B GIO DC V O TO
TRNG I HC NễNG NGHIP H NI
---------
---------
Phùng thị mai hơng
Nghiên cứu thành phần bọ đuôi kìm; đặc điểm sinh
học, sinh thái loài bọ đuôi kìm đen euborellia annulipes
Lucas trên rau họ hoa thập tự vụ đông xuân
2009 2010 tại hà nội và hng yên
LUN VN THC S NễNG NGHIP
Chuyờn ngnh: Bo v thc vt
Mó s : 60.62.10
Ngi hng dn khoa hc: TS. PHM TH MINH NGUYT
H NI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa ñược sử
dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Tác giả luận văn
Phùng Thị Mai Hương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cám ơn
sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Viết Tùng, người trực tiếp hướng dẫn và
dành cho tôi nhiều sự giúp ñỡ tận tình quý báu trong suốt thời gian
thực hiện ñề tài.
Tôi xin gửi lời cám ơn ñến Giám ñốc và toàn thể cán bộ công nhân
viên Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc ñã quan tâm giúp ñỡ và tạo
mọi ñiều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu của tôi.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới sự quan tâm, ñộng viên giúp ñỡ
của gia ñình, người thân và bạn bè ñã dành cho tôi trong thời gian qua.
Hà nội, ngày 10 tháng 11 năm 2010
Học viên
Phùng Thị Mai Hương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan .................................................................................................. i
Lời cảm ơn..................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................... iii
Danh mục bảng ...............................................................................................v
Danh mục hình...............................................................................................vi
PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ ................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI ............................................................1
1.2. MỤC ðÍCH, YÊU CẦU...........................................................................2
1.2.1. Mục ñích ...............................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................3
1.2.3. Ý nghĩa khoa học của ñề tài...................................................................3
1.2.4. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..................................4
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI..........................................................4
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................................5
2.2.1. Những nghiên cứu ngoài nước...............................................................5
2.2.2. Những nghiên cứu trong nước ...............................................................9
PHẦN III: ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 16
3.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................16
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................16
3.3. THỜI GIAN VÀ ðỊA ðIỂM THỰC HIỆN ðỀ TÀI ..............................16
3.3.1. Thời gian thực hiện ñề tài ....................................................................16
3.3.2. ðịa ñiểm thực hiện ñề tài.....................................................................16
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................17
3.4.1. Phương pháp ñiều tra thành phần và diễn biến mật ñộ BðK trên vùng
trồng rau an toàn và vùng trồng rau ngoài sản xuất........................................17
3.4.2. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh học của loài
bọ ñuôi kìm bắt mồi có ý nghĩa thuộc giống Euborellia ................................18
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
iv
3.4.3. Bước ñầu sử dụng bọ ñuôi kìm Euborellia annulipes Lucas trong phòng
trừ sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự:......................................................22
3.5. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN......................................24
3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU.........................................................25
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................26
4.1. THÀNH PHẦN BỌ ðUÔI KÌM BẮT MỒI TRONG SINH QUẦN RUỘNG
RAU HỌ HOA THẬP TỰ Ở TẠI VÙNG TỪ HỒ - YÊN MỸ - HƯNG YÊN VÀ
VĂN ðỨC – GIA LÂM – HÀ NỘI VỤ ðÔNG XUÂN NĂM 2009 - 2010........26
4.2. XÁC ðỊNH ðẶC ðIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI HỌC CỦA BỌ
ðUÔI KÌM Euborellia annulipes Lucas.......................................................30
4.2.1 ðặc ñiểm hình thái của loài bọ ñuôi kìm Euborellia annulipes Lucas...30
4.2.2. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của bọ ñuôi kìm Euborellia
annulipes Lucas.............................................................................................36
4.3. DIỄN BIẾN MẬT ðỘ BỌ ðUÔI KÌM Euborellia annulipes Lucas
TRÊN RUỘNG RAU HỌ HOA THẬP TỰ TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU. ....44
4.4. BƯỚC ðẦU SỬ DỤNG BðK Euborellia annulipes Lucas TRONG
PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CHÍNH TRÊN RAU HỌ HOA THẬP TỰ............50
4.4.1. Xác ñịnh hệ số nhân bọ ñuôi kìm Euborellia annulipes Lucas trong hộp
nhân nuôi tại phòng thí nghiệm .....................................................................50
4.4.2. Bước ñầu ñề xuất kỹ thuật nhân nuôi BðK Euborellia annulipes Lucas
trong phòng thí nghiệm. ................................................................................52
4.4.3. Khả năng ăn mồi của bọ ñuôi kìm ñen Euborellia annulipes Lucas trong một
ngày ñêm ñối với một số sâu hại rau họ hoa thập tự trong phòng thí nghiệm...........54
4.4.4. Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu tới bọ ñuôi kìm Euborellia
annulipes Lucas.............................................................................................56
4.4.5. Khả năng khống chế sâu tơ của BðK Euborellia annulipes Lucas trong
nhà lưới.........................................................................................................59
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ðỂ NGHỊ ........................................................62
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................62
5.2. ðỀ NGHỊ ...............................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................64
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Thành phần bọ ñuôi kìm bắt mồi Dermaptera trên ruộng rau họ hoa
thập tự tại vùng Từ Hồ -Yên Mỹ - Hưng Yên và Văn ðức - Gia Lâm – Hà
Nội vụ ðông-Xuân năm 2009 - 2010............................................................27
Bảng 4.2: Kích thước các pha phát dục của bọ ñuôi kìm Euborellia annulipes
Lucas nuôi trong phòng thí nghiệm. .............................................................30
Bảng 4.3: Thời gian phát dục của bọ ñuôi kìm Euborellia annulipes Lucas
nuôi bằng thức ăn công nghiệp (cám mèo) trong phòng thí nghiệm...............36
Bảng 4.4: Thời gian phát dục của bọ ñuôi kìm Euborellia annulipes Lucas nuôi
bằng thức ăn tự nhiên (rệp cải Brevicoryne brasiae) trong phòng thí nghiệm.........38
Bảng 4.5: Sức ñẻ trứng, tỷ lệ trứng nở của bọ ñuôi kìm
