Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phanh của xe bus 60 chỗ khi vận chuyển trên đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 67 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







NGUYỄN HUY HẢI



KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ PHANH CỦA XE BUS 60 CHỖ
KHI VẬN CHUYỂN TRÊN ĐƯỜNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI, 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN HUY HẢI


KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ PHANH CỦA XE BUS 60 CHỖ
KHI VẬN CHUYỂN TRÊN ĐƯỜNG



CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ
MÃ SỐ: 60 52 01 03



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐẶNG TIẾN HÒA


HÀ NỘI, 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng những nội dung trong luận văn này là do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Tiến Hòa và các thầy cô giáo trong
Khoa Cơ điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các số liệu, thông tin tham
khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực .

Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả luận văn



Nguyễn Huy Hải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm đề tài tôi đã nhận
được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô, gia đình, bạn bè đồng nghiệp. Đặc biệt
là PGS.TS Đặng Tiến Hòa, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong việc định hướng
nghiên cứu và các phương pháp giải quyết vấn đề để tôi hoàn thành luận văn
này. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu cũng như những hiểu biết của bản thân
còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô, đồng nghiệp nhằm bổ sung cũng
như hoàn thiện hơn nữa trong quá trình nghiên cứu tiếp theo.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã ủng hộ, giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả luận văn



Nguyễn Huy Hải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

CÁC KÝ HIỆU CHÍNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3


Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1. Sự phát triển của ngành vận tải ô tô 4

1.2. Khái niệm và đặc điểm của xe bus 5

1.2.1. Khái niệm về xe bus 5

1.2.2. Đặc điểm nhận dạng xe bus 5

1.2.3. Tính năng kỹ thuật của xe bus 60 chỗ (xe DAEWOO GDW6901HG3) 6

1.2.3.1. Tuyến hình và thông số kỹ thuật của xe bus 60 chỗ 7

1.2.3.2. Sơ đồ chung hệ thống phanh xe bus 60 chỗ 10

1.3. Đường giao thông ở thành phố 11

1.4. Vấn đề an toàn giao thông 12

1.5. Tổng quan về phanh ô tô 14

1.5.1. Nhiệm vụ và yêu cầu hệ thống phanh trên ô tô 14

1.5.1.1. Nhiệm vụ quá trình phanh 14

1.5.1.2. Các yêu cầu đối với hệ thống phanh 14

1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phanh ô tô 15


1.5.2.1. Gia tốc chậm dần cực đại khi phanh 15

1.5.2.2. Thời gian phanh 17

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page iv

1.5.2.3. Quãng đường phanh nhỏ nhất và quãng đường phanh thực tế 18

1.5.2.4. Lực phanh và lực phanh riêng 22

1.5.2.5. Độ lệch quỹ đạo của ô tô khi phanh 23

1.5.3. Sự biến đổi hệ số bám giữa bánh xe với mặt đường trong quá trình phanh 25

1.5.3.1. Vai trò hệ số bám trong quá trình phanh ô tô [1], [4] 25

1.5.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng bám giữa bánh xe với mặt đường 27

1.5.3.3. Sự biến đổi của hệ số bám dọc ϕ
x
theo vận tốc chuyển động 29

1.5.3.4. Sự phụ thuộc hệ số bám ψ theo độ trượt δ 30

1.6. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 31

1.6.1. Đối tượng nghiên cứu 31

1.6.2. Phương pháp nghiên cứu 31


Chương 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỘNG LỰC HỌC QUÁ TRÌNH
PHANH Ô TÔ BUS 60 CHỖ (XE DAEWOO GDW6901HG3) 33

2.1. Thiết lập mô hình động lực học khi phanh xe 33

2.1.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu 33

2.1.2. Thiết lập phương trình vi phân chuyển động 34

2.2. Xác định các thông số của mô hình 40

2.2.1. Xác định mô quán tính 41

2.2.3. Xác định tọa độ trọng tâm 41

2.2.4. Xác định độ cứng của nhíp 42

2.2.5. Xác định độ cứng của lốp xe 42

2.3. Lựa chọn các phương án khảo sát 43

Chương 3 KHẢO SÁT HỆ THỐNG PHANH 45

3.1. Xây dựng thuật giải và chương trình tính toán 45

3.2. Một số kết quả khảo sát quá trình phanh xe 45

3.2.1. Khảo sát sự thay đổi tải trọng lên các cầu xe khi phanh 45


3.2.2. Ảnh hưởng của vận tốc ban đầu và tốc độ đạp phanh đến hiệu quả
phanh 49

3.2.3. Ảnh hưởng của tải trọng chuyên chở đến hiệu quả phanh 50

3.2.4. Ảnh hưởng của hệ số bám đến hiệu quả phanh 52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page v

