Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự gia tăng quần thể của nhện bắt mồi lasioseius chaudhrii wu and wang (acarina blattisociidae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.95 MB, 87 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN BÁ HÙNG


ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN SỰ GIA TĂNG QUẦN THỂ
CỦA NHỆN BẮT MỒI LASIOSEIUS CHAUDHRII WU AND WANG
(ACARINA: BLATTISOCIIDAE)




CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH



HÀ NỘI, NĂM 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng,
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



NGUYỄN BÁ HÙNG










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để bài báo cáo được hoàn thành tốt, trong suốt thời gian thực tập, nghiên
cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự động viên
của gia đình và bạn bè.

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn
Văn Đĩnh – Học viện Nông Nghiệp Hà Nội đã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận
tình trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Côn trùng –
Khoa Nông Học – Học Viện Nông Nghiêp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người thân
và gia đình đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài báo
cáo này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


NGUYỄN BÁ HÙNG

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2

1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
1.1.1. Những nghiên cứu về nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley 3
1.1.2. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi
9
1.1.3. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi nhện gié
9
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 9
1.2.1. Những nghiên cứu về nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley 9
1.2.2. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi của nhện hại cây trồng 13
1.2.3. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi nhện gié 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Phạm vi nghiên cứu 18
2.3. Dụng cụ và vật liệu nghiên cứu 18
2.4. Nội dung nghiên cứu 18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.5. Phương pháp nghiên cứu 19
2.5.1. Phương pháp nhân nguồn nhện gié S. spinki làm thức ăn để nuôi
nhện bắt mồi (L.chaudhrii) 19
2.5.2. Phương pháp nhân nguồn NBM L.chaudhrii để nhân nuôi cá thể 20
2.5.3. Phương pháp nuôi sinh học cá thể nhện bắt mồi L.chaudhrii 21
2.6. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 24

2.6.1. Công thức tính tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ đực/cái, tỷ lệ cái 24
2.6.2. Công thức xác định thời gian phát dục của một cá thể: 25
2.6.3. Phương pháp tính tỷ lệ tăng tự nhiên NBM 25
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. Đặc điểm hình thái của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii 27
3.1.1. Đặc điểm hình thái của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii 27
3.1.2. Kích thước các pha phát dục của nhện bắt mồi Lasioseius
chaudhrii 30
3.2. Đặc điểm sinh vật học của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii 32
3.2.1. Thời gian phát dục các pha của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii 32
3.2.2. Sinh sản và nhịp điệu sinh sản của nhện bắt mồi Lasioseius
chaudhrii 36
3.2.3. Tỷ lệ trứng nở của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii 39
3.2.4. Tỷ lệ đực cái của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii 41
3.2.5. Tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
1. Kết luận 51
2. Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NBM : Nhện bắt mồi
BVTV : Bảo vệ thực vật























Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1: Diện tích nhiễm và tỷ lệ hại của nhện gié tại các tỉnh, thành phố phía Bắc
từ năm 2007 đến năm 2013 11
3.1. Kích thước các pha phát dục của NBM Lasioseius chaudhrii 31

3.2. Thời gian phát dục của trứng nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở nhiệt
độ 35
o
C, 32,5
o
C, 27,5
o
C và RH: 96% - 98% 32
3.3. Thời gian phát dục của nhện non nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở
nhiệt độ 35
o
C, 32,5
o
C, 27,5
o
C và RH: 96% - 98% 33
3.4. Thời gian sống của trưởng thành cái nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở
nhiệt độ 32,5
o
C, 27,5
o
C và RH: 96% - 98% 34
3.5. Thời gian từ khi hóa trưởng thành đến khi đẻ trứng của nhện bắt mồi
Lasioseius chaudhrii ở nhiệt độ 32,5
o
C, 27,5
o
C và RH: 96% - 98% 35
3.6. Thời gian các pha phát triển và tuổi thọ của nhện bắt mồi Lasioseius
chaudhrii ở nhiệt độ 32,5

o
C, 27,5
o
C và RH: 96% - 98% 35
3.7. Số lượng trứng đẻ của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở nhiệt độ
32,5
o
C, 27,5
o
C và RH: 96%-98% 37
3.8. Nhịp điệu sinh sản của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở nhiệt độ
32,5
o
C, 27,5
o
C và RH: 96% - 98% 38
3.9. Tỷ lệ trứng nở (%) của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở nhiệt độ
32,5
o
C, 27,5
o
C và RH: 96% - 98% 40
3.10. Tỷ lệ đực cái của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở nhiệt độ 32,5
o
C
và 27,5
o
C và RH: 96% - 98% 41
3.11. Bảng sống (life – table) của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở nhiệt
độ 32,5