Euborellia annulipes
Lucas nuôi bằng thức ăn công nghiệp (cám mèo). ........................................41
Bảng 4.6: Sức ñẻ trứng, tỷ lệ trứng nở của bọ ñuôi kìm
Euborellia annulipes
Lucas nuôi bằng thức ăn tự nhiên (rệp cải Brevicoryne brasiae)...................42
Bảng 4.7a : Diễn biến mật ñộ (con/hố) BðK bắt mồi Euborellia annulipes
Lucas trên ruộng cải bắp tại vùng Từ Hồ -Yên Mỹ - Hưng Yên và Văn ðức -
Gia Lâm – Hà Nội vụ ðông-Xuân năm 2009 - 2010 .....................................44
Bảng 4. 7. b. : Diễn biến mật ñộ (con/hố) BðK bắt mồi Euborellia annulipes
Lucas trên ruộng xu hào tại vùng Từ Hồ -Yên Mỹ - Hưng Yên và Văn ðức -
Gia Lâm – Hà Nội vụ ðông-Xuân năm 2009 - 2010 .....................................46
Bảng 4. 7.c. Diễn biến mật ñộ (con/hố) BðK bắt mồi Euborellia annulipes
Lucas trên ruộng cải ngọt tại vùng Từ Hồ -Yên Mỹ - Hưng Yên và Văn ðức
- Gia Lâm – Hà Nội vụ ðông-Xuân năm2009 - 2010...................................47
Bảng 4.8: Kết quả nhân nuôi bọ ñuôi kìm Euborellia annulipes Lucas trong
hộp nhân nuôi bằng thức ăn công nghiệp (cám mèo).....................................50
Bảng 4.9 : Khả năng ăn mồi của bọ ñuôi kìm Euborellia annulipes Lucas ñối
với một số sâu hại rau họ hoa thập tự. ...........................................................54
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu tới bọ ñuôi kìm
Euborellia annulipes Lucas...........................................................................57
Bảng 4.11: Khả năng khống chế sâu tơ của BðK Euborellia annulipes Lucas
trong nhà lưới................................................................................................59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Bọ ñuôi kìm ñen Euborellia annulipes Lucas ............................... 29
Hình 4.2: Bọ ñuôi kìm nâu Euborellia sp ..................................................... 29
Hình 4.3:Trứng BðK E. annulipes mới ñẻ .................................................. 34
Hình 4.4:Trứng BðK E. annulipes sau ñẻ 2 ngày........................................ 34
Hình 4.5: BðK E. annulipes mới nở............................................................ 34
Hình 4.6: BðK E. annulipes tuổi 2.............................................................. 34
Hình 4.7: BðK E. annulipes tuổi 3.............................................................. 34
Hình 4.8: BðK E. annulipes tuổi................................................................. 34
Hình 4.9: BðK E. annulipes ñang hoá trưởng thành.................................... 35
Hình 4.10: Cánh BðK E. annulipes............................................................. 35
Hình 4.11: Kìm BðK E. annulipes cái ........................................................ 35
Hình 4.12:Kìm BðK E. annulipes ñực ....................................................... 35
Hình 4.13:ðầu và râu ñầu BðK E. annulipes.............................................. 35
Hình 4.14: BðK E. annulipes ñang bảo vệ trứng........................................ 35
Hình 4.15: Nuôi BðK bằng cám mèo........................................................... 40
Hình 4.16: Nuôi BðK bằng thức ăn tự nhiên................................................ 40
Hình 4.17: Diễn biến mật ñộ BðK Euborellia annulipes Lucas trên ruộng cải
bắp tại vùng Từ Hồ -Yên Mỹ - Hưng Yên và Văn ðức - Gia Lâm – Hà Nội
vụ ðông-Xuân năm 2009 – 2010.................................................................. 45
Hình 4.18: Diễn biến mật ñộ BðK Euborellia annulipes Lucas trên ruộng xu
hào tại vùng Từ Hồ -Yên Mỹ - Hưng Yên và Văn ðức - Gia Lâm – Hà Nội
vụ ðông-Xuân năm 2009 – 2010.................................................................. 46
Hình 4.19: Diễn biến mật ñộ BðK Euborellia annulipes Lucas trên ruộng cải
ngọt tại vùng Từ Hồ -Yên Mỹ - Hưng Yên và Văn ðức - Gia Lâm – Hà Nội
vụ ðông-Xuân năm 2009 – 2010.................................................................. 48
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
vii
Hình 4.20: Hộp nhựa nhân nuôi BðK .......................................................... 50
Hình 4.21: Khả năng ăn mồi của BðK Euborellia annulipes Lucas............. 51
Hình 4.22: Diễn biến mật ñộ sâu tơ qua các kì ñiều tra sau khi thả BðK
Euborellia annulipes Lucas trong nhà lưới................................................... 60
Hình 4.23: Ô thí nghiệm thả 1 BðK............................................................. 61
Hình 4.24: Ô thí nghiệm thả 1 BðK............................................................. 61
Hình 4.25: Ô thí nghiệm thả 4 BðK............................................................. 61
Hình 4.26: Ô thí nghiệm ñối chứng không thả BðK..................................... 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
1
PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong ñời sống hàng ngày của
mỗi gia ñình ñồng thời là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. ðặc biệt khi lương
thực và thức ăn giàu ñạm khác ñã ñược ñảm bảo thì nhu cầu về số lượng và
chất lượng rau lại càng tăng.
Hiện nay tình trạng ngộ ñộc thực phẩm do thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) trên rau xanh ñang ở mức nghiêm trọng, ñược cả xã hội quan tâm.
Các ngành chức năng ñã và ñang vào cuộc nhưng tình trạng trên vẫn không hề
thuyên giảm. Nhu cầu ñược sử dụng thực phẩm an toàn, rau an toàn tăng cao
nhưng những sản phẩm thực sự an toàn, ñược sự tin tưởng của người tiêu
dùng vẫn chưa có nhiều.
Dưới áp lực của việc tăng dân số và quá trình ñô thị hoá của các tỉnh
thành làm cho diện tích ñất trồng rau bị thu nhỏ lại. Trong những năm gần
ñây người nông dân phải sản xuất rau theo hướng thâm canh cao, các vụ rau
ñược trồng gối liên tục ñể tăng năng suất, sự chuyên canh ngày càng cao kéo
theo các loài sâu hại phát triển mạnh và tình hình sâu bệnh diễn biến khá phức
tạp. Mặt khác ñể thu ñược hiệu quả trong sản xuất người nông dân ñã lạm
dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách quá mức làm cho các loài dịch hại phát
sinh gây hại mạnh, mà lại gây nên hậu quả là thành phần, số lượng các loài
thiên ñịch giảm sút nghiêm trọng. Việc khích lệ và nhân thả những loài thiên
ñịch có ý nghĩa ra ñồng ruộng ñã và ñang ñược các nhà khoa học trên thế giới
và trong nước rất quan tâm.
Rau họ hoa thập tự ñược trồng nhiều ở miền Bắc, tập trung ở Hà Nội,
Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh... chiếm trên 50% sản lượng rau
của cả nước. Vùng ngoại thành Hà Nội là nơi sản xuất rau chủ yếu cung cấp
cho thành phố Hà Nội. Trong ñó có rất nhiều loại rau thuộc họ hoa thập tự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
2
như: Cải bắp, su hào, súp lơ, cải xanh, cải thìa, cải ngọt, cải bao…Thời vụ
gieo trồng ñối với các loại rau này dài từ tháng 8 ñến tháng 4 năm sau, những
vùng chuyên canh rau người dân sản xuất rau quanh năm. Cây rau sinh trưởng
trong ñiều kiện thời tiết khác nhau do ñó thành phần sâu hại cũng ña dạng,
những loại sâu chủ yếu là sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy
...Những loài sâu này phát sinh gây hại nặng ở tất cả các vùng, ở các vụ trồng
rau và rất khó phòng trừ.