3.3. Kết luận chương 3 45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

1. Kết luận chung 54

2. Kiến nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 57


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page vi


CÁC KÝ HIỆU CHÍNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Ký hiệu Đơn vị Ý nghĩa
a m Khoảng cách từ cầu trước đến trọng tâm xe

b m Khoảng cách từ cầu sau đến trọng tâm xe
L m Chiều dài cơ sở của xe
h m Chiều cao trọng tâm
G kg Tổng khối lượng của xe
M kg Khối lượng được treo
M
1
kg Khối lượng được treo trước
M
2
kg Khối lượng được treo sau
m
1
kg Khối lượng không được treo trước
m
2
kg Khối lượng không được treo sau
J
y
kgm
2
Mô men quán tính theo trục y
c
1
N/m Độ cứng lò xo trước
c
2
N/m Độ cứng nhíp sau
k
1

Ns/m Hệ số cản giảm chấn trước
k
2
Ns/m Hệ số cản giảm chấn sau
c
L1
N/m Độ cứng lốp trước
c
L2
N/m Độ cứng lốp sau
k
L1
Ns/m Hệ số cản giảm chấn lốp trước
k
L2
Ns/m Hệ số cản giảm chấn lốp sau
r
1
mm Bán kính bánh xe trước
ξ
1

mm Dịch chuyển thẳng đứng của khối lượng cầu trước
ξ
2

mm Dịch chuyển thẳng đứng của khối lượng cầu sau
ψ
Hệ số bám giữa bánh xe với mặt đường
ϕ


Rad Góc xoay của thân xe quanh trọng tâm
Z mm Dịch chuyển thẳng đứng của thân xe
Z
1
N Phản lực pháp tuyến lên cầu trước
Z
2
N Phản lực pháp tuyến lên cầu sau
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page vii



DANH MỤC BẢNG

STT Tên Bảng Trang
1.1. Thông số kỹ thuật xe bus 60 chỗ (xe DAEWOO GDW6901HG3) 9
1.2. Hệ số bám trên các loại đường 28

1.3. Phụ thuộc của hệ số bám ψ
x
vào tốc độ chuyển động V (trị số % so
với giá trị hệ số bám ban đầu) 29



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page viii


DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
1.1. Tuyến hình xe bus 60 chỗ (xe DAEWOO GDW6901HG3) 7

1.2. Hệ thống phanh khí nén. 10

1.3. Cơ cấu phanh khí 11

1.4. Lực tác dụng lên ô tô khi phanh 16

1.5. Đồ thị chỉ sự thay đổi quãng đường phanh nhỏ nhất theo tốc độ bắt
đầu phanh v
1
và hệ số bám 19