o
C và RH: 96% -98% 43
3.12. Bảng sống (life – table) của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở nhiệt
độ 27,5
o
C và RH: 96% -98% 44
3.13. Giá trị x.lx.mx/Ro và x.lx.mx. e
-rx
của nhện bắt mồi Lasioseius
chaudhrii ở nhiệt độ 32,5
o
C và RH: 96% -98% 46
3.14. Giá trị x.lx.mx/Ro và x.lx.mx. e
-rx
của nhện bắt mồi Lasioseius
chaudhrii ở nhiệt độ 27,5
o
C và RH: 96% -98% 47
3.15. Các chỉ tiêu sinh học cơ bản của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở
nhiệt độ 32,5
o
C và 27,5
o
C và RH: 96% - 98% 48
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1: Ống thân nhân nguồn nhện gié 20
2: Nhân nuôi nhện bắt mồi L.chaudhrii trong hộp có cách ly. 21
3: Phương pháp đo kích thước nhện bắt mồi. 22
4: Lồng nuôi nhện bắt mồi L.chaudhrii 23
5: Các lồng nuôi được đặt trong thùng có nước muối bão hòa 24
6: Trưởng thành cái nhện bắt mồi L.chaudhrii 28
7: Trưởng thành đực nhện bắt mồi L.chaudhrii 28
8: Trứng nhện bắt mồi L.chaudhrii 28
9: Nhện non tuổi 1 và tuổi 2 nhện bắt mồi L.chaudhrii 29
10: Nhện non tuổi 3 nhện bắt mồi L.chaudhrii. 30
11: Nhịp điệu sinh sản của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở nhiệt độ
32,5
o
C, 27,5
o
C và RH: 96% - 98%. 39
12. Tỷ lệ trứng nở (%) của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở nhiệt độ
32,5
o
C, 27,5
o
C và RH: 96% - 98% 40
13. Tỷ lệ trưởng thành cái (%) của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii ở nhiệt
độ 32,5
o
C và 27,5
o
C và RH: 96% - 98% 42
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước đây nhện gié (Steneotarsonemus spinki Smiley) hại lúa phát sinh gây
hại chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, nhưng những năm gần đây đã phát sinh và gây hại
ở một số tỉnh phía Bắc. Cùng với sự biến đổi khí hậu khác thường và việc sử dụng
thuốc hoá học Bảo vệ thực vật (BVTV) chưa hợp lý trên cây lúa đã gây ra nhiều tác
hại nghiêm trọng: gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm bùng
phát số lượng một số loài thứ yếu, đặc biệt là nhện gié trong những năm gần đây
phát sinh trên diện rộng và có nguy cơ trở thành dịch hại nguy hiểm.
Nhện gié gây hại có xu hướng gia tăng cả về phạm vi và mức độ gây hại.
Diện tích lúa bị nhiễm nhện gié và diện tích nhiễm nặng ngày một gia tăng. Nhện
gié gây hại nặng đã làm giảm năng suất và phẩm chất của lúa.
Nhện gié có cơ thể rất nhỏ lại thường cư trú và phá hại bên trong các khoang của
gân và bẹ lá lúa nên rất khó quan sát thấy chúng. Khi thấy triệu chứng hại của nhện
gié thì chúng đã có quần thể rất lớn và bắt đầu gây hại nặng. Triệu chứng gây hại
của nhện gié trên các bộ phận của cây lúa thường dễ lẫn với triệu chứng gây hại của
một vài bệnh hại lúa khác nên dễ gây ra sự nhầm lẫn, vì vậy ở một số địa phương
thường gọi là bệnh cạo gió.
Vòng đời của nhện gié ngắn (7-10 ngày), khả năng đẻ trứng của nhện gié cao,
tỷ lệ trứng nở thường trên 80%, từ đó cho thấy nhện gié có tốc độ gia tăng quần thể
nhanh, sức gây hại là rất lớn.
Nhện bắt mồi (NBM) Lasioseius chauhdrii Wu and Wang là một trong những
tác nhân hạn chế sự gia tăng quần thể nhện gié. Nghiên cứu sự gia tăng quần thể
nhện bắt mồi Lasioseius chauhdrii là góp phần tích cực vào việc sử dụng các loài
thiên địch sẵn có trong tự nhiên có thể nuôi nhân và sử dụng để phòng chống sinh
học nhện gié hại lúa. Dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự gia tăng quần thể của
nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii Wu and Wang (Acarina: Blattisociidae)”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2

1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định nhiệt độ thích hợp nhất mà ở đó nhện bắt mồi Lasioseius chauhdrii Wu
and Wang có sự gia tăng quần thể cao nhất để từ đó ứng dụng trong nhân nuôi
NBM để phòng chống sinh học nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley trên đồng
ruộng.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Với mục đích trên, đề tài cần phải thực hiện được các yêu cầu sau đây:
Xác định sức tăng quần thể nhện bắt mồi Lasioseius chauhdrii ở nhiệt độ
35
o
C, 32,5
o
C và 27,5
o
C.
Cụ thể là nuôi cá thể NBM Lasioseius chauhdrii ở điều kiện nhiệt độ 35
o
C,
32,5
o
C và 27,5
o
C từ đó xác định khả năng đẻ trứng, số trứng nở, tỷ lệ trứng nở, tổng
số nhện đẻ ra, số nhện non chết tự nhiên, thời gian phát dục các pha và vòng đời,
trên cơ sở đó xác định tỉ lệ tăng tự nhiên của Lasioseius chauhdrii.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung thêm những tài liệu nghiên cứu về nhện bắt mồi Lasioseius

chauhdrii thiên địch phổ biến của loài nhện gié S. spinki Smiley hại lúa.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả nghiên cứu, xác định nhiệt độ thích hợp để nhân nuôi NBM
Lasioseius chauhdrii và sử dụng chúng trong phòng chống nhện gié hại lúa.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Những nghiên cứu về nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về loài nhện gié S. spinki Smiley hại
lúa bởi loài nhện này gây hại nguy hiểm đối với lúa ở nhiều nước.
*Sự phát sinh và nguy cơ của nhện gié đối với cây lúa
Nhện gié được biết đến như là một dịch hại quan trọng đối với lúa, chúng
xuất hiện ở trên 70 của vùng nhiệt đới. Tại miền tây Cuba, nhện gié được phát hiện
trên cây lúa vào cuối năm 1997 (Almaguel et al., 2003).
Theo Navia and Melo (2014) nhện gié là dịch hại nghiêm trọng ở châu Á từ
năm 1930, vùng Caribbean vào cuối 1990, lục địa châu Mỹ vào khoảng cuối năm
2004 (Costarica, Nicaragua & Parama). Tại Trung Quốc nhện gié làm giảm 30-90%
năng suất lúa, Cuba ước giảm 70%. Brazil là nước có sản lượng lúa đứng đầu Nam
Mỹ 12,7 triệu tấn/năm, nhện gié làm giảm 30-70% năng suất tương đương 3,8-8,9
triệu tấn/năm.
Nhện gié S. spinki xuất hiện ở các nước trồng lúa lớn trên thế giới. S. spinki
là một "động vật chân đốt chuyển động nhỏ" hại nặng cây lúa ở Ấn Độ và gây hại
lúa ở miền nam Trung Quốc vào năm 1968 . Tiếp theo đó ở Ấn Độ vào tháng 11
năm 1975, Đài Loan, Kenya và Philippines vào năm 1977, năm 1984 tại Nhật Bản
S. spinki xâm nhiễm cây lúa trồng trong nhà kính) Năm 1999, S. spinki đã xuất hiện
ở Hàn Quốc, Thái Lan và Sri Lanka. S. spinki hại lúa ở Cuba vào năm 1997. S.