Biện pháp phòng trừ dịch hại hiện nay hầu hết nông dân áp dụng là sử
dụng thuốc BVTV, số lần phun từ 7-20 lần/lứa rau tùy loại ñã làm nguy cơ
ngộ ñộc cấp tính, ngộ ñộc mãn tính ñến mức không thể kiểm soát nổi.
Trong những năm gần ñây biện pháp sinh học ngày càng phát triển
mạnh mẽ và ñược sử dụng như một biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu
những mặt hạn chế của biện pháp hoá học gây ra. Tuy nhiên khá nhiều công
trình nghiên cứu sử dụng biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại nhưng chưa
ñược áp dụng rộng rãi trong sản xuất vì quy trình nhân nuôi phức tạp, cần
công nghệ cao, nhiều trang thiết bị, giá thành cao... nên chủ yếu chỉ dừng lại ở
mức bảo vệ và khích lệ thiên ñịch có ý nghĩa trên ñồng ruộng. ðể góp phần
giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, tăng hiệu quả kinh tế và ñảm bảo hiệu quả
an toàn trên rau họ hoa thập tự, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
"Nghiên cứu thành phần bọ ñuôi kìm, ñặc ñiểm sinh học, sinh thái
loài bọ ñuôi kìm ñen Euborellia annulipes Lucas trên sâu hại rau họ hoa
thập tự vụ ñông xuân năm 2009 – 2010 tại Hà Nội và Hưng Yên".
1.2. MỤC ðÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục ñích
Trên cơ sở xác ñịnh thành phần bọ ñuôi kìm bắt mồi bộ Dermaptera,
ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài bọ ñuôi kìm ñen Euborellia annulipes
Lucas ñể nhân nuôi và bước ñầu bảo vệ chúng trong phòng trừ sâu hại rau họ
hoa thập tự tại vùng nghiên cứu một cách hợp lý.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
3
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra thu thập, xác ñịnh thành phần bọ ñuôi kìm bắt mồi bộ
Dermaptera trong sinh quần ruộng rau họ hoa thập tự ở vùng nghiên cứu.
- Xác ñịnh ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài bọ ñuôi kìm ñen
Euborellia annulipes Lucas.
- Bước ñầu tìm hiểu kĩ thuật nhân nuôi bọ ñuôi kìm Euborellia
annulipes Lucas trong phòng thí nghiệm.
1.2.3. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
- ðưa ra những dẫn liệu bổ sung thành phần loài bộ ñuôi kìm bắt mồi
thuộc bộ Dermaptera ở vùng nghiên cứu; ðặc ñiểm sinh học, sinh thái học
của loài bọ ñuôi kìm có ý nghĩa.
1.2.4. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu xác ñịnh thành phần bọ ñuôi kìm bắt
mồi bộ Dermaptera và ñặc tính sinh học, sinh thái của loài có ý nghĩa từ ñó
sử dụng chúng trong phòng, trừ sâu hại rau họ hoa thập tự.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
Trong hệ sinh thái ñồng ruộng, mối quan hệ giữa cây trồng, sâu hại và
thiên ñịch luôn ñược quan tâm nghiên cứu. Trong sinh quần ruộng rau họ hoa
thập tự thì cây rau luôn ñược nông dân quan tâm hàng ñầu, ñầu tư chăm sóc
nhằm ñạt năng suất cao nhất. Trong ñiều kiện nguồn thức ăn dồi dào thì các loài
dịch hại lại phát sinh gây hại mạnh mẽ nên người nông dân lại tiếp tục ñầu tư
vào thuốc BVTV ñể giữ năng suất cây trồng. Mục ñích cuối cùng của nông dân
là năng suất cao nên vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp tục diễn ra, hậu quả là thành
phần, số lượng các loài thiên ñịch giảm sút nghiêm trọng, không kiểm soát
ñược dịch hại nữa và dịch hại càng phát sinh mạnh, nông dân lại càng phải sử
dụng thuốc BVTV nhiều hơn. Cốt lõi vấn ñề này là biện pháp sinh học bao gồm
ña dạng hóa giống cây trồng, sử dụng giống kháng, luân canh, xen canh với cây
trồng khác ñể giảm nguồn, ngắt quãng thời gian tích lũy số lượng của dịch hại,
sử dụng thiên ñịch ñể kìm hãm sự gia tăng số lượng dịch hại ngay từ ñầu vụ. Do
số lượng thiên ñịch trên ñồng ruộng ñã giảm sút nghiêm trọng nên cần phải bảo
vệ, khích lệ và nhân thả những loài thiên ñịch có ý nghĩa ra ñồng ruộng.
Nhện lớn bắt mồi, bọ rùa, ong ký sinh, bọ cánh cộc và ruồi ăn rệp ñã
ñược nhiều nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng và có hiệu quả phòng trừ sâu
hại rau họ hoa thập tự rõ rệt. Những kết quả nghiên cứu cơ bản về bọ ñuôi
kìm (Dermaptera) và sử dụng chúng ñể phòng trừ sâu hại chưa nhiều, bước
ñầu các nhà khoa học của Trường ðại học Cần Thơ ñã nghiên cứu và thử
nghiệm thành công nhân thả bọ ñuôi kìm ñể phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa ở
các tỉnh phía Nam. Một số Trung tâm BVTV vùng cũng ñang nghiên cứu thử
nghiệm nhân thả bọ ñuôi kìm bắt mồi ñể phòng trừ sâu hại ñậu ñỗ, cây họ cà
và rau họ hoa thập tự ñã cho hiệu quả khả quan.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
5
Rau họ hoa thập tự trồng chủ yếu ở vùng ðồng bằng sông Hồng nên vấn
ñề nhân thả thiên ñịch trong ñó có bọ ñuôi kìm ở phía Bắc càng cần ñược quan
tâm nhiều hơn. ðể nhân thả một loài thiên ñịch ra ñồng ruộng phụ thuộc nhiều
yếu tố như khả năng khống chế sâu, khả năng nhân số lượng lớn trong phòng,
khả năng duy trì quần thể,... trong các yếu tố trên, hầu hết các loài thiên ñịch
hiện nay ñã ñược nghiên cứu ñều cơ bản ñáp ứng ñược công tác BVTV nhưng
khả năng mở rộng mô hình mới là yếu tố quyết ñịnh việc loài ñó có ñược sử
dụng rộng rãi hay không. Như với ong ký sinh quy trình nhân nuôi phức tạp,
cần nhiều trang thiết bị và cơ sở vật chất nên chủ yếu chỉ dừng lại ở mức bảo
vệ và khích lệ ong ký sinh trên ñồng ruộng, ñặc biệt ở các nước ñang phát triển
thì việc thương mại hóa sản phẩm ong ký sinh hoặc nhân nuôi theo mô hình hộ
nông dân ñều chưa làm ñược. Ở Thái Lan bọ ñuôi kìm bắt mồi ñược bày bán,
trao ñổi giữa các nông dân với nhau do việc nhân nuôi rất dễ dàng, dụng cụ
nhân nuôi ñơn giản, rẻ tiền. Ở Việt Nam, Trường ðại học Cần Thơ và Trung
tâm BVTV miền Trung ñã thành công với mô hình nhân nhân nuôi bọ ñuôi kìm
bắt mồi tại hộ nông dân ñể phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, Trung tâm BVTV
khu 4 và Trung tâm BVTV phía Bắc (Cục BVTV) cũng thành công với mô
hình nhân nuôi bọ ñuôi kìm bắt mồi tại hộ nông dân ñể phòng trừ sâu hại cải
bắp, cà tím, mía, ñậu ñũa. Kết quả này mở ra một triển vọng sử dụng bọ ñuôi
kìm bắt mồi ñể phòng trừ sâu hại theo quy mô hộ nông.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2.1. Những nghiên cứu ngoài nước
2.2.1.1. Những nghiên cứu về sâu hại rau họ hoa thập tự
Sâu tơ ngày nay phổ biến trên toàn thế giới và tìm thấy trên toàn bộ
lãnh thổ Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, Liên bang Xô viết cũ,
Australia, New Zealand và Châu Á. Sâu tơ cũng trải rộng khắp Thái Bình
Dương, dường như sâu tơ không tồn tại ở các ñảo như Kiribati, Tokolau,
Tuvalu, Wallis và Futuna (Waterhouse 1985) [22]. Tuy nhiên nó ñược ghi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
6
nhận như là loài dịch hại mới như ở Solomon Island từ năm 1982 (Macfarlane
1982) [21]. Ở Châu Mỹ sâu tơ ñược ghi nhận lần ñầu tiên ở Illinos (Bắc Mỹ)
năm 1854 (Fitch 1855) [20]. Năm 1883 sâu tơ trải rộng từ Nam Florida ñến
phía Tây vùng núi Rocky (Riley 1883) [30]. Năm 1885 sâu tơ ñược ghi nhận
ở Tây Canada (Flether 1891) [19], ở Barazin năm 1892 và ở Argentina năm
1923 (Salinas 1977), năm 1972 CABI ñã thống kê ñược 128 quốc gia có sâu
tơ hiện diện.
