Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tác động của đồng EURO trong EU và trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.14 KB, 10 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề tài : Tác động của đồng EURO trong EU và trên thế
giới
1.- Sự ra đời của đồng EURO :
Mục đích ra đời của đồng tiền chung Euro : hiện nay thế giới có ba khối kinh tế mạnh
( Nhật bản , Tây Âu , Mỹ ) tuy hợp tác với nhau nhưng cũng luôn có cạnh tranh mãnh liệt .
Đồng EURO ra đời để trả lời những thách thức của thời đại . Nó thúc đẩy quá trình thống nhất
nội thương châu Âu , tạo ra sự minh bạch cho thị trường trong giá cả, khuyến khích cạnh tranh
ngay trong khu vực . Nó tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn . Các công ty của khối có đồng tiền
chung Euro sẽ bớt đi dao động giá ngoại hối , không phải lập tài khoản rất lớn để dự phòng ,
thuận lợi hơn trong thanh toán.

Đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999. Đây là một sự
kiện lịch sử đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế
giới. Tham gia đồng EURO đợt đầu sẽ có 11 nước thành viên của EU : Đức, Pháp, Italia, Tây
Ban Nha, Hà Lan, A'o, Bỉ, Luxemburg, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Ailen. Ba nước Anh, Thuỵ
Điển và Đan Mạch chưa tham gia đợt này, còn Hy Lạp chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để trở
thành thành viên.
Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12-1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định gọi
đồng tiền chung châu Âu là EURO vì lý do sau : EURO không trùng tên với bất cứ đồng tiền
của quốc gia thành viên nào (ECU trùng tên với đồng tiền vàng của Pháp trước đây), EURO
đều có thể viết bằng ngôn ngữ của tất cả các thành viên.
Châu Âu với một đồng tiền chung duy nhất sẽ là mục tiêu phấn đấu bền bỉ của EU. Vào năm
1970, đã có một kế hoạch đầy tham vọng gọi là kế hoạch Werner (tên của thủ tướng
Luxemburg) nhằm lập ra một liên minh kinh tế và tiền tệ trong vòng 10 năm. Sau thời hạn đó,
cộng đồng châu Âu sẽ có một thực thể tiền tệ riêng biệt trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Tuy
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhiên hàng loạt các biến cố đã làm tiêu tan kế hoạch đầy tham vọng này (sự tan vỡ của hệ
thống tiền tệ Bretton Woods, sự suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng dầu lửa...) Tiếp đó,
vào tháng 3 năm 1979, hệ thống tiền tệ châu Âu đã ra đời, mục tiêu là nhằm tạo ra một khu vực


ổn định tiền tệ ở châu Âu tránh các dao động lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế các
nước thành viên có thể xích lại gần nhau hơn. Hệ thống tiền tệ châu Âu đã vận hành tốt và tạo
ra một vùng tiền tệ ổn định và giảm được các rủi ro gây ra do sự biến động tiêu cực của đồng
USD và đồng JPY . Đó là những yếu tố quan trọng làm cho các nước EU nhận thấy cần thiết
phải thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ. Liên minh này được ghi trong chương II của
Hiệp ước Maastricht và được triển khai theo 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1: Bắt đầu từ 1-7-1990 và kết thúc vào 31-12-1993. Nội dung chủ yếu của giai đoạn
này là tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ quốc gia và rút ngắn sự cách biệt giữa các nền
kinh tế của các nước thành viên. Theo lịch trình của giai đoạn này, từ 1-7-1990, tư bản được tự
do lưu thông trong các nước thành viên EU, từ 1-1-1993, thị trường nội địa bắt đầu vận hành.
Giai đoạn 2: Được coi là giai đoạn chuyển tiếp và bắt đầu từ 1-1-1994 đến 31-12-1998.
Theo lịch trình của giai đoạn này, để chuẩn bị cho sự ra đời của Ngân hàng trung ương châu
Âu ở giai đoạn cuối cùng, một Viện tiền tệ châu Âu đã được thành lập và chính sách tiền tệ
vẫn chủ yếu thuộc thẩm quyền của các quốc gia.
Giai đoạn 3 : Từ 1-1-1999 bắt đầu đưa đồng EURO vào lưu hành. Giai đoạn đầu từ 1-1-1999
đến 1-1-2002 đồng EURO chỉ lưu hành không bằng tiền mặt. Từ 1-1-2002 đến tháng 7-2002
bắt đầu lưu hành đồng EURO (1) bằng tiền giấy và tiền kim loại song song với các đồng tiền
bản địa, và từ tháng 7-2002 các đồng tiền bản địa không còn tồn tại.
Sự ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá trình phấn đấu đầy gian khổ của
chính phủ các nước thuộc EU nhằm thực hiện liên minh kinh tế và tiền tệ. Nếu không có đồng
tiền chung thì Thị trường chung châu Âu không thể hoàn thiện và không có ý nghĩa nhiều trên
thực tế.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Liên minh tiền tệ Châu Âu ra đời là sự phát triển tất yếu của quá trình nhất thể hoá
châu Âu, dựa trên những cơ sở khoa học sau :
1,Là xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới và nhất thể hoá kinh tế khu vực :
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nước Tây Âu bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế và tiếp
đó đã có những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật và công nghệ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất và nền kinh tế các