spinki nhanh chóng lan rộng khắp khu vực Caribbean và Trung Mỹ. Nó đã xuất hiện
tại Cộng hòa Dominica vào năm 1999 và Panama, Haiti, Costa Rica Sanabria và
Aguilar vào năm 2004 (Hummel et al., 2009).
Nhện gié có thể được tìm thấy trong các phần bên trong của vỏ gạo. Nhện
gié gây hại và sinh sản đạt đỉnh cao khi hạt trong giai đoạn hình thành sữa. Triệu
chứng phá hoại biểu hiện bằng sự đổi màu của các bộ phận bị hại trên cây lúa, và
có thể là sự hiện diện của vi khuẩn bạc lá hoặc bệnh đốm vằn gây bệnh. Nhện gié là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

một dịch hại nghiêm trọng trên lúa ở Trung Quốc, Philippines và Đài Loan kể từ
những năm 1970. Năng suất giảm từ 5 đến 20%, một số khu vực thiệt hại từ 70 đến
90%. Năm 1997, nhện gié làm giảm 30-90% mất năng suất lúa ở Cuba, 30% tại
Cộng hòa Dominica và Haiti, 40 - 60% sản lượng lúa mất mát ở Costa Rica,
Panama và Nicaragua. Năm 2007, nhện gié đã được tìm thấy ở Texas, Arkansas,
sản lượng thiệt hại ở Trung Mỹ và các nước khác trên thế giới đã dao động từ 30
đến 90% (Taillon et al., 2008).
Theo Hummel et al. (2009), S. spinki đã gây mất mùa lớn ở Đài Loan, Trung
Quốc, Ấn Độ, Cuba, Cộng hòa Dominica, Panama, Costa Rica. Cuba vào năm
1997, nơi mất mùa dao động từ 30 đến 70%. Ghi nhận của Zhang Yan Xuan, Lin
Jian Zhen (1982), từ những năm 70 Trung Quốc có một số vùng trồng lúa nước chủ
yếu tập trung ở Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Giang Tô, Đài
Loan, tại các vùng này đều phát hiện tình trạng nhện gié hại lúa. Quá trình nghiên
cứu Zhang Yan Xuan, Lin Jian Zhen ghi nhận loài nhện gié chích hút chất dinh
dưỡng của lúa, trực tiếp gây ra những triệu chứng bất thường cho các bộ phận của
cây lúa; gián tiếp nhện gié là loài trung gian truyền vi khuẩn gây thối bẹ lá lúa
(Acrocylindrium oryzace) dẫn đến bẹ lá và hạt lúa có các vết màu khác lạ và chứng
bệnh tím lá lúa (Zhang Yan Xuan and Lin Jian Zhen, 1982).
*Một số đặc điểm chính của nhện gié
S. spinki (PRM) hại lúa, cơ thể màu trắng nhạt, dài 200 đến 300 mm. Con

đực có xu hướng nhỏ hơn con cái. Trứng chưa được thụ tinh (khi không có con đực)
vẫn có thể nở thành nhện non (Taillon et al., 2008).
Nghiên cứu về các yếu tố sinh thái cho thấy nhiệt độ thích hợp cho nhện gié
phát triển từ 25,5°C và 27,5°C (77,9°F và 81,5°F), độ ẩm thích hợp giữa 83,8% -
89,5%. Tại Ấn Độ, loài nhện này xuất hiện trên cây lúa trong suốt cả năm. Mật độ
tối đa trong tháng 11 là khoảng 586,70 - 633,30 con /cây, tối thiểu trong tháng 12 là
khoảng 44,30 - 52,70 con / cây. Nghiên cứu mối tương quan giữa lượng mưa, nhiệt
độ và sự gia tăng quần thể nhện hại chỉ ra rằng quần thể nhện hại tăng khi lượng
mưa thấp và nhiệt độ cao. Có 2 thời điểm ảnh hưởng đến sự phát triển và tỷ lệ chết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

tự nhiên của nhện gié là tháng 12 đến tháng 3 khi nhiệt độ xuống dưới 24
0
C và
tháng 7 đến tháng 9 khi lượng mưa trên 60mm (Almaguel et al., 2003).
Nhện hại rất nhạy cảm với độ ẩm. Khi nhiệt độ tăng trên 30°C (86°F), và độ
ẩm tương đối giảm dưới 40%, nhện hại sẽ chết trong vòng 4 giờ. Nhiệt độ trong
khoảng 28-30°C (82,4 - 86°F), với độ ẩm tương đối trên 80%, là tối ưu cho sự sinh
trưởng và phát triển của nhện gié, (United States Department of Agriculture, 2009).
Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu tính đa dạng di truyền của nhện gié
thông qua AND bằng công nghệ PCA (Dowling et al.,2008).
*Phòng trừ nhện gié hại lúa
Để phòng trừ nhện gié, ở Ấn Độ dùng thuốc Dicofol 18,5 EC, tỷ lệ chết 90%,
Dimethoate 30 EC tỷ lệ chết 88,49 %. Hiệu quả này có tương quan với việc giảm tỷ
lệ hạt bị hư hỏng. Quản lý tổng hợp S. spinki trong vùng biển Caribbean và các
nước Trung Mỹ phun trừ nhện gié bằng các loại thuốc: Abamectin, Biomite,
Dicofol, Endodsulfan, Ethoprophos và Triazophos (Almaguel et al., 2005),
(Hummel et al., 2009).
1.1.2. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi

*Sử dụng nhện bắt mồi trong phòng chống nhện hại cây trồng
Để phòng trừ nhện đỏ hại cam, Puspitarini et al., (2012) ở Indonesia đã áp
dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) mà chú trọng từ khâu làm đất, dùng
giống kháng nhện, tưới tiêu nước hợp lý để hạn chế sự phát sinh và gây hại của
nhện, bón cân đối NPK, thường xuyên giám sát đồng ruộng 5 ngày/lần để kịp đưa ra
các biện pháp sử lý thích hợp.
Tại hội thảo của IOBC lần thứ 4 (9-12/9/2003) vấn đề quản lý và sử dụng
nhóm nhện bắt mồi để phòng chống nhện hại cây trồng được các nhà khoa học
Brazin chỉ ra rằng có rất nhiều loài NBM trong tự nhiên, chúng ta cần đầu tư thời
gian điều tra, nghiên cứu tiềm năng của chúng, sử dụng chúng như một biện pháp
sinh học nhằm chống lại các vi sinh vật gây hại cây trồng (Moraes et al., 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Theo Mingyi (1998) để phòng chống nhện Tetranychus urticae hại rau trồng
trong nhà kính, ở Châu Âu người ta đã sử dụng loài NBM Phytoseius rigeli
(Phytoseidae) đạt được hiệu quả đáng kể. Loài NBM này cũng được sử dụng phòng
chống dịch hại ngoài đồng ruộng để phòng chống Tetranychus cinnarinus ở cả
Kenya và Ugada. Hóa chất BVTV không được khuyến cáo sử dụng, nhưng nếu
nhện hại có nguy cơ phá hại nặng và được phát hiện sớm thì có thể sử dụng thuốc
Dimethoate để phun trừ.
Ẩm độ dường như được xác định là nhân tố rất quan trọng đối với NBM. Giai
đoạn trứng nở mẫn cảm với điều kiện ẩm độ dưới 50% ở 25
0
C, một vài loài thuộc
Tetranychus có thể phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm thấp và nhiệt độ cao.
1.1.3. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi nhện gié
Phân loại
• Ngành Chân đốt (Arthropoda)
• Lớp nhện (Arachinidae)

