Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

nghiên cứu bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân (xanthomonas campestris pv campestris) hại cây rau họ hoa thập tự vùng gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.9 MB, 86 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






KIM NGỌC QUÝ


NGHIÊN CỨU BỆNH VI KHUẨN VÀNG LÁ ĐEN GÂN
(XANTHOMONAS CAMPESTRIS PV. CAMPESTRIS) HẠI
CÂY RAU HỌ HOA THẬP TỰ VÙNG GIA LÂM, HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐỖ TẤN DŨNG




HÀ NỘI – NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một
học vị hay một công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều
đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được ghi rõ các
nguồn gốc, xuất xứ.

Tác giả luận văn



Kim Ngọc Quý



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt khoảng thời gian thực hiện khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất từ
phía các thầy cô để hoàn thành đề tài.
Đầu tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo
PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian thực
hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn tới các thầy cô giáo và cán bộ, Bộ môn Bệnh cây, Khoa

Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm và tạo mọi điều kiện cho
tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bà con xã Đặng Xá, xã Văn Đức, xã Cổ Bi huyện
Gia Lâm, Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra và thu
thập mẫu bệnh hại trên đồng ruộng.
Cảm ơn các bạn, các anh, chị và người thân đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi
vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Kim Ngọc Quý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 4

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu, tác hại và phân bố của bệnh vi khuẩn vàng lá đen
gân (X. campestris pv. campestris) hại cây rau họ hoa thập tự 4
1.1.2. Triệu chứng bệnh 5
1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh 6
1.1.4. Đặc điểm xâm nhiễm và phát triển của bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân
(X. campestris pv. campestris) hại cây rau họ hoa thập tự 8
1.1.5. Phương pháp chẩn đoán bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân 10
1.1.6. Nghiên cứu về biện pháp phòng chống bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân
(X. campestris pv. campestris) 11
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 12
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.2. Nội dung nghiên cứu 15
2.3. Địa điểm nghiên cứu 15
2.4. Vật liệu nghiên cứu 15
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.5. Phương pháp nghiên cứu 16
2.5.1. Điều tra tình hình bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân X. campestris pv.
campestris hại cây rau họ hoa thập tự tại Gia Lâm, Hà Nội 16
2.5.2. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái khuẩn lạc và đặc tính sinh học của
loài vi khuẩn X. campestris pv. campestris hại cây rau họ hoa thập tự 17
2.5.3. Nghiên cứu tính gây bệnh của các mẫu phân lập vi khuẩn X.
campestris pv. campestris phân lập từ các cây ký chủ 20
2.5.4. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trong phòng trừ vi khuẩn vàng
lá đen gân trên môi trường nhân tạo 21
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 21
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
3.1. Điều tra tình hình bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân Xanthomonas campestris

pv. campestris hại cây rau họ hoa thập tự tại Gia Lâm, Hà Nội 23
3.1.1. Diễn biến bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân (X. campestris pv.
campestris) hại cây cải bắp tại Gia Lâm, Hà Nội 23
3.1.2. Diễn biến bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân (X. campestris pv.
campestris) hại cây cải thảo tại Gia Lâm, Hà Nội 25
3.1.3. Diễn biến bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân (X. campestris pv.
campestris) hại cây súp lơ trắng và súp lơ xanh tại Xã Văn Đức, Gia
Lâm, Hà Nội 27
3.1.4. Diễn biến bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân (X. campestris pv.
campestris) hại cây su hào tại Gia Lâm, Hà Nội 29
3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái khuẩn lạc, đặc tính sinh học của
loài vi khuẩn X. campestris pv. campestris hại cây rau họ hoa thập tự 31
3.2.1. Phương pháp chẩn đoán và giám định bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân 31
3.2.2. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các mẫu phân lập vi khuẩn X.
campestris pv. campestris 33
3.2.3. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của khuẩn lạc
các mẫu phân lập vi khuẩn X. campestris pv. campestris 35
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của các mẫu phân lập vi
khuẩn X. campestris pv. campestris trên môi trường nhân tạo SPA 36
3.2.5. Một số thử nghiệm đặc tính sinh lý, sinh hóa của các mẫu phân lập vi
khuẩn X. campestris pv. campestris 37
3.3. Nghiên cứu tính gây bệnh của các mẫu phân lập vi khuẩn X.
campestris pv. campestris phân lập từ các cây ký chủ 39
Tiến hành thu thập từ các nguồn bệnh từ các cây: Su hào, cải bắp, súp lơ xanh
sau đó phân lập các isolates vi khuẩn X. campestris pv. campestris
thuần trên các cây ký chủ khác nhau là: Su hào, cải bắp, súp lơ xanh.
Sau đó lấy các isolates vi khuẩn đã được phân lập và làm thuần ở trên

và lần lượt lây nhiễm chéo cho nhau. 39
3.3.1. Nghiên cứu tính gây bệnh của các mẫu phân lập vi khuẩn X. campestris
pv. campestris phân lập từ các cây ký chủ trên cây ký chủ su hào 39
3.3.2. Nghiên cứu tính gây bệnh của các mẫu phân lập vi khuẩn X. campestris
pv. campestris sphân lập từ các cây ký chủ trên cây ký chủ cải bắp 40
3.3.3. Nghiên cứu tính gây bệnh của các mẫu phân lập vi khuẩn X.
campestris pv. campestris phân lập từ các cây ký chủ trên cây ký chủ
súp lơ xanh 41
3.4. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trong phòng trừ vi khuẩn vàng
lá đen gân trên môi trường nhân tạo 42
3.4.1. Nghiên cứu khả năng ức chế của một số loại thuốc đối với vi khuẩn vàng
lá đen gân trên môi trường nhân tạo SPA mẫu phân lập từ cải bắp 42
3.4.2. Nghiên cứu khả năng ức chế của một số loại thuốc đối với vi khuẩn
vàng lá đen gân trên môi trường nhân tạo SPA mẫu phân lập từ su hào 44
3.4.3. Nghiên cứu khả năng ức chế của một số loại thuốc đối với vi khuẩn vàng
lá đen gân trên môi trường nhân tạo SPA mẫu phân lập từ cải thảo 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
1. Kết luận 48
2. Kiến nghị 49
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC XỬ LÝ THỐNG KÊ 56


