BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THANH LỢI
ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM ĐEN HOA HỒNG
(MARSSONINA ROSAE) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THANH LỢI
ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM ĐEN HOA HỒNG
(MARSSONINA ROSAE) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
NĂM 2014
CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.62.01.12
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN NGUYỄN HÀ
HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Lợi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến:
TS. Trần Nguyễn Hà, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu
và hoàn chỉnh luận văn này.
Tập thể các thầy cô giáo bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam, luôn giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời
gian tôi học tập và thực hiện đề tài.
Bà con nông dân, nơi tôi tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu khoa học
đã luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Lợi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích, yêu cầu 3
2.1 Mục đích 3
2.2 Yêu cầu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 4
1.1.1 Bệnh đốm đen hoa (Marssonina rosae) 4
1.1.2 Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa) 6
1.1.3 Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum) 7
1.1.4 Bệnh thán thư (Colletotrichum rosae) 7
1.1.5 Bệnh đốm lá (Cercospora puderi) 8
1.1.6 Bệnh thối xám (Botrytis cinerea Pers.) 9
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10
1.2.1 Bệnh đốm đen hoa hồng (Marssonina rosae) 11
1.2.2 Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum) 13
1.2.3 Bệnh đốm lá (Cercospora puderi) 14
1.2.4. Bệnh phấn trắng hoa hồng (Sphaerotheca pannosa var rosae) 15
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.2 Địa điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu 18
2.3 Vật liệu nghiên cứu 18
2.4 Nội dung nghiên cứu 18
2.5 Phương pháp nghiên cứu 19
2.5.1 Phương pháp điều tra tình hình canh tác cây hoa hồng và Tình hình sử
dụng thuốc BVTV trên cây hoa hồng 19
2.5.2 Phương pháp điều tra ngoài đồng 19
2.5.3 Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác đến sự phát sinh phát
triển của bệnh đốm đen hoa hồng trên đồng ruộng. 19
2.5.4. Chỉ tiêu theo dõi 24
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
3.1 Tình hình canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thành phần bệnh
hại trên cây hoa hồng 26
3.1.1 Tình hình canh tác cây hoa hồng 26
3.1.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây hoa hồng 27
3.1.3 Thành phần bệnh hại trên cây hoa hồng 30
3.1.4 Tần xuất bắt gặp nấm Marssonina rosae 34
3.2 Ảnh hưởng một số yếu tố tới sự phát sinh gây hại của bệnh đốm đen
hoa hồng 36
3.2.1 Sự phân bố của bệnh đốm đen trên cây hoa hồng 36
3.2.2 Ảnh hưởng của mùa vụ tới diễn biến gây hại của bệnh đốm đen hại
hoa hồng 37
3.2.3 Ảnh hưởng của vùng trồng hoa tới diễn biến gây hại của bệnh đốm
đen trên giống hồng đỏ Pháp 39
3.2.4 Ảnh hưởng của giống hoa hồng tới diễn biến gây hại bệnh đốm đen
tại Mê Linh và Tây Tựu, Hà Nội vụ xuân hè 2014 40
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
3.2.5 Ảnh hưởng của nền đất canh tác đến bệnh đốm đen hoa hồng 42
3.2.6 Ảnh hưởng của nền đất chuyên canh hoa và nền đất mới trồng đến
bệnh đốm đen hại hoa hồng tại Mê Linh, Hà Nôi vụ thu đông 2014 45
3.2.7 Ảnh hưởng của việc cắt tỉa lá, cành bị bệnh và làm cỏ đến bệnh đốm
đen hoa hồng 47
3.2.8 Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến bệnh đốm đen hoa hồng 48
3.2.9 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân đạm đến bệnh đốm đen hoa hồng 49
3.3 Biện pháp hóa học phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng 50
3.3.1 Hiệu lực trừ bệnh của một số thuốc hóa học 50
3.3.2 So sánh hiệu quả của phun thuốc Antracol 70WP với việc phòng trừ nấm
bệnh theo tập quán của nông dân tại xã Mê Linh, Mê Linh, Hà Nội 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
1 Kết luận 54
2 Đề nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình canh tác trên cây hoa hồng vụ xuân hè 2014 tại
Mê Linh, Hà Nội 26
Bảng 3.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên hoa hồng vụ xuân hè
2014 tại Mê Linh – Hà Nội 28
Bảng 3.3 Thành phần bệnh nấm hại hoa hồng ở Hà Nội và phụ cận,
vụ xuân hè năm 2014 30
Bảng 3.4 Tần xuất bắt gặp nấm Marssonina rosa hại trên cây hoa
hồng tại Mê Linh, Hà Nội 35
Bảng 3.5 Sự phân bố của bệnh đốm đen trên cây hoa hồng 36
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của mùa vụ tới bệnh đốm đen trên giống hồng
đỏ Pháp tại Mê Linh, Hà Nội, năm 2014 38
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của vùng trồng hoa tới bệnh đốm đen hại trên
giống hồng đỏ Pháp vụ Xuân Hè 2014 39
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của giống hoa hồng tới diễn biến gây hại bệnh
đốm đen tại Mê Linh, Hà Nội vụ xuân hè 2014 40
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của giống hoa hồng tới diễn biến gây hại bệnh
đốm đen tại Tây Tựu, Hà Nội vụ xuân hè 2014 41
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của nền đất canh tác đến bệnh đốm đen hoa