1.6. Đồ thị quãng đường phanh thực tế 20

1.7. Sơ đồ lực tác dụng lên ô tô phanh mà bị quay vòng 24

1.8. Sự phụ thuộc của hệ số bám vào áp suất lốp 28

1.9. Sự phụ thuộc của hệ số bám vào độ nhám mặt đường 28

1.10. Sự phụ thuộc của hệ số bám vào vận tốc 29

1.11. Quan hệ giữa độ trượt δ và hệ số bám ψ 30

2.1. Sơ đồ lực tác dụng lên xe bus 60 chỗ khi phanh 33


2.2. Mô hình dao động khi phanh xe 35

2.3. Thí nghiệm xác định độ cứng của lốp 43

3.1. Đồ thị thay đổi lực pháp tuyến Z
1,
Z
2
, trong quá trình phanh xe. 47

3.2. Đồ thị thay đổi lực bám F
bám1
, F
bám2
trong quá trình phanh 48

3.3. Ảnh hưởng của vận tốc ban đầu đến hiệu quả phanh 50

3.4. Ảnh hưởng của tải trọng Q đến hiệu quả phanh 51

3.5. Ảnh hưởng của hệ số bám đến hiệu quả phanh 52




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình đất nước đổi mới tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa
thì giao thông là một trong những nghành được quan tâm nhiều nhất. Vì muốn
kinh tế phát triển thì phải có mạng lưới giao thông hoàn thiện, khi giao thông
phát triển thì hàng hóa giữa các vùng miền mới được luân chuyển một cách
thuận lợi. Phương tiện giao thông cũng ngày một tăng theo, đặc biệt là ô tô. Ô
tô trở thành phương tiện chủ lực cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa
góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế đất nước. Nhưng một nghịch lý
thường diễn ra là khi mạng lưới giao thông phát triển, số lượng xe lưu thông
trên đường tăng theo thì một hệ lụy tất yếu là những vụ tai nạn giao thông
ngày càng tăng theo.Cụ thể là :
“Theo số liệu công bố cuối năm của tổng cục thống kê, tính từ ngày
16.11.2012 đến ngày 15.11.2013 cả nước đã xảy ra 31,3 nghìn vụ tai nạn giao
thông, làm chết 9,9 nghìn người và làm bị thương 32,2 nghìn người. Trong hai
tháng đầu năm 2014 trên cả nước đã xảy ra 2.051 vụ tai nạn giao thông làm hơn
1.800 người chết và hơn 1.300 người bị thương”
Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2013 cả nước đã xảy ra
29.385 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.369 người, bị thương 29.500
người. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 1.610 vụ (-5.19%), giảm 55 người chết (-
0,58%), giảm 3.045 người bị thương (-9,36%). Năm 2013, tiếp tục giảm cả 3 tiêu
chí về số vụ, số người chết và số người bị thương vì TNGT, và là năm thứ hai số
người chết vì TNGT tiếp tục giảm xuống dưới 10.000 người. Có 37 tỉnh, thành
phố giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, trong đó, có
3 tỉnh giảm cả 3 tiêu chí ở mức trên 20% là: Đồng Nai, Quảng Nam, Tây Ninh;
13 tỉnh, thành phố có số người chết giảm từ 10% đến dưới 20%. Tuy nhiên, năm
2013, có 19 tỉnh có số người chết vì TNGT tăng. [10]
Là một người làm công tác kỹ thuật tôi thấy một trong những nguyên
nhân mang tính kỹ thuật dẫn đến các vụ tai nạn giao thông xuất phát từ hệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 2


thống an toàn trên xe mà đặc biệt là hệ thống phanh. Phanh là hệ thống
an toàn chủ động hết sức quan trọng nên việc nghiên cứu hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả phanh cũng như những tính chất động lực học của xe khi phanh
ngày càng được quan tâm.
Trong cuộc sống thường ngày ở các đô thị thì việc phát triển kinh tế gắn
liền với việc chống ùn tắc giao thông, mà một trong những giả pháp hữu hiệu
chống ùn tắc ở các đô thị là phát triển mạng lưới phát triển giao thông công cộng,
đặc biệt là phương tiện xe bus.
Cụ thể, năm 2004, với 41 tuyến xe bus và gần 700 đầu xe, Transerco đã vận
chuyển được 285,3 triệu hành khách, vượt 16% so với kế hoạch và tăng 64% so
với năm 2003. Hoạt động xe bus của Transerco đã được chọn là một trong 10 sự
kiện kinh tế - xã hội tiêu biểu trong năm của thủ đô. Liên tục trong các năm tiếp
theo với việc không ngừng đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng
phục v, mở rộng vùng phục vụ, hình ảnh những chiếc xe bus sắc đỏ vàng với
thương hiệu “Hanoibus” dã dần trở nên thân thuộc với người dân thủ đô, trở
thành phương tiện giao thông công cộng chủ lực của Hà Nội. Sau 10 năm (2004-
2014), xe bus Hà Nội đã “mua được thói quen” đi lại bằng phương tiện công
cộng của người dân. Luồng tuyến tăng 2,4 lần, lượng xe tăng 4 lần và khách đi xe
bus tăng 30 lần. Đến nay, lượng hành khách của Transerco đã vượt trên 450 triệu
khác/năm. Hơn thế, xe bus đã có những đóng góp tích cực trong việc giảm ùn tắc
và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn. [11]
Những thành tựu của xe bus Hà Nội trong 10 năm qua là rất đáng ghi nhận,
nhưng trên thực tế là trong mắt không ít người dân, hình ảnh xe bus không phải
lúc nào cũng thân thiện. Đâu đó vẫn còn hiện tượng những chiếc xe bus bỏ bến,
phục vụ xe còn khiến hành khách chưa hài lòng, hay những chiếc xe bus nhả
khói đen hoặc một số vụ tai nạn gây chết người còn diễn ra do chất lượng
phương tiện hay những lý do khác Vì thế, mục tiêu của Transerco là không
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, trong đó yếu tố kỹ thuật của xe bus cũng là
vấn đề rất được quan tâm.
Vì vậy tôi chọn đề tài “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 3

phanh của xe bus 60 chỗ khi vận chuyển trên đường” làm luận văn của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phanh của xe bus nhằm
góp phần bổ xung những cơ sở khoa học để lựa chọn chế độ tải trọng và tốc độ
chuyển động hợp lý nâng cao tính an toàn chuyển động khi vận chuyển hành
khách.
- Xây dựng được mô hình động lực học khi phanh xe bus.
- Xây dựng chương trình để khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
phanh của xe bus (tải trọng chuyên chở, vận tốc, hệ số bám).
- Xác định được mô men quán tính của xe không tải, hệ số đàn hồi và hệ số
giảm chấn của hệ thống treo làm các tham số đầu vào của mô hình lý thuyết.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a) Nghiên cứu tổng quan:
- Tìm hiểu về tình hình sử dụng xe bus để vận chuyển hành khách hiện nay.
- Tìm hiểu tính năng kỹ thuật của bus.
- Tổng quan về tình hình nghiên cứu tính năng phanh của ô tô.
b) Nghiên cứu lý thuyết:
- Xây dựng mô hình nghiên cứu động lực học khi phanh của xe bus.
- Xây dựng chương trình trên vi tính để giải các bài toán động lực học khi
phanh và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phanh của xe bus.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 4