nước Tây Âu. Không gian kinh tế của các nước này đã trở nên nhỏ hẹp và mỗi nước đều có
nhu cầu đẩy mạnh sự hợp tác và liên kết kinh tế để đạt được sự tiến bộ trong nền kinh tế của
chính nước họ. Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời nhằm mục đích hoà nhập kinh tế các nước
thành viên, tiến tới một thị trường thống nhất trong toàn khu vực. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa
các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã đẩy nhanh quá trình liên kết và hoà nhập kinh tế của các
nước EU. Và sự ra đời của đồng EURO là một kết quả tất yếu phục vụ cho mục tiêu trên.
2,Là quá trình liên kết kinh tế và tiền tệ của EU trải qua rất nhiều khó khăn và trở ngại tưởng
chừng như không thể vượt qua được.
Ngay cả các nhà lãnh đạo Mỹ từ trước tới nay đều khó tin là Liên minh tiền tệ châu Âu có thể
thành công được. Việc cho ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá trình phấn
đấu đầy gian khổ, trong đó các nhà lãnh đạo châu Âu đã phải có nhiều dàn xếp chính trị, hy
sinh một phần lợi ích, thể hiện quyết tâm cao độ của họ nhằm tạo ra một cực châu Âu vững
mạnh hơn về kinh tế và chính trị bước vào thế kỷ 21. Sự ra đời của Liên minh tiền tệ châu Âu
có tác động sâu sắc về kinh tế không chỉ với các nước thành viên mà với cả châu Âu và các
nước có quan hệ buôn bán với khối này.
2. – Sự ra đời của liên minh tiền tệ Châu Âu tác động đối với kinh tế các nước EU và
thế giới :
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
A.-Tác động đối với các nước EU :
_ Việc 11 nước ban đầu tham gia EMU với 290 triệu dân sẽ hình thành một thị trường rộng
lớn trên thế giới và nền kinh tế gần tương đương với Mỹ có trình độ phát triển kinh tế cao.
Như vậy các nước EU sẽ trở thành một khối kinh tế vững mạnh hơn, liên kết chặt chẽ hơn, và
do đó địa vị của EU sẽ được nâng cao, nhất là trong quan hệ kinh tế với Mỹ.
EMU và đồng EURO ra đời sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, thúc đẩy
quá trình liên kết kinh tế giữa các nước này, tạo điều kiện thực hiện liên minh kinh tế tiền tệ
châu Âu, tiến tới thống nhất châu Âu về kinh tế và chính trị. Đồng tiền chung ra đời sẽ góp
phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, góp phần gỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan
còn lại, tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hành
chính. Theo bản báo cáo năm 1988 và Uỷ ban châu Âu, việc thực hiện liên minh tiền tệ có