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang
3.1. Diễn biến bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân (X. campestris pv.

campestris) hại cây cải bắp NS-Cross tại Gia Lâm, Hà Nội 24
3.2. Diễn biến bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân (X. campestris pv.
campestris) hại cây cải thảo tại Gia Lâm, Hà Nội 26
3.3. Diễn biến bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân hại cây súp lơ trắng và súp
lơ xanh tại Xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 28
3.4. Diễn biến bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân (X. campestris pv.
campestris) hại cây su hào tại Gia Lâm, Hà Nội 29
3.5. Một số đặc điểm triệu chứng nhận biết bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân
X. campestris pv. campestris hại rau họ hoa thập tự 31
3.6. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các mẫu phân lập vi khuẩn
X. campestris pv. campestris trên các môi trường nhân tạo 33
3.7. Ảnh hưởng của môi trường SPA và PPSA đến sự phát triển của các
mẫu phân lập vi khuẩn X. campestris pv. campestris 35
3.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của các mẫu phân lập vi
khuẩn X. campestris pv. campestris trên môi trường SPA 37
3.9. Phản ứng tính sinh hóa của các mẫu phân lập vi khuẩn X. campestris
pv. campestris 38
3.10. Một số thử nghiệm đặc tính sinh lý của các mẫu phân lập vi khuẩn
X. campestris pv. campestris 38
3.11. Nghiên cứu tính gây bệnh của các mẫu phân lập vi khuẩn X.
campestris pv. campestris phân lập từ các cây ký chủ trên ký chủ cây
su hào 39
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

3.12. Nghiên cứu tính gây bệnh của các mẫu phân lập vi khuẩn X.
campestris pv. campestris phân lập từ các cây ký chủ trên cây ký chủ
cải bắp 40
3.13. Nghiên cứu tính gây bệnh của các mẫu phân lập vi khuẩn X.campestris
pv. campestris phân lập từ các cây ký chủ trên cây ký chủ súp lơ xanh 41

3.14. Khả năng ức chế của một số loại thuốc với vi khuẩn vàng lá đen gân
trên môi trường SPA mẫu phân lập từ cải bắp 42
3.15. Khả năng ức chế của một số loại thuốc với vi khuẩn vàng lá đen gân
trên môi trường nhân tạo SPA mẫu phân lập từ su hào 44
3.16. Khả năng ức chế của một số loại thuốc với vi khuẩn vàng lá đen gân
trên môi trường nhân tạo SPA mẫu phân lập từ cải thảo 46
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang
1.1. Triệu chứng bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân 6
3.1. Diễn biến bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân (X. campestris pv.
campestris) hại cây cải bắp tại Gia Lâm, Hà Nội 25
3.2. Diễn biến bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân (X. campestris pv.
campestris) hại cây cải thảo tại Gia Lâm, Hà Nội 27
3.3. Diễn biến bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân hại cây súp lơ trắng và súp
lơ xanh tại Xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 28
3.4. Diễn biến bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân (X. campestris pv.
campestris) hại cây su hào tại Gia Lâm, Hà Nội 30
3.5. Triệu chứng bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân. 32
3.6. Màu sắc khuẩn lạc của vi khuẩn X. campestris pv. campestris hại súp
lơ trắng trên môi trường PSA và PPSA 34
3.7. Màu sắc khuẩn lạc của vi khuẩn X. campestris pv. campestris hại cải
bắp trên môi trường SPA và PPSA 34
3.8. Màu sắc khuẩn lạc của vi khuẩn X. campestris pv. Campestris
A) Khuẩn lạc hại cải thảo; B) Khuẩn lạc hại súp lơ xanh trên môi trường PPSA 34
3.9. Khả năng ức chế của một số loại thuốc đối với vi khuẩn vàng lá đen
gân mẫu phân lập từ cải bắp 43

3.10. Khả năng ức chế của một số loại thuốc đối với vi khuẩn vàng lá đen
gân mẫu phân lập từ su hào 45
3.11. Khả năng ức chế của một số loại thuốc đối với vi khuẩn vàng lá đen
gân mẫu phân lập từ cải thảo 47




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh
năm nên thuận lợi cho việc gieo trồng nhiều loại cây trồng, trong đó có cây rau
thuộc họ hoa thập tự. Rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho cuộc sống và không
thể thiếu đối với sức khỏe của con người, là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế
cao và sản phẩm rau cũng là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Tính đến năm 2005,
tổng diện tích trồng rau của cả nước đạt 635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 ngàn tấn;
so với năm 1999 diện tích 459,6 nghìn ha diện tích tăng 175,5 nghìn ha (tốc độ tăng
bình quân 3,61%/năm), sản lượng tăng 3071,5 nghìn tấn (sản lượng năm 1999 là
5792,2 nghìn tấn) tốc độ tăng bình quân 7,55%/năm (Tạ Thu Cúc và cs., 2006).
Trong đó, phải kể đến vai trò của cây rau họ hoa thập tự, là thực phẩm không thể
thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân. Rau họ thập tự Brasscicaceae
chiếm 50% tổng sản lượng rau và xuất hiện gần như quanh năm trong cả nước, nó
còn giải quyết vấn đề rau trái vụ. Các loài rau họ thập tự được trồng với diện tích
lớn và có ý nghĩa kinh tế là rau cải xanh, cải ngọt, cải củ, bắp cải, su hào, súp lơ
chúng là những cây có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa thích.
Cây rau thuộc họ thập tự có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, có chứa rất nhiều

