tinh thần, sự yêu thương,
tình cảm gắn bó, cộng hưởng giữa các thành viên trong gia đình truyền thống Việt Nam lại
có nhiều điều đáng bàn, đôi khi lại là gánh nặng của những vấn đề xã hội: “…Sự đổ vỡ của
mô hình truyền thống – gia đình ba thế hệ sống vui vầy đầm ấm- cùng với sự khắc nghiệt
của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không ít tới cuộc sống của mỗi cá nhân, đặc biệt
là đời sống trẻ em…”[21;18]. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của việc
GDTCGĐ.
Ông cha ta đã từng quan niệm “Văn dĩ tải đạo”, với chức năng này văn học có vai trò

lớn lao trong việc GDTCGĐ cho trẻ. Lứa tuổi mầm non, đặc biệt là độ tuổi MGL (5-6
tuổi), là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tình cảm của trẻ
phát triển rất mãnh liệt, nhất là tính đồng cảm, dễ xúc cảm Việc cho trẻ tiếp xúc với
TPVH không chỉ giúp trẻ được làm quen với một loại hình nghệ thuật mà các em còn học
được ở đó bao điều tốt đẹp trong cách ứng xử giữa con người với con người, giữa con người
4
với vạn vật xung quanh. Từ những hiểu biết về xã hội, tình nghĩa anh em bạn bè, trẻ biết phân
biệt cái tốt, cái xấu, có thái độ đúng đắn, biết yêu cái đẹp và hướng tới những hành vi ứng xử
phù hợp trong cuộc sống. Bởi vậy, việc sử dụng TPVH để GDTCGĐ cho trẻ có một ý nghĩa
đặc biệt, đây chính là con đường, là phương tiện bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp cho các
em nói chung và GDTCGĐ cho các em nói riêng.
Tuy nhiên, hiện nay ở các trường mầm non việc sử dụng TPVH GDTCGĐ vẫn chưa
được quan tâm đúng mức. GV thường sử dụng TPVH nhằm khai thác nội dung GDTCGĐ trên
các tiết học chuyên biệt với các bước lên lớp đi theo một lối mòn mà chưa thấy hết khả năng
sử dụng TPVH GDTCGĐ trong nhiều các hoạt động khác nhau ở trường mầm non.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài : “Biện pháp sử dụng TPVH GDTCGĐ
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về ý nghĩa của văn học đối với giáo dục trẻ mầm non
Văn học thiếu nhi cũng như văn học nói chung, là một loại hình nghệ thuật độc đáo,
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Tác giả Lã Thị Bắc Lý là người đã dành nhiều tâm huyết khi nghiên cứu, tìm hiểu
về văn học thiếu nhi và cũng là người có đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu ý
nghĩa của văn học đối với việc giáo dục trẻ mầm non với những công trình tiêu biểu như:
Giáo trình Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non [19], Giáo trình Văn
học trẻ em [21], Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với TPVH [20]…Trong đó, bên
cạnh việc khái quát được những chặng đường phát triển cũng như giới thiệu một cách hệ
thống những tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học thiếu nhi, tác giả đã phân tích, lí
giải ý nghĩa quan trọng của văn học đối với giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lòng nhân ái,
giáo dục trí tuệ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non. Đây là nguồn tài liệu

quý báu giúp cho việc định hướng nghiên cứu đề tài này.
Trong lời tựa đầu cuốn sách “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ -
truyện”, các tác giả Nguyễn Xuân Khoa, Đinh Văn Vang cho rằng: “Thơ - truyện là một
phương tiện quan trọng đối với sự phát triển nhân cách nói chung, sự phát triển ngôn ngữ
nói riêng cho trẻ MG. Thơ - truyện là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ
thơ. Nó thổi vào đời sống tâm hồn các em những cảm xúc, tình cảm trong sáng, đẹp đẽ về
thiên nhiên, xã hội, tình người; nó mở mang trí tuệ, làm giàu vốn từ và phát triển ngôn
ngữ mạch lạc cho các em”.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “Giáo dục mầm non, những vấn đề về lý luận
5
và thực tiễn” cho rằng:…Trẻ mầm non rất dễ xúc cảm và đồng cảm với cảnh ngộ của
những người chịu nhiều bất hạnh. Đây chính là thời điểm tốt nhất để giáo dục lòng nhân
ái cho trẻ”; “Hãy tận dụng mọi cơ hội để cho trẻ biết về những điều thiện, qua những câu
chuyện kể, những chuyện tranh, những băng hình… Yêu người tốt, ghét kẻ xấu cũng bắt
đầu từ đấy”.
Trong giáo trình “Phương pháp đọc, kể diễn cảm, thơ truyện cho trẻ mầm non” các
tác giả Lê Thị Ánh Tuyết và Lã Thị Bắc Lý đã nhìn thấy vai trò to lớn của văn học trong
việc giáo dục nhân cách con người. Ở đây các tác giả cũng đã khẳng định rằng: “Bằng
cách này hay cách khác, văn học luôn vì con người và hướng con người tới những tình
cảm tốt đẹp. Văn học thiếu nhi cũng vậy, các sáng tác cho các em luôn phản ánh những
cái tốt, cái đẹp, nhằm giáo dục lòng nhân ái cho các em.”
Tác giả Đỗ Quang Lưu trong bài viết “Kể chuyện đối với trẻ em ở lứa tuổi măng
non”, Tạp chí Văn học (1993) nhận xét: “Với những hình tượng thẩm mĩ phong phú, đặc
sắc được xây dựng thông qua mọi loại hình truyện kể…, vốn văn học ban đầu của trẻ em
sẽ được gây dựng, được vun đắp dần dần. Đây là nhân tố có tác dụng khá quyết định đến
sự hình thành tâm hồn, tính cách của trẻ em thông qua con đường văn học”.
Hội thảo khoa học về văn học thiếu nhi (ngày 30/9/2009) với chủ đề “Những ảnh
hưởng của văn học thiếu nhi đến sự phát triển nhân cách trẻ em trong thời kỳ đổi mới và
hội nhập quốc tế” do Trung tâm văn học trẻ em, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức
đã nhận được sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà thơ, giáo viên, sinh viên. Các tác