2.2.1.2. Những nghiên cứu về bọ ñuôi kìm
Theo Esaki Teiso et. al (1952) [16] Bọ ñuôi kìm Dermaptera còn gọi
là Euplexoptera, Euplecoptera, Dermoptera, Labiduroida hay Forficulida;
Tên tiếng Anh là Earwigs. Cơ thể kéo dài, kiểu ñầu nhô về phía trước, hàm
kiểu miệng nhai với râu ñầu nhiều ñốt, mắt kép phát triển. Hầu hết các loài
trong bộ Dermaptera cánh ngắn, cánh ngoài biến thái, gân cánh mịn, cánh
trong dạng màng, hình bán nguyệt, gân cánh xếp hình dẻ quạt. Các chân gân
bằng nhau với 3 ñốt bàn. Bụng 10 ñốt, ñốt bụng cuối cùng kéo dài như cái
kìm (kẹp).
Theo Richard Leung (2004) [17], bụng bọ ñuôi kìm có 10 ñốt ở con ñực
(kể cả ñuôi kìm) và con cái có 8 ñốt bụng. Máng ñẻ trứng của con cái ngắn
hoặc tiêu biến tùy theo loài. Bọ ñuôi kìm ñược phát hiện ở hầu khắp các nơi
trên thế giới trừ những vùng băng giá, rất phổ biến ở những vùng khí hậu nóng
ẩm. Có khoảng 1200 loài ñã ñược miêu tả, hầu hết chúng ñều sống tự do, ăn tạp
(các côn trùng nhỏ), một số loài ăn chồi non thực vật nhưng khi xuất hiện con
mồi thì chúng lại chuyển sang ăn ñộng vật ngay. Có khoảng hơn chục loài sống
ngoại ký sinh trên con dơi và trong phân dơi vùng Châu Á. Bọ ñuôi kìm thường
sống ẩn nấp, chạy nhanh, mặc dù có cánh nhưng rất ít khi thấy chúng bay [24],
chỉ tìm kiếm thức ăn trên cây, côn trùng nhỏ vào ban ñêm [25]. Trưởng thành
cái ñẻ trứng vào trong ổ làm ñưới ñất, chúng có biểu hiện chăm sóc, bảo vệ
trứng thậm chí ñến bảo vệ con 1-2 tuần sau nở. Trong ñiều kiện mùa hè bọ ñuôi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
7
kìm ít khi ñẻ trứng, vào mùa ñông lạnh chúng ñình dục hoàn toàn cho ñến mùa
xuân lại tiếp tục hoạt ñộng. Mỗi năm bọ ñuôi kìm thường có 7 lứa.
Pobham (1965) [16] phân loại bọ ñuôi kìm bộ Dermapterra theo kiểu hình
giải phẫu bên trong, theo cơ quan sinh dục ngoài và phân bố theo vùng ñịa lý ñã
chia ra các loài bọ ñuôi kìm bắt mồi tập trung ở bộ phụ Forficulina gồm:
- Tổng họ Pygidicranoidea, tổng họ này sinh sống chủ yếu trong các
kho chứa ở các nước Asian, Australia, Nam Phi và Nam Mỹ.
- Tổng họ Karschielloidea rất lớn tập trung ở Nam Phi, tổng họ này chủ
yếu là bọ ñuôi kìm ăn kiến.
- Tổng họ Labioidea có 3 họ là Labiidae, Carcinophoridae và
Arixeniidae, họ Labiidae phổ biến hơn, họ Arixeniidae gồm các loài sống ký
sinh trên dơi.
- Tổng họ Forficuloidea có 3 họ là Chelisochidae, Labiduridae,
Forficuloidae trong ñó họ Labiduridae phân bố rộng, giống Labidura và
Euborellia phổ biến nhất.
Theo Gullan, P.J. and P.S. Crranston (2000) có khoảng 1800 loài bọ
ñuôi kìm với 10 họ phân bố trên thế giới [18].
Loài Euborellia annulipes ñược giới thiệu: ðây là loài bọ ñuôi kìm phổ
biến nhất ở Florida, mặc dù nó hiếm khi tập hợp với số lượng lớn. Nó chủ yếu
ñược biết ñến như một loài gây hại, nó ăn thực vật với vết nhỏ. Loài này lần
ñầu tiên ñược tìm thấy tại Hoa Kỳ năm 1884, loài bọ ñuôi kìm Euborellia
annulipes phổ biến ở các bang phía nam và ở Hawaii. Nó cũng ñược biết ñến
ở nhiều tiểu bang miền bắc, và miền nam Canada. Nó có thể là nguồn gốc
châu Âu, và ñã di chuyển ñến nhiều khu vực khác trên thế giới, bao gồm cả
khí hậu nhiệt ñới và ôn ñới. Trong ñiều kiện nhà kính ở Ohio, quan sát thấy
ba thế hệ một năm, vào mùa xuân, mùa thu, và mùa ñông. Một thế hệ hoàn
thành trong 61 ngày. Như vậy có thể ít nhất hai thế hệ vào mùa xuân và mùa
thu, ít nhất là trong khí hậu ấm áp. Tại tiểu bang Illinois, trưởng thành có thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
8
ñược tìm thấy trong suốt cả năm, ngoại trừ trong mùa ñông khi trưởng thành
tìm nơi trú ẩn sâu trong ñất.