hồng tại Mê Linh, Hà Nội vụ xuân hè 2014 43
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của nền đất canh tác đến bệnh đốm đen hoa
hồng tại Mê Linh, Hà Nội vụ thu đông 2014 44
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của nền đất chuyên canh hoa và nền đất mới
trồng hoa đến bệnh đốm đen tại Mê Linh, Hà Nội vụ thu
đông 2014 46
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của việc cắt tỉa lá, cành bị bệnh và làm cỏ đến
bệnh đốm đen hoa hồng tại Mê Linh, Hà Nội 47
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến bệnh đốm đen hoa
hồng tại Mê Linh, Hà Nội 48
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân đạm đến bệnh đốm
đen hoa hồng tại Mê Linh, Hà Nội vụ xuân hè 2014 49
Bảng 3.16 Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng bằng thuốc hóa
học vụ xuân năm 2014 50
Bảng 3.17 So sánh hiệu quả phòng trừ bệnh nấm hại hoa hồng giữa
thuốc Antracol 70WP với thuốc Carbenzim 500FL 52
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cành hoa được đánh dấu để tiến hành nghiên cứu 20
Hình 2.2 Tầng lá điều tra 21
Hình 3.1 Bệnh gỉ sắt hoa hồng 31
Hình 3.2 Bệnh than thư hoa hồng 32
Hình 3.3 Bệnh đốm đen hoa hồng 33
Hình 3.4 Bệnh phấn trắng hoa hồng 34
Hình 3.5 Các tầng lá điều tra 37
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hà Nội, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế lớn, nhu cầu của người
dân về tất cả các lĩnh vực vui chơi, giải trí, học tập đều rất lớn trong đó có
nhu cầu sử dụng hoa trong đời sống hàng ngày. Cũng chính vì thế, xung
quang trung tâm Hà Nội có nhiều vùng trồng hoa lớn để đáp ứng một phần
nhu cầu này. Trong các vùng trồng hoa lớn đó có Mê Linh và Tây Tựu thuộc
Hà Nội. Theo Nguyễn Xuân Linh (1997), diện tích trồng hoa ở các vùng này
có thể chiếm từ 70-80%. Cây hoa là một sản phẩm đặc biệt, vừa có giá trị
kinh tế cao, vừa có giá trị lớn về tinh thần. Hoa đóng góp vai trò quan trọng
trong đời sống con người . Hiện nay, đời sống vật chất của con người ngày
càng được nâng cao, đời sống tinh thần cũng được cải thiện đáng kể, do vậy
nhu cầu về hoa ngày càng tăng. Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế
giới ( WTO) tổng giá trị hoa tiêu thụ trên thế giới đã tăng lên rất nhanh, từ
năm 1991 là 100 tỷ USD đến năm 2000 xấp xỉ 200 tỷ USD, trong đó hoa cắt
đạt 60%.
Việt Nam có nghề trồng hoa từ rất lâu đời, có vị trí địa lý nằm trong
vùng nhiệt đới ẩm thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại hoa.
Trồng hoa góp phần đa dạng hóa cây trồng, nâng cao thu nhập cho người
nông dân vùng nông thôn, đặc biệt là những người dân trồng hoa ở vùng
ngoại vi các thành phố.
Theo Nguyễn Xuân Linh (1997), vào giai đoạn hiện nay, xu hướng của
người trồng hoa là sản xuất hoa cắt. Hoa hồng là một trong những loại hoa
phổ biến trên thế giới và được trồng rộng rãi ở hầu hết các nước như Nhật
Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Đức, Pháp, Hà Lan Ở Việt Nam hoa hồng
được trồng từ rất lâu đời và được sử dụng rất nhiều trong đời sống.
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sự phát triển, mở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
rộng và tăng năng suất của cây hoa hồng như cơ sở hạ tầng, khí hậu thời tiết,
đất đai, giống, chế độ phân bón, tưới nước. Trong đó bệnh hại là một những
nguyên nhân gây tổn thất đáng kể. Theo Lê Lương Tề và CTV (2007), bệnh
hại làm giảm đáng kể năng suất, chất lượng sản phẩm hoa, là điều băn khoăn
trăn trở của nghề trồng hoa nói chung và hoa hồng nói riêng. Bên cạnh đó
việc nghiên cứu tình hình bệnh hại trên hoa hồng ở nước ta chưa thực sự được
quan tâm. Để tạo điều kiện cho cây hoa hồng sinh trưởng, phát triển thuân lợi
nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng, đặc biệt đối với hoa xuất khẩu
trước hết cần xác định rõ thành phần bệnh hại trên hoa hồng. Xuất phát từ yêu
cầu cấp thiết của thực tế sản xuất, để góp phần giải quyết những vấn đề trên,
chúng tôi đã tiền hành nghiên cứu đề tài:
“ Điều tra, nghiên cứu bệnh đốm đen hoa hồng (Marssonina rosae) và
biện pháp phòng trừ năm 2014”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định thành phần bệnh nấm hại hoa hồng và ảnh hưởng của một số
yếu tố như giống, thời vụ, tới sự phát sinh gây hại của bệnh đốm đen hại
hoa hồng và biện pháp phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng.
2.2. Yêu cầu
Điều tra thành phần, mức độ phổ biến bệnh nấm hại hoa hồng.
Xác định ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác, giống, phân bón,
thời vụ đến bệnh đốm đen hại cây hoa hồng
Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh đốm đen bằng thuốc hóa học trong
điều kiện đồng ruộng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ cung cấp thông tin chính xác về thành phần bệnh nấm hại
cũng như biện pháp phòng trừ các bệnh đốm đen trên hoa hồng tại Hà Nội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hoa hồng là một trong các cây hoa trồng phổ biến tại nhiều vùng của
cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Cây hoa hồng bị nhiều bệnh hại tấn
công như bệnh gỉ sắt, bệnh đốm đen Tuy nhiên, hiện nay có rất ít thông tin
về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng trừ bệnh.