giả đã cho thấy vai trò to lớn của văn học thiếu nhi nói chung và việc chọn lựa, sử dụng
chúng vào trong các hoạt động giáo dục trẻ em nói riêng.
Như vậy, văn học có ý nghĩa đặc biệt trong việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân
cách trẻ, là con đường thích hợp để giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người,
gia đình, bè bạn Với số lượng đồ sộ, các tác phẩm thơ, truyện thiếu nhi không chỉ là là
nguồn cảm hứng bất tận ghi lại cuộc sống xung quanh mà còn mang lại ý nghĩa giáo dục
sâu sắc, đặc biệt là vấn đề GDTCGĐ cho trẻ.
2.2.Những nghiên cứu về sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ mầm non
Giáo dục trẻ em trước tuổi học là ngành học đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm
nhiều năm nay. Qua nhiều lần cải cách giáo dục, chương trình học đã có nhiều đổi mới
theo hướng phù hợp với xu thế phát triển con người cho xã hội, chú trọng hơn đến việc dạy
6
làm người cho học sinh, đưa ra yêu cầu cao đối với người học về những cách ứng xử con
người với con người, sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trong đó có
GDTCGĐ.
Tác giả Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình Văn học trẻ em nêu lên những sáng tác văn
học thiếu nhi giai đoạn 1986 đến nay đã chỉ rõ: Các vấn đề phản ánh của văn học thiếu nhi
đã được mở rộng phong phú và đa dạng. Mối quan tâm lớn nhất của các tác giả là trẻ em
trong mối quan hệ gia đình. Đây là vấn đề nhạy cảm và tinh tế.[21;17] . Trong cuốn “Văn
học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non” một lần nữa tác giả khẳng định:
“Một trong những nội dung cơ bản của văn học thiếu nhi là đề cập tới tình cảm gia đình.
Đó là tình mẹ con, cha con, tình anh em, tình bà cháu ” đồng thời tác giả nhấn mạnh “Văn
học cho trẻ em lứa tuổi mầm non chan chứa lòng nhân ái mà người viết muốn gửi gắm đến
các em.”[19;43].
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm “Giáo dục mầm non những vấn đề lý
luận và thực tiễn” khuyên rằng: “Hãy tận dụng mọi cơ hội để cho trẻ biết về những điều
thiện, qua những câu chuyện kể, những chuyện tranh, băng hình… yêu người tốt, yêu kẻ
xấu cũng bắt đầu từ đấy”. Đồng thời trong cuốn giáo trình Giáo dục hành vi văn hóa cho
trẻ em dưới 6 tuổi tác giả đã đề xuất phương pháp dùng tác phẩm nghệ thuật để giáo dục
hành vi văn hóa cho trẻ em: “Trong việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ, phương pháp

dùng tác phẩm nghệ thuật sẽ đem lại những hiệu quả to lớn, bởi những tác phẩm nghệ
thuật được nghệ sĩ sáng tạo chủ yếu là theo quy luật của tình cảm. Đặc điểm của những
tác phẩm nghệ thuật là giàu hình tượng, sinh động, dễ gợi cảm, được con người cảm thụ
một cách trực tiếp Chính vì vậy mà nghệ thuật rất gần với tuổi thơ, có thể nói nghệ thuật
với tuổi thơ là hai người bạn động hành”[35;95]
Trong chuyên đề cao học: Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo, (2009) tác giả
Hoàng Thị Phương đã đề cập đến việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ, trong đó
bao gồm cả việc giáo dục trẻ dùng lời nói có văn hóa khi chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi…và các cách
thức cư xử văn hóa theo hướng chuẩn mực. Đó là những cơ sở cần thiết để đưa ra các giải pháp
giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ.
Tác giả Ngô Thị Tuyết Mai với đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục lòng
nhân ái cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động làm quen với truyện đồng thoại” đã chỉ
ra: “Đến với truyện đồng thoại, trẻ thơ sẽ học được ở đó bao điều tốt đẹp trong cách ứng
xử giữa con người với con người, giữa con người với vạn vật xung quanh. Từ những hiểu
7
biết về xã hội, tình nghĩa anh em bạn bè, tình cảm đối với gia đình và Tổ quốc, trẻ biết
phân biệt cái tốt, cái xấu, có thái độ đúng đắn đối với cái tốt, cái xấu, biết yêu những điều
hay lẽ phải trong truyện cũng như trong cuộc sống. Truyện đồng thoại góp phần giáo dục
cho trẻ những tình cảm tốt đẹp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh và với
thiên nhiên, quê hương đất nước” [22]
Tác giả Dương Bích Thúy với đề tài: “Lựa chọn và sử dụng tác phẩm văn học dân
gian Mường để giáo dục văn hóa truyền thống cho trẻ mẫu giáo” đã đề cập đến những nét
đẹp trong sinh hoạt gia đình truyền thống của người Mường. Tác giả đã lựa chọn được một
số tác phẩm văn học dân gian Mường để giáo dục văn hóa truyền thống của người Mường
cho trẻ mẫu giáo và nổi bật nhất chính là việc giáo dục ứng xử trong gia đình, tình yêu
thương con người, tình cảm ruột thịt của anh chị em, yêu thương kính trọng người trên…
[32]
Những nghiên cứu về việc sử dụng TPVH đối với việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ
nói chung và GDTCGĐ cho trẻ MG nói riêng mà chúng tôi đề cập ở trên là những tài liệu quý
báu giúp chúng tôi định hướng việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp sử dụng TPVH

GDTCGĐ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa xây dựng và đề xuất một số biện pháp sử dụng TPVH GDTCGĐ cho
trẻ MGL 5-6 tuổi.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu:
- Quá trình giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ MGL 5- 6 tuổi.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Biện pháp sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
5. Giả thuyết khoa học
- Nếu xây dựng và đề xuất được các biện pháp sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi một cách hợp lý và đồng bộ thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc sử dụng tác phẩm
văn học để giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo.
2. Xây dựng một số biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáo dục tình cảm gia đình
8
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
3. Tổ chức thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trên trẻ MGL 5-6 tuổi.
- Nghiên cứu việc sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ MGL 5-6 tuổi.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập và phân tích tư liệu, sách
báo, tạp chí…có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
8.2.1. Phương pháp khảo sát bằng phiếu Anket: nhằm tìm hiểu thực trạng về việc sử
dụng tác phẩm văn học giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
8.2.2. Phương pháp quan sát: Dự giờ tiết học làm quen tác phẩm văn học và một số
hoạt động theo CĐSH tại trường mầm non để thu thập những thông tin cần thiết.

8.2.3. Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện, trao đổi trực tiếp với GV để tìm hiểu
nhận thức của họ về vấn đề GDTCGĐ cho trẻ lứa tuổi MG. Tìm hiểu những thuận lợi và
khó khăn mà GV đã gặp phải trong quá trình sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ mẫu giáo.
8.2.4. Phương pháp TN sư phạm: Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư
phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất và khẳng định sự phù hợp
của những kết quả đạt được với giả thuyết khoa học đã đề ra.
8.2.5. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán học để xử lý
các số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm.
9. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về việc sử dụng TPVH GDTCGĐ
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Làm rõ thực trạng việc lựa chọn và sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ MGL 5-6 tuổi
ở trường mầm non.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ MGL 5-6 tuổi.
- Sự thành công của luận văn sẽ bổ sung việc sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
10. Kết cấu luận văn
Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba phần: Phần mở đầu,
phần nội dung, phần kết luận và kiến nghị. Phần nội dung gồm ba chương:
9
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi.
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở
trường mầm non.
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi và thực nghiệm.
10
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập với thế giới và trong khu vực, các nhà nghiên cứu về tâm lý -