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Sự phát triển của ngành vận tải ô tô
Từ khi đất nước đổi mới, kinh tế Việt Nam đã tứng bước phát triển và có sự
tăng trưởng của mọi mặt trong mọi lĩnh vực và đời sống của nhân dân ngày càng
được nâng cao. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì ô tô
dần trở thành phương tiện đi lại cũng như để vận chuyển hàng hóa đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của con người đồng thời góp phần to lớn thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Muốn đất nước phát triển thì giao thông vận tải cũng phải phát triển, do đó
giao thông đường hàng không, đường thủy và đường bộ ngày càng phát triển.
Mỗi loại có một ưu thế riêng, nhưng ở đây ta chỉ xét đến nghành đường bộ, có
thể nói ở đường bộ thì ô tô là số một với khả năng vận chuyển và cơ động. Ô tô
có thể hoạt động ở mọi địa hình từ đồng bằng, miền núi, trung du và vận chuyể
một lượng hàng hóa nhiều hơn bất cứ một loại phương tiện nào. Vì vậy phát triển
nghành công nghiệp ô tô sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của đất
nước. Bởi công nghiệp ô tô phát triển thì kéo theo hàng loạt nghành công nghiệp
khác phát triển theo như là: Kim loại, hóa chất, cơ khí, điện tử, tự động hóa, năng
lượng.v.v
Ở Việt Nam nền công nghiệp ô tô hiên nay gồm :
+ Các công ty liên doanh như: Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, Vidamco,
Honda Việt Nam, GM Việt Nam
+ Các công ty cơ khí quốc doanh như: Công ty ô tô 1-5, công ty ô tô 3-2,
công ty ô tô Hòa Bình, tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn (Sam co),
+ Các doanh nghiệp tư nhân như: Vinasuki Xuân Kiên, ô tô Trường Hải,
Mới đây thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch phát
triển nghành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
với mục tiêu phát triển nghành này trở thành nghành công nghiệp quan trọng của
đất nước, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe tải, xe khách
thông dụng và một loại xe chuyên dụng; phấn đấu trở thành nhà cung cấp linh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 5


kiện, phụ tùng và một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất công
nghiệp ô tô trên thế giới.
Về dự kiến tỷ trọng lượng xe sản xuất, lắp giáp trong nước so với tổng nhu
cầu nội địa: Xe ô tô đến 9 chỗ nghồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 60%; đến năm
2025 chiếm 65% và đến 2030 chiếm 70%. Xe ô tô trên 10 chỗ nghồi đến năm
2020 chiếm tỷ trọng 90% và đến 20230 chiếm 92%. Xe ô tô tải đến năm 2020
chiếm tỷ trọng 78% và đến năm 20230 chiếm 80%. Xe chuyên dụng đến năm
2020 chiếm tỷ trọng 15% và đến năm 20230 chiếm 20%.
Về dự kiến sản lượng xe, dự kiến đến năm 2020 đạt hơn 227.000 chiếc; đến
năm 2025 là hơn 466.000 chiếc và đến năm 2030 là gần 863.000 chiếc (trong đó
ô tô dưới 9 chỗ nghồi hơn 452.000 chiếc, ô tô tải hơn 356.000 chiếc).
Về dự kiến xuất khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng, dự kiến đến năm 2020
xuất khẩu 30.000 chiếc; xuất khẩu linh kiện, phụ tùng đến năm 2020 đạt 4 tỷ
USD, đến năm 2030 đạt 6 tỷ USD. [12]
Vì vậy, theo Bộ Công thương, bên cạnh việc tiếp tục ưu tiên phát triển các
dòng xe tải, xe bus, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần có thêm định hướng
phát triển rõ ràng đối với dòng xe du lịch. Để thay thế việc phát triển dàn trải như
hiện nay, và để đạt được quy mô sản xuất trong nước đủ lớn phục vụ chương
trình nội địa hoá. Việc đề xuất xây dựng chính sách phát triển tập trung có chọn
lọc cụ thể ở một dòng xe nhất định để phát huy nguồn lực của doanh nghiệp và
ngành công nghiệp vào việc phát triển là yêu cầu tất yếu. [7]
1.2. Khái niệm và đặc điểm của xe bus
1.2.1. Khái niệm về xe bus
Xe bus là ô tô cho khách trong thành phố có thiết kế từ 17 chỗ ngồi trở lên
và có diện tích sàn xe dành cho khách đứng (diện tích dành cho một
khách đứng là 0.125m
2
và được thiết kế theo quy chuẩn của Bộ Giao Thông
Vận Tải quy định (điều 14 nghị định số 91/2009/NĐ-CP).
1.2.2. Đặc điểm nhận dạng xe bus