• Bộ Ve bét (Acarina)
• Tổng họ Mesostigmata
• Họ Blattisociidae
• Giống Lasioseius
• Loài Lasioseius chaudhrii
Nhện bắt mồi loài Lasiosieus parberlesi Tseng là kẻ thù tự nhiên của nhện
gié, một loài dịch hại chính, quan trọng trên lúa. Loài NBM này đã tấn công và làm
giảm mức độ hại của quần thể nhện gié ở phía nam Đài Loan. NBM Lasiosieus (Wu
and Wang) là loài ăn thịt một số nhện hại lúa khác Tasonemus fazhouenis Lin and
Zhang ở tỉnh Fujian thuộc miền nam Trung Quốc (Zhang Yan Xuan and Lin Jian
Zhen, 1982). Quần thể NBM Lasioseius chaudhrri phát triển mạnh vào mùa hè và
mùa thu. Một cá thể NBM này ăn 200-300 cá thể nhện nhỏ hại lúa trong suốt quá
trình sinh trưởng và phát triển của chúng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Năm 1981, Wu Wei Nan thuộc phòng nghiên cứu côn trùng Quảng Đông đã
nghiên cứu về nhện (Phytoselidae), (Gnoriminae), (Gnorimus), lấy theo tên là
Gnonrimu chaudhrii Wu and Wang, trong quá trình nghiên cứu nhện gié Taronemid
đã phát hiện ra loài nhện bắt mồi thiên địch T.fuzhouensis. Từ 1981 ông đã tiến
hành nghiên cứu sinh vật học và sinh thái học loài nhện thiên địch chiếm ưu thế, bắt
và ăn nhện gié hại lúa ở Phúc Châu. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở 23-31
0
C,
nhện có tốc độ phát dục nhanh, mật độ cao, sức bắt mồi mạnh mẽ, một nhện cái mỗi
ngày đẻ 6-7 trứng, trong vòng đời của mình nhện bắt mồi có thể bắt ăn 200-300
nhện gié (Zhang Yan Xuan and Lin Jian Zhen, 1982).
Tại Phúc Châu, nhện gié phát triển mạnh vào 8 thời điểm trong năm. Mỗi lần
kéo dài từ 4 đến 8 ngày, ngay sau đó nhện bắt mồi cũng xuất hiện với mật độ tăng
rõ rệt; sau khoảng thời gian nhện bắt mồi phát triển mạnh chừng 5-7 ngày, cũng là

lúc số lượng nhện gié hại lúa giảm xuống, như vậy sự phát triển của nhện bắt mồi
có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nhện gié hại lúa, (Zhang Yan Xuan, Lin Jian
Zhen, 1982).
Nhện bắt mồi Lasiosieus có khả năng bắt mồi khá tốt. Quan sát dưới kính
hiển vi, trong khoảng thời gian 1 tiếng, nhện bắt mồi có thể bắt được 11 nhện gié.
Lúa từ lúc trỗ tới khi chín, cũng là lúc nhện gié sinh sôi phát triển, nhện bắt mồi sẽ
tìm bắt nhện gié ẩn náu nơi lá lúa để làm thức ăn. Loài nhện bắt mồi này hoạt động
mạnh mẽ hơn so với loài nhện gié, một NBM trong suốt cuộc đời của mình có thể
bắt ăn 200-300 nhện gié. Khả năng khống chế nhện gié hại lúa của loài nhện bắt
mồi nói trên rất đáng được quan tâm (Zhang Yan Xuan, Lin Jian Zhen, 1982).
Từ năm 1982 Zhang Yan Xuan, Lin Jian Zhen đã tiến hành nuôi NBM nhện gié
tuy rằng với phương pháp còn giản đơn hơn ngày nay rất nhiều:
Tiến hành điều tra thu thập NBM trên đồng ruộng bằng cách chọn một thửa
ruộng tại Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến để kiểm tra. Cứ 3-5 ngày lấy một túm lúa ở bên
rìa ruộng và giữa ruộng, quan sát dưới kính hiển vi, ghi chép lại số lượng nhện bắt
mồi, kết hợp với điều kiện khí hậu phân tích qui luật và tình hình động thái, phân bố
của nhện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Nuôi sinh học trong phòng thí nghiệm: Dùng nhựa nến cố định 135 chiếc ống
nhựa trong hộp nuôi, xung quanh có các rãnh chứa nước, tránh không cho nhện
thoát ra, mỗi hộp có nắp đậy bằng kính. Bắt nhện bắt mồi cái ở ngoài ruộng về cho
đẻ trứng, cho trứng của nhện cái vào hộp nuôi nhỏ, đợi sau khi trứng nở thành nhện
con, dùng phấn hoa và nhện gié làm nguồn nguyên liệu nuôi. Hộp nuôi nhện bắt
mồi để trong một điều kiện nhiệt độ không thay đổi, mỗi ngày quan sát 2 lần.
Nhện bắt mồi trải qua 5 giai đoạn phát dục: Trứng, (hình tròn, trứng mới đẻ ra
trong suốt không màu, trước khi hóa nhện trứng chuyển sang màu trắng đục, có
những vết trắng), nhện non mới nở, nhện non thời kỳ I, nhện non thời kỳ II và nhện
trưởng thành. Nhện đực và nhện cái tiến hành giao phối ở thời kỳ II. Khi giao phối,