Trứng: Trứng gần giống hình cầu ñường kính khoảng 0,75 mm. Khi
phôi phát triển ñạt chiều dài khoảng 1,25 mm. Trứng ban ñầu màu trắng kem,
sau trở thành màu nâu. Một ổ khoảng 50 quả. Tổng số trứng 1 con cái ñẻ
khoảng 100-200 trứng. Pha trứng từ 6 ñến 17 ngày.
Ấu trùng: Ấu trùng hình dạng giống trưởng thành, chủ yếu kích thước
khác nhau. Bụng có 10 ñốt, màu nâu sẫm. Mặt bụng màu nhạt, thường là hơi
xám hoặc vàng nâu. Chân màu trắng, có một vòng tối xung quanh các xương
ñùi. Kìm dài trung bình, cứng và không cong. Thường 5 tuổi thỉnh thoảng 6
tuổi. Số ñốt râu tăng theo từng tuổi khoảng 8, 11, 13, 14 -15, 15 -16. Chiều
rộng là 0,62-0,75; 0,70-0,91; 0,83-1,09; 1,04-1,56; 1,22-1,56; và 1,40-1,72
mm tuổi 1-6, tương ứng. Chiều dài cơ thể là 3,0-4,7; 3,9-6,9; 5,7-7,7; 6,7-
10,8; 8,7-13,2; và 9,8-12,9 mm, tương ứng tuổi 1-6. Khi nuôi ở 21-23 º C,
thời gian 11,8; 10,6; 13,4; 16,3; 20,1 và 27,0 ngày cho tuổi 1-6, tổng khoảng
99 ngày . ðến khi trưởng thành có khoảng 75%số lượng sẽ phát triển thành
con cái [23].
Trưởng thành: thân và cánh có màu nâu sẫm. Chiều dài 12-16 mm
[23], dài 10 mm ñến 24 mm. Con cái lớn hơn con ñực. Chân màu nhạt,
thường có vệt giữa xương ñùi, trưởng thành 16 ñốt râu. Kìm trưởng thành sử
dụng ñể phân biệt ñực cái, phía trong kìm con ñực có nhiều răng cưa, kìm
bên phải cong vào trong nhiều hơn. Con ñực có 10 ñốt bụng, con cái có 8
ñốt bụng. Trưởng thành hoạt ñộng ban ñêm. Giao phối xảy ra 1-2 ngày sau
trưởng thành và ñẻ trứng sau 10 - 15 ngày sau khi giao phối. Trưởng thành
xây tổ nhỏ trong ñất và ñẻ trứng. Ổ trứng ñược con cái bảo vệ, di chuyển ñi
nơi khác nếu có nguy hiểm, sự chăm sóc giảm sau khi trứng nở, sau khoảng
10 ngày thì không còn [23].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
9
Con cái không chịu sự có mặt của con non khi bắt ñầu kỳ sinh sản tiếp
theo. Trưởng thành sống lâu và có khả năng sống hơn 200 ngày [23].
Cây kí chủ: Bọ ñuôi kìm Euborellia annulipes ăn tạp, thấy chúng ăn rau diếp,
ăn rễ hoặc củ của củ cải, khoai tây, lạc, mặc dù bình thường ít thấy. Loài này
ăn ña dạng côn trùng. Kẻ thù tự nhiên của Euborellia annulipes chủ yếu là
ruồi ký sinh (Diptera: Tachinidae) ăn trứng, ấu trùng và nấm. Những bọ ñuôi
kìm hiếm khi bị triệt tiêu, nhưng có thể dễ dàng bị giết bởi hầu hết các thuốc
trừ sâu còn sót lại. Cũng có công thức mồi gồm cám lúa mì, mật ñường, và
toxicant, cũng như bả khác.
2.2.2. Những nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Những nghiên cứu về sâu hại rau họ hoa thập tự
Thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự rất phong phú. Kết quả ñiều
tra cơ bản côn trùng ở các tỉnh phía Bắc (1967-1968) [12] ñã ghi nhận 23 loài
trong ñó 14 loài thường xuyên gây hại. Kết quả ñiều tra các tỉnh phía Nam
(1977-1978) ghi nhận 30 loài trong ñó 8 loài thường xuyên gây hại. ðến năm
1995-1997 tác giả Lê Văn Trịnh [15] ghi nhận ở ñồng bằng Sông Hồng có 31
loài của 16 họ thuộc 7 bộ. Hà Quang Hùng (1998, 2004) [10, 11, 12] ghi nhận
những loài gây hại quan trọng và thường xuyên là sâu xám (Agrotis ypsilon),
sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) và rệp cải
(Brevicoryne brassicae)...
Lê Thị Kim Oanh (2002) [13] ñiều tra tại Hà Nội, Hà Tây và Vĩnh
Phúc thu thập ñược 29 loài sâu hại thuộc 7 bộ 17 họ trong ñó bộ cánh vảy
Lepidoptera có số lượng loài lớn nhất (34,5%). Theo Phạm Bình Quyền và
nnk (2003) [14] sâu tơ phát sinh nhiều lứa trong năm, mỗi năm có tới 17 ñỉnh
cao mật ñộ, tăng cao từ tháng 9 ñến tháng 3 năm sau, khoảng cách giữa các
ñỉnh cao từ 10 ñến 36 ngày. Có nhiều loài ong và ruồi ký sinh trên sâu tơ,
trong ñó ong ký sinh Cotesia plutella ký sinh lúc cao ñiểm ñạt 22-24% sâu
non sâu tơ trên ñồng ruộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
10
2.2.2.2. Những nghiên cứu về bọ ñuôi kìm
Bọ ñuôi kìm thuộc bộ cánh da (Dermaptera), là bộ côn trùng biến thái
không hoàn toàn, có phần phụ miệng kiểu miệng nhai, mắt kép phát triển,
chân bò. Phần cuối bụng có phần ñuôi dạng kìm rất khỏe dùng ñể tự vệ, tấn
công kẻ thù hoặc giúp việc gấp cánh. ðôi cánh trước ngắn, kitin hóa, cánh da,
ñôi cánh sau mỏng trong suốt. ðã thống kê trên thế giới có khoảng 1000 loài,
ở Việt Nam khoảng 200 loài. Bộ ñuôi kìm ăn tạp phế thải ñộng vật, thực vật,
côn trùng nhỏ… Cá thể cái có hoạt ñộng ấp trứng sau khi ñẻ [1].