thể đem lại lợi cho các nước EU khoảng 200 công ty ECU và giúp làm tăng thêm 1% GDP
của các nước thành viên.
_ Sự ra đời của đồng EURO sẽ giúp cho các nước thành viên tránh được sức ép của việc
phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia (sau này sẽ không còn tồn tại) cũng như việc các
nhà đầu cơ tiền tệ tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến
sự phát triển chung của toàn khối.
Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) năm 1992 là một ví dụ. Để thu hút
ngoại tệ trang trải cho những tốn kém trong việc khôi phục lại nền kinh tế bị phá sản của
Đông Đức, nước Đức đã áp dụng chính sách giữ lãi suất rất cao làm cho các nhà tư bản
quốc tế bị lợi nhuận quyến rũ đã đổ tiền vào Đức; trong khi đó, với mục tiêu chống lạm
phát, Pháp muốn duy trì lãi suất thấp vừa phải. Nhưng do tất cả các đồng tiền trong EMS
vốn liên quan mật thiết với nhau nên Pháp không thể đơn phương hạ lãi suất mà không làm
cho đồng phrăng Pháp (FF) hạ giá so với đồng mác Đức (DM). Giới đầu cơ tính toán rằng
đã đến lúc đồng FF sẽ phải phá giá và họ đã tập trung vào tấn công đồng FF. Hậu quả là
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đồng FF bị phá giá và làm cho cả EMS bị lung lay. Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ châu
Âu (EMS) vào năm 1992-1993 đã làm cho hệ thống tiền tệ châu Âu cũng như nền kinh tế
các nước thành viên bị chao đảo và chịu nhiều thiệt hại. Sự bất ổn định của tiền tệ châu Âu
đã làm cho các nước thành viên EU bị mất 1,5 triệu việc làm trong năm 1995.
Việc ra đời của đồng EURO với ngân hàng trung ương độc lập - Ngân hàng Trung ương
châu Âu (ECB) - thay thế các ngân hàng trung ương các nước thành viên, với mục tiêu thực
hiện một chính sách tiền tệ theo hướng giữ ổn định sẽ tạo cơ sở cho kinh tế phát triển
không còn lạm phát, đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách
tài chính vĩ mô cho liên minh, là một bảo đảm giữ cho nền kinh tế ở khu vực này ổn định
và phát triển hơn trước. Trước mắt, người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở mỗi nước thành
viên sẽ bớt được một khoản chi phí chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịch quốc tế mà các nhà
kinh tế cho rằng việc này sẽ tiết kiệm được một khoản tiền 100 tỷ mác hoặc không dưới 1%
GDP của các nước thành viên. Hơn nữa, khi đồng EURO được lưu hành trên thị trường,
mọi hàng hoá bày bán trong các nước thành viên đều được niêm yết giá bằng đồng EURO

nên sẽ làm giảm sự chênh lệch giá hay phiền phức về tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền
quốc gia. Người ta dự đoán là có thể sẽ xuất hiện một hiện tượng bùng nổ mua sắm và như
vậy sẽ kích cầu rất mạnh và làm tăng trưởng kinh tế khu vực.
_ Do buôn bán trong các nước EU chiếm đến 60% ngoại thương của cả khối, nên việc sử
dụng một đồng tiền chung sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trao đổi ngoại thương giữa các nước
EU và ít bị ảnh hưởng xấu do sự giao động tỷ giá của đồng USD vì sẽ không còn tình trạng
đồng tiền này mất giá so với USD trong khi đồng tiền khác lại lên giá.
Tuy nhiên, việc ra đời EMU và duy trì đồng tiền chung ổn định và mạnh không chỉ có
những mặt thuận mà sẽ còn gây không ít khó khăn cho những nước tham gia EMU;
+ Trong việc phối hợp chính sách kinh tế tiền tệ; Việc ngân hàng Trung ương châu Âu đảm
nhiệm chức năng điều hành chính sách tiền tệ của cả khối sẽ làm cho các nước tham gia
EMU mất đi công cụ để điều tiết nền kinh tế và sẽ rất khó khăn cho các nước này mỗi khi
5

×