nhện đực leo lên lưng nhện cái trưởng thành để giao phối. Ở 32
0
C, sau 3 ngày trứng
nở đạt 100%, trong điều kiện 38
0
C, trứng NBM nhanh chóng bị chết. Nhiệt độ thích
hợp nhất trứng nở là 25-30
0
C. Quá trình trứng hóa nhện hình dạng nhện dần dần
thành hình, chúng dùng chân sau đạp vào vỏ trứng, làm cho vỏ trứng nứt ra từ từ.
Thời gian trứng nở đến khi thành nhện non chui ra ngoài chỉ mất 40 phút.
Nhện non có hình tròn trong suốt không màu, chân rất dài, phía đuôi nhện hiện
rõ 1 cặp lông và ngay lập tức tìm thức ăn. Khi thức ăn khan hiếm, chúng có thể ăn
thịt đồng loại, hoặc ăn một số sinh vật nhỏ dạng sợi. Có thể nhận biết giới tính của
NBM qua hình dạng bên ngoài ở thời kỳ II. Những con có cơ thể hơi tròn, hơi mập
sau sẽ phát triển thành NBM cái, còn hình dáng trông tựa hình tam giác sẽ là NBM
đực. Nhện cái trước khi đẻ, cơ thể dày hơn, to hơn, màu trắng sữa chuyển dần sang
màu nâu nhạt. Ở điều kiện 28
0
C, 1 cá thể NBM cái có thể đẻ 21 - 43 trứng, bình
quân là 23 trứng. Mỗi ngày đẻ được 6-7 quả trứng (Zhang Yan Xuan, Lin Jian
Zhen, 1982).
Nhện bắt mồi Lasioseius có tính đề kháng tốt, dễ sống, khả năng bắt mồi tốt,
ăn tạp, dễ nuôi, có những đặc điểm đặc trưng của một loài chiếm ưu thế. Do vậy,
đầu mùa dùng phấn hoa màu, cuối mùa dùng phấn hoa mướp để làm nguồn thức ăn
nuôi nhện bắt mồi, sau đó thả chúng vào trong ruộng lúa có thể hạn chế sự phá hoại
của nhện gié (Zhang Yan Xuan, Lin Jian Zhen, 1982).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9


Loài NBM Lasioseius sp. ở giai đoạn tiền trưởng thành có sức ăn cao hơn so
với giai đoạn trưởng thành. Trong 24h, một cá thể nhện bắt mồi có thể ăn 7,95 quả
trứng; 3,55 nhện non; 2,5 con tiền trưởng thành và 0,05 con trưởng thành. Chúng ăn
nhiều nhất vẫn là pha trứng 52%; sau đó đến pha nhện non 44,3%; pha trưởng thành
chúng ít ăn hơn(1%). Nuôi ở điều kiện 30
0
C, độ ẩm 70% trong 24 h sức ăn trung
bình của con cái là 25,15 trứng, nhện non là 12,2 và 1,8 con trưởng thành. Còn đối
với con đực là 15.9 trứng, 12,95 nhện non, 1,55 trưởng thành (Sheeja and Ramani,
2009).
Trong điều kiện khan hiếm nguồn thức ăn để nhân nuôi NBM thì phấn hoa
như một nguồn thức ăn thay thế cho động vật săn mồi nói chung. Các nghiên cứu này
chỉ ra rằng phấn hoa, trứng bướm và u nang tôm ngâm muối là những loại thức ăn
thay thế con mồi và đóng góp vào tối ưu hóa quá trình nuôi cho phytoseiidae.Tuy
nhiên, trong nghiên cứu các động vật ăn thịt được nuôi chỉ cho một thế hệ duy nhất
trên những thực phẩm nhân tạo. Khi mất cân bằng dinh dưỡng có thể được thể hiện
chỉ sau khi nhiều thế hệ nuôi trên một chế độ ăn uống tự nhiên, hiệu quả của các loại
thức ăn nhân tạo cần phải được thử nghiệm cho nhiều thế hệ (Dominiek et al., 2013).
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Những nghiên cứu về nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley
* Sự phát sinh và nguy cơ gây hại của nhện gié
Nhện gié S. spinki Smiley, phát sinh và gây hại ở Việt Nam từ khi nào, phạm
vi và mức độ gây hại ra sao, cho đến nay cũng chưa có tài liệu nào ghi nhận chính
xác. Theo Ngô Đình Hòa (1992), loài nhện nhỏ S. spinki xuất hiện và gây hại trên
lúa đầu tiên ở Thừa Thiên Huế. Tháng 4/1992, nhện gié được phát hiên gây hại trên
lúa ở xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, diện tích bị hại mới chỉ vài sào Trung
bộ, trong đó diện tích biểu hiện rõ triệu chứng bệnh mới chỉ vài m
2
. Tại xã Thủy
Tân, huyện Hương Thủy cũng thấy có nhện nhỏ gây hại nhưng triệu chứng chưa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

biểu hiện rõ. Đến vụ hè thu 1992 đã có hơn 40 ha lúa bị hại nặng vào thời lúa trỗ
làm 1- 15% hạt bị lép.
Ở vùng Hà Nội, Nguyễn Văn Đĩnh và Vương Tiến Hùng (2007) ghi nhận có
8 loài nhện hại lúa là Schizotetranychus sp, Oligonychus oryzae Hirst, Tetranychus
cinnabarinus Koch, Polyphagotarsonemus latus Bankz, Steneotarsonemus spinki
Smiley, Steneotarsonemus sp., Aceria tulipace và Aceria sp. Hai trong 8 loài này là
nhện bạc trắng Steneotarsonemus sp và nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley,
là những loài xuất hiện phổ biến nhất.
Cùng với sự biến đổi về thời thiết, khí hậu, sự đa dạng hóa giống lúa trong
thâm canh đạt năng xuất cao, sự lạm dụng thuốc BVTV trong phòng chống sinh vật
gây hại trên lúa đã làm nhện gié ngày càng phát sinh và gây hại mạnh cả về phạm vi
phân bố và mức độ gây hại, chúng đã và đang trở thành mối lo của nghề trồng lúa
(Nguyễn Văn Đĩnh, 2014).
Thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (2006) cho thấy: Năm 2006, nhện gié gây
hại trên 5.426 ha lúa hè thu, lúa mùa ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
Năm 2008, nhện gié gây hại 4.299 ha trên lúa hè thu và lúa mùa ở các tỉnh phía Bắc,
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Cục BVTV, 2009).
Riêng các tỉnh Phía Bắc, vụ mùa 2007 nhện gié hại khoảng 315 ha lúa ở
Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nội với tỷ lệ hại 10-15%,
cao 30%; Năm 2008, diện tích bị nhện hại lên tới 1.160 ha, trong đó diện tích bị hại
nặng 7,2 ha (Trung tâm BVTV phía Bắc, 2008); Những năm tiếp theo diện tích lúa
nhiễm nhện gié và tỷ lệ hại do nhện gié có xu hướng ngày một tăng lên (Bảng 1.1).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Bảng 1.1: Diện tích nhiễm và tỷ lệ hại của nhện gié tại các tỉnh,thành phố phía
Bắc từ năm 2007 đến năm 2013

Năm
Diện tích
nhiễm (ha)
Diện tích nhiễm
nặng (ha)
Tỷ lệ hại (%)
Cao Cá biệt
2007 643