Xe bus là loại xe khách trong thành phố có thiết kế chỗ ngồi và chỗ đứng
cho hành khách (sức chứa = số ghế ngồi + vị trí đứng có tay vịn).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 6

Về màu sơn: Có màu sơn đặc trưng theo mẫu đã quy định. Hiện nay tại Hà
Nội quy định xe bus là màu vàng đỏ.
Về thông tin niêm yết trên xe:
+ Bên ngoài xe: Niêm yết số hiệu tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến lên
phía trước xe, số điện thoại đường dây nóng phái kính sau xe.
+ Hai bên thành xe: Niêm yết giá vé và số điện thoại của doanh nghiệp,
công ty
+ Bên trong xe: Hành trình của tuyến bus (lộ trình tuyến); Biển kiểm soát
của xe; Trách nhiệm của hành khách đi xe bus (Nội quy đối với hành khách) và
một số nội dung cam kết chất lượng phục vụ của doanh nghiệp, công ty
1.2.3. Tính năng kỹ thuật của xe bus 60 chỗ (xe DAEWOO GDW6901HG3)
Xe DEAWOO GDW6901HG3 là loại xe được công ty TNHH xe bus
DEAWOO Việt Nam sản xuất, lắp giáp trên cơ sở các cụm chi tiết, tổng thành,
hệ thống của ô tô GDW6901HG-7 do DEAWOO GUILIN Trung Quốc sản suất.
Xe DEAWOO GDW6901HG3 là loại xe có hệ thống truyền lực bằng cơ
khí, ly hợp một đĩa dạng ma sát khô, trợ lực khí nén. Hộp số có 5 số tiến, 1 số lùi,
có cầu sau chủ động.
Hệ thống treo phụ thuộc, nhíp lá dạng nửa elip, giảm trấn thủy lực giúp xe
giảm tối đa các rung động từ mặt đường và chịu tải tốt.
Với bán kính quay vòng theo vết bánh xe trước phía ngoài là 8,77 m, mô
men xoắn 883N.m giúp xe vận hành mạnh mẽ và linh hoạt.
Hệ thống lái trợ lực giúp người lái luôn thoải mái và nhệ nhàng khi điều
khiển trong vận hành.
Động cơ DL06, Diesel, 4 kỳ, 6 xi lanh thẳng hàng, tăng áp mạnh mẽ, bền bỉ
và kinh tế.

Hệ thống phanh khí nén dẫn động hai dòng giúp tăng hiệu quả phanh và nhẹ
nhàng khi sử dụng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 7

1.2.3.1. Tuyến hình và thông số kỹ thuật của xe bus 60 chỗ
Sơ đồ tuyến hình của xe được thể hiện trên hình 1.1 sau đây.

Hình 1.1. Tuyến hình xe bus 60 chỗ (xe DAEOO GDW6901HG3)
Việc bố trí ghế nghồi trong khoang khách được thực hiện như sau:
- Dãy ghế trái gồm : 05 hàng ghế 01 chỗ nghồi, 03 hàng ghế 02 chỗ nghồi
và 01 ghế lái.
- Dãy ghế phải gồm : 02 hàng ghế 01 chỗ nghồi, 03 hàng ghế 02 chỗ nghồi.
- Dãy ghế cuối cùng 05 chỗ nghồi.
Ghế hành khách được bố trí với khoảng cách từ lưng đệm tựa ghế trước
đến bụng đệm tựa ghế sau không nhỏ hơn 630mm. Kích thước ghế đảm bảo quy
chuẩn của ô tô khách (thành phố).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 8

- Khách đứng được bố trí dọc khoang giữa lòng xe, có các tay nắm, tay vịn
tại các vị trí hành khách đứng.
Tổng cộng 25 chỗ nghồi (kể cả ghế cả ghế lái) + 35 chỗ đứng.
Việc thông gió và chiếu sáng được thực hiện bằng phương pháp tự nhiên
nhờ các ô kính nằm dọc hai bên thân xe và hệ thống thông gió điều hòa nhiệt độ.
Trong xe bố trí dèn trần để đảm bảo độ chiếu sáng tối thiểu tại mỗvị trí ghế
ngồi không nhỏ hơn 70 lux.
Hai thành bên ô tô bố trí các ô cửa sổ kiểu kính di trượt, phía trước và sau ô
tô lắp kính cố định. Các loại kính cửa sổ sử dụng trên ô tô đều là loại kính an toàn
vỡ vụn. Kính chắn gió là kính an toàn 2 lớp. Cửa lên xuống của hành khách bố trí