Theo phân loại [2] bọ ñuôi kìm thuộc:
Lớp côn trùng (Insecta)
Lớp phụ có cánh (Pterygota)
Tổng bộ biến thái không hoàn toàn (Hemimetabola)
Bộ cánh da (Dermaptera)
Trong quá trình ñiều tra sâu ñục thân mía ở Bến Cát - Bình Dương, Cao
Anh ðương và Hà Quang Hùng [3] phát hiện thấy loài bọ ñuôi kẹp sọc là
thiên ñịch chủ yếu của sâu ñục thân mía nên ñã nghiên cứu về loài này. Kết
quả nghiên cứu xác ñịnh là loài Anisolabis annulipes Lucas (Carcinophoridae:
Dermaptera). Vòng ñời A. annulipes trung bình 98,8 ngày (trong ñiều kiện
nhiệt ñộ 29,6
0
C, ẩm ñộ 73,3%); Thời gian trứng trung bình 7,7 ngày; Thời
gian ấu trùng trung bình 75,4 ngày; Trưởng thành từ vũ hóa ñến ñẻ quả trứng
ñầu tiên trung bình 11,9 ngày. Giai ñoạn sâu non có 6 tuổi với 5 lần lột xác,
tuổi 6 thời gian phát dục trung bình 16,8 ngày. Khả năng ñẻ trứng của trưởng
thành cái trung bình 24,8 quả, cao 50,6 quả; Tỷ lệ nở của trứng ñạt 84,4%
trong ñiều kiện nhiệt ñộ 29,2
0
C, ẩm ñộ 71,5%. Kết quả ñiều tra cũng chỉ ra
rằng ñỉnh cao mật ñộ bọ ñuôi kẹp sọc thường xuất hiện sau ñỉnh cao mật ñộ
sâu ñục thân.
Các tác giả cũng thử nghiệm ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu
ñến bọ ñuôi kẹp sọc, kết quả cho thấy sau 2 ngày phun thuốc Cartap bọ ñuôi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
11
kẹp chết 50%, sau 3-4 ngày chết 70-100% nhưng thuốc trừ cỏ Gramoxone và
Roundup không ảnh hưởng ñến bọ ñuôi kẹp sọc.
Nguyễn Thị Thu Cúc và Nguyễn Xuân Niệm ñã tìm thấy trên cây dừa ở
các tỉnh phía Nam có 5 loài bọ ñuôi kìm thuộc bộ cánh da Dermaptera trong
ñó có 2 loài phổ biến và có khả năng khống chế bọ cánh cứng hại dừa [4].
Loài bọ ñuôi kìm màu vàng Chelisoches variegatus tìm thấy ở hầu hết các
vườn dừa ở ðồng bằng sông Cửu Long còn loài bọ ñuôi kìm màu ñen
Chelisoches morio chỉ tìm thấy trên ñảo Phú Quốc, cả 2 loài ñều thuộc họ
Chelisochidae và có khả năng khống chế hiệu quả bọ cánh cứng hại dừa. Kết
quả nhân nuôi bằng thức ăn nhân tạo ñã tạo ra số lượng lớn bọ ñuôi kìm và
lây thả trên một số diện tích vườn dừa. bước ñầu nhân nuôi loài bọ ñuôi kìm
màu vàng Chelisoches variegatus bằng thức ăn ấu trùng sâu gạo. Kết quả này
mở ra một triển vọng huấn luyện chuyển giao cho nông dân nhân nuôi bọ ñuôi
kìm bằng thức ăn là ấu trùng sâu gạo ñể thả trên vườn dừa, sau ñó bọ ñuôi
kìm tự tìm bọ cánh cứng dừa mà tiêu diệt. Bọ ñuôi kìm màu vàng có vòng ñời
khoảng 70 ngày, nên nhân mật số khá nhanh, hơn nữa bọ ñuôi kìm này từ
trưởng thành ñến ấu trùng ñều ăn sâu non của bọ dừa, ñây là ưu ñiểm ñể
khống chế mật số của bọ cánh cứng hại dừa liên tục trên vườn dừa.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Xuân
Niệm và nnk [5] chỉ ra rằng hành vi của bọ ñuôi kìm thường ẩn nấp, khả năng
chạy rất nhanh nhưng ít khi bay. Khả năng bắt cặp rất cao, con cái chăm sóc
và bảo vệ trứng, thời gian sống của bọ ñuôi kìm khá dài. Loài Chelisoches
morio có thời gian pha trứng trung bình 6,57 ngày, pha ấu trùng có 4 tuổi, tuổi
1 là 8,92 ngày, tuổi 2 là 9,05 ngày, tuổi 3 là 12,58 ngày, tuổi 4 là 17, 97 ngày,
trưởng thành sống 26,8 ngày. Vòng ñời bọ ñuôi kìm Chelisoches morio trung
bình là 80,8 ngày. Loài Chelisoches variegatus có thời gian phát dục các pha
ngắn hơn, vòng ñời là 72,3 ngày. Khả năng ñẻ trứng của con cái loài
Chelisoches morio là 144,5 quả (28,7 quả/ổ); Khả năng ñẻ trứng của con cái
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
12
loài Chelisoches variegatus là 243 quả (55 quả/ổ) cao hơn loài Chelisoches
morio. Cả 2 loài này có khả năng ăn tất cả các pha của bọ cánh cứng hại dừa
nhưng thích ăn ấu trùng tuổi 1-2 nhất. Các thí nghiệm cho thấy bọ ñuôi kìm
còn ăn sâu non sâu khoang, rệp, mối… Khả năng nhân nuôi bọ ñuôi kìm rất
cao, có thể dễ dàng nhân nuôi bọ ñuôi kìm với nhiều loại thức ăn khác nhau,
chi phí nuôi lại rất thấp bởi dụng cụ nuôi rất ñơn giản, dễ kiếm như thùng, xô,
chậu, hộp nhựa...
Trung tâm BVTV miền Trung [6] ñã ñiều tra tại Quảng Ngãi năm 2008
ghi nhận có 4 loài bọ ñuôi kìm hiện diện trên cây dừa là loài Chelisoches
variegatus (ñuôi kìm màu vàng), loài Chelisoches morio (ñuôi kìm màu ñen),
loài ñuôi kìm cỡ vừa (chưa xác ñịnh tên), loài ñuôi kìm cỡ nhỏ (chưa xác ñịnh
tên). Trong ñó loài ñuôi kìm màu vàng rất phổ biến trên các vườn dừa Quảng
Ngãi, hai loài còn lại chưa ñịnh danh ñược có kích cỡ nhỏ, xuất hiện với mật
ñộ rất thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy vòng ñời của loài Chelisoches
variegatus khoảng 67 ngày, trong ñó giai ñoạn trứng trung bình 6,9 ngày,
thiếu trùng trung bình 40,7 ngày, thiếu trùng trải qua 3 lần lột xác với 4 tuổi.