0

30

-

2008 1160

7,2

20-40

-

2009 1178

115,0

10-30

50-60


2010 8935

1010,0

10-30

40-60

2011 1871

270,0

20-40

60

2012 406

3,2

5-10

20-60

2013 4400

246,0

10-30


30-60

Nguồn: Số liệu tổng kết của Trung tâm BVTV Phía Bắc.
Tiến hành thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của quần thể nhện gié trên giống
lúa IR 50404 được gieo cấy phổ biến tại Châu Thành, An Giang ở thời điểm sau sạ
30 và 45 ngày đến tổng số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, lép/bông, trọng lượng bông, độ
cong của bông. Bông lúa bị nhện gié hại nặng có trọng lượng nhẹ hơn so với đối
chứng, tỷ lệ hạt lép tăng khi mật độ nhện hại tăng, trọng lượng trung bình của hạt bị
giảm (Lê Đắc Thủy, 2012).
* Thời gian phát sinh, gây hại, triệu chứng và một số đặc điểm sinh học của
nhện gié (S. spinki)
Nhện gié là loài có cơ thể nhỏ lại cư trú và gây hại trong khoang của mô bẹ lá
lúa nên thời gian đầu ta không thể quan sát thấy được. Khi triệu chứng của vết nhện gié
hại biểu hiện ra ngoài thì quần thể nhện đã có mật số rất cao và có thể chúng đã trải qua
3-4 thế hệ. Khi lúa có đòng, nhện hại gié lúa non, làm cho gié lúa vặn vẹo, bông lúa
khó trỗ thoát. Hạt lúa bị nhện hại thường co xoắn lại và biến màu vàng nhạt làm cho
hạt bị lép, thậm chí gây lép cả bông lúa (Nguyễn Mạnh Thủy, 2007).
Nhện gié được đánh giá là mối lo của nghề trồng lúa ở Việt Nam. Nhện gié
phát triển mạnh ở 28-30
0
C, ẩm độ 96%, chúng có thể lan truyền nhờ gió, nước, hạt
giống, côn trùng, chuột, dụng cụ sản xuất …(Nguyễn Văn Đĩnh, 2014).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Nhện gié trải qua 4 phát dục: Trứng, nhện non di động, nhện non không di
động và nhện trưởng thành. Nhện gié có vòng đời ngắn, trung bình 9,33 ngày ở
24,6
0

C và 5,83 ngày ở 29,9
0
C (Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Thu Phương, 2006).
Vòng đời của nhện gié nghiên cứu ở các nhiệt độ 22,5
0
C, 25
0
C, 28,5
0
C, 30
0
C,
32,5
0
C lần lượt là 10,06; 8,46; 7,67; 6,21; 5,54 ngày; Hệ số nhân trong một thế hệ
của nhện gié ở 22,5
o
C, 25
o
C, 28,5
o
C, 30
o
C, 32,5
o
C tương ứng là 27,31; 37,34; 46,65;
59,96; 7,24; Thời gian tăng đôi quần thể của nhện gié là rất cao ở 22,5
o
C, 25
o

C, 28,5
o
C,
30
o
C, 32,5
o
C lần lượt là 2,76; 2,08; 1,81; 1,44; 2,65; Tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện gié
thuộc loại rất cao, cao nhất là 0,48 ở nhiệt độ 30
o
C, tiếp theo là 0,38; 0,33; 0,26; 0,25
tương ứng với nhiệt độ 28,5
o
C, 25
o
C, 32,5
o
C, 22,5
o
C (Lê Đắc Thủy, 2012).
Nhện gié có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp 10-16
0
C, ở mức nhiệt độ này tỷ lệ
chết của nhện gié là 93,25% và 57,5%. Điều này cho thấy ở vụ xuân đối với các tỉnh
Phía Bắc Việt Nam nhện gié thường hại thấp ở đầu vụ, tăng dần ở cuối vụ. Nhưng ở
vụ mùa khi nền nhiệt độ lên cao thì nhện gié hại lúa nặng hơn (Nguyễn Thị Nhâm
và cs, 2010).
Nhện gié phát triển nhanh nhất trên ống thân ở giai đoạn sau trỗ 7 ngày, tăng
77,79 lần so với số nhện ban đầu sau 20 ngày thí nghiệm, tiếp sau là giai đoạn trỗ,
sau trỗ 14 ngày và trước trỗ 3 ngày. Trong các bộ phận của cây lúa như ống thân

sau trỗ 5 – 7 ngày, gân lá, bẹ lá, hoa lúa, hạt 10 ngày và hạt 20 ngày, thì ống thân
lúa là thức ăn tốt nhất cho nhện gié, số nhện gié trong ống thân cao hơn hẳn các bộ
phận còn lại của cây lúa (Lê Đắc Thủy, 2012).
*Các biện pháp phòng chống nhện gié hại lúa
Để phòng trừ nhện hại nói chung nhện gié nói riêng, Nguyễn Văn Đĩnh
(2002, 2005, 2014) đã đưa ra các biện pháp như: Canh tác hợp lý, gieo trồng đúng
thời vụ, luân canh lúa nước với một số cây trồng cạn để cắt nguồn chu chuyển của
nhện hại. Đối với nhện gié, phải áp dụng triệt để chương trình IPM, sử dụng giống
lúa kháng nhện gié, bón phân cân đối và tưới nước hợp lý. Sau khi thu hoạch, đối
với những ruộng vụ trước đã nhiễm nhện gié mạnh cần phải cày lật gốc rạ diệt lúa
chét, làm sạch cỏ bờ và thu gom đốt tàn dư cây trồng. Riêng đối với việc sử dụng
thuốc hóa học trong phòng chống nhện gié hại lúa cần chú ý: Không phun thuốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

sớm để bảo toàn và tạo điều kiện tốt cho các loài thiên địch bắt mồi trên ruộng lúa
phát triển. Trước khi lúa trỗ 5-7 ngày, nếu thấy triệu chứng gây hại của nhện gié thì
mới tiến hành phun thuốc. Thay đổi các loại thuốc khác nhau ở các lần phun để
chống việc nhện gié hình thành tính kháng thuốc.
Nguyễn Văn Viên và cs (2012) đã thí nghiệm 12 loại thuốc hóa học để trừ
nhện gié gồm: Kinalux 25EC liều lượng 2 lít/ha. Nissorun 5EC liều lượng 0,6 lít/ha,
Comite 73EC liều lượng 0,67 lít/ha, Danitol 10EC liều lượng 1 lít/ha, Ortus 5SC
liều lượng 1 lít/ha, Angun 5WDG liều lượng 0,2kg/ha, Pegasus 500 SC liều lượng
0,67 lít/ha, Catex 1.8EC liều lượng 0,4 lít/ha, Diazan10H/ liều lượng 20kg/ha,
Virtako 40WG liều lượng 0,1kg/ha, Regent 800WG liều lượng 0,07kg/ha, Conphai
10WP liều lượng 0,4kg/ha. Kết quả đạt được sau 2 ngày phun, thuốc Nissorun
5EC có hiệu lực cao nhất 91,76%, thứ 2 là công thức Diazan10H (90,24%), Comite
73EC (89,36%), Kinalux 25EC (88,89%), Ortus 5SC (87,68%), Virtako 40WG
(87,38%), Danitol 10EC (86,69%), Angun 5WDG (85,04%), Regent 800WG
(81,89%). Sau 5, 10 và 15 ngày phun, hiệu lực trừ nhện của thuốc giảm xuống .