loại vitamin và các khoáng chất. Trong đó cải bắp cũng dồi dào nguồn kali, canxi,
magie, sắt, sulfur, folate, vitamin K, axit folic…Đặc biệt, nguồn vitamin C chứa
trong cải bắp còn nhiều hơn cả trong cam, cải bắp còn được xem là chất chống oxy
hóa tốt nhất. Tác dụng y học của súp lơ đối với cơ thể con người thì thành phần
khoáng chất vitamin của súp lơ rất có ích bởi nó có tác dụng từ nhiều mặt. Kích
thích các quá trình trao đổi chất và tham gia vào hoạt động tạo máu để củng cố hệ
tim mạch, cũng như các chức năng bảo vệ cơ thể. Vì thế mà súp lơ không chỉ được
coi là một món ăn dinh dưỡng quý giá mà còn là một thành phần dinh dưỡng quan
trọng đối với trẻ em (Tạ Thu Cúc và cs., 2006).
Huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội là một trong những nơi có vùng sản xuất rau
lớn ở khu vực ngoại thành Hà Nội, là nơi có nhiểu điểm sản xuất rau thu đông và
xuân hè như xã Đặng Xá, xã Đa Tốn, xã Văn Đức, xã Cổ Bi. Việc trồng rau tập
trung nhiều cây rau họ hoa thập tự đã mang lại nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

các hộ nông dân. Trong những năm gần đây, khi diện tích trồng cây rau họ thập tự
tăng, trồng nhiều vụ trong một năm đã dẫn đến sự tích lũy của nhiều nguồn bệnh
gây hại và trở thành vấn đề cần quan tâm trong sản xuất, trong đó có bệnh vàng lá
đen gân do vi khuẩn gây ra. Đây là một trong những bệnh hại được coi là quan
trọng và nguy hiểm nhất đối với cây rau họ thập tự và có thể dẫn đến thiệt hại
nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Bệnh vàng lá đen gân hại rau họ thập tự còn được gọi là bệnh đen gân, bệnh
tắc mạch dẫn do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. campestris gây nên. Bệnh
có thể dễ dàng lây lan nhanh trên đồng ruộng và thiệt hại do dịch bệnh gây ra có thể
vượt quá 50% trong điều kiện thời tiết ấm áp, ẩm ướt (Mohammad, 1999). Đây là
bệnh khá phổ biến trên cải bắp, bệnh làm cháy lá, giảm trọng lượng của cây ký chủ,
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đặc biệt ở các vùng có khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm (Alvarez, 2000; Vicente và Holub, 2012). Bệnh được phát hiện đầu tiên do
Harman ở Mỹ vào năm 1889. Bệnh rất phổ biến ở châu Âu, châu Á, châu Phi và

châu Mỹ (Bradbury, 1986; CABI, 2012). Bệnh có thể làm chết cây ký chủ, làm
giảm năng suất thu hoạch và làm giảm chất lượng giá trị sản phẩm. Bệnh vàng lá
đen gân gây hại trên nhiều loại cây rau họ hoa thập tự như cải bắp, cải thảo, súp lơ,
su hào,…Do đó, việc xác định được tác nhân gây bệnh là điều cần thiết để làm cơ
sở cho các biện pháp chống bệnh một cách có hiệu quả, tạo ra sản phẩm rau an toàn.
Từ thực tiễn tại những vùng trồng rau màu bị bệnh vàng lá đen gân gây hại
trên cây rau họ thập tự, xuất phát từ thực tế và sự phân công của Khoa Nông học,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, với sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Tấn Dũng
chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân
(Xanthomonas campestris pv. campestris) hại cây rau họ hoa thập tự vùng
Gia Lâm, Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu tình hình bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân hại cây rau họ hoa thập
tự vùng Gia Lâm, Hà Nội; nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh, một số đặc
điểm hình thái, đặc tính sinh học và khảo sát biện pháp phòng trừ bệnh.
1.2.2. Yêu cầu
Điều tra thực trạng và mức độ phổ biến của bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

trên cây rau họ thập tự tại vùng Gia Lâm, Hà Nội năm 2014.
Phân ly, nuôi cấy loài vi khuẩn X. campestris pv. campestris, xác định
nguyên nhân gây bệnh
Nghiên cứu đặc điểm hình thái khuẩn lạc, đặc tính sinh học của vi khuẩn
X. campestris pv. campestris.
Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc đối với vi khuẩn X. campestris pv.
campestris trên môi trường nhân tạo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4


Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu, tác hại và phân bố của bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân
(X. campestris pv. campestris) hại cây rau họ hoa thập tự
Bệnh vàng lá đen gân được coi là bệnh quan trọng nhất trên cây rau họ hoa
thập tự. Bệnh lần đầu tiên được mô tả bởi nhà thực vật học và côn trùng học
Harrison Garman ở Lexington, Kentucky, Hoa Kỳ vào năm 1889. Bệnh được phát
hiện ở Thái Lan vào năm 1983 (Schaad và Thaveechai, 1983). Kể từ đó, bệnh vàng
lá đen gân đã được tìm thấy trong hầu hết các nước, chúng đã được ghi nhận có mặt
ở khoảng 85 quốc gia khắp Châu Phi, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ (Bradbury,
1986; Walangululu và Mushagalusa, 2000; CABI, 2012; Vicente và Holub, 2012).
Sự phân bố của bệnh vàng lá đen gân X. campestris pv. campestris, theo CABI
(2012) cho đến nay bệnh này đã xuất hiện nhiều quốc gia. Ở châu Âu bao gồm:
Bungary, CH Séc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Thủy Điển, Thụy Sĩ, Anh.
Ở châu Á: Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Nhật, Malayxia, Nepan,
Philippin, Srilanka, Thái Lan, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam (Jensen et al.,
2010; CABI, 2012).
Ở Châu Phi gồm có Angola, Ethiopia, Ghana, Libya, Malawi, Mozambique,
ở Châu Đại Dương bệnh xuất hiện ở New South Wales, Queensland thuộc Ốt-xtrây-
lia (CABI, 2012 ; Mulema et al., 2012).
Loài vi khuẩn X. campestris pv. campestris là tác nhân gây bệnh vàng lá đen
gân, một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng nhất trên các loại rau, gây ra thiệt
hại lớn nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có khí hậu ẩm ướt, nhưng cũng
gây hại nặng ở vùng lạnh hơn, các vùng ven biển ở phía đông bắc châu Âu và Bắc
Mỹ (CABI, 2012).
Ở Ấn Độ, bệnh lần đầu tiên được phát hiện trên cải bắp từ Bombay, Pradesh,
mất mùa lên đến 50% trong cải bắp đã được ghi nhận. Mức độ nghiêm trọng của