ở thân xe bên phải gồm: 01 cửa xoay ở phía trước lốp trước và 01 cửa xoay ở
phía trước lốp sau.
Cửa thoát hiểm và dụng cụ phá cửa thoát hiểm (loại búa nhỏ bọc nhựa)
đuợc bố trí hai bên thân xe.
Gương chiếu hậu bố trí ở đầu xe, mỗi bên guơng, đảm bảo cho người lái
quan sát được không gian phía sau bên ngoài thân xe.
Hệ thống cột chống tay vịn bố trí dọc lối đi, đảm bảo tại cácvị trí cho hành
khách đứng thuận lợi.
Gạt mưa gồm 02 chiếc được bố trí nằm ngang dưới kính phía trước ô tô.
Thông số kỹ thuật của xe bus 60 chỗ (xe DAEWOO GDW6901HG3) được
thể hiện trong bảng 1.1 sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 9

Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật xe bus 60 chỗ ( DAEWOO GDW6901HG3)
TT THÔNG SỐ ĐƠN VỊ TRỊ SỐ
1 Chiều dài cơ sở mm 4200
2 Kích thước bao:
Dài x Rộng x Cao

mm

9000x2450x3160

3 Khoảng sáng gầm xe mm 170
4 Vệt bánh xe: Trước/sau mm 2050/1800
5 Khối lượng bản thân kg 8000
6 Khối lượng toàn bộ cho phép
tham gia giao thông
kg 11900

7 Số người cho phép chở Người 60
8 Kiểu loại động cơ
DL06, Diesel, 4 kú, 6 xi
l
a
n
h
t
h¼n
g

hµng
,

t
¨n
g

¸
p

9
Dung tích xilanh

c
m
3

5890
10


T
ỉ số nén


17,4:1

11
Đường kính xilanh x hành trình
pít tông

mmxmm 100x125
12

Công suất động cơ/số vòng quay
trục khuỷu
kW/(v/ph)
184/2500

13 Mô men xoắn lớn nhất/ Số vòng
quay trục khuỷu
N.m/(v/ph)

883/1400

14
Phương thức cung cấp nhiên liệu
Phun nhiển liệu điện tử
15 Vị trí bố trí động cơ trên khung xe


Phía sau
16
Ly hợp
Kiểu ma sát khô, dẫn
động thủy lực, trợ lực
khí nén
17 Hộp số T9DS5A, cơ khí, 5 số
tiến , 1 số lùi
18 Tỷ số truền hộp số

Số I: 7,076; Số II: 4,777;
Số III: 2,640; Số IV:
1,575; Số V: 1,000; Số
lùi: 6,720

19 Cỡ lốp
9R22.5

20 Hệ thống phanh công tác
Tang trống, dẫn động
khí nén 2 dòng
đ
ộc lập

21 Hệ thống lái
Kiểu trục vít - Ê cu bi,
trợ lực thủy lực
22

T

ỷ số truyền c
ơ c
ấu lái


22,4:1

23 Ắc quy
2 x 12V x 150Ah
24 Máy phát
24V x 150A
25 Máy đề
24V x 4,5kW
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 10

1.2.3.2. Sơ đồ chung hệ thống phanh xe bus 60 chỗ
Xe bus 60 chỗ (xe DAEWOO GDW6901HG3) là xe được sử dụng hệ thống
phanh khí nén, đây là hệ thống phanh thường sử dụng ở ô tô có trọng tải lớn.
Hình 1.2 sau đây là sơ đồ hệ thống phanh của xe bus 60 chỗ.

Hình 1.2. Hệ thống phanh khí nén.
Trong đó:
1- Máy nén khí
2- Bộ điều chỉnh áp suất
3- Bộ lọc nước và làm khô không khí
4- Cụm van chia và bảovệ
5,6- Bình chứa khí nén mạch I, II
7- Van phân phối khí
8- Bầu phanh trước

9- Bầu phanh sau
- Hệ thống phanh bao gồm các phần chính sau:
+ Nguồn cung cấp và bình chứa khí dự trữ (a);
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 11

+ Cụm điều khiển (b);
+ Cơ cấu chấp hành (c);
+ Các đường ống dẫn khí (d).
- Kết cấu cơ cấu phanh khí