giáo dục trẻ em ngày nay đã quan tâm nhiều hơn đến xúc cảm, tình cảm và giáo dục xúc
cảm tình cảm của trẻ em lứa tuổi mầm non trong đó có GDTCGĐ.
1.1. Cơ sở sinh lý học
Trẻ MG 5-6 tuổi đang trong giai đoạn hoàn thiện về các chức năng của não bộ, cấu
tạo hoạt động của các cơ quan cũng như hệ thống các chức năng đang hoàn thiện dần.
Về não bộ: thành phần chính của não bộ người bao gồm: đại não, tiểu não và thân
não, chúng đảm nhận các chức năng khác nhau. Trong đó đại não là phần lớn nhất và phát
triển cao cấp nhất của bộ não con người, có vai trò quan trọng nhất trong hệ thần kinh:
Chức năng trí tuệ cao cấp, cảm xúc, khả năng hòa nhập tất cả các loại kích thích cảm giác,
khởi đầu của đường vận động. Nhờ có hoạt động của đại não mà đặc biệt là vùng vỏ tạo
nên sự thống nhất mọi hoạt động khác nhau trên cơ thể. Trẻ MG 5-6 tuổi, cấu trúc và chức
năng HĐ của não bộ đã gần như người trưởng thành. Những hình ảnh trẻ tiếp thu được ở
bên ngoài được chuyển vào vỏ não một cách dễ dàng, tạo cơ sở cho sự phát triển của HĐ
trí tuệ, làm phát triển các quá trình tâm lý nhận thức, đặc biệt là tư duy.
Về trí lực và sự phát triển các giác quan: theo khảo sát của một số nhà khoa học như
P. Blômxki, Bulôman… thì bộ óc của con người liên tục học tập có thể chứa lượng tri thức
tương đương với trên nửa triệu cuốn sách. Nếu trí lực bình thường của con người đạt ở lứa
tuổi thanh niên là 100%, thì ở tuổi 4 đến 7 tuổi trẻ đã đạt được khoảng 80% khối lượng
kiến thức ấy. Các giác quan của trẻ đã hoàn thiện, trẻ tri giác tốt, thích quan sát những gì
diễn ra xung quanh mình, thể hiện sự thích thú khi được nhìn thấy những vật, những hình
ảnh có màu sắc… Sự phát triển về trí lực và các giác quan là cơ sở quan trọng cho phép
nhà giáo dục xây dựng nội dung và tìm kiếm phương pháp giáo dục phù hợp để trẻ đạt
được sự phát triển tốt nhất.
Những thành quả đạt được trong lĩnh vực giải phẫu sinh lý người đã giúp chúng ta
thấy được sự ảnh hưởng quan trọng của các vùng trên não bộ tới các khả năng nghe, hiểu,
thể hiện xúc cảm, tình cảm. Ở trẻ em, ngoài sự xuất hiện của các phản xạ không điều kiện
mang tính di truyền, những phản xạ có điều kiện –cơ sở hoạt động của hệ thần kinh được
hình thành dần dần trong quá trình sống, có xu hướng ngày càng hoàn thiện và biến đổi.
Phản xạ có điều kiện là hoạt động tín hiệu có được do hai loại kích thích: Kích thích trực
11

tiếp, cụ thể: ánh sáng, màu sắc, âm thanh, hình ảnh, sự chuyển động. Đây là điều kiện hình
thành và củng cố hệ thống tín hiệu thứ hai cho trẻ. Nếu trẻ được sống trong môi trường tốt
(điều kiện tốt, giáo dục tốt), thường xuyên nhận được sự quan tâm, chăm sóc của những
người ruột thịt thân yêu thì các khả năng thể hiện xúc cảm, tình cảm của trẻ có điều kiện
phát triển. Điều này cũng khẳng định vai trò của việc giao tiếp trong quá trình hình thành
những phản xạ nhận thức ở trẻ: Khi được tiếp xúc với mọi người trong gia đình, người lớn
tuổi: Ông, bà, cô dì chú bác, bố mẹ, người nhỏ tuổi hơn, trẻ được tham gia vào các công
việc gia đình cùng bố mẹ, điều này làm thỏa mãn nhu cầu được chơi ở trẻ mà còn hình
thành phản xạ nhận thức một cách tích cực và mang lại hiệu quả.
Chúng ta biết rằng, văn học luôn phản ánh chân thực mọi mặt của cuộc sống, vì vậy
cho trẻ làm quen với những bài thơ, truyện kể… là đem đến cho trẻ kho tàng tri thức về:
con người, các sự vật hiện tượng, mối quan hệ, cách cư xử… Đặc biệt, bản thân tác phẩm
là hệ thống ngôn từ đẹp đẽ đã được tác giả chọn lọc kỹ lưỡng, lại ẩn chứa trong đó những
bài học nhỏ góp phần phát triển ngôn ngữ, giáo dục thẩm mỹ và tình cảm đạo đức cho trẻ.
Thường xuyên trẻ được tiếp xúc với nhưng TPVH mang nội dung lành mạnh, phù hợp với
độ tuổi là một môi trường tốt hình thành nên nền tảng nhân cách tốt đẹp cho trẻ.
1.2. Cơ sở tâm lý học
Trẻ MG 5-6 tuổi là độ tuổi lớn nhất ở trường mầm non, trẻ luôn tham gia tích cực
vào các hoạt động và khám phá để thỏa mãn nhu cầu của bản thân: Nhu cầu vui chơi, giao
tiếp, thể hiện bản thân… Ngoài ra, trẻ độ tuổi này luôn giàu xúc cảm tình cảm, có mong
muốn được mọi người xung quanh thể hiện những tình cảm tốt đẹp với mình cũng như việc
trẻ thích được thể hiện những hiểu biết, kỹ năng ứng xử của mình với những người thân
trong gia đình mình mà trước hết là ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột thịt.
Về tư duy, nhận thức: tư duy của trẻ MG lớn đã có một bước ngoặt cơ bản: đó là sự
chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong. Bên cạnh tư duy trực quan
hành động, trẻ mẫu giáo đã biết tư duy và suy diễn trừu tượng. Trong giai đoạn này, ngôn
ngữ của trẻ đã phát triển, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện để tư duy. Khi
tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, trẻ không chỉ dừng ở việc nhận biết các nhân vật, các
hình tượng nghệ thuật, thích mô phỏng lời nói, hành động của các nhân vật, trẻ bắt đầu biết
so sánh, phân tích các nhân vật trong tác phẩm, từ đó nhận thức về nhân vật một cách sâu

sắc. Đây là điều kiện thuận lợi để GDTCGĐ cho trẻ và giúp trẻ cảm thụ tốt hình tượng
nghệ thuật, biết yêu thương, chia sẻ với người thân, cũng như học tập các mẫu hình tượng
lí tưởng, yêu cái tốt, cái đẹp và lên án cái xấu, hành động đáng phê phán.
12
Về tưởng tượng: Trí tưởng tượng của trẻ MG phát triển mạnh mẽ, nhất là lứa tuổi
MG lớn. Trí tưởng tượng bay bổng giúp các em khám phá thế giới và thỏa mãn nhu cầu
nhận thức của bản thân, đặc biệt tâm hồn các em có mối giao cảm kì lạ với truyện cổ dân
gian và tưởng tượng trở thành cầu nối giữa hai thế giới hiện thực và hư ảo. Các em tin vào
thế giới huyền bí, với bao phép lạ và ngược trở lại, những yếu tố hoang đường ấy làm cho
tư duy tưởng tượng phát triển. Nhà tâm lí học M.Arnauđôp trong cuốn “Tâm lí học sáng
tạo văn học” (1978) đã nhận định “Sáng tác hoang đường thích hợp với tư duy trẻ em -
những người chưa quen với chuyện tầm phào của cuộc sống, chưa được những kinh
nghiệm cay đắng làm cho khôn ngoan…Đối với trẻ em, những gì làm xúc động mạnh mẽ là
phương tiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng và tính nhạy cảm hoạt động”
Trí tưởng tượng là một phần quan trọng của các quá trình tâm lí, nó góp phần tích
cực vào hoạt động tư duy và nhận thức của trẻ. Tưởng tượng của trẻ gắn chặt với xúc cảm
và sự phát triển của cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì tưởng tượng càng phát triển.
Tưởng tượng được phát triển thông qua các hoạt động giáo dục. Qua các hoạt động
giáo dục, trẻ xâu chuỗi được các sự kiện bằng trí tưởng tượng phong phú của mình và tích
lũy được vốn biểu tượng trong từng hoạt động, sau đó, trong những thời điểm và hoàn
cảnh cụ thể, trẻ sẽ có những sự liên tưởng cần thiết. Việc nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng
tượng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non. Trong đó việc cho
tiếp xúc với TPVH mà đặc biệt là sáng tác thần kì của mảng truyện cổ dân gian giúp ích rất
nhiều trong việc bồi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ. Tác giả Lã Thị Bắc Lí khẳng định:
“Trẻ thơ đã sẵn có trong đầu trí tưởng tượng phong phú, bay bổng nên khi gặp nững hình
ảnh đẹp đẽ, kì ảo của TPVH thì trí tưởng tượng của trẻ càng được thăng hoa…Trí tưởng
tượng phong phú bay bổng trong các TPVH sẽ chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão và
sự sáng tạo của trẻ”[19;23]
Về xúc cảm, tình cảm: ở lứa tuổi mẫu giáo, xúc cảm, tình cảm vẫn thống trị hầu hết
tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý nhận thức của trẻ. Đây là thời điểm thuận lợi để xây