Tuổi 1 trung bình 7,4 ngày, tuổi 2 trung bình 7,7 ngày, tuổi 3 trung bình 10,3
ngày, tuổi 4 trung bình 15,4 ngày, từ thành trùng ñến khi ñẻ trứng trung bình
là 19,9 ngày. Số trứng trung bình là 72,5 quả/ổ, số ấu trùng nở trong một ổ
trung bình là 56,7 con. Tỷ lệ sống sót trong nhân nuôi ở ấu trùng tuổi 1 trung
bình 85,0 %, ấu trùng tuổi 2 trung bình 90,6 %, ấu trùng tuổi 3 trung bình 95,4
%, ấu trùng tuổi 4 trung bình 97,8%. Khả năng nhân nuôi tập thể ñối với loài
Chelisoches variegatus khá tốt, tỷ lệ nhân nuôi ñạt 16,64-27,75 lần. Tỷ lệ nhân
nuôi cao nhất với thùng nuôi 10 cặp bọ ñuôi kìm/thùng 15 lít. Khả năng ăn
mồi loài Chelisoches variegatus mạnh nhất ở tuổi 4 và trưởng thành (ñạt từ
12-15,7con ấu trùng bọ dừa tuổi 1-2/ngày). Sau phóng thích 100% cây dừa có
bọ ñuôi kìm và xuất hiện ấu trùng bọ ñuôi kìm, như vậy chứng tỏ bọ ñuôi kìm
ñã tồn tại và thích ứng tạo quần thể mới trên cây dừa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
13
Trung tâm ñã chuyển giao quy trình nhân nuôi bọ ñuôi kìm cho các hộ
tham gia. Việc nhân nuôi bọ ñuôi kìm bằng thức ăn tổng hợp + sâu non bọ
dừa hoặc sâu non ngài gạo rất thuận lợi, có thể nhân ra số lượng lớn bọ ñuôi
kìm rất nhanh. Hai tháng nuôi thì cứ 2 tuần/lần chọn bọ ñuôi kìm trưởng
thành ñể phóng thích ra các vườn dừa, mỗi cây dừa phóng thích 20 cặp bọ
ñuôi kìm [7].
Trung tâm BVTV khu 4 nghiên cứu bọ ñuôi kìm trên cây cà và cải bắp
năm 2008 [8] chỉ ra rằng ở Nghệ An loài bọ ñuôi kìm màu ñen ( Euborellia
sp). xuất hiện trên cây lạc, cây cà tím, cây mướp ñắng, cây rau họ hoa thập tự.
Kết quả nhân nuôi bọ ñuôi kìm tại Trung tâm ñạt hệ số nhân 8,1-8,8 lần còn
tại hộ nông dân chỉ ñạt 6,3-6,5 lần. Trong các loại thức ăn cho bọ ñuôi kìm là
rệp rau, sâu tơ, sâu khoang tuổi nhỏ, thức ăn cá cảnh và cơm mốc thì bọ ñuôi
kìm ưu thích rệp rau nhất, ăn thức ăn cá cảnh ít nhất. Mỗi bọ ñuôi kìm ăn
trung bình 75-112 rệp/ngày. Vòng ñời của bọ ñuôi kìm màu ñen Euborellia
sp. trung bình 66-108 ngày trong ñó pha trứng 7-10 ngày, pha thiếu trùng 38-
63 ngày, pha trưởng thành 21-35 ngày trong ñiều kiện nhiệt ñộ trung bình 19-
32
0
C, ẩm ñộ trung bình 71-89%. Vòng ñời của bọ ñuôi kìm màu ñen
(Euborellia sp.) biến ñộng từ 66 - 108 ngày, trong ñó thời gian bọ non kéo dài
hơn so với thời gian trứng và trởng thành. Trưởng thành ñẻ trứng thành từng ổ
trung bình 45 quả, cao nhất 60 quả, thấp nhất 27 quả. Chúng tạo các lỗ (hang)
ở trong ñất ñể ñẻ trứng, trứng mới ñẻ có màu trắng sữa, sau ñó chuyển sang
màu trắng ñục, khi trứng sắp nở xuất hiện một chấm ñen bằng ñầu kim ở giữa.
Ấu trùng mới nở rất nhỏ, màu ñen, hoạt ñộng rất nhanh nhẹn, thường sống
trong các kẽ của những ñoạn cây thân thảo ñã ñặt sẵn trong hộp hoặc chui
xuống ñất.
Trong ñiều kiện tự nhiên bọ ñuôi kìm tồn tại trên ñồng ruộng nhưng
mật ñộ không cao. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thời ñiểm thả bọ ñuôi kìm
tốt nhất khi sâu hại bắt ñầu xuất hiện trên ñồng ruộng, số lượng bọ ñuôi kìm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
14
phóng thích từ 1-2 c/m
2
. Thuốc trừ sâu ảnh hưởng lớn ñến bọ ñuôi kìm trên
ñồng ruộng.
Qua thí nghiệm Trung tâm hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình trên cây
cà tím cho thấy năng suất ruộng mô hình và ruộng nông dân tương ñương nhau,
ruộng mô hình chi phí ít hơn ruộng nông dân (do giảm số lần phun thuốc trừ sâu).
Trung tâm xây dựng quy trình nhân nuôi bọ ñuôi kìm màu ñen
Euborellia sp gồm 5 bước: chuẩn bị hộp nuôi, làm ẩm giá thể, thả bọ ñuôi
kìm, cung cấp thức ăn, thu hoạch. Vật liệu là các hộp nhựa kích thước
10x15x15 cm, trên khoét lỗ rộng, dán lưới li cỡ nhỏ, nếu nuôi bằng chậu thì
trên miệng bịt bằng vải màn ñể bảo ñảm ñộ thông thoáng, không cho bọ ñuôi
kìm chui ra ngoài. Thức ăn ñể nuôi bọ ñuôi kìm là rệp, sâu tơ, sâu xanh tuổi
nhỏ, mật ong... ðịnh kỳ thay thức ăn 2 -3 ngày/lần, trong trường hợp không
có thức ăn tươi sống thì thay bằng cám mèo. Thường xuyên ñảm bảo ñộ ẩm
hỗn hợp trong hộp nuôi 70 - 75 %, sau 2 - 2,5 tháng thu hoạch bọ ñuôi kìm và
thả ra ngoài ñồng ruộng ñể trừ sâu hại.
Trung tâm BVTV phía Bắc (2008) [9] ñiều tra thành phần và mức ñộ
phổ biến của bọ ñuôi kìm trên ruộng cải bắp, su hào sau thu hoạch, ruộng cà
chua hoa-quả non, ruộng lúa ñã thu hoạch, ruộng ngô gia ñoạn 3-4 lá cho thấy
bọ ñuôi kìm có 2 loài màu ñen và màu nâu (chưa ñịnh danh), loài bọ ñuôi kìm
mầu nâu phổ biến hơn loài màu ñen. Chúng xuất hiện tất cả các hệ sinh thái
trên nhưng trên ruộng rau cải bắp, su hào nhiều hơn. Vì là loài ăn ñêm nên
ban ngày rất ít ñiều tra thấy chúng trên rau. Ban ngày bọ ñuôi kìm ẩn nấp
dưới ñất, dưới các ñống lá già tàn dư trên ruộng.