Việc xác định chính xác tác nhân gây bệnh và thử nghiệm biện pháp
phòng trừ sẽ cung cấp thông tin khoa học giúp nông dân trồng hoa, ít nhất tại
địa bàn tỉnh Hà Nội có thể áp dụng hiệu quả biện pháp phòng chống bệnh hại
hoa hồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cây hoa hồng (Rosa sp.) thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) có xuất xứ ở
vùng ôn đới và á nhiệt đới vùng Bắc bán cầu (Trương Hữu Tuyên, 1979).
Nhiều tác giả cho rằng hoa hồng được trồng đầu tiên ở vùng Tiểu á và Trung
Quốc sau đó du nhập qua Hà Lan, Pháp ,Đức, Bungari và một số nước khác.
Ở Việt Nam hoa hồng được trồng ở khắp cả ba miền đất nước. Nước ta có khí
hậu ôn hòa, nhiệt độ thích hợp cho hoa hồng sinh trưởng thường từ 18-25
o
C,
độ ẩm đất từ 60-70%, độ ẩm không khí từ 80-85%. Lượng mưa trung bình
hàng năm khoảng từ 1500-2000 mm rất thuận lợi cho cây hoa hồng phát triển.
Về vấn đề bệnh hại, một số tác giả cho rằng, nhiều loại bệnh nguy hiểm phá
hại nặng trên các giống hồng mới nhập nội vào nước ta. Bệnh làm ảnh hưởng
đến năng suất, phẩm chất và sinh trưởng của cây. Theo Huỳnh Văn Thới
(1997), cây bị hại nặng bởi các bệnh như phấn trắng, đốm đen, gỉ sắt, mụn vỏ
thân cành, bệnh thối cành; ngoài ra cây hoa hồng còn bị tuyến trùng gây hại
tạo u sưng trên rễ.
1.1.1. Bệnh đốm đen hoa (Marssonina rosae)
Theo Trần Văn Mão và CTV (2001), bệnh đốm đen hoa hồng phổ biến
và gây hại nghiêm trọng ở nhiều nước , tỷ lệ bệnh có thể tới 100%. Bệnh làm
lá rụng sớm, lá rụng hoàn toàn.
Theo Vũ Triệu Mân và CTV (2007), bệnh do nấm Actinonema rosae
Fr. gây ra, giai đoạn hữu tính là nấm Diplocarpon rosae Wolf. Đĩa cành hình
thành dưới lớp biểu bì của lá, sợi nấm qua đông trong các cành cây khô, lá
rụng và sang năm lại lây nhiễm. Đầu tiên nấm xâm nhiễm vào các lá già rồi
lan lên các lá non, ở điều kiện thuận lợi chỉ 3-6 ngày đã xuất hiện triệu chứng
bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
Cây bị bệnh thường sau 8-32 ngày lá rụng. Nhiệt độ càng cao lá rụng
càng sớm. Bệnh đốm đen có thể phát sinh, phát triển quanh năm, nhưng hại
nặng nhất từ tháng 9 đến tháng 11. Biện pháp phòng trừ là cần phải kịp thời
tỉa cành, tránh để cành cây quá dài, tăng cường bón phân bón hữu cơ và phân
đạm hợp lý để tắng sức đề kháng cho cây. Về mùa đông, nên cắt bỏ các cành
bệnh, thu dọn sạch lá rụng dọn sạch cành lá rụng. Nên áp dụng các biện pháp
phòng trừ tổng hợp như dọn sạch sẽ cành lá bệnh, tiêu diệt nguồn nấm bệnh
trong đất bằng cách khử trùng đất đất bằng dung dịch đồng sulfat 1 %, thuốc
tím 0,5% phun lên mặt đất hoặc dùng mùn cưa, tro bếp phủ lên mặt đất (dầy
khoảng 8 mm). Khi yỷ lệ bệnh còn thấp dưới 10% phun Daconil 0,1%.
Theo nghiên cứu của Dương Công Kiên (1999) cho rằng đây là bệnh
khó trị, bệnh lây lan rộng và nhanh trong điều kiện ẩm ướt sau các trận mưa
vào mùa thu. Nguyên nhân lây lan bệnh là do nấm Massonina rosae gây ra.
Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm phát triển là từ 22-26
c
C, ẩm độ lớn hơn 85%.
Biện pháp phòng trừ thích hợp là nên làm vệ sinh vườn thường xuyên, tránh
đọng nước trên lá và nên tưới cây vào buổi sáng có nắng, cần thiêu hủy sạch
các lá bệnh, lá già sát mặt đất đồng thời kết hợp sử dụng bổ sung các giống
hoa hồng chống chịu bệnh. Đối với thuốc hóa học, có thể phun định kỳ một
tuần một lần với các loại thuốc như Anvil, Benomyl, Topsin M…. rất có hiệu
quả phòng trừ.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Linh và CTV (2000), bệnh đốm đen thường
phá hoại trên các lá bánh tẻ, các vết bệnh xuất hiện ở hai mặt lá, bệnh làm lá
biến vàng, rung hàng loạt. Đây là một trong những bệnh chủ yếu hại hoa
hồng, hại nặng trên giống hồng vùng Đà Lạt. Các thuốc hóa học phòng trừ
đặc hiệu là Score 250ND, Zineb 80WP với liều lượng 30-50g/10lít hoặc
Antracol 70 BHN để phòng trừ với liều lượng 1,5 – 2 kg/ha. Ngoài ra, các
biện pháp khác cần phải thường xuyên triển khai như làm vườn hồng thông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
thoáng, tránh để vườn ngập úng, sớm cắt bỏ cành lá bị bệnh, thường xuyên
dọn sạch cỏ và thu dọn tàn dư gây bệnh.