dựng nền tảng đạo đức. Ngay từ khi mới lọt lòng, trẻ đã có những biểu hiện của cảm xúc,
tình cảm. Đó là sự mong muốn được gần gũi với người lớn, thích nghe những lời ru ngọt
ngào, lời nói âu yếm. Đến tuổi mẫu giáo lớn, là giai đoạn trẻ bộc lộ rất rõ thái độ cảm xúc
của mình đối với các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan. Xúc cảm đóng vai trò
to lớn trong sự phát triển toàn bộ nhân cách và chi phối mạnh mẽ đời sống của trẻ. Mỗi
nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú đối với trẻ. Trẻ chủ
động trong việc bộc lộ thái độ, tình cảm (yêu, ghét…) một cách rõ ràng nhất, đồng thời trẻ
13
còn có khả năng giải thích tại sao mình có thái độ như vậy.
Nhà Tâm lý học Xô Viết L.X.Vưgốtxki nhận định: “Văn học chủ yếu không phải là
để giải thích cải tạo cuộc sống mà là tạo dựng và lưu truyền cảm xúc cho người đọc” và
“Không một sự dạy dỗ, tập luyện nào lại có thể làm cho người múa đi theo đúng tiết nhịp
âm nhạc, người ca hát và người đánh đàn nắm được bản thân cái điểm giữa vô cùng nhỏ
bé của một nốt nhạc, và để người vẽ kéo một nét duy nhất cần thiết trong mọi nét có thể,
và người làm thơ tìm ra một cách tìm từ hay gieo vần duy nhất cần thiết. Duy chỉ có cảm
xúc mới tìm ra được tất cả những cái đó” [41;54]. Như vậy, vai trò cảm xúc trong việc cảm
nhận văn học nghệ thuật đối với trẻ là vô cùng to lớn. Trẻ có thể nghe đi nghe lại nhiều lần
một truyện mà không chán, thậm chí tình cảm của trẻ đối với các nhân vật trong truyện còn
tăng thêm. Trẻ bộc lộ sự xót xa, thương cảm đối với những nhân vật yếu ớt, bị bắt nạt, hay
những nhân vật tốt bụng mà lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm và thể hiện sự căm
giận đối với kẻ ác. Tình cảm ấy của trẻ thậm chí có thể bộc lộ ra bên ngoài bằng ngữ điệu
lời nói, bằng cử chỉ, thái độ cụ thể.
Độ tuổi MG 5-6 tuổi, đời sống tình cảm ổn định hơn so với giai đoạn rước đó,
mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người
xung quanh. Các sắc thái xúc cảm trong quan hệ với các lứa tuổi khác nhau, vị trí xã
hội khác nhau dần dần được hình thành như: Tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình
cảm với người thân, bè bạn, người lạ…Tuy nhiên đời sống xúc cảm, tình cảm của trẻ
còn dễ giao động, mang tính chất tình huống. Đặc điểm phát triển tình cảm của trẻ MG
5-6 tuổi thể hiện ở:
Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích

thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ. Đồng thời do tính tò mò, ham hiểu
biết ở trẻ làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực, đặc biệt việc cho trẻ LQ TPVH sẽ giúp trẻ
hiểu biết về các quan hệ xã hội (bè bạn, gia đình, bạn bè…), mở rộng nhận thức về xung
quanh, biết yêu cái đẹp và có hành động bảo vệ cái đẹp. Ngoài ra khi tham gia vào các hoạt
động học tập, vui chơi, lao động tự phục vụ…với những thành công, hay sự thất bại đều
củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.
Tình cảm đạo đức: Độ tuổi MG 5-6 tuổi trẻ đã có thể nắm được những khái niệm,
những biểu tượng đạo đức sơ đẳng như tốt, xấu, ngoan, hư, cái gì được phép làm và cái gì
không được phép làm. Trẻ bắt đầu có những hành vi phù hợp với những khái niệm đó và
dần dần trẻ biết đánh giá về những hành vi đạo đức cụ thể. Ngoài ra, trẻ 5-6 tuổi đã bắt đầu
14
biết phân biệt giới tính, ý thức bản thân mình có sự phát triển. Nếu trẻ luôn nhận được sự
đánh giá tích cực, sự khẳng định của người xung quanh thường trẻ sẽ rất tự tin. Ngược lại
có những trẻ luôn nhận được sự đánh giá tiêu cực, phủ định của người khác sẽ rất dễ nảy
sinh cảm giác cô độc, tự ti. Biểu hiện của tính khí, tính cách, tâm trạng, hành vi… thường
là hạt nhân của cá tính một con người. Bởi vậy nếu ngay từ lứa tuổi mầm non chúng ta chú
trọng giáo dục cho trẻ những khái niệm, hành vi đạo đức đúng đắn sẽ đặt cơ sở, nền tảng
cho bộ mặt đạo đức mai sau của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ một động lực quan trọng giúp trẻ
phát triển và hành động đúng hướng trong quá trình trưởng thành. Mặt khác, tuổi MG lớn,
tính hình tượng và tính dễ cảm xúc chi phối mạnh hoạt động tâm lí của trẻ, khiến trẻ dễ
đồng cảm với những người xung quanh, với thiên nhiên và cuộc sống. Cho nên đây là giai
đoạn hoàng kim để giáo dục lòng nhân ái và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho trẻ.
Tình cảm thẩm mĩ: Với trẻ MG 5-6 tuổi, cảm xúc thẩm mĩ là niềm vui sướng, hân
hoan, thích thú trước cái đẹp, sự cảm phục trước những hành động cao cả, là tình thương
yêu, chia sẻ với những số phận nghèo khổ….Thời kì này do xúc cảm và tình cảm phát triển
mạnh mẽ nên việc cho trẻ tiếp xúc với các lọai hình nghệ thuật trong đó có văn học là một
việc làm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ tốt đẹp, trong
sáng cho trẻ. Đưa trẻ đến với văn học có tác dụng giáo dục tình cảm thẩm mĩ mạnh mẽ
nhất. Đối với trẻ mẫu giáo, cô giáo, cha mẹ… hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện, đọc
cho trẻ nghe những bài thơ, ca dao… kèm theo những bức tranh minh họa sinh động, đưa

