Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

khảo sát chọn giống khoai tây kháng bệnh sương mai bằng chỉ thị phân tử dna

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.93 MB, 88 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






LÂM MAI TÙNG







KHẢO SÁT CHỌN GIỐNG KHOAI TÂY KHÁNG BỆNH
SƯƠNG MAI BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ DNA

LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM








LÂM MAI TÙNG




KHẢO SÁT CHỌN GIỐNG KHOAI TÂY KHÁNG BỆNH
SƯƠNG MAI BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ DNA





CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ : 60.42.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH



HÀ NỘI, NĂM 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn






Lâm Mai Tùng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Nguyễn Đức Bách người đã định hướng nghiên cứu, tận tình chỉ bảo, giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin được cám ơn chân thành PGS.TS. Phan Hữu Tôn, ThS. Tống Văn Hải,
Bộ môn Sinh học phân tử và Công nghệ Sinh học ứng dụng, Khoa Công nghệ Sinh
học đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi thực hiện luận văn tại Bộ môn.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô trong Khoa
Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam những người đã trực tiếp
giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt khoảng thời gian tôi học tập
và nghiên cứu.
Cuối cùng, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn vô hạn, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới gia đình và bạn bè, những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2015
Học viên


Lâm Mai Tùng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii


DANH MỤC VIẾT TẮT viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu 2

2.2 Yêu cầu 2

Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Giới thiệu chung về cây khoai tây 3

1.1.1 Nguồn gốc 3

1.1.2 Phân loại 3

1.1.3 Đặc điểm thực vật học 4

1.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây khoai tây 5

1.1.5 Giá trị dinh
dưỡng
của cây khoai tây 7

1.2 Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới 8


1.3 Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt nam 10

1.4 Bệnh mốc sương trên cây khoai tây 11
1.4.1 Lịch sử phát hiện 11
1.4.2 Phạm vi phân bố 12
1.4.3 Triệu chứng 12
1.4.4 Nguyên nhân gây bệnh 13
1.4.5 Điều kiện phát sinh phát triển 15

1.5 Chỉ thị phân tử và những ứng dụng 16

1.5.1 Khái niệm về chỉ thị phân tử 16
1.5.2 Chỉ thị phân tử và chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh sương mai 21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

Chương II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Vật liệu nghiên cứu 30

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31

2.3 Nội dung nghiên cứu 31

2.4 Phương pháp nghiên cứu 31

2.4.1 Ngoài đồng ruộng 31

2.4.2 Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu nông sinh học 32


2.4.3 Phương pháp PCR phát hiện gen kháng sương mai R1 và R3a 34

2.4.4 Phân lập mẫu bệnh sương mai khoai tây Phytophthora infestans 36

2.4.5 Đánh giá bệnh bằng lây nhiễm nhân tạo 37

Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38

3.1 Đặc điểm nông sinh học một số mẫu giống khoai tây vụ đông xuân 38

3.1.1 Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn 38

3.1.2 Đặc điểm thân 44

3.1.3 Đặc điểm lá 48

3.1.4 Đặc điểm hoa, quả của các mẫu giống khoai tây 52

3.1.5 Đặc điểm củ khoai tây 56

3.1.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 60

3.2 Đánh giá mức độ nhiễm bệnh ngoài đồng ruộng 63

3.2.1 Bệnh sương mai hay mốc sương 66
3.2.2 Bệnh đốm lá 67
3.2.3 Bệnh héo xanh 67
3.2.4 Bệnh héo vàng 67
3.2.5 Bệnh hại do virut gây ra 68

3.2.6 Sâu xám 68
3.3 Kết quả PCR phát hiện gen kháng sương mai R1 và R3a 68

3.4 Phân lập nấm bệnh sương mai và lây nhiễm đánh giá khả năng nhiễm 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1 Kết luận 74

2 Đề nghị 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Năng suất protein và năng lượng của một số cây lương thực 7
Bảng 1.2 Năng suất khoai tây của 5 nước đứng đầu thế giới trong 2 năm 2012- 2013 10
Bảng 2.1 Bảng các mẫu giống nghiên cứu 30
Bảng 2.2 Các chỉ thị phân tử DNA sử dụng để phát hiện gen R1, R3a kháng
sương mai 36
Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng 41
Bảng 3.2 Đặc điểm thân của các mẫu giống 46
Bảng 3.3 Đặc điểm lá của các mẫu giống 49
Bảng 3.4 Đặc điểm hoa, quả của các mẫu giống khoai tây 54

Bảng 3.5 Đặc điểm củ khoai tây 56

Bảng 3.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. 60


Bảng 3.7 Mức độ nhiễm một số bệnh ngoài đồng ruộng 64

Bảng 3.8 Mức độ nhiễm một số bệnh ngoài đồng ruộng 70




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cây khoai tây 5
Hình 1.2 Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam củ khoai tây sau khi luộc và nướng . 8
Hình 1.3 Bản đồ các gen kháng đặc hiệu chủng bệnh mốc sương ở khoai tây 22
Hình 1.5 Bản đồ gen RB/Rpi-blb1 23
Hình 1.6 Bản đồ gen Rpi-blb2 25
Hình 3.1 Các dạng lá khoai tây 52
Hình 3.2 Các dạng thân lá khoai tây 52
Hình 3.3 Hoa và quả khoai tây 55
Hình 3.4 Một số hình ảnh về màu vỏ củ 59
Hinh 3.5 Điện di sản phẩm PCR phát hiện gen kháng R1 69
Hình 3.6 Điện di sản phẩm PCR phát hiện gen kháng R3a 69
Hình 3.7 Lây nhiễm đánh giá nhân tạo 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC VIẾT TẮT


DNA Deoxyribo Nucleic Acid
PCR
CTAB
PCR
EDTA
ALP
AFLP
RAPD
RGA
SSR
SNPs
SSCP
STS
MRDHV

Polymerase Chain Reaction
Cetyl trimethyl Ammonium Bromide
Polymerase Chain Reaction
Ethylendiamin Tetraacetic Acid
Amplicon length polymorphism

Amplified fragment lenght polymorphism
Random amplified polymorphic DNA

Resistance Gene Analog

Single sequence repeat, microsetellite

Single nucleotide polymorphism


Single strand confortmation polimophism

Sequence Tagged site

Moderately repeat, dispersed and highly
variable DNA, minisatelite






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài
Khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum L., thuộc họ Solanaceae,
có nguồn gốc từ vùng núi Andes của Bolivia và Peru, là cây trồng ngắn ngày, chiếm
một vị trí quan trọng trong các cây lương thực, thực phẩm phục vụ cho con người.
Hiện nay, khoai tây là loài cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới, được trồng phổ
biến thứ tư về mặt sản lượng lương thực sau lúa, lúa mì và ngô. Chúng có đặc điểm
rất dễ trồng, cho thu hoạch nhanh và thích ứng với các điều kiện môi trường khác
nhau (International Year of the Potato. 2008; Jeff Chapman và cs. 2011). Tuy nhiên,
khoai tây thường hay nhiễm một số bệnh hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng
suất và chất lượng củ. Bệnh hại trên khoai tây rất đa dạng, phong phú về thành phần
và nguyên nhân gây bệnh như: bệnh sương mai, bệnh héo vàng, bệnh đốm lá, bệnh
héo rũ vi khuẩn, bệnh xoăn lá do virus….Trong đó bệnh sương mai do nấm

Phytophthora infestans gây ra bệnh hại nghiêm trọng bậc nhất, gây thiệt hại 16%
năng suất trên toàn thế giới (Haverkort A và cs. 2009). Bệnh có thể lây nhiễm toàn
bộ cây, bao gồm thân lá và củ (Fry W. 2008).
Để đối phó với dịch bệnh, tạo sự phát triển bền vững và giảm lượng thuốc
bảo vệ thực vật tạo ra sản phẩm sạch thì việc tạo ra giống khoai tây mới với khả
năng kháng cao với Phytophthora infestans được coi là chiến lược bền vững cho
việc trồng khoai tây trong tương lai.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của sinh học phân tử, công nghệ chọn tạo giống
nhờ chỉ thị phân tử ra đời đã rút ngắn thời gian chọn tạo giống, đảm bảo độ chính
xác và quy tụ được nhiều gen mục tiêu vào một giống mà phương pháp chọn giống
truyền thống rất khó hoặc không thể thực hiện được. Để tạo được giống khoai tây
mới thì việc đầu tiên là phải có nguồn gen kháng và chỉ thị phân tử liên kết với các
gen kháng đó, sau đó đánh giá và xác định khả năng kháng bệnh sương mai của các
giống để sử dụng trong công tác lai tạo giống sau này.
Gen kháng bệnh sương mai đã được lai tạo từ các loài dại S. demissum, S.
stoloniferum và S. tuberosum subsp. andigena, S. phureja là các loài khoai tây trồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

phổ biến ở khắp nơi trên thế giới (Bradshaw và cs. 2006). Loài S. demissum của
Mexico mang gen kháng bệnh sương mai là nguồn cung cấp 11 gen trội R (R1-R11)
đã được lai với S. tuberosum trong những năm 1950 và 1960 để tạo giống kháng
(Bradshaw và Ramsay, 2005). Gen R1, R3a là gen kháng chủng đặc hiệu với
Phytophthora infestans đã được lai tạo vào giống khoai tây truyền thống (Umaerus
và Umaerous, 1994).
Bên cạnh đó, người ta đã xác định được một hệ thống các marker phân tử
DNA liên kết với các gen kháng đã được phát triển và hỗ trợ đắc lực cho chương
trình chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh sương mai. Các chỉ thị phân tử DNA dựa
trên PCR cho gen R1 là R1F/R(76-2sf2/76-2SR)), gen R3a là R3-1380 đã được
nhiều nhà chọn giống trên thế giới sử dụng để phát hiện và chọn lọc giống khoai tây

kháng bệnh sương mai.
Trong những năm gần đây, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Nguồn gen Cây
trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thu thập và lưu trữ được tập đoàn các
mẫu giống khoai tây rất đa dạng và phong phú. Để khai thác được nguồn gen này
phục vụ công tác lai tạo giống kháng bệnh sương mai chúng tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài: “Khảo sát chọn giống khoai tây kháng bệnh sương mai bằng chỉ thị
phân tử DNA”
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
 Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của các giống khoai tây từ đó chọn
được các giống khoai tây cho năng suất cao, chất lượng tốt;
 Phát hiện được các giống khoai tây chứa gen kháng bệnh sương mai R1 và R3a
2.2. Yêu cầu
 Đánh giá được đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng sâu bệnh.
 Phân lập các mẫu nấm sương mai (Phytophthora infestans) trên khoai tây.
 Đánh giá khả năng kháng nhiễm của các mẫu giống trên đồng ruộng.
 Dùng chỉ thị phân tử DNA phát hiện được các gen kháng R1, R3a trong
các mẫu giống khoai tây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây
1.1.1 Nguồn gốc
Cây khoai tây (Solanumtuberosum L.) có nguồn gốc ở vùng cao nguyên
thuộc dãy núi Andes (Nam-châuMỹ) ở độ cao 2000 - 5000 mét. Người Tây Ban
Nha lần đầu tiên phát hiện ra cây khoai tây khi họ đặt chân lên thung lũng
Magdalenna (Nam Mỹ) của người bản xứ chạy trốn, họ đã tìm thấy cây đậu, ngô và

khoai tây. Lúc đó người ta gọi khoai tây là Truffles vì hoa có màu sặc sỡ
(Salaman,1949).
Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di tích lịch sử chứng minh cây khoai
tây có từ khoảng 500 năm trước công nguyên. Thời kỳ người Tây Ban Nha chinh
phục châu Mỹ thế kỷ 16, nông dân đã trồng hàng trăm giống khoai tây dọc miền
núi, bây giờ là Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru (Horton,1987). Ngày nay
người da đỏ ở vùng Titicaca vẫn còn trồng những giống khoai tây khởi thủy
(Ducreux, 1989).
Khoai tây được du nhập vào nước ta là do một người Pháp là giám đốc vườn
bách thảo Hà Nội đem vào trồng thử, và nó nhanh chóng được trồng ở nhiều địa
phương. Do người Pháp là người đem cây về nước ta và phổ biến cách trồng nên
nhân dân ta gọi cây này là "khoai tây" (Vũ Hướng Văn, 2007). Hiện nay, khoai tây
được trồng tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Sapa, Đà Lạt những vùng có
khí hậu mát mẻ, ôn hòa… (Đỗ Kim Chung, 2003).
1.1.2. Phân loại
Theo Hawkerkks (1991), khoai tây được phân thành 18 nhóm, trong đó có 68
loài hoang dại, chỉ có 8 loài trồng trọt, chia thành 4 nhóm chủ yếu dựa vào số lượng
NST (Tạ Thu Cúc, 2007).
Nhóm 1: Diploids : 2n = 2x = 24.
S.x arjanhuiri juz.et Buk
S. gomiocalyx juz.et Buck
S. stenotomum Juz.et Buk
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

S. phueja Juz.et Buk.
Trong các loài trên, loài S. phueja Juz.et Buk có ý nghĩa lớn nhất với trồng trọt.
Nhóm 2 : Triploids : 2n = 3x = 36.
S.x chaucha Juz. Et Buk. là dạng lai tự nhiên giữa S. tuberosum subp.Andigena và
S. stenotomum.

S.xjuzepczukii Buk. Là dạng lai tự nhiên giữa S. acuale và S. snenotomum,
phân bố ở trung Peru đến Nam Bolivia, có khả năng kháng bệnh sương mai.
Nhóm 3: Tetraploids: 2n = 4x = 48.
Có 1 loài là : S. tuberosum L. và 2 loài phụ là :
Phân loài tuberosum
Phân loài Andigena (juz. Et Buk) Hawkes
Nhóm 4 : Pentaploids : 2n = 5x = 60.
Có 1 loài là: S. x curtilobum juz et Buk.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học
Rễ khoai tây trồng từ củ giống chỉ phát triển rễ chùm, có rễ cọc khi trồng
bằng hạt, từ rễ cọc phát triển nhiều rễ phụ khác. Ở các thân ngầm dưới mặt đất (còn
gọi là tia củ) cũng có khả năng ra rễ, nhưng rễ ngắn và ít phân nhánh. Bộ rễ phân bố
chủ yếu trên đất canh tác 0 – 40 cm, nhưng cũng có rễ ăn sâu tới 1.5 – 2m (Tạ Thu
Cúc, 2007).
Thân khoai tây mọc thẳng, đôi khi có cấu tạo zích zắc, có 3-4 cạnh, cao trung
bình từ 40-70cm đến 1-1,2m. Phụ thuộc vào giống, thời kỳ chăm sóc mà chiều cao
cây có thể khác nhau. Thân thường có màu xanh hoặc xanh nhạt hay đậm, đôi khi
có màu phớt hồng hoặc tím tùy thuộc vào giống
Lá hình thành và hoàn thiện theo sự tăng trưởng của cây, bản lá to, lá kép xẻ
lông chim, có 3 – 7 đôi mọc đối xứng qua trục và một lá lẻ trên cùng thường lớn
hơn gọi là lá chét đỉnh, màu sắc lá phụ thuộc vào giống, thời vụ, điều kiện chăm sóc
mà có thể màu xanh, xanh đậm hoặc xanh nhạt, …
Hoa khoai tây thường mọc tập trung trên một chùm hoa. Nó thuộc loại hoa
lưỡng tính và có cấu tạo 5 : 5 : 5, cuống ngắn. Màu sắc hoa thường trắng, cũng có
thể là phớt hồng, tím, hồng, vàng hoặc đỏ v.v phụ thuộc vào từng loại và giống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Quả khoai tây thuộc loại quả mọng, quả có dạng hình cầu, hình trứng hoặc
hình nón. Vỏ quả có màu xanh đôi khi có xọc vằn hoặc đốm, trong quả có hai ngăn

chứa hạt và thịt quả, (Tạ Thu Cúc ,2007).
Hạt khoai tây thuộc loại rất nhỏ, trọng lượng 1000 hạt chỉ đạt khoảng 0,7g
đến 1g. Hạt có dạng ovan dẹt, bên ngoài là vỏ, bên trong có nội nhũ và phôi. Phôi
khoai tây có hình chữ U, bên trong chứa hai lá mầm phôi và rễ mầm.
Củ khoai tây còn có tên gọi là thân củ hay thân ngầm bởi củ được hình thành là do
thân phát triển dưới đất, trong điều kiện bóng tối. Hình dạng củ khoai tây có thể là tròn,
elíp, tròn dài, đôi khi hình vuông. Màu sắc củ tuỳ thuộc vào từng giống, có thể là màu
trắng, trắng nhạt, vàng, hay vàng nhạt v.v
Mầm khoai tây phát triển từ điểm sinh trưởng của mắt củ, là cơ quan sinh sản vô
tính của khoai tây. Màu sắc của mầm khác nhau phụ thuộc vào từng giống có thể màu
trắng hoặc màu tím, khi gặp ánh sáng mầm có màu xanh.


Hình 1.1 Cây khoai tây
1. Củ khoai tây 3. Hoa khoai tây
2. Lá khoai tây 4. Rễ khoai tây
5. Thân khoai tây
1.1.4 . Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây khoai tây
• Nhiệt độ
Nhiệt độ trong vụ trồng khoai tây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả
năng phân bố, thời vụ gieo trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

cây. Tổng nhu cầu nhiệt cho cây khoai tây sinh trưởng và phát triển dao động từ
16
0
C đến 18
0
C. Nhiệt độ trong vụ trồng bình quân dao động từ 16

o
C – 18
o
C là thích
hợp và cho năng suất cao nhất. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau sẽ
yêu cầu điều kiện nhiệt độ khác nhau.
+ Hạt nảy mầm ở nhiệt độ tối thiểu 12
o
C –15
o
C và nhiệt độ thích hợp nhất là
18
o
C – 22
o
C. Nhiệt độ lớn hơn 25
o
C làm mầm phát triển chậm và dễ thối.
+thời kỳ sinh trưởng thân lá nhiệt độ thích hợp là 20
0
C- 22
0
C.
+ Thời kỳ phát triển tia củ yêu cầu thời gian chiếu sáng ngắn để thúc đẩy
hình thành thân và củ (Mai Thạch Hoành, 2003).
• Ánh sáng
Khoai tây là cây ưa sáng, cường độ ánh sáng thích hợp cho khoai tây sinh
trưởng và cho năng suất cao là từ 40.000 - 60.000 lux. Thời kì từ cây non đến giai
đoạn hình thành củ khoai tây đòi hỏi ánh sáng ngày dài (trên 14 h ánh sáng/ngày
đêm) để quang hợp và tích luỹ chất dinh dưỡng, đồng thời ra hoa, đậu quả. Thời kì

sinh trưởng sinh thực và khi củ bắt đầu hình thành, cây khoai tây cần có thời gian
chiếu sáng ngắn.
• Độ ẩm
Khoai tây là cây có bộ rễ ăn nông, chính vì vậy trong thâm canh để năng suất cao
cần phải cung cấp nước thường xuyên cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Các
thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu về nước cũng khác nhau.
+ Thời kỳ trồng đến xuất hiện tia củ cần đảm bảo độ ẩm tối thiểu 60-80 %.
+ Thời kỳ phát triển củ cần thường xuyên giữ độ ẩm đất là 80 %.
Thiếu nước hoặc thừa nước đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển
của cây (Mai Thạch Hoành, 2003).
• Đất trồng và pH đất
Đất trồng khoai tây thích hợp nhất là đất phù sa nhẹ, đất cát pha, đất nhẹ tơi
xốp có lượng mùn cao, lớp đất canh tác dày, giữ ẩm tốt, tưới tiêu tốt.
Khoai tây có thể phát triển trên đất có pH từ 4,8 - 7,1; pH lý tưởng đối với
cây khoai tây là 5,2 - 6,4. Nếu pH trên 7 thì cây khoai tây dễ bị nhiễm bệnh ghẻ củ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Đất có hàm lượng Chloride cao sẽ làm giảm hàm lượng chất khô của củ. (Trương
Văn Hộ, 1990).
1.1.5. Giá trị dinh
dưỡng
của cây khoai tây
Khoai tây vừa là cây lương thực, vừa là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây chỉ kém trứng (Leviel,1986). Sử dụng
100g khoai tây có thể đảm bảo ít nhất 8% nhu cầu protein, 3% năng lượng, 10% sắt,
10% vitaminB
1
và 20 - 50% nhu cầu vitamin C cho một người trong một ngày đêm
(Beukemaetal., 1990; Horton, 1987). Khi xem xét các cây trồng nhiệt đới và cận

nhiệt đới (từ 30
o

vĩ Bắc đến 30
o
vĩ Nam) VanderZaag (1976) cho rằng, cây khoai
tây sinh lợi hơn bất cứ cây trồng nào khác vì đem lại năng suất năng lượng và năng
suất protein cao nhất.
Bảng 1.1. Năng suất protein và năng
lượng
của một số cây
lương
thực
Loại cây
trồng
Kcal/100g
NS năng l

ợng
(kcal/ngày/ha)
Tỷlệ protein
(%)
NS protein
(kg/ngày/ha)
Khoai tây 90.82 48.64 2.0 1.1
Sắn 185.87 45.12 0.7 0.2
Khoai lang 138.30 48.93 1.5 0.5
Đậu đỗ 400.24 11.72 22.0 0.6
Lúa 420.90 35.10 7.0 0.6
Ngô 138.91 38.97 9.5 0.8

(Nguồn: VanderZaag, 1976)
Người ta cho rằng khoai tây không chỉ là lương thực, mà còn là dược phẩm.
Qua nghiên cứu, GS.Venket Rao, Khoa dinh dưỡng Trường đại học Y Toronto,
Canada cho hay, trong khoai tây có nhiều chất chống ôxy hóa, có khả năng ngăn
ngừa quá trình lão hóa, hạn chế sự phát triển của ung thư và một số bệnh khác.
Đã phát hiện ra rằng tác dụng giảm ung thư tuyến tiền liệt khi hấp thụ khoai tây
thường xuyên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Nước ép củ khoai tây tươi có tác dụng trung hòa độ axít cao trong dạ dày, kích
thích tiêu hóa và chữa viêm tuyến dịch vị. Do vậy nhân dân Nga từ xưa đã có kinh
nghiệm dùng nước ép khoai tây để uống chữa đau dạ dày.



Hình 1.2. Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam củ khoai tây sau khi luộc
và nướng
1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Sản xuất khoai tây trên thế giới đã trải qua những thay đổi lớn. Tính đến đầu
những năm 1990, hầu hết khoai tây đã được trồng và tiêu thụ ở châu Âu, Bắc Mỹ và
các nước thuộc Liên Xô cũ. Kể từ đó, đã có một sự gia tăng đáng kể trong sản xuất và
nhu cầu ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, sản lượng khoai tây tăng từ dưới 30 triệu tấn
vào đầu năm 1960 với hơn 165 triệu tấn trong năm 2007.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9


Hình 1.3. Bản đồ phân bố địa lý của trồng khoai tây trên toàn thế giới
(Nguồn: RTB Maps)

Châu Á và Châu Âu là khu vực sản xuất khoai tây lớn, chiếm hơn 80% sản
lượng thế giới trong năm 2007. Trong khi ở châu Phi và châu Mỹ Latinh diện tích
trồng chiếm khoảng hơn 20% của toàn thế giới. Bắc Mỹ là nơi sản xuất khoai tây
đứng đầu thế giới, khoảng hơn 40 tấn/ha. Châu Á chiếm gần một nửa nguồn tiêu thụ
khoai tây của thế giới, nhưng dân số lớn nên sức tiêu thụ bình quân trên đầu người ở
mức khiêm tốn 24 kg vào năm 2005, nơi tiêu thụ khoai tây nhiều là châu Âu. Ở
châu Phi và châu Mỹ Latinh, tiêu thụ bình quân đầu người thấp nhất, nhưng có dấu
hiệu ngày càng tăng. Trung Quốc hiện là nước sản xuất khoai tây lớn nhất, và gần
một phần ba tất cả khoai tây được thu hoạch ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Bảng 1.2. Năng suất khoai tây của 5 nước đứng đầu thế giới trong 2 năm 2012- 2013
STT

Nước Khoai tây sản xuất
năm 2012 (Tấn)
Khoai tây sản xuất năm
2013 (Tấn)
1 Trung Quốc 85.860.000 88.925.000
2 Ấn Độ 45.000.000 45.343.600
3 Liên bang Nga 29.532.530 30.199.126
4 Ukraine 23.250.200 22.258.600
5 Hoa Kỳ 19.165.865 19.843.919
(Nguồn: FAOSTAT, 2014)
1.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt nam
Sản xuất khoai tây tại Việt Nam đã đạt đỉnh điểm vào những năm 1979 và
1980 sau đó giảm dần. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất
thấp và diện tích trồng giảm dần là do thiếu nguồn củ giống tốt (tỷ lệ nhiễm bệnh
virus cao, già sinh lý và độ thuần chủng thấp).


Biểu đồ 1.1. Diễn biến diện tích, sản lượng khoai tây Việt Nam
(giai đoạn 2009 – 2013)
(Nguồn: FAOSTAT. 2014)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Diện tích trồng và sản lượng khoai tây tăng dần qua các năm từ năm 2009 tới
năm 2012 nhưng không đáng kể tới năm 2013 diên tích trồng khoai tây giảm tới
42%, nhưng năng suất lại tăng gần 20% so với năm 2012. Diện tích trồng giảm
nhưng năng suất không vì thế mà giảm theo đây là một tín hiệu đáng mừng cho
ngành sản xuất khoai tây ở nước ta.
Tuy nhiên, sản xuất khoai tây cũng còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình
trồng cũng như chọn tạo giống. Giống khoai tây thường bị thoái hóa do điều kiện
ngoại cảnh và đặc biệt là hiện tượng thoái hóa do virus. Chính điều đó đã thúc đẩy
các nhà khoa học tìm ra các giải pháp ngăn chặn hiện tượng này. Nguyễn Quang
Thạch, Hoàng Minh Tấn và cs (1993); Nguyễn Thị Kim Thanh năm (1998) đã có
hàng loạt những công bố kết quả nghiên cứu nhằm hoàn chỉnh quy trình sản xuất
khoai tây giống có kích thước nhỏ sạch bệnh, tiến tới hoàn chỉnh hệ thống sản xuất
giống khoai tây sạch bệnh có chất lượng cao ở Việt Nam.
Năm 2004, Viện Sinh học Nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp I đã kết
hợp với Bộ môn Sinh lý thực vật – Trường Đại học Nông nghiệp I tiến hành xây dựng và
đưa ra một hệ thống sản xuất giống khoai tây hoàn toàn sạch bệnh.
Để chủ động khắc phục tình trạng nhiễm virus trên khoai tây năm 2010 Viện
sinh học nông nghiệp đã tạo ra dòng khoai tây mới bằng phương pháp protoplast,
dòng mới đã được trồng thử nghiệm và cho kết quả rất tốt.
1.4. Bệnh mốc sương trên cây khoai tây
1.4.1. Lịch sử phát hiện
Bệnh mốc sương khoai tây lần đầu tiên ghi nhận tại Mêxicô đây cũng được
coi là trung tâm đa dạng sinh học của nấm mốc sương. Triệu chứng bệnh được mô

tả chi tiết năm 1845 trên cây khoai tây. Bệnh được xác định nguyên nhân là do
nấm. Ban đầu Montagne đặt tên nấm là Botrytis infestans (1845), tới năm 1854 nấm
được đổi tên thành Peronospora infestans, cho đến năm 1876 nấm được Montagne
và Anton de Bary đặt lại là Phytophthora infestans và tên gọi này được tiếp tục gọi
tới ngày nay. Sự phát tán của nấm ra thế giới được chia làm hai giai đoạn giai đoạn
giữa thế kỉ 19 và giai đoạn thế kỉ 20 cho đến nay. Giai đoạn giữa thế kỉ 19 lúc này
khoai tây bắt đầu xuất hiện và được phổ biến rộng rãi trên các nước bắc Mỹ và châu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Âu. Cùng với sự phổ biến của khoai tây nấm mốc sương cũng phát tán ra các vùng
trồng đầu tiên là Mỹ theo nguồn bệnh trên khoai tây dại sau đó từ Mỹ lan sang châu
Âu theo đường củ giống. Giai đoạn thứ 2 vào thế kỉ 20 lúc này do toàn cầu hoá về
thương mại cũng như vận chuyển hàng hoá bệnh mốc sương theo củ khoai tây phát
tán ra hầu như tất cả các vùng có xuất hiện cây khoai tây. Bệnh hại nặng có thể mất
mùa và dẫn tới nạn đói như ở Ireland năm 1845-1846 và ở Đức năm 1919. Bệnh
mốc sương có thể coi là một trong những bệnh hại có sức tàn phá lớn nhất trong lịch
sử con người.
1.4.2. Phạm vi phân bố
Bệnh phân bố ở hầu hết các nước trên thế giới nơi có điều kiện lạnh đủ để
trồng khoai tây. Theo thống kê của CABI 1982 nấm P. infestans đã xuất hiện trên
hầu hết các châu lục. Tại châu Á bệnh xuất hiện tại 26 nước trong đó có những
nước lân cận và láng giềng nước ta như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Phillipin, Hàn
Quốc, Nhật, Ấn Độ và bao gồm cả Việt Nam. Do tính chất phức tạp của giai đoạn
phát tán thứ 2 của nấm P. infestans không chỉ chủng cũ mang chủng nấm A1 phát
tán mà cả chủng mới A2 cũng phát tán đi toàn thế giới. CABI năm 1996 cũng đưa
ra thống kê các nước đã xuất hiện chủng mới này. Theo kết quả trên chủng nấm A2
đã xuất hiện ở 26 nước và vùng lãnh thổ trong đó châu Á có 5 nước là Ấn Độ,
Indonesia, Hàn Quốc, Nhật, Israel. Quần thể ở Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ đã xuất hiện
cả hai loại chủng nấm. Theo những công bố mới đây có thể chủng nấm A2 đã xuất

hiện ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc giáp với biên giới nước ta.
Ở nước ta bệnh phân bố trên hầu hết các vùng trồng khoai tây và cà chua.
Bệnh gây hại mạnh và quanh năm ở các vùng có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng,
Lào Cai; gây hại vào vụ đông và đông xuân ở các tỉnh đồng bằng bắc bộ và bắc
trung bộ nơi có 1 mùa đông lạnh.
1.4.3. Triệu chứng
Bệnh gây hại toàn cây, bệnh hại trên thân, lá, củ (Kết quả điều tra bệnh hại
1967-1968, Viện Bảo vệ Thực vật). Triệu chứng của bệnh rất đa dạng tuỳ thuộc vào
điều kiện thời tiết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Triệu chứng bệnh trên lá: Vết bệnh ban đầu là những điểm nhỏ màu xanh
thẩm sau đó lan rộng ra có màu nâu thẫm, ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ
không rõ ràng. Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mép chóp lá sau đó lan rộng vào
phiến lá (Stevenson, 1993). Phần giữa vết bệnh hoá nâu đen do các đám mô bị chết
hoá nâu, xung quanh vết bệnh thường có đám cành bào tử và bào tử phân sinh màu
trắng. Khi thời tiết ẩm ướt hoặc buổi sáng sớm có sương các đám bào tử phân sinh
này dày và xốp tạo ra một lớp trắng như sương muối ở mặt dưới lá bệnh (Drenth et
all, 1996).
Triệu chứng trên cuống lá, cành và thân cây. Các vết bệnh lúc đầu nâu hoặc
thâm đen sau đó lan rộng ra xung quanh kết hợp với nhau tạo thành đoạn dài. Trên
thân vết bệnh kéo dài thành từng đoạn vỏ và thân cây thâm đen thối ướt. Khi điều
kiện ẩm độ xuống thấp vết bệnh chết tóp lại, khi độ ẩm cao trên vết bệnh có lớp
cành bào tử và bào tử phân sinh trắng như sương muối bao phủ. Bệnh làm cho thân
cành bị thối, mềm có mùi mốc.
Triệu chứng trên củ khoai tây: Triệu chứng bệnh mốc sương có thể nhầm lẫn
với một số bệnh thối củ do vi khuẩn vì có chung các đặc điểm như có vết màu nâu
lõm xuống. Tuy vậy khi cắt ngang củ sẽ thấy các mô bệnh có màu nâu xám lan rộng

vào phía trong đôi khi còn ăn sâu vào trong lõi củ. Các củ bị bệnh hoặc các lát củ
này khi đặt ở nhiệt độ <20
0
C và ẩm độ bão hoà có thể quan sát thấy một lớp nấm
trắng và cành bào tử phân sinh cũng như bào tử phân sinh trên bề mặt của củ (Vũ
Triệu Mân, Lê Lương Tề, 2001).
Bệnh lan truyền trong cây có thể từ lá tới thân rồi quả,củ. Nhưng cũng có thể
lan truyền từ củ, hạt nhiễm bệnh lên hệ thân lá. Khi bệnh xuất hiện nếu gặp điều
kiện thời tiết phù hợp như nhiệt độ <20
0
C, ẩm độ cao >80% cây sẽ nhanh chóng tàn
lụi có thể gây thành dịch làm giảm năng suất nghiêm trọng.
1.4.4. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh mốc sương cà chua khoai tây được Anton de Bary cà Montagne xác
định là do nấm Phytophthora infestans thuộc lớp nấm trứng (Oomycetes), bộ nấm
sương mai (Peronosporales).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Nấm có cấu tạo dạng sợi đơn bào, sinh sản theo hai phương thức vô tính và
hữu tính.
Phương thức sinh sản vô tính là phương thức sinh sản quan trọng nhất trong
việc phát tán tạo thành dịch bệnh trên đồng ruộng. Nấm sinh sản vô tính bằng bào
tử phân sinh tạo ra bởi các cành bào tử phân sinh nằm lộ trên bề mặt vết bệnh đặc
biệt là dưới vết bệnh. Cành bào tử phân sinh không màu phân nhiều nhánh cấp 1 so
le với nhau, trên mỗi đỉnh nhánh có nhiều chỗ phình lồi lõm, đây chính là đặc điểm
riêng biệt của cành bào tử nấm P. infestans so với các loài Phytophthora khác. Bào
tử phân sinh hình quả chanh yên, kích thước trung bình là 22-23x16-2µm. Bào tử
có 2 kiểu nảy mầm trực tiếp và gián tiếp. Nếu nhiệt độ môi trường trong khoảng 20-

24
0
C bào tử phân sinh sẽ trực tiếp hình thành ống mầm sau đó tạo thành sợi nấm
xâm nhập vào tế bào mô cây kí chủ. Nếu nhiệt độ môi trường từ 12-18
0
C trong điều
kiện ẩm cao hoặc có giọt nước bào tử phân sinh sẽ giải phóng các du động bào tử
(zoospore) có 2 roi. Các du động bào tử này có khả năng chuyển động nhờ có giọt
nước sẽ tìm tới các lỗ khí khổng nảy mầm tạo ra các sợi nấm và xâm nhập vào cây
kí chủ. Dù là phương thức nảy mầm trực tiếp hay gián tiếp nhưng khi khi xâm nhập
sợi nấm đều dùng phương pháp cơ học là hình thành các vòi hút hình trụ hoặc hình
cầu để xâm nhập vào mô lá.
Bệnh lan truyền từ cây này sang cây khác do gió lan truyền bào tử phân sinh,
có thể do nước rửa trôi bào tử. Bào tử vô tính có khả năng tồn tại trong đất ẩm từ
vài ngày tới vài tuần tuy vậy trong đất khô khả năng này khá hạn chế. Trong điều
kiện tồn tại trên bề mặt nước có đất bào tử cũng có thể tồn tại tới vài tuần nhưng
trong điều kiện không có đất bào tử chỉ tồn tại được vài ngày. Khả năng qua đông
của bào tử trong đất là hạn chế nhất là các tầng đất có phủ băng giá. Khả năng chịu
lạnh của bào tử vô tính khá tốt khi nuôi cấy trong môi trường nhân tạo bào tử nấm
có thể chịu được nhiệt độ tới -5
0
C trong vòng 1 ngày. Nếu bào tử nấm có khả năng
nảy mầm và xâm nhập vào củ khoai tây thì khả năng qua đông của nấm lại rất cao,
bào tử cũng có thể sống sót qua đông nếu nằm trên đất bám vào bề mặt củ trong quá
trình bảo quản qua đông và là mầm bệnh cho vụ sau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Phương thức sinh sản hữu tính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự tồn dư

của bệnh. Bào tử trứng hình thành khi có sự kết hợp giữa A1 và A2 ở cạnh nhau, cơ
quan sinh sản trên sợi nấm là bao trứng (Oogonium), và bao đực (Antheridium). Sau
khi phối giao nhân của bao đực dồn sang bao trứng thụ tinh hình thành bào tử trứng
lưỡng bội (Oospore) với kích thước khoảng 31x50 µm (Erwin và Ribeiro, 1996). Bào
tử trứng có khả năng tồn tại lâu trong đất mà không mất đi khả năng nảy mầm và độc
tính. Đặc biệt oospore có khả năng tồn tại trong hạt cà chua là nguồn bệnh đặc biệt
nguy hiểm cho vụ sau. Tuy vậy chỉ khi đủ cả 2 chủng nấm cùng với điều kiện lạnh
ẩm mới sảy ra hiện tượng sinh sản hữu tính. Hiện tượng này chưa tìm thấy sảy ra ở
nước ta.
P. infestans có khả năng hình thành nhiều chủng khác nhau tuỳ thuộc vào
vùng sinh thái cũng như chế độ phòng trừ của từng vùng. Mỗi chủng khác nhau có
độc tính khác nhau và khả năng xâm nhiễm trên mỗi giống cà chua, khoai tây là
khác nhau chính vì vậy việc xác định chủng nấm tại các vùng sinh thái sẽ đưa ra cơ
cấu giống cây trồng thích hợp để giảm tối đa tác hại của bệnh.
Bệnh mốc sương khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nơi đây cũng chính là
nguồn gốc ra đời của cây khoai tây. Sau đó bệnh đã lan ra các nước châu Âu, châu
Á cùng với việc di thực của cây này. Bệnh được chính thức xác định đầu tiên năm
1930 ở Đức, 15 năm sau (1845-1848) bệnh trở thành dịch nguy hiểm ở Bắc Âu, đặc
biệt ở Ai-rơ-len. Hiện nay bệnh phổ biến và gây hại rất lớn ở các vùng trồng khoai
tây trên thế giới và ở nước ta.
1.4.5. Điều kiện phát sinh phát triển
Bệnh gây bệnh nhờ những bào tử, chúng có thể phát tán nhờ gió chuyển từ
nơi này sang nơi khác, cây này sang cây khác. Bào tử theo mưa, nước tưới xuống
đất, xâm nhập vào củ, phát sinh chủ yếu khi củ bắt đầu hình thành gây hại trực tiếp
đến năng suất.
Bệnh có quan hệ chặt chẽ với thời tiết như lượng mưa, ẩm độ, nhiệt độ. Nếu
nhiệt độ thấp hơn 20
o
C + mưa (hoặc sương) bệnh phát triển liên tục. Nếu vườn
khoai tây được bón đạm nhiều, mất cân đối hoặc trồng quá dày, tiêu thoát nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

kém, việc trồng khoai tây liên tục không có thời vụ rõ ràng, xen kẽ, không phân khu
vực là những điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh và phát triển.
Ở nước ta bệnh phá hại nặng trong những năm thời tiết ẩm ướt, rét và mưa
kéo dài, trời có nhiều sương mù, nhiệt độ dưới 20
o
C. Ở miền Bắc bệnh phá mạnh từ
tháng 12 đến tháng 2.
Đà Lạt là vùng cao nguyên có khí hậu ôn hòa, hội tụ đủ những điều kiện
thuận lợi cho bệnh tồn tại và phát triển quanh năm. Hầu hết những giống khoai tây
hiện có trong sản xuất tại Đà Lạt đều bị nhiễm bệnh, ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Mức độ bệnh còn phụ thuộc vào mùa vụ. Mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 9-10)
bệnh gây hại nặng và ảnh hưởng lớn đến năng suất, vào mùa khô mức độ bệnh giảm
đi rõ rệt.
1.5. Chỉ thị phân tử và những ứng dụng
1.5.1. Khái niệm về chỉ thị phân tử
Một đoạn DNA được sử dụng để phân biệt sự khác nhau về kiểu hình giữa
các cá thể, dòng, giống và giữa các loài được gọi là chỉ thị phân tử đánh dấu gen.
Hiện nay có rất nhiều cách đánh dấu phân tử như sự đa hình về các isozym,
protein và DNA được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu di truyền và chọn giống.
Riêng phương pháp chỉ thị phân tử có 10 phương pháp như sau:
* ALP (Amplicon length polymorphism). Sự đa hình về chiều dài những đoạn DNA
được nhân lên trên cơ sở nhân gen PCR. Sự đa hình đựơc phát hiện ngay bằng cách điện
di sản phẩm PCR nhân gen trên gel, thường là agarose hoặc acrylamide.
* AFLP (Amplified fragment lenght polymorphism) Chỉ thị AFLP dựa trên nguyên
tắc sử dụng enzym giới hạn cắt AND hệ gen và nhân bội các đoạn ADN chọn lọc
bằng kỹ thuật PCR, được phát triển bởi Vos và cộng sự năm 1995. Để thiết kế được
các mồi đặc trưng, trước hết ta cắt các mẫu nghiên cứu bằng enzym giới hạn. Khi

xử lý enzym giới hạn ADN sẽ bị cắt thành vô số mảnh có kích thước khác nhau.
Mỗi mảnh cắt, đều biết trước trình tự nucleotide của chúng ở hai đầu cắt. Dựa vào
trình tự ở hai đầu cắt thiết kế các đoạn gắn (adaptor). Sau đó dùng enzym ligase để
nối các đoạn ADN thích ứng vào hai đầu ADN đã cắt. Dựa vào trình tự adaptor ta
thiết kế mồi PCR. Mồi PCR gồm hai phần: Một phần có trình tự bổ sung với

×