Kết quả nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học bước ñầu tại Trung tâm BVTV
phía Bắc cho thấy thời gian pha trứng của bọ ñuôi kìm ñen kéo dài 12-13
ngày, bọ ñuôi kìm nâu là 15-18 ngày. Pha thiếu trùng bọ ñuôi kìm ñen 55-63
ngày, bọ ñuôi kìm nâu 65-68 ngày. Pha trưởng thành bọ ñuôi kìm ñen sống
21-25 ngày, bọ ñuôi kìm nâu 25-27 ngày.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
15
Kết quả nhân nuôi bọ ñuôi kìm tại Trung tâm BVTV phía Bắc hệ số
nhân ñạt cao nhất 8,9 lần. Kết quả nhân nuôi bọ ñuôi kìm của nhóm nông dân
Ngô Xuyên, Như Quỳnh (Văn Lâm - Hưng Yên) hệ số nhân thấp hơn (6,3
lần). Thí nghiệm phòng trừ sâu ñục quả ñậu ñũa bằng bọ ñuôi kìm cho kết quả
rất tốt, tỷ lệ hại ở công thức thả bọ ñuôi kìm và tuốt hoa 2,4% trong khi ở
công thức phun thuốc Tập kỳ 1,8 EC là 4,2% còn ở công thức ñối chứng
30,7% sau xử lý 14 ngày. Kết quả cũng cho thấy có thể sử dụng bọ ñuôi kìm
ñể trừ rệp và sâu tơ, sâu xanh bướm trắng hại rau, sâu ñục quả ñậu ñũa khi
tuổi còn nhỏ.
Trung tâm cũng bố trí thí nghiệm sử dụng bọ ñuôi kìm ñể phòng trừ sâu
hại rau họ hoa thập tự. Mật ñộ thả bọ ñuôi kìm 1,4-2 con/m
2
trừ rệp, sâu tơ hại
súp lơ, cải ngọt tại thôn Ngô Xuyên và thị trấn Như Quỳnh kết quả tỷ lệ, chỉ
số hại thấp hơn nhiều so ñối chứng. Bọ ñuôi kìm có khả năng ăn 52 rệp rau,
43 sâu khoang, 50 sâu tơ tuổi nhỏ/ngày với mỗi loại thức ăn. Chúng có khả
năng ăn cám công nghiệp như cám mèo, cám cá cảnh nhưng thích ăn cám
mèo hơn.
Quy trình nhân nuôi bọ ñuôi kìm do Trung tâm ñề nghị cũng tương tự
như của Trung tâm BVTV miền Trung nhưng thức ăn sử dụng ñể nuôi là
trứng, sâu non sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rệp muội… thức ăn công nghiệp
là cám mèo. Nếu nuôi bằng hộp thì thả vào mỗi hộp 20-25 cặp bọ ñuôi kìm
trưởng thành, nếu nuôi bằng chậu thì thả vào mỗi chậu 45-50 cặp bọ ñuôi kìm
trưởng thành.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
16
PHẦN III: ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- ðối tượng nghiên cứu: Loài bọ ñuôi kìm ñen Euborellia annulipes Lucas
- Thức ăn: Rệp cải, sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, thức ăn
công nghiệp.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- ðiều tra thu thập, xác ñịnh thành phần bọ ñuôi kìm bắt mồi bộ
Dermaptera trong sinh quần ruộng rau họ hoa thập tự ở vùng nghiên cứu.
- ðiều tra diễn biến mật ñộ bọ ñuôi kìm (BðK) Euborellia annulipes
Lucas trên ruộng rau họ hoa thập tự tại vùng nghiên cứu.
- Xác ñịnh ñặc ñiểm hình thái, ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của loài
bọ ñuôi kìm ñen Euborellia annulipes Lucas.
- Tìm hiểu kỹ thuật nhân nuôi bọ ñuôi kìm Euborellia annulipes Lucas.
- Bước ñầu sử dụng bọ ñuôi kìm bắt mồi trong phòng trừ sâu hại rau họ
hoa thập trong nhà lưới tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc.
3.3. THỜI GIAN VÀ ðỊA ðIỂM THỰC HIỆN ðỀ TÀI
3.3.1. Thời gian thực hiện ñề tài
ðề tài nghiên cứu thực hiện: Từ tháng 1- tới tháng 9/2010
3.3.2. ðịa ñiểm thực hiện ñề tài
- ðịa ñiểm ñiều tra và thu thập mẫu bọ ñuôi kìm: Yên Mỹ - Hưng Yên và
Gia Lâm – Hà Nội.
- Thí nghiệm trong phòng: tiến hành tại Phòng thí nghiệm Côn trùng -
Trung tâm BVTV phía Bắc – Trưng trắc- Văn Lâm- Hưng Yên.
- Thí nghiệm trong nhà lưới: Tiến hành tại Trung tâm BVTV phía Bắc
– Trưng trắc- Văn Lâm- Hưng Yên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ..........
17
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp ñiều tra thành phần và diễn biến mật ñộ BðK trên
vùng trồng rau an toàn và vùng trồng rau ngoài sản xuất.
* Phương pháp ñiều tra
ðể thực hiện nội dung này chúng tôi tiến hành chọn ñịa ñiểm ñiều tra
ñại diện là Từ Hồ - Yên Mỹ - Hưng Yên và Văn ðức – Gia Lâm – Hà Nội với
nội dung ñiều tra cụ thể như sau:
+ Khu vực ñiều tra:
- Vùng chuyên canh rau: Chọn khu có diện tích từ 2-5 ha ñại diện cho
các yếu tố ñiều tra.
- Vùng không chuyên canh rau: Chọn khu có diện tích 0,5-1 ha ñại diện
cho các yếu tố ñiều tra.
+ Yếu tố ñiều tra: Các loại rau họ hoa thập tự trong vùng trồng rau an
toàn và vùng trồng rau ngoài sản xuất ở vụ ñông xuân. Chọn ñại diện theo
giống, thời vụ, ñịa hình, giai ñoạn sinh trưởng các loại rau họ hoa thập tự.
+ ðiều tra ñịnh kỳ: 7 ngày/ lần tại Yên Mỹ - Hưng Yên và Gia Lâm –
Hà Nội.
+ ðiểm ñiều tra: Mỗi yếu tố ñiều tra 10 ñiểm ngẫu nhiên trên ñường
chéo góc của khu vực ñiều tra. Mỗi ñiểm một hố nhử. ðiểm ñiều tra phải cách
bờ ít nhất 2m.
+ Cách làm hố nhử: Trên ruộng ñiều tra, dùng dầm ñào hố theo kích
thước ( mỗi hố 20x20x5cm, ñáy hố trải nilon ñen, ñổ ñầy hố hỗn hợp thân, lá
rau + ñất bột + trấu mục theo tỷ lệ 1: 2 : 1). Trên ruộng rau có thể dùng luôn
thân lá rau mục trộn ñều với ñất làm hỗn hợp trong hố nhử.
+ Cách ñiều tra: Bới nhẹ nhàng tìm BðK trong hố ñiều tra, ñếm trực tiếp
số lượng và phân thành từng pha phát dục của BðK trên từng cây trồng trong
ñiểm ñiều tra.