trẻ vào thế giới bí ẩn đầy huyền thoại và giàu trí tưởng tượng, gợi lên ở trẻ những ước mơ
về cái đẹp, cái nhân hậu, làm nảy sinh trong tâm hồn trẻ những cảm xúc lớn lao, hướng trẻ
học tập và làm theo những nhân vật tốt đẹp trong câu chuyện. Để từ đó, hình thành ở trẻ
tình yêu đối với văn học, biết trân trọng tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè… Đây chính là
những hành trang trẻ cần có để bước tiếp những bước đi trong cuộc sống sau này.
Những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ MG 5-6 tuổi đã nêu trên cho phép các nhà giáo
dục tìm những biện pháp giáo dục tác động đến trẻ, trong đó biện pháp giáo dục bằng tình
cảm luôn chiếm ưu thế. Bởi vậy, việc sử dụng TPVH GDTCGĐ có ý nghĩa lớn bởi
M.Gorki đã nhận định “Văn học là nhân học, ái học, tâm hồn học”
1.3. Cơ sở giáo dục học
1.3.1. Một số quan điểm giáo dục hiện đại
GDTCGĐ cho trẻ mẫu giáo cũng giống như các nội dung giáo dục khác ở trường
mầm non, cần phải được tổ chức như một quá trình sư phạm và tuân theo hệ thống các
15
nguyên tắc, các phương pháp dạy học. Hiện nay trên thế giới xuất hiện nhiều tư tưởng,
quan điểm và những lý thuyết khác nhau về việc giáo dục trẻ em nói chung và
GDTCGĐ cho trẻ nói riêng, trong đó có thể kể đến một số tư tưởng , quan điểm sau:
Luận điểm “Giáo dục tự nhiên và tự do” của J.J. Ruxo cho rằng: Con người bản thân
vốn là một thực thể tự nhiên nên muốn giáo dục con người cần phải căn cứ vào đặc điểm tự
nhiên của họ; Giáo dục không được áp đặt trẻ mà phải tuân theo sự phát triển lứa tuổi của
trẻ, ông đặc biệt coi trọng phương pháp thực hành bằng cách huy động mọi giác quan của
trẻ vào việc quan sát đối tượng và cho trẻ được thực hành, trải nghiệm… Tất cả các
phương pháp giáo dục trẻ đều không được mang tính gò bó hay áp đặt.
Áp dụng luận điểm này trong việc GDTCGĐ cho trẻ chúng tôi cho rằng: Cần phải
chú ý đến đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo lấy đó làm cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục
tình cảm cho trẻ, không nên gò bó, áp đặt, không nên chỉ dừng lại ở các hình thức dạy học
trên lớp mà cần mở rộng thông qua các hoạt động vui chơi, các hoạt động góc, dạo chơi…
Chính trong quá trình đó trẻ mới thực sự được thể hiện tình cảm, những mong muốn của
mình với gia đình, người thân, bè bạn thông qua việc sử dụng lời nói và hành động cụ thể
với các tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống.

Quan điểm giáo dục của Monterssori: Giáo dục thực sự chính là việc tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho đứa trẻ phát triển thông qua trò chơi, thông qua việc rèn luyện các giác
quan, đặc biệt là xúc giác, trẻ cần phải được học thông qua việc tương tác với các phương
tiện được lựa chọn cẩn thận trong một môi trường có tổ chức. Theo bà, nhà giáo dục ở
đây chỉ là người trung gian, điều khiển, hướng dẫn, dạy học, tổ chức, chuẩn đoán và
bảo vệ trẻ. Phương pháp giáo dục của Monterssori tập trung vào năm lĩnh vực thực
hành cuộc sống, giáo dục phát triển giác quan, nghệ thuật ngôn từ, toán học và hình
học, các chủ đề về văn hóa, trong đó phương pháp thực hành cuộc sống được thực hiện
bằng cách khuyến khích trẻ thể hiện, bày tỏ bản thân thông qua các hành vi quan tâm,
chia sẻ tới mọi người mà trước hết là những người thân trong gia đình.
Quan điểm về “vùng phát triển gần nhất” của L.X.Vưgôtxki đã đề cập đến một loạt
những bài tập mà bản thân trẻ không thể giải quyết được ở thời điểm hiện tại nhưng có thể
làm được nếu có sự giúp đỡ của người lớn hoặc bạn bè lớn hơn. Theo ông, dạy học theo
đúng chức năng của nó là phải đi trước và kéo theo sự phát triển, nếu dạy học đi sau sự
phát triển sẽ kìm hãm sự phát triển và ngược lại, nếu dạy học đi trước sự phát triển, nó sẽ
thúc đẩy và kéo theo sự phát triển. Vận dụng lý thuyết “vùng phát triển gần nhất” vào thực
tiễn, chúng ta cần phát triển tính độc lập, lòng tự tin cho trẻ. Trong những hoàn cảnh thực
tế giáo viên nên làm cho trẻ phải suy nghĩ, không nên mang cái có sẵn đến cho trẻ, trẻ hoàn
16
toàn có thể làm được hoặc có hướng giải quyết riêng, bên cạnh đó cần kích thích trẻ suy
nghĩ từ nhiều chiều hướng khác nhau, thực hiện bằng nhiều cách mà trẻ cho là đúng: Con
sẽ làm gì khi ông/bà bị ốm? Làm cách nào để thể hiện lòng biết ơn với cha, mẹ? Nếu là
con, con sẽ làm như thế nào? từ đó khuyến khích trẻ thể hiện bằng hành vi trước các tình
huống cụ thể. Ngoài ra nhà giáo dục không áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ, không gợi ý
cặn kẽ vì giáo dục thực sự là cần phải làm bộc lộ năng lực của trẻ.
Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm được vận dụng chủ đạo trong giáo
dục trẻ em lứa tuổi mầm non hiện nay. Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, trẻ còn quá
nhỏ, chưa có ý thức nhất định trong việc vui chơi và học tập, các quá trình tâm lý nhận
thức chưa phát triển một cách đầy đủ. Nếu GV áp đặt trẻ thì trẻ cũng chưa thể phản ứng lại
một cách rõ ràng và mạnh mẽ. Và đặc biệt, giáo dục những năm đầu đời này là nền tảng