Tuy nhiên, ngày thứ 15 sau phun, một số loại thuốc vẫn có hiệu lực trừ nhện gié
cao trên 70% là: Kinalux 25EC 77,02%, Danitol 10EC 76%, Virtako 40WG
(74,4%), Nissorun 5EC (74,31%), Angun 5WDG (70,64%).
1.2.2. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi của nhện hại cây trồng
Năm 2001, Nguyễn Văn Đĩnh đã phát hiện ra 2 loài NBM họ Phytoseiidae
trên cây khoai tây và cây đơn buốt thuộc vùng Hà Nội. Loài Amblyseius sp có khả
năng kìm hãm loài nhện trắng khá tốt. Loài nhện trắng còn bị 3 loài nấm và chế
phẩm Betta extoxi của loài vi khuẩn Bacillus Thurigiensis (ABG 6364) tấn công.
Nấm Beauveria bassiana có thể tiêu diệt tới 88% nhện trắng, tiếp theo là ABG 6364
(Nguyễn Văn Đĩnh, 2002).
Nhện bắt mồi Amblyseius victoriensis Womersley, có khả năng kìm hãm
nhện đỏ son Tetranychus cinnabarius và bọ trĩ Thips palmy Karny cao. Loài nhện
này có tỷ lệ tăng tự nhiên cao, ở 25
0
C tỷ lệ tăng tự nhiên 0,247, ở 30
0
C tỷ lệ tăng tự
nhiên 0,262. Tỷ lệ bắt mồi và nhện đỏ son càng cao thì thời gian khống chế nhện đỏ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

son càng ngắn. Những thí nghiệm đã tiến hành cho thấy khi tỷ lệ NBM đạt 5% thì
chúng có thể khống chế nhện hại sau 15 ngày (Nguyễn Văn Đĩnh và cs, 2006).
Một vài năm gần đây, do những biến đổi của khí hậu và môi trường canh tác,
nhện gié nổi lên là một đối tượng gây hại nguy hiểm mới trên cây lúa ở cả nước ta,
cho nên những nghiên cứu về các loài thiên địch của nhện gié nói chung, loài nhện
nhỏ ăn thịt nhện gié nói riêng chưa được nhiều.
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005) nhóm nhện bắt mồi thuộc bộ Ve bet gồm 3
họ chính. Đây là nhóm kẻ thù tự nhiên quan trọng nhất của nhện hại. Trong 3 họ
này thì nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae là kẻ thù tự nhiên chính của nhện hại.

Trên thế giới, rất nhiều loài Phytoseiidae được nhân nuôi hàng loạt và là tác nhân
quan trọng trong phòng chống nhện hại.
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005), nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae có nơi ở
trùng với nơi ở của nhện nhỏ hại cây trồng, chúng có sức ăn nhện hại và có tính
chuyên hóa cao. Đặc biệt nhóm NBM của họ này có tỷ lệ tăng tự nhiên cao, tương
đương, thậm chí cao hơn tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện hại. Một số loài gần đạt 10
yêu cầu của loài nhện bắt mồi lý tưởng. Loài có tỷ lệ tăng tự nhiên cao r ≥ 0,25 ở
25
0
C là Phytoseiulus macropilis Banks. Họ NBM Phytoseiilus đã được nhân nuôi
rộng rãi trên 15 nước, với diện tích áp dụng trong đấu tranh sinh học là 5.000 ha.
Tại Trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội loài Phyroseiulus persimilis Athias-
Henriot cũng có tỷ lệ tăng tự nhiên rất cao (r ≥ 0,3) và có sức ăn nhện đỏ hại cao,
cho nên loài này có thể dùng trong đấu tranh sinh học nhằm khống chế nhện đỏ hại
cây trồng tốt. Ngoài ra loài nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius sp cũng có sức ăn cao,
một con nhện nhỏ bắt mồi trong cả đời tiêu thụ 289,20 trứng nhện đỏ.
Những nghiên cứu của Nguyễn Văn Đĩnh tại Hà Nội cho thấy loài
Amblyseius sp. là loài thiên địch thường gặp của nhện đỏ trên các cây trồng như đậu
đỗ, lạc, rau, đay… Loài này có tỷ lệ tăng tự nhiên (r) cao, tương ứng cho 25
0
C và
30
0
C là 0,246 và 0,291, được coi là loài có triển vọng trong phòng chống sinh học
nhện đỏ son. Để đánh giá hiệu quả của một loài bắt mồi, Nguyễn Văn Đĩnh (2005)
đã đưa ra 10 tiêu chí sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15


- Có vòng đời ngắn hơn thời gian phát triển của con mồi.
- Có sức sinh sản cao.
- Có khả năng ăn mồi lớn.
- Có khả năng sống sót cao khi con mồi ít hoặc rất ít.
- Có nơi ăn, ở và sự ưa thích ký chủ giống như con mồi.
- Có sự ưa thích tiểu khí hậu giống như con mồi.
- Có khả năng tìm kiếm con mồi tốt ngay cả khi con mồi có mật độ thấp.
- Có sự phát triển vật hậu theo mùa giống như con mồi.
- Có khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt giống như
con mồi.
- Có khả năng chống chịu được với các loại thuốc trừ dịch hại giống như con mồi.
Đạt được 10 tiêu chuẩn trên là loại bắt mồi lý tưởng trong phòng chống dịch hại.
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005) loài NBM Phytoseiulus persimilis A-H hiện đang được
nhân nuôi và sử dụng rộng rãi hiện nay cũng chỉ đạt được 7/10 tiêu chí trên.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến một số đặc điểm sinh
học của loài nhện bắt mồi Amblyseius longispinosus (Acari:phytoseiidae) của
Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Vân (2013) đã cho thấy: Vòng đời
A. longispinosus ở 25
0
C, 30
0
C và 35
0
C đối với con cái là 5,69, 5,02 & 3,37 ngày,
con đực là 5,93, 4,94 & 3,37 ngày. Tuổi thọ của cá thể cái ở các ngưỡng nhiệt độ
trên là 22,0, 19,15 & 17,82 ngày, tổng số trứng đẻ/cá thể cái là 31,5, 35,6 & 30,1
quả. Hai tác giả đã đi đến kết luận rằng có thể sử dụng loài nhện bắt mồi A.
longispinosus để phòng trừ nhện nhỏ hại cây trồng họ Tetranychidae ở các vùng khí
hậu nóng ẩm của Việt Nam
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài nhện bắt mồi Amblyseius sp.