1.1.2. Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa)
Theo Trần Văn Mão và CTV (2001) , bệnh phấn trắng là bệnh phá hại
phổ biến trên các vườn hồng. Bệnh hại lá, thân và cành non và nụ hoa. Tỷ lệ
cây nhiễm bệnh chiếm tới 50-70%, ảnh hưởng tới sự ra hoa của cây. Nguyên
nhân là do nấm Oidium sp… Bệnh phát sinh vào cuối mùa đông và ngừng
phát triển vào cuối tháng 5, hại nặng vào tháng 3 ,tháng 4. Nhiệt độ thích hợp
bào tử nấm nảy mầm xâm nhập là từ 17-25
o
C, trong điều kiện khô hạn hoặc
ẩm ướt bệnh đều có thể phát triển được. Để phòng trừ bệnh cần chú ý chăm
sóc tốt, thường xuyên tỉa cành, vườn thoáng gió, đủ ánh sáng, tốt nhất mỗi
ngày đều có ánh sáng mặt trời chiếu trong vài giời. Trong thời kỳ bị bệnh nên
bón nhiều phân và Kali để tăng sức đề kháng cho cây, tránh bón nhiều đạm.
Khuyến cáo nên sử dụng hợp chất lưu huỳnh vôi 0.3
O
bome theo định kỳ có
tác dụng tốt trong việc phòng trừ bệnh phấn trắng. Theo Nguyễn Huy Trí và
CTV (1994) ở nước ta hiện nay cây hoa hồng vụ xuân thường bị bệnh gây hại
nặng. Nấm làm lá mất diện tích quang hợp, thâm rụt lại, lá biến dạng, hoa
không nở được dẫn tới ảnh hưởng năng suất và phẩm chất hoa.
Theo Nguyễn Xuân Linh và CTV (2000) nguyên nhân gây bệnh là do
nấm Sphaerotheca pannosa var. rosae (S. pannosa) gây ra. Trong các giống
hoa hồng bệnh thường phá hại nặng trên giống Đà Lạt. Theo các tác giả nên
sử dụng thuốc Score 250 ND, Anvil 5SC, Bayfidan 250 EC đạt hiệu quả cao
trong việc phòng chống bệnh.
Dương Công Kiên (1999) cho rằng nguyên nhân gây bệnh phấn trắng
hoa hồng là do nấm Peronospora sparsa. Nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ
18
O
C , ẩm độ 85%, nếu nhiệt độ lên cao tới 27
O
C nấm sẽ chết sau 24 giờ. Sử
dụng phun Kasuran, Derosal, Ridomil rất có hiệu quả, cần kết hợp với biện
pháp cắt tỉa, đốt huỷ cành lá bị bệnh, bón thêm kali cho cây.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
1.1.3. Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)
Theo Trần Văn Mão và CTV (200l), bệnh gỉ sắt phân bố rộng ở nước
ta, làm lá rụng sớm ảnh hưởng đến sự ra hoa và phẩm chất của hoa. Ngoài ra
bệnh còn gây hại trên cành non, hoa và quả. Vào mùa đông biểu hiện triệu
chứng bằng những chấm đen nhỏ, đó là ổ đông bào tử của nấm gỉ sắt. Sợi
nấm hoặc đông bào tử qua đông trên chồi, cành bệnh, tới mùa xuân năm sau
bào tử đông hình thành bào tử đảm sau đó hình thành bào tử xuân, rồi hình
thành bào tử hạ, bào tử hạ tái xâm nhiễm nhiều lần trên đồng ruộng. Bào tử
đông nảy mầm ở nhiệt độ 6-25
O
C, bào tử hạ nảy mầm ở nhiệt độ 9-27
O
C, gặp
thời tiết ấm áp, mưa nhiều bệnh thường phá hại nặng. Theo các tác giả trên,
nguyên nhân gây bệnh là do nấm Phragmidium rosae- multiflorae Diet. Để
phòng trừ bệnh gỉ sắt cần áp dụng các biện pháp chăm sóc, tỉa bỏ cành lá
bệnh kết hợp với phun thuốc Sodium -p- aminobenzen sulffonate hoặc hợp
chất lưu huỳnh vôi 0,3
O
bome, ngoài ra cần bón thêm phân Ca, K, Mg, P với
liều lượng hợp lý tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây.
Tác giả Nguyễn Xuân Linh và CTV (2000) cho rằng nguyên nhân gây
ra bệnh là do nấm Phragnidium mucronatum. Để phòng trừ tốt nên loại bỏ tàn
dư cây bệnh và cỏ dại kết hợp với việc phun thuốc Score 250 ND, Anvil 5SC.
Dương Công Kiên (1999) cũng cho rằng nguyên nhân gây bệnh gỉ sắt là do
nấm P. mucronatum. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 18-21
o
C. Để phòng
trừ bệnh nên thu dọn, đốt sạch tàn dư cây bệnh, tưới nước vừa phải và kết hợp
phun thuốc Plantvax, Bavistin, Zineb, Topsin M để phòng trừ cho cây.