cho việc học tập của trẻ trong tương lai. Trẻ cần được tôn trọng, khuyến khích lựa chọn và
thực hiện HĐ theo năng lực, hứng thú của bản thân và tập cho quen dần với việc chịu trách
nhiệm về hành động của mình.
Dạy học lấy trẻ làm trung tâm là thể hiện cách giáo dục hiện đại và mang tính nhân
văn. Lấy trẻ làm nhân vật trung tâm của quá trình giáo dục, quá trình dạy học chính là tôn
trọng nhân cách của trẻ, toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu và hứng thú của
trẻ, đưa trẻ em từ đối tượng giáo dục trở thành chủ thể giáo dục, biến quá trình áp đặt từ
bên ngoài thành quá trình HĐ chủ động của chính chủ thể, biến sự truyền miệng thành việc
làm, biến sự lắng nghe thụ động thành sự thao tác, hành động. Dr.Maria Monterssori cũng
cho rằng: “Thông qua sự tương tác của trẻ với môi trường, thông qua hoạt động của đôi
bàn tay, thông qua sự hoàn toàn tự động của trẻ hấp thu các khía cạnh đạo đức, xã hội,
văn hóa, tri thức về thế giới quanh trẻ và thông qua sự hoàn toàn độc lập của trẻ, trẻ sẽ
phát triển bản thân, phát triển cá thể riêng biệt của mình”. Điều này cũng có nghĩa là mối
quan hệ của trẻ với cuộc sống thực càng phong phú bao nhiêu thì tâm ý của trẻ càng phát
triển bấy nhiêu. Khi cho trẻ LQTPVH, GV cần chú ý, quan tâm phát huy ý kiến cá nhân
trẻ, để trẻ tự bộc lộ cảm xúc cá nhân đặc biệt là đánh giá nhân vật cũng như chọn lựa hành
động, việc làm trẻ cho là đúng, noi theo.
Quan điểm giáo dục tích hợp nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con người như
một chỉnh thể thống nhất, các nội dung CSGD được tích hợp xoay quanh các chủ đề gần
gũi, xuất phát từ chính cuộc sống thực tế của trẻ. Tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường
mầm non được thực hiện tích hợp theo chủ đề, mỗi chủ đề mang nội dung và bài học cho
17
trẻ cùng tìm hiểu và khám phá. Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, đặc biệt
là hoạt động kể chuyện và dạy thơ giúp trẻ đi vào thế giới các giá trị phong phú chứa đựng
trong tác phẩm nghệ thuật . Trẻ được hòa mình vào các nhân vật với các mối quan hệ gia
đình, hàng xóm, bạn bè gần gũi với cuộc sống thực hàng ngày. Qua đó giúp trẻ có được
những kinh nghiệm ứng xử trước các tình huống trong cuộc sống.
1.3.2. Các khái niệm công cụ:
* Biện pháp: Theo định nghĩa của “Từ điển Tiếng Việt” thì “Biện pháp là cách thức
xử lí công việc hoặc giải quyết vấn đề”[27;109]. Trong biện pháp hàm chứa các yếu tố nội

dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức. Việc xác định đúng biện pháp sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, đạt được mục đích đề ra.
* Biện pháp giáo dục: Theo “Từ điển Giáo dục học”, biện pháp giáo dục là: “Cách
tác động có định hướng có chủ đích, phù hợp với tâm lí đến đối tượng giáo dục nhằm bồi
dưỡng hoặc làm thay đổi những phẩm chất và năng lực của đối tượng”[37;26]
* Biện pháp tổ chức HĐ giáo dục mầm non: Theo tác giả Nguyễn Thị Hòa, “Biện pháp
tổ chức HĐ giáo dục ở trường mầm non là cách thức tổ chức cụ thể trong hoạt động cùng
nhau giữa cô và trẻ nhằm giải quyết một nhiệm vụ giáo dục nào đó trong hoạt động nhằm
phát huy tính tích cực của trẻ” [11;33].
Dựa vào các định nghĩa trên, có thể hiểu: Biện pháp sử dụng TPVH GDTCGĐ là
cách thức, cách làm trong hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ trong hoạt động cho trẻ
LQTPVH nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ MG 5-
6 tuổi
*Khái niệm “Gia đình”: Gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu
tố sinh học, tâm lý, văn hóa, kinh tế Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa
học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với
nội dung nghiên cứu. Ở đây chúng tôi nêu ra khái niệm về gia đình dưới góc độ xã hội học
và giáo dục học.
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể xem
xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trò
đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Gia đình là một thiết chế xã hội
đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách
nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như
18
để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.
Gia đình theo quan điểm xã hội học được phân chia thành hai loại: Gia đình lớn và
gia đình nhỏ. Cụ thể:
Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi là gia đình
truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhóm người ruột thịt của

một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từ ba thệ hệ trở lên, tất
nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từ tuyến phụ. Dạng cổ điển của
gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ chức chặt chẽ. Nó liên kết ít nhất là vài
gia đình nhỏ và những người lẻ loi. Các thành viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo
ý muốn của người lãnh đạo gia đình mà thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia
đình. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ
nữa. Trong gia đình này, quyền hành không ở trong tay của người lớn tuổi nhất.
Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm người thể hiện
mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người vợ hoặc
một người chồng với các con. Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ
không đầy đủ. Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa trong nó đầy đủ các mối quan hệ
(chồng, vợ, các con); ngược lại, gia đình nhỏ không đầy đủ là loại gia đình trong nó không
đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là trong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ người vợ với
người chồng hoặc chỉ của người cha hoặc người mẹ với các con. Gia đình nhỏ là dạng gia
đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tương lai và
ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển.
Hiểu theo quan điểm giáo dục: Gia đình như là trường học làm người đầu tiên của
con người, nơi đây quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra tích cực nhất đối với đứa trẻ; tài
năng của mỗi người được hình thành, vun đắp, bồi dưỡng từ gia đình…[10;5,6]
* Khái niệm “Giáo dục tình cảm gia đình”: Để làm rõ khái niệm GDTCGĐ chúng ta
cần hiểu các khái niệm thành phần gồm có khái niệm về “Giáo dục” và “Giáo dục gia
đình”.
- Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng
cho con người những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên, xã hội, những kĩ
năng, kĩ xảo cần thiết trong đời sống. Về bản chất, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu
những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của các thế hệ loài người, là quá trình tác động có mục đích,
có kế hoạch của nhà giáo dục đến thế hệ trẻ nhằm đạt được mục đích giáo dục đề ra. [23;71]
19
- Giáo dục gia đình là sự giáo dục mà cha mẹ hoặc người lớn tuổi trong gia đình tiến
hành một cách tự giác và có ý thức đối với con em của mình. Ý nghĩa cơ bản và mục đích sống

của gia đình, đó là việc giáo dục con cái. [23;71]
Như vậy, từ các khái niệm trên chúng tôi hiểu rằng: GDTCGĐ là quá trình tác động
sư phạm có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục (bao gồm việc phối kết hợp với giáo
dục của cha mẹ và nhà trường) nhằm hình thành và phát triển xúc cảm, tình cảm lành mạnh
và có thái độ đúng mực trong mối quan hệ cũng như trong ứng xử với mọi người trong gia
đình.
GDTCGĐ cho trẻ mầm non là giúp trẻ biết cách thiết lập mối quan hệ với mọi người
trong gia đình, sẵn sàng hợp tác, chia sẻ và hình thành tình cảm nhân ái, lòng tin yêu, biết
ơn của trẻ đối với mọi người trong gia đình. Trong đó tình mẫu tử là cầu nối đầu tiên kết
nối trẻ thơ với thế giới loài người, là tình cảm quan trọng nhất đối với mỗi con người.
1.3.3. Nội dung GDTCGĐ cho trẻ MG 5- 6 tuổi.
Gia đình là môi trường có tác động to lớn đến sự hình thành và phát triển mọi mặt về
thể chất cũng như tinh thần, đặc biệt về mặt tình cảm đạo đức của con trẻ. Tổ ấm của trẻ
thơ là gia đình, là môi trường văn hóa, được tạo dựng lên trên cơ sở tình thương yêu, đùm
bọc lẫn nhau của những người ruột thịt trong gia đình. Từ khi lọt lòng mẹ, mỗi người đều
tìm thấy ở gia đình sự đùm bọc, yêu thương, che chở. Trong đề tài này chúng tôi nghiên
cứu việc sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi với các nội dung cơ bản sau:
1. Giáo dục tình yêu gia đình: Yêu thương người thân trong gia đình; ngôi nhà trẻ
chung sống cùng gia đình và những đồ vật, đồ dùng, cảnh vật thân quen trong ngôi nhà.
Trẻ cần hiểu tình yêu gia đình là sợi dây gắn bó tình cảm máu thịt và là điều kiện để tồn tại
gia đình. Tình cảm của cha mẹ đối với con cái cũng như tình cảm của con cái đối với cha
mẹ và các thành viên trong gia đình là bài học đạo đức đầu tiên trong suốt quá trình hình
thành nhân cách của mỗi người. Trong gia đình ai cũng làm việc hoặc học hành, đó là
những việc làm nghiêm túc có ích cho gia đình và xã hội, cần được tôn trọng.
2. Giáo dục tinh thần đoàn kết, chia sẻ với các thành viên trong gia đình: Các
thành viên trong gia đình cần có sự yêu mến, đoàn kết, cần quan tâm và sẵn sàng giúp
đỡ, chia sẻ với nhau. Tình yêu thương, che chở và bao dung của các thành viên lớn tuổi
trong gia đình là cơ sở, điều kiện, nền tảng giúp trẻ phát triển tốt về các mặt sinh lý và
tâm lý. Đặc biệt sự sẻ chia còn bộc lộ bằng việc trẻ nhận biết chính xác xúc cảm của
mình và nói ra được bằng lời, tìm cách giải tỏa; từ đó trẻ biết được xúc cảm của người