(Acari: Phytoseiidae) của bọ phấn hại vải thiều, Phạm Thị Hiếu và cs,(2014) đã thu
được kết quả: ở nhiệt độ 25,7
0
C, ẩm độ 89,3% vòng đời của Amblyseius sp. là 9,42
ngày; thời gian sống của trưởng thành cái là 13,68 ngày, trưởng thành đực là 11,43
ngày; Thời gian đẻ trứng kéo dài 13-15 ngày; Số lượng trứng đẻ trung bình đạt 21,8
quả/con cái.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Loài nhện bắt mồi Amblyselus sp. còn được sử dụng trong phòng trừ nhện đỏ
Panonychus citri hại cam chanh, loài nhện bắt mồi này diễn biến đồng điệu với mật
độ nhện đỏ hại cam chanh ngoài sản xuất. Cả nhện non và nhện trưởng thành đều ăn
nhện đỏ hại cam chanh Panonychus citri. Một NBM trưởng thành, nhất là đang ở
giai đoạn sinh sản có thể ăn 14,7 trứng/ngày (Phạm Thị Hiếu và cs, 2013).
1.2.3. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi nhện gié
Tìm hiểu về thành phần nhện nhỏ bắt mồi nhện gié, đặc điểm hình thái, sinh
học, sinh thái học của loài NBM Lasioseius sp. tại Hà Nội và vùng phụ cận vụ xuân
năm 2010 của Nguyễn Thị Thanh Thu phát hiện thấy có 4 loài NBM ăn thịt nhện
gié thuộc 3 họ và 3 bộ, trong đó loài Lasioseius sp là loài phổ biến nhất. Một số đặc
điểm sinh học của Lasioseius sp trong điều kiện nhân nuôi ở phòng thí nghiệm ở
30
0
C, độ ẩm 96% thời gian trứng, T1,T2,T3, trưởng thành trước đẻ trứng đều dài
hơn so với nuôi ở 35
0
C, độ ẩm 96%, vòng đời cũng dài hơn xấp xỉ 1 ngày. Thời
gian đẻ trứng của trưởng thành cái ở 30
0
C, độ ẩm 96% là 14 ngày; tổng số trứng

đẻ/cá thể cái 27,4 quả; tỷ lệ trứng nở 96%; tỷ lệ cái 78,8%. Còn ở 35
0
C, độ ẩm
96%, thời gian đẻ trứng chỉ có 10 ngày; tổng số trứng đẻ/cá thể cái 17,18 quả; tỷ lệ
trứng nở 88%; tỷ lệ cái 75,52% (Nguyễn Thị Thanh Thu, 2010).
Kết quả nghiên cứu của Dương Tiến Viện (2012): NBM Lasioseius sp có sức
ăn nhện gié khá cao 40,1 trứng/ cá thể cái. Trong các pha phát dục của nhện gié thì
NBM Lasioseius sp thích ăn nhất là trứng, nhện non di động và trưởng thành cái
hơn nhện non không di động và trưởng thành đực.
Nhện bắt mồi Lasioseus chaudhrii Wu and Wang chuyên ăn nhện gié hại lúa
ở Việt Nam nhưng chưa được nghiên cứu nhiều bởi nhện gié mới nổi lên là đối
tượng dịch hại chính trên lúa trong vài năm gần đây.
Nhện bắt mồi trưởng thành cái ăn tất cả các pha của nhện gié, nhiều nhất là
pha trứng, tiếp sau lần lượt là nhện non không di động, nhện non di động, nhện gié
trưởng thành cái. Ăn ít nhất là trưởng thành đực với 4,3 nhện gié/ngày. Nhện trưởng
thành cái có thể ăn 40,36 quả trứng nhện gié/ngày, nhện non tuổi 1 ăn 8,13 quả
trứng nhện gié /ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

Nguyễn Trung Thành và cs (2012) đã tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu quả
của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii đối với nhện gié tại Châu Thành (An Giang)
và thu được kết quả: Trong thí nghiệm diện hẹp khi thả 1-5 NBM trưởng thành cái
đang đẻ trứng/dảnh lúa thì hiệu quả khống chế nhện gié so với đối chứng đạt
52,94% đến 78,28%; giảm số hạt bị nhện hại so với đối chứng từ 42,81% đến
89,96%; tăng khối lượng bông lúa so với đối chứng từ 21,62% đến 35,81%. Trong
thí nghiệm ô lớn (50 m
2
) khi thả 3 NBM cái/dảnh hiệu quả khống chế nhện 15 ngày
sau thả tương tương phun Kinalux 25EC 2 lần đạt 41,94% và 44,72%; năng suất

tăng hơn đối chứng tương ứng là 10,11% và 10,48%. Thời gian thả NBM tốt nhất là
sau sạ 45 ngày, tiếp theo là 52, 38 và 31 ngày sau sạ.
Như vậy những nghiên cứu đã được công bố ở nước ngoài và ở Việt Nam về
loài NBM L.chaudhrii mới chỉ tập trung chủ yếu về đặc điểm hình thái, sinh học,
sinh thái học, khả năng ăn và khống chế nhện gié, chưa có nghiên cứu nào công bố
về tỉ lệ tăng tự nhiên của loài này. Vì vậy để đánh giá được tiềm năng của NBM
L.chaudhrii trong việc phòng chống nhện gié hại lúa ở Việt Nam cần nghiên cứu sâu
hơn về tỷ lệ tăng tự nhiên trên các mức nhiệt độ khác nhau để xác định nhiệt độ
thích hợp nhất mà ở đó NBM L.chaudhrii có sự gia tăng quần thể cao nhất, từ đó
làm cơ sở đề xuất các biện pháp nhân, nuôi sinh học và sử dụng chúng trong phòng
chống nhện gié hại lúa.








×