1.1.4. Bệnh thán thư (Colletotrichum rosae)
Theo Nguyễn Xuân Linh và CTV (2000) nguyên nhân gây bệnh là do
nấm Collettotrichum rosae gây ra. Bệnh gây hại trên các lá bánh tẻ, lá già,
bệnh nặng lan lên ngọn, điều kiện ẩm ướt bệnh lây lan rộng nên dùng thuốc
Topsin M 70ND với liều lượng 5- 10g/8 lít nước để phòng trừ bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
Theo Dương Công Kiên (1999) nguyên nhân gây bệnh thán thư hoa
hồng là do nấm Sphaceloma rosarum (Pass) (Elsinoe rosarum). Bệnh thường
phá hại trên lá hồng dại, khi bệnh nặng các mô lá bệnh khô chết làm rách lá.
Bệnh có thể hại cả thân, cành làm cành yếu dễ gãy. Bệnh có thể hại cả trên
hoa và đài hoa . Bệnh lây lan mạnh vào mùa xuân khi có nhiệt độ thấp và ẩm
độ cao. Bào tử nấm lây lan nhờ nước tưới và côn trùng. Về biện pháp phòng
trừ khi bệnh xuất hiện phải giảm lượng nước tưới, tránh đọng nước trên lá,
cần phải thu dọn tàn dư cây trồng đồng thời có thể phun định kỳ 1-2 tuần một
lần một trong những thuốc Antracol, Score, Carbenzim để phòng trừ bệnh.
1.1.5. Bệnh đốm lá (Cercospora puderi)
Nguyên nhân gây bệnh do nấm Cercospora puderi Davis (C. puderi)
theo Trần Văn Mão và CTV(2000). Bào tử nấm hình ống dài hay hình đuôi
chuột, không màu đến nâu nhạt. Sợi nấm qua đông trong lá bệnh hoặc trong
tàn dư cây bệnh, đến mùa xuân năm sau sợi nấm bắt đầu lây lan xâm nhiễm
trên các lá mới. Bệnh xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 10 khi có ẩm độ cao trên
vết đốm thường có một lớp mốc xám đen. Theo tác giả để phòng trừ bệnh có
thể phun thuốc Daconil 0,2% hoặc Bavitis 0,2% kết hợp với việc thu dọn tàn
dư cây bệnh trong vườn sẽ đạt hiệu quả cao.
Dương Công Kiên (1999) cũng cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do
nấm C. puderi B.H.Davis. Vết bệnh có đường kính khoảng 5 mm, xung quanh
vết bệnh có viền nâu đỏ, trung tâm vết có màu nâu xám. Nấm gây hại chủ yếu
trên mặt lá ở những vườn hồng rậm rạp, vì vậy viêc cắt tỉa cành lá thường
xuyên có thể hạn chế được bệnh. Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học có
hiệu quả khi sử dụng các loại thuốc trừ bệnh như Score 250ND,
Carbendazim Ngoài ra trên cây hoa hồng bệnh đốm lá còn nhiều nguyên
nhân khác gây nên như nấm Alternania alternate hoặc do nấm Colletotrichum
capsici (Syd) Butt và Bisby
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
Nguyễn Xuân Linh và CTV (2000) cho rằng nguyên nhân gây bệnh là
do nấm C. rosae. Bệnh hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già, bệnh nặng có thể
làm cho lá chóng rụng, có thể phòng trừ bệnh bằng thuốc Topsin M- 70ND và
Score 250ND. Trên cây hoa hồng còn có bệnh cháy mép lá do nấm Pestalozia
sp.(P. sp.) gây ra và có thể phòng trừ bệnh này bằng thuốc Daconil 75WP pha
ở nồng độ 0,20% hoặc Roval 50WP pha ở nồng độ 0,15%. Bên cạnh cây hồng
còn bị các bệnh hại khác do vi khuẩn, virus gây ra.
Ngoài ra theo Trần Văn Mão và CTV (2001) trên cây hoa hồng còn có
bệnh khô lá (nguyên nhân do nấm Phyllosticta sp.). Bệnh thường phát sinh từ
tháng 6 đến tháng 9, nhiệt độ càng cao, bệnh càng nặng.
1.1.6. Bệnh thối xám (Botrytis cinerea Pers.)
Theo Trần Văn Mão và CTV (2001) bệnh gây hại nặng vào mùa
xuân khi tiết trời có nhiều mưa phùn, bệnh hại cả nụ hoa, tràng hoa và lá non,
bệnh nặng làm hoa khô và lá rụng. Để phòng trừ bệnh, theo một số tác giả
nên sử dụng dung dịch Boocdo 1% hoặc Zineb 0,2% phun theo định kỳ 7
ngày/lần.
Theo Dương Công Kiên bệnh chết khô do nấm Botrytis cinerea Pers.
ex Fr. gây ra, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 15
o
C. Khi cây bị bệnh,
nụ hoa thường không nở được, nụ bị gãy gục xuống, hoa khô cháy . Theo tác
giả có thể phòng trừ bằng một số loại thuốc hóa học như Kasuran, Daconil,
Carbenzim định kỳ 1 tuần/ 1 lần cho hiệu quả tốt.
Dương Công Kiên và CTV (1999) trên cây hoa hồng ngoài các bệnh
kể trên còn có bệnh héo do nấm Verticillium albo - atrum gây ra. Bệnh gây
hại làm cho các ngọn non bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá ở phía dưới biến
vàng, ban đêm có thể phục hồi nhưng sau một vài ngày cả phần ngọn cũng
chuyển sang màu vàng sau cùng biến thành màu nâu, tàn úa và chết, bệnh
thường hại từ ngọn xuống. Trên hoa có thể tạo những vệt đen dọc theo chiều
dài cành hoa . Bệnh hại nặng vào mùa k hố khi thời tiết khô hạn . Hoa hồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
ở ngoài trời ít bị bệnh này hơn hoa hồng được trồng trong nhà kính. Theo
tác giả để phòng trừ bệnh nên dùng các giống kháng bệnh như Rose
Multif1ora, Rose Manetti. Ngoài ra theo các tác giả trên cây hoa hồng còn bị
một số bệnh do virus, vi khuẩn, tuyến trùng gây ra hoặc bệnh sinh lý không
truyền nhiễm cũng gây hại khá nghiêm trọng trên cây hoa hồng trồng ngoài
đồng ruộng.
Theo Trần Văn Mão và CTV (2001) trên cây hoa hồng còn có bệnh
khô lá (nguyên nhân do nấm Phyllosticta sp.). Bệnh thường phát sinh từ
tháng 6 đến tháng 9, nhiệt độ càng cao, bệnh càng nặng. Bệnh khô cành
hồng (Coniothyrium fuckeili Sacc). Bệnh thường gây hại trên các cành non
có thể làm gãy cành và cây chết. Sợi nấm qua đông trên các cành bệnh, năm
sau nấm xâm nhiễm lên các cây trồng mới. Vì vậy để phòng trừ bệnh này
cần phải tỉa cành theo định kỳ, nhất là những cành bị gãy do gió bão, kịp
thời đốt bỏ những cành bị bệnh, sau khi cắt tỉa cành cần phun thuốc Daconil
0,1% hoặc trộn Zineb 0,1% và Benlat 0,1 % để bảo vệ cho cây.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện được khá
nhiều loài vi sinh vật gây bệnh trên cây hoa hồng.
Pirone và CTV (1960) đã ghi nhận có 02 loài virus 03 loài vi khuẩn và
30 loài nấm gây bệnh trên cây hoa hồng. Ở Venezuela ghi nhận 18 loài nấm
gây bệnh trên lá và hoa , 6 loài nấm gây bệnh trên thân và 2 loài nấm gây
bệnh trên rễ (Vargas và CTV, 1990; Barnett và CTV (1998)) . Có những loài
nấm gây bệnh trên tất cả các bộ phận chính (lá, hoa, thân, rễ) của cây hoa
hồng như nấm Fusarium sp., Botrytis sp., nhưng có một số loài chỉ gây bệnh
trên lá và hoa như Erysiphe sp., Phragmidium sp., Phoma sp. và cũng có loài
nấm chỉ gây bệnh trên rễ và thân cây hoa hồng như Botryo diplodia.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
Theo các như nghiên cứu ở Mỹ trên cây hoa hồng có 17 bệnh do nấm,
3 bệnh do vi khuẩn, 6 bệnh do tuyến trùng và 7 bệnh do virus (Heath (1981);
Kendrich (1971); Shaul và CTV (1996); Subramanian (1983)).
Một số bệnh được nghiên cứu ở nhiều nước như bệnh thối xám
(Botrytis cinerea) ở Ấn Độ, Đan Mạch, Israel và Mỹ; Bệnh đốm đen trên lá
(M. rosae) ở ấn Độ, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Ba Lan, Thụy Điển; Bệnh phấn
trắng (S. panorosa var. rosae) ở Ấn Độ, Ba Lan, Đức, Ai Cập, Rumani, Trung
Quốc; bệnh gỉ sắt (do nhiều loài nấm thuộc loài Phragmidium) được nghiên
cứu ở Anh Quốc, Italia, Liên Xô (cũ) (Bhatti và CTV (1980); Chatani và CTV
(1996); Kanl (1984); Grimalskaya (1979); Kintya và CTV (1990); Pisi và
CTV (1990); Qwarns Trom (1990); Szekely và CTV (1984); Veser (1996)) .
Những bệnh này đã gây thiệt hại đáng kể cho hầu hết các vùng trồng hoa
hồng ở nhiều nước trên thế giới.
1.2.1. Bệnh đốm đen hoa hồng (Marssonina rosae)
Theo Horst (1983) bệnh đốm đen hoa hồng được thông báo đầu tiên ở
Thụy Điển (1815), sau đó là ở Pháp , Bỉ, Đức, Anh và ở Hà Lan (1844). Bệnh
được ghi nhận lần lượt ở Mỹ (1830), Nam Mỹ (1880), Úc (1892), Liên Xô
(1907), Trung Quốc (1910), Canada(1911), ở Châu Phi (1920-1922), Ấn Độ
(1941) và Thổ Nhĩ Kỳ (1947). Nấm gây bệnh phát hiện khắp các vùng trồng
hoa hồng và thậm chí ở các đảo như Philipine, Malta, Hawai và Newzealand
(Tschen (1991); Usesugi (1997)).
Theo Cynthia (1972) triệu chứng đặc trưng để phân biệt bệnh đốm đen
hoa hồng với các bệnh đốm khác là xuất hiện nhiều hay ít những đốm đen
tròn lớn 12mm, có viền và mép đâm tia.
Baker (1948) cho rằng nguyên nhân gây bệnh là nấm D. rosae. Dạng
sinh sản vô tính là nấm M. rosae. Nấm D. rosae hình thành các quả thể hình
cầu trên các vết bệnh già, cũ và qua đông ở đó, chúng chính là nguồn lây
nhiễm đầu tiên vào mùa xuân trên đồng ruộng. Hosrt (1983)cho biết: sợi nấm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
phân nhiều nhánh, không màu khi còn non, về già sợi nấm sẫm màu. Sợi nấm
sinh trưởng trong môi trường PDA và môi trường Malt agar rất chậm, tối
thiểu từ 15-37 ngày. Mặt khác việc nuôi cấy trên môi trường nhân tạo rất khó
khăn do nấm dễ bị tạp bởi các nấm hoại sinh khác, một tháng sau khi nuôi cấy
mới đạt đường kính tản nấm từ 2-9mm và tính độc mất đi sau một vài tháng
nuôi cấy. Wenefride I. và CTV (1993) đã xác định kích thước bào tử, màu sắc
tản M. rosae, giai đoạn vô tính của nấm D. rose đã được khẳng định sự đa
dạng của nấm này. Bào tử nấm có chiều dài 21,1- 25,3 µm; các chủng nấm
chia 4 nhóm màu: Nâu củ hành, hồng sáng, xám nhạt và nâu của củ hành với
sự pha trộn giữa đốm nâu đỏ và vàng. Nguồn bệnh tồn tại qua đông trên các
bộ phận của cây bị nhiễm bệnh. Bào tử lan truyền nhờ nướcvà cỏ thể bám vào
cơ thể côn trùng để di chuyển, bào tử nấm thường được sinh ra vào mùa xuân
và bắt đầu quá trình xâm nhiễm vào cây.
Bệnh đốm đen phát triển thuận lợi khi có cả hai yếu tố nhiệt độ ấm áp
và độ ẩm cao. Nấm M. rosae có khả năng thích ứng nhiệt độ khá rộng (15-
7
O
C), điều kiện tốt nhất của bệnh là có độ ẩm tương đối trên 85% và lá được
để ẩm liên tục ít nhất trong 6 giờ hoặc hơn, nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự nẩy
mầm của bào tử là 18- 20
O
C. Ở nhiệt độ này sự nẩy mầm của bào tử bắt đầu
sau 9 giờ và tỷ lệ nảy mầm có thể đạt tới 96% trong 36 giờ. Bào tử phân sinh
chết, không nẩy mầm ở 33
O
C, ở nhiệt độ 30
O
C chúng có thể nẩy ầm nhưng
không đủ sức để phát triển đủ sức để phát triển. Sợi nấm sinh trưởng mạnh
nhất ở 21
O
C và ngừng phát triển sau 8 tuần ở nhiệt độ 33
O
C. Sự lây nhiễm của
bào tử trên lá mạnh nhất ở nhiệt độ 19-21
O
C và triệu chứng bệnh có thể xuất
hiện trong vòng 3-4 ngày ở nhiệt độ 22-30
O
C. Sự lây nhiễm hoàn thành nếu lá
vẫn ẩm ướt suốt 24 giờ trước khi khô.
Sự lây nhiễm không thực hiện được trong không khí khô, ngay cả khi
độ ẩm tương đối 100% cũng không thực hiện được sự nẩy mầm nếu bào tử
không được làm ướt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
Theo Horst (1983), bệnh đốm đen thường phát triển mạnh hơn khi thời
tiết ẩm. Bệnh đốm đen có thể phòng ngừa hoặc ít nhất có thể hạn chế bằng
cách áp dụng những biện pháp sau: Tạo luồng không khí lưu thông xung
quanh cây hoa và như vậy sẽ làm giảm độ ẩm, hạn chế sự nhiễm bệnh; tỉa bớt
cành lá; tưới nước dưới gốc hoa tránh tưới ướt lá, tránh tưới nước vào buổi
chiều tối sẽ làm cây bị ẩm ướt suốt đêm tạo điều kiện thuận lợi cho bào tử nảy
mầm, xâm nhiễm. Cần tỉa bớt và nhặt sạch lá rụng, lá bệnh. Cũng có thể hạn
chế bệnh nếu trồng hóa hồng ở địa điểm có nắng chiều, hoặc nắng chiếu cả
ngày. Về sử dụng thuốc, có thể dùng Funginex, Fungigard, Daconil 2787 và
bột lưu huỳnh phun theo định kỳ từ 7-14 ngày/1lần. Thuốc Fantan có hiệu quả
cao trong phòng trừ bệnh đốm đen và an toàn với người sử dụng.
Nên chọn các giống có sức đề kháng cao với bệnh như: Fortyniner,
Cornonador, Carefree Beauty, Simpliaty,Borica, Granh Opera….
1.2.2. Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)
Bệnh gỉ sắt hoa hồng phá hại rất phổ biến trên vườn trồng và cả cây
hồng dại. Bệnh làm rụng lá sớm dẫn đến giảm năng suất phẩm chất hoa.
Theo Horst (1983) có 9 loài nấm gỉ sắt được tìm thấy trong đó có loài
Phragmidium mucronatum là loài phổ biến nhất ở Mỹ, gây hại chủ yếu trên
giống hồng Hybird tea rosae và một số giống khác. Nấm P. mucronarum
được quan sát đầu tiên trên kính hiển vi vào năm 1667 do Hooke tiến hành.
Nuôi cấy P. mucronatum có thể thực hiện trên các môi trường Agar có chứa
dung dịch chiết nấm men, pepton, casein. Theo Talbot và CTV (1971), bệnh
gỉ sắt đã được phát hiện thấy trên 200 giống hồng khác nhau được nhân ra từ
những cây hồng dại có tên Hybrid tea và Floribundas tại Anh. Bệnh gỉ sắt lan
rộng ở các vùng Nam, Đông nước anh, miền Tây nước Mỹ và các vùng địa lý
có nhiệt độ ấm áp, độ ẩm cao.
Theo Cynthia (1972) bệnh gỉ sắt hại hoa hồng hại nặng trên các giống
hồng lai và một số giống hồng khác. Bệnh hại nghiêm trọng ở các vườn hoa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
hồng dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Bào tử nấm được không khí và gió
truyền di lây nhiễm ở dưới mặt lá qua các lỗ khí khổng. Nhiệt độ tối thích cho
sự lây nhiễm của bệnh là 18-20
O
C và có điều kiện ẩm ướt liên tục trong 2- 4
giờ.
Baker (1953) xác định bệnh gỉ sắt phát triển thuận lợi trong điều kiện
có độ ẩm cao (có giọt nước, giọt sương) và nhiệt độ từ 18-20
O
C. Vào đầu mùa
thu, bào tử đông bắt đầu xuất hiện. Nấm gỉ sắt qua đông ở lá và thân cành.
Mùa xuân sang bào tử nấm được sinh ra và bắt đầu quá trình xâm nhiễm mới.
Bào tử đông hình thành đảm đa bào và các bào tử đảm. Bào tử đảm phát tán
nhờ gió, rơi lên bề mặt lá non, cành non của cây để bắt đầu xâm nhiễm. Sự
nhiễm bệnh thuận lợi ở những nơi không thông gió và có sự ngưng tụ hơi
nước. Nhiệt độ cao của mùa hè làm ảnh hưởng đến sự lây nhiễm của bào tử.
Bào tử gỉ sắt có thể giữ được khả năng sống trong 1 tuần ở 80
o
F ở miền nam
California. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau có nhiệt độ thích hợp cho bào tử
nấm gỉ sắt nẩy mầm, do có những cơn mưa rào. Để phòng trừ bệnh, cần hái
bỏ các lá già, lá bệnh thường xuyên. Việc tỉa cành lá bệnh vào mùa đông và
đầu mùa xuân, trước khi các lá mới xuất hiện sẽ làm giảm mức độ lây nhiễm
và ngăn chặn sự lây nhiễm, phát triển của nấm vào mùa xuân. Nên phun thuốc
6 ngày / lần vào thời kỳ có điền kiện môi trường thích hợp với sự phát triển
của nấm có thể sử dụng một số thuốc hoá học sau: Sunfua đồng, Ferbam,
Zineb, Maneb (cả trong giai đoạn nấm qua đông).
Theo Forberg (1975)để phòng trừ bệnh này cần chọn tạo các giống
kháng bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh trên tàn dư, cỏ dại và ký chủ phụ, kết hợp
với việc phun thuốc hoá học Peroxin 0,2- 0,4%.
1.2.3. Bệnh đốm lá (Cercospora puderi)
Theo Cynthia (1983) có 2 loài nấm gây bệnh đốm lá. Nguyên nhân thứ
nhất là nấm C. puderi, được ghi nhận ở bang Georgia và Texas. Loài thứ hai
là nấm C. rosicola gây ra. Bệnh được phát hiện vùng phía Nam nước Mỹ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
Quả thể bầu được hình thành trên các tàn dư cây bệnh. Có thể phun Maneb để
phòng chống bệnh này.
Theo Horst (1983) bệnh đốm lá cùng do 2 loài nấm là C. puderi và C.
rosicola gây ra. Ngoài ra còn có một số bệnh đốm lá như: bệnh đốm lá do
nấm Alternaria alternata (Fr) gây ra các vết đốm trên lá ở thời kỳ có mưa
nhiều. Vết bệnh thay đổi từ màu vàng sang màu nâu đậm, các đốm to dần và
xuất hiện các vòng đồng tâm trên mô bệnh của lá. Gặp điều kiện ẩm ướt, các
chồi hoa, nụ hoa và hoa đều có thể nhiễm bệnh. Nhiệt độ tối ưu cho nấm phát
triển là 30
O
C. Các loài A. brassicae var microspora Brun và các loài khác
cũng đã được thông báo là nguyên nhân gây ra bệnh đốm lá trên cây hoa
hồng; bệnh thán thư do nấm Colletotrichum capsici (Syd) Bult và Bisby gây
ra những vết đốm đỏ hình tròn, các đốm này có thể kết hợp thành một đốm
lớn. Bệnh nặng các lá bị khô và dễ rụng.
1.2.4. Bệnh phấn trắng hoa hồng (Sphaerotheca pannosa var rosae)
Phoatus đã mô tả bệnh phấn trắng trên hoa hồng lần đầu tiên vào
khoảng 300 năm trước công nguyên. Năm 1819, Wallroth đã mô tả nấm gây
bệnh này là nấm Alphitomorpha pannosa. Nó được chuyển vào loại Erysiphe
là E. pannosa vào năm 1829 và cuối cùng vào năm 1851 loài nấm này được
xếp vào loại Sphaerotheca. Mặc dù nó được công nhận là S. pannosa …một
số chuyên gia cồng nhận phân chia loài này thành 2 loài tuy nhiên một cuộc
khảo sát quy mô lớn đã được tiến hành và chứng minh rằng không có sự khác
nhau rõ rệt giữa 2 loài này và nấm phấn trắng hoa hồng ở Mỹ là do S.pannosa
gây nên.
Theo Cynthia (1972) bệnh phấn trắng hoa hồng được phát hiện thấy ở
nhiều nơi trên thế giới. Đây là bệnh phổ biến thường xuyên trên nhà kính và
trong vườn. Bệnh thường hại nặng trên các vườn hồng bị côn trùng và nhện
đỏ phá hại. Bệnh phấn trắng phá hại nặng trên các vườn hông khi người ta sử
dụng Ferbam và những thuốc hữu cơ cũ khác như thuốc lưu huỳnh và đồng để