20
thân để hiểu được nỗi vất vả của mẹ, sự ưu tư của cha hay niềm vui của anh chị em
trong gia đình…
3. Giáo dục trẻ biết vâng lời, kính trọng người lớn trong gia đình, biết ơn với công
lao sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ: Trẻ biết vâng lời người lớn, ghi nhớ lời dạy cũng
như sự quan tâm, chăm sóc và chỉ bảo của ông bà, cha mẹ. Bước đầu hiểu được công lao
nuôi dưỡng, sinh thành, sự hy sinh, vất vả sớm hôm của người mẹ, sự dưỡng dục từ cha.
Trẻ biết được vị trí của bản thân trong gia đình là con, là cháu, là anh, em để cư xử cho
đúng mực. Đặc biệt các thành viên trong gia đình cần phải kính trọng và quan tâm đặc biệt
tới người già yếu, yêu mến nhường nhịn chăm sóc các em nhỏ, cởi mở, giúp đỡ hàng xóm,
láng giềng.
4. Giáo dục sự tự giác, biết giúp đỡ, chia sẻ công việc vừa sức với người thân trong
gia đình: Tình cảm gia đình không chỉ thể hiện bằng lời nói mà trẻ cần hiểu nó được thể
hiện bằng việc làm cụ thể; sự chia sẻ khó khăn khi cần thiết. Tự giác giúp đỡ cha mẹ, ông
bà những công việc vừa sức. Một trong những kĩ năng sống hiện nay rất nhiều người quan
tâm đó chính là kĩ năng hợp tác. Kĩ năng này có thể được hình thành rất sớm trong gia
đình. Theo tác giả Ngô Công Hoàn: “Trong gia đình, giáo dục năng lực hợp tác cho trẻ là
thuận lợi nhất” [10;84]. Khi trẻ biết hợp tác, cùng làm việc, chia sẻ với người thân thì khi
lớn lên trẻ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống, cùng chung sống thân thiện với mọi người.
Tóm lại, việc sử dụng TPVH GDTCGĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi để đạt được hiệu quả
cần phải tính đến đặc điểm tâm sinh lí của trẻ trong việc tiếp nhận TPVH. Đặc biệt, các
nội dung GDTCGĐ cần được tổ chức với các cách thức hay nói cách khác là phương pháp,
biện pháp dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ. Đồng thời, khi tổ
chức các hoạt động sử dụng TPVH GDTCGĐ cũng cần quan tâm đến các nội dung như
xây dựng môi trường giáo dục (cơ sở vật chất, bầu không khí thân thiện) hay sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường và gia đình…
1.4. Cơ sở ngữ văn
1.4.1. Đặc trưng và chức năng của văn học
Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt bởi nó sử dụng chất liệu ngôn ngữ là
phương tiện phản ánh mọi mặt của thế giới khách quan và mọi mặt phức tạp của đời sống

con người. Xuất phát từ nhiều góc độ nhiên cứu khác nhau có khá nhiều định nghĩa về bản
chất và đặc trưng của văn học. Từ góc độ nhân văn, M.Gorki cho rằng “Văn học là nhân
học”. Theo quan điểm triết học thì “Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt”. Nhìn từ
21
góc độ xã hội học: “Văn học là sự phản ánh hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ nghệ thuật”
hay “Văn học là nghệ thuật của ngôn từ” Khi nói đến chức năng của văn học là nói đến
mục đích sáng tác của văn chương, đến vấn đề viết để làm gì, đến ý nghĩa xã hội của nó với
các đặc trưng và chức năng cơ bản như thẩm mĩ, nhận thức, giáo dục, giải trí, giao tiếp…Các
chức năng này không tồn tại tách rời mà gắn bó chặt chẽ trong mối quan hệ chuyển hóa lẫn
nhau và đặc biệt tính giáo dục được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của văn
học.
Chức năng giáo dục:
Là một hình thái xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, cũng như bất kỳ một hình thái ý
thức nào khác văn học có tác dụng tích cực trở lại đối với toàn bộ đời sống xã hội. Nhưng
văn học lại là một hình thái ý thức xã hội đặc thù vì vậy nó tác động tới xã hội theo phương
thức riêng của mình, mà không một hình thái ý thức nào có thể thay thế được. Văn học
thực hiện các chức năng theo quan điểm triết học Mác Lê nin: Không chỉ nhằm giải thích
đúng đắn thế giới khác quan mà quan trọng hơn cả là cải tạo thế giới. Văn học nói chung
không chỉ thực hiện chức năng nhận thức thế giới mà thông qua các chức năng nhận thức,
thẩm mĩ… văn học còn thực hiện chức năng cải tạo thế giới thông qua chức năng giáo dục.
Đây là một thuộc tính tất yếu, một đặc điểm mang tính quy luật.
Nhà văn Nga M.Gorki, khi nói đến đặc trưng của văn học đã nhấn mạnh: “Văn học là
nhân học, ái học, tâm hồn học". Văn học chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân
ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Một tác phẩm ra đời không chỉ phản ánh
cuộc sống phong phú, muôn màu muôn vẻ mà còn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả
với vạn vật. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được ví như
những viên gạch đầu tiên xây đắp tình yêu thương giữa con người với con người trong xã
hội. Điều đó càng trở nên quan trọng đối với việc giáo dục trẻ em trên lộ trình hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách.
Vậy chức năng giáo dục của văn học là gì?