Hình 1.3. Cơ cấu phanh khí
1,4: Chốt lệch tâm 2: Đai ốc hãm 3: Đệm
5: Guốc phanh 6,8: Chốt 7: Quả đào
Ưu điểm của hệ thống phanh khí nén: Hệ thống phanh khí nén cơ khí hóa
quá trình điều khiển ôtô và sử dụng không khí nén cho các bộ phận làm việc lên
lực tác dụng lên bàn đạp nhỏ, vì vậy mà phanh khí nén thường được trang bị cho
ôtô có tải trọng lớn.
Nhược điểm của hệ thống phanh khí nén: Kết cấu cồng kềnh, số lượng các
cụm chi tiết khá nhiều, kích thước chung lớn và giá thành cao, độ nhạy nhỏ khi
thiếu hơi hoặc mất hơi thì xe không thể di chuyển được.
1.3. Đường giao thông ở thành phố
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì giao thông ở các đô thị ngày
một phát triển, các tuyến giao thông được mở rộng khang trang và to đẹp hơn đáp
ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 12

Đặc điểm của đường đô thị là:
+ Số lượng nút giao thông lớn.

+ Giao thông nội bộ đô thị chiếm tỷ lệ rất lớn trong lưu lượng giao thông.
+ Việc sử dụng đất xây dựng còn nhiều khó khăn.
+ Quy hoạch giao thông phải tuân theo quy hoạch kiến trúc đô thị.
Đường đô thị có chức năng làm cho giao thông đô thị tiện lợi, nhanh chóng
và an toàn. Giao thông là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu
dùng, sản xuất với lưu thông, nối liền các khu dân cư với nhau, với các khu trung
tâm, nhà ga, bến cảng Đường đô thị còn giúp liên hệ thuận tiện với mạng lưới
giao thông ngoài đô thị.
Nhìn chung tại các đô thị ở Việt Nam thì giao thông vẫn chưa thể đáp ứng
được lượng tham gia giao thông của người dân, vẫn còn xảy ra các hiện tượng tác
đường ở các đô thị và điển hình là thủ đô Hà Nội mặc dù đã được các nghành
chức năng tìm đủ mọi cách để khắc phục như là phân làn, phân tuyến hay chia
giờ làm việc của các công sở, trường học nhưng tình trạng ùn tắc vẫn cứ sảy ra.
Về kết cấu của đường giao thông đô thị thì chủ là đường giải nhựa,chất
lượng tương đối tốt.
1.4. Vấn đề an toàn giao thông
Từ xưa đến nay, vấn đề an toàn giao thông luôn là một vấn nạn lớn đối với
các nước đã và đang phát triển. Bởi lẽ giao thông là huyết mạch của mỗi quốc
gia. An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi
người dân. Nhưng hiện nay, tai nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia tăng.
Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ
sống, thực hiện tốt an toàn giao thông.
Theo khảo sát, tai nạn giao thông có thể do nhiều nguyên nhân. Có thể có
các nguyên nhân như:

+ Nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ chuyên môn yếu kém
Về kiến thức là những hiểu biết của người lái xe tích lũy được từ quá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 13


trình học tập trong thời gian đào tạo lái xe và tự tìm hiểu, đúc rút trong đời
sống hàng ngày.
Về kỹ năng là khả năng điều khiển phương tiện một cách chính xác và phù
hợp trong các tình huống giao thông. Kỹ năng được hình thành bởi các quá trình
luyện tập trên cơ sở kiến thức của lái xe. Muốn vậy thì người lái xe cần có thời
gian thực tế, trải qua những tình huống cụ thể trong thực tiễn để hình thành được
những kỹ năng nghề nghiệp.
- Ý thức tuân thủ luật giao thông chưa tốt:
Chưa nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông
Giành đường, vượt ẩu, tùy tiện dừng đỗ
Vượt đèn đỏ, tạt qua đầu xe
Quay đầu chưa đúng quy định
- Điều kiện tâm lý sức khỏe:
Tâm lý không được tốt
Sức khỏe phải phù hợp với từng loại xe theo quy định của bộ y tế
Độ tuổi phải phù hợp với phương tiện mình điều khiển
+ Nguyên nhân khách quan
- Điều kiện hạ tầng, giao thông:
Đặc điểm về kích thước phương tiện phải phù hợp với điều kiện đường xá
mà phương tiện vận hành.
Điều kiện mặt đường, chiều rộng lòng đường, tải trọng của các phương tiện
lưu thông.
Độ an toàn của các thiết bị và công trình trên đường.
Hệ thống đèn tín hiệu, biển báo.
- Môi trường giao thông:
Về cơ cấu dòng xe: Hiện nay hầu hết các cung đường của nước ta các
phương tiện đều đi chung đường điều này gây mất an toàn cho các phương tiện.
Về mật độ giao thông: Bình quân trên 1km đường có 430 xe ô tô và 4300
xe máy. Xe hai bánh chiếm 80-85% tổng số phương tiện tham gia giao thông.

Hàng năm số phương tiện tăng bình quân từ 12-15%, chủ yếu là phương tiện cá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 14

nhân.
+ Nguyên nhân kỹ thuật của phương tiện:
- Tình trạng kỹ thuật của xe không ở trạng thái tốt
- Các thông số kết cấu không hợp lý
- Các hư hỏng sự cố bất thường của kết cấu
Các quốc gia tiên tiến đã thống kê tỷ lệ này nằm trong phạm vi:
Người lái: (72 - 80)%
Môi trường: (18 - 23)%
Kỹ thuật ô tô: (1,5 - 5)%
Các nguyên nhân không xác định khoảng 1%, với trạng thái xe hoạt động
trên các xa lộ có tốc độ trung bình 60 - 80km/h.
1.5. Tổng quan về phanh ô tô
1.5.1. Nhiệm vụ và yêu cầu hệ thống phanh trên ô tô
1.5.1.1. Nhiệm vụ quá trình phanh
Quá trình phanh ô tô là quá trình tạo ra lực cản chuyển động, làm giảm vận tốc
đến giá trị mong muốn hoặc đến khi ô tô dừng hẳn. Hoặc giúp ô tô có thể đứng yên
trên dốc. Nói chung trên ô tô máy kéo cũng như nhiều thiết bị máy móc khác khác
người ta thường sử dụng lực ma sát sinh ra ở cơ cấu phanh. Trên ô tô lực ma sát sẽ
tạo ra mômen cản chuyển động quay các bánh xe.
Xét theo góc độ biến đổi năng lượng, quá trình phanh là quá trình biến đổi
động năng chuyển động của ô tô thành nhiệt năng sinh ra tại các bề mặt ma sát
như giữa má phanh với các đĩa ma sát, với trống phanh hay tại bề mặt ma tiếp
xúc giữa lốp xe với mặt đường, giữa các phần tử vật liệu chế tạo bánh xe. Chính
vì vậy, để hệ thống phanh hoạt động hiệu quả nó phải thoả mãn một loạt các yêu
cầu riêng.
1.5.1.2. Các yêu cầu đối với hệ thống phanh

Hệ thống phanh cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải nhanh chóng dừng xe trong bất khì tình huống nào, khi phanh
đột ngột xe phải được dừng sau quãng đường phanh ngắn nhất, tức là có gia
tốc phanh cực đại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật
Page 15

- Hiệu quả phanh cao kèm theo sự phanh êm dịu để đảm bảo phanh chuyển
động với gia tốc chậm dần đều giữ ổn định chuyển động của xe.
- Lực điều khiển không quá lớn, điều khiển nhẹ nhàng, dễ dàng cả bằng
chân và tay.
- Hệ thống phanh cần có độ nhạy cao, hiệu quả phanh không thay đổi giữa
các lần phanh.
- Đảm bảo tránh hiện tượng trượt lết của bánh xe trên đường, phanh
chân và phanh tay làm việc độc lập không ảnh hưởng đến nhau.
- Các cơ cấu phanh phải thoát nhiệt tốt, không truyền nhiệ ra các khu vực
làm ảnh hưởng tới sự làm việc của các cơ cấu xung quanh, phải dễ dàng điều
chỉnh thay thế chi tiết hư hỏng.
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phanh ô tô. [1]
Phanh ô tô là quá trình tạo ra lực cản chuyển động, nhằm mục đích là giảm
tốc độ ô tô khi cần thiết hoặc dừng hẳn. Khi phanh người ta giảm nhiên liệu cung
cấp vào động cơ, đồng thời phanh để hãm ô tô lại. Nhờ hệ thống phanh mà người
lái có thể nâng cao vận tốc chuyển động trung bình của ô tô và đảm bảo an toàn
khi chuyển động.
Có nhiều cách tạo ra lực cản chuyển động khác nhau, ở các loại ô tô thông
thường hiện nay, thường sử dụng phương pháp dùng lực ma sát sinh ra ở cơ cấu
phanh, tạo ra mô men cản trở chuyển động quay của bánh xe ô tô.
Xét về mặt biến đổi năng lượng thì quá trình phanh là quá trình biến đổi
năng lượng chuyển động của ô tô thành nhiệt năng sinh ra giữa hai bề mặt ma sát
của cơ cấu phanh và giữa bánh xe với mặt đường.

Chất lượng tổng hợp của hệ thống phanh chính được đánh giá bằng các chỉ
tiêu sau:
1.5.2.1. Gia tốc chậm dần cực đại khi phanh
Khi phân tích các lực tác dụng lên ôtô, có thể viết phương trình cân bằng
lực kéo khi phanh ôtô như sau:

×