bệnh này được ghi nhận trong cải bắp giống mẫn cảm như Golden Acre của Ấn Độ,
các cây có thể bị nhiễm bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian tăng trưởng tức là từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

cây con cho đến khi trưởng thành (Miller et al., 1996).
Theo Alvarez (2000), bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân đã trở thành căn bệnh
lớn làm hạn chế đến sản xuất cải bắp (Brassica oleracea var. capitata) trồng ở châu
Phi, nơi cây trồng với diện tính lớn, gây hại nặng đặc biệt là trong điều kiện thời tiết
ấm áp và mùa mưa. Theo Zhao et al. (2000), bệnh vàng lá đen gân do vi khuẩn
X. campestris pv. campestris gây ra thiệt hại nặng nề cho các vùng trồng rau họ thập
tự tại bang Oklahoma, Hoa Kỳ. Ở Argentina, vi khuẩn X. campestris pv. campestris
là tác nhân gây bùng phát thành dịch trên cây cải ngọt (Gaetan và Lopez, 2005). Ở
Montenegro, vi khuẩn X. campestris pv. campestris gây hại trên nhiều loại cây rau
họ hoa thập tự, năng suất có thể bị giảm 40-50% đã được ghi nhận (Radunović và
Balaž, 2012).
1.1.2. Triệu chứng bệnh
Theo kết quả nghiên cứu của Alvarez (1994), triệu chứng ở cây được lây
bệnh ở giai đoạn lá mầm đã có thể hình thành các vệt hoại tử.
Triệu chứng điển hình của bệnh vàng lá đen gân là do nhiễm vi khuẩn, các
mô bị nhiễm biến màu từ xanh nhạt sang màu vàng và sau đó chuyển sang màu nâu
và chết. Triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng, làm đen mạch
dẫn. Các mạch dẫn trong lá bị nhiễm bệnh, thân và rễ đôi khi trở thành màu đen
(Mohammad, 1999; Alvarez, 2000).
Cây nhiễm bệnh có triệu chứng vết bệnh điển hình dạng chữ “V”. Cây có thể
bị nhiễm bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng. Ban đầu
triệu chứng xuất hiện làm đen dọc theo rìa của lá mầm. Sau đó, lá mầm héo và
giảm, nhưng chỉ sau khi các vi khuẩn đã xâm nhập vào lá non và thân cây. Cây con
bị bệnh chuyển sang màu vàng nâu, héo và chết. Vi khuẩn thường gặp nhất xâm
nhập vào cây thông qua lỗ khí khổng ở mép lá. Kết quả là lá cây héo, vết bệnh hình

chữ “V” khu vực bị nhiễm bệnh nhỏ mà mở rộng vào phía trong từ mép lá về phía
gân chính làm đen gân (Miller et al., 1996; Mohammad, 1999; Alvarez, 2000).
Khi tác nhân gây bệnh từ mép lá tới của các mô mạch dẫn sau sự xâm nhập
của vi khuẩn, tổn thương đối với tác nhân gây bệnh thối mềm khác như loài
Pectobacterium carotovorum (trước đây còn có tên gọi là Erwinia carotovora) và
Pseudomonas marginalis. Đối với bệnh vàng lá đen gân, cây bị tổn thương do
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Xanthomonas campestris gây ra là cơ hội để các tác nhân gây bệnh thối nhũn khác
như Pectobacterium carotovorum) tấn công gây hại (Williams, 1980; Mohammad,
1999; Alvarez, 2000).

A)


B)

C)
Hình 1.1. Triệu chứng bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân A) trên cây cải bắp;
B) trên cây súp lơ; C) vết bệnh hình chữ V.
(Nguồn ảnh: Mohammad, 1999; và Internet)
1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân do X. campestris pv. campestris gây ra. Về
phân loại, vi khuẩn X. campestris pv. campestris thuộc (CABI, 2012):
Giới : Bacteria
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Bộ : Xanthomonadales

Họ : Xanthomonadaceae
Chi :
Xanthomonas

Loài :
Xanthomonas campestris

Dạng chuyên hóa:
X
anthomonas campestris pv. campestris
Vi khuẩn X. campestris pv. campestris còn có tên gọi khác là (CABI, 2012):
Bacillus campestris Pammel (1895);
Pseudomonas campestris (Pammel) Smith (1897);
Bacterium campestris (Pammel) Chester (1897);
Phytomonas campestris (Pammel) Bergey (1923);
Xanthomonas campestris pv. campestris (Dowson) Dye et al. (1980).
Các tác giả trên thế giới thường sử dụng thuật ngữ chủng để chỉ các mẫu vi
khuẩn X. campestris pv. campestris khác nhau về bất cứ đặc điểm nào như nguồn
gốc phân lập, hình thái, sinh học, sinh thái và di truyền. Chủng (strain) của vi khuẩn
X. campestris pv. campestris khác nhau tùy thuộc vào cây ký chủ, phân bố, độc
tính, mối quan hệ dịch tễ và đặc tính sinh lý của vi khuẩn (Alvarez, 1994). Bên cạnh
phương pháp truyền thống xác nòi dựa vào phạm vi ký chủ và dựa vào phản ứng
sinh hóa, nhờ thành tựu của sinh học phân tử, ngày nay phân tích ADN trở thành
phương pháp chính xác và phù hợp để xác định chủng nhiều loại ký sinh, trong đó
có các nòi, chủng của vi khuẩn X. campestris pv. campestris gây bệnh đốm vàng
gân đen hại cây họ thập tự.
Theo Vicente et al. (2001, 2006), Fargier và Manceau (2007) cho biết, bằng
phân tích ADN qua phương pháp RFLP đã xác định vi khuẩn X. campestris được xếp
vào 3 nhóm độc tính gây 3 loại bệnh khác nhau trên cây rau họ thập tự gồm: i) Loài
X. campestris pv. campestris và loài X. campestris pv. aberrans gây bệnh thối đen;

ii) Loài X. campestris pv. raphani gây bệnh đốm lá; iii) Loài X. campestris pv.
incanae gây bệnh cháy lá.
Bệnh vàng lá đen gân (bệnh thối đen) hại cây rau họ hoa thập tự do loài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

X. campestris pv. campestris gây hại được coi là loài gây hại quan trọng nhất trên
cây rau ăn lá như cải bắp, cải thảo, cải ngọt, súp lơ và nhiều loài cây cải hoang dại
Brassica spp. (Bradbury, 1986).

Vi khuẩn X. campestris pv. campestris bao gồm có 6 nòi (race) từ nòi 1 đến
nòi 6, trong đó, nòi 1 và nòi 4 là các nòi quan trọng đối với cây cải bắp Brassica
oleracea và các nòi này phân bố rộng rãi ở các vùng trên thế giới (Vicente et al.,
2001, Taylor et al., 2002, Ignatov et al., 2007). Cho đến thời gian gần đây, nòi 7 của
vi khuẩn X. campestris pv. campestris cũng đã được xác định (Fargier và Manceau,
2007; Jensen et al., 2007, 2010). Tác giả Fargier và Manceau (2007) còn đưa ra nòi
8 và nòi 9 vào hệ thống phân loại đối với các mẫu phân lập có phổ ký chủ hẹp. Theo
Bila et al. (2013), nòi 1 của vi khuẩn X. campestris pv. campestris gây hại trên
nhiều cây họ hoa thập tự tại Mozambique.
Vi khuẩn X. campestris pv. campestris là loài vi khuẩn có dạng hình gậy,
thuộc gam âm hiếu khí, kích thước 0,4-0,5 x 0,7-3 µm, có một lông roi ở đầu, có vỏ
nhờn, hảo khí, khuẩn lạc màu vàng, phân giải rất chậm gelatin theo Schaad (1988),
phân giải đường glucose, lactose, saccharose tạo ra axit yếu, phân giải tinh bột,
không có khả năng khử nitrate, có khả năng tạo khí indole, H
2
S và NH
3
, catalase
dương tính và oxidase âm tính, vi khuẩn phát triển ở 35°C sản xuất Levan, có khả
năng tạo H

2
S, thủy phân Tween 80, gelatin, esculin có khả năng tạo indol và
hydrogen sulfide và phát triển ở 35°C và không phát triển trên môi trường TTC
0,1% và 0,02%. Vi khuẩn sản sinh axit từ đường arabinose, arginine, dulcitol,
galactose, d-glucose, maltose, mannose, sorbitol, sucrose (Schaad, 1988; Schaad et
al., 2001).
Toàn bộ genome của vi khuẩn X. campestris pv. campestris đã được giải mã
thành công, đăng ký trên Ngân hàng Gen (GenBank) với các mã số NC_003902,
NC_010688 (Qian et al., 2005).
1.1.4. Đặc điểm xâm nhiễm và phát triển của bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân
(X. campestris pv. campestris) hại cây rau họ hoa thập tự
Vi khuẩn xâm nhập vào cây, lá thông qua vết thương tổn gây ra bởi côn
trùng, qua mưa, hoặc qua vết thương cơ giới khác, bệnh mở rộng và tiến về trong
gân lá, chuyển sang màu vàng nâu và khô. Gân lá bị nhiễm bệnh, thân và rễ chuyển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

sang màu đen. Trên súp lơ, bệnh thường xuất hiện trên những chiếc lá gần trên. Lá
bắp cải và súp lơ nhiễm vi khuẩn X. campestris pv. campestris thường còi cọc,
chuyển sang màu vàng nâu, héo, trong trường hợp cây có thể chết (Mohammad,
1999; Alvarez, 2000).
Vi khuẩn lây lan qua các gân lá vào thân. Một mặt cắt ngang điển hình của
một thân cây bị nhiễm bệnh hoặc cuống lá cho thấy một vòng đen do vi khuẩn xâm
nhập vào gân lá. Cây bị ảnh hưởng có thể nhanh chóng thối trước khi hoặc sau khi
thu hoạch do các sinh vật mềm mục nát thứ cấp. Vi khuẩn mềm thối thường xâm
nhập tổn thương đen thối, có mùi hôi. (Mohammad, 1999; Alvarez, 2000).
Phạm vi nhiệt độ tối ưu cho vi khuẩn phát triển và phát triển triệu chứng là từ
25°C đến 30°C. Một tốc độ chậm hơn tăng trưởng được quan sát thấy ở nhiệt độ
thấp như 5°C và lên đến 35°C. Tuy nhiên dưới 18
o

C các cây vẫn bị nhiễm có triệu
trứng. Độ ẩm, trời có sương, sương mù, hay mưa là điều kiện thuận lợi cho khả
năng lây và phát triển bệnh. Theo các điều kiện tối ưu, các triệu chứng có thể xuất
hiện trên các cây 7-14 ngày sau khi nhiễm bệnh. Ở nhiệt độ thấp, các triệu chứng
phát triển chậm hơn (Miller et al., 1996; Mohammad, 1999; Alvarez, 2000).
Điều kiện ấm áp và ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn và sự phát triển của bệnh.
Độ ẩm là cần thiết cho vi khuẩn X. campestris pv. campestris xâm nhập vào cây, vi
khuẩn có thể thông qua các lỗ khí khổng xâm nhập vào cây. Vào mùa xuân, khi cây
giống xuất hiện, vi khuẩn chuyển từ lá mầm vào lá non trực tiếp hoặc thông qua các
lỗ khí. Các vi khuẩn di chuyển cho đến khi đạt mô mạch và từ đó lan rộng ra. Mầm
bệnh lây lan từ cây này sang cây khác bằng nước tưới thiết bị, côn trùng và các
động vật khác và trong các loại cây trồng rất nhạy cảm, chẳng hạn như súp lơ, trực
tiếp thông qua khí khổng (Mohammad, 1999).
Việc sử dụng hạt giống sạch bệnh có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát sinh
gây hại của bệnh thối đen, một số kết quả thí nghiệm đã cho biết mức độ lây nhiễm
ban đầu là 0,5% có thể tăng lên 65% chỉ trong vòng ba tuần (Williams, 1980;
Mohammad, 1999). Vi khuẩn X. campestris có thể lây từ hạt giống và tỷ lệ nhiễm là
0,03% nhưng có thể gây ra dịch bệnh và vi khuẩn có thể sống sót trong các tàn dư
cây trồng và cây cỏ dại trong thời gian hai năm (Alvarez, 2000; Köhl và van der
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Wolf, 2005). Theo kết quả nghiên cứu của Roberts et al. (2007), sự lây lan của bệnh
thối đen hại cây rau họ thập tự có thể được nhiều hơn nữa nhanh hơn, lây lan của
mầm bệnh nhanh đến mức trong một thí nghiệm gần như 100% các cây cấy ghép đã
bị nhiễm khuẩn trong một khối 15 khay (xấp xỉ khoảng 4.500 cây) sáu tuần sau khi
gieo từ một lây nhiễm chính duy nhất.
Các cây ký chủ của vi khuẩn X. campestris pv. campestris gồm các cây thuộc
họ hoa thập tự, trong đó bao gồm cải bắp, cải xanh, súp lơ, cải xoăn, củ cải, su hào,
súp lơ xanh, súp lơ trắng và các cây cải hoang dại. Vi khuẩn tồn tại trong hạt giống

cây trồng và các tàn dư còn lại trên đồng ruộng, tồn tại đặc biệt tốt và trong nhiều
cỏ dại bao gồm mù tạt đen, mù tạc, su hào, súp lơ, cải xoong (Mohammad, 1999;
CABI, 2012; Vicente et al., 2012).
Vi khuẩn X. campestris pv. campestris là loài còn có khả năng tồn tại trong
đất, lan truyền nhờ nước tưới, nước mưa, gió bụi, qua hạt giống, côn trùng môi giới,
tuyến trùng và qua dụng cụ chăm sóc,v.v (CABI, 2012).
1.1.5. Phương pháp chẩn đoán bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân
a) Phương pháp chẩn đoán bằng kỹ thuật lam ép
Từ các mẫu lá bệnh thu thập trên đồng ruộng, sau đó khử trùng bề mặt lá
bệnh bằng cồn 70% và chọn những vết bệnh điển hình bằng dao mổ đã vô trùng.
Cắt ngang vết bệnh và đặt vào giọt nước cất vô trùng trên lam kính, sau đó quan sát
dịch vi khuẩn trên kính hiển vi (Schaad et al., 2001).
b) Các phương pháp chẩn đoán khác
Ngoài các phương pháp thông thường dùng trong chẩn đoán, giám định vi
khuẩn gây bệnh vàng lá đen gân hại cây rau họ thập tự, hiện nay trên thế giới đã
ứng dụng các kỹ thuật phân tử để phát hiện nhanh chóng và chính xác tác nhân gây
bệnh như phương pháp phân tích FAME (fatty acid methyl ester), SDS-PAGE
(sodium dodecyl sulphate polyacryamide gel electrophoresis), rep-PCR (Repetitive-
element polymerase chain reaction), PCR, Dot-Blot,… (Chitarra et al., 2002;
Massomo et al., 2003; Park et al., 2004; Berg et al., 2006; Simões et al., 2007,
Zaccardelli et al., 2007; Lema et al., 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.1.6. Nghiên cứu về biện pháp phòng chống bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân
(X. campestris pv. campestris)
a) Biện pháp canh tác
Biện pháp canh tác là một trong những biện pháp được coi là mang lại hiệu
quả kinh tế nhất trong phòng chống bệnh vàng lá đen gân. Trên thế giới, việc chọn

lọc và phát triển các giống kháng trong việc kiểm soát bệnh vàng lá đen gân đã thu
được nhiều thành công. Tuy nhiên, sự biểu hiện tính kháng chịu ảnh hưởng rất
nhiều của các nhân tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ đất, lượng mưa, chu kỳ
sáng,…các nguồn phổ biến nhất và có khả năng hữu ích của kháng bệnh vàng lá
đen gân xảy ra trong hệ gen cải bắp khác bao gồm Brassica rapa, B.nigra, B.napus,
B.carinata và B.juncea. Sử dụng các giống cải bắp kháng bệnh như Tenacity,
Gideon, Gloria (Shimelis, 2005).
Việc áp dụng các biện pháp luân canh cây trồng không phải là cây ký chủ
của vi khuẩn X. campestris pv. campestris đặc biệt là với cây trồng nước được coi là
biện pháp hữu hiệu trong việc giảm mật độ vi khuẩn tồn tại trong đất và tàn dư cũng
như giúp hạn chế tối đa nguồn bệnh từ vụ trước. Biện pháp xen canh cũng đem lại
hiệu quả trong phòng chống bệnh vàng lá đen gân vi khuẩn. Thường xuyên vệ sinh
đồng ruộng, nhặt bỏ tàn dư cây bệnh và cây ký chủ của vi khuẩn gây bệnh (Taylor
et al., 2002; Seebold et al., 2008).
Ngoài ra còn một số biện pháp khác nhằm hạn chế sự phát sinh, phát triển
của bệnh như thu hạt giống khỏe, sạch bệnh trên những cây không bị nhiễm bệnh để
giống, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Vi khuẩn gây bệnh vàng lá đen gân có
thể tồn tại trên và trong hạt. Xử lý nước nóng có thể được sử dụng để tiêu diệt các
vi khuẩn có thể xâm nhiễm được hạt giống. Đối với cải bắp và cải bruxen, ngâm hạt
giống trong 25 phút ở 50°C nước, cải thảo, bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, su hào,
củ cải, ngâm trong 20 phút ở 50°C nước. Mù tạc, cải xoong và củ cải ngâm trong
nước 50°C trong 15 phút (Seebold et al., 2008).

b) Biện pháp sinh học
Dùng các vi khuẩn đối kháng như Bacillus subtilis R14, B. pumilus C116,
B.megaterium pv. cerealis RAB7 và B. cereus C210., cũng có tác dụng hạn chế tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

hại của bệnh (Luna et al., 2002; Massomo et al., 2004).

c) Biện pháp hóa học
Trong phòng chống bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân X. campestris pv.
campestris, thì biện pháp hóa học không hiệu quả. Dùng các chế phẩm kháng sinh
được coi là biện pháp triển vọng thay thế thuốc hóa học. Tuy nhiên, dùng các kháng
sinh dễ tạo ra các dạng, chủng vi khuẩn mới kháng thuốc. Hơn nữa, giá thành thuốc
kháng sinh cao là một trở ngại lớn cho việc ứng dụng rộng rãi. Theo Gopalakrishnan
và Artal (2013), sử dụng streptocycline (nồng độ 100 ppm) để xử lý hạt giống và
dùng kết hợp streptocycline (nồng độ 100 ppm) + copper oxychloride (nồng độ 0,3%)
để phun có hiệu quả phòng trừ bệnh. Theo Krauthausen et al. (2011), phun chlorine
dioxide (ClO
2
), benzoic acid và copper hydroxide cũng có hiệu quả phòng trừ cao.
Hiện nay, nhiều hóa chất khác nhau được sử dụng để xử lý hạt giống, như sodium
hypochlorite, hydrogen peroxide, acetate cupuric và sulfat kẽm.
d) Biện pháp quản lý tổng hợp
Từ trước cho đến nay, có nhiều chiến lược phòng chống bệnh vàng lá đen
gân ở các nước trên thế giới đã được phát triển, nhưng trên thực tế bệnh vàng lá đen
gân vẫn không nằm trong tầm kiểm soát của con người bởi nhiều yếu tố như cây
trồng, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên,…Việc áp dụng biện pháp phòng
chống bệnh vàng lá đen gân riêng rẽ sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Để phòng chống bệnh có hiệu quả thì phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng
hợp, kết hợp hài hòa các biện pháp như chọn và dùng giống kháng bệnh, biện pháp
canh tác, biện pháp hóa học, (CABI, 2012).

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Thực tiễn sản xuất ở những vùng trồng rau họ hoa thập tự cho thấy bệnh
vàng lá đen gân phát sinh, phát triển và gây hại ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng,
phát triển, năng xuất và cũng như chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên chưa có nhiều
nghiên cứu về tác nhân gây bệnh và phòng chống bệnh.
Trên cây cải bông và một số loại rau ăn lá như cải thìa, cải xanh, cải ngọt thì

bệnh đốm lá do vi khuẩn Xanthomonas spp. gây nên thường xuất hiện trong vụ
Đông Xuân, trên cây cải bông, bệnh đốm lá xuất hiện nhiều hơn so với các giống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

cải khác (Trần Thanh Tùng, 1997).
Theo Mai Thị Vinh (1998), bệnh đốm lá cải bông do vi khuẩn Xanthomonas
spp. gây nên. Triệu chứng bệnh ban đầu là các đốm vàng nhỏ, màu sáng ở các lá
thấp gần phía mặt đất, bệnh thường gây hại nặng vào gần cuối vụ thu hoạch; tỷ lệ
bệnh ở trên đồng ruộng ở giai đoạn phát triển thân lá đạt khoảng 21%, nhưng ở giai
đoạn ra bông, tỷ lệ bệnh có thể lên đến 50%.
Theo tài liệu của tác giả Lê Lương Tề và cs. (2007), bệnh đốm đen gân lá
gây hại các cây thuộc họ hoa thập tự, chủ yếu trên cải bắp, cải súp lơ, su hào và
nhiều loại cây thuộc họ Brassiceae, Rhaphanus và một số thuộc họ Nyctaginaceae.
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là các gân lá bị đen, mô lá đốm vàng, cắt
ngang thân bó mạch thấy bị thâm đen thành vòng hoặc đứt quãng, có dịch nhầy vi
khuẩn đùn ra trên lát cắt nhưng không gây ra hiện tượng thối nhũn. Gân lá bị thâm
đen thường bị từ rìa lá vào trong, lá vàng dần, giòn khô, cây con bị bệnh có thể chết
sau vài tuần lễ hoặc sinh trưởng phát triển không đều, không cuốn bắp. Su hào bị
bệnh có hiện tượng thân bị rỗng, lá rụng do các bó mạch ở thân, lá bị bệnh làm vít
tắc bó mạch dẫn nên ảnh hưởng lớn tới sự vận chuyển, cân bằng chế độ nước trong
cây, làm cây héo, úa vàng (Lê Lương Tề và cs., 2007).
Bệnh đốm đen gân lá do vi khuẩn gây bệnh X. campestris pv. campestris gây
nên. Vi khuẩn gây bệnh X. campestris pv. campestris có dạng hình gậy ngắn, kích
thước 0,4 - 0,5 x 0,7 - 3 µm, có một lông roi ở đầu, có vỏ nhờn, háo khí, khuẩn lạc
màu vàng, phân giải rất chậm gelatin, phân giải đường glucose, lactose, saccharose
tạo ra axit (yếu), phân giải tinh bột, không có khả năng khử nitrat, có khả năng tạo
indol, H
2
S và NH

3
(Lê Lương Tề và cs., 2007).
Nguồn bệnh vi khuẩn truyền qua hạt và tàn dư cây bệnh ở đất. Vi khuẩn xâm
nhiễm vào cây qua vết thương, thuỷ khổng và lỗ hở tự nhiên trong các giai đoạn
sinh trưởng từ cây con đến thu hoạch. Sau khi xâm nhập qua lỗ hở vào cây, vi
khuẩn di chuyển theo gian bào, xâm nhập vào các mạch dẫn tới phôi hạt. Thời kỳ
tiềm dục (ủ bệnh) phụ thuộc vào giống và vị trí lây bệnh, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ.
Nói chung, thời kỳ tiềm dục kéo dài từ 10 - 15 ngày. Bệnh truyền lan nhờ côn trùng,
ốc sên, gió, mưa và phát triển mạnh trong điều kiện mưa, ẩm ướt, nhiệt độ > 20
o
C
(Lê Lương Tề và cs., 2007).
Để phòng chống bệnh này, nhiều biện pháp phòng chống được áp dụng như:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Vệ sinh, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh, cầy lật gốc cải bắp sau khi thu hoạch. Tiêu
diệt cỏ dại họ hoa thập tự vì đây là một trong những nguồn bệnh lây nhiễm cho cây
trồng. Gieo trồng bằng hạt giống khoẻ, sạch bệnh; lấy hạt giống ở những cây khoẻ,
loại bỏ cây bệnh trong ruộng làm giống, xử lý hạt giống bằng thuốc hoá học hoặc
bằng nước nóng 50
o
C trong thời gian từ 15 - 30 phút. Chọn lọc, sử dụng một số
giống cải bắp chống chịu. Bón phân kali làm tăng sức chống chịu bệnh. hạn chế
bệnh hại và phòng chống côn trùng môi giới truyền lan bệnh trên đồng ruộng (Lê
Lương Tề và cs., 2007).
Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Xuân Quang và cs. (2008a, 2008b),
bệnh vàng đen gân hại cây rau họ hoa thập tự là do vi khuẩn X. campestris pv.
campestris gây nên, thuộc nhóm gram âm, khuẩn lạc tròn, lồi, rìa nhẵn, màu vàng
trên môi trường PDA và YDC. Hóa lỏng gelatin, phân huỷ protein, tạo axít từ các

đường glucose, arabinose và manose. Vi khuẩn thuộc nhóm ưa nhiệt trung bình,
nhiệt độ thích hợp từ 25-35°C, sinh trưởng chậm dưới 20°C, ngừng sinh trưởng từ
40
o
C trở lên (Lê Lương Tề và cs., 2007).
Từ những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi nhận
thấy rằng vi khuẩn X. campestris pv. campestris là một loại vi khuẩn gây hại cây
rau họ hoa thập tự, gây ảnh hưởng và nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Nhất
là ở nước ta hiện nay bệnh vẫn chưa được quan tâm và nghiên cứu nhiều. Vì vậy
nghiên cứu về vi khuẩn bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân hại cây rau họ hoa thập tự là
vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Chương 2.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân X. campestris pv. campestris hại cây rau họ
hoa thập tự vụ đông năm 2014 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Điều tra tình hình bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân X. campestris pv.
campestris hại cây rau họ hoa thập tự vùng Gia Lâm, Hà Nội.
2. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái khuẩn lạc và đặc tính sinh học của
loài vi khuẩn X. campestris pv. campestris hại cây rau họ hoa thập tự.
3. Nghiên cứu tính gây bệnh của các mẫu phân lập vi khuẩn X. campestris
pv. campestris phân lập trên các cây ký chủ.
4. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trong phòng trừ vi khuẩn vàng lá
đen gân trên môi trường nhân tạo.

2.3. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại: vùng trồng cây rau họ hoa thập tự tại Gia Lâm, Hà Nội.
Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Nhà lưới Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015.
2.4. Vật liệu nghiên cứu
* Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm bao gồm:
Tủ lạnh, tủ định ôn, buồng cấy, nồi hấp, kính hiển vi, kính soi nổi, bếp điện,
lò vi sóng, cân điện tử, cân bàn.
Đĩa petri, que cấy vi khuẩn, các loại cốc thủy tinh, ống đong, bình đựng
nước, dao, kéo, đèn cồn, đũa thủy tinh, panh, khay đựng, túi nilon
Hóa chất: Aga, Pepton, Sacaro, Mg(SO
4
).7H
2
O, KH
2
PO
4
, Ca(NO
3
)
2
.
Pb(CH
3
COO)
2
.3H
2

O, (C
6
H
10
O
5
)n.xH
2
O, dung dịch Povidon-iod HD, dung dịch oxy
già (H
2
0
2
), dung dịch Fucsin…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Thuốc hóa học: Strep Gold 100WP (hoạt chất: streptomycin sulfate), Elcarin
0,5SL (hoạt chất: fugous proteoglycans); Norshield 86,2WG (hoạt chất: cuprous oxide).
* Môi trường để phân lập và nuôi cấy vi khuẩn
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng loại môi trường nhân tạo
PPSA (khoai tây-pepton-saccaro-agar), SPA (saccaro-pepton-agar).
- Môi trường PPSA: Khoai tây 200g, Agar 20g, đường Saccaro 20g, nước cất
1000 ml, Pepton 5g, Mg(SO
4
)7H
2
O 0,25g, KH
2
PO

4
0,5g, Ca(NO
3
)
2
0,2g.
Cách điều chế: Khoai tây rửa sạch, thái nhỏ kích thước 1 x 2 x 1 cm cho vào
nồi chứa 1000 ml nước cất đun sôi, sau khi đun sôi được 20 phút thì lọc lấy phần
nước, bổ sung thêm nước cho đủ 1000ml. Cho từ từ 20g agar, đường Saccaro 20g,
nước cất 1000 ml, Pepton 5g, Mg(SO
4
)7H
2
O 0,25g, KH
2
PO
4
0,5g và Ca(NO
3
)
2
0.2g
vào dung dịch nước trên, khuấy đều nhẹ nhàng cho dung dịch hòa tan đồng thời đun
sôi. Môi trường được cho vào bình tam giác sau đó hấp khử trùng ở 121
0
C trong
thời gian 45 phút, mang ra để nguội 55- 60
0
C trước khi rót vào đĩa petri đã được
khử trùng.

- Môi trường SPA:
Cách điều chế: Khi đun sôi 1000 ml nước cất thì cho từ từ các hóa chất Agar
20g, đường Sacaro 20g, nước cất 1000 ml, Pepton 5g, Mg(SO
4
)7H
2
O 0,25g, KH
2
PO
4

0,5g vừa cho vừa khuấy đều nhẹ nhàng cho dung dịch hòa tan đồng thời đun sôi.
Môi trường được cho vào bình tam giác sau đó hấp khử trùng ở 121
0
C trong thời gian
45 phút, mang ra để nguội 55-60
0
C trước khi rót vào đĩa petri đã được khử trùng.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Điều tra tình hình bệnh vi khuẩn vàng lá đen gân X. campestris pv.
campestris hại cây rau họ hoa thập tự tại Gia Lâm, Hà Nội
Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh theo phương pháp điều tra
theo quy chuẩn quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng
QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT; chọn công thức đại diện, tiến hành điều tra định kỳ
7 ngày 1 lần, điều tra theo 5 điểm chéo góc.
* Điều tra diễn biến bệnh

×