Chức năng Giáo dục của văn học là làm thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, quan điểm,
nhận thức của con người theo chiều hướng tiến bộ hoặc cách mạng, giúp cho con người từ
chỗ tán thành đến hành động theo lí tưởng nhân vật hoặc lí tưởng tác giả. Hoặc bằng những
hình tượng nghệ thuật sinh động và hấp dẫn, tác giả giúp con người phân biệt được tốt xấu,
đúng sai, từ đó liên hệ đến mình và xác định cho mình một thái độ, một lập trường nhất
định theo những điều đã hấp thụ qua tác phẩm. Tóm lại văn chương thực hiện chức năng
22
giáo dục đối với bạn đọc ở những phương diện sau:
- Học tập, nâng cao trình độ văn hóa.
- Rèn luyện, trau dồi giác quan thẩm mĩ
- Tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.
- Cải tạo thế giới quan và quan điểm chính trị - xã hội.
Bàn về chức năng giáo dục của văn chương là vấn đề rất rộng, bao trùm, bởi văn học
giáo dục thẩm mĩ, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng cho con người tình cảm yêu thương, lòng
nhân ái, hướng thiện…Tuy nhiên, đặc trưng cốt lõi tính giáo dục của văn học là ở chỗ: văn
học giáo dục con người thông qua con đường tình cảm. Từ xúc động, lay động về tình cảm
mà người đọc liên hệ đến bản thân, tự giác nhận ra đúng, sai hay nói các khác, văn học
thực hiện chức năng giáo dục con người bằng biện pháp tự giác. Nói như Lep Tonxtoi
(1828 - 1910): Tình cảm cá nhân của tác giả lây lan sang công chúng, thì thành tình cảm
xã hội. Do đó chúng ta không thể phủ nhận được ý nghĩa của văn học trong việc giáo dục
con người nói chung hay GDTCGĐ cho trẻ em nói riêng.
Với trẻ em, nội dung giáo dục đầu tiên chính là tình cảm yêu thương trong gia đình.
Với những câu chuyện kể, với các làn điệu dân ca, ca dao, tục ngữ… các em hiểu, nhận
thức sâu sắc hơn về công ơn của cha mẹ, tình cảm anh em ruột thịt:
Với cha mẹ thì:
“ Đói lòng ăn hạt chà là
Để cơn nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”
Tình cảm anh chị em trong gia đình được nhắc nhở rất nhẹ nhàng trong câu tục ngữ
“Chị ngã, em nâng” hay:
“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”
Đối với văn học dành cho trẻ mầm non, chức năng giáo dục được đánh giá là
quan trọng nhất. Thực hiện chức năng giáo dục, văn học là phương tiện hữu hiệu
nhất làm cho những con người có cùng chung nỗi đau, khát vọng, quan niệm đạo đức
và lý tưởng thẩm mỹ xích lại gần nhau, đoàn kết với nhau, biến những tư tưởng, tình
cảm và chuyển nhận thức của họ thành hành động thực tiễn.
Chức năng thẩm mĩ:
23
Theo quan điểm của Mác, Thẩm mĩ là một khái niệm, một phạm trù phản ánh toàn bộ
giá trị thẩm mĩ chung của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khác quan. Giá trị thẩm mĩ là
một lớp giá trị đặc thù, tồn tại song song với các lớp giá trị khác như giá trị thực dụng, giá trị
đạo đức… Tất cả các lớp giá trị này đều biểu đạt giá trị của khách thể đối với chủ thể. Vì vậy
bản chất của giá trị thẩm mĩ chính là mối quan hệ giữa chủ thể thấm mĩ và khách thể thẩm mĩ.
Mối quan hệ ấy, cụ thể là quan hệ của con người xã hội có nhu cầu và khả năng thưởng thức,
đánh giá, sáng tạo ra các giá trị thẩm mĩ với khách thể thẩm mĩ – tức là thưởng thức, đánh giá
hoặc sáng tạo ra các thuộc tính, khía cạnh phẩm chất thẩm mĩ ở các sự vật hiện tượng trong
thiên nhiên, xã hội và con người.
Từ góc độ mĩ học chúng ta có thể thấy rằng: Văn học nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù
của việc sáng tạo và thể hiện cái đẹp – cái đẹp ở đây được lấy từ chính cuộc sống, đưa vào
tác phẩm qua sự sáng tạo của nhà văn. Do đó văn học có khả năng to lớn trong việc giáo
dục thẩm mĩ không với trẻ em mà cả người lớn nói chung.
Từ tình yêu với ngôi nhà thân thiết, tác giả Đoàn Thị Lam Luyến đã vẽ bức tranh
bằng thơ với khung cảnh thật đẹp:
…“Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên”
Hình ảnh đẹp của “ông trăng” được tác giả Nhược Thủy và Trần Đăng Khoa miêu tả

thật thú vị: Trăng tròn như mắt cá hay trăng giống thuyền trôi… Và có lẽ tuổi thơ ấu của
mỗi người luôn trăn trở thường trực một câu hỏi: Trăng từ đâu đến, bởi đi đâu cũng thấy
trăng đi theo:
…“Trăng ơi từ đâu đến
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Không bao giờ chớp mi”…
Gần gũi với các trẻ em là vẻ đẹp của nàng Bạch Tuyết trong truyện cổ của anh em Grim:
Da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen như gỗ mun
Cái đẹp còn được phản ánh trong sản phẩm lao động do con người tạo ra, đó là kết
quả của sự lao động vất vả, một nắng hai sương để làm ra của cải quý nhất nuôi sống con
người:
… "Hạt gạo làng ta
24
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”…
(Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa)
Cái đẹp có trong cuộc sống gần gũi, thường nhật hàng ngày được phản ánh trong văn
học dành cho các em rất cụ thể: vẻ đẹp của những bông hoa dung dị như hoa cà tim tím,
hoa mướp vàng vàng; Hay vẻ đáng yêu của chú gà con có mầu lông vàng mát dịu, có đôi
mắt đen sáng ngời; hay chiếc cầu Thê Húc đỏ, đỏ, đỏ…. Cái đẹp trong thiên nhiên quanh
bé đã tạo nên những xúc cảm thẩm mĩ tích cực giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh,
thêm yêu sự kì diệu ấy và đó cũng là cơ sở của những tình cảm đạo đức tốt đẹp giúp các
em hoàn thiện nhân cách của mình.

Nhiều nhà tâm lí đã gọi thời kì tuổi mầm non là “thời kì phát cảm” của những xúc
cảm, tình cảm thẩm mĩ. Vì vậy việc cho trẻ làm quen TPVH là việc làm cần thiết, thông
qua hoạt động này các em không chỉ biết rung động trước cái đẹp, nhận thức về cái đẹp,
mà sâu sắc hơn, các em biết xúc động trước cả những cung bậc tình cảm của cuộc sống. Từ
đó, các em biết trân trọng, hướng tới cái đẹp, biết phát huy và sáng tạo ra cái đẹp cho chính
bản thân mình.
Chức năng nhận thức:
Nói văn chương nghệ thuật là một hình thái ý thức cũng có nghĩa là nói tới chức
năng nhận thức đặc thù của văn chương nghệ thuật trong toàn bộ hệ thống ý thức của con
người cũng như khẳng định tính chất khoa học của văn chương. "Văn học là một khoa
học", bởi văn học đưa lại những nhận thức, những hiểu biết đúng đắn và sinh động về tự
nhiên và xã hội trong quy luật của sự vận động, phát triển. Ngoài ra, khi nói "văn học là
một khoa học" chính là nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng, tính chính xác của khả năng
nhận thức, biểu hiện, khám phá thế giới của nó. Nhưng sẽ rất sai lầm nếu đem đánh đồng
nhận thức khoa học và nhận thức nghệ thuật. Nhận thức của văn chương nghệ thuật không
phải như nhận thức của khoa học. Sự khác nhau đó được phân biệt trên hai bình diện